Lê Đình Anh
Trước năm 1975 tôi không được may mắn là học trò của GS và do không có điều kiện nên tôi không biết gì về giáo sư Nguyễn Ngọc Huy. Tôi chỉ thực sự biết đến giáo sư và tìm hiểu về ông khi quen biết với ông cựu trung tá Trần Văn Quản qua Liên Minh Dân Chủ VN do GS thành lập và có dịp tiếp xúc với GS trong chuyến ông đến thăm Úc Châu cuối thập niên 80 trước khi ông qua đời một thời gian ngắn.
Hình ảnh gày gò, ốm yếu của GS khi nói chuyện với sinh viên VN về đề tài Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam tại trường đại học RMIT luôn in đậm trong tôi mãi đến bây giờ mặc dù GS đã trở về cát bụi 20 năm rồi.
Nhân ngày giỗ thứ 20 của cố GS tôi xin mạn phép chia sẻ với quý độc giả về đề tài:
Khi nhắc đến Mẹ Teresa người ta nghĩ ngay đến một con người đầy lòng vị tha, tinh thần bác ái vô bờ bến. Nói đến thánh Mohandas Gandhi của Ấn Độ người ta học được ở ông tinh thần đấu tranh bất bạo động. Thế giới biết đến cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela vì người ta cảm phục ông về tấm lòng bao dung, về tinh thần yêu nước, thương nòi vượt lên khỏi mọi sân si, thù hận thường tình của con người.
Khi nhìn lại lịch sử cận đại Việt Nam, chúng ta nhớ đến nhà chí sĩ Sào Nam Phan Bội Châu với phong trào Đông du và học thuyết Duy Dân, anh hùng Nguyễn Thái Học qua câu nói: “Không thành công cũng thành nhân”, nhà cách mạng Nguyễn Hữu Thanh tức Thái Dịch Lý Đông A qua tư tưởng “nuôi thân sinh nô tài, nuôi trí sinh nhân tài, nuôi tâm sinh thiên tài”
Lời nhắn nhủ của GS Nguyễn Ngọc Huy để lại cho thế hệ trẻ là sống phải có lý tưởng, phải biết nhận lấy trách nhiệm đối với đất nước, không khuất phục trước quyền uy, có tinh thần học hỏi, cầu tiến hầu mang sở học của mình ra đóng góp cho quốc gia, dân tộc, tự trang bị cho mình một hùng tâm, một tinh thần yêu nước thương nòi, luôn tranh đấu cho lý tưởng quốc gia.
Ta hãy nghe ông khẳng định một hướng đi cho đời mình và gởi một thông điệp đến giới trẻ:
Giáo sư cũng nhắc nhở thế hệ trẻ phải có trách nhiệm với đất nước, với sự tồn vong của dân tộc và đề cao vai trò của thanh niên.
Khi tham chính ông luôn đặt quyền lợi của tổ quốc lên trên đảng phái và quyền lợi cá nhân. Ông coi tất cả những người thuộc đảng phái khác có cùng một lý tưởng quốc gia đều là anh em nên ông được sự thương mến của mọi người. Lúc dạy học ông là một giáo sư khả kính, tính tình bình dị, mộc mạc.
Với kiến thức uyên thâm, ông luôn mang hết tâm huyết truyền đạt cho môn sinh không phải chỉ có kiến thức chuyên môn mà quan trọng hơn hết là tinh thần yêu nước, hy sinh cho quốc gia, dân tộc.
Về hoạt động đảng phái ông tuyệt đối tôn trọng và áp dụng tinh thần dân chủ trong mọi sinh hoạt và ông luôn quan tâm đến người khác hơn cả bản thân mình. Giáo sư luôn nhắc nhở những chiến hữu của mình phải đấu tranh bằng con đường chính nhân quân tử, tránh những thủ đoạn, lọc lừa để đạt được mục đích nhất thời mà đánh mất lòng tin của mọi người, gây nguy hại cho tổ chức mãi mãi không thể hàn gắn được.
Suốt cuộc đời GS đã hy sinh cho quốc gia dân tộc, lúc còn trong nước cũng như khi ra hải ngoại sống lưu vong. Ông chết đi không để lại tiền bạc, tài sản cho gia đình nhưng để lại cho chúng ta một di sản vô giá, một cái tâm sáng ngời về tinh thần yêu nước. Chúng ta, vì hoàn cảnh phải rời xa quê hương lưu lạc khắp năm châu nhưng vẫn luôn hướng về Đất Mẹ. Bài học về tinh thần Nguyễn Ngọc Huy liệu có giúp cho chúng ta, nhất là thế hệ trẻ gạt bỏ mọi ích kỷ cá nhân, lòng đố kỵ nhỏ nhen, cùng bắt tay nhau đấu tranh cho một Việt Nam thực sự có tự do, dân chủ và độc lập phú cường.
Nói tóm lại GS không để lại cho chúng ta những học thuyết cao siêu mà để lại một bài học vô giá về tấm lòng vì dân, vì nước, hy sinh quyền lợi riêng tư để dấn thân mưu cầu đại cuộc qua chính cuộc đời “tri hành hợp nhất” nói và làm của ông.
Tiếc rằng Giáo Sư qua đời trước khi chủ nghĩa cộng sản Đông Âu và Liên Sô sụp đổ chứ nếu ông còn sống thêm một thời gian nữa thì biết đâu với viễn kiến chính trị rất sâu sắc có lẽ GS đã vạch ra được con đường tươi sáng hơn để giải trừ chế độ cộng sản mang lại tự do, dân chủ và phú cường cho xứ sở.
Lê Đình Anh
Mùa Đông Melbourne 2010
Trước năm 1975 tôi không được may mắn là học trò của GS và do không có điều kiện nên tôi không biết gì về giáo sư Nguyễn Ngọc Huy. Tôi chỉ thực sự biết đến giáo sư và tìm hiểu về ông khi quen biết với ông cựu trung tá Trần Văn Quản qua Liên Minh Dân Chủ VN do GS thành lập và có dịp tiếp xúc với GS trong chuyến ông đến thăm Úc Châu cuối thập niên 80 trước khi ông qua đời một thời gian ngắn.
Hình ảnh gày gò, ốm yếu của GS khi nói chuyện với sinh viên VN về đề tài Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam tại trường đại học RMIT luôn in đậm trong tôi mãi đến bây giờ mặc dù GS đã trở về cát bụi 20 năm rồi.
Nhân ngày giỗ thứ 20 của cố GS tôi xin mạn phép chia sẻ với quý độc giả về đề tài:
- “Tinh thần Nguyễn Ngọc Huy để lại cho thế hệ trẻ”.
“Cọp chết để da, người ta chết để tiếng”.
Khi nhắc đến Mẹ Teresa người ta nghĩ ngay đến một con người đầy lòng vị tha, tinh thần bác ái vô bờ bến. Nói đến thánh Mohandas Gandhi của Ấn Độ người ta học được ở ông tinh thần đấu tranh bất bạo động. Thế giới biết đến cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela vì người ta cảm phục ông về tấm lòng bao dung, về tinh thần yêu nước, thương nòi vượt lên khỏi mọi sân si, thù hận thường tình của con người.
Khi nhìn lại lịch sử cận đại Việt Nam, chúng ta nhớ đến nhà chí sĩ Sào Nam Phan Bội Châu với phong trào Đông du và học thuyết Duy Dân, anh hùng Nguyễn Thái Học qua câu nói: “Không thành công cũng thành nhân”, nhà cách mạng Nguyễn Hữu Thanh tức Thái Dịch Lý Đông A qua tư tưởng “nuôi thân sinh nô tài, nuôi trí sinh nhân tài, nuôi tâm sinh thiên tài”
Lời nhắn nhủ của GS Nguyễn Ngọc Huy để lại cho thế hệ trẻ là sống phải có lý tưởng, phải biết nhận lấy trách nhiệm đối với đất nước, không khuất phục trước quyền uy, có tinh thần học hỏi, cầu tiến hầu mang sở học của mình ra đóng góp cho quốc gia, dân tộc, tự trang bị cho mình một hùng tâm, một tinh thần yêu nước thương nòi, luôn tranh đấu cho lý tưởng quốc gia.
Ta hãy nghe ông khẳng định một hướng đi cho đời mình và gởi một thông điệp đến giới trẻ:
- “Những người sống là những người biết sống;
Là những người không chịu đứng khoanh tay
Phó đời mình cho cuộc thế vần xoay;
Là những người không để ngày mình trống,
Không để thân mình dạt theo làn sóng
Trôi chập chờn như những bóng trong đêm,
Không cam tâm nhắm mắt chẳng trông tìm
Ðể mãn kiếp đóng vai tuồng thụ động.
- Là những người không biết sợ gian nguy,
Không cúi đầu khuất phục trước quyền uy,
Không vì cớ khó khăn mà trở bước,
Mà nép mình nằm trong vòng bó buộc
Của một cuộc đời chật hẹp nhỏ nhen;
Là những người không chịu sống ươn hèn,
Sống thừa thãi, qua ngày, không triển vọng.
- Là những người luôn dũng cảm hiên ngang
Đương đầu cùng những trở lực chắn ngang;
Là những người không hề màng vất vả,
Nhắm mục đích thiêng liêng và cao cả
Tiến theo đường đã định mãi không thôi,
Lúc hết hơi mới biết đến mạng Trời
Và nhắm mắt mới đành thôi hoạt động.
- Là những người nhất định ở tiền khu,
Lãnh vai tuồng vén ngút, quét mây mù
Và phá lối mở đường cho cả nước,
Ðể tiếp tục công nghiệp người lớp trước,
Ðể bảo toàn đời sống kẻ sinh sau;
Là những người khinh khổ cực đớn đau
Dám liều mạng hy sinh cho nòi giống”
Giáo sư cũng nhắc nhở thế hệ trẻ phải có trách nhiệm với đất nước, với sự tồn vong của dân tộc và đề cao vai trò của thanh niên.
- “Thanh niên Việt từ nghìn xưa dũng mãnh
Ðã xây đắp cho nước nhà cường thạnh
Ðỡ giang sơn trong những lúc khuynh nguỵ
Sử Lạc Hồng từ trước đã từng ghi:
Thanh niên Việt là trụ đồng nước Việt”
Khi tham chính ông luôn đặt quyền lợi của tổ quốc lên trên đảng phái và quyền lợi cá nhân. Ông coi tất cả những người thuộc đảng phái khác có cùng một lý tưởng quốc gia đều là anh em nên ông được sự thương mến của mọi người. Lúc dạy học ông là một giáo sư khả kính, tính tình bình dị, mộc mạc.
Với kiến thức uyên thâm, ông luôn mang hết tâm huyết truyền đạt cho môn sinh không phải chỉ có kiến thức chuyên môn mà quan trọng hơn hết là tinh thần yêu nước, hy sinh cho quốc gia, dân tộc.
Về hoạt động đảng phái ông tuyệt đối tôn trọng và áp dụng tinh thần dân chủ trong mọi sinh hoạt và ông luôn quan tâm đến người khác hơn cả bản thân mình. Giáo sư luôn nhắc nhở những chiến hữu của mình phải đấu tranh bằng con đường chính nhân quân tử, tránh những thủ đoạn, lọc lừa để đạt được mục đích nhất thời mà đánh mất lòng tin của mọi người, gây nguy hại cho tổ chức mãi mãi không thể hàn gắn được.
Suốt cuộc đời GS đã hy sinh cho quốc gia dân tộc, lúc còn trong nước cũng như khi ra hải ngoại sống lưu vong. Ông chết đi không để lại tiền bạc, tài sản cho gia đình nhưng để lại cho chúng ta một di sản vô giá, một cái tâm sáng ngời về tinh thần yêu nước. Chúng ta, vì hoàn cảnh phải rời xa quê hương lưu lạc khắp năm châu nhưng vẫn luôn hướng về Đất Mẹ. Bài học về tinh thần Nguyễn Ngọc Huy liệu có giúp cho chúng ta, nhất là thế hệ trẻ gạt bỏ mọi ích kỷ cá nhân, lòng đố kỵ nhỏ nhen, cùng bắt tay nhau đấu tranh cho một Việt Nam thực sự có tự do, dân chủ và độc lập phú cường.
Nói tóm lại GS không để lại cho chúng ta những học thuyết cao siêu mà để lại một bài học vô giá về tấm lòng vì dân, vì nước, hy sinh quyền lợi riêng tư để dấn thân mưu cầu đại cuộc qua chính cuộc đời “tri hành hợp nhất” nói và làm của ông.
Tiếc rằng Giáo Sư qua đời trước khi chủ nghĩa cộng sản Đông Âu và Liên Sô sụp đổ chứ nếu ông còn sống thêm một thời gian nữa thì biết đâu với viễn kiến chính trị rất sâu sắc có lẽ GS đã vạch ra được con đường tươi sáng hơn để giải trừ chế độ cộng sản mang lại tự do, dân chủ và phú cường cho xứ sở.
Lê Đình Anh
Mùa Đông Melbourne 2010
No comments:
Post a Comment