Friday, September 17, 2010

Cắt cả đoạn, bứng cả câu và xén từng con chữ! - Phan Tường Vi

Phan Tường Vi

Cắt cả đoạn, bứng cả câu và xén từng con chữ trong bài của ký giả Kathy Chu

Mới đây, ký giả Kathy Chu viết bài “Kinh tế Việt Nam thu hút một số người rời Việt Nam trong thập niên 1970 giờ trở lại,” (Vietnam's economy lures some who left in the 1970s) được đăng trên tờ USA Today ngày 18 tháng Tám năm 2010. Chỉ mấy ngày sau đó, bài này đã được dịch sang tiếng Việt với tựa đề “Làn sóng người Việt về nước kinh doanh” đi trên vnexpress.net.

Người dịch, tên Hà Thu, đã cắt nhiều đoạn và xén nhiều chữ trong nguyên bản. Điều này vi phạm một trong những nguyên tắc cơ bản nhất trong ngành truyền thông là không tôn trọng sự trung thực, thứ nhì là không tôn trọng tác giả và sau cùng nhưng quan trọng nhất là coi thường độc giả.

Sự cắt xén, xào nấu này là do người dịch Hà Thu, hay Tổng Biên tập báo vnexpress.net, hay chính sách của Ban Tuyên giáo đảng Cộng sản Việt Nam? Khó mà có được câu trả lời thoả đáng. Chỉ biết, vnexpress.net là một báo mạng nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước Cộng sản Việt Nam; có nghĩa, là một tờ báo theo lề phải. Phải đến nỗi gọt nhẵn nhụi một số đoạn nói về những sai lầm mắc phải của nhà nước Cộng sản Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện nay.

Mời bạn đọc theo dõi hai bài báo theo ‘links’ ở cuối bài để so sánh. Riêng cho những bạn đọc không có nhiều thì giờ, xin được trình bày những đoạn “báo lề phải” đã cắt, và đã “xào nấu” nguyên bản như thế nào.

Đoạn đầu tiên trong nguyên bản của Kathy Chu bị Hà Thu cắt đi trong bản tiếng Việt đăng trên vnexpress.net là câu mở đầu như sau:

“At age 9, Johnny Tri Nguyen fled by fishing boat from this war-torn land of re-education camps and rationed food. He and his family were captured twice — and jailed — before finally escaping and establishing a life for themselves in California.”

Tạm dịch:

“Mới 9 tuổi, trên một chiếc tàu đánh cá, Johnny Trí Nguyễn đã rời đất nước vốn đã tan nát vì chiến tranh nay là vùng đất của những trại tù cải tạo và tem phiếu, sổ gạo. Trí và gia đình đã bị bắt hai lần – và bị tù - trước khi họ đào thoát thành công và tái lập cuộc đời cho chính họ ở California.”

Trong đoạn bị cắt thứ nhì, Kathy Chu nhắc lại cho độc giả một giai đoạn sau 1975, nguyên văn như sau:

“The fall of South Vietnam to the communist North in 1975 left the country bound by a totalitarian regime that stripped many people of their land and businesses. The legacy of the war and the party's clampdown on free markets was rampant poverty. Change came in the mid-1980s, when Vietnam instituted reforms called doi moi that opened up the economy to foreign investment and introduced some forms of capitalism.”

Tạm dịch:

“Sự kiện miền Nam mất vào tay miền Bắc cộng sản năm 1975 đã đưa cả đất nước vào một chế độ độc tài toàn trị. Chế độ mới đã cướp đi đất đai và phương tiện kinh doanh của nhiều người. Di sản chiến tranh cộng với sự phá bỏ thị trường tự do của đảng (Cộng sản Việt Nam) là nghèo đói kiệt quệ. Sự thay đổi chính sách vào giữa thập niên 1980, khi Việt Nam tiến hành cải cách gọi là ‘đổi mới’, mở rộng nền kinh tế cho ngoại quốc đầu tư và đưa vào đó một số dạng thức của chủ nghĩa tư bản.”

Sài Gòn về đêm và nhìn gần. Nguồn: Onthenet
Đoạn thứ ba cũng hoàn toàn bị cắt trong bản dịch của Hà Thu:

“Oppression and lack of religious and political freedoms are also causing concern among some of the Viet Kieu. Some people interviewed said they felt constrained about discussing injustices for fear of offending the government and inviting actions against them or their businesses. The U.S. State Department has criticized Vietnam for its jailing of political opponents and especially Catholic priests and bloggers who speak out in favor of the kinds of basic freedoms the Viet Kieu have enjoyed in the West. The Viet Kieu, because they have citizenship elsewhere, generally enjoy more freedoms than Vietnam's citizens.

"The progress made on the economic front has not transferred in any way to human rights," says Phil Robertson, deputy director for Human Rights Watch's Asia division. "There are still significant restrictions on freedom of association and independent trade unions, and the government uses very broad national security legislation to go after dissidents.”

Tạm dịch:

“Sự đàn áp và thiếu vắng tự do chính trị cũng như tôn giáo cũng làm cho Việt Kiều quan tâm. Một số người khi được phỏng vấn nói rằng họ cảm thấy phải cố gượm lại không nói về những bất công, vì sợ đụng chạm đến nhà nước và không khác chi rước tai họa đến cho họ cũng như việc làm ăn của họ. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ trích Việt Nam vì đã bỏ tù những người đối lập chính trị và đặc biệt là những tu sĩ Thiên Chúa giáo và những bloggers, những người lên tiếng ủng hộ, cổ xúy cho những tự do căn bản mà Việt Kiều được hưởng ở phương Tây. Việt Kiều, vì họ mang quốc tịch nước khác, thường hưởng được hưởng nhiều tự do hơn công dân Việt Nam.

“Những thành tựu đạt được trong lãnh vực kinh tế đã không thấy trong lãnh vực nhân quyền,” phó giám đốc của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đặc trách Á châu ông Phil Robertson nói. “Vẫn có nhiều hạn chế lớn lao về tự do lập hội và nghiệp đoàn độc lập, và nhà nước dùng luật an ninh quốc gia một cách mơ hồ để bắt những người bất đồng chính kiến.”

Đó là cắt từng đoạn, và giờ là ngắt từng câu, khi Kathy Chu nói về một Việt Kiều hiện đã về sống ở Việt Nam là ông Nguyễn Quí Đức. Bà viết: “Nguyen Qui Duc, who moved to Hanoi and started Tadioto bar and art gallery, doesn't enjoy the same creative freedoms in Vietnam — a country where state censorship is widespread — that he had as a journalist and as an artist in the United States. Duc, who once hosted a radio show on Asian affairs in the United States, says he has learned to work within the system in Vietnam.

Tạm dịch:

“Nguyễn Quí Đức, người trở về Hà Nội và mở quán rượu Tadioto và một phòng triển lãm tranh, đã không có được cùng sự tự do sáng tạo ở Việt Nam – nơi mà sự kiểm duyệt của nhà nước có mặt khắp mọi nơi - một sự tự do sáng tạo mà ông Đức như một nhà báo và một nghệ sĩ ở Hoa Kỳ đã từng hưởng.”

Thế nhưng, bản dịch của Hà Thu như sau:

“Nguyễn Quý Đức đã đến Hà Nội và mở khu triển lãm kèm quán bar Tadioto. Nhưng anh vẫn thấy thiếu sự tự do sáng tạo so với nước Mỹ.”

Tại sao lại cắt mất điều ký giả Kathy viết: “Việt Nam – nơi mà sự kiểm duyệt của nhà nước có mặt khắp mọi nơi”? Đó không là một sự thật sao?

Sài Gòn ban ngày ban mặt và nhìn thật gần. Nguồn: Onthenet
Không những đoạn, câu mà ngay cả con chữ cũng còn bị xén, như trong đoạn ký giả Kathy Chu viết về lý do làm người Việt vượt biên 35 năm trước đây, bà viết:

“Khi cuộc Chiến tranh Việt Nam chấm dứt 35 năm trước đây, hằng triệu người đã rời cái đất nước cộng sản mà sự phát triển gặp phải khó khăn vì chiến tranh, trấn áp và bất định để tìm kiếm một đời sống tốt đẹp hơn cho chính mình và con cái của họ ở Hoa Kỳ, Gia Nã Đại và châu Âu.”

Nhưng trong bản dịch của Hà Thu, chữ trấn áp – oppression – một con chữ trong một câu dài chưa tới bốn chục chữ đã bị xén mất. Nhưng phải chăng sự trấn áp đó là sự thật, khi hằng trăm ngàn người làm việc cho chính quyền miền Nam trước đây bị đi tù cải tạo, gia đình họ bị đưa đi kinh tế mới, chính sách cải tạo công thương nghiệp ngăn sông cấm chợ, lùa nông dân vào hợp tác xã … làm đời sống người dân đi đến tận cùng của nghèo đói. Sự trấn áp người dân qua chế độ hộ khẩu, tem phiếu, công an khu vực, lý lịch … và những sai lầm mắc phải trong giai đoạn đó giờ đã qua rồi. Sai lầm đã được thay đổi, nền kinh tế Việt Nam giờ đây tốt đẹp hơn nhiều so với thời 1975-1980. Tại sao không thừa nhận những sai lầm một cách thẳng thắn?

Những điều ký giả Kathy Chu viết có thể đúng hoặc sai, nhưng sự phán xét cuối cùng thuộc về độc giả. Người dịch Hà Thu và vnexpress.vn không nên cắt từng đoạn, xén từng câu và thậm chí chỉ một con chữ như thế. Vừa không tôn trọng tác giả, vừa coi thường độc giả.

Một cung cách làm văn hoá qua chuyện cắt, xén, đục, đẽo ba rọi như thế này, một lần nữa, nó thể hiện một cái trí tuệ lùn – lùn xịt, lùn tịt, lùn tè - của nền báo chí lề phải của nhà nước Cộng sản Việt Nam

Phan Tường Vi
---------------
    http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/08/3BA1F8B4/

    Làn sóng người Việt về nước kinh doanh

    Từng chứng kiến nhiều cảnh tượng vô cùng đau thương, nhưng Johnny Trí Nguyễn vẫn hy vọng vào tương lai tươi sáng của đất nước mình. Và sau 17 năm sống trên đất Mỹ, anh đã trở về.

    Anh nói: “Rất nhiều thứ đã thay đổi, và tất cả lý do buộc chúng tôi rời khỏi đây đã không còn tồn tại nữa. Giờ tôi lại thấy sống ở đây rất thoải mái”. Anh là một cascadeur ở Mỹ, từng tham gia đóng thế cho nhân vật chính trong bộ phim Người nhện. Ở Việt Nam, anh cũng là một diễn viên kiêm nhà sản xuất phim nổi tiếng qua bộ phim Dòng máu anh hùng.

    35 năm về trước, hàng triệu người Việt Nam đã rời khỏi đất nước đầy bất ổn và chịu ảnh hưởng nặng nề về kinh tế sau chiến tranh, để tìm kiếm một cuộc sống mới tươi đẹp hơn cho mình ở Mỹ, Canada và châu Âu. Johnny Trí Nguyễn cũng theo gia đình sang Mỹ trên một chiếc tàu cá để rời xa mảnh đất nghèo khó bị chiến tranh tàn phá, khi anh mới 9 tuổi.

    Thế nhưng ngày nay, nhiều người ra đi vào những năm ấy lại đang nhìn Việt Nam như một mảnh đất màu mỡ đầy cơ hội. Mỗi năm, có ít nhất 500.000 Việt kiều đã quay trở lại.

    Ông Nguyễn Mạnh Hùng, giáo sư trường Đại học George Mason ở Fairfax, Virginia nói: “Sự cải tổ và phát triển kinh tế ở Việt Nam cũng như cuộc suy thoái tại Mỹ có thể là một phần nguyên do tại sao ngày càng nhiều Việt kiều quay trở về quê hương. Dĩ nhiên là cũng có nguyên do về tình cảm nữa, đó là cảm xúc được trở về với văn hóa và lối sống quen thuộc”.

    Sự trở về của các Việt kiều tại Mỹ xảy ra trong bối cảnh Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục nới lỏng việc kiểm soát kinh tế trong nỗ lực nâng cao chất lượng sống tại đây. Hiện nay, Việt Nam là một trong số những nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á. Và theo hãng PricewaterhouseCoopers, có lẽ Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế mới nổi phát triển nhanh nhất, dựa trên tốc độ phát triển trong thời kì 2007 – 2050.

    Trong số những người quay về, có nhiều người trước đây từng liều mạng để trốn đi. Bà Đặng Tuyết Mai là vợ của cựu thủ tướng Việt Nam cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ. Bà sang Mỹ bằng máy bay chỉ hai ngày sau khi chiến tranh chấm dứt. Sau 30 năm, bà quay về Việt Nam và mở một quán phở. Bà nói: “Cảm xúc của tôi rất lẫn lộn. Nhưng một khi đã là người Việt Nam, thì ai cũng mong được quay về nơi chôn rau cắt rốn của mình”.

    Giờ ăn trưa tại nhà hàng Phở Ta của bà tại TP HCM đông nghẹt các doanh nhân Việt Nam. Những bát phở nghi ngút khói được đặt ngay trước mặt họ cùng với với rau sống để ăn kèm với nước dùng. Ở một đất nước mà phở trở nên quá đỗi phổ biến như hamburger của Mỹ, thì phở của bà lại trở nên nổi bật vì sợi phở tự làm, ít béo và nước dùng thì được đun sôi bằng lửa nhỏ suốt 12 giờ. Bà kể quán từng tiếp cả quan chức cao cấp của chính phủ.

    Bà Mai là một trong số những người nổi tiếng có nhan sắc ở Việt Nam vào những năm 1960 khi còn là tiếp viên hàng không. Kể cả bây giờ, cũng có rất nhiều người đến đây chỉ với mục đích là nhìn tận mắt vẻ đẹp của bà. Bà cũng hy vọng một ngày nào đó, bộ trưởng ngoại giao Mỹ Hillary Clinton sẽ ghé thăm nhà hàng của mình vì “Tôi thật sự ngưỡng mộ và muốn bắt tay với bà ấy”.

    Bà Clinton đã đến Hà Nội vào tháng 7 vừa rồi để tham dự một cuộc họp của ASEAN nhưng không dừng chân tại TP HCM. Ở đây còn có một quán phở khác với tên gọi Phở 2000 thu hút được rất nhiều thực khách, quán phở này còn có khẩu hiệu: “Phở cho tổng thống” sau khi tổng thống Mỹ Bill Clinton ghé vào dùng bữa tại đây 10 năm trước.

    Giống như nhiều người quay về khác, bà Mai chưa có ý định ở hẳn Việt Nam. Mỗi năm bà vẫn sang California sống cùng con gái và cháu ngoại 3 tháng. Khả năng sống đồng thời tại 2 quốc gia và hòa hợp với cả 2 nền văn hóa đối với bà là không phù hợp vì phải di chuyển khá nhiều.

    Nhưng đối với những Việt kiều như anh Trung Dũng – người sáng lập ra Công ty thanh toán điện tử Mobivi, sự tự do này lại là một điều hạnh phúc. Anh nói: “Tôi có được những gì tốt nhất từ cả hai thế giới”. Anh dành tới 80% thời gian của mình ở Việt nam và 20% còn lại sống với con trai và các chị tại California.

    Điểm thu hút nhất ở Việt Nam chính là cảm giác như ở nhà. Nhưng những doanh nhân như anh cũng bị hấp dẫn bởi cơ hội kinh doanh tại một quốc gia thuộc thế giới thứ ba đang chuyển dịch thành một trong số những nền kinh tế triển vọng nhất khu vực. Anh cũng đánh cược rằng khi kinh tế bùng nổ, phần lớn tiền mặt trong xã hội sẽ được chuyển vào hệ thống thanh toán điện tử, và việc này sẽ rất có lợi cho những công ty như anh.

    “Tôi đã rất may mắn khi chứng kiến sự bùng nổ của Internet tại Mỹ và đó là khoảng thời gian tuyệt vời đối với những người trong lĩnh vực công nghệ cao”, anh nói. Dũng trở thành tỷ phú trong độ tuổi 30 khi bán công ty phần mềm OnDisplay của mình cho tập đoàn Vignette ở bang Texas. Anh cho biết việc tương tự cũng đang diễn ra ở Việt Nam và anh mới đang ở giai đoạn đầu cho việc tạo ra những thứ sẽ tồn tại lâu dài ở đây.

    Khi Việt kiều đổ xô về Việt Nam, chính phủ cũng khuyến khích họ khởi nghiệp và mua bất động sản để tăng cường nền kinh tế. Họ cũng đẩy mạnh nỗ lực thu hút các công ty nước ngoài. Các công ty của Mỹ như Intel hay General Electric cũng đã có mặt ở Việt Nam và một số khác thì đang trong giai đoạn thăm dò. Họ bị hấp dẫn bởi trình độ giáo dục cao, sự điêu luyện và sức trẻ của lao động tại đây (một phần tư dân số Việt Nam dưới 15 tuổi).

    Thuy Vo Dang, một học giả tại Trung tâm nghiên cứu châu Á của của Đại học California tin rằng sự thành công của chính phủ Việt Nam trong việc thu hút Việt kiều phụ thuộc một phần vào khả năng “vượt qua được những căng thẳng tồn tại giữa cộng đồng hải ngoại và người dân trong nước”.

    Bà nhấn mạnh đó là một yếu tố để thu hút, nhưng chính phủ cũng phải sớm giải quyết tệ nạn tham nhũng đang hoành hành tràn lan ở đây.

    Tổ chức Transparency International đã xếp Việt Nam là một trong số những nước tham nhũng nhất thế giới năm 2009 với vị trí 120/180 nước có trong danh sách.

    Theo Heritage Foundation – một nhóm cố vấn kinh tế tại Washington, các hợp đồng bất động sản, xây dựng đều bị cáo buộc dính dáng đến hối lộ, môi trường kinh doanh không minh bạch và hệ thống pháp lý bị cản trở bởi tham nhũng.

    Một lượng lớn Việt kiều đầu tư vào Việt Nam sẽ tạo thêm nhiều việc làm và tăng sức mạnh cho nền kinh tế. Nhưng Vo Dang cảnh báo rằng thay vì để giải quyết khó khăn, thì việc đầu tư mù quáng vào quê nhà lại có thể gây ra nhiều vấn đề khác.

    Tuy nhiên, sức hút của quê hương vẫn hết sức mạnh mẽ đối với một số Việt kiều. Johnny Trí Nguyễn nhớ rằng sau chiến tranh, gia đình anh nghèo đến nỗi anh phải tự làm đồ chơi cho mình bằng đất sét đào được ở cái ao gần nhà. Nhưng lần đầu tiên trở về Việt Nam, cái mà anh nhìn thấy không phải là dấu tích của chiến tranh, mà là cảnh quê hương tươi đẹp. Anh nhận xét: “Triển vọng làm phim ở đây rất sáng sủa”. Và trong một ngày hè oi ả của tháng 7, giữa những bãi đá cổ Ninh Bình, anh rể của Johnny Trí Nguyễn – nhà làm phim Jimmy Nghiêm Phạm, cũng đang tìm kiếm cơ hội làm phim ở đây.

    Trong bộ phim hợp tác với Việt Nam mang tên Khát vọng Thăng Long – một bộ phim để kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội – Jimmy Nghiêm Phạm đã miêu tả Việt Nam như một “mảnh đất đầy cơ hội” cho các nhà làm phim khác. Anh nói: “Nếu bạn không có nhiều tiền, thì Việt Nam là nơi tốt nhất để làm phim”. Anh từng tốt nghiệp một trường dạy làm phim tại California và đã sống tại nam California – nơi có đông đảo Việt kiều – được hơn 10 năm rồi. Anh gắn bó với cả hai đất nước, nhưng anh nói: “Nếu sự nghiệp của tôi có tiến triển tốt, thì tôi sẽ ở lại đây”.

    Với Henrry Hoàng Nguyễn, sự gắn bó với Việt Nam thậm chí còn mạnh hơn nhiều so với Mỹ. Năm 2001, anh được nhận vào làm tư vấn viên cho McKinsey & Associates ở New York, nhưng ngày làm việc đã bị trì hoãn tới 6 tháng vì tàn tích mà sự bùng nổ của Internet để lại cho nền kinh tế. Điều này đã tạo cơ hội cho anh khám phá thị trường viễn thông mới nổi của Việt Nam. 9 năm trôi qua, giờ anh đã là Tổng giám đốc điều hành của IDG Ventures Việt Nam – một quỹ đầu tư mạo hiểm chuyên về công nghệ và truyền thông với số vốn ban đầu lên đến 100 triệu USD. Anh đã lấy vợ Việt Nam và vợ anh cũng không có ý định rời khỏi quê hương.

    Anh cho biết: “Tôi không hề bị đè nặng bởi những cảm xúc tiêu cực, tôi chỉ thấy mình vô cùng gắn bó và yêu mến đất nước mình”.

    David Thái cũng cảm nhận được điều tương tự. Anh lớn lên ở Seattle nhưng đã quay trở về quê hương để học văn hóa Việt. Và chính những cơ hội kinh doanh đã níu chân anh ở lại đây, đó chính là chuỗi cửa hàng Highlands Coffee và Hard Rock Cafe.

    Tất nhiên, không phải Việt kiều nào cũng thành công khi kinh doanh tại Việt Nam. Nguyễn Quý Đức đã đến Hà Nội và mở khu triển lãm kèm quán bar Tadioto. Nhưng anh vẫn thấy thiếu sự tự do sáng tạo so với nước Mỹ. Anh đã từng làm chủ một chương trình radio về các vấn đề tại châu Á và anh cũng đang học để thích nghi được với hệ thống ở đây.

    Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng anh Đức vẫn rất vui khi quay về vì nó cho phép anh khám phá ra sự đơn giản của cuộc sống. Anh tâm sự: “Tôi đã 50 tuổi rồi và tôi vẫn đang đi xe máy. Ở Mỹ, tôi cảm thấy thật mệt mỏi khi sống một cuộc sống mà chẳng bao giờ nói chuyện được với hàng xóm, tôi thích cuộc sống ở đây vì có thể đi dạo trên đường và bắt chuyện với mọi người”.

    Hà Thu (theo USA Today)
    ---------------

    http://www.usatoday.com/money/world/2010-08-18-1Avietnam18_CV_N.htm

    Vietnam's economy lures some who left in the 1970s
    By Kathy Chu, USA TODAY

    HO CHI MINH CITY, Vietnam — At age 9, Johnny Tri Nguyen fled by fishing boat from this war-torn land of re-education camps and rationed food. He and his family were captured twice — and jailed — before finally escaping and establishing a life for themselves in California.

    Despite the harrowing experience, he holds little bitterness, just hope, for his homeland. After 17 years in the USA, he returned to Vietnam to make a movie based loosely on his grandfather's life.

    "Much has changed, and the whole reason we left in the first place is no longer there," says Nguyen, a Vietnamese actor and filmmaker known for his role in The Rebel, along with his stunt work in movies such as Spider-Man. "I find it very comfortable to live here now."

    When the Vietnam War ended 35 years ago, millions of Vietnamese fled a communist country whose growth had been stymied by war, oppression and uncertainty, seeking a better life for themselves and their children in the USA, Canada and Europe.

    Today, some of those who left years ago now look at Vietnam as a land of opportunity. At least 500,000 Viet Kieu, as they are known, return every year to this nation of 86 million, some to stay.

    "Vietnam's economic reforms and growth as well as the recent economic downturn in America may be part of the reason" why a growing number of Viet Kieu are returning to the country, says Nguyen Manh Hung, a professor at George Mason University in Fairfax, Va. "There is a sentimental reason, too: the feeling of being at home in a familiar culture with a familiar way of life," he says.

    REMITTANCES: Vietnamese abroad send money

    The return here of some Vietnamese-Americans comes as the Communist Party that runs Vietnam continues to loosen state controls on the economy in an attempt to boost the standard of living here.

    The fall of South Vietnam to the communist North in 1975 left the country bound by a totalitarian regime that stripped many people of their land and businesses. The legacy of the war and the party's clampdown on free markets was rampant poverty. Change came in the mid-1980s, when Vietnam instituted reforms called doi moi that opened up the economy to foreign investment and introduced some forms of capitalism.

    Today, Vietnam's economy is the one of the fastest-growing in Asia. It may eventually claim the mantle of the fastest-growing emerging economy, based on its growth between 2007 and 2050, according to PricewaterhouseCoopers, the financial advisory firm.

    'The best of both worlds'

    Some of those returning are people who risked their lives to leave.

    Dang Tuyet Mai, who once was married to a former South Vietnamese prime minister, Nguyen Cao Ky, escaped by plane two days before the war ended. After three decades in the USA, Dang ventured back to her homeland to open a noodle shop.

    "It's a mixed feeling being here," admits Dang, whose former husband was a prominent figure in South Vietnam's fight against communism. "But when you are Vietnamese, you always think of going back to the country where you were born."

    During lunch time at her restaurant, Pho Ta, in downtown Ho Chi Minh City, the tables teem with Vietnamese businessmen and women. Steaming bowls of noodles are placed before them along with heaping mounds of fresh vegetables to dunk into the anise-scented broth.

    In a country where a bowl of pho can be found as easily as a hamburger in the States, Dang says hers stands out because of the homemade noodles, low fat content and a broth simmered over a low flame for 12 hours. "Even the Prime Minister of Vietnam (Nguyen Tan Dung) has eaten at my store," says Dang, whose beauty first captivated the country in the 1960s when she was an Air Vietnam stewardess. Even today, some customers are drawn to Pho Ta to catch a glimpse of her. Dang is hoping the next celebrity to grace the restaurant will be Secretary of State Hillary Rodham Clinton. "I really admire her, and I want to shake her hand," Dang says.

    Clinton came to Hanoi in July for a meeting of the Association of Southeast Asian Nations but didn't end up stopping by Ho Chi Minh City. Another local establishment, Pho 2000, gained followers and a new slogan, "Pho for the President," after then-president Bill Clinton sampled a bowl there 10 years ago.

    Like many new returnees, Dang hasn't committed to living full-time in Vietnam but spends a quarter of the year in Southern California with her daughter and granddaughters.

    Her ability to live in two countries — and to juggle dual cultures — isn't suitable for the travel weary or the weak of heart. But for Viet Kieus such as Trung Dung, the founder of electronic payments company Mobivi, this freedom is a blessing.

    "I have the best of both worlds," says Dung, 43, who spends up to 80% of his time in Vietnam and the rest in California, where his son and sisters live.

    The main draw of Vietnam, he says, is that it feels like home. But entrepreneurs like him also are captivated by the business opportunities stemming from a third-world country transitioning into one of the region's most promising economic powerhouses. Dung is betting that as the country booms, its largely cash society will transition to electronic payments, benefiting companies such as Mobivi.

    "I was very fortunate in witnessing the Internet revolution (in the USA), and it was an incredible time to be in the Silicon Valley," says Dung, who became a billionaire in his 30s after selling his software company, OnDisplay, to Austin-based Vignette Corp. "The same thing is happening in Vietnam. We're at the very early phase of creating things that will be here for a long time."

    'The culture is so rich'

    As Viet Kieu flock to Vietnam, the government is encouraging them to start up businesses and buy real estate to power the economy. It's also stepping up efforts to attract foreign companies. U.S. companies including Intel and General Electric have already established a presence here, and others are exploring the possibility, attracted partly by Vietnam's highly educated, skilled and young population (a quarter of residents are under 15).

    Thuy Vo Dang, a visiting scholar at UCLA's Asian American Studies Center, believes the success of the government's efforts to woo Viet Kieu will depend partly on its ability "to overcome the tension that still exists between the overseas community and the country."

    "It's one thing to welcome visitors," she notes, but the government needs to address corruption, which is widespread and entrenched in Vietnam.

    Transparency International's Corruption Perceptions Index of 2009, based on surveys of international businesspeople, considers Vietnam one of the world's most corrupt countries, with a ranking of 120 out of 180 countries.

    Property, construction and government contracts are reportedly riddled with bribery, according to the Heritage Foundation, a conservative think tank in Washington. The regulatory environment is not transparent and Vietnam's legal system is not independent and hindered by corruption, it said.

    Oppression and lack of religious and political freedoms are also causing concern among some of the Viet Kieu. Some people interviewed said they felt constrained about discussing injustices for fear of offending the government and inviting actions against them or their businesses. The U.S. State Department has criticized Vietnam for its jailing of political opponents and especially Catholic priests and bloggers who speak out in favor of the kinds of basic freedoms the Viet Kieu have enjoyed in the West. The Viet Kieu, because they have citizenship elsewhere, generally enjoy more freedoms than Vietnam's citizens.

    "The progress made on the economic front has not transferred in any way to human rights," says Phil Robertson, deputy director for Human Rights Watch's Asia division. "There are still significant restrictions on freedom of association and independent trade unions, and the government uses very broad national security legislation to go after dissidents."

    As a growing number of Viet Kieu invest in Vietnam, it's creating jobs and fueling the country's economy. But the investment may also be seen as "condoning the government's lack of freedoms for the country," Vo Dang warns. "Blind investment in the homeland could, in fact, create more problems than it solves."

    Yet the lure of their homeland is so powerful that for some Viet Kieu, it trumps memories, beliefs and politics.

    Nguyen, the actor, remembers his family being so poor after the Vietnam War that he had to make his own toys from clay he dug up from nearby ponds.

    But what struck Nguyen when he first returned to Vietnam was not the vestiges of war lingering in every city's memorials to the departed, but the connection he felt to the country and its beautiful scenery. "This culture is so rich in cinematic" promise, he says.

    On a sweltering July day, amid the ancient rock formations of Ninh Binh province in northern Vietnam, Nguyen's brother-in-law, filmmaker Jimmy Nghiem Pham, seeks to capitalize on this cinematic promise.

    Between scenes of a new movie he's helping produce —Khat Vong Thang Long, a film that commemorates the 1,000-year anniversary of the nation's capital moving to Hanoi and is being made in cooperation with the government — Pham describes how Vietnam has become a "land of opportunity" for independent filmmakers.

    "If you don't have a lot of money, Vietnam is the best place to make a movie," says Pham, whose budgets have ranged from $15,000 to $1.6 million.

    A graduate of the film school at Cal State Long Beach, Pham lived in Southern California — home to one of the largest Vietnamese populations in the USA — for more than a decade before returning to Vietnam. He feels strong ties to both countries, but says matter-of-factly that "if my movie career is better, then I will stay here."

    For Henry Hoang Nguyen, his ties to Vietnam are becoming more compelling than those to the USA.

    In the spring of 2001, Hoang Nguyen, 37, landed a New York-based consulting job for McKinsey & Associates that was to begin in the fall. But the start date was delayed by six months because of the economic hangover from the Internet bust. This gave him time to explore opportunities in Vietnam's emerging telecom sector.

    Nine years and a few business opportunities later, Hoang Nguyen is now managing general partner of IDG Ventures, a $100 million venture capital fund focused on technology, media and telecom investments in Vietnam. He has married a Vietnamese woman who has no intention of leaving the country. And the former "all-American" kid is proudly rediscovering his extended family and his heritage.

    Being a generation removed from the war has given him an unvarnished appreciation for Vietnam — free from painful memories still in the minds of previous generations. "I don't carry any burdens or feelings of negativity," says Hoang Nguyen, whose parents left Saigon, the name locals still use to refer to Ho Chi Minh City, long before he was old enough to remember life there. "I just feel a real strong attachment and patriotism for Vietnam."

    Such feelings are also felt by Viet Kieu David Thai, an entrepreneur who once dreamed about being a basketball player or snowboarder.

    Thai grew up in Seattle but came back to the country he left as a toddler to study Vietnamese civilization. Business opportunities conspired to keep him here, including the launch of a Starbucks-like chain, Highlands Coffee, and of American icon Hard Rock Cafe in Vietnam.

    Coming from Seattle, "I missed good coffee," he says. But the overarching business goal, adds Thai, is "to build a national brand, to make Vietnam known for investment and business."

    Yet for every tale of business success in Vietnam, there's another tale of failure in a market laden with government restrictions. And for those who choose to live and work in this country, there are compromises to be made.

    Nguyen Qui Duc, who moved to Hanoi and started Tadioto bar and art gallery, doesn't enjoy the same creative freedoms in Vietnam — a country where state censorship is widespread — that he had as a journalist and as an artist in the United States. Duc, who once hosted a radio show on Asian affairs in the United States, says he has learned to work within the system in Vietnam.

    "I can't change the system, but I work with artists to express themselves," he says. "Freedom of expression is getting better in Vietnam."

    Despite the challenges, Nguyen Qui Duc says he's glad he moved back because it has allowed him to rediscover the simplicity of life.

    "I'm 50 years old, and I'm riding a motorcycle," he says. "In the States, I was tired of living a life where I never talked to my neighbors. I prefer life here where you can walk down the street and talk to people."

No comments:

Post a Comment