Friday, September 10, 2010

Cu ba thức? - Trần Văn Giang

Trần Văn Giang

Hôm qua, thứ Tư ngày 8 tháng 9 năm 2010, truyền thông Mỹ đã hàng loạt loan tin về lời tuyên bố (hay thú nhận!) của anh râu xồm Phi-đen (Fidel Castro), cựu chủ tịt nhà nước Cu ba (*), trong một buổi phỏng vấn của phóng viên Mỹ Jeffrey Golberg, ký giả của tờ tạp chí “The Atlantic” như sau:

“Mô hình kinh tế cộng sản của Cu ba đã thất bại.”
(“Cuba’s communist economic model doesn’t work”).

Đối với người Việt quốc gia chúng ta đang sống ở mọi nơi trên quả đất nói riêng và thế giới tự do nói chung sự “thú nhận” này (sau khi liên tục bắt dân thắt lưng buộc cái bụng đã xẹp lép từ lâu!) không có gì là ngạc nhiên cả. Chúng ta chỉ thắc mắc là tại sao mãi cho đến bây giờ, tức là 51 năm sau khi Phi-đen “cướp” chính quyền từ chế độ độc tài Batista, 19 năm sau khi Liên sô giải thể đảng cộng sản, 344 ngày sau khi chú Triết lùn đến thăm Havana và “động viên” anh Phi-đen, thì anh Phi-đen mới tuyên bố như vậy!

Cứ theo như cách “giải lý” thực tế “xôi đậu chèn chặt dạ” của tôi thì sau khi anh Phi-đen và Cu ba nhận 3000 tấn gạo thơm nàng Hương Chợ Đào số một La mã của chú Triết lùn (hàng biếu thì chắc chắn phải là hàng “xịn” số một rồi!) đem độn với đậu (“bean”) chèn dạ thoải mái xong xuôi đâu đấy thì đầu óc tỉnh táo ra một tí (sau khi cơn ngủ gật vì mãi canh gác hòa bình thế giới chung với chú Triết lùn) mới thốt ra lời mà phe “phản động” núp sau cánh gà đã cất công nhắc tuồng miễn phí đến mỏi cả miệng cho mấy chú em cs từ lâu lâu lắm rồi …

Tuy vậy, phe “phản động” chớ vội “tự sướng, liên hoan”, vui mừng mà phải luôn luôn ghi nhớ là:
    “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”
Hiển nhiên anh Phi-đen chỉ mới nói “linh tinh” mà chưa thấy anh làm gì cả? Mà nói chung thì mấy bố cs nói tài lắm! Thầy phải chạy!

Tuy vậy, đọc lại lời anh Phi-đen vừa nói ngày 8 tháng 9 năm 2010, những người dân Cu ba vẫn đang thức không khỏi thở dài ngao ngán. Sau khi cướp chính quyền từ Batista thân Mỹ, Phi-đen đã hành quyết hàng ngàn người, bỏ tù hàng chục ngàn người, đưa vào trại cưỡng bức lao động hàng trăm ngàn người, số còn lại đến hàng triệu người sống thiếu thốn, cơ khổ như súc vật … (nghe quen không?!?). Ngày hôm nay, sau 51 năm, tự dưng thú nhận “Tôi đã lầm (và tôi vừa mới nhận thấy là chế độ cộng sản hoàn toàn thất bại)” như thể gián tiếp trách dân Cu ba là: “Tại sao không có người nào nói với tôi điều này?” thì chúng ta thấy nhức đầu, nghẹt mũi, đau bụng vì cảm thấy mấy anh cs nào cũng vậy: đần độn, trơ trẽn, thối hoắc không thể ngửi được .… Cộng sản có bao giờ dám thử đưa ra một cuộc trưng cầu dân ý đại khái như: “Nhân dân có cần duy trì đảng cộng sản và xã hội chủ nghĩa hay không?” để biết cho biết lòng dân muốn gì? Chú Triết lùn đã nhanh nhẩu trả lời dùm các lãnh đạo cs rồi còn gì :
    ”Bỏ điều 4 (**) là tự sát”.
Nên biết trước khi anh Phi-đen lên nắm chính quyền (ngày 16 tháng 2 năm 1959), Cu ba là một hòn đảo thơ mộng nơi mà du khách thế giới (nhất là du khách từ Mỹ) hàng năm đã đến du lịch, thăm viếng, nghỉ hè, tắm biến, hút xì gà, uống rượu Rhum, xài tiền vung vít ở các “live show,” bàn cờ bạc của các “Casino,” và nhất là không quên “hủ hóa” ngày đêm với các em Cu ba mặn mà nóng bỏng như “Salsa” … cho đến khi sạch túi hết tiền thì mới đành trở về. Dân Cu ba anh hùng chẳng cần đánh đấm bọn tư bản ham vui làm gì cho mệt, cứ ngồi tà tà gãi d’… và đếm đô la mệt nghỉ. Cu ba được xem là một thiên đàng hạ giới tương đương với sự tập hợp của cả hai thiên đàng Hawaii và Las Vegas lại thành một. Nhưng than ôi! Sau 51 năm “cách mạng”, “xuất cảng cách mạng” Phi-đen (cũng cùng một quẻ như y chang như các bác vĩ đại ưu việt HCM, Stalin, Mao, Kim nhật Thành, Polpot ...) dùng chủ nghĩa cs để hiếp dâm Cu ba, biến Cu ba từ một thiên đàng hạ giới thành một miếng đất hoang (“wasteland”) với những dẫy nhà cũ kỹ ọp ẹp, những con đường loang lổ vá víu bẩn thỉu, xấu xí nhất Caribbean. Xe hơi còn chạy được ở Cu ba chỉ toàn là xe của các thập niên 1940 và 1950 … Một khi thật sự có sự thay đổi chính thể ở Cu ba, thì dân giầu có thích sưu tầm xe trên toàn thế giới có thể sẽ đem đến cho Cu ba một nguồn ngọai tệ đáng kể riêng cho cái đám xe hơi “cổ lỗ sĩ (antique)” này!

Lịch sử đã chứng minh rõ rệt là cs có thừa khả năng phá hoại nhưng hoàn toàn không có khả năng xây dựng; chuyện này không cần thiết phải bàn thêm. Nếu Phi-đen thực sự muốn mở mắt (cs gọi chơi chữ là “đổi mới” – theo tôi phải gọi là “đổi cũ” mới thật sự đúng nghĩa!) thì dân đen Cu ba sẽ còn tiếp tục sống khổ cực thêm hàng chục năm trời nữa chứ không phải là vấn đế một sớm một chiều là giải quyết xong. Xem ra, cái tàn hại của cs thật vô bờ vô bến. Không biết vô địch, vinh quang, kiệt xuất cái “son mother” gì?

Một lý do khác làm anh Phi-đen và Cu ba cứ ì à ì ạch lết từng bước lên xã hội chủ nghĩa là vì sự giải thể của cs Liên sô (chính thức vào ngày 26 tháng 12 năm 1991). Liên sô ngay sau năm 1991, đã ngưng ngay tất cả các chương trình viện trợ kinh tế, quân sự và “cách mạng” cho Cu ba. Cái món “giải phóng đất nước khỏi bàn tay bóc lột của đế quốc tư bản” mà cứ ngóng dài cổ chờ viện trợ của đàn anh cs thì rốt cuộc cũng phải ca bài “đổi cũ” thôi. Phi-đen không thể đổ thừa chỉ vì bị “Mỹ cấm vận” cho nên nền nền kinh tế tập trung kiểu cs ở Cu ba phải ca bài “thằng bé âm thầm đi vào hõ nhỏ (hẹp)!”

Các chính thể cộng sản cứ tuần tự nối tiếp nhau rụng tùng như lá mùa thu tháng tám bởi vì chính cái “cốt lõi” của thuyết cs (tận diệt “tư sản/tiểu tư sản/tư hữu”) đã “đóng chốt, đắp mô trường kỳ” trên con đường phát triển kinh tế quốc gia dân tộc. Xui xẻo cho cs là cái “cốt lõi” thấy đáng ghét “tư hữu” mới lại là động lực, là kỳ vọng của mọi người dân muốn sản xuất. Đảng, nhà nước cứ hô hào thi đua sản xuất cho bác, đảng và nhà nước thì dân vì sợ, mà phải “nín thở qua sông,” vờ vĩnh “hồ hởi” làm việc chiếu lệ thôi chứ không thực tâm đóng góp … “Văn-hào-13-ký-gạo-mỗi-tháng” Nguyễn Tuân đã phải nói “chui” với bạn bè là:

“Tao còn sống hôm nay vì tao biết sợ!”

Cứ kè kè cái kinh tế chiếu lệ “ưu việt” cỡ đó thì “cấm vận hay không?” chẳng có “ép-phê” gì! Làm cách nào mà bắt mọi người làm việc bằng hai bằng ba nhưng lại hưởng ít? Bản tính tự nhiên của con người không thích lao động cái kiểu cs như vậy. Cộng sản đã công khai tè vào sự kỳ vọng tối thiểu của con người. Vì vậy, rất khó mà giữ cho cái xe thồ “xã hội chủ nghĩa” tiếp tục chạy mãi trong khi chỉ có người ngồi trên xe, không thấy có người nào đẩy hay kéo xe. Chiếc xe thồ cs này đã ngừng ở Liên sô 19 năm rồi. Bây giờ anh Phi-đen mới “giác ngộ?” Thật khôi hài!

Hãy nhìn cho kỹ các chính quyền tắc kè cs còn lại trên mặt đất. Họ không còn là “cộng sản” nguyên thủy nữa (ngoại trừ củ sâm giả Bắc Hàn) mà họ đã là con tắc kè đổi màu (cs gọi là “đổi mới” - chấp nhận cho có quyền tư hữu, kinh doanh) thành thuần túy chính quyền tắc kè “độc tài.” Lãnh đạo cs biết là họ không có khả năng (toàn loại thất học, có bằng cấp dỏm) làm “business” nhưng họ bây giờ cứ thong thả ngồi chờ những “con cừu biết đi lề bên phải” đưa tiền vào túi họ. Các con cừu được tự do kiếm tiền toát mồ hôi; miễn là đừng chống đối đảng, nhà nước, đảng viên, cán bộ là yên ổn. Đây là một phương trình sản xuất đơn giản, hữu hiệu của “chủ nghĩa xã hội trên con đường đổi mới”. Cộng sản hôm nay không khác gì các chế độ phong kiến man rợ ngày trước.

Trong cuốn “Trại súc vật (Animal farm)” George Orwell đã nói là lên sự nghịch lý của sự bình đẳng trong chủ nghĩa cộng sản:
    “Trong trại súc vật, tất cá các con vật đều có quyền bình đẳng. Nhưng cũng có một số con vật có quyền bình đẳng HƠN quyển bình đẳng của những con vật khác” (“In the animal farm, all are equal, but some are more equal than the others”).
Trong một khung cảnh “bình đẳng” tự nhiên, con người đã “tự nhiện” hành động và suy nghĩ khác biệt với nhau; vì vậy xã hội văn minh phải đồng ý với nhau để cho “đa số” nắm quyền chỉ huy (majority rules) cho đến khi ý kiến của thiểu số trở thành đa số rồi hẵng hay. Ngược lại, trong một khung cảnh tham nhũng tàn chi quái đao, cs chỉ là thiểu số mà lại nắm hết quyền và lợi thì việc cs cổ võ “san bằng gia cấp,” “bình đẳng xã hội” chỉ là bộ lông gà (hay kít gà!) nhìn cho đẹp (?) không thể ăn được. Người dân đen họ chỉ đơn thuần muốn ăn thịt gà, cháo gà; không phải lông gà (hay kít gà!) loại băng rôn nhiệt liệt hoan hô, chúc mừng đại hội, ca ngợi đảng cs ưu việt.

Lời cuối

Tôi xin mạn phép dùng một câu Anh ngữ để nhắn anh râu xồm gần đất xa trời Phi-đen (trong trường hợp có cố vấn văn hóa nào đó đưa bài này cho anh Phi-đen đọc; vì tôi e rằng Phi-đen không đọc được chữ Việt; chứ không phải tôi muốn giựt le Anh ngữ với bà con cô bác ta về cái vốn Anh ngữ ăn đong của tôi đâu!):
    “El Commandante, not only the Cuban communist model but all communist models never word at any time, any place. Estúpido!!”
Trần Văn Giang
9 tháng 9 năm 2010
_______
Phụ chú:

(*) Ngày 31 tháng 7 năm 2006, Fidel Castro đã chính thức nhường chức Chủ tịch nhà nước và Tư lệnh quân đội cho em trai là Raul Castro, nhưng Fidel Castro vấn gián tiếp quyết định các vấn đề ngọai vụ (international Affairs)

(**) Điều 4 Hiến Pháp (nguyên văn): “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

(Tài liệu: Hiến Pháp Nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam).
****
    Fidel latest to say Cuba's communism doesn't work
By PAUL HAVEN
Associated Press Writer Paul Haven, Associated Press Writer – Thu Sep 9, 6:49 am ET


HAVANA – Cuba's communist economic model has come in for criticism from an unlikely source: Fidel Castro.

The revolutionary leader told a visiting American journalist and a U.S.-Cuba policy expert that the island's state-dominated system is in need of change, a rare comment on domestic affairs from a man who has taken pains to steer clear of local issues since illness forced him to step down as president four years ago.

The fact that things are not working efficiently on this cash-strapped Caribbean island is hardly news. Fidel's brother Raul, the country's president, has said the same thing repeatedly. But the blunt assessment by the father of Cuba's 1959 revolution is sure to raise eyebrows.

Jeffrey Goldberg, a national correspondent for The Atlantic magazine, asked Castro if Cuba's economic system was still worth exporting to other countries, and Castro replied: "The Cuban model doesn't even work for us anymore," Goldberg wrote Wednesday in a post on his Atlantic blog.

The Cuban government had no immediate comment on Goldberg's account.

Julia Sweig, a Cuba expert at the Washington-based Council on Foreign Relations who accompanied Goldberg on the trip, confirmed the Cuban leader's comment, which he made at a private lunch last week.

She told The Associated Press she took the remark to be in line with Raul Castro's call for gradual but widespread reform.

"It sounded consistent with the general consensus in the country now, up to and including his brother's position," Sweig said.

In general, she said she found the 84-year-old Castro to be "relaxed, witty, conversational and quite accessible."

"He has a new lease on life, and he is taking advantage of it," Sweig said.

Castro stepped down temporarily in July 2006 due to a serious illness that nearly killed him.

He resigned permanently two years later, but remains head of the Communist Party. After staying almost entirely out of the spotlight for four years, he re-emerged in July and now speaks frequently about international affairs. He has been warning for weeks of the threat of a nuclear war over Iran.

But the ex-president has said very little about Cuba and its politics, perhaps to limit the perception he is stepping on his brother's toes.

Goldberg, who traveled to Cuba at Castro's invitation last week to discuss a recent Atlantic article he wrote about Iran's nuclear program, also reported on Tuesday that Castro questioned his own actions during the 1962 Cuban Missile Crisis, including his recommendation to Soviet leaders that they use nuclear weapons against the United States.

Even after the fall of the Soviet Union, Cuba has clung to its communist system.

The state controls well over 90 percent of the economy, paying workers salaries of about $20 a month in return for free health care and education, and nearly free transportation and housing. At least a portion of every citizen's food needs are sold to them through ration books at heavily subsidized prices.

Cuba says much of its suffering is caused by the 48-year-old U.S. trade embargo. The economy has also been slammed by the global economic downturn, a drop in nickel prices and the fallout from three devastating hurricanes that hit in quick succession in 2008. Corruption and inefficiency have exacerbated problems.

As president, Raul Castro has instituted a series of limited economic reforms, and has warned Cubans that they need to start working harder and expecting less from the government. But the president has also made it clear he has no desire to depart from Cuba's socialist system or embrace capitalism.

Fidel Castro's interview with Goldberg is the only one he has given to an American journalist since he left office.

Source: http://news.yahoo.com/s/ap/20100909/ap_on_re_la_am_ca/cb_cuba_fidel_castro


No comments:

Post a Comment