LỜI NHẬP
Trước hết, xin nói về nguyên nhân sự ra đời và mục đích của bài thơ này nhằm giúp độc giả hiểu thấu đáo hơn những tình ý tác giả muốn gửi tới họ thông qua bài thơ đảm nhận cùng một lúc hai chức năng: vừa là môi trường chuyển tải thông điệp, vừa chính là thông điệp.
Bài thơ ra đời từ hình ảnh một con vờ tác giả bắt gặp khi còn là một đứa trẻ thơ vào một buổi chiều thu trên mặt nước một ao tù trong cổ thành Sơn Tây. Kể từ buổi sơ ngộ bất ngờ ấy, hình ảnh con vờ ở lại luôn với tác giả như một ám ảnh mông lung, một thắc mắc mơ hồ, một xao động lăn tăn, một ký hiệu u uẩn, một đầu tư thi ca bất trắc, có nguy cơ trở thành vô sinh như thứ cau không trổ buồng. Ý tác giả muốn nói: nó có thể bị ngưng lại ở dạng một biểu tượng thuần tuý vì không có cơ duyên nảy nở thành một mãn thể ngôn ngữ là câu thơ hay bài thơ.
Có hơn một vật hình đến với ta rồi ra đi mất tích luôn: chúng không bao giờ trở thành kỷ niệm. Lý do không phải vì ký ức ta bạc bẽo với chúng mà vì khả năng ngôn ngữ của ta bất cập trước cái muôn màu muôn vẻ của thế giới sự vật. Trong đầu mỗi chúng ta có một nghĩa địa chôn không biết bao nhiêu là bóng ma tiền ngôn ngữ alogon. Cơ bản, mỗi chúng ta đều mắc ít nhiều chứng thất ngữ, căn bệnh của những thi sĩ hụt, poète manqué.
Người là động vật duy nhất có tiếng nói. Mất tiếng nói hay bị cấm nói, nó sống một cuộc sống mất quân bình. Để bù đắp, nó phải sử dụng tiếng kêu, tiếng thở dài, tiếng khóc, tiếng cười và những phương cụ khác của ngôn ngữ thân thể như cặp mắt, đôi môi, hai bàn tay, dáng đi, cách ngồi và những điệu bộ khác để tự khẳng định sự hiện hữu của mình. Nó bắt buộc phải trở lại làm con người tiền sử, một con vật không có tiếng nói, nhưng là một con vật có cái pour-soi biết mình là một con vật.
Chúng ta đang sống trong một thời đại đầy đặc điêu ngoa và xảo trá. Môi trường ngôn ngữ bị lũng đoạn bởi những âm mưu u ám của lũ phù thuỷ, lang băm chính trị đức mỏng tài thô, say mê quyền lực và bạo lực. Trong môi trường bị nhiễm độc này, con chữ trở thành một công cụ của tuyên truyền: cái bẫy gài biến người dân thành một cái máy nghe thụ động, ngu trung và một chiếc loa lặp lại không sai một chữ những khẩu hiệu, sáo ngữ, thần chú, sấm truyền, chỉ thị của bọn phù thuỷ, lang băm. Chúng còn tẩm mị dược vào con chữ để làm bại liệt óc phán đoán của người dân rồi ném họ vào những vạc lửa chiến tranh, những lò thiêu thanh tẩy chủng tộc, những cỗ máy nghiến thanh trừng giai cấp, tất cả đã ngốn ngót 200 triệu sinh linh trong chưa đầy một thế kỷ. Thế kỷ 20 là thế kỷ của một ngôn ngữ đẫm máu.
Ví thế, có những lúc ta đâm kinh tởm tiếng nói và tự đẩy mình vào một tình trạng á khẩu. Sự tự nguyện lưu vong vào cõi vô thanh này đến một lúc nào đó sẽ gây cho ta một cảm giác tắc nghẽn, khó ở. Đây chính là lúc ta cần gặp chàng diễn viên kịch câm Marceau để nhờ chàng giải toả hộ cơn bế ngữ ta đang mắc phải bằng những điệu bộ, cử chỉ của chàng. Điều tài tình là chàng đã khéo léo và linh hoạt sử dụng thân thể mình để “nói” lên một thứ ngôn ngữ tín hiệu giầu sức biểu cảm và tính ẩn dụ. Nhìn chàng diễn xuất, ta có cảm tưởng như cả thân chàng đang nhô ra khỏi cái khối en-soi u đặc của nó để phát biểu cảm nghĩ và bày tỏ thái độ bằng mắt, mũi, môi, tay, vai và cả bằng chân nữa. Nhưng vì đây là một ngôn ngữ trừu tượng, nên khả năng biểu đạt tâm tính, tình cảm của mỗi bộ phận phải được khai thác tối đa nhằm nâng cao hệ số chuyển tải thông điệp của nó. Chẳng hạn như trìu mến bằng mắt, khinh thị bằng môi, cao kiêu bằng mũi, hiếu kỳ bằng cổ, nhún/nhường bằng vai, bình chân nghe ngóng và phẫn nộ bằng tay. Kể cả sống lưng cũng được giao phó nhiệm vụ thông báo nhân cách.
Với Marceau, ngôn ngữ cử chỉ là một ngôn ngữ tín hiệu có hồn. Một thứ thể dục nhằm khai dụng tối đa những hạt mầm ngữ nghĩa ủ trong cơ bắp. Một thứ kịch nghệ toàn năng, sử dụng hết công xuất của một thân thể bén nhạy, mẫn cảm, tinh khôn, uyển chuyển, linh hoạt, vụng về một cách khéo léo, ngang phè một cách dễ thương, nhăn nhó một cách trào lộng, co ro một cách đáo để, hung hăng vô hại, vô ngôn một cách hùng hồn,. Chiếc mặt nạ chân phương, logic của phi lý, người phát ngôn câm của một nghịch dụ ngang tầm với cái nghịch lý trớ trêu của phận người. Tưởng cũng nên nêu lên một nét đặc thù khác của nghệ thuật Marceau: nó tránh sự cường điệu vì đạo đức tự thân của nghệ thuật diễn suất muốn nó phải như vậy.
Một khán giả mẫn cảm thì đọc được cái thông điệp tư tưởng mà ngôn ngữ thân thể ấy muốn chuyển đạt: đó là sự mâu thuẫn đầy tính bi hài và chưa có lời giải của thân phận con người hiện đại, đặc biệt là con người hiện đại tây phương vừa mới ngoi lên khỏi những đổ vỡ vật chất và tinh thần tan hoang do cuộc thế chiến thứ hai để lại. Một cuộc chiến tranh cực kỳ khốc liệt, đã mang trong nó mầm mống của một thế chiến mới dưới một dạng thức mới: cuộc chiến tranh lạnh, trận xung đột ý hệ mà dân tộc Việt Nam đã phải gánh chịu những hậu quả thê lương và lâu dài nhất vì những sai lầm chiến lược chết người của đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN).
TIẾNG GỌI CỦA MỘT CÕI IM
Bây giờ thì tôi hiểu tại sao hình ảnh con vờ lại ở lại với tôi. Nó ở lại vì tôi muốn giữ nó ở lại. Tôi muốn giữ nó ở lại là vì tôi thấy nó là một hình ảnh giầu tính ẩn dụ, làm liên tưởng đến một điều gì đó có ý nghĩa với thi ca. Tôi nghĩ, nếu có cơ duyên, nó có thể trở thành một thi ảnh hàm súc làm tiền đề cho một bài thơ có trọng lượng về tư tưởng, thứ poésie grave hiểu theo nghĩa heideggerienne.
Trong thời gian gần đây, nó bỗng dưng trỗi dậy từ đáy tiềm thức tôi, chập chờn mà mãnh liệt. Chứng thất ngữ tái phát, làm tôi mất ngủ hai đêm liền. Chỉ vì những thây ma tiền ngôn ngữ alogon chưa chịu chết hẳn. Rồi như một phép lạ, một chuỗi tám con chữ tôi không hề chờ đợi bỗng loé lên trong đầu tôi, làm tôi nhỏm dậy, lấy bút ghi vội xuống một tờ giấy trực sẵn ở đầu giường: Lênh chênh nhện nước con vờ lội ao. Tôi giật mình, rõ ràng vờ này và ao này chính là vờ ấy và ao ấy tôi đã bắt gặp trong cổ thành Sơn Tây năm xưa vào một buổi chiều thu, dưới chân một tháp cờ đá ong nâu sẫm và bên cạnh một đề lao tường đá xám xịt và chiếc cổng cao đen hắc sần sùi. Thì ra, tôi đã thai nghén câu thơ này từ 70 năm nay mà không hay!
Thi sĩ Valéry cho biết có nhiều bài thơ của ông ra đời từ một câu thơ ông ngẫu hứng làm ra và thấy ưng ý. Tác giả của bài thơ này cũng ở trong một hoàn cảnh tương tự. Nó ra đời từ một câu thơ bâng quơ, vô vụ lợi, tức là không nhằm phục vụ cho cho một dự án ngôn ngữ nào cả như câu thơ trên. Sau, tác giả nhận thấy câu thơ này có một nội dung tinh thần làm nghĩ đến cảnh đời ao tù nước đọng của khoảng 70% dân tộc ta đang sống tập trung vào những vùng nông thôn nghèo khổ và lạc hậu nhất của đất nước. Ngoài ra, nó còn làm tác giả nghĩ lây sang một hiện tượng phổ biến khác: đó là cái não trạng trì trệ, thụ động mà rất nhiều người Việt chúng ta cho đến thế kỷ 21 này vẫn còn mắc phải, nó bắt nguồn từ cái tâm lý an phận thủ thường, liều thuốc ngủ tạo ảo tưởng, làm cho họ không chỉ bằng lòng với mà còn cảm thấy hãnh diện về cái thân phận ao tù nước đọng của mình: Ta về ta tắm ao ta / Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
Theo thiển ý, ta chỉ cần thay chữ ao bằng chữ sông thôi thì xoá được nghịch lý trên và làm cho ý hai câu thơ trở nên khoáng đạt hẳn lên: Ta về ta tắm sông ta / Dù trong dù đục sông nhà vẫn hơn. Lợi thế của sông so với ao là nó gợi cho ta hình ảnh một nhân sinh quan sống động, mở, luôn hướng về những chân trời khoáng đãng bao la; về biển, chốn hội tụ - mẫu số chung, văn hoá nhân loại - của những dòng văn hoá dân tộc nhân bản. Một nhân sinh quan như vậy vừa lành mạnh vừa tiến bộ, có thể làm cho dân tộc hãnh diện về nó một cách chính đáng hơn.
CÓ CHĂNG MỘT PHƯƠNG THUỐC CHO CƠN SẦU VẠN CỔ?
Ta chỉ cần nghe âm nhạc của ta, đặc biệt là cổ nhạc, thì thấy được âm chủ của quốc hồn ta. Đó là nỗi buồn vạn cổ, cái gien văn hoá vận vào ta từ ngàn trước đến bây giờ và đến cả ngàn sau nữa nếu ta vẫn nhận nó là định mệnh của ta. Nó là một dạng của bệnh tâm thần, một khuyết tật về bản thể, tạo cảm giác khó ở và là ngọn nguồn của những tình cảm tiêu cực. Như tình cảm yếm thế thấy đời là một bể khổ; hay tình cảm phẫn tồn trước sự bất công của con Tạo bắt ta phải sống lầm quê hương và lầm thế kỷ, nên ta đòi nó phải trả ta về thời ta chưa sinh ra; hay nỗi tủi phận mãn tính ấy, nó làm ta không chỉ xót xa cho ta mà còn trách cứ ta nữa: ta là một hiện hữu luôn luôn khuyết mãn, triền miên hẫng hụt, một hiện hữu không nên hiện hữu; sống cuối cùng chỉ còn vỏn vẹn là một tồn tại đơn chiều, một nội động từ, sự tự co cụm ta vào trong ta hoá thành một cõi ta âm u, bế tắc hoàn toàn.
Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng ý hệ trầm trọng hiện nay đang diễn ra ở Việt Nam, một câu hỏi cơ bản được đặt ra cho những ai chưa chịu buông xuôi trước định mệnh: Biện pháp nào phải được sử dụng để giải quyết một lần cho xong khuyết tật về bản thể trên?
Theo thiển ý, để hiệu nghiệm, trị liệu pháp phải là một giải pháp tổng trạng (holistic) hai bước.
Trước hết, phải thanh toán chế độ cộng sản, đứa con đẻ của chủ nghĩa hư vô, vật cản chặn đường sống của dân tộc ta. Thay thế nó bằng một chế độ cộng hoà nhân bản lấy tự do chính trị và dân chủ làm hai phương tiện chủ yếu để phục vụ cho cứu cánh tối hậu là một con người tự do tổng hợp: tự do ngoài xã hội và tự do trong tư tưởng. Để đảm bảo sự liên tục và tính chính thống của tân chế độ, những định chế dân chủ vững bền phải được thiết lập và một văn hoá chính trị phải được hình thành bằng những tập quán dân chủ ăn sâu trong tâm thức người dân, hoá thành bản tính thứ hai của họ. Đồng thời, nếp sinh hoạt dân chủ ngoài xã hội phải được bổ sung liên tục bởi những thế hệ cán bộ có kiến thức và ý thức dân chủ cao, có nhiệt tình và đức độ, được đào tạo chính quy trong nhà trường với một chương trình giáo dục đề cao vai trò của chính trị học không chỉ như một khoa học quản trị quốc gia thuần tuý, mà còn là triết học chính trị và đạo đức học chính trị nữa.
Trên phương diện cá nhân, mục đích của nền cộng hoà nhân bản là tạo cơ sở cho việc hình thành một mẫu công dân với tư cách là một chủ thể tự do. Điều này cần nhưng chưa đủ để giải quyết tận căn cái vấn nạn văn hoá, nguồn gốc của nông nỗi lao đao lận đận dân tộc ta phải gánh chịu từ ngàn đời. Vì vậy biện pháp kế tiếp phải là một thứ phân tâm học nhắm vào nguyên nhân của khuyết tật về bản thể trên. Đó là não trạng con vờ, nỗi buồn truyền kiếp; cuống nhau úa trong bụng mẹ, tế bào héo trong đầu cha; sự phối giống mù quáng chết người, đẻ ra một ethos èo uột, kìm hãm sức phát triển hoàn mãn của của cái tâm lý tập thể gọi là quốc hồn. Thiếu cái nguyên lý thống nhất tối thượng này, một cộng đồng dù đồng chủng, đồng văn cũng không thể trở thành một chỉnh thể quốc gia được.
Văn hoá của một dân tộc là cái hồn của lịch sử của nó. Và, lịch sử của dân tộc ta là lịch sử của một lệ thuộc từ ngàn đời vào hệ tư tưởng Trung Hoa, nói rõ hơn là hệ tư tưởng Hán. Cho đến thế kỷ 21 này, ta vẫn sống dưới sự đô hộ văn hoá của kẻ thù truyền kiếp của ta. Điều nghịch lý là ta chống nó, nhưng ta lại thờ thần thánh của nó trong nhà ta; ta thù nó, nhưng ta lại thuộc lòng lịch sử của nó hơn là thuộc lòng lịch sử của ta; ngôn ngữ hàn lâm của ta thiếu chữ của nó thì trở nên què quặt; mà ngôn ngữ nào thì tư tưởng ấy: tư tưởng của ta, sự sao chép với dăm ba hiệu đính tiểu xảo của tư tưởng của nó; thiếu Lão, Khổng, Mạnh, hồn ta hẫng, mất điểm tựa; lịch của nó với những cát thần, hung thần, giờ tốt, giờ xấu và linh tinh được dùng làm lịch của ta; tử vi của nó, thuật bói dựa trên 15 ngôi sao giả tưởng và có lối suy diễn tuỳ tiện, coi thường logic, mê hoặc ta và được ta coi như một tương lai học chính xác; cũng thế, một sản phẩm khác của óc mê tín tàu là khoa phong thuỷ từ nguyên thuỷ là một thứ duy linh học địa lý lấy hai nguyên tố gió và nước làm phương hướng quyết định vị trí thổ phần của người chết, nó được ta coi trọng như một khoa học nghiêm túc chi phối kỹ thuật kiến trúc nhà cửa, trụ sở kinh doanh, hoàng cung, phủ chúa, miếu mạo, đền đài, mộ phần của ta; kể cả khi ta buồn ta cũng phải mượn cái buồn của Thôi Hiệu, Đỗ Phủ, Tô Đông Pha, Vương Phạm Chí và linh tinh để buồn.
Một hệ luận được rút ta từ phân tâm học trên. Muốn giải quyết tận căn nỗi buồn truyền kiếp của ta, nỗi buồn nòi - chủ đề của bài viết này – ta phải giải quyết nguồn cơn của nguồn cơn: đó là cái vạn cổ sầu của Tàu. Xét rộng ra, để khôi phục Việt hồn, trị liệu pháp phải khởi sự với việc giải Hán hoá (déhanisation) tư tưởng ta đang mắc kẹt trong thiên la địa võng của những huyền sử, dã sử, phong dao, tục ngữ, tập quán, lễ nghi, phim ảnh, tiểu thuyết của Tàu. Đây, cơ bản, là một tiến trình giải phóng người tù khỏi gông cùm của một tinh thần sùng Hán và sợ Hán. Nó làm thui chột khả năng phán đoán độc lập của hắn, biến hắn thành một tên nô lệ bằng lòng với, để không nói là tự hào về, sự lệ thuộc vô điều kiện vào hệ tư tưởng Hán của mình. Sự vong thân này khoác mặc một kích thước cộng đồng: chúng ta là loại Hoa kiều hạng hai sống trên đất nước của chúng ta. Đến đây thì ta hiểu được thâm ý của người Tàu khi họ bảo Việt Nam là một phần đất tạm mất của họ.
Để có một ý niệm cụ thể về sự đô hộ văn hoá của đế quốc phương bắc lên chúng ta, ta hãy nhìn vào chẳng hạn những hiện tượng tiểu thuyết của La Quán Trung, Kim Dung, Quỳnh Dao, kiếm hiệp tàu và tầm ảnh hưởng của chúng tới nếp nghĩ và lối sống của ta. Có rất nhiều người Việt, kể cả những người tây học, đã nhẩy bổ vào và ôm chầm lấy và nằm lòng tới từng chi tiết một những cuốn tiểu thuyết tàu ấy, không hiểu rằng chúng thật ra chỉ là sản phẩm của cái chinoiserie, một tập hợp láo nháo của những hoang tưởng chết người đã làm khốn đốn chính nước Tàu trong suốt chiều dài lịch sử 5000 năm của nó. Người ta tâm đắc với những mưu mẹo của Khổng Minh, Tào Tháo; chúng còn được dùng làm bảng chỉ đường cho một số người đang cầm trong tay vận mệnh của đất nước ta nữa!
Một nước muốn độc lập về chính trị thì phải có một nền kinh tế phát triển. Nhưng nó vẫn chưa phải là một chỉnh thể quốc gia nếu nó không có một văn hoá riêng của nó, làm dân tộc của nó khác với các dân tộc khác. Khác với quan điểm của Lenin theo đó văn hoá được tạo ra bằng hoạt động của đông đảo quần chúng lao động, văn hoá ở đây được hiểu theo một nghĩa rộng hơn: nó là sự nghiệp của toàn dân, mẫu số chung của mọi thành phần xã hội, người giàu cũng như người nghèo, nông dân cũng như công nhân, lao động cũng như trí thức. Nó là nguyên lý thống nhất trăm thu về một mối, hồn khí tạo bản sắc và niềm tự hào của một dân tộc. Nó là một hiện tượng lịch sử, tập đại thành của những giá trị tinh thần tích tụ trong quá trình phát triển của một dân tộc.
Cả ba điều kiện trên mà một nước cần phải có để trở thành một chỉnh thể quốc gia, ĐCSVN với tư cách là đảng cầm quyền duy nhất trong suốt mấy chục năm nay đã không thực hiện được cho dân tộc của nó. Trái lại, cung cách hành sử khúm núm, quỵ luỵ trước Bắc triều của nó có tất cả những nét đặc thù của cái tâm lý tập thể thuở nào: tâm lý phiên quốc, tiểu nhược quốc; tâm lý chư hầu, cái phức cảm tự ti dân tộc; tâm lý triều cống: nó dâng hiến cho Bắc triều nào là biển và hải đảo, nào là đất liền và tài nguyên rừng đầu nguồn, nào là khoáng sản miền cao nguyên trung phần, nơi mà đế quốc bành trướng phương bắc đã dòm ngó từ lâu vì giá trị chiến lược vô song của nó.
Về mặt tinh thần, lịch sử cho thấy ĐCSVN phải luôn dựa vào ngoại bang để tồn tại. Nó là đứa con đẻ ngu trung của hệ tư tưởng marxist – leninist – maoist. Trên thực tế, nó chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa Mao, sự trá hình của chủ nghĩa Đại Hán truyền thống coi tộc Hán là trung tâm của loài người. Đây là dạng cực đoan của chủ nghĩa chủng tộc, có dáng dấp của chủ nghĩa chủng tộc thượng đẳng Đức Quốc xã – ta hãy nhìn vào thái độ đối xử hiện nay của người Hán với người Tây Tạng – cái tâm thái có từ thời tộc Hán chinh phục được và đặt ách thống trị cực kỳ dã man của nó lên các tộc khác mà nó gọi là di, man, mạch, cửu di bát man, mười bảy sắc dân mọi rợ.
Ở kỷ nguyên toàn cầu hoá này, quan hệ liên lập giữa các quốc gia trở nên chặt chẽ hơn và điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập một trật tự thế giới mới hài hoà hơn, công bằng hơn, bình đẳng hơn và văn minh hơn. Do đó, khó mà xẩy ra trường hợp một nước nhỏ bị thôn tính bởi nước lớn, trừ phi nước lớn cài được người của nó vào những cơ quan đầu não của nước nhỏ. Đìều bất hạnh cho chúng ta là trường hợp hãn hữu này lại xẩy ra trên ngay đất nước chúng ta. Chỉ vì những người cầm đầu ĐCSVN như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Chí Vịnh đã cam tâm nối giáo cho giặc bắc phương. Họ là sự lại giống ở cấp số nhân của những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống.
Sự phản bội dân tộc ngày càng gia tăng của tập đoàn cầm quyền của CSVN đang đặt đất nước chúng ta trước nguy cơ mất cả lãnh thổ lẫn quốc hồn. Hoạ Bắc thuộc lần thứ ba đang ló dạng ở cuối chân trời. Ta có thể mường tượng được những hậu quả gây ra cho dân tộc ta của hoạ này qua kịch bản sau. Hoa ngữ sẽ trở thành quốc ngữ, đẩy Việt ngữ xuống hàng một thổ ngữ như tiếng Mán, tiếng Chàm, tiếng Thượng, tiếng Khả lá vàng; quốc sử sẽ được viết lại theo quan điểm Đại Hán coi tộc Việt là một tộc thiểu số và lãnh thổ Việt Nam là phần đất tạm mất, nay đã thu hồi lại được; Việt Nam sẽ trở thành vệ tinh thứ năm trên lá quốc kỳ của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, v.v.
Những mất mát cơ bản trên là gì nếu không là những hậu quả gây ra bởi hoạ diệt chủng? Theo định nghĩa của công pháp quốc tế, một dân tộc bị mất lịch sử, mất văn hoá, tức là mất cội nguồn, bản sắc và quốc hồn của nó, là một dân tộc bị diệt chủng. Vâng, ĐCSVN đang đặt dân tộc Việt Nam trước một nguy cơ chưa từng thấy trong lịch sử của nó: nguy cơ bị diệt chủng.
Đường cứu rỗi phải bắt đầu với việc xét lại cái quan điểm cổ điển theo đó Việt Nam chỉ là một cậu bé tí hon sống cạnh tên khổng lồ Trung Hoa lúc nào cũng lăm le muốn nuốt chửng cậu để thoả mãn cơn mộng bá vương muôn đời của nó; và, chính cái tương quan lực lượng lớn-bé này là nhân tố quyết định đường hướng hành động của cậu bé: cậu không thể không nhún nhường, không thể không cư xử cho phải đạo - đạo Hán – không thể không chấp nhận cái thân phận vệ tinh của mình.
Quan điểm trên đúng, nhưng chỉ đúng một phần. Bởi vì trung tâm của vấn đề không phải là địa lý chính trị mà là văn hoá. Ý người viết muốn nói đến sự lệ thuộc quá đáng, để không nói là mù quáng, của cậu bé vào hệ tư tưởng của tên khổng lồ, nó làm nhụt tinh thần tự chủ của cậu. Và, tên khổng lồ biết rõ nhược điểm này của cậu, nên nó bèn sử dụng ưu thế văn hoá hầu như tuyệt đối của nó làm một thứ vũ khí mềm để khuất phục và đồng hoá cậu bé.
Vậy, đường cứu rỗi phải bắt đầu với việc tự ta giải thoát ta khỏi sự lệ thuộc thật là tai hại trên. Phản ứng hữu hiệu nhất là một phản cảm dị ứng với tất cả những cái chinoiserie của hệ tư tưởng Hán. Nhất định không bắt chước những mưu mẹo kiểu Khổng Minh của La Quán Trung. Nhất quyết không muốn làm quân tử tàu, kiếm sĩ kiểu Kim Dung, anh hùng kiểu kiếm hiệp tàu, và gì nữa. Tất cả những thứ này đều là sản phẩm của một đầu óc hoang tưởng, bệnh hoạn, nguỵ khoa học; liều thuốc ngủ đánh gục ý chí tự cường của ta; vật cản chặn đường tiến của dân tộc ta và của bản thân ta.
Đường cứu rỗi: sự kết hợp nhuần nhuyễn cái gốc minh triết quần chúng thực dụng và trong sáng của ta với tri thức duy lý có hệ thống và phương pháp suy luận chặt chẽ, mạch lạc, sáng sủa của Tây phương nhằm xua tan những đám sương u mộng của ý hệ Hán đang phủ kín hồn ta.
Đường cứu rỗi: sự bổ sung và trau giồi không ngừng tri thức ta bằng những kiến thức tích cực, những kiến thức vui: những hòn đá tảng của một nhân sinh quan mới yêu đời, ham sống, hướng thiện và yêu cái đẹp. Một nhân sinh quan của một mẫu người tổng hợp, bộ ba làm nên bởi sự cộng sinh hài hoà trong mỗi chúng ta của mẫu người cá nhân thân ái với tha nhân, mẫu người xã hội tự nguyện vì công ích và mẫu người công dân thiết tha với tổ quốc. Một nền cộng hoà được gọi là nhân bản khi nó lấy bộ ba này làm cứu cánh tối hậu của nó.
MỘT BÀI THƠ VỀ CON VỜ
Cái buồn thường dễ lây hơn cái vui. Mà cái buồn ta lây của Tàu, buồn vạn cổ, là cái buồn chết người. Thứ thuốc phiện tạo ảo tưởng, làm nhụt ý chí và bào mòn sinh lực của người nghiện. Muốn cai nó, theo thiển ý, trước hết ta phải thành thật với ta, nghĩa là ta phải biết rằng ta đang bị nó nô lệ hoá. Ta phải tự nội soi ta nhằm phát hiện những ngầm phá nó gây ra trong ngõ nghách tâm hồn ta. Phẫu não này là một ca mổ in vivo, hiểu như ta tự thực hiện nó ngay trong đầu ta nhằm trừ khử những chất độc của nỗi buồn chết người ấy mà hồn ta đang nhiễm phải. Đây là một trong những bước đầu mà trị liệu pháp tổng trạng nói trên phải thực hiện để đảm bảo cho việc giải Hán hoá của ta đạt được kết quả mỹ mãn.
Riêng đối với tác giả, hình ảnh con vờ - biểu tượng của một kiếp sống lênh chênh, phù phiếm - cứ lởn vởn đâu đó trong đầu hắn kể từ khi hắn còn là một đứa trẻ thơ. Chính nỗi ám ảnh mông lung và dằng dai này là động cơ thúc đẩy sự ra đời của bài thơ về con vờ này mà tác giả, như đã nói ở trên, đã thai nghén trong mấy chục năm trời mà không hay.
Bài thơ nên được coi như một cố gắng phác tả cấu trúc của cái gien văn hoá là nỗi buồn nòi của ta, một dị bản của nỗi buồn vạn cổ của Tàu. Đề tài thuộc phạm trù bản thể học, trừu tượng, trùng phức, nên bài thơ - một tập hợp của 28 câu lục bát – không thể không có những giới hạn nhất định của nó.
Tác giả hy vọng, với những thông tin cung cấp bởi thố lộ trên, độc giả như một du tử rong chơi trong cõi chữ sẽ cảm thấy bớt bỡ ngỡ trước cái phẫn khí quyết liệt của bài thơ ưu uất ta trách ta và ta phủ định ta này.
Bài thơ ra đời từ hình ảnh một con vờ tác giả bắt gặp khi còn là một đứa trẻ thơ vào một buổi chiều thu trên mặt nước một ao tù trong cổ thành Sơn Tây. Kể từ buổi sơ ngộ bất ngờ ấy, hình ảnh con vờ ở lại luôn với tác giả như một ám ảnh mông lung, một thắc mắc mơ hồ, một xao động lăn tăn, một ký hiệu u uẩn, một đầu tư thi ca bất trắc, có nguy cơ trở thành vô sinh như thứ cau không trổ buồng. Ý tác giả muốn nói: nó có thể bị ngưng lại ở dạng một biểu tượng thuần tuý vì không có cơ duyên nảy nở thành một mãn thể ngôn ngữ là câu thơ hay bài thơ.
Có hơn một vật hình đến với ta rồi ra đi mất tích luôn: chúng không bao giờ trở thành kỷ niệm. Lý do không phải vì ký ức ta bạc bẽo với chúng mà vì khả năng ngôn ngữ của ta bất cập trước cái muôn màu muôn vẻ của thế giới sự vật. Trong đầu mỗi chúng ta có một nghĩa địa chôn không biết bao nhiêu là bóng ma tiền ngôn ngữ alogon. Cơ bản, mỗi chúng ta đều mắc ít nhiều chứng thất ngữ, căn bệnh của những thi sĩ hụt, poète manqué.
Người là động vật duy nhất có tiếng nói. Mất tiếng nói hay bị cấm nói, nó sống một cuộc sống mất quân bình. Để bù đắp, nó phải sử dụng tiếng kêu, tiếng thở dài, tiếng khóc, tiếng cười và những phương cụ khác của ngôn ngữ thân thể như cặp mắt, đôi môi, hai bàn tay, dáng đi, cách ngồi và những điệu bộ khác để tự khẳng định sự hiện hữu của mình. Nó bắt buộc phải trở lại làm con người tiền sử, một con vật không có tiếng nói, nhưng là một con vật có cái pour-soi biết mình là một con vật.
Chúng ta đang sống trong một thời đại đầy đặc điêu ngoa và xảo trá. Môi trường ngôn ngữ bị lũng đoạn bởi những âm mưu u ám của lũ phù thuỷ, lang băm chính trị đức mỏng tài thô, say mê quyền lực và bạo lực. Trong môi trường bị nhiễm độc này, con chữ trở thành một công cụ của tuyên truyền: cái bẫy gài biến người dân thành một cái máy nghe thụ động, ngu trung và một chiếc loa lặp lại không sai một chữ những khẩu hiệu, sáo ngữ, thần chú, sấm truyền, chỉ thị của bọn phù thuỷ, lang băm. Chúng còn tẩm mị dược vào con chữ để làm bại liệt óc phán đoán của người dân rồi ném họ vào những vạc lửa chiến tranh, những lò thiêu thanh tẩy chủng tộc, những cỗ máy nghiến thanh trừng giai cấp, tất cả đã ngốn ngót 200 triệu sinh linh trong chưa đầy một thế kỷ. Thế kỷ 20 là thế kỷ của một ngôn ngữ đẫm máu.
Ví thế, có những lúc ta đâm kinh tởm tiếng nói và tự đẩy mình vào một tình trạng á khẩu. Sự tự nguyện lưu vong vào cõi vô thanh này đến một lúc nào đó sẽ gây cho ta một cảm giác tắc nghẽn, khó ở. Đây chính là lúc ta cần gặp chàng diễn viên kịch câm Marceau để nhờ chàng giải toả hộ cơn bế ngữ ta đang mắc phải bằng những điệu bộ, cử chỉ của chàng. Điều tài tình là chàng đã khéo léo và linh hoạt sử dụng thân thể mình để “nói” lên một thứ ngôn ngữ tín hiệu giầu sức biểu cảm và tính ẩn dụ. Nhìn chàng diễn xuất, ta có cảm tưởng như cả thân chàng đang nhô ra khỏi cái khối en-soi u đặc của nó để phát biểu cảm nghĩ và bày tỏ thái độ bằng mắt, mũi, môi, tay, vai và cả bằng chân nữa. Nhưng vì đây là một ngôn ngữ trừu tượng, nên khả năng biểu đạt tâm tính, tình cảm của mỗi bộ phận phải được khai thác tối đa nhằm nâng cao hệ số chuyển tải thông điệp của nó. Chẳng hạn như trìu mến bằng mắt, khinh thị bằng môi, cao kiêu bằng mũi, hiếu kỳ bằng cổ, nhún/nhường bằng vai, bình chân nghe ngóng và phẫn nộ bằng tay. Kể cả sống lưng cũng được giao phó nhiệm vụ thông báo nhân cách.
Với Marceau, ngôn ngữ cử chỉ là một ngôn ngữ tín hiệu có hồn. Một thứ thể dục nhằm khai dụng tối đa những hạt mầm ngữ nghĩa ủ trong cơ bắp. Một thứ kịch nghệ toàn năng, sử dụng hết công xuất của một thân thể bén nhạy, mẫn cảm, tinh khôn, uyển chuyển, linh hoạt, vụng về một cách khéo léo, ngang phè một cách dễ thương, nhăn nhó một cách trào lộng, co ro một cách đáo để, hung hăng vô hại, vô ngôn một cách hùng hồn,. Chiếc mặt nạ chân phương, logic của phi lý, người phát ngôn câm của một nghịch dụ ngang tầm với cái nghịch lý trớ trêu của phận người. Tưởng cũng nên nêu lên một nét đặc thù khác của nghệ thuật Marceau: nó tránh sự cường điệu vì đạo đức tự thân của nghệ thuật diễn suất muốn nó phải như vậy.
Một khán giả mẫn cảm thì đọc được cái thông điệp tư tưởng mà ngôn ngữ thân thể ấy muốn chuyển đạt: đó là sự mâu thuẫn đầy tính bi hài và chưa có lời giải của thân phận con người hiện đại, đặc biệt là con người hiện đại tây phương vừa mới ngoi lên khỏi những đổ vỡ vật chất và tinh thần tan hoang do cuộc thế chiến thứ hai để lại. Một cuộc chiến tranh cực kỳ khốc liệt, đã mang trong nó mầm mống của một thế chiến mới dưới một dạng thức mới: cuộc chiến tranh lạnh, trận xung đột ý hệ mà dân tộc Việt Nam đã phải gánh chịu những hậu quả thê lương và lâu dài nhất vì những sai lầm chiến lược chết người của đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN).
TIẾNG GỌI CỦA MỘT CÕI IM
Bây giờ thì tôi hiểu tại sao hình ảnh con vờ lại ở lại với tôi. Nó ở lại vì tôi muốn giữ nó ở lại. Tôi muốn giữ nó ở lại là vì tôi thấy nó là một hình ảnh giầu tính ẩn dụ, làm liên tưởng đến một điều gì đó có ý nghĩa với thi ca. Tôi nghĩ, nếu có cơ duyên, nó có thể trở thành một thi ảnh hàm súc làm tiền đề cho một bài thơ có trọng lượng về tư tưởng, thứ poésie grave hiểu theo nghĩa heideggerienne.
Trong thời gian gần đây, nó bỗng dưng trỗi dậy từ đáy tiềm thức tôi, chập chờn mà mãnh liệt. Chứng thất ngữ tái phát, làm tôi mất ngủ hai đêm liền. Chỉ vì những thây ma tiền ngôn ngữ alogon chưa chịu chết hẳn. Rồi như một phép lạ, một chuỗi tám con chữ tôi không hề chờ đợi bỗng loé lên trong đầu tôi, làm tôi nhỏm dậy, lấy bút ghi vội xuống một tờ giấy trực sẵn ở đầu giường: Lênh chênh nhện nước con vờ lội ao. Tôi giật mình, rõ ràng vờ này và ao này chính là vờ ấy và ao ấy tôi đã bắt gặp trong cổ thành Sơn Tây năm xưa vào một buổi chiều thu, dưới chân một tháp cờ đá ong nâu sẫm và bên cạnh một đề lao tường đá xám xịt và chiếc cổng cao đen hắc sần sùi. Thì ra, tôi đã thai nghén câu thơ này từ 70 năm nay mà không hay!
Thi sĩ Valéry cho biết có nhiều bài thơ của ông ra đời từ một câu thơ ông ngẫu hứng làm ra và thấy ưng ý. Tác giả của bài thơ này cũng ở trong một hoàn cảnh tương tự. Nó ra đời từ một câu thơ bâng quơ, vô vụ lợi, tức là không nhằm phục vụ cho cho một dự án ngôn ngữ nào cả như câu thơ trên. Sau, tác giả nhận thấy câu thơ này có một nội dung tinh thần làm nghĩ đến cảnh đời ao tù nước đọng của khoảng 70% dân tộc ta đang sống tập trung vào những vùng nông thôn nghèo khổ và lạc hậu nhất của đất nước. Ngoài ra, nó còn làm tác giả nghĩ lây sang một hiện tượng phổ biến khác: đó là cái não trạng trì trệ, thụ động mà rất nhiều người Việt chúng ta cho đến thế kỷ 21 này vẫn còn mắc phải, nó bắt nguồn từ cái tâm lý an phận thủ thường, liều thuốc ngủ tạo ảo tưởng, làm cho họ không chỉ bằng lòng với mà còn cảm thấy hãnh diện về cái thân phận ao tù nước đọng của mình: Ta về ta tắm ao ta / Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
Theo thiển ý, ta chỉ cần thay chữ ao bằng chữ sông thôi thì xoá được nghịch lý trên và làm cho ý hai câu thơ trở nên khoáng đạt hẳn lên: Ta về ta tắm sông ta / Dù trong dù đục sông nhà vẫn hơn. Lợi thế của sông so với ao là nó gợi cho ta hình ảnh một nhân sinh quan sống động, mở, luôn hướng về những chân trời khoáng đãng bao la; về biển, chốn hội tụ - mẫu số chung, văn hoá nhân loại - của những dòng văn hoá dân tộc nhân bản. Một nhân sinh quan như vậy vừa lành mạnh vừa tiến bộ, có thể làm cho dân tộc hãnh diện về nó một cách chính đáng hơn.
CÓ CHĂNG MỘT PHƯƠNG THUỐC CHO CƠN SẦU VẠN CỔ?
Ta chỉ cần nghe âm nhạc của ta, đặc biệt là cổ nhạc, thì thấy được âm chủ của quốc hồn ta. Đó là nỗi buồn vạn cổ, cái gien văn hoá vận vào ta từ ngàn trước đến bây giờ và đến cả ngàn sau nữa nếu ta vẫn nhận nó là định mệnh của ta. Nó là một dạng của bệnh tâm thần, một khuyết tật về bản thể, tạo cảm giác khó ở và là ngọn nguồn của những tình cảm tiêu cực. Như tình cảm yếm thế thấy đời là một bể khổ; hay tình cảm phẫn tồn trước sự bất công của con Tạo bắt ta phải sống lầm quê hương và lầm thế kỷ, nên ta đòi nó phải trả ta về thời ta chưa sinh ra; hay nỗi tủi phận mãn tính ấy, nó làm ta không chỉ xót xa cho ta mà còn trách cứ ta nữa: ta là một hiện hữu luôn luôn khuyết mãn, triền miên hẫng hụt, một hiện hữu không nên hiện hữu; sống cuối cùng chỉ còn vỏn vẹn là một tồn tại đơn chiều, một nội động từ, sự tự co cụm ta vào trong ta hoá thành một cõi ta âm u, bế tắc hoàn toàn.
Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng ý hệ trầm trọng hiện nay đang diễn ra ở Việt Nam, một câu hỏi cơ bản được đặt ra cho những ai chưa chịu buông xuôi trước định mệnh: Biện pháp nào phải được sử dụng để giải quyết một lần cho xong khuyết tật về bản thể trên?
Theo thiển ý, để hiệu nghiệm, trị liệu pháp phải là một giải pháp tổng trạng (holistic) hai bước.
Trước hết, phải thanh toán chế độ cộng sản, đứa con đẻ của chủ nghĩa hư vô, vật cản chặn đường sống của dân tộc ta. Thay thế nó bằng một chế độ cộng hoà nhân bản lấy tự do chính trị và dân chủ làm hai phương tiện chủ yếu để phục vụ cho cứu cánh tối hậu là một con người tự do tổng hợp: tự do ngoài xã hội và tự do trong tư tưởng. Để đảm bảo sự liên tục và tính chính thống của tân chế độ, những định chế dân chủ vững bền phải được thiết lập và một văn hoá chính trị phải được hình thành bằng những tập quán dân chủ ăn sâu trong tâm thức người dân, hoá thành bản tính thứ hai của họ. Đồng thời, nếp sinh hoạt dân chủ ngoài xã hội phải được bổ sung liên tục bởi những thế hệ cán bộ có kiến thức và ý thức dân chủ cao, có nhiệt tình và đức độ, được đào tạo chính quy trong nhà trường với một chương trình giáo dục đề cao vai trò của chính trị học không chỉ như một khoa học quản trị quốc gia thuần tuý, mà còn là triết học chính trị và đạo đức học chính trị nữa.
Trên phương diện cá nhân, mục đích của nền cộng hoà nhân bản là tạo cơ sở cho việc hình thành một mẫu công dân với tư cách là một chủ thể tự do. Điều này cần nhưng chưa đủ để giải quyết tận căn cái vấn nạn văn hoá, nguồn gốc của nông nỗi lao đao lận đận dân tộc ta phải gánh chịu từ ngàn đời. Vì vậy biện pháp kế tiếp phải là một thứ phân tâm học nhắm vào nguyên nhân của khuyết tật về bản thể trên. Đó là não trạng con vờ, nỗi buồn truyền kiếp; cuống nhau úa trong bụng mẹ, tế bào héo trong đầu cha; sự phối giống mù quáng chết người, đẻ ra một ethos èo uột, kìm hãm sức phát triển hoàn mãn của của cái tâm lý tập thể gọi là quốc hồn. Thiếu cái nguyên lý thống nhất tối thượng này, một cộng đồng dù đồng chủng, đồng văn cũng không thể trở thành một chỉnh thể quốc gia được.
Văn hoá của một dân tộc là cái hồn của lịch sử của nó. Và, lịch sử của dân tộc ta là lịch sử của một lệ thuộc từ ngàn đời vào hệ tư tưởng Trung Hoa, nói rõ hơn là hệ tư tưởng Hán. Cho đến thế kỷ 21 này, ta vẫn sống dưới sự đô hộ văn hoá của kẻ thù truyền kiếp của ta. Điều nghịch lý là ta chống nó, nhưng ta lại thờ thần thánh của nó trong nhà ta; ta thù nó, nhưng ta lại thuộc lòng lịch sử của nó hơn là thuộc lòng lịch sử của ta; ngôn ngữ hàn lâm của ta thiếu chữ của nó thì trở nên què quặt; mà ngôn ngữ nào thì tư tưởng ấy: tư tưởng của ta, sự sao chép với dăm ba hiệu đính tiểu xảo của tư tưởng của nó; thiếu Lão, Khổng, Mạnh, hồn ta hẫng, mất điểm tựa; lịch của nó với những cát thần, hung thần, giờ tốt, giờ xấu và linh tinh được dùng làm lịch của ta; tử vi của nó, thuật bói dựa trên 15 ngôi sao giả tưởng và có lối suy diễn tuỳ tiện, coi thường logic, mê hoặc ta và được ta coi như một tương lai học chính xác; cũng thế, một sản phẩm khác của óc mê tín tàu là khoa phong thuỷ từ nguyên thuỷ là một thứ duy linh học địa lý lấy hai nguyên tố gió và nước làm phương hướng quyết định vị trí thổ phần của người chết, nó được ta coi trọng như một khoa học nghiêm túc chi phối kỹ thuật kiến trúc nhà cửa, trụ sở kinh doanh, hoàng cung, phủ chúa, miếu mạo, đền đài, mộ phần của ta; kể cả khi ta buồn ta cũng phải mượn cái buồn của Thôi Hiệu, Đỗ Phủ, Tô Đông Pha, Vương Phạm Chí và linh tinh để buồn.
Một hệ luận được rút ta từ phân tâm học trên. Muốn giải quyết tận căn nỗi buồn truyền kiếp của ta, nỗi buồn nòi - chủ đề của bài viết này – ta phải giải quyết nguồn cơn của nguồn cơn: đó là cái vạn cổ sầu của Tàu. Xét rộng ra, để khôi phục Việt hồn, trị liệu pháp phải khởi sự với việc giải Hán hoá (déhanisation) tư tưởng ta đang mắc kẹt trong thiên la địa võng của những huyền sử, dã sử, phong dao, tục ngữ, tập quán, lễ nghi, phim ảnh, tiểu thuyết của Tàu. Đây, cơ bản, là một tiến trình giải phóng người tù khỏi gông cùm của một tinh thần sùng Hán và sợ Hán. Nó làm thui chột khả năng phán đoán độc lập của hắn, biến hắn thành một tên nô lệ bằng lòng với, để không nói là tự hào về, sự lệ thuộc vô điều kiện vào hệ tư tưởng Hán của mình. Sự vong thân này khoác mặc một kích thước cộng đồng: chúng ta là loại Hoa kiều hạng hai sống trên đất nước của chúng ta. Đến đây thì ta hiểu được thâm ý của người Tàu khi họ bảo Việt Nam là một phần đất tạm mất của họ.
Để có một ý niệm cụ thể về sự đô hộ văn hoá của đế quốc phương bắc lên chúng ta, ta hãy nhìn vào chẳng hạn những hiện tượng tiểu thuyết của La Quán Trung, Kim Dung, Quỳnh Dao, kiếm hiệp tàu và tầm ảnh hưởng của chúng tới nếp nghĩ và lối sống của ta. Có rất nhiều người Việt, kể cả những người tây học, đã nhẩy bổ vào và ôm chầm lấy và nằm lòng tới từng chi tiết một những cuốn tiểu thuyết tàu ấy, không hiểu rằng chúng thật ra chỉ là sản phẩm của cái chinoiserie, một tập hợp láo nháo của những hoang tưởng chết người đã làm khốn đốn chính nước Tàu trong suốt chiều dài lịch sử 5000 năm của nó. Người ta tâm đắc với những mưu mẹo của Khổng Minh, Tào Tháo; chúng còn được dùng làm bảng chỉ đường cho một số người đang cầm trong tay vận mệnh của đất nước ta nữa!
Một nước muốn độc lập về chính trị thì phải có một nền kinh tế phát triển. Nhưng nó vẫn chưa phải là một chỉnh thể quốc gia nếu nó không có một văn hoá riêng của nó, làm dân tộc của nó khác với các dân tộc khác. Khác với quan điểm của Lenin theo đó văn hoá được tạo ra bằng hoạt động của đông đảo quần chúng lao động, văn hoá ở đây được hiểu theo một nghĩa rộng hơn: nó là sự nghiệp của toàn dân, mẫu số chung của mọi thành phần xã hội, người giàu cũng như người nghèo, nông dân cũng như công nhân, lao động cũng như trí thức. Nó là nguyên lý thống nhất trăm thu về một mối, hồn khí tạo bản sắc và niềm tự hào của một dân tộc. Nó là một hiện tượng lịch sử, tập đại thành của những giá trị tinh thần tích tụ trong quá trình phát triển của một dân tộc.
Cả ba điều kiện trên mà một nước cần phải có để trở thành một chỉnh thể quốc gia, ĐCSVN với tư cách là đảng cầm quyền duy nhất trong suốt mấy chục năm nay đã không thực hiện được cho dân tộc của nó. Trái lại, cung cách hành sử khúm núm, quỵ luỵ trước Bắc triều của nó có tất cả những nét đặc thù của cái tâm lý tập thể thuở nào: tâm lý phiên quốc, tiểu nhược quốc; tâm lý chư hầu, cái phức cảm tự ti dân tộc; tâm lý triều cống: nó dâng hiến cho Bắc triều nào là biển và hải đảo, nào là đất liền và tài nguyên rừng đầu nguồn, nào là khoáng sản miền cao nguyên trung phần, nơi mà đế quốc bành trướng phương bắc đã dòm ngó từ lâu vì giá trị chiến lược vô song của nó.
Về mặt tinh thần, lịch sử cho thấy ĐCSVN phải luôn dựa vào ngoại bang để tồn tại. Nó là đứa con đẻ ngu trung của hệ tư tưởng marxist – leninist – maoist. Trên thực tế, nó chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa Mao, sự trá hình của chủ nghĩa Đại Hán truyền thống coi tộc Hán là trung tâm của loài người. Đây là dạng cực đoan của chủ nghĩa chủng tộc, có dáng dấp của chủ nghĩa chủng tộc thượng đẳng Đức Quốc xã – ta hãy nhìn vào thái độ đối xử hiện nay của người Hán với người Tây Tạng – cái tâm thái có từ thời tộc Hán chinh phục được và đặt ách thống trị cực kỳ dã man của nó lên các tộc khác mà nó gọi là di, man, mạch, cửu di bát man, mười bảy sắc dân mọi rợ.
Ở kỷ nguyên toàn cầu hoá này, quan hệ liên lập giữa các quốc gia trở nên chặt chẽ hơn và điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập một trật tự thế giới mới hài hoà hơn, công bằng hơn, bình đẳng hơn và văn minh hơn. Do đó, khó mà xẩy ra trường hợp một nước nhỏ bị thôn tính bởi nước lớn, trừ phi nước lớn cài được người của nó vào những cơ quan đầu não của nước nhỏ. Đìều bất hạnh cho chúng ta là trường hợp hãn hữu này lại xẩy ra trên ngay đất nước chúng ta. Chỉ vì những người cầm đầu ĐCSVN như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Chí Vịnh đã cam tâm nối giáo cho giặc bắc phương. Họ là sự lại giống ở cấp số nhân của những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống.
Sự phản bội dân tộc ngày càng gia tăng của tập đoàn cầm quyền của CSVN đang đặt đất nước chúng ta trước nguy cơ mất cả lãnh thổ lẫn quốc hồn. Hoạ Bắc thuộc lần thứ ba đang ló dạng ở cuối chân trời. Ta có thể mường tượng được những hậu quả gây ra cho dân tộc ta của hoạ này qua kịch bản sau. Hoa ngữ sẽ trở thành quốc ngữ, đẩy Việt ngữ xuống hàng một thổ ngữ như tiếng Mán, tiếng Chàm, tiếng Thượng, tiếng Khả lá vàng; quốc sử sẽ được viết lại theo quan điểm Đại Hán coi tộc Việt là một tộc thiểu số và lãnh thổ Việt Nam là phần đất tạm mất, nay đã thu hồi lại được; Việt Nam sẽ trở thành vệ tinh thứ năm trên lá quốc kỳ của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, v.v.
Những mất mát cơ bản trên là gì nếu không là những hậu quả gây ra bởi hoạ diệt chủng? Theo định nghĩa của công pháp quốc tế, một dân tộc bị mất lịch sử, mất văn hoá, tức là mất cội nguồn, bản sắc và quốc hồn của nó, là một dân tộc bị diệt chủng. Vâng, ĐCSVN đang đặt dân tộc Việt Nam trước một nguy cơ chưa từng thấy trong lịch sử của nó: nguy cơ bị diệt chủng.
Đường cứu rỗi phải bắt đầu với việc xét lại cái quan điểm cổ điển theo đó Việt Nam chỉ là một cậu bé tí hon sống cạnh tên khổng lồ Trung Hoa lúc nào cũng lăm le muốn nuốt chửng cậu để thoả mãn cơn mộng bá vương muôn đời của nó; và, chính cái tương quan lực lượng lớn-bé này là nhân tố quyết định đường hướng hành động của cậu bé: cậu không thể không nhún nhường, không thể không cư xử cho phải đạo - đạo Hán – không thể không chấp nhận cái thân phận vệ tinh của mình.
Quan điểm trên đúng, nhưng chỉ đúng một phần. Bởi vì trung tâm của vấn đề không phải là địa lý chính trị mà là văn hoá. Ý người viết muốn nói đến sự lệ thuộc quá đáng, để không nói là mù quáng, của cậu bé vào hệ tư tưởng của tên khổng lồ, nó làm nhụt tinh thần tự chủ của cậu. Và, tên khổng lồ biết rõ nhược điểm này của cậu, nên nó bèn sử dụng ưu thế văn hoá hầu như tuyệt đối của nó làm một thứ vũ khí mềm để khuất phục và đồng hoá cậu bé.
Vậy, đường cứu rỗi phải bắt đầu với việc tự ta giải thoát ta khỏi sự lệ thuộc thật là tai hại trên. Phản ứng hữu hiệu nhất là một phản cảm dị ứng với tất cả những cái chinoiserie của hệ tư tưởng Hán. Nhất định không bắt chước những mưu mẹo kiểu Khổng Minh của La Quán Trung. Nhất quyết không muốn làm quân tử tàu, kiếm sĩ kiểu Kim Dung, anh hùng kiểu kiếm hiệp tàu, và gì nữa. Tất cả những thứ này đều là sản phẩm của một đầu óc hoang tưởng, bệnh hoạn, nguỵ khoa học; liều thuốc ngủ đánh gục ý chí tự cường của ta; vật cản chặn đường tiến của dân tộc ta và của bản thân ta.
Đường cứu rỗi: sự kết hợp nhuần nhuyễn cái gốc minh triết quần chúng thực dụng và trong sáng của ta với tri thức duy lý có hệ thống và phương pháp suy luận chặt chẽ, mạch lạc, sáng sủa của Tây phương nhằm xua tan những đám sương u mộng của ý hệ Hán đang phủ kín hồn ta.
Đường cứu rỗi: sự bổ sung và trau giồi không ngừng tri thức ta bằng những kiến thức tích cực, những kiến thức vui: những hòn đá tảng của một nhân sinh quan mới yêu đời, ham sống, hướng thiện và yêu cái đẹp. Một nhân sinh quan của một mẫu người tổng hợp, bộ ba làm nên bởi sự cộng sinh hài hoà trong mỗi chúng ta của mẫu người cá nhân thân ái với tha nhân, mẫu người xã hội tự nguyện vì công ích và mẫu người công dân thiết tha với tổ quốc. Một nền cộng hoà được gọi là nhân bản khi nó lấy bộ ba này làm cứu cánh tối hậu của nó.
MỘT BÀI THƠ VỀ CON VỜ
Cái buồn thường dễ lây hơn cái vui. Mà cái buồn ta lây của Tàu, buồn vạn cổ, là cái buồn chết người. Thứ thuốc phiện tạo ảo tưởng, làm nhụt ý chí và bào mòn sinh lực của người nghiện. Muốn cai nó, theo thiển ý, trước hết ta phải thành thật với ta, nghĩa là ta phải biết rằng ta đang bị nó nô lệ hoá. Ta phải tự nội soi ta nhằm phát hiện những ngầm phá nó gây ra trong ngõ nghách tâm hồn ta. Phẫu não này là một ca mổ in vivo, hiểu như ta tự thực hiện nó ngay trong đầu ta nhằm trừ khử những chất độc của nỗi buồn chết người ấy mà hồn ta đang nhiễm phải. Đây là một trong những bước đầu mà trị liệu pháp tổng trạng nói trên phải thực hiện để đảm bảo cho việc giải Hán hoá của ta đạt được kết quả mỹ mãn.
Riêng đối với tác giả, hình ảnh con vờ - biểu tượng của một kiếp sống lênh chênh, phù phiếm - cứ lởn vởn đâu đó trong đầu hắn kể từ khi hắn còn là một đứa trẻ thơ. Chính nỗi ám ảnh mông lung và dằng dai này là động cơ thúc đẩy sự ra đời của bài thơ về con vờ này mà tác giả, như đã nói ở trên, đã thai nghén trong mấy chục năm trời mà không hay.
Bài thơ nên được coi như một cố gắng phác tả cấu trúc của cái gien văn hoá là nỗi buồn nòi của ta, một dị bản của nỗi buồn vạn cổ của Tàu. Đề tài thuộc phạm trù bản thể học, trừu tượng, trùng phức, nên bài thơ - một tập hợp của 28 câu lục bát – không thể không có những giới hạn nhất định của nó.
Tác giả hy vọng, với những thông tin cung cấp bởi thố lộ trên, độc giả như một du tử rong chơi trong cõi chữ sẽ cảm thấy bớt bỡ ngỡ trước cái phẫn khí quyết liệt của bài thơ ưu uất ta trách ta và ta phủ định ta này.
- TA VỀ KHÔNG TẮM AO TA
HAY
CẤU TRÚC SÁU TÁM MỘT CỘI BUỒN
Buồn nòi bủa lưới giăng tơ
Lênh chênh nhện nước con vờ lội ao.
Sòng đời chẵn lẻ thế nào?
- Thưa con số hẩm gieo vào cửa tôi.
Nhau con úa dạ mẹ rồi!
Chôn lầm mảnh đất mồ côi nhân tình.
Tà quyền phù thuỷ âm binh,
Nhà cò nhà vạc lục bình trôi sông.
Tiên thiên thù oán chất chồng,
Sống cùm kinh cụ, chết còng tân toan
Phẫn tồn một cái búng tăn
Ao tù diếc (1) quẫy vết nhăn mặt người.
Cái lỳ của tĩnh trêu ngươi,
Cái u của tịch mốc đời héo hon.
Mười đi chín mất một còn,
Máu trào cửa tử cờ son đẫy đùa.
Quê cha trái đắng được mùa,
Quả lừa thu ấy còn chua đến giờ.
Vung tay đòi xoá ván cờ:
Vẫn lờ đờ kiếp con vờ lội ao.
Cái buồn huyền sử xanh xao
Ủ mầm trong máu ngấm vào cung thương (2).
Mười đi may có một về,
Đường mòn con vác não nề trên lưng.
Ba đời đời vẫn kín bưng!
Mẹ ơi kiếp tới Mẹ đừng sinh con.
Minnesota, ngày lễ phục sinh, năm 2010
Cung Trầm Tưởng
(1) Cá nước ngọt, sống chủ yếu ở ao hồ, ít ở sông.
(2) Hai âm trong hệ ngũ âm: cung, thương, chuỷ, giốc, vũ; gọi chung là âm nhạc nghiêng về vãn than.
(2) Hai âm trong hệ ngũ âm: cung, thương, chuỷ, giốc, vũ; gọi chung là âm nhạc nghiêng về vãn than.
No comments:
Post a Comment