Friday, September 24, 2010

Mơ được gặp Chúa - Huy Nguyễn


Chào Bác giữa đêm,

Nhận meo Bác cả tháng rồi mà mãi đến nay Tèo mới phúc đáp được. Lý do chậm trể là lòng dạTèo đang cực kỳ hoang mang, trăm mối tơ vò trước “việc đạo” nhà Tèo xem ra đang có mòi “đổi mới tư duy” quy lụy “việc đời”xã hội chủ nghĩa. Tâm tư của Tèo lúc này ngẫm ra hao hao tâm tư tổng thống thiệu, “mất đất nước là mất tất cả”, việc nhà đạo cũng đang có mòi mất luôn, Tèo buồn quá chẳng còn muồn nói năng chi, chẳng buồn i-meo i-miếc chút nào nữa. Xin Bác lượng thứ.

Đang khi Satan tinh ranh nắm hết tình hình “các đấng”, thấu rõ tâm tư con chiên Tèo dao động, chộp thời cơ đến dụ dỗ Tèo bỏ đạo quách, đi theo nó cho rồi, Tèo may còn chút phúc đức ông bà được ơn Chúa Thánh Thần soi sáng, bổng nhớ lời hát “Bỏ Ngài con biết theo ai”.

“Ngài” đây là Đức Chúa Trời mà các vị từng nằm úp mặt xuống trước cung thánh nhà thờ thề thốt khi nhận thiên chức “ngôn sứ” của Ngài, các vị mà Tèo đã gửi trọn niềm tin tưởng bấy lâu, nay chẳng chịu ngôn lời nào trước bao cảnh lầm than của muôn dân, dân “bên đạo” lẫn dân “bên đời”, đang cam chịu bao oan trái dưới bạo quyền đầy mưu ma chước qủy gian tham và tàn ác.Trông mong vào các vị “thay mặt Chúa” lên tiếng hoài mãi thì chỉ thấy các đấng cứ thin thít, đến khi bị đàn chiên hoạch họe, các vị lại dỡ trò “lên tiếng hay không lên tiếng” nhằm biện hộ “chủ trương lớn” tiếp tục ngậm miệng, Tèo muốn gào lên, Chúa đâu rồi?

Quả là Chúa lòng lành vô cùng và thông hết mọi sự nên đêm qua Ngài đã hiện ra với Tèo. Chính xác, phải nói là Tèo được diễm phúc gặp Chúa trong mơ. (Chứ sức mấy, hơi đâu Chúa lại hiện ra với tên tội lỗi đầy mình, nhơ nhuốc lấm lem thuộc “diện”.. Cu Tèo này)’. Đêm qua Tèo mơ gặp Chúa Trời”. Nhờ vậy mà Tèo như được phục sinh, lấy lại tinh thần, leo lên mạng reply meo Bác .

“Cái thằng Tèo này, hết mơ gặp bác Obama nay lại mơ gặp Chúa, mà chẳng khi nào chịu mơ gặp Bác Hồ”. Tèo đoán thế nào Bác cũng ghen, cũng trách, nhưng biết làm sao được. Nói thật thì mất lòng Bác: lúc xưa Tèo hát là hát vậy chứ lòng nào có dám mơ tưởng gì gặp bác, vì cả ông bà nội lẫn ông bà ngoại mỗi lần nghe Tèo nghêu ngao “đêm qua em mơ gặp bác Hồ” là các ngài mắng Tèo như tát nước vào mặt. Nào là “mày mà đi theo cái thằng già khốn nạn ấy thì ra khỏi nhà này”, nào là “bà dì mày nuôi chúng làm cách mạng thành công là chúng nó cắt mạng bà dì mày liền tù tì, còn ngồi đó mà mơ gặp bác ...” vân và vân vân ...

Kể chuyện Chúa hiện ra với Tèo cho Bác phải chăng là trò vô duyên như đem đàn gảy tai trâu , hay thậm chí tựa việc khuơ khuơ Thánh Giá trước mặt quỷ? Không đâu. Tèo tin chắc như bắp là hôm nay Bác, do thấm đòn kách mệnh, đang thiết tha ơn cứu độ lắm, và lại, Tèo nghe thiên hạ đồn rằng, lúc sắp sửa “đi gặp cụ Mác cụ Lê”, Bác cũng đã từng năn nỉ các chú bu quanh, (mà tâm địa hầu hết các chú ấy đang “vòng ngoài bảy chữ” giả đò khóc thương Bác, song le “vòng trong tám nghề” lại thực tình mong bác chóng đi), cho Bác được gặp Đức cha Trịnh như Khuê. Thôi, biết Bác đang sốt ruột muốn nghe, à quên, đọc chuyện Đêm Qua Tèo Mơ Gặp Chúa, Tèo kể ngay đâỵ

Không như lần Tèo mơ gặp bác Obama, chỉ thấy hai hòn bi và một cái bàn chải trắng xóa giữa đêm đen, làm Tèo hú hồn, Chúa đến với Tèo trong hào quang rực rỡ, mặt mày sáng láng oai phong mà nhân từ, Tèo nhận ra Chúa ngay, chứ không phải chờ nghe kiểu “I am Obama, The President of the US”. Chúa rõ ràng như vậy mà Ngài còn chìa hai bàn tay có dấu đinh cho Tèo xem. Thấy Tèo run lẩy bẩy lập cập, Ngài mỉm môi thật là duyên, rồi phán, ”Con đừng sợ, Ta xuống đây đêm nay để an ủi con đang thất vọng não nề với nhưng kẻ Ta đã sai đi”. Tèo chỉ biết “Lạy Chúa tôi, lạy Chúa tôi!”. Lâu nay Tèo phàn nàn sao Chúa cứ để mặc các đấng ”Chúa chọn” thế này thế nọ mà không ra tay gì ráo; vậy mà nay được Chúa đích thân hiển hiện trước mặt, Tèo lại hồn viá lên mây. Nhưng mà nếu Tèo có nói được cũng bằng thừa, Chúa đã thông hết mọi sự trong lòng Tèo. Chúa phán:

“Con yên tâm. Ta hiểu, trước những chuyện tày trời như Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Toà, Đồng Chiêm, Cồn Dầu, TGM Ngô Quang Kiệt phải rời toà TGM, Đại Hội Dân Chúa mà có người gọi là ĐH Giết Chúa, Cha xứ Vườn Xoài. Linh mục Quốc Doanh, Giám mục Bịt miệng, Tiến lên Hồng Binh, Kiệu Đức Mẹ đứng chung với già Hồ, linh mục bị đánh đập, giáo dân bị hành hung tù đày, có kẻ mất mạng; khắp nước thì oan kiên chồng chất, đạo đức suy đồi, giáo dục xuống cấp, học đường biến thành cái chợ mua bán bằng cấp, chùa chiền thì bị tà quyền giả dạng “quần chúng tự phát” dở trò cồn đồ với ni sư, tu sinh như vụ Chùa Bát Nhã, kể ra bao giờ cho hết ... mà các người thay mặt Ta chẳng những không hé môi lên tiếng bênh vực kẻ bị áp bức, chống lại bất công xã hội, lên án những việc làm xấu xa, trái lại có khi còn tỏ thái độ toa rập với quyền lực thế gian, không chỉ mình con, mà hầu hết đoàn chiên ta thất vọng buồn nản khi nhìn về Giáo Hội”.

Nghe Chúa thao thao một mạch, Tèo phấn khởi quá đâm ra nhanh nhẩu đoảng: ”Chúa không bị tường lửa hay đám CAM của tướng VC Vũ Hải Triều tặc tin à ?”, mà quên mất Chúa quyền năng từ trời cao mà vẫn thấy rõ cả phần dưới bụng con kiến đen nằm dưới cục đá đen trong một đêm trời tối đen ( Tèo xin mượn lời cố LM. Trần Thanh Ngoạn giảng ở nhà thờ chánh tòa Banmêthuột thập niên 60 của thế kỷ trước) đâu cần lên mạng như bác cháu ta lên mạng lâu nay. May nhờ Chúa chẳng chấp nhất gì nên chỉ nhìn Tèo cười khẩy rồi phán tiếp:

“Ta cũng biết con có đức tin khá vào đạo Chúa, chứ không thì con đã bỏ đạo lâu rồi khi con bị những kẻ dám nhân danh Ta mà làm việc ám muội toan hại chính đời con; đặc biệt hơn nữa là trước cách hành xử hiện tại của những người đang cầm đầu giáo hội ta trên mãnh đất đau khổ Việt Nam của con. Có được niềm tin vào Ta như thế thì con cứ bình tâm tin rằng, mọi việc đang xảy ra đều do ý Ta cả đó con à!

“Con nhớ lại đi, năm 1974, sau Hiệp Định Paris, Miền Nam có cha Chân Tín viết trên nguyêt san Đối Diện bài “Miền Bắc 20 Năm Xây Dựng XHCN” với luận điệu ca ngợi CS khiến con tức giận, nhưng chính khi bọn linh mục quốc doanh lũng đoạn hàng giáo phẩm nhằm hủy bỏ chuyện Giáo Hội phong thánh cho 117 vị tử đạo VN, cha Tín đã lên tiếng bênh vực mạnh mẽ quyết định của Tòa Thánh hơn cả hàng giám mục”. Tất cả chỉ là cái roi như cái roi chủ nghĩa CS chính ta sinh ra để vừa trừng phạt vừa cho sáng mắt ra loài người tội lỗi u mê. Trái đất con ở đang vào giai đoạn vàng thau lẫn lộn mà thau lắm hơn vàng; Giáo Hội Công Giáo VN lúc này lại càng cần phải thanh tẩy ưu tiên hàng đầu.

“Ta dạy con như thế không phải để con xem tình trạng hiện tại là do ý Chúa để rồi bắt chước ngậm miệng. Ta rất hài lòng thấy gã Hatka vẽ lại Ta trong bữa Tiệc Ly mắt lườm tên Giu Đa thời nay đó con .

“Ngày xửa ngày xưa, quân Giu Dêu vì lầm mà đóng đanh ta một lần, nay kẻ tự hào thông thạo Thánh Kinh, đã biết rõ Ta lại đóng đánh Ta nhiều lần, chẳng hạn như linh mục đêm đêm mò vợ mà sáng sáng dang tay “Chúa ở cùng anh chị em” rồi truyền phép thánh của Ta, như đám linh mục quốc doanh do Huỳnh Công Minh cầm đầu xua đuổi môn đệ đích thực của ta Giám mục Nguyễn Văn Thuận năm 1975 nay lại bày trò tuyên dương chính ngài trong “thánh lễ” trông rất là “hoành tráng” có mời đại diện bạo quyền đến dự. Lại còn trò “Đại Hội Dân Chúa” mà thực ra là Đại Hội Giết Chúa khi người tổ chức lại loại trừ chính anh em mình, như Dòng CCT, Dòng Đồng Công là những nơi dám lên tiếng bênh vực kẻ bị áp bức, chống điều gian ác .Ta đớn đau dường nào.” ..

Nghe đến đây, Tèo thương Chúa quá, khóc rống lên, Tèo phu nhân giật mình thức giấc, kéo vai Tèo, “anh anh”.

Tỉnh giấc Mơ Được Gặp Chúa, Tèo lấy lại được niềm tin tưởng chừng đang vụt mất. Tèo hứa sẽ góp bàn tay thương tích ốm o tiếp sức với mọi người quét rác rưởi khỏi nhà Chúa.

Chào tạm biệt Bác,

Cu Tèo


Thursday, September 23, 2010

VIỆT TÂN THÌ Ở ÐÂU CŨNG THẾ! - Lê Văn Ấn

Lê Văn Ấn

Mỗi khi đề cập đến Việt Tân là người ta nghĩ đến mấy chữ “mập mờ đánh lận con đen”. Cái mập mờ quan trọng bậc nhất của đảng Việt Tân là sự liên hệ giữa đảng Cộng Sản và đảng Việt Tân, nó như một mớ bòng bong không biết đâu mà gỡ. Ngay cả những điều Việt Tân đã viết ra giấy đã tuyên bố chính thức nhưng đến khi mặt giáp mặt và được hỏi tại diện tiền, Việt Tân cũng cắt nghĩa rất “lăn ba vi bộ”. Tuy vậy, những điều cốt lõi của Việt Tân được viết ra giấy và những việc Việt Tân làm tạo thành bộ mặt thật của Việt Tân không thể chối cãi. “Việt Tân ở đâu cũng thế”, ở thời điểm nào cũng vậy, ở Vương Quốc Bỉ trong vụ Hội Chuyên Gia Việt Nam mạo danh Cộng Ðồng Người Việt tị nạn Cộng Sản để “nhảy vào họng” Cộng Ðồng Việt Nam tại đây, dành quyền lập Bia Tri Ân và Cảm Tạ Vương Quốc Bỉ đã đón tiếp người Việt Nam tị nạn Cộng Sản 35 năm qua, đến vụ Việt Tân đang dồn mọi nỗ lực gây xáo trộn trong Cộng Ðồng Việt Nam tại San Jose để len lỏi vào nắm chính quyền. Cũng như vụ Những cái lồng đèn với biểu tượng Việt Cộng và lời của tên Hồ Chí Minh “Vì các cháu thiếu nhi, toàn dân ta kháng chiến.”. Một trăm vụ lợi dụng kiểu tu hú đều bị người Việt tị nạn Cộng Sản phanh phui cả trăm vụ, nhưng hai yếu tố quan trọng đã giúp cho Việt Tân thành công: đó là sự lỳ lợm của Việt Tân“tính hời hợt và hay quên” của người Quốc Gia chống Cộng, khiến cho Việt Tân vẫn bày trò và vẫn thành công.

Sự liên hệ anh em giữa Việt Tân và Việt Cộng rõ ràng trên giấy trắng mực đen, thế mà nhiều người nghe đó rồi bỏ đó, để mỗi khi có vụ lường gạt của Việt Tân mới đưa ra “bàn thảo” lại thì đã quá muộn.

Liên hệ Việt Tân và Việt Cộng ra sao?

Tài liệu có tựa đề “Giải pháp xây dựng Dân chủ cho Việt Nam” của đảng Việt Tân có đoạn liên hệ đến đảng Cộng Sản, tài liệu này ghi nguyên văn như sau: "Vai trò của các thành phần dân tộc trong tiến trình chuyển hóa dân chủ:

- Lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam,
- Những đảng viên tiến bộ trong đảng Cộng Sản Việt Nam,
- Những lực lượng dân tộc, dân chủ,
- Ðồng bào trong nước,
- Ðồng bào ngoài nước”

Trong 5 thành phần này, lãnh đạo đảng Cộng Sản và những đảng viên tiến bộ trong đảng Cộng Sản chiếm 2/5. Riêng “đồng bào ngoài nước” thì một tài liệu khác xác nhận “khi cần thì hy sinh 3 triệu đồng bào ngoài nước để chỉ chọn đồng bào trong nước!”. Chưa hết, cái gọi là “Tiến trình Dân chủ” của Việt Tân được chỉ thị rằng phải “kêu gọi đảng Cộng Sản Việt Nam chấp nhận tiến trình dân chủ”. Nói cách khác là xin phép Cộng Sản để Việt Tân đội lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam “những đảng viên Cộng Sản tiến bộ” lên đầu để phục vụ, còn 3 triệu người Việt ở hải ngoại khi cần là hy sinh không tiếc nuối, không gớm tay.

Lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam từ trước tới nay chỉ phục vụ cho ngoại bang, những ngày gần đây, lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam dâng đất, dâng biển cho Trung Cộng, tự đặt mình làm tôi tớ Trung Cộng, toàn dân đang trông mong một sự lật đổ thì đảng Việt Tân vẫn khư khư giữ bọn lãnh đạo này trên đầu để phục vụ, không có văn bản nào “mời” bọn lãnh đạo xuống. Ðáng tiếc cho dân tộc Việt Nam đã có đảng Cộng Sản, lại còn bồi thêm Ðảng Việt Tân. Ðiều nguy hiểm nhất là Việt Tân coi người Việt hải ngoại khi cần thì hy sinh, thế mà người Việt hải ngoại vẫn cắm đầu, cắm cổ nghe theo Việt Tân hay không chống đối Việt Tân một cách tích cực khi chúng dở trò lợi dụng.

Gần đây, vì nhu cầu công tác, đảng Việt Tân đã “tách làm 2” bên “chính thống” và bên “chệch hướng”. Nhưng qua những sự kiện xảy ra tại Vương Quốc Bỉ trong những ngày đầu của tháng 9 năm 2010 do Hội Chuyên Gia, một hội ngoại vi của Việt Tân, cũng như bài báo của bác sĩ Trần Xuân Ninh một lãnh tụ Việt Tân “chính cống”, người ta ngao ngán mà thấy rằng chệch hướng hay chính thống chỉ là bề ngoài, bề trong cũng như nhau và vẫn khắng khít với nhau. Bằng chứng là trong một tài liệu khác Việt Tân xác nhận chấp nhận chế độ Việt Cộng sẽ tồn tại cho đến năm 2025. Khắng khít như vậy thử hỏi chuyện Việt Cộng công khai lên án Việt Tân là bọn khủng bố, Việt Tân thì vội vàng công nhận bất kỳ ai ở trong nước bị VC bắt đều là “đảng viên Việt Tân”, để Việt Cộng tha hồ muốn kết án họ cách nào cũng được.

Sự kiện Hội Chuyên Gia của Việt Tân “phỗng tay trên” toàn thể người Việt tị nạn Cộng Sản trong vụ lập bia Tri Ân và Cảm Tạ Vương Quốc Bỉ. Ðây là một sự kiện mới toanh, đang xảy ra tại Bỉ, xin thuật lại đầu đuôi để đồng hương tị nạn Cộng Sản “nắm” vững và “thấm thía” cái truyền thống Mặt Trận lúc trước và Việt Tân sau này:

Cách đây 5 năm, Cộng Ðồng Tị Nạn Cộng Sản Việt Nam tại Vương Quốc Bỉ gồm nhiều hội đoàn (khoảng 9, 10 Hội đoàn, trong đó có Hội Chuyên Gia của Việt Tân) đã đưa ra dự án lập Bia “Cảm Tạ và Tri Ân Vương Quốc Bỉ” đã giúp đỡ người Việt định cư ở Vương quốc này. Công việc đang tiến hành thì đùng một cái, các đoàn thể nhận được một thư thông báo của Hội Chuyên Gia, thông báo rằng Hội Chuyên Gia đã xin giấy phép và địa điểm là trong thành phố Bruxelles, bia đã điêu khắc và kiểu mẫu đã được vẽ, các hội đoàn chỉ việc chia nhau đóng góp 7 ngàn euros. Các hội đoàn đã họp lại và phản đối, vì Hội Chuyên Gia đã phỗng tay trên mọi người. Cái quan trọng và nguy hiểm cho toàn thể đồng hương tị nạn Cộng Sản tại Vương Quốc Bỉ là không biết trên tấm bia đó vẽ những gì, viết những gì, có lợi cho Việt Cộng hay không. Hội Chuyên Gia Việt Tân chỉ yêu cầu các đoàn thể đóng tiền. Trong cuộc họp của tất cả các hội đoàn tại Vương Quốc Bỉ ngày 11.9.2010, để bàn thảo vấn đề này thì Hội Chuyên Gia không đến! Hội đoàn nào cũng phản đối cách làm việc độc đoán của Hội Chuyên Gia, nhưng qua biên bản cuộc họp, mọi người không đưa ra được một quyết định tích cực nào. Ðó là khuyết điểm tiêu cực và mau quên của người Việt tị nạn Cộng Sản chẳng những ở Vương Quốc Bỉ mà các nơi khác cũng vậy. Đó là yếu tố quan trọng giúp Việt Tân phục vụ Việt Cộng một cách hữu hiệu!

Ðiều hèn hạ của Việt Tân mà bất cứ người nào cũng không thể chấp nhận được, đó là Việt Tân đã lợi dụng cuộc vui của trẻ em ngày Tết Trung Thu để tuyên truyền cho Việt Cộng. Chuyện xảy ra đã lâu, từ ngày 24.9.1999 tại Houston, Texas. một màn “đánh lận con đen” của Việt Tân bằng cách lén phát lồng đèn Trung Thu mà nhiều người cho rằng do Việt Cộng sản xuất: tất cả “thiếu nhi” đều đội nón cối, đi chân đất, mặt trăng màu đỏ cam, và lồng đèn nào cũng có câu nói mà cán bộ VC thường cho là của “Bác Hồ” của chúng nói: "Vì các cháu thiếu nhi, toàn dân ta kháng chiến”. Sau một hồi chối quanh, chối quẩn, Việt Tân phải ra thông báo thú nhận đó là lồng đèn do chúng phát ra. Vụ việc này thực là đê hèn, nhưng đối với Việt Tân cũng như Việt Cộng, chúng luôn chủ trương “cứu cánh biện minh cho phương tiện”. Chúng ta đọc “lời bình” của một trong hầu hết báo chí tại Houston lên án Việt Tân hay Việt Cộng như sau: "Có rất nhiều vấn đề phức tạp quanh vụ chiếc lồng đèn, nhưng có điều đáng nói là bọn Cộng Sản quá lộng hành khi thực hiện công tác này…”. Việt Tân đã ra thông cáo chính thức công nhận chính bọn chúng đã phân phát loại lồng đèn “kiểu Việt Cộng” đó. Như vậy có phải Việt Tân và Việt Cộng là một không?

Tại San Jose này, Việt Tân cũng đang lợi dụng LÐCT và một vài “cựu” thành viên Mặt Trận hay Việt Tân như Huỳnh Lương Thiện để đánh phá cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản tại đây. “Cứu cánh biện minh cho phương tiện”. Cứu cánh của Huỳnh Lương Thiện là gây xáo trộn tối đa cho cộng đồng người Việt tại San Jose để lên án Ban Ðại Diện Cộng Ðồng mà chính xác là ông Nguyễn Ngọc Tiên với mục đích thay ông Tiên bằng người của chúng như những nơi khác đã làm và đã thành công, còn phương tiện là gây cảnh máu đổ đầu rơi, tù tội cho những thành phần Quốc Gia chống Cộng. Từ 2 tuần nay, khi báo Tiếng Dân vạch rõ âm mưu đen tối xấu xa của Huỳnh Lương Thiện, có nhiều đồng hương đã “giựt mình” vì họ đang “ôm cọp mà ngủ”. Chúng tôi cũng vạch rõ “ủng hộ ứng cử viên Minh Dương chỉ là chiêu bài”, vì chúng cốt ý binh vực Hồ Phương theo chủ trương của Việt Cộng từ trước khi chuyện ứng cử, bầu cử chưa xảy ra. Nói cách khác là âm mưu phá hoại cộng đồng mới chính là chủ trương của chúng.

Ðiều đáng chú ý và cũng là yếu tố để nhận diện Việt Tân mỗi khi có những sự kiện bất thường xảy ra trong cộng đồng là luôn luôn binh vực Việt Cộng hay làm lợi cho Việt Cộng bằng cách tuyên truyền – nhưng luôn luôn núp dưới danh nghĩa người quốc gia. Suốt mấy tháng trời, Việt Tân San Jose đã tích cực binh vực và ủng hộ Madison Nguyễn trong vụ recall, vì trước đó, Madison Nguyễn đã công khai tuyên bố y thị chống tên Little Saigon chỉ vì nó có nghĩa chống Cộng.

Việt Tân ở đâu cũng giống nhau, thời nào cũng một chủ trương ủng hộ Việt Cộng.

Lê Văn Ấn

Friday, September 17, 2010

Thư ngỏ của giáo dân kính gửi HĐGMCGVN - An Đức



An Đức
    Kinh gửi HĐGMVN,

    Kính thưa quý GM,
Với tư cách một giáo dân CG thuộc Tổng Giáo Phận Saigon, chúng tôi kính gửi quý GM bức thư này, nhân dịp quý GM sắp họp khóa hai năm 2010.

Khóa họp này diễn ra trong lúc có rất nhiều dư luận bàn tán về thực trạng của GH và về hoạt động của quý GM trong thời gian gần đây. Dù ai vô tư đến đâu cũng thấy rằng HĐGM cần lên tiếng để giải thích và trấn an Dân Chúa.

Theo một số giáo sĩ và giáo dân thì có những vấn đề cần làm rõ sau đây:

Quý GM có đang tránh né thực tại vì sợ; vì muốn tránh những tranh chấp có tính chính trị? Cũng cần làm rõ về cách quý GM yêu thương, tha thứ và về cách quý GM đồng hành với dân tộc.

Bàn luận cùng quý GM về những vấn đề gai góc này, chúng tôi cảm thấy mình như đang “đánh trống qua cửa nhà sấm”. Trong số quý GM có rất nhiều vị có tiến sĩ về thần học, giáo luật, xã hội v.v.. của các trường đại học rất danh tiếng trên thế giới. Trong lúc chúng tôi là một người giáo dân bình thường, chưa từng ra nước ngoài, dù để du lịch. Vốn liếng hiểu biết về Đạo Chúa của chúng tôi chỉ là những lời giáo huấn của cha mẹ, là những bài học giáo lý với các dì phước ở nhà xứ và các bài giảng của các LM trong thánh lễ chủ nhật và trong các cuộc tĩnh tâm cho giáo dân.

Nhưng chúng tôi vẫn xin phép để thưa chuyện với quý GM với hy vọng quý GM biết những tâm tư của một giáo dân bình thường. Qúy GM là mẹ là thầy của chúng tôi, vậy cha mẹ và thầy giáo cũng nên hiểu về con, về học trò của mình, có phải không ạ?

Vậy xin lần lượt phân tích từng vấn đề:

1. Các GM trong HĐGMVN sợ?

Điều này không lạ và cũng không có gì xấu hổ. Trong Cựu Ước, các vị được xức dầu để làm Ngôn sứ cũng sợ. Ta có thể kể Ngôn Sứ Vĩ Đại Môi Sen, khi biết ý Chúa chọn ngài làm người phát ngôn của Chúa thì ngài đã sợ và thưa: Lạy Chúa, con nói lắp (cà lăm) làm sao con đối đáp với Pharaông được. Một Ngôn sứ khác cũng nổi tiếng vì cuộc đào thoát không thành khỏi chức vụ Ngôn sứ: Tiên tri Giona. Sợ cũng không thoái thác được, Chúa chọn thì phải làm.

a. Các vị GM sợ thiệt hại cho GH và cho giáo dân?

Điều sợ hãi này cũng có lý. Vì là những vị có trách nhiệm với GH và cộng đoàn, quý vị sợ lên tiếng về vấn đề này, khác có thể gây căng thẳng làm thiệt hại cho GH. Chẳng hạn: khó khăn trong việc xây cất thánh đường mới và sửa chữa các thánh đường đổ nát. Khó khăn trong việc thuyên chuyển, sắp xếp các linh mục, khó khăn trong việc tổ chức các việc đạo đức, rước xách linh đình, sợ giáo dân bị khó dễ v.v….

Xin được mạn phép nói: Đừng lo lắng lắm vì Chúa là Đấng đã phán “Trời là ngai Ta ngự. Đất là bệ chân Ta”. Thực ra làm gì có tòa nhà nào xứng với sự cao trọng của Chúa? Những ngôi thánh đường dù gì cũng là gỗ đá, được xây dựng cũng vì các giáo dân, các giáo sĩ và tu sĩ mà thôi,tức là vì con người. Nhiều giáo đường, tu viện ở Âu Châu nay đã bị đóng cửa hoặc bị bán đi (dù đã được Thánh hiến và nhiều Thánh lễ đã được dâng ở đó) vì thiếu giáo dân, tức là thiếu con người. Vậy xin Quý GM lo cho con người nhiều hơn là sợ thánh đường mới không được xây .

Còn việc lo cho giáo dân bị làm khó dễ, thì xin đọc lại sách MaCaBê quyển II, đoạn 7, thuật chuyện tử đạo của bảy anh em, câu chuyện bi hùng này khá dài. Tạm tóm tắt như sau:Vua Antiôkhô bắt một bà mẹ và bảy người con trai, buộc họ bỏ đạo. Vua cho dùng cực hình để buộc từng người bỏ đạo. Với người con nào bà mẹ cũng khuyến khích họ trung thành với Chúa, và tất cả bảy người lần lượt tử đạo. Trước khi người con thứ bảy chịu chết, người mẹ đã dạy con: ”Con ơi, con hãy thương mẹ: chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ con đến ngần này tuổi đầu. Mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất và muôn loài trong đó, mà nhận biết rằng Thiên Chúa đã làm ra tất cả từ hư vô, và loài người cũng được tạo thành như vậy. Con đừng sợ tên đao phủ này, nhưng hãy tỏ ra xứng đáng với các anh con, mà chấp nhận cái chết, để đến ngày Chúa thương xót, Người sẽ trả con và các anh con cho mẹ”. Người con út đã vâng lời và khẳng khái nhận cái chết. Cuối cùng bà mẹ cũng chết theo các con.

Quý GM thương GH thương con chiên, nhưng dám chắc lòng thương của quý GM không thể hơn được tình thương của người mẹ này thương các con .Vậy hãy khuyên chúng tôi nên kính sợ Chúa và giữ giới răn của Ngài hơn là sợ hãi những tạo vật khác.

Còn nếu không được rước xách linh đình thì cũng không sao. Trên Thiên quốc chắc có những cuộc rước đông vui hơn và có Chúa và Mẹ Maria thật để chúng ta chiêm ngắm.

b. Các GM sợ hãi cho chính bản thân?

Điều này cũng hợp lý, là thọ tạo, ai mà chẳng có sự sợ hãi. Gương của các đầng tiền nhiệm sờ sờ ra đó. Tù tội, chết chóc như chơi. Còn nếu ôn hòa, tránh đối đầu thì dễ chịu lắm: Rước sách rình rang, mũ cao áo dài, được đưa đón trọng vọng cả phần đạo lẫn phần đời. Các chuyến xuất ngoại dễ dàng, thường xuyên v.v…

Đến đây lại xin giở sách Macabê quyển II, đoạn 6, chuyện kinh sư Elada. Ông đã chín mươi tuổi đầu, bị vua buộc phải ăn thịt heo (Luật Môisen cấm). Các người thi hành lệnh của vua vì thương ông lớn tuổi nên đã bảo ông rằng: “Chúng tôi cho mang thịt ông được phép ăn tới và ông ăn, giả vờ là ăn thịt heo. Chúng tôi sẽ báo với vua là ông đã vâng lời vua, như vậy ông sẽ thoát chết”. Ông đã khước từ và chịu mọi cực hình. Ông nói với lý hình: “Ở tuổi tôi, giả vờ là điều bất xứng, e rằng có nhiều thanh niên sẽ nghĩ là ông già E la da đã chín mươi tuổi đầu mà còn theo những lề thói dân ngoại. Rồi bởi tôi đã giả vờ và ham sống thêm một ít lâu nữa, nên họ bị lầm lạc vì tôi, còn tôi thì chuốc lấy vết nhơ và ô nhục cho tuổi già. Dù hiện nay tôi có tránh được hình phạt của người ta, thì sống hay chết tôi cũng sẽ không thoát khỏi bàn tay của Đấng Toàn Năng. Vậy giờ đây, khi can đảm từ giã cuộc đời, tôi sẽ tỏ ra xứng đáng với tuổi già”.

Con người ấy đã giã từ cuộc đời như thế đó. Cái chết của ông để lại không những cho các thanh niên, mà còn cho đại đa số dân chúng một tấm gương về lòng cao thượng và một hình ảnh đáng ghi nhớ về lòng trung thành.

Vậy, tuy có nhiều điều đáng sợ thật, nhưng xin quý GM đừng sợ và hãy làm gương cho chúng tôi.

2. Các GM trong HĐGMVN không muốn dính đến chính trị?

Sau những chuyện đáng tiếc xảy ra thời trung cổ, Hội Thánh Công Giáo La Mã đã dứt khoát không làm chính trị, không can dự vào các cuộc chiến tranh và phế lập ở Châu Âu. Hội Thánh Công Giáo La mã cũng cấm các Hội Thánh Công Giáo các địa phương không can dự vào việc tranh dành quyền hành ở nước mình. GHCGVN cũng vâng lời. Không can thiệp, không tranh chấp, không đảm nhiệm chức vụ trong chính quyền. Đây là một điều đúng đắn. Tuy nhiên vì quá sợ dây vào chính trị mà GHCGVN ít lâu nay không hề có ý kiến gì liên quan đến công bằng, bác ái, đến an nguy của đất nước. Thái độ mũ ni che tai này đã biến GH chúng ta thành một tập thể vô cảm trước những vấn đề lớn của xã hội, dân tộc. Qua những cuộc rước xách, phong giám mục, khai mạc Năm Thánh v.v… chúng ta tự phô bày như một tập thể vô tư, vui tươi, hớn hở với hàng đoàn GM mũ cao áo dài mới tinh, rực rỡ ai cũng đẹp đẽ, rạng rỡ, xưng tụng nhau những câu ngất trời và chúng ta hãnh diện vì Chúa ở cùng chúng ta. Giáo dân cũng vui tươi, ăn mặc đẹp và lòe loẹt, hớn hở … Kèn trống ầm ầm và “cùng nhau đi hồng binh” nữa chứ. Thật sự nhìn bề ngoài, các anh em không CG chẳng phân biệt nổi cuộc lễ cũa chúng ta và những cuộc cúng thần thành hoàng hoăc các cuộc rước đa thần khác.

Ở đây xin góp ý kiến. Không một hành vi nào của quý GM mà không mang tiếng là có một thái độ chính trị đâu. Khi ĐGM Ngô Quang Kiệt tuyên bố: ”Tôn Giáo là quyền, không phải là ân huệ xin – cho” thì ĐGM mang tiếng chống đối. Khi ĐTGM Nguyễn văn Nhơn kêu gọi giáo dân HN tham dự lễ hội “Mừng ngàn năm Thăng Long” thì ĐTGM mang tiếng ủng hộ, lấy lòng chính quyền.

Vậy xin hãy làm việc và tuyên bố theo lương tâm và nhiệm vụ, không sợ câu nói việc làm của Quý GM có ảnh hưởng thế nào đến chính trị. Mục đích cuộc đời của quý GM không phải là làm đẹp lòng ai, mà là để công bố tin mừng và phục vụ những anh em nhỏ bé nhất của Chúa Giêsu.

3. Các GM trong HĐGMVN muốn tha thứ cho anh em và tội của anh em?

Tha thứ cho anh em là luật buộc. Nếu có anh em nào xúc phạm đến ta, thì ta phải tha thứ. Nếu một người không xúc phạm ta, mà lại xử bất công với anh em khác. Ta khuyên nhủ nạn nhân tha thứ, nhưng nếu ta không nói phải quấy với người anh em phạm lỗi và nhất là không ngăn chặn họ tái phạm là ta đã lỗi đức bác ái với nạn nhân.

Là cương vị chủ chăn thì việc này càng rõ nét. Là những Ngôn sứ ( quý GM không thể thoái thác nhiệm vụ này) nhiệm vụ bênh vực sự thật, bênh vực công lý, bênh vực những người cô thế, những người không cất tiếng kêu được (vì kêu trời không thấu). Quý vị phải đứng bên công lý, đứng bên sự thật, đứng bên người thấp cổ bé miệng và lên tiếng thay họ, vì họ.

Đọc lại tin mừng ta thấy Chúa tha thứ và nhắc tội nhân: “Ta không kết tội con, hãy ra về và đừng phạm tội nữa”. Xin quý GM hãy cứ tha thứ cho tội nhân, nhưng hãy ghét tội của họ và ngăn đừng để họ phạm tội nữa (ít nhất là lên tiếng can gián ), nhất là khi họ phạm đến những anh em bé nhỏ của Chúa.

4. Các GM trong HĐGMVN muốn sống phúc âm trong lòng dân tộc?

Đây không phải là phát kiến mới, độc quyền của HĐGMVN.

Trong thư chung số 11, Cố Hồng Y Trịnh Như Khuê cũng đã kêu gọi Dân Chúa Yêu Thương Đồng Bào và thư chung số 3 ngày 1-11-1950 của ngài có câu : “Yêu nước, thời nay người ta nói đến rất nhiều, có khi Anh em không nói nhiều bằng người khác. Chúng ta hãy làm nhiều hơn nói”.

Cố Hồng Y Nguyễn văn Thuận đã làm một bài thơ về Tô Quốc, trong đó có câu:
    Là người Công Giáo Việt Nam,
    Con phải yêu Tổ Quốc gấp bội.
    Chúa dạy con, Hội Thánh bảo con.
    Cha mong giòng máu ái quốc,
    Sôi trào trong huyết quản con.
Các khái niệm yêu thương đồng bào, yêu nước, yêu tổ quốc, sống phúc âm trong lòng dân tộc khác nhau về chữ viết, nhưng ý nghĩa chung quy cũng rất gần nhau. Vậy sao lại có cách hành xử khác nhau giữa các vị Cố Hồng Y và các vị GM đương thời.

Có thể tìm hiểu theo ngữ nguyên:

Sống phúc âm là sống theo Tin Mừng của Chúa. Tóm gọn là sống kính mến Chúa và thương yêu đồng loại. Nếu muốn gọn thêm nữa thì là yêu thương đồng loại, kể cả người tội lỗi,như cách Chúa yêu.

Dân tộc Việt Nam gồm tất cả người Việt Nam sống trên lãnh thổ nước Việt Nam, không phân biệt sắc dân, không phân biệt chính kiến, không phân biệt tôn giáo, không phân biệt nam nữ, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt nguồn gốc (gốc Hoa, gốc Miên v.v…) và những người có dính líu đến nguồn gốc Việt Nam ở nước ngoài, mà vẫn còn muốn nhận mình là người Việt.

Trong lòng dân tộc: có nghĩa là ở trong dân tộc, chịu chia vui sẽ buồn, hy vọng, thất vọng, nỗ lực, thất bại, vinh quang, tủi nhục cùng dân tộc. Để dễ hiểu hơn ta có thể liên tưởng đến cụm từ: ”sống chung trong nhà”, người sống chung trong nhà chia sẻ hết mọi điều, vui buồn có nhau, hỗ trợ nhau, săn sóc nhau khi bệnh tật, bênh đỡ nhau khi có người đến bắt nạt người nhà.

Vậy sống phúc âm trong lòng dân tộc là sống với tinh thần yêu thương sẻ chia với dân tộc như Chúa yêu thương. Với cách ví “sống chung trong nhà” chúng tôi liên tưởng đến đời sống lứa đôi, từ đó lại nhớ đến sách Nhã Ca: Chúa yêu thương dân của Ngài đến nỗi Chúa gọi dân Ngài là Hiền Thê. Chúa Giêsu cũng nhận Hội Thánh Công Giáo như vậy.

Vậy khi nhận sống phúc âm giữa lòng dân tộc, GHCGVN như đã kết ước với dân tộc là sẽ lo lắng, yêu thương và sẻ chia mọi nỗi niềm với dân tộc và sẵn sàng hy sinh cho dân tộc như những người bạn đời hy sinh cho nhau.

Tuy nhiên cần có một định nghĩa đúng về “dân tộc”.

Dân tộc là dân tộc. Dân tộc không phải là một trong số các thành phần góp thành dân tộc. Ông A là ông A. Bàn tay của ông A không thể là ông A. Bàn tay ông A góp với những bộ phận khác của ông A họp thành ông A. Dân tộc Việt Nam có từ nhiều ngàn năm. Mỗi thời kỳ Dân Tộc Việt Nam lại có những thành phần khác để họp thành. Vì thế không thể nhầm ý chí của một thành phần dân tộc là ý chí của dân tộc. Không thể nói nếu không theo nhóm ông A là không theo dân tộc. Và cũng không thể nói nghe theo lời nhóm ông A là theo dân tộc.

Quý GM, xin quý GM hãy phân biệt kỹ điều này.

Vậy GHCG cần làm gì để sống phúc âm trong lòng dân tộc?

Điều này tưởng rắc rối (vì đang có sự bất đồng trong GHCGVN cũng vì câu hỏi trên)

Thật ra lại khá đơn giản . Theo chúng tôi chỉ cần thay chữ “dân tộc” vào chữ “người” ở trong điiều luật trọng nhất “mến Chúa yêu người”.

Chúng ta hãy mến Chúa và yêu dân tộc theo như Chúa dạy.

Thử áp dụng luật mến Chúa và yêu dân tộc vào thực tại: Giới luật của Chúa cấm giết người. Trước vấn nạn phá thai tràn lan. Nếu xét về tỷ lệ thì VN hiện đứng hạng nhất thế giới.Trên trang Sức Khỏe và Đời Sống (cơ quan ngôn luận của Bộ Y Tế VN) mỗi năm có từ 1,2 đến 1,6 triệu trường hợp phá thai ở nước ta, chưa kể những phòng phá thai chui. Theo niềm tin của đạo CG thì phá thai là một tội trọng vì giết người một cách đê hèn, giết người không thể tự vệ.

Vậy HĐGMVN đã làm gì? Rõ ràng một bộ phận lớn Dân Tộc bị tước đoạt quyền sống. Nhưng HĐGMVN chưa yêu dân tộc đủ để lên tiếng mạnh mẽ và lên tiếng bền bỉ để ngăn chặn cuộc tàn sát này. HĐGMVN cũng chưa có nỗ lực để thuyết phục các phụ nữ có thai vì lỡ lầm ngưng việc giết con mình và giúp đỡ họ nếu họ thay đổi ý giết con. Cũng chẳng có nỗ lực nào có tính cách hệ thống, (chẳng hạn của các Tòa GM) để đón nhận xác những nạn nhân bị bức tử này và chôn cất theo nghi lễ Công giáo (chôn xác kẻ chết là một điều được dạy trong “Thương xác bảy mối”). Ở đây chúng tôi xin tỏ lòng biết ơn nỗ lực của một số LM và tu sĩ DCCT cũng như các anh chị em rất nghèo (về tiền bạc) ở một số địa phương đã cố gắng thuyết phục các thai phụ không phá thai và giúp đỡ họ trong thời gian thai nghén và cũng nhận xác các thai nhi về chôn từ nhiều năm nay.

Trong kinh “Thương người có mười bốn mối” có: Cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc và cho khách đỗ nhà. Thực tế ở các địa phương trên cả nước, đã có quá nhiều nông dân bị mất đất canh tác, mất nhà cửa cho các dự án kinh tế, khu du lịch, khu công nghiệp và các dự án sân golf (quá nhiều dự án sân golf). Họ sẽ là những người không có thức ăn, không có nước uống, không có áo quần và cũng không có nhà (họ có được đền bù một ít tiền, nhưng không đất canh tác, không nghề, không đủ vốn liếng, hết tiền thì họ đi đâu? Và cả nước sẽ thiệt mất bao nhiêu lương thực (vì đất canh tác thành sân golf, khu du lịch v.v…). Dân tộc đang gặp cảnh cơ cực như thế, HĐGMVN đã và sẽ làm gì, ngoài mấy dòng góp ý từ mấy năm trước. Nói cho có nói vậy và buông trôi thì sao có thể nói chia ngọt sẻ bùi với dân tộc.

Môi trường sống của dân tộc, an ninh của đất nước đang tốt xấu ra sao? HĐGMVN có ý kiến gì không? Những người liệt lào, người tù tội trong cộng đoàn Dân Tộc của chúng ta có được an ủi bởi tuyên úy nhà thương, tuyên úy nhà giam hay không? Kinh “thương xác bảy mối” yêu cầu thăm viếng, an ủi những người này, nhưng có bao giờ HĐGMVN đã đặt vấn đề và đòi được lo cho họ ...

Đã thề nguyền sẻ chia, khổ sướng có nhau, sao HĐGMVN nỡ để Dân Tộc cô đơn một mình giữa những khó khăn như vậy.

Đến đây chúng tôi xin được ngừng bài góp ý vì nếu thêm nữa chúng tôi sẽ sa đà vào việc phê phán lê thê.

Một lần nữa chúng tôi xin lỗi nếu có điều gì thất thố, nhưng xin lặp lại trên đây là những điều được viết từ đáy lòng của một giáo dân Công Giáo Việt Nam và cũng là một người thuộc Dân Tộc Việt Nam, mong được thấy một HĐGMVN mạnh mẽ trung thành với Chúa và sống thật sự hiệp thông với Dân Tộc.

Kính chào Quý GM trong HĐGMVN.

Kính chúc bình an.

An Đức


Cắt cả đoạn, bứng cả câu và xén từng con chữ! - Phan Tường Vi

Phan Tường Vi

Cắt cả đoạn, bứng cả câu và xén từng con chữ trong bài của ký giả Kathy Chu

Mới đây, ký giả Kathy Chu viết bài “Kinh tế Việt Nam thu hút một số người rời Việt Nam trong thập niên 1970 giờ trở lại,” (Vietnam's economy lures some who left in the 1970s) được đăng trên tờ USA Today ngày 18 tháng Tám năm 2010. Chỉ mấy ngày sau đó, bài này đã được dịch sang tiếng Việt với tựa đề “Làn sóng người Việt về nước kinh doanh” đi trên vnexpress.net.

Người dịch, tên Hà Thu, đã cắt nhiều đoạn và xén nhiều chữ trong nguyên bản. Điều này vi phạm một trong những nguyên tắc cơ bản nhất trong ngành truyền thông là không tôn trọng sự trung thực, thứ nhì là không tôn trọng tác giả và sau cùng nhưng quan trọng nhất là coi thường độc giả.

Sự cắt xén, xào nấu này là do người dịch Hà Thu, hay Tổng Biên tập báo vnexpress.net, hay chính sách của Ban Tuyên giáo đảng Cộng sản Việt Nam? Khó mà có được câu trả lời thoả đáng. Chỉ biết, vnexpress.net là một báo mạng nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước Cộng sản Việt Nam; có nghĩa, là một tờ báo theo lề phải. Phải đến nỗi gọt nhẵn nhụi một số đoạn nói về những sai lầm mắc phải của nhà nước Cộng sản Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện nay.

Mời bạn đọc theo dõi hai bài báo theo ‘links’ ở cuối bài để so sánh. Riêng cho những bạn đọc không có nhiều thì giờ, xin được trình bày những đoạn “báo lề phải” đã cắt, và đã “xào nấu” nguyên bản như thế nào.

Đoạn đầu tiên trong nguyên bản của Kathy Chu bị Hà Thu cắt đi trong bản tiếng Việt đăng trên vnexpress.net là câu mở đầu như sau:

“At age 9, Johnny Tri Nguyen fled by fishing boat from this war-torn land of re-education camps and rationed food. He and his family were captured twice — and jailed — before finally escaping and establishing a life for themselves in California.”

Tạm dịch:

“Mới 9 tuổi, trên một chiếc tàu đánh cá, Johnny Trí Nguyễn đã rời đất nước vốn đã tan nát vì chiến tranh nay là vùng đất của những trại tù cải tạo và tem phiếu, sổ gạo. Trí và gia đình đã bị bắt hai lần – và bị tù - trước khi họ đào thoát thành công và tái lập cuộc đời cho chính họ ở California.”

Trong đoạn bị cắt thứ nhì, Kathy Chu nhắc lại cho độc giả một giai đoạn sau 1975, nguyên văn như sau:

“The fall of South Vietnam to the communist North in 1975 left the country bound by a totalitarian regime that stripped many people of their land and businesses. The legacy of the war and the party's clampdown on free markets was rampant poverty. Change came in the mid-1980s, when Vietnam instituted reforms called doi moi that opened up the economy to foreign investment and introduced some forms of capitalism.”

Tạm dịch:

“Sự kiện miền Nam mất vào tay miền Bắc cộng sản năm 1975 đã đưa cả đất nước vào một chế độ độc tài toàn trị. Chế độ mới đã cướp đi đất đai và phương tiện kinh doanh của nhiều người. Di sản chiến tranh cộng với sự phá bỏ thị trường tự do của đảng (Cộng sản Việt Nam) là nghèo đói kiệt quệ. Sự thay đổi chính sách vào giữa thập niên 1980, khi Việt Nam tiến hành cải cách gọi là ‘đổi mới’, mở rộng nền kinh tế cho ngoại quốc đầu tư và đưa vào đó một số dạng thức của chủ nghĩa tư bản.”

Sài Gòn về đêm và nhìn gần. Nguồn: Onthenet
Đoạn thứ ba cũng hoàn toàn bị cắt trong bản dịch của Hà Thu:

“Oppression and lack of religious and political freedoms are also causing concern among some of the Viet Kieu. Some people interviewed said they felt constrained about discussing injustices for fear of offending the government and inviting actions against them or their businesses. The U.S. State Department has criticized Vietnam for its jailing of political opponents and especially Catholic priests and bloggers who speak out in favor of the kinds of basic freedoms the Viet Kieu have enjoyed in the West. The Viet Kieu, because they have citizenship elsewhere, generally enjoy more freedoms than Vietnam's citizens.

"The progress made on the economic front has not transferred in any way to human rights," says Phil Robertson, deputy director for Human Rights Watch's Asia division. "There are still significant restrictions on freedom of association and independent trade unions, and the government uses very broad national security legislation to go after dissidents.”

Tạm dịch:

“Sự đàn áp và thiếu vắng tự do chính trị cũng như tôn giáo cũng làm cho Việt Kiều quan tâm. Một số người khi được phỏng vấn nói rằng họ cảm thấy phải cố gượm lại không nói về những bất công, vì sợ đụng chạm đến nhà nước và không khác chi rước tai họa đến cho họ cũng như việc làm ăn của họ. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ trích Việt Nam vì đã bỏ tù những người đối lập chính trị và đặc biệt là những tu sĩ Thiên Chúa giáo và những bloggers, những người lên tiếng ủng hộ, cổ xúy cho những tự do căn bản mà Việt Kiều được hưởng ở phương Tây. Việt Kiều, vì họ mang quốc tịch nước khác, thường hưởng được hưởng nhiều tự do hơn công dân Việt Nam.

“Những thành tựu đạt được trong lãnh vực kinh tế đã không thấy trong lãnh vực nhân quyền,” phó giám đốc của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đặc trách Á châu ông Phil Robertson nói. “Vẫn có nhiều hạn chế lớn lao về tự do lập hội và nghiệp đoàn độc lập, và nhà nước dùng luật an ninh quốc gia một cách mơ hồ để bắt những người bất đồng chính kiến.”

Đó là cắt từng đoạn, và giờ là ngắt từng câu, khi Kathy Chu nói về một Việt Kiều hiện đã về sống ở Việt Nam là ông Nguyễn Quí Đức. Bà viết: “Nguyen Qui Duc, who moved to Hanoi and started Tadioto bar and art gallery, doesn't enjoy the same creative freedoms in Vietnam — a country where state censorship is widespread — that he had as a journalist and as an artist in the United States. Duc, who once hosted a radio show on Asian affairs in the United States, says he has learned to work within the system in Vietnam.

Tạm dịch:

“Nguyễn Quí Đức, người trở về Hà Nội và mở quán rượu Tadioto và một phòng triển lãm tranh, đã không có được cùng sự tự do sáng tạo ở Việt Nam – nơi mà sự kiểm duyệt của nhà nước có mặt khắp mọi nơi - một sự tự do sáng tạo mà ông Đức như một nhà báo và một nghệ sĩ ở Hoa Kỳ đã từng hưởng.”

Thế nhưng, bản dịch của Hà Thu như sau:

“Nguyễn Quý Đức đã đến Hà Nội và mở khu triển lãm kèm quán bar Tadioto. Nhưng anh vẫn thấy thiếu sự tự do sáng tạo so với nước Mỹ.”

Tại sao lại cắt mất điều ký giả Kathy viết: “Việt Nam – nơi mà sự kiểm duyệt của nhà nước có mặt khắp mọi nơi”? Đó không là một sự thật sao?

Sài Gòn ban ngày ban mặt và nhìn thật gần. Nguồn: Onthenet
Không những đoạn, câu mà ngay cả con chữ cũng còn bị xén, như trong đoạn ký giả Kathy Chu viết về lý do làm người Việt vượt biên 35 năm trước đây, bà viết:

“Khi cuộc Chiến tranh Việt Nam chấm dứt 35 năm trước đây, hằng triệu người đã rời cái đất nước cộng sản mà sự phát triển gặp phải khó khăn vì chiến tranh, trấn áp và bất định để tìm kiếm một đời sống tốt đẹp hơn cho chính mình và con cái của họ ở Hoa Kỳ, Gia Nã Đại và châu Âu.”

Nhưng trong bản dịch của Hà Thu, chữ trấn áp – oppression – một con chữ trong một câu dài chưa tới bốn chục chữ đã bị xén mất. Nhưng phải chăng sự trấn áp đó là sự thật, khi hằng trăm ngàn người làm việc cho chính quyền miền Nam trước đây bị đi tù cải tạo, gia đình họ bị đưa đi kinh tế mới, chính sách cải tạo công thương nghiệp ngăn sông cấm chợ, lùa nông dân vào hợp tác xã … làm đời sống người dân đi đến tận cùng của nghèo đói. Sự trấn áp người dân qua chế độ hộ khẩu, tem phiếu, công an khu vực, lý lịch … và những sai lầm mắc phải trong giai đoạn đó giờ đã qua rồi. Sai lầm đã được thay đổi, nền kinh tế Việt Nam giờ đây tốt đẹp hơn nhiều so với thời 1975-1980. Tại sao không thừa nhận những sai lầm một cách thẳng thắn?

Những điều ký giả Kathy Chu viết có thể đúng hoặc sai, nhưng sự phán xét cuối cùng thuộc về độc giả. Người dịch Hà Thu và vnexpress.vn không nên cắt từng đoạn, xén từng câu và thậm chí chỉ một con chữ như thế. Vừa không tôn trọng tác giả, vừa coi thường độc giả.

Một cung cách làm văn hoá qua chuyện cắt, xén, đục, đẽo ba rọi như thế này, một lần nữa, nó thể hiện một cái trí tuệ lùn – lùn xịt, lùn tịt, lùn tè - của nền báo chí lề phải của nhà nước Cộng sản Việt Nam

Phan Tường Vi
---------------
    http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/08/3BA1F8B4/

    Làn sóng người Việt về nước kinh doanh

    Từng chứng kiến nhiều cảnh tượng vô cùng đau thương, nhưng Johnny Trí Nguyễn vẫn hy vọng vào tương lai tươi sáng của đất nước mình. Và sau 17 năm sống trên đất Mỹ, anh đã trở về.

    Anh nói: “Rất nhiều thứ đã thay đổi, và tất cả lý do buộc chúng tôi rời khỏi đây đã không còn tồn tại nữa. Giờ tôi lại thấy sống ở đây rất thoải mái”. Anh là một cascadeur ở Mỹ, từng tham gia đóng thế cho nhân vật chính trong bộ phim Người nhện. Ở Việt Nam, anh cũng là một diễn viên kiêm nhà sản xuất phim nổi tiếng qua bộ phim Dòng máu anh hùng.

    35 năm về trước, hàng triệu người Việt Nam đã rời khỏi đất nước đầy bất ổn và chịu ảnh hưởng nặng nề về kinh tế sau chiến tranh, để tìm kiếm một cuộc sống mới tươi đẹp hơn cho mình ở Mỹ, Canada và châu Âu. Johnny Trí Nguyễn cũng theo gia đình sang Mỹ trên một chiếc tàu cá để rời xa mảnh đất nghèo khó bị chiến tranh tàn phá, khi anh mới 9 tuổi.

    Thế nhưng ngày nay, nhiều người ra đi vào những năm ấy lại đang nhìn Việt Nam như một mảnh đất màu mỡ đầy cơ hội. Mỗi năm, có ít nhất 500.000 Việt kiều đã quay trở lại.

    Ông Nguyễn Mạnh Hùng, giáo sư trường Đại học George Mason ở Fairfax, Virginia nói: “Sự cải tổ và phát triển kinh tế ở Việt Nam cũng như cuộc suy thoái tại Mỹ có thể là một phần nguyên do tại sao ngày càng nhiều Việt kiều quay trở về quê hương. Dĩ nhiên là cũng có nguyên do về tình cảm nữa, đó là cảm xúc được trở về với văn hóa và lối sống quen thuộc”.

    Sự trở về của các Việt kiều tại Mỹ xảy ra trong bối cảnh Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục nới lỏng việc kiểm soát kinh tế trong nỗ lực nâng cao chất lượng sống tại đây. Hiện nay, Việt Nam là một trong số những nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á. Và theo hãng PricewaterhouseCoopers, có lẽ Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế mới nổi phát triển nhanh nhất, dựa trên tốc độ phát triển trong thời kì 2007 – 2050.

    Trong số những người quay về, có nhiều người trước đây từng liều mạng để trốn đi. Bà Đặng Tuyết Mai là vợ của cựu thủ tướng Việt Nam cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ. Bà sang Mỹ bằng máy bay chỉ hai ngày sau khi chiến tranh chấm dứt. Sau 30 năm, bà quay về Việt Nam và mở một quán phở. Bà nói: “Cảm xúc của tôi rất lẫn lộn. Nhưng một khi đã là người Việt Nam, thì ai cũng mong được quay về nơi chôn rau cắt rốn của mình”.

    Giờ ăn trưa tại nhà hàng Phở Ta của bà tại TP HCM đông nghẹt các doanh nhân Việt Nam. Những bát phở nghi ngút khói được đặt ngay trước mặt họ cùng với với rau sống để ăn kèm với nước dùng. Ở một đất nước mà phở trở nên quá đỗi phổ biến như hamburger của Mỹ, thì phở của bà lại trở nên nổi bật vì sợi phở tự làm, ít béo và nước dùng thì được đun sôi bằng lửa nhỏ suốt 12 giờ. Bà kể quán từng tiếp cả quan chức cao cấp của chính phủ.

    Bà Mai là một trong số những người nổi tiếng có nhan sắc ở Việt Nam vào những năm 1960 khi còn là tiếp viên hàng không. Kể cả bây giờ, cũng có rất nhiều người đến đây chỉ với mục đích là nhìn tận mắt vẻ đẹp của bà. Bà cũng hy vọng một ngày nào đó, bộ trưởng ngoại giao Mỹ Hillary Clinton sẽ ghé thăm nhà hàng của mình vì “Tôi thật sự ngưỡng mộ và muốn bắt tay với bà ấy”.

    Bà Clinton đã đến Hà Nội vào tháng 7 vừa rồi để tham dự một cuộc họp của ASEAN nhưng không dừng chân tại TP HCM. Ở đây còn có một quán phở khác với tên gọi Phở 2000 thu hút được rất nhiều thực khách, quán phở này còn có khẩu hiệu: “Phở cho tổng thống” sau khi tổng thống Mỹ Bill Clinton ghé vào dùng bữa tại đây 10 năm trước.

    Giống như nhiều người quay về khác, bà Mai chưa có ý định ở hẳn Việt Nam. Mỗi năm bà vẫn sang California sống cùng con gái và cháu ngoại 3 tháng. Khả năng sống đồng thời tại 2 quốc gia và hòa hợp với cả 2 nền văn hóa đối với bà là không phù hợp vì phải di chuyển khá nhiều.

    Nhưng đối với những Việt kiều như anh Trung Dũng – người sáng lập ra Công ty thanh toán điện tử Mobivi, sự tự do này lại là một điều hạnh phúc. Anh nói: “Tôi có được những gì tốt nhất từ cả hai thế giới”. Anh dành tới 80% thời gian của mình ở Việt nam và 20% còn lại sống với con trai và các chị tại California.

    Điểm thu hút nhất ở Việt Nam chính là cảm giác như ở nhà. Nhưng những doanh nhân như anh cũng bị hấp dẫn bởi cơ hội kinh doanh tại một quốc gia thuộc thế giới thứ ba đang chuyển dịch thành một trong số những nền kinh tế triển vọng nhất khu vực. Anh cũng đánh cược rằng khi kinh tế bùng nổ, phần lớn tiền mặt trong xã hội sẽ được chuyển vào hệ thống thanh toán điện tử, và việc này sẽ rất có lợi cho những công ty như anh.

    “Tôi đã rất may mắn khi chứng kiến sự bùng nổ của Internet tại Mỹ và đó là khoảng thời gian tuyệt vời đối với những người trong lĩnh vực công nghệ cao”, anh nói. Dũng trở thành tỷ phú trong độ tuổi 30 khi bán công ty phần mềm OnDisplay của mình cho tập đoàn Vignette ở bang Texas. Anh cho biết việc tương tự cũng đang diễn ra ở Việt Nam và anh mới đang ở giai đoạn đầu cho việc tạo ra những thứ sẽ tồn tại lâu dài ở đây.

    Khi Việt kiều đổ xô về Việt Nam, chính phủ cũng khuyến khích họ khởi nghiệp và mua bất động sản để tăng cường nền kinh tế. Họ cũng đẩy mạnh nỗ lực thu hút các công ty nước ngoài. Các công ty của Mỹ như Intel hay General Electric cũng đã có mặt ở Việt Nam và một số khác thì đang trong giai đoạn thăm dò. Họ bị hấp dẫn bởi trình độ giáo dục cao, sự điêu luyện và sức trẻ của lao động tại đây (một phần tư dân số Việt Nam dưới 15 tuổi).

    Thuy Vo Dang, một học giả tại Trung tâm nghiên cứu châu Á của của Đại học California tin rằng sự thành công của chính phủ Việt Nam trong việc thu hút Việt kiều phụ thuộc một phần vào khả năng “vượt qua được những căng thẳng tồn tại giữa cộng đồng hải ngoại và người dân trong nước”.

    Bà nhấn mạnh đó là một yếu tố để thu hút, nhưng chính phủ cũng phải sớm giải quyết tệ nạn tham nhũng đang hoành hành tràn lan ở đây.

    Tổ chức Transparency International đã xếp Việt Nam là một trong số những nước tham nhũng nhất thế giới năm 2009 với vị trí 120/180 nước có trong danh sách.

    Theo Heritage Foundation – một nhóm cố vấn kinh tế tại Washington, các hợp đồng bất động sản, xây dựng đều bị cáo buộc dính dáng đến hối lộ, môi trường kinh doanh không minh bạch và hệ thống pháp lý bị cản trở bởi tham nhũng.

    Một lượng lớn Việt kiều đầu tư vào Việt Nam sẽ tạo thêm nhiều việc làm và tăng sức mạnh cho nền kinh tế. Nhưng Vo Dang cảnh báo rằng thay vì để giải quyết khó khăn, thì việc đầu tư mù quáng vào quê nhà lại có thể gây ra nhiều vấn đề khác.

    Tuy nhiên, sức hút của quê hương vẫn hết sức mạnh mẽ đối với một số Việt kiều. Johnny Trí Nguyễn nhớ rằng sau chiến tranh, gia đình anh nghèo đến nỗi anh phải tự làm đồ chơi cho mình bằng đất sét đào được ở cái ao gần nhà. Nhưng lần đầu tiên trở về Việt Nam, cái mà anh nhìn thấy không phải là dấu tích của chiến tranh, mà là cảnh quê hương tươi đẹp. Anh nhận xét: “Triển vọng làm phim ở đây rất sáng sủa”. Và trong một ngày hè oi ả của tháng 7, giữa những bãi đá cổ Ninh Bình, anh rể của Johnny Trí Nguyễn – nhà làm phim Jimmy Nghiêm Phạm, cũng đang tìm kiếm cơ hội làm phim ở đây.

    Trong bộ phim hợp tác với Việt Nam mang tên Khát vọng Thăng Long – một bộ phim để kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội – Jimmy Nghiêm Phạm đã miêu tả Việt Nam như một “mảnh đất đầy cơ hội” cho các nhà làm phim khác. Anh nói: “Nếu bạn không có nhiều tiền, thì Việt Nam là nơi tốt nhất để làm phim”. Anh từng tốt nghiệp một trường dạy làm phim tại California và đã sống tại nam California – nơi có đông đảo Việt kiều – được hơn 10 năm rồi. Anh gắn bó với cả hai đất nước, nhưng anh nói: “Nếu sự nghiệp của tôi có tiến triển tốt, thì tôi sẽ ở lại đây”.

    Với Henrry Hoàng Nguyễn, sự gắn bó với Việt Nam thậm chí còn mạnh hơn nhiều so với Mỹ. Năm 2001, anh được nhận vào làm tư vấn viên cho McKinsey & Associates ở New York, nhưng ngày làm việc đã bị trì hoãn tới 6 tháng vì tàn tích mà sự bùng nổ của Internet để lại cho nền kinh tế. Điều này đã tạo cơ hội cho anh khám phá thị trường viễn thông mới nổi của Việt Nam. 9 năm trôi qua, giờ anh đã là Tổng giám đốc điều hành của IDG Ventures Việt Nam – một quỹ đầu tư mạo hiểm chuyên về công nghệ và truyền thông với số vốn ban đầu lên đến 100 triệu USD. Anh đã lấy vợ Việt Nam và vợ anh cũng không có ý định rời khỏi quê hương.

    Anh cho biết: “Tôi không hề bị đè nặng bởi những cảm xúc tiêu cực, tôi chỉ thấy mình vô cùng gắn bó và yêu mến đất nước mình”.

    David Thái cũng cảm nhận được điều tương tự. Anh lớn lên ở Seattle nhưng đã quay trở về quê hương để học văn hóa Việt. Và chính những cơ hội kinh doanh đã níu chân anh ở lại đây, đó chính là chuỗi cửa hàng Highlands Coffee và Hard Rock Cafe.

    Tất nhiên, không phải Việt kiều nào cũng thành công khi kinh doanh tại Việt Nam. Nguyễn Quý Đức đã đến Hà Nội và mở khu triển lãm kèm quán bar Tadioto. Nhưng anh vẫn thấy thiếu sự tự do sáng tạo so với nước Mỹ. Anh đã từng làm chủ một chương trình radio về các vấn đề tại châu Á và anh cũng đang học để thích nghi được với hệ thống ở đây.

    Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng anh Đức vẫn rất vui khi quay về vì nó cho phép anh khám phá ra sự đơn giản của cuộc sống. Anh tâm sự: “Tôi đã 50 tuổi rồi và tôi vẫn đang đi xe máy. Ở Mỹ, tôi cảm thấy thật mệt mỏi khi sống một cuộc sống mà chẳng bao giờ nói chuyện được với hàng xóm, tôi thích cuộc sống ở đây vì có thể đi dạo trên đường và bắt chuyện với mọi người”.

    Hà Thu (theo USA Today)
    ---------------

    http://www.usatoday.com/money/world/2010-08-18-1Avietnam18_CV_N.htm

    Vietnam's economy lures some who left in the 1970s
    By Kathy Chu, USA TODAY

    HO CHI MINH CITY, Vietnam — At age 9, Johnny Tri Nguyen fled by fishing boat from this war-torn land of re-education camps and rationed food. He and his family were captured twice — and jailed — before finally escaping and establishing a life for themselves in California.

    Despite the harrowing experience, he holds little bitterness, just hope, for his homeland. After 17 years in the USA, he returned to Vietnam to make a movie based loosely on his grandfather's life.

    "Much has changed, and the whole reason we left in the first place is no longer there," says Nguyen, a Vietnamese actor and filmmaker known for his role in The Rebel, along with his stunt work in movies such as Spider-Man. "I find it very comfortable to live here now."

    When the Vietnam War ended 35 years ago, millions of Vietnamese fled a communist country whose growth had been stymied by war, oppression and uncertainty, seeking a better life for themselves and their children in the USA, Canada and Europe.

    Today, some of those who left years ago now look at Vietnam as a land of opportunity. At least 500,000 Viet Kieu, as they are known, return every year to this nation of 86 million, some to stay.

    "Vietnam's economic reforms and growth as well as the recent economic downturn in America may be part of the reason" why a growing number of Viet Kieu are returning to the country, says Nguyen Manh Hung, a professor at George Mason University in Fairfax, Va. "There is a sentimental reason, too: the feeling of being at home in a familiar culture with a familiar way of life," he says.

    REMITTANCES: Vietnamese abroad send money

    The return here of some Vietnamese-Americans comes as the Communist Party that runs Vietnam continues to loosen state controls on the economy in an attempt to boost the standard of living here.

    The fall of South Vietnam to the communist North in 1975 left the country bound by a totalitarian regime that stripped many people of their land and businesses. The legacy of the war and the party's clampdown on free markets was rampant poverty. Change came in the mid-1980s, when Vietnam instituted reforms called doi moi that opened up the economy to foreign investment and introduced some forms of capitalism.

    Today, Vietnam's economy is the one of the fastest-growing in Asia. It may eventually claim the mantle of the fastest-growing emerging economy, based on its growth between 2007 and 2050, according to PricewaterhouseCoopers, the financial advisory firm.

    'The best of both worlds'

    Some of those returning are people who risked their lives to leave.

    Dang Tuyet Mai, who once was married to a former South Vietnamese prime minister, Nguyen Cao Ky, escaped by plane two days before the war ended. After three decades in the USA, Dang ventured back to her homeland to open a noodle shop.

    "It's a mixed feeling being here," admits Dang, whose former husband was a prominent figure in South Vietnam's fight against communism. "But when you are Vietnamese, you always think of going back to the country where you were born."

    During lunch time at her restaurant, Pho Ta, in downtown Ho Chi Minh City, the tables teem with Vietnamese businessmen and women. Steaming bowls of noodles are placed before them along with heaping mounds of fresh vegetables to dunk into the anise-scented broth.

    In a country where a bowl of pho can be found as easily as a hamburger in the States, Dang says hers stands out because of the homemade noodles, low fat content and a broth simmered over a low flame for 12 hours. "Even the Prime Minister of Vietnam (Nguyen Tan Dung) has eaten at my store," says Dang, whose beauty first captivated the country in the 1960s when she was an Air Vietnam stewardess. Even today, some customers are drawn to Pho Ta to catch a glimpse of her. Dang is hoping the next celebrity to grace the restaurant will be Secretary of State Hillary Rodham Clinton. "I really admire her, and I want to shake her hand," Dang says.

    Clinton came to Hanoi in July for a meeting of the Association of Southeast Asian Nations but didn't end up stopping by Ho Chi Minh City. Another local establishment, Pho 2000, gained followers and a new slogan, "Pho for the President," after then-president Bill Clinton sampled a bowl there 10 years ago.

    Like many new returnees, Dang hasn't committed to living full-time in Vietnam but spends a quarter of the year in Southern California with her daughter and granddaughters.

    Her ability to live in two countries — and to juggle dual cultures — isn't suitable for the travel weary or the weak of heart. But for Viet Kieus such as Trung Dung, the founder of electronic payments company Mobivi, this freedom is a blessing.

    "I have the best of both worlds," says Dung, 43, who spends up to 80% of his time in Vietnam and the rest in California, where his son and sisters live.

    The main draw of Vietnam, he says, is that it feels like home. But entrepreneurs like him also are captivated by the business opportunities stemming from a third-world country transitioning into one of the region's most promising economic powerhouses. Dung is betting that as the country booms, its largely cash society will transition to electronic payments, benefiting companies such as Mobivi.

    "I was very fortunate in witnessing the Internet revolution (in the USA), and it was an incredible time to be in the Silicon Valley," says Dung, who became a billionaire in his 30s after selling his software company, OnDisplay, to Austin-based Vignette Corp. "The same thing is happening in Vietnam. We're at the very early phase of creating things that will be here for a long time."

    'The culture is so rich'

    As Viet Kieu flock to Vietnam, the government is encouraging them to start up businesses and buy real estate to power the economy. It's also stepping up efforts to attract foreign companies. U.S. companies including Intel and General Electric have already established a presence here, and others are exploring the possibility, attracted partly by Vietnam's highly educated, skilled and young population (a quarter of residents are under 15).

    Thuy Vo Dang, a visiting scholar at UCLA's Asian American Studies Center, believes the success of the government's efforts to woo Viet Kieu will depend partly on its ability "to overcome the tension that still exists between the overseas community and the country."

    "It's one thing to welcome visitors," she notes, but the government needs to address corruption, which is widespread and entrenched in Vietnam.

    Transparency International's Corruption Perceptions Index of 2009, based on surveys of international businesspeople, considers Vietnam one of the world's most corrupt countries, with a ranking of 120 out of 180 countries.

    Property, construction and government contracts are reportedly riddled with bribery, according to the Heritage Foundation, a conservative think tank in Washington. The regulatory environment is not transparent and Vietnam's legal system is not independent and hindered by corruption, it said.

    Oppression and lack of religious and political freedoms are also causing concern among some of the Viet Kieu. Some people interviewed said they felt constrained about discussing injustices for fear of offending the government and inviting actions against them or their businesses. The U.S. State Department has criticized Vietnam for its jailing of political opponents and especially Catholic priests and bloggers who speak out in favor of the kinds of basic freedoms the Viet Kieu have enjoyed in the West. The Viet Kieu, because they have citizenship elsewhere, generally enjoy more freedoms than Vietnam's citizens.

    "The progress made on the economic front has not transferred in any way to human rights," says Phil Robertson, deputy director for Human Rights Watch's Asia division. "There are still significant restrictions on freedom of association and independent trade unions, and the government uses very broad national security legislation to go after dissidents."

    As a growing number of Viet Kieu invest in Vietnam, it's creating jobs and fueling the country's economy. But the investment may also be seen as "condoning the government's lack of freedoms for the country," Vo Dang warns. "Blind investment in the homeland could, in fact, create more problems than it solves."

    Yet the lure of their homeland is so powerful that for some Viet Kieu, it trumps memories, beliefs and politics.

    Nguyen, the actor, remembers his family being so poor after the Vietnam War that he had to make his own toys from clay he dug up from nearby ponds.

    But what struck Nguyen when he first returned to Vietnam was not the vestiges of war lingering in every city's memorials to the departed, but the connection he felt to the country and its beautiful scenery. "This culture is so rich in cinematic" promise, he says.

    On a sweltering July day, amid the ancient rock formations of Ninh Binh province in northern Vietnam, Nguyen's brother-in-law, filmmaker Jimmy Nghiem Pham, seeks to capitalize on this cinematic promise.

    Between scenes of a new movie he's helping produce —Khat Vong Thang Long, a film that commemorates the 1,000-year anniversary of the nation's capital moving to Hanoi and is being made in cooperation with the government — Pham describes how Vietnam has become a "land of opportunity" for independent filmmakers.

    "If you don't have a lot of money, Vietnam is the best place to make a movie," says Pham, whose budgets have ranged from $15,000 to $1.6 million.

    A graduate of the film school at Cal State Long Beach, Pham lived in Southern California — home to one of the largest Vietnamese populations in the USA — for more than a decade before returning to Vietnam. He feels strong ties to both countries, but says matter-of-factly that "if my movie career is better, then I will stay here."

    For Henry Hoang Nguyen, his ties to Vietnam are becoming more compelling than those to the USA.

    In the spring of 2001, Hoang Nguyen, 37, landed a New York-based consulting job for McKinsey & Associates that was to begin in the fall. But the start date was delayed by six months because of the economic hangover from the Internet bust. This gave him time to explore opportunities in Vietnam's emerging telecom sector.

    Nine years and a few business opportunities later, Hoang Nguyen is now managing general partner of IDG Ventures, a $100 million venture capital fund focused on technology, media and telecom investments in Vietnam. He has married a Vietnamese woman who has no intention of leaving the country. And the former "all-American" kid is proudly rediscovering his extended family and his heritage.

    Being a generation removed from the war has given him an unvarnished appreciation for Vietnam — free from painful memories still in the minds of previous generations. "I don't carry any burdens or feelings of negativity," says Hoang Nguyen, whose parents left Saigon, the name locals still use to refer to Ho Chi Minh City, long before he was old enough to remember life there. "I just feel a real strong attachment and patriotism for Vietnam."

    Such feelings are also felt by Viet Kieu David Thai, an entrepreneur who once dreamed about being a basketball player or snowboarder.

    Thai grew up in Seattle but came back to the country he left as a toddler to study Vietnamese civilization. Business opportunities conspired to keep him here, including the launch of a Starbucks-like chain, Highlands Coffee, and of American icon Hard Rock Cafe in Vietnam.

    Coming from Seattle, "I missed good coffee," he says. But the overarching business goal, adds Thai, is "to build a national brand, to make Vietnam known for investment and business."

    Yet for every tale of business success in Vietnam, there's another tale of failure in a market laden with government restrictions. And for those who choose to live and work in this country, there are compromises to be made.

    Nguyen Qui Duc, who moved to Hanoi and started Tadioto bar and art gallery, doesn't enjoy the same creative freedoms in Vietnam — a country where state censorship is widespread — that he had as a journalist and as an artist in the United States. Duc, who once hosted a radio show on Asian affairs in the United States, says he has learned to work within the system in Vietnam.

    "I can't change the system, but I work with artists to express themselves," he says. "Freedom of expression is getting better in Vietnam."

    Despite the challenges, Nguyen Qui Duc says he's glad he moved back because it has allowed him to rediscover the simplicity of life.

    "I'm 50 years old, and I'm riding a motorcycle," he says. "In the States, I was tired of living a life where I never talked to my neighbors. I prefer life here where you can walk down the street and talk to people."

Tần Thuỷ Hoàng, Lý Tư, Bày Chó và Khúc Xương - Bác sĩ Vũ Linh Huy

Bác sĩ Vũ Linh Huy
    Thưa Quý vị và các bạn thân mến,
Tần Thuỷ Hoàng thống nhất nước Tàu nhưng giới trí thức thời bấy giờ không ưa nhà vua và chế độ mới nên tìm cách lật đổ. Tần Thuỷ Hoàng đâm lo. Thừa tướng Lý Tư bèn tâu rằng: “Bệ hạ cứ nhìn lũ chó cuả bệ hạ đây, lúc bình thường thì chúng quấn quýt, đùa dỡn vui vẻ với nhau, nhưng hễ ném cho chúng một khúc xương là chúng quay lại cắn nhau ngay. Vậy bệ hạ cứ trao cho tôi ít lượng vàng, tôi sẽ làm cho bọn nho sĩ cắn giết nhau y như chó vậy” Tần Thuỷ Hoàng trao vàng cho Lý Tư. Lý Tư đem vàng tặng các nho sĩ. Từ khi có vàng, bọn nho sĩ quay ra nghi ngờ nhau, đấu đá nhau, rồi tố cáo lẫn nhau. Tần Thuỷ Hoàng thưà dịp bắt hết bọn họ đem chôn sống hoặc đẩy ra biển cả …

Nhìn vào Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, thấy các giám mục huà nhau nghe theo cộng sản loại bỏ Đức TGM Ngô Quang Kiệt, rồi Đại Hội Dân Chuá, cũng theo lệnh cộng sản loại bỏ Dòng Chuá Cứu Thế Việt Nam, tôi không thể không nghĩ tới câu truyện bày chó và khúc xương cuả Lý Tư. Vậy xin có hai bài “thơ khúc xương” kính gửi quý vị và các bạn đọc cho vui:

Trân trọng cám ơn quý vị và các bạn:
    Thơ “khúc xương”

    Bài số một:

      KHÚC XƯƠNG MŨ GẬY

      Khúc xương “mũ gậy” lớn cỡ nào,
      Khiến cho giám mục loại trừ nhau?
      Khúm núm cúi đầu thờ Đảng kỹ;
      Vênh vang vung cẳng đạp nhau đau.

      Chẳng thèm ghé mắt “người bị cướp”;
      Gác bỏ ngoài tai “một ngựa đau”.
      Có Đảng ta mới thành giám mục,
      Thân này quyết nhớ mãi ơn sâu!

    Bài số hai:

      KHÚC XƯƠNG ĐẠI HỘI

      Khúc xương Đại Hội lớn quá đà,
      Khiến cho Dân Chuá loại nhau ra.
      Thánh Giá Đồng Chiêm, sao cứ bới?
      Nghiã Địa Cồn Dầu lại lu loa?

      Tổng Kiệt “giở người” không dẹp bỏ?
      Cụ Thuyên “già lú” vẫn ngợi ca?
      Dân Chuá “đồng hành cùng dân tộc”
      Ưa chi Cứu Thế với Thái Hà!

    Boston, ngày 17 tháng 9 năm 2010

    Bác sĩ Vũ Linh Huy
    Carney Hospital
    Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ.


Tam vô của Hồ chí Minh - Nguyễn Thanh Ty

Nguyễn Thanh Ty

Vào đầu thế kỷ thứ 19, nước An Nam sắp đến thời kỳ hạ ngươn tận diệt nên ở làng Đai Khố mới nảy sinh ra một quái nhân để tàn hại đất nước này. Làng này trước kia có tên là Kim Liên nhưng đa số dân trong làng quá nghèo khó, không có ruộng đất, chỉ đi làm thuê, cấy mướn cho người ta, quanh năm chỉ đóng khố thay quần, nên người đời thường gọi là làng Đai Khố.

Lúc mới sinh quái nhân đã có dị tướng. Trán vồ, lưỡng quyền cao, nhô hẵn ra trước như hai quả núi khô, hai hốc mắt lõm sâu, tối như hang Cốc Bó, bản Pắc Pó, nhưng hai con mắt thì sáng quắc, ánh mắt sắc như dao bổ cau. Ai ai nhìn vào cũng thấy sợ.

Đúng lúc, có vị đạo sĩ đi ngang, đứng nhìn hồi lâu rồi phán rằng:

- Thằng bé này có tướng quỉ u, mai sau sẽ lập nên nghiệp lớn đây, nhưng tiếc thay…
Người nhà nghe đạo sĩ nói nửa chừng rồi nín bặt, vừa mừng, vừa sợ, theo gặng hỏi, đạo sĩ chỉ im lặng rồi bỏ đi.

Quái nhân chính là con ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng thị Loan, tên là Sinh Cung tự Tất Thành. Nguyễn Sinh Sắc là một quan Tri huyện ở huyện Bình Khê, Bình Định, nghiện rượu, suốt ngày be bét, bỏ bê việc quan.

Năm 1910, có người dâng đơn khiếu kiện làm dở tiệc rượu, liền bị quan Tri huyện nổi giận đánh đòn một trăm trượng đến chết.

Triều đình Huế trị tội Sắc, cách chức, lột áo mão, đuổi về làm dân bạch đinh.

Sắc xấu hổ, bỏ Bình Định lần mò vào Nam xin làm phu cao su để kiếm miếng ăn.
Nguyễn Tất Thành theo cha, sống đời cơ cực, không được học hành, đâm ra oán cha, căm hận triều đình Huế, phẩn chí, muốn tung hoành thiên hạ như chí lớn Cao Bá Quát:
    Ngã quân tử kiến cơ nhi tác
    Dục vi Nghiêu Thuấn quân dân
Nhưng tiếc thay, Tất Thành tài lại hèn, sức lại mọn, chỉ biết nghiến răng nuôi dưỡng căm thù.

Năm 1911, Tất Thành mới 19 tuổi, lẻn xuống tàu buôn Amiral của Đô đốc Latouch Tréville ở bến Nhà Rồng, cải tên là Văn Ba, có ý định trốn sang Pháp để mong có cuộc đổi đời.

Đến Pháp, Tất Thành nộp đơn vào học trường Thuộc địa Pháp. Đơn bị bác. Không được Phú Lãng Sa nhận vào học, Tất Thành tếch sang xứ cờ hoa Huê Kỳ.Cống hỷ, Mẹc xi, Thanh Kìu đây thuộc cả. Không Tàu, không Tây thì tớ sang Mỹ. (Nhại Tú Xương) Ở Mỹ một năm cũng chẳng được gì. Năm sau,Tất Thành chạy sang Anh, làm nghề cào tuyết, đốt lò, phụ bếp ở các nhà hàng và khách sạn để tìm chân kinh, học cách cứu nước.

Mãi đến cuối năm 1917, vẫn không tìm ra được cuốn “Quỳ hoa bảo điển”, đệ nhất bí kíp võ lâm, Tất Thành chán nãn, quay trở lại Phú Lãng Sa tiếp tục mò kiếm chân kinh.

Ngày 19 tháng 6 năm 1919, Hội những người An Nam yêu nước gồm có các nhà ái quốc Việt Nam như Phan Chu Trinh, Phan văn Tường, Nguyễn thế Truyền có cả Nguyễn Tất Thành, ký tên chung là Nguyễn Ái Quốc, giao cho Tất Thành bản Yêu sách của Nhân dân An Nam gồm 8 điểm, trao tận tay Tổng thống Pháp đang dự Hội nghị Hòa Bình Versailles, để đòi hỏi Pháp và Đồng minh thực thi lý tưởng của Tổng thống Wilson cho các lãnh thổ thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á.

Bản yêu sách được hội nghị chú ý, Tất Thành thừa thế xông lên, tự nhận mình là Nguyễn ái Quốc và xử dụng cái tên mạo nhận ấy suốt 30 năm về sau để giở đủ trò ma giáo.

Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc (Tất Thành) đọc “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Giáo chủ Ma giáo Lenin. Kể từ đó Tất Thành-Ái Quốc gia nhập vào băng đảng Cộng sản, một loại giáo phái trong Mác Xít thần giáo, được Giáo chủ truyền cho bí kíp “Quỳ hoa bảo điển” và kinh thư Tam vô.

Ái Quốc từ đó, ngày ngày chăm chú học “Chủ thuyết Tam vô” để du thuyết thiên hạ, đọc khẩu quyết chân kinh “Quỳ hoa bảo điển”, khổ luyện ngón nghề sát thủ.

Thật ra cuốn bảo điển này chỉ là bổn nhì, đổ giả, được photo copy tới lần thứ bảy, tam sao thất bổn, nên biến chất thành “Cửu âm bạch cốt trảo”, môn võ công tối độc của cặp vợ chồng Mai Siêu Phong song sát, chuyên đào mả lấy sọ người để luyện mười đầu ngón tay trở nên cứng như sắt. Nạn nhân chết dưới tay vợ chồng Mai Siêu Phong đều bị bấm lủng sọ.

Nguyễn Ái Quốc sau này về nước, đã dùng “Cửu âm bạch cốt trảo” giết hơn một trăm bảy chục ngàn người nông dân vô tội miền Bắc trong chiến dịch “Cải cách ruộng đất”.

Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc sang Nga La Tư để diện bích, luyện thêm ngón nghề tại hang động Đại học Đông Phương. Tại đây, Ái Quốc dự hội nghị “Thành Mốc Cu luận kiếm” lần thứ nhất Quốc tế Nông dân và được bầu làm Tả sứ trong Ban Chấp hành và Chủ tịch đoàn Quốc tế Nông dân của Đệ tam Quốc tế.

Tại Đại hội luận kiếm lần thứ 5 Đệ Tam Quốc tế (họp từ ngày 17 tháng 6 đến ngày 8 tháng 7 năm 1924), cũng tại thành Mốc Cu, nhờ nộp cho tổ chức Đệ Tam Quốc tế một bản Báo cáo về tình hình Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ với nhận xét về các tầng lớp địa chủ, tăng lữ,… của Việt Nam như sau:

“Những địa chủ ở đây chỉ là những tên lùn tịt bên cạnh những người trùng tên với họ ở châu Âu và châu Mỹ (…) Không có vốn liếng gì lớn…, đời sống của địa chủ cũng chẳng có gì là xa hoa, An Nam chưa bao giờ có tăng lữ …”

Ái Quốc được đề cử là Đệ nhất Hộ pháp Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam.
Kể từ đó, Ái Quốc được Giáo chủ tín nhiệm đưa qua Trung Quốc du thuyết, hoạt động tuyên truyền, khuyếch trương thanh thế giáo phái Mác Xít ngày càng rộng lớn.

Năm 1941, Tất Thành đã luyện đủ mười thành công lực, chưởng lực mạnh mẽ đạt đến mức hỏa hầu, có thể phóng chỉ giết người cách xa mươi thước trong chớp mắt, được Giáo chủ cho xuống núi trở về xứ An Nam, ẩn núp tại hang Cốc Bó, Pác Bó để lập đảng, kết bè, tụ tập gian nhân, ác khấu trấn áp giang hồ, chờ ngày cướp chính quyền để độc bá thiên hạ.

Năm 1942, khi biết được nguồn gốc của mình xuất thân trong cảnh “quạ nuôi tu hú”, chính là cháu nội của Hồ Sĩ Tạo chứ không phải Nguyễn Sinh Nhậm, Tất Thành liền bỏ họ Nguyễn không thương tiếc, đổi ngay thành họ Hồ, lấy tên là Chí Minh: Hồ Chí Minh.

Sở dĩ Hồ lấy tên là Chí Minh cũng là chôm bí danh của nhà ái quốc Hồ Học Lãm, người đã lập ra Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội gọi tắt là Việt Minh tại Nam Kinh năm 1937. Năm 1938, Ái Quốc lúc đó với bí danh là Hồ Quang, từ Liên Xô qua Tàu lần thứ ba, ra lệnh cho thủ hạ thân tín của mình như Lâm Bá Kiệt (Phạm văn Đồng), Dương hoài Nam (Võ nguyên Giáp), Lý quang Hoa (Hoàng văn Hoan) len lỏi vào hàng ngũ của Việt Minh nằm vùng để làm nội tuyến chờ cơ hội cướp đảng Việt Minh của Hồ Học Lãm.

Quả nhiên, chỉ 4 năm sau đó, 1942, Hồ Học Lãm phần già yếu, ít hoạt động, các đảng viên cộng sản lấy danh nghĩa Việt Minh để hoạt động cho đảng cộng sản rồi dần dần chiếm dụng danh xưng này một cách nhẹ nhàng. Hồ Quang cũng thừa cơ chiếm luôn cái tên Chí Minh.

Cũng kể từ đó cái tên Hồ Chí Minh bị chiếm lãnh và được xử dụng cho đến ngày tàn.
Ngày cướp chính quyền đã đến!

Sách Đảng viết: Cách mạng tháng Tám (ngày 19 tháng 8 năm 1945) là cuộc cách mạng thắng lợi của Việt Minh với quân Pháp, Nhật Bản và chính phủ Đế quốc Việt Nam do vua Bảo Đại phê chuẩn. Kết quả chính phủ cũ giải tán và sau đó đến ngày 2 tháng 9 năm 1945 Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nhưng sự thực thì sao? Nhạc sĩ Tô Hải, một đảng viên lão thành của đảng cũng đã dày công góp sức cho cái đảng ma giáo này, cuối đời hối hận, đã khai huỵch toẹt cái ngày ăn cướp ô nhục đó trong “Hồi ký của một thằng hèn” như sau:

Đúng ngày 17 tháng 8 năm 1945, chúng tôi kéo nhau đến quảng trường Nhà Hát Lớn Hà Nội mít-tinh chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim. Cuộc mít-tinh bắt đầu được mấy phút bỗng hàng loạt cờ đỏ sao vàng được tung ra, cờ quẻ ly bị giật xuống và trên bục diễn giả xuất hiện một người đeo poọc-hoọc, đăng đàn diễn thuyết, kêu gọi đồng bào đi theo Việt Minh, đánh Pháp, đuổi Nhật, đòi lại áo cơm, tự do, xóa bỏ gông xiềng. Những khẩu hiệu vừa phát ra đã có hàng ngàn người hô to hưởng ứng. Không một tiếng súng. Không một sự phản kháng từ ai, từ đâu, dù trại lính Nhật ở cách đó chỉ khoảng 300 mét!

Cuộc khởi nghĩa thành công nhanh như thế đó!

“Quả lừa lịch sử” bắt đầu chính là từ đây! Vận nước khốn nạn nhất cũng bắt đầu từ đây! Tại sao Việt Nam không độc lập như Mã Lai, Nam Dương, Ấn Độ, Thái Lan, Phi Luật Tân … mà phải qua 30 năm chém giết kẻ thù thì ít …. mà chém giết nhau thì nhiều?… Đây là sự hy sinh cực kỳ vô duyên cho cái chủ nghĩa không tưởng, cho sự tiếm quyền của một lớp người âm mưu làm VUA của cái nước Việt Nam khốn khổ này bằng chiêu bài Độc Lập, Tự Do mà ở các nước, người ta đã có từ nửa thế kỷ nay rồi vì may mắn thay, họ không có Đảng Cộng Sản cầm quyền! Bi kịch lớn của triệu tấn bi kịch nhỏ chính là đây! (HKCMTH – tr. 424 – 425)

Lời vị đạo sĩ năm xưa giờ đã ứng nghiệm vào cuộc đời của quái nhân Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh. Bây giờ người ta mới hiểu rõ nửa câu nói bỏ lửng của vị đạo sĩ với hai chữ: tiếc thay!

Hồ đã được làm vua nhưng lại tự nguyện làm tay sai cho giặc để thẳng tay giết dân mình theo lệnh của tam Giáo chủ Mác-Lê-Mao đúng theo chủ thuyết cộng sản Tam vô.
Hồ đã thực hiện đúng chủ thuyết là: Vô gia đình, vô tôn giáo và vô tổ quốc để trả hận cho cha, trả thù triều đình Huế cho đến ngày xuôi tay, nhắm mắt.

- Vô gia đình:

Suốt đời Hồ nhất định chỉ chơi bời trai gái phong lưu, hết cô gái này đến cháu gái nọ. Biết bao nhiêu là gái, từ Thái, Tàu, Tây, Nga, đến gái Mường, Thổ, Mèo … đều qua tay. Hồ chỉ chơi chứ không chịu lập gia đình chính thức.

Trường hợp duy nhất không thể giấu diếm là Hồ có với cô Nông Thị Xuân một đứa con trai bất đắc dĩ là Nguyễn Tất Trung thì Hồ cho tay sai Trần Quốc Hoàn thủ tiêu để bịt miệng.

Khi lên ngôi Hoàng đế, Hồ không nhận bà con, thân thích với ai hết, kể cả bà Nguyễn thị Thanh, chị ruột của mình. Mả cha là ông Nguyễn Sinh Sắc (chết năm 1929) dập vùi nấm đất sè sè ở Cao Lãnh, Đồng Tháp, Hồ cũng bỏ hoang phế, không ngó ngàng tới. Mãi đến năm 1977, dân chúng làng Hòa An thương tình người xấu số, bạc phước, có con làm vua mà chịu cảnh mồ hoang mả lạnh, mới gom góp tiền lại để cải táng và tôn tạo ngôi mộ cho đàng hoàng, ấm cúng.

Chiến dịch “Cải cách ruộng đất” do Stalin và Mao Trạch Đông ra lệnh cho Hồ phát động thi hành là cơ hội hiếm ngàn năm cho Hồ trả thù những nông dân giàu có khi dòng họ Hồ còn nghèo khổ đi cấy rẽ, làm thuê cho họ ở làng Đai Khố. Nửa triệu nông dân bị Hồ qui kết là địa chủ. Số bị bắn là 172.008 người. Bà Nguyễn thị Năm, mẹ nuôi chiến sĩ, từng cưu mang, che dấu Hồ, Đồng, Giáp… bị Hồ đem bắn trước tiên để lấy khí thế và thị uy với nông dân.

- Vô tôn giáo:

Tôn giáo là kẻ thù không đội trời chung với cộng sản. Nhất là Thiên chúa giáo. Cho nên Cộng sản chủ trương tôn giáo là thuốc phiện độc hại cần phải tiêu diệt triệt để trước tiên. Tất cả đền đài, miếu mạo, lăng tẩm, chùa chiền, nhà thờ, tu viện … của mọi tôn giáo Phật, Chúa, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành … đều bị Hồ ra lệnh phá dở, đập bỏ thẳng tay. Tín ngưỡng bị cấm ngặt.

Lúc sắp nhắm mắt lìa đời để đền tội ác với nhân dân Việt Nam, Hồ còn cố trối trăng là sẽ đi gặp các cụ tổ Các Mác Lênin ở thiên đàng cộng sản chứ không nói là đi gặp tổ tiên, ông bà họ Hồ, họ Nguyễn của mình cốt để trọn lòng hiếu thảo với Giáo chủ ma giáo.

- Vô tổ quốc:

Chủ thuyết cộng sản là thế giới đại đồng, không có biên giới quốc gia. Tố Hữu, một đại nịnh thần, thăng quan, tiến chức nhờ bằng đầu gối, chuyên làm thơ bợ đít Hồ, bợ đít Stalin, đã diễn giải ý đó một cách rõ ràng qua câu thơ:

Bên kia biên giới là nhà,
Bên nay biên giới cũng là quê hương.

Giải giang sơn gấm vóc nước Việt đã được bao đời tiền nhân Đinh, Lê, Lý, Trần … dầy công gây dựng, nay Hồ cam tâm đem dâng cho bầy quĩ ngạ ma vương cộng sản quốc tế.
Nhưng may thay, hồn tổ quốc Việt Nam hãy còn linh thiêng nên đã ngăn cản Hồ đem cống nạp cho Tàu. Khi Hồ vừa cướp ngôi của Bảo Đại thì đất nước Việt Nam bị chia xé làm hai.

Hồ chỉ có một nửa giang sơn phía Bắc nên Tàu không chịu nhận.

Để làm tròn sứ mạng “mãi quốc”, Hồ van nài Tàu Nga viện trợ tài khí, súng đạn thật dồi dào để Hồ có thể nuốt trọn miền Nam mau chóng. Nhưng có điều Hồ và quan thầy Nga-Trung không ngờ là anh nhà giàu Mỹ bỗng nhiên nhảy vào miền Nam, đóng vai Lục vân Tiên cản mũi kỳ đà, giúp chế độ Cộng Hòa, cản làn sóng đỏ cộng sản, làm cho Hồ thất điên bát đảo, mệt cầm canh trong việc cướp nước, bán nước.

Ba không của Nguyễn chí Vịnh

Mặc dù bị Tàu hiếp đáp, làm nhục, lấn đất, lấn biển, cướp đảo, chiếm Tây nguyên … dần dà như tầm ăn dâu mà cả một bọn lãnh đạo Bộ Chính trị đều co đầu rút cổ như con bọ hung trong đống phân trâu không dám có một động thái hay lời phản kháng nào chống đỡ. Dù chỉ là yếu ớt, chiếu lệ.

Rõ nhất là hành động ngang ngược, ngạo mạn, hung tàn của bọn Tàu ô đã bắn chết ngư dân Lý Sơn, húc chìm tàu, bắt ngư dân hành nghề cá quanh đảo Hoàng Sa để đòi tiền chuộc lên đến hàng tỷ đồng. Sự việc diễn ra đã nhiều năm, nhiều lần, tiếng dân kêu cứu vang lên tận trời xanh, lan ra ngoài thế giới. Vậy mà tập đoàn Việt gian cộng sản vẫn bưng tai, bưng mắt, bưng miệng im lặng từ bấy đến nay.

Không còn nỗi nhục nào hơn, mới đây khi trả lời báo chí phỏng vấn về Hội nghị Shangri-La ở Singapore vấn đề Trung Quốc với biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng quang Thanh vẫn muối mặt tuyên bố một cách rất hèn yếu, cốt để nịnh Bắc Kinh: “Không để các lực lượng xấu xử dụng vấn đề biển Đông để kích động, chia rẽ quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, chia rẽ quan hệ giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân Việt Nam”.

Rõ hơn nữa, ngay sau khi hai chiếc tàu quân sự của Mỹ ghé thăm Việt Nam, Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng đã vội vàng sang Bắc kinh xin gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung quốc Lê quang Liệt để tường trình và thanh minh rằng: “Việc tàu quân sự của Mỹ cặp bến Việt Nam chỉ lả thỏa thuận hình thức kỷ niệm 15 năm quan hệ ngoại giao, theo yêu cầu của Mỹ, chỉ có quan chức địa phương lên thăm tàu Mỹ mà thôi chứ Trung ương chúng tôi không có ai cả v.v…”

Nghiêm trọng hơn nữa, bức ảnh đăng trên báo Trung quốc cho thấy Vịnh đang khum tay khép nép một cách hèn hạ trước mặt tên Tàu, Quang Liệt, ngồi dựa ngữa, hách dịch ở ghế bành. Vịnh xin đưa ra chính sách ba không thề rằng: “Việt Nam sẽ không bao giờ tham gia liên minh quân sự nào. Việt Nam sẽ không là đồng minh quân sự của bất cứ nước nào. Việt Nam sẽ không cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam. Việt Nam không dựa vào nước này để chống nước kia.”

Và còn nói rằng: “Việt Nam vui mừng trước sự phát triển quốc phòng của Trung Quốc”.

Cũng cần mở dấu ngoặc ở đây để hỏi Nguyễn chí Vịnh là ai, quyền hạn gì mà dám tuyên bố láo lếu, vung vít như thế?

Theo ông Bùi Tín thì: “Vịnh chỉ là một thứ trưởng quốc phòng, không có chân trong bộ chính trị, không có chân trong Ban Chấp hành trung ương đảng, không có chân trong đảng ủy quân sự trung ương, cũng không hề là đại biểu quốc hội, lại dám khẳng định một đường lối chính trị, ngoại giao, quốc phòng trọng đại như thế? Và đường lối này chưa hề đượcc bàn cãi, quyết định, công bố bởi quốc hội, ngay khi quốc hội chỉ là công cụ của đảng. Chủ tịch nước, thủ tướng, bộ trưởng ngoại giao và cả đến Tổng bí thư đảng CS cũng chưa bao giờ công bố một đường lối chính trị, quốc phòng, ngoại giao mang nội dung như thế.“

Đằng sau Vịnh là ai? Ai cho phép Vịnh công bố điều ấy? Sao lại công bố trên đất người ta?”

Tuy chỉ là thứ trưởng quốc phòng nhưng hiện nay Vịnh là nhân vật quyền uy nhất trong bóng tối của đảng cộng sản. Ngoài việc Vịnh là con của tướng Nguyễn Chí Thanh, con nuôi của đại tướng Lê đức Anh, con rể tướng Đặng vũ Chính, Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo quốc phòng (T2) siêu quyền lực. Nhưng đặc biệt quan trọng hơn cả là Vịnh đang là một tên nội gián thân tín của Trung quốc, một bộ phận đắc lực của cơ quan tình báo Hoa Nam hải ngoại.
Vịnh đang nắm trong tay Tổng cục 2 là chi nhánh của cơ quan tình báo Hoa Nam, đang khống chế toàn bộ cơ cấu ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam.

Chính vì thế mà những điều tên Vịnh đã phát ngôn hèn hạ như vậy, phải hiểu là: “Trong bất cứ tình huống nào Việt Nam cũng không dám chống lại Thiên triều, dù Thiên triều có xâm phạm chủ quyền, Thiên triều có chiếm đoạt lãnh thổ, Thiên triều có bắn giết dân Việt như ngóe đi nữa thì chính sách quốc phòng Việt Nam cũng vẫn thà ôm đầu chịu chết chứ không dám có một hành động chống lại.”

Có điều lạ là sau lời khiếp nhược của tên Vịnh nói với tên Tàu phù Lương quang Liệt thì thái độ của bọn Bắc Bộ phủ đến nay vẫn thủ khẩu như bình rất khó hiểu, không lắc mà cũng không gật.

Một lời tuyên bố như thế có ý nghĩa như một thông điệp gửi tới quốc tế rằng Việt Nam từ chối liên minh quân sự với bất cứ nước nào khác để chống lại Trung Quốc trong mọi trường hợp. Việt Nam tự khóa cửa nhà mình, nếu có cháy nhà cũng chẳng nhờ ai cứu giúp. Nếu đúng vậy thì bọn lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam quá hèn nhát nhu nhược.

Người ta cứ tưởng rằng sau khi tên Vịnh phát ngôn bừa bãi như thế thì lập tức Bộ Chính trị sẽ triệu hồi về nước, lột lon, cách chức, truy tố ra tòa án binh để xử tội làm nhục quốc thể. Nhưng cho đến nay đám chóp bu cộng sản vẫn lặng như tờ.

Về phần bọn Bắc kinh thì được nước làm tới, mỗi lúc mỗi ngang ngược, ngạo mạn.

Ngay sau khi Vịnh khum tay cúi đầu khuất phục trước Thiên triều thì Trung quốc cho tàu ngầm cắm cờ dưới đáy biển Đông, biểu thị cho thế giới biết rằng biển Đông thuộc chủ quyền của mình, có nghĩa là các nguồn tài sản dầu mỏ, hơi đốt, khoáng sản, hải sản vô cùng tận … đều là của mình.

Cũng chưa hết căm tức với việc Việt Nam đón tàu chiến Mỹ vào thăm, con mụ Lý Hồng Mỹ, một cây bút bình luận trên báo Nhân dân Nhật báo Trung Quốc lên tiếng cảnh cáo Việt Nam hết sức ngạo mạn:

- Quan hệ Trung-Mỹ đang đi tới giai đoạn gay go, bất cứ quyết định thiếu khôn ngoan nào của Việt Nam sẽ chỉ làm căng thẳng thêm khi tình hình đã tồi tê ̣… đu giây là nguy hiểm, nếu Việt Nam thúc đẩy 2 cường quốc xung đột thì Việt Nam sẽ bị thiệt hại trước hết”.

Thêm một tên Khương Du, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung quốc, đe dọa trên báo China Post rằng:

- Chúng tôi cảnh cáo Việt Nam và Nam Hàn đã tập trận chung với Hoa Kỳ. Làm vậy là không tốt cho sức khỏe của họ. (ngụ ý nói Việt Nam sẽ ăn no đòn)Việt Nam đang làm cho Trung quốc không hài lòng. Hà Nội đã đánh giá quá cao khả năng bảo vệ của Mỹ. Nếu Việt Nam và Trung quốc giao chiến thì không có hàng không mẫu hạm nào của bất cứ quốc gia nào có thể bảo đảm an toàn cho Việt Nam. Với nhiều nguy cơ từ mọi phía, Việt Nam hiện trong tình trạng mỏng manh như vỏ quả trứng”.

Người dân trong nước đặt câu hỏi:

- Vì sao bọn bành trướng Bắc Kinh ngày càng lộng hành tỏ ra ngạo mạn khinh thường, láo xược, hung hăng đối với ta như thế mà đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam cứ câm miệng hến, gục đầu thủ phận là sao?

Như phần trên đã nói, bọn lãnh đạo hiện nay đang thực thi di chúc của “Bác Hồ muôn vàn kính yêu” là tiếp tục từng bước dâng đất nước này cho bọn Tàu phù.

Tại sao bọn chúng lại bán nước từng bước mà không dâng nộp ngay một lúc?

Rất dễ hiểu. Nếu chúng dại dột hám ăn, tuyên bố ngay rằng: “Việt Nam nay là một phần lãnh thổ của Trung quốc” thì lập tức sẽ bị cái họa sát thân. Tám mươi ba triệu dân Việt Nam sẽ vùng lên như sóng thần ập vào Bắc Bộ phủ, xé xác chúng ra từng mãnh, moi gan, móc mật chúng ra chia nhau mà ăn thịt, nhai xương cho hả giận ngay. Đời nào chúng ngu dại như thế. Vã lại chúng còn cần nhiều thời gian để tẫu tán tài sản và đưa con cháu ra nước ngoài đã.

Tuy nhiên, ngoài một số lãnh đạo cốt cán bị bọn Bắc Kinh mua chuộc, cụ thể là tên thứ trưởng Nguyễn chí Vịnh, chỉ vì muốn được Thiên triều nâng đỡ, bảo kê cho chức Ủy viên trong Ban Chấp hành Trung ương đảng trong kỳ đại hội sắp tới mà phải nói theo chỉ thị của chúng, nói theo sự mong muốn của chúng, thì không phải là toàn thể tướng lãnh trong quân đội, đảng viên trung thực thức thời trong đảng đều như thế cả.

Cứ xem cảnh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược trong nội bộ của chúng cũng thấy được phần nào những pha đấu đá tranh ăn quyết liệt âm ỷ bên trong ngày càng gay gắt.

Một Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao, lần đầu tiên dựa hơi Mỹ đã mạnh miệng lên án Trung cộng thăm dò dầu khí trong hải phận Việt Nam.

Một Lưu Nguyễn trên báo Công An Nhân Dân ngày 29/8/2010, cũng lần đầu tiên dám nổi giận lên tiếng mắng con mụ Lý Hồng Mai, bình luận viên kỳ cựu của báo Nhân Dân là “Bình luận viên giống cái” với bài viết có nhan đề “Đừng nhắm mắt nói bừa” khi mụ này nói rằng “các quyết định thiếu khôn ngoan của Việt Nam sẽ chỉ làm căng thẳng gia tăng …” Lưu Nguyễn viết: “Té ra bình luận viên “giống cái” này động lòng trước tiến triển của quan hệ Việt-Mỹ gần đây. Chỉ có điều, những nhận định của bà ta là hồ đồ, hoàn toàn vô căn cứ, tức là nhắm mắt nói bừa”. Buồn cười cái anh chàng Lưu Nguyễn này vừa mắng lại vừa run. Thay vì mắng “đồ chó cái” mới hả giận, thì chỉ dám nói nhè nhẹ là “giống cái”. Thế mới biết vừa đ … vừa run là vậy.

Thời điểm gọi là “ba không” của tập đoàn bán nước Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Uông Chu Lưu (Phó Chủ tịch Quốc hội) Nguyễn Chí Vịnh … cũng giống như thời điểm “Tam vô” của Hồ chí Minh, sắp sửa “đại công cáo thành” trong việc quì gối xưng thần, cống nạp đất nước cho Thiên triều Đại Hán thì lại xãy ra phép lạ bất ngờ chận đứng âm mưu của chúng.

Năm 1954, xảy ra hiệp định Geneve chia đôi đất nước, già Hồ vuột mất cơ hội bán nước.

Năm 2010, tập đoàn Mười, Anh, Mạnh, Triết, Dũng sắp giao đất nước cho bá quyền Bắc Kinh sau khi quì gối, khom lưng, cúi đầu nhượng đất, nhượng rừng, nhượng Tây nguyên, nhượng biển, đảo thì Mỹ bỗng dưng lù lù hiện ra án ngữ tuyên bố “Mỹ có quyền lợi ở biển Đông”. Rồi tà tà đưa tàu chiến vào Việt Nam, lượn lờ quanh quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, lại còn mời phái đoàn quan chức binh lính Việt cộng ra tham quan tàu, xem Mỹ dương oai diệu võ, bảo là để kỷ niệm 15 năm ngày tái lập bang giao với Việt Nam làm cho tập đoàn bán nước cộng sản Việt Nam mắc nghẹn, ngắc ngứ như nhai phải gân gà trong miệng.

Thật là cảnh “há miệng mắc quai”, khác nào con đĩ bắt cá hai tay. Một đàng đang được anh nhà giàu Mỹ sau 20 năm cấm vận, nay ra tay o bế, nâng niu, hứa nuôi bao, cho đôn đầy túi, sướng “rên mé đìu hiu”. Một đàng lại “sợ teo chim”, lo ngay ngáy thằng tình nhân Tàu phù bần tiện, tham lam, vũ phu, nó cứ nay đánh, mại thụi bầm mặt, sưng môi, không biết nó thiến chỗ đội nón của mình lúc nào?

Hồ chí Minh khi rước hai mươi vạn quân Tàu ô của Tưởng Giới Thạch vô nước nuôi báo cô trong khi dân mình chết đói gần hai triệu, cốt để lấy lòng Đại Hán, có người chê trách Hồ thấp trí, vụng mưu, Hồ chống chế:

- Chính sách của ta hôm nay là chính sách Câu Tiễn, nhưng nhẫn nhục không phải là khuất phục”

Tổng thống nền Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn văn Thiệu đã lưu lại hậu thế một câu danh ngôn bất hủ như một chân lý sừng sững:
    “Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”
Quả đúng như thế! Hãy nhìn kỹ hành động hiện nay của bè lũ cộng sản Ba Đình đanglàm: Nói vậy mà không phải vậy.

Hồ nói:

- Nhẫn nhục nhưng không phải là khuất phục!

Nhưng Hồ và bọn con cháu đời sau làm:

- Thà nếm phân, ăn cứt, chịu nhục khuất phục Tàu để được còn đảng, còn mình!

Lời tuyên bố “ba không” của tên Nguyễn Chí Vịnh ngày 25 tháng 8 năm 2010 trước mặt Bộ trưởng Quốc phòng Trung quốc Lương quang Liệt thay cho Bộ Chính trị Trung ương đảng cộng sản Việt Nam đã thể hiện rõ chính sách “Câu Tiễn đớp phân thích hơn nằm gai nếm mật”.
Đại lễ “Ngàn năm Thăng Long” Bắc Bộ phủ đã tiêu tốn hết 4.5 tỷ đô la để làm rình rang, phô trương sự “phồn vinh giả tạo”, sắp diễn ra từ ngày 1/10 đến 10/10/2010, cũng đúng ngày Quốc Khánh của Trung Quốc, sẽ chứng minh cho thấy rằng Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam đang vui mừng với thành quả nước An Nam từ nay sẽ bước vào kỷ nguyên Bắc thuộc lần thứ năm.

Giấc mơ “thế giới đại đồng” của Hồ chí Minh nay sắp thành hiện thực.

Bọn Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Uông Chu Lưu … con cháu của Hồ Quý Ly, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống còn chờ gì nữa mà không mau mau lớn tiếng tung hô: “Thiên triều Đại Hán Vạn tuế! Vạn tuế! Vạn vạn tuế”, cho thỏa chí bình sinh!.

Nguyễn Thanh Ty