ThanhThủy
Vấn-đề Kết-hợp để Thống-Nhứt hay Hòa-Hợp Hòa-Giải giữa những đối-tượng hay giữa những tổ-chức với nhau để tạo sức mạnh hầu dễ-dàng đạt được mục-tiêu được vạch ra cho một nhu-cầu nào đó quả thật là điều rất cần-thiết mà ai cũng thừa nhận. Tuy nhiên, những việc rất cần-thiết nầy, không phải kêu gọi suông mà được, vì nó đòi hỏi những điều-kiện mà lòng người rất khó thỏa-mản, trong đó có 3 điều căn-bản tối-thiểu là: Quan-điểm, sự Tương-Quan và Tương-Nhượng.
1. Quan-Điểm:
Quan-điểm có giống nhau hoặc gần giống nhau thì mới có thể ngồi gần nhau để thảo-luận được. Những người có quan-điểm khác nhau mà ngồi chung bàn thì chỉ có việc cải nhau rồi sanh ra hiềm-khích nhau hơn, nhứt là những người đã có định-kiến thì thường cố-chấp, ít khi chịu nghe những gì trái với định-kiến của họ, cho nên khó lòng mà dùng lý-luận để thuyết-phục. Ví dụ như trong số người Việt ở hải ngoại, những người có lập-trường chống Cộng không thể ngồi cùng bàn để nói chuyện chánh-trị với những người Cộng-sản hoặc những người có chủ-trương hòa-hợp, hòa-giải với Việt-Cộng.
Bởi vậy, trong những đoàn-thể tranh-đấu chống Cộng, khi nào nội-bộ có xuất-hiện những mầm mống đi đêm với Việt-cộng của một số người thì đoàn-thể đó tất nhiên bị phân-hóa. Đây là kinh-nghiệm xương máu vô cùng chua-xót mà chúng ta đã không tránh khỏi từ hơn 20 năm nay, chỉ vì trong hàng-ngủ của chúng ta có lẫn-lộn những hạng người vốn chất-chứa trong dòng máu của họ những con vi-trùng phản-trắc, đón gió trở cờ, cho nên sự-thể mới ra nông-nổi như ngày nay.
Xin lặp lại câu nói nầy để thêm một lần ghi nhớ.
2. Sự Tương-Quan:
Trong vấn-đề ngồi lại với nhau để thảo-luận chuyện hòa-hợp, hòa-giải, ngoài vấn-đề quan-điểm nói trên thì sự tương-quan lực-lượng giữ đôi bên bao giờ cũng là vấn-đề then-chốt. Trong thời chiến trước năm 1975, nếu tổ-chức bù-nhìn, tay sai Chánh-phủ Lâm-thời Cộng-hòa Miền nam VN của bọn Nguyễn-hữu-Thọ, Huỳnh-tấn-Phát không có quan thầy Việt-cộng đứng đàn sau lưng thì họ làm gì có được sự tương-quan lực-lượng để có thể ngồi nói chuyện với phái-đoàn của Việt-Nam Cộng-Hòa.
Nhấn mạnh điều nầy để cho những kẻ “Ăn Cơm Quốc-Gia Thờ Ma Cộng-sản”, hay nói khác đi là những kẻ “Ăn Cơm Tự-Do Thờ Ma Độc-Tài Khát Máu” hãy tự nhìn lại thân-phận mình xem có được chút tương-quan gì để mưu-cầu hòa-đồng với bạo-quyền Việt-cộng? Trừ khi họ là Cộng-sản nằm vùng thì không còn gì để nói.
Nếu những thành-phần nầy mà không tự hối, u-mê, hám danh, hám lợi, tiếp-tục lao thân vào con đường hòa hợp, hòa-giải với bạo-quyền Việt-cộng thì chẳng khác nào tự-nguyện làm những con thiêu-thân, thấy ánh sáng là cứ lao vào cho bị chết cháy, không cần biết nơi đó chỉ là những cạm-bẫy, những lò thiêu cả linh-hồn lẫn thể-xác mà bạo-quyền dành cho họ. Cứ nhìn lại những trường-hợp như: tên gián-điệp Phạm-Xuân-Ẩn, đại-tá tình-báo Phạm-Ngọc-Thảo, v.v…là những kẻ đã đóng góp cho bạo-quyền Việt-cộng biết bao nhiêu là công-lao, giờ chót họ được đối xử như thế nào?
Tấm gương trước mắt lồng-lộng như thế sao không chịu nhìn, cứ mãi điên-cuồng lao đầu vào con đường “Thờ Ma Cộng-sản” thì rồi đây sẽ không còn đường nào trở lại, và chắc-chắn chẳng những xú-uế đó sẽ không chỉ ở bản-thân họ, mà nó sẽ còn làm vạ lây cho con cháu của họ, không bao giờ dám ngẩn mặt với đời.
Lịch-sử đã cho thấy, người đời sau, chỉ nghe nói đến con cháu nhà Lê để có những hảnh-diện về vua Lê-Lợi, chớ không ái dám nói là con cháu của vua Lê-Chiêu-Thống cả. Người trước làm ô-nhục thì hậu-duệ sẽ mang di-hận có khi đến cả nghìn đời, như con cháu của ông vua Lê-Chiêu-Thống chẳng hạn.
Bạo-quyền Việt-cộng hiện nay chỉ là một bọn gian-manh cầm quyền, để củng-cố địa-vị, chúng đã tình nguyện dâng đất, dâng biển cho ngoại-bang, rước giặc Trung-cộng vào để họ thực-hiện mộng xăm-lăng qua chánh-sách “tầm ăn dâu”, trá hình là khai-thác quặn mỏ nhôm bau-xít ở Cao-Nguyên. Việc làm nầy con cháu của họ sẽ mang di-hận không khác gì con cháu vua Lê-Chiêu-Thống.
Còn riêng đối với những kẻ a-dua, nịnh-bợ, mưu-đồ hòa-hợp, hòa-giải với kẻ thù nước, nhắm mắt chạy theo bạo-quyền để liếm gót, thì họ chẳng khác nào những tội-đồ của dân-tộc, vừa đê-tiện vừa hèn-mạc, vô liêm-sĩ.
3. Sự Tương-Nhượng:
Giữa người Việt Quốc-Gia và bạo-quyền Cộng-sản dĩ nhiên là không bao giờ có sự tương-nhượng vì một bên vì chánh-nghĩa, tranh-đấu cho tư-do dân-tộc (Người Việt Quốc-Gia) còn một bên là bạo-quyền độc-tài, thống-trị, tham-nhũng tột-độ, bán nước, dâng biển cho ngoại-bang (Bạo-quyền Việt-cộng).
Thông thường, sự tương-nhượng chỉ có thể xãy ra khi giữa hai bên cùng ở chung trong một khuynh-hướng, trong một tổ-chức hay trong một chánh-quyền. Ví dụ, 2 tổ-chức chống-Cộng, hoặc 2 Cộng Đồng Người Việt Quốc-Gia ở hai nơi, có thể tương-nhượng nhau về một số phương-thức điều-hành nào đó để cùng ngồi lại với nhau cho một số công-tác chung, hoặc 2 nhóm người trong một đoàn-thể, trước kia đã tách rời nhau vì một số bất đồng cá-nhân, nay vì việc lợi-ích của công cuộc tranh-đấu chung mà tương-nhượng nhau, gạt bỏ đi những tị-hiềm trước kia để ngồi lại với nhau mà cùng lo việc nước.
Trong nội-bộ đảng Cộng-sản VN, chuyện bất-đồng giữa họ vẫn thường xuyên xãy ra, nhưng họ vẫn tương-nhượng lẫn nhau để còn bám vào nhiều quyền-lợi mà họ đang khai-thác. Trên đời nầy không có nguồn lợi nào to lớn cho bằng nguồn lợi do tài-sản quốc-gia mang tới vì tài-sản quốc-gia là vô-tận, những tài-sản nầy vào tay của nhóm người tham-lam nào thì họ sẽ ngậm cho tới chết.
Chánh-sách của Bạo-quyền Việt-cộng đã qui-định một cách máy-móc và nhanh chóng ở những vùng mà họ chiếm đóng về tài-sản quốc-gia như sau: Tài-sản của nhân-dân, nhưng Nhà nước quản-lý, và Đảng lãnh-đạo.
Như vậy, tài-sản của quốc-gia là tài-sản được chúng qui-định là nằm trọn trong tay của đảng Cộng-sản, vì vậy mà tên đầu sỏ nào cũng tha-hồ vơ-vét và trở thành giàu sụ, điều nầy ai ai cũng biết. Tuy nhiên, sự chia-chác để làm giàu đôi khi không cân bằng do quyền-hành của các nhóm lớn nhỏ khác nhau, cho nên có những bất đồng vì ganh-tỵ, nhưng những bất đồng như thế dễ-dàng có những tương-nhượng trên nền-tảng Đảng Cộng-sản, vì đảng nầy chính là cái-phao mà họ phải bám lấy, rời phao là mất hết quyền lợi, là “tự-sát”.
Một số người vẫn còn u-mê, bảo rằng ngày nay bạo-quyền Việt-cộng đã thay đổi, đã cởi-mở. Nói như thế chẳng khác nào lấy áo cà-sa mặc vào mình một tên cướp rồi bảo rằng hắn là một nhà tu. Thực chất thì tên cướp vẫn là tên cướp, Việt-cộng thì bao giờ cũng vẫn là Việt-cộng, hồi trước thế nào, bây giờ cũng vẫn thế, không bao giờ chấp nhận cho dân được quyền tự-do ngôn-luận, không bao giờ chấp nhận quyền tự-do Tôn-Giáo, không bao giờ chấp nhận đối-lập chánh-trị.
Sự cởi-mở, đổi mới của chúng chỉ là vấn-đề kinh-tế, giống như con cắc-kè bông, đổi màu để thoát hiễm, để mưu lợi khi gặp hoàn-cảnh bất khả-kháng mà thôi.
Thay lời kết
Trong một tổ-chức chánh-trị cũng giống y như vậy, mặc dầu cùng quan-điểm với nhau, nhưng vì tranh giành địa-vị mà tạo ra phân-hóa. Trên căn-bản nầy, nếu thật sự vì lòng yêu nước mà tranh-đấu, họ có thể tương-nhượng với nhau một cách dễ-dàng, nhưng vì quyền-lợi thực-tế mà bạo-quyền đã hứa còn xa-vời, chưa có gì để chia-chác nhau, riêng địa-vị thì chỉ có một, cho nên sự tranh-giành đôi khi còn khốc-liệt đến nổi xem nhau như kẻ thù, cho nên không dễ gì có sự tương-nhượng để cùng ngồi lại với nhau. Điều nầy đã diễn ra từ bấy lâu nay, nó như một chứng bịnh trầm kha, không biết đến bao giờ mới chấm dứt?
Việc nước đối với những hạng người nầy chỉ là thứ yếu, không đáng kễ, còn quyền-lợi cá-nhân, bè-phái thì đã lên tới đỉnh đầu, cho nên, họ vẫn phải bám cái phao đoàn-thể để cứu tử. Nhưng vì chủ-trương của đoàn-thể là Chống Cộng, cho nên, mặc dầu vẫn nhân danh đoàn-thể, nhưng việc tuyên-bố không hòa-hợp, hòa-giải với Cộng-sản, họ không bao giờ dám lên tiếng một cách chánh-thức, bất-đắc-dĩ, họ chỉ tuyên-bố miệng lẻ-tẻ những nơi mà họ đến và bị đồng-bào đặt câu hỏi mà thôi. Đó là chưa kễ những thành-phần Cộng-sản nằm vùng bên cạnh họ, lúc nào cũng thọc gậy bánh xe, tạo nên những hỏa mù để làm đổ vỡ những tổ-chức chống lại chúng.
Thiết nghĩ, để cho mình mắc lừa những thành-phần nầy, dù là vô-tình hay hữu-ý, cũng đều nhục-nhã như nhau, chẳng những khó gội rữa được mà còn là một điều đáng tiếc!
Thanh-Thủy (29/03/2009)
Vấn-đề Kết-hợp để Thống-Nhứt hay Hòa-Hợp Hòa-Giải giữa những đối-tượng hay giữa những tổ-chức với nhau để tạo sức mạnh hầu dễ-dàng đạt được mục-tiêu được vạch ra cho một nhu-cầu nào đó quả thật là điều rất cần-thiết mà ai cũng thừa nhận. Tuy nhiên, những việc rất cần-thiết nầy, không phải kêu gọi suông mà được, vì nó đòi hỏi những điều-kiện mà lòng người rất khó thỏa-mản, trong đó có 3 điều căn-bản tối-thiểu là: Quan-điểm, sự Tương-Quan và Tương-Nhượng.
1. Quan-Điểm:
Quan-điểm có giống nhau hoặc gần giống nhau thì mới có thể ngồi gần nhau để thảo-luận được. Những người có quan-điểm khác nhau mà ngồi chung bàn thì chỉ có việc cải nhau rồi sanh ra hiềm-khích nhau hơn, nhứt là những người đã có định-kiến thì thường cố-chấp, ít khi chịu nghe những gì trái với định-kiến của họ, cho nên khó lòng mà dùng lý-luận để thuyết-phục. Ví dụ như trong số người Việt ở hải ngoại, những người có lập-trường chống Cộng không thể ngồi cùng bàn để nói chuyện chánh-trị với những người Cộng-sản hoặc những người có chủ-trương hòa-hợp, hòa-giải với Việt-Cộng.
Bởi vậy, trong những đoàn-thể tranh-đấu chống Cộng, khi nào nội-bộ có xuất-hiện những mầm mống đi đêm với Việt-cộng của một số người thì đoàn-thể đó tất nhiên bị phân-hóa. Đây là kinh-nghiệm xương máu vô cùng chua-xót mà chúng ta đã không tránh khỏi từ hơn 20 năm nay, chỉ vì trong hàng-ngủ của chúng ta có lẫn-lộn những hạng người vốn chất-chứa trong dòng máu của họ những con vi-trùng phản-trắc, đón gió trở cờ, cho nên sự-thể mới ra nông-nổi như ngày nay.
Xin lặp lại câu nói nầy để thêm một lần ghi nhớ.
2. Sự Tương-Quan:
Trong vấn-đề ngồi lại với nhau để thảo-luận chuyện hòa-hợp, hòa-giải, ngoài vấn-đề quan-điểm nói trên thì sự tương-quan lực-lượng giữ đôi bên bao giờ cũng là vấn-đề then-chốt. Trong thời chiến trước năm 1975, nếu tổ-chức bù-nhìn, tay sai Chánh-phủ Lâm-thời Cộng-hòa Miền nam VN của bọn Nguyễn-hữu-Thọ, Huỳnh-tấn-Phát không có quan thầy Việt-cộng đứng đàn sau lưng thì họ làm gì có được sự tương-quan lực-lượng để có thể ngồi nói chuyện với phái-đoàn của Việt-Nam Cộng-Hòa.
Nhấn mạnh điều nầy để cho những kẻ “Ăn Cơm Quốc-Gia Thờ Ma Cộng-sản”, hay nói khác đi là những kẻ “Ăn Cơm Tự-Do Thờ Ma Độc-Tài Khát Máu” hãy tự nhìn lại thân-phận mình xem có được chút tương-quan gì để mưu-cầu hòa-đồng với bạo-quyền Việt-cộng? Trừ khi họ là Cộng-sản nằm vùng thì không còn gì để nói.
Nếu những thành-phần nầy mà không tự hối, u-mê, hám danh, hám lợi, tiếp-tục lao thân vào con đường hòa hợp, hòa-giải với bạo-quyền Việt-cộng thì chẳng khác nào tự-nguyện làm những con thiêu-thân, thấy ánh sáng là cứ lao vào cho bị chết cháy, không cần biết nơi đó chỉ là những cạm-bẫy, những lò thiêu cả linh-hồn lẫn thể-xác mà bạo-quyền dành cho họ. Cứ nhìn lại những trường-hợp như: tên gián-điệp Phạm-Xuân-Ẩn, đại-tá tình-báo Phạm-Ngọc-Thảo, v.v…là những kẻ đã đóng góp cho bạo-quyền Việt-cộng biết bao nhiêu là công-lao, giờ chót họ được đối xử như thế nào?
Tấm gương trước mắt lồng-lộng như thế sao không chịu nhìn, cứ mãi điên-cuồng lao đầu vào con đường “Thờ Ma Cộng-sản” thì rồi đây sẽ không còn đường nào trở lại, và chắc-chắn chẳng những xú-uế đó sẽ không chỉ ở bản-thân họ, mà nó sẽ còn làm vạ lây cho con cháu của họ, không bao giờ dám ngẩn mặt với đời.
Lịch-sử đã cho thấy, người đời sau, chỉ nghe nói đến con cháu nhà Lê để có những hảnh-diện về vua Lê-Lợi, chớ không ái dám nói là con cháu của vua Lê-Chiêu-Thống cả. Người trước làm ô-nhục thì hậu-duệ sẽ mang di-hận có khi đến cả nghìn đời, như con cháu của ông vua Lê-Chiêu-Thống chẳng hạn.
Bạo-quyền Việt-cộng hiện nay chỉ là một bọn gian-manh cầm quyền, để củng-cố địa-vị, chúng đã tình nguyện dâng đất, dâng biển cho ngoại-bang, rước giặc Trung-cộng vào để họ thực-hiện mộng xăm-lăng qua chánh-sách “tầm ăn dâu”, trá hình là khai-thác quặn mỏ nhôm bau-xít ở Cao-Nguyên. Việc làm nầy con cháu của họ sẽ mang di-hận không khác gì con cháu vua Lê-Chiêu-Thống.
Còn riêng đối với những kẻ a-dua, nịnh-bợ, mưu-đồ hòa-hợp, hòa-giải với kẻ thù nước, nhắm mắt chạy theo bạo-quyền để liếm gót, thì họ chẳng khác nào những tội-đồ của dân-tộc, vừa đê-tiện vừa hèn-mạc, vô liêm-sĩ.
3. Sự Tương-Nhượng:
Giữa người Việt Quốc-Gia và bạo-quyền Cộng-sản dĩ nhiên là không bao giờ có sự tương-nhượng vì một bên vì chánh-nghĩa, tranh-đấu cho tư-do dân-tộc (Người Việt Quốc-Gia) còn một bên là bạo-quyền độc-tài, thống-trị, tham-nhũng tột-độ, bán nước, dâng biển cho ngoại-bang (Bạo-quyền Việt-cộng).
Thông thường, sự tương-nhượng chỉ có thể xãy ra khi giữa hai bên cùng ở chung trong một khuynh-hướng, trong một tổ-chức hay trong một chánh-quyền. Ví dụ, 2 tổ-chức chống-Cộng, hoặc 2 Cộng Đồng Người Việt Quốc-Gia ở hai nơi, có thể tương-nhượng nhau về một số phương-thức điều-hành nào đó để cùng ngồi lại với nhau cho một số công-tác chung, hoặc 2 nhóm người trong một đoàn-thể, trước kia đã tách rời nhau vì một số bất đồng cá-nhân, nay vì việc lợi-ích của công cuộc tranh-đấu chung mà tương-nhượng nhau, gạt bỏ đi những tị-hiềm trước kia để ngồi lại với nhau mà cùng lo việc nước.
Trong nội-bộ đảng Cộng-sản VN, chuyện bất-đồng giữa họ vẫn thường xuyên xãy ra, nhưng họ vẫn tương-nhượng lẫn nhau để còn bám vào nhiều quyền-lợi mà họ đang khai-thác. Trên đời nầy không có nguồn lợi nào to lớn cho bằng nguồn lợi do tài-sản quốc-gia mang tới vì tài-sản quốc-gia là vô-tận, những tài-sản nầy vào tay của nhóm người tham-lam nào thì họ sẽ ngậm cho tới chết.
Chánh-sách của Bạo-quyền Việt-cộng đã qui-định một cách máy-móc và nhanh chóng ở những vùng mà họ chiếm đóng về tài-sản quốc-gia như sau: Tài-sản của nhân-dân, nhưng Nhà nước quản-lý, và Đảng lãnh-đạo.
Như vậy, tài-sản của quốc-gia là tài-sản được chúng qui-định là nằm trọn trong tay của đảng Cộng-sản, vì vậy mà tên đầu sỏ nào cũng tha-hồ vơ-vét và trở thành giàu sụ, điều nầy ai ai cũng biết. Tuy nhiên, sự chia-chác để làm giàu đôi khi không cân bằng do quyền-hành của các nhóm lớn nhỏ khác nhau, cho nên có những bất đồng vì ganh-tỵ, nhưng những bất đồng như thế dễ-dàng có những tương-nhượng trên nền-tảng Đảng Cộng-sản, vì đảng nầy chính là cái-phao mà họ phải bám lấy, rời phao là mất hết quyền lợi, là “tự-sát”.
Một số người vẫn còn u-mê, bảo rằng ngày nay bạo-quyền Việt-cộng đã thay đổi, đã cởi-mở. Nói như thế chẳng khác nào lấy áo cà-sa mặc vào mình một tên cướp rồi bảo rằng hắn là một nhà tu. Thực chất thì tên cướp vẫn là tên cướp, Việt-cộng thì bao giờ cũng vẫn là Việt-cộng, hồi trước thế nào, bây giờ cũng vẫn thế, không bao giờ chấp nhận cho dân được quyền tự-do ngôn-luận, không bao giờ chấp nhận quyền tự-do Tôn-Giáo, không bao giờ chấp nhận đối-lập chánh-trị.
Sự cởi-mở, đổi mới của chúng chỉ là vấn-đề kinh-tế, giống như con cắc-kè bông, đổi màu để thoát hiễm, để mưu lợi khi gặp hoàn-cảnh bất khả-kháng mà thôi.
Thay lời kết
Trong một tổ-chức chánh-trị cũng giống y như vậy, mặc dầu cùng quan-điểm với nhau, nhưng vì tranh giành địa-vị mà tạo ra phân-hóa. Trên căn-bản nầy, nếu thật sự vì lòng yêu nước mà tranh-đấu, họ có thể tương-nhượng với nhau một cách dễ-dàng, nhưng vì quyền-lợi thực-tế mà bạo-quyền đã hứa còn xa-vời, chưa có gì để chia-chác nhau, riêng địa-vị thì chỉ có một, cho nên sự tranh-giành đôi khi còn khốc-liệt đến nổi xem nhau như kẻ thù, cho nên không dễ gì có sự tương-nhượng để cùng ngồi lại với nhau. Điều nầy đã diễn ra từ bấy lâu nay, nó như một chứng bịnh trầm kha, không biết đến bao giờ mới chấm dứt?
Việc nước đối với những hạng người nầy chỉ là thứ yếu, không đáng kễ, còn quyền-lợi cá-nhân, bè-phái thì đã lên tới đỉnh đầu, cho nên, họ vẫn phải bám cái phao đoàn-thể để cứu tử. Nhưng vì chủ-trương của đoàn-thể là Chống Cộng, cho nên, mặc dầu vẫn nhân danh đoàn-thể, nhưng việc tuyên-bố không hòa-hợp, hòa-giải với Cộng-sản, họ không bao giờ dám lên tiếng một cách chánh-thức, bất-đắc-dĩ, họ chỉ tuyên-bố miệng lẻ-tẻ những nơi mà họ đến và bị đồng-bào đặt câu hỏi mà thôi. Đó là chưa kễ những thành-phần Cộng-sản nằm vùng bên cạnh họ, lúc nào cũng thọc gậy bánh xe, tạo nên những hỏa mù để làm đổ vỡ những tổ-chức chống lại chúng.
Thiết nghĩ, để cho mình mắc lừa những thành-phần nầy, dù là vô-tình hay hữu-ý, cũng đều nhục-nhã như nhau, chẳng những khó gội rữa được mà còn là một điều đáng tiếc!
Thanh-Thủy (29/03/2009)
No comments:
Post a Comment