Sunday, June 8, 2014

Nhật ký Lý Bằng

Li diary disclose the 1990s and Vietnam normalized relations Whole Story
At 08:28 on May 2nd, 2012
Source: People
http://news.ifeng.com/history/zhongguoxiandaishi/detail_2012_05/02/14268175_0.shtml
http://news.ifeng.com/history/zhongguoxiandaishi/detail_2012_05/02/14268175_1.shtml
Author: Li Peng

Google translated

Core Tip: on the normalization of economic relations under the principle of equality and mutual benefit may, by mutual consultation counterparts, China on trade, postal, shipping, banking settlement, restore land transport are taking a positive attitude.

This article taken from "Development Cooperation Peace - Foreign Affairs Li Diary" Author: Li Publisher: Xinhua Publishing House originally appeared in: People

The late 1970s, Vietnam sent troops to Cambodia. In 1979, the Sino-Vietnamese relations bottoming out. December 1986, as the CPV Central Committee General Secretary Nguyen Van Linh. With the changes in the international situation, especially in Eastern Europe, the Soviet Union, Nguyen Van Linh adjustment policies, seeking to normalize relations with China.

After China and Vietnam secret liaison in 1990, 3 to 4 September, the Council of Ministers of Vietnam Nguyen Van Linh main 席杜梅 accompanied with Chinese leaders met in Chengdu, which became a turning point in the normalization of Sino-Vietnamese relations. November 1991, the new CPV General Secretary Do Muoi, etc. visit China announced the normalization of relations between the two countries.

[1986]

December 26 rainy Friday

CPV General Secretary Nguyen Van Linh was elected on six Viet Cong, who died in July to replace the former General Secretary Le Duan.

[1989]

August 26 rainy Saturday

Today, from Cambodia, Vietnam announced "full withdrawal." This creates the conditions for the successful resolution on Cambodia, but also for the normalization of relations cleared the obstacles.

* Turning point in Sino-Vietnamese relations - Chengdu conference

[1990]

Wednesday, June 6, Clear

Nguyen Van Linh, general secretary of Defense met with the Ambassador in Vietnam 张德维. Nguyen hopes the two countries, the normalization of relations between the two parties and hope for an early visit to China.

August 26 rainy Sunday

About CPV General Secretary Nguyen Van Linh Vietnamese side of the main leaders in China and other internal access issue, I told Comrade Jiang Zemin, he said totally agree.

Monday, August 27 rain

Comrade Jiang Zemin on Nguyen Van Linh and I will meet with the issue, I would like to Deng Xiaoping reported comrades. In view of the upcoming Asian Games held in Beijing, and the meeting involved the normalization of bilateral relations at stake, for ease of confidential talks locations to be arranged in Chengdu.

August 30 Thursday Clear

Comrade Jiang Zemin and I went to Chengdu with CPV General Secretary Nguyen Van Linh, Vietnam and the Council of Ministers regarding the main 席杜梅 internal talks, Vietnam has issued an invitation. Now to see how Vietnam responded.

September 2 sunny Sunday

15:30, I'm from the western suburbs of Beijing by special plane Airport around 6:00 arrived in Chengdu Airport. We took the car away after more than 20 minutes to reach the Taurus hotels, provincial party secretary Yang Ruidai waiting. Comrade Jiang Zemin took another half an hour late I frame plane arrived in Chengdu. 8:30 to 11:00 evening, I Comrade Jiang Zemin on policy and Vietnam exchanged views on the talks tomorrow.

Monday, 3 September Chengdu Clear

Morning, afternoon, he and I will continue to study the principle of talks with the Vietnamese side in place of Comrade Jiang Zemin.

Around 14:00, the CPV Central Committee General Secretary Nguyen Van Linh, Council of Ministers and the Communist Party of Vietnam Central Advisory 席杜梅 Pham Van Dong arrived in Chengdu Taurus hotels, Jiang Zemin, and I greet them in the 1st cottage. Nguyen Van Linh wearing a brown suit, some scholars demeanor. Dumay body still robust, his hair white, wearing a blue suit. They are seventy-three-year-old man, and Pham Van Dong poor binocular vision cataract, wearing a blue suit and cadres, as China's veteran.

Afternoon, the talks began, Nguyen Van Linh first made a long speech. Although Cambodia expressed the desire to solve the problem as soon as possible, and said that the establishment of the Supreme Council of Cambodia is a priority, should not exclude any party, but expressed reluctance to interfere in the internal affairs of Cambodia. It seems that in Cambodia, Nguyen Van Linh just want to make a statement of principles which focus on the normalization of Sino-Vietnamese relations.

Talks continued until 20:00, 8:30 dinner began. At the dinner table, my comrades and Jiang Zemin were made Muoi and Nguyen Van Linh work.

Tuesday, September 4 overcast

Morning, we continue to meet with the leaders of Vietnam. At this point, the question raised by the meeting should be said to have a relatively successful in reaching consensus, decided to draft a meeting.

14:30, China and Vietnam held a signing ceremony at the hotel on the 1st Taurus bungalow, the two sides signed by the General Secretary and the Prime Minister respectively. This is a historic turning point in Sino-Vietnamese relations. Vietnam Comrade Jiang Zemin presented a poem on the spot, "we remain brothers in transition, smile can melt away allies and enemies." This poem by Lu Xun . In this regard, the Vietnamese comrades said he was delighted.

16:00, the plane took off back to Beijing, arrived around 6:10.

* CPV Seven held

[1991]

Saturday, June 29

Seven Vietcong closing, Do Muoi was elected General Secretary Nguyen Van Linh, Pham Van Dong as a consultant. CPV seven overall tone is upholding socialism, to carry out economic reforms, advocated the more the Soviet Union, Vietnam and friendly. The spirit of the meeting will help to improve Sino-Vietnamese relations.

Tuesday, July 30 Beijing Clear

Afternoon, I met with the Special Representative of the Party Central Committee of Vietnam Le Duc Anh and the Red River. They demanded high-level meeting held in Vietnam. I said that in order to make the two peoples to be prepared, other ASEAN countries will not have misgivings about the meeting should be carried out in Vietnam's Deputy Foreign Minister and the Foreign Minister level, as high-level meeting, the Chinese side that there is no problem in principle. Jiang Zemin tomorrow they will make a formal reply. About the normalization of Sino-Vietnamese economic relations, under the principle of equality and mutual benefit may, by mutual consultation counterparts, China on trade, postal, shipping, banking settlement, restore land transport are taking a positive attitude.

* Normalization of Sino-Vietnamese relations

November 5 Tuesday Clear

17:00, Comrade Jiang Zemin and the Communist Party of Vietnam General Secretary Do Muoi, I was Chairman of the Council and Minister Vo Van Kiet's visit to China at the Great Hall of the east plaza held a welcoming ceremony. Then, we held talks. Dumay clear attitude on the Taiwan issue. Comrade Jiang Zemin said, after going through a tortuous bilateral relations, Chinese and Vietnamese leaders to sit together high-level meeting held today, has important significance. This is the end of the first over, opened the meeting in the future, it marked the normalization of bilateral relations, will have a profound impact on the development of bilateral relations. Muoi said that normalization of relations between Vietnam and China in line with the aspirations and fundamental interests of the two peoples, but also conducive to peace and stability in the region and the world. Then, holding the banquet.

November 6 Wednesday Clear

Afternoon, I and Vietnam, the Council of Ministers Chairman Vo Van Kiet talks, the atmosphere is very good. Let me first point out that Jiang Zemin and General Secretary Do Muoi morning had very good talks, a full exchange of views. On the Taiwan issue, Vo Van Kiet stand good. I am in talks on the issue of debt, borders, refugees are point to. After the two sides agreed to further meetings. Vietnam put forward a new project loans, I promise to be the first study on the Vietnamese side of the project. Cambodia, I pointed out that a comprehensive political settlement of the Cambodian problem agreements have been signed in Paris, the parties to implement the agreements still need to continue their efforts.

November 7 Thursday Clear

Afternoon, the Sino-Vietnamese trade agreements and the Interim Agreement on Border Affairs was signed between the two countries deal with the Diaoyutai State Guesthouse. The two party leaders attended the signing ceremony, and then I with Comrade Jiang Zemin and Do Muoi and Vo farewell. They will travel to Guangzhou, Shenzhen and other places to visit.
___________________________
NHẬT KÍ LÝ BẰNG TIẾT LỘ ĐẦU ĐUÔI CHUYỆN
BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ TRUNG-VIỆT NĂM 1990

Tác giả: Lý Bằng
Người dịch: Quốc Thanh
02-05-2012

Ý cốt lõi: Về việc bình thường hóa mối quan hệ kinh tế Trung-Việt, nên dựa trên nguyên tắc hai bên bình đẳng và cùng có lợi, sẽ do các đối tác của hai bên bàn bạc giải quyết, Trung Quốc giữ thái độ tích cực với tất cả các lĩnh vực thương mại, bưu chính, vận tải, thanh toán ngân hàng, khôi phục lại giao thông đường bộ.

Bài này trích trong cuốn “Hòa bình Phát triển Hợp tác – Nhật ký ngoại sự của Lý Bằng” Tác giả: Lý Bằng Nhà xuất bản: Tân Hoa xuất bản xã. Nguồn: people.com.cn 

Vào cuối thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Việt Nam xuất quân sang Campuchia. Năm 1979, quan hệ Trung-Việt bị chìm xuống đáy. Tháng 12 năm 1986, Nguyễn Văn Linh nhậm chức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam. Cùng với sự xấu đi của cục diện quốc tế, đặc biệt là sau biến động ở Châu Âu, Liên Xô bị tan rã, Nguyễn Văn Linh đã điều chỉnh lại chính sách, tìm kiếm sự bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.   

Qua đường liên lạc bí mật giữa hai bên Trung-Việt, từ 3 – 4.9.1990, Nguyễn Văn Linh đi cùng Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười, cùng với lãnh đạo Trung Quốc tổ chức cuộc gặp mặt ở Thành Đô, sự kiện này trở thành bước ngoặt trong việc bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.
[Năm 1986] Thứ sáu ngày 26.12, mưa u ám.
Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội 6 Đảng cộng sản Việt Nam, thay cho nguyên Tổng bí thư Lê Duẩn đã qua đời vào tháng 7.
[Năm 1989] Thứ bảy ngày 26.8, mưa u ám.
 Hôm nay, Việt Nam tuyên bố đã “rút quân toàn bộ” khỏi Campuchia. Điều này tạo điều kiện cho việc giải quyết vấn đề Campuchia một cách thuận lợi, đồng thời cũng gạt bỏ được sự trở ngại cho bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.
  
* Bước ngoặt trong quan hệ Trung-Việt – Hội nghị Thành Đô

[Năm 1990] Thứ tư ngày 6.6, nắng.
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã gặp đại sứ Trương Đức Duy tại Bộ quốc phòng Việt Nam. Nguyễn [Văn Linh] hy vọng thực hiện bình thường hóa được mối quan hệ giữa hai nước, hai đảng, đồng thời mong sớm được sang thăm Trung Quốc.

Chủ nhật ngày 26.8, mưa u ám.
Về chuyến thăm nội bộ tới Trung Quốc của các nhà lãnh đạo chính bên Việt Nam gồm Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh…, tôi đã nói với đồng chí Giang Trạch Dân, ông ta tỏ ý hoàn toàn tán thành.

Thứ hai ngày 27.8, mưa.
Về việc đồng chí Giang Trạch Dân và tôi sẽ hội kiến với Nguyễn Văn Linh, tôi đã báo cáo lên đồng chí Đặng Tiểu Bình. Xét thấy Á vận hội (Asian Games) sẽ được tổ chức ở Bắc Kinh, mà cuộc gặp mặt này lại đề cập đến việc bình thường hóa quan hệ Trung-Việt, đặc biệt hệ trọng, nên để tiện cho việc bảo mật, địa điểm hội đàm sẽ được bố trí ở Thành Đô.

Thứ năm ngày 30.8, nắng.
Việc đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đến Thành Đô hội đàm nội bộ với Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười, đã có gửi lời mời cho Việt Nam. Bây giờ thử xem trả lời từ Việt Nam ra sao.

Chủ nhật ngày 2.9, nắng.
Ba giờ rưỡi chiều, tôi đáp chiếc chuyên cơ cất cánh từ sân bay Tây Giao Bắc Kinh, khoảng 6 giờ tới sân bay Thành Đô. Chúng tôi ngồi ô tô qua lộ trình mất hơn 20 phút đến Nhà khách Kim Ngưu, Bí thư Tỉnh ủy Dương Nhữ Đại đang đợi. Đồng chí Giang Trạch Dân đáp một chiếc chuyên cơ khác đến Thành Đô chậm hơn tôi nửa giờ. Từ 8 giờ rưỡi tối đến 11 giờ đêm, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân trao đổi với nhau về phương châm của cuộc hội đàm với phía Việt Nam vào ngày mai.

Thành Đô thứ hai ngày 3.9, nắng.
Buổi sáng, tôi ở chỗ đồng chí Giang Trạch Dân cùng với ông ta tiếp tục nghiên cứu về phương châm của cuộc hội đàm sẽ tiến hành với phía Việt Nam.

Khoảng 2 giờ chiều, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng tới Nhà khách Kim Ngưu ở Thành Đô, Giang Trạch Dân và tôi đón họ ở nhà một tầng số 1. Nguyễn Văn Linh mặc bộ com lê màu cà phê, mang hơi hướng phong cách học giả. Đỗ Mười thân hình còn tráng kiện, tóc bạc phơ, mặc bộ com lê màu xanh thẫm. Cả hai đều 73-74 tuổi, còn Phạm Đồng thì hai mắt bị đục thủy tinh thể, thị lực cực kém, mặc bộ áo đại cán, giống các cán bộ lão thành của Trung Quốc.
Buổi chiều, cuộc hội đàm bắt đầu, Nguyễn Văn Linh làm một bài nói dài trước. Tuy bày tỏ nguyện vọng nhanh chóng giải quyết vấn đề Campuchia, đồng thời nói việc thành lập Hội đồng tối cao Campuchia là chuyện cấp bách, không nên loại trừ bất cứ bên nào, nhưng lại tỏ ý không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Xem ra về vấn đề Campuchia, Nguyễn Văn Linh chỉ muốn làm một sự bày tỏ thái độ về nguyên tắc, còn trọng điểm là đặt vào phương diện bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.

Cuộc hội đàm tiếp tục một mạch đến 8 giờ tối, 8 giờ rưỡi mới bắt đầu mở tiệc. Bên bàn tiệc, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân lại lần lượt làm việc với Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh.
  
Thứ ba ngày 4.9, râm mát.
Buổi sáng, chúng tôi tiếp tục họp với các đồng chí lãnh đạo của Việt Nam. Đến đây, có thể nói những vấn đề nêu ra trong hội nghị đã đi đến đồng thuận một cách khá thỏa mãn, cùng quyết định khởi thảo một bản Kỷ yếu hội nghị.

Hai giờ rưỡi chiều, hai bên Trung-Việt tổ chức lễ ký kết ở nhà một tầng số 1 tại Nhà khách Kim Ngưu, hai bên lần lượt do Tổng bí thư và Thủ tướng ký. Đây là một bước ngoặt mang tính lịch sử trong quan hệ Trung-Việt. Đồng chí Giang Trạch Dân tặng ngay tại chỗ cho các đồng chí Việt Nam câu thơ “Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu” (Qua hết sóng gió anh em vẫn còn, Gặp nhau cười một cái là quên ân oán). Câu thơ này là của Lỗ Tấn. Trước việc này, các đồng chí Việt Nam tỏ ra rất vui.

Bốn giờ chiều, chuyên cơ cất cánh về Bắc Kinh, khoảng 6 giờ 10 tới nơi.

* Đảng cộng sản Việt Nam họp Đại hội 7

[Năm 1991] Thứ bảy ngày 29.6.
Đại hội 7 Đảng cộng sản Việt Nam bế mạc, Đỗ Mười được bầu làm Tổng bí thư, Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng làm cố vấn. Quan điểm chủ yếu chung của Đại hội 7 Đảng cộng sản Việt Nam là kiên trì chủ nghĩa xã hội, làm cải cách kinh tế, chủ trương tình hữu nghị Việt-Xô, Việt-Trung. Tinh thần của Đại hội này có lợi cho việc cải thiện quan hệ Trung-Việt.

Bắc Kinh thứ ba ngày 30.7, nắng.
Buổi chiều, tôi hội kiến với đại diện đặc biệt của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam là Lê Duẩn và Hồng Hà. Họ yêu cầu tổ chức cuộc gặp cấp cao Trung-Việt. Tôi nói để cho nhân dân hai nước có sự chuẩn bị, để cho ASEAN và các nước khác không nảy sinh nghi ngờ, hai bên Trung-Việt cần tiến hành cuộc gặp ở các cấp thứ trưởng và bộ trưởng ngoại giao trước đã, còn về cuộc gặp cấp cao thì phía Trung Quốc cho rằng về nguyên tắc không có vấn đề gì. Ngày hôm sau Tổng bí thư Giang Trạch Dân sẽ có trả lời chính thức với họ. Về việc bình thường hóa quan hệ kinh tế Trung-Việt, nên dựa trên nguyên tắc bình đẳng và hai bên cùng có lợi, sẽ do các đối tác của hai bên bàn bạc giải quyết, Trung Quốc giữ thái độ tích cực với tất cả các lĩnh vực thương mại, bưu chính, vận tải, thanh toán ngân hàng, khôi phục lại giao thông đường bộ.

* Thực hiện bình thường hóa quan hệ Trung-Việt

Thứ ba ngày 5.11, nắng.
Năm giờ chiều, đồng chí Giang Trạch Dân và tôi tổ chức lễ đón chính thức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt tại quảng trường ở ngoài cửa phía đông Đại lễ đường nhân dân. Tiếp đó, chúng tôi đã tiến hành hội đàm. Đỗ Mười có thái độ rất rõ ràng về vấn đề Đài Loan. Đồng chí Giang Trạch Dân nói, sau khi quan hệ hai nước đã trải qua một quãng đường gập ghềnh, lãnh đạo hai nước Trung-Việt ngày hôm nay có thể ngồi cùng với nhau để tiến hành cuộc gặp cấp cao là mang ý nghĩa quan trọng. Đây là một cuộc gặp gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, nó đánh dấu sự bình thường hóa trong quan hệ hai nước, tất sẽ có ảnh hưởng sâu xa đối với sự phát triển quan hệ hai nước. Đỗ Mười nói, bình thường hóa mối quan hệ hai nước Việt-Trung là phù hợp với nguyện vọng và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, đồng thời cũng giúp ích cho hòa bình và ổn định của khu vực này và thế giới. Tiếp đó, mở tiệc.

Thứ tư ngày 6.11, nắng.
Buổi chiều, tôi hội đàm với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt, không khí rất tốt. Tôi nêu ra trước là Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Tổng bí thư Đỗ Mười đã tiến hành hội đàm rất tốt, đã trao đổi được hết ý kiến. Về vấn đề Đài Loan, thái độ thể hiện của Võ Văn Kiệt rất tốt. Tôi điểm qua các vấn đề về nợ, biên giới, dân tị nạn… trong cuộc hội đàm. Hai bên đồng ý sau này sẽ không bàn tới nữa. Với các dự án vay vốn do phía Việt Nam đề xuất mới, tôi hứa sẽ cho khảo sát các dự án của phía Việt Nam trước. Về vấn đề Campuchia, tôi nêu rõ, thỏa thuận về giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia đã được ký tại Paris, việc thực hiện thỏa thuận vẫn đòi hỏi các bên phải tiếp tục nỗ lực.

Thứ năm ngày 7.11, nắng.
Buổi chiều, Hiệp định Thương mại Trung-Việt và Hiệp định tạm thời về việc xử lý các vấn đề biên giới giữa hai nước đã được ký kết tại Nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài. Các lãnh đạo đảng và chính phủ hai nước đã dự lễ ký kết, sau đó, tôi cùng đồng chí Giang Trạch Dân chia tay Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt. Họ sẽ đi thăm Quảng Châu, Thâm Quyến…





No comments:

Post a Comment