Friday, March 20, 2009

Nhạn trằng Gò Công mò về VN kiếm danh - Nguyễn văn Hoàng


Ca sĩ Phương Dung tên thật là Phan Phương Dung, sinh năm 1946 tại Gò Công, Tiền Giang. Năm 1962, hai năm sau khi bắt đầu ca hát, chị nổi tiếng với ca khúc Nỗi buồn gác trọ (sáng tác: Mạnh Phát, Hoài Linh). Dòng nhạc quê hương trữ tình gắn liền với tiếng hát Phương Dung từ đó.

Năm 1974, thi sĩ Hà Huy Hà (người Kiên Giang) tặng cho chị mỹ danh "con nhạn trắng Gò Công" nhờ tiếng hát chân quê ngọt ngào của đất Gò Công cùng hình ảnh chiếc áo dài trắng khi hát. Hiện nay, Phương Dung sống cùng gia đình tại Mỹ. 2 cô con gái trong số 8 người con của chị đang hoạt động nghệ thuật trong cộng đồng.

Ngoài ca hát, Phương Dung còn được biết đến là người có tấm lòng nhân ái. Chị là một trong những người thành lập Hội See The Light chuyên giúp đỡ những bệnh nhân và người nghèo tại Việt Nam qua việc giúp đỡ tiền bạc để mổ mắt, xây nhà, trường học. Chị còn vận động văn nghệ sĩ, bạn bè của mình tham gia vào chương trình này thông qua những show nghệ thuật gây quỹ từ thiện tại những quốc gia có đông người Việt.

-------------------------------

Nguyễn văn Hoàng


Thưa cô Phương Dung,
cc: anh chị em nghệ sĩ

Bức thư này cháu xin gởi cho cô, nhưng đồng thời cũng mong được các anh chị em nghệ sĩ trong và ngoài nước đọc chung, để chia sẻ tấm lòng của một người xa xứ.

Cháu là Hoàng, hiện ở Úc, đang sống chung với gia đình một anh bạn mà anh ta là người cô nuôi dưỡng trong nhà trước năm 1975. Thân phụ của cháu cũng là người đồng hương (Gò Công) của cô và biết phu quân của cô. Với quan hệ này, cháu thuộc hàng con cháu của cô, nên xin đuợc xưng là cháu.

Đọc được cuộc phỏng vấn của Nhiêu Huy thực hiện với cô, cháu có nhiều cảm xúc. Cháu đã chảy nước mắt.

Cũng như nhiều nghệ sĩ Việt Nam từng vượt biên ra hải ngoại, cô đã về nước và đã hát. Lòng hoài cựu, nhớ cố hương thì ai mà chẳng có, nên cháu không ngạc nhiên khi thấy cô về VN biểu diễn, nhưng cháu tự hỏi tại sao ngày trước nhà nước CSVN mắng chúng ta, trong đó có cô, là ma cô, đỉ điếm, bây giờ thì họ lại hoan nghênh cô về nước, còn tạo cơ hội cho cô hát trước đồng hương. Họ đã thay đổi chăng?

Thưa cô, thật vậy, sự thay đổi của nhà nước CSVN hẳn là có, thay đổi từ chủ trương kinh tế, đến thái độ đối với những người mà họ từng nguyền rủa. Không có gì là bất biến, thưa cô, trừ một điều, đó là lòng tham của những kẻ ích kỷ. CSVN một thời cầm súng, lấy của của người miền Bắc rồi miền Nam, bây giờ họ giàu nức tường đổ vách. Cầm súng để đoạt của cải người ta là ăn cướp. Ăn cướp cũng có thể hoàn lương, nhưng cô nhìn xem, các ông bà tư bản đỏ vẫn ngày càng giàu sụ, còn người dân thì đói. Lòng tham của họ bất biến. Chính vì có những người dân nghèo nên cô móc tiền túi ra làm từ thiện, nhưng các ông bà CSVN thì không, tiền họ vẫn đút túi. Có thể cô là người có cái tâm tốt, nhưng họ, CSVN, là người có cái trí khôn. Họ, trước thì dùng bạo lực lấy của, giờ thì dùng mưu mẹo, ra nghị quyết 36, dụ dỗ những người có cái tâm tốt mà kém trí như cô về làm thay công tác xã hội cho họ.

Số tiền tham nhũng, ăn trên xương máu của đồng bào của một tên trong đám tư bản đỏ đủ để xây hàng chục ngôi trường, hàng chục nhà thương. Nhưng họ nào có bỏ ra. Cái họ bỏ ra là một chút mẹo vặt và cô cùng những đồng hương nhẹ dạ nhào ra vốc túi. Chính trị là như vậy.

Trong khi đó, thưa cô, có những người thấy được sự nghèo khó của dân mình là do sự tham nhũng, tham quyền, ích kỷ và vô trách nhiệm của nhà nước CS. Họ muốn giải quyết tận gốc, họ lên tiếng đấu tranh và bị tù đày.

Những dòng nước mắt của cháu chảy ra khi đọc bài phỏng vấn của cô là cho những chiến sĩ này. Trong khi họ chiến đấu cho cái lớn lao, bị đày ải, thì cô vui vẻ hợp tác với cái chính quyền mưu mẹo, tham lam ấy. Cháu khóc cho dân tộc mình, sao lại có những người ngu muội như cô. Cháu hiểu được tại sao nước mình vẫn bị đám CSVN đểu cáng tham lam đè đầu, lý do đơn giản là vì có nhiều người như cô.

Tại sao họ lại phỏng vấn cô, hoan nghênh cô lên sân khấu? Có phải vì giọng ca của cô hay chăng? Thưa cô, năm nay cô đã đáng tuổi bà nội, bà ngoại rồi, tiếng hát "Yamaham" của cô làm sao mà so sánh với những giọng ca trẻ trong nước. Nhưng cô vẫn rất có giá, bởi vì cô là một nhân vật của quần chúng hải ngoại. Cô làm thì người ta bắt chước. Vì vậy mà Việt Cộng dụ cô, cũng như dụ những nghệ sĩ Việt Nam ở hải ngoại khác.

Có thể cô không ngu muội như cháu tưởng, cô thấy được chiều sâu của nghị quyết 36, nhưng cô vẫn về, vẫn hát, vì một niềm vui riêng, hay một ít bả vinh hoa cuối đời.

Cô ơi, sao bỗng trong lòng cháu dâng lên một niềm khinh miệt. CSVN như những con cọp, chè chén trên thịt của những con nai. Cô thì trồng cỏ nuôi nai, để thỉnh thoảng được VC pha một ngọn đèn sân khấu.

Trong giấc mơ, cháu mộng tưởng cô lên tiếng một lần cho những người trong lao tù đang đấu tranh chống tập đoàn hổ báo CS, đấu tranh cho tự do và dân chủ cho dân tộc. Giật mình tỉnh dậy, ôi thôi, thấy cô đang nhoẻn cười chải lông cho hổ báo. Dù con Nhạn Trắng Gò Công mặc bao nhiêu lớp áo dài mượt mà, dù cô có đứng dưới bao nhiêu ngọn đèn sân khấu lấp lánh, cháu e rằng cái khối bầy nhầy nho nhỏ trong đầu của cô cũng không sáng bao nhiêu.

Kính chào cô,

Nguyễn văn Hoàng

(Úc châu)
------------------------

'Nhạn trắng Gò Công' Phương Dung về nước biểu diễn

Tiếng hát "Nỗi buồn gác trọ" một thời sẽ tái ngộ khán giả TP HCM vào 2 đêm 20-21/3. Ca sĩ Phương Dung tâm sự về lần hát đầu tiên và công việc từ thiện mà chị đã âm thầm thực hiện gần 13 năm nay tại quê nhà.

- Vì sao chị chọn thời gian này để xuất hiện với tư cách là ca sĩ, dù đã về nước rất nhiều lần?

- Do cơ duyên cả. Duyên đến thì tôi hát (cười). Thú thực, tôi không gặp khó khăn trong việc được cấp phép hát. Nhưng những chuyến về trước, tôi dành nhiều thời gian cho việc gia đình và từ thiện, nên chưa thu xếp hát được.

- Cảm xúc của chị trong lần về này khác gì so với những lần trước?

- Tôi luôn nói với mọi người, tình yêu thì có vui, có buồn, nụ cười hay nước mắt. Nhưng tình quê hương thì bao giờ cũng vui và chỉ có nụ cười thôi. Đó là thứ tình lưu luyến theo thời gian, để mà "con chim nhạn" (ca sĩ Phương Dung được mệnh danh là "nhạn trắng Gò Công") hay bất cứ loài chim nào dù có bay đi đâu thì cũng phải quay về tổ.

- Biệt danh "nhạn trắng Gò Công" xuất phát từ hình ảnh chiếc áo dài trắng mà chị luôn chọn cho mỗi lần lên sân khấu. Với chị, hình ảnh quan trọng thế nào với người nghệ sĩ?

- Có một trật tự mà tôi luôn cho là đúng và hướng mình theo từ trước đến nay là: thanh, sắc, tài, tướng. Nếu hội đủ cả 4 yếu tố thì quá tốt. Còn không thì điều đầu tiên phải chú trọng là giọng hát.

Về hình ảnh, chiếc áo dài luôn là chọn lựa duy nhất mỗi khi tôi biểu diễn. Trước đây và bây giờ vẫn như thế. Nó góp một phần làm nên cái tên Phương Dung trong lòng khán giả. Cho nên, tôi xem cái tên như là sinh mệnh thứ hai của mình vậy, phải giữ đạo đức cá nhân thế nào để tên tuổi của mình xứng đáng với tình yêu thương và sự quý trọng mà mọi người dành cho mình.

- Chị mong chờ gì ở lần hát này?

- Tôi hát lại ca khúc từng giúp tôi nổi tiếng trước đây, bài Hoa nở về đêm. Tôi hy vọng dòng nhạc cũ với tiếng hát Phương Dung vẫn được khán giả thương mến như trước đây.

- Chị chia sẻ, đã về nước làm từ thiện được 13 năm nay. Việc làm này được khởi nguồn từ đâu?

- Khoảng đầu thập niên 80, tôi nhận được bức thư gửi từ Việt Nam của cô giáo dạy mình hồi lớp 3 tiểu học. Cô đang cần giúp đỡ để trị bệnh mắt. Nhưng tiếc là khi tôi gửi tiền về thì cô đã bị mù. Chính sự việc này đã làm tôi suy nghĩ, đôi khi cái mình bỏ ra để giúp đỡ rất nhỏ nhưng đem lại ánh sáng rất thần kỳ. Từ đó, tôi tự thân đi đến những vùng sâu, vùng xa từ Quảng Bình, Quảng Trị, Huế đến các tỉnh phía Nam..... để chia sẻ khó khăn với mọi người.

- Công việc từ thiện đã mang lại cho chị những gì?

- Công việc này đến với tôi một cách tự nhiên, con cái của tôi bảo là "có thể đây là mơ ước cả đời của mẹ". Tôi làm từ thiện như thực hiện ước mơ của mình. Cảm nhận vui nhất là khi thấy được thành quả từ việc làm của mình, giống như cái mơ nó thành sự thật vậy.

Hiện nay, tôi có gần 50 người em (những người mà ca sĩ Phương Dung bảo bọc, giúp đỡ) ở khắp các nơi. Riêng tại Gò Công, tôi giúp khoảng 20 em. Có em giờ đã là bác sĩ nổi tiếng, có em đang học năm thứ tư, Đại học Y TP HCM.

- Những hoàn cảnh nào dễ tác động vào cảm xúc của chị?

- Cũng không nói cụ thể được.. Tôi cứ đi và tìm theo hướng dẫn của những người bạn quen tại các tỉnh. Thấy cái nhà xiêu vẹo quá, mình góp tay sửa lại, gửi thêm chút quà. Thấy hoàn cảnh gia đình nào nghèo túng thì mình giúp.

Riêng các cháu học sinh, sinh viên thì tôi lại đòi hỏi cao hơn. Tôi thường chọn những cháu có thành tích cao, học lực giỏi để giúp.

- Chị quyên góp thế nào để có tiền làm từ thiện?

- Tôi làm với tư cách cá nhân nên không kêu gọi hay quyên góp từ tổ chức nào khác. Phần lớn số tiền có được là từ việc đi hát và bán CD. Có khán giả biết tôi hay làm từ thiện thường mua CD và ủng hộ thêm một ít tiền. Thỉnh thoảng, con cái cũng ủng hộ vào quỹ của mẹ (cười).

- Hiện tại, đời sống của chị thế nào?

- Cái may mắn nhất là gia đình tôi sống quây quần, luôn ở cạnh nhau nên dễ vượt qua mọi bỡ ngỡ hay khó khăn gặp phải. Tôi tự hào khi thấy 8 đứa con (6 trai, 2 gái) đều thành đạt. Chúng không biết nhiều về Việt Nam nhưng lại rất mê các món ăn quê hương.

- Hoạt động sắp tới của chị ở trong nước?

- Tôi dự định thu một CD tại Việt Nam, nhưng chưa tính đến việc phát hành thế nào. Thu vì ý thích. Lần này, tôi không có nhiều thời gian để ở Việt Nam nhưng sắp tới tôi nghĩ sẽ có thêm nhiều chuyến về biểu diễn khác.



No comments:

Post a Comment