Wednesday, March 23, 2011

Dậy Mà Đi ! ĐI ĐÂU ? - Nguyễn Đăng Trình

Nguyễn Đăng Trình

Quả thật không ngờ, vấn nạn tư tưởng đấu tranh do tôi khơi mào từ hai chương trình phát thanh tại San Jose , lại trở thành đề tài tranh luận của một số Cư Dân mạng trên khắp Thế giới.

Vì quá bất ngờ, tôi đã tạm thời viết nhanh một số ý kiến chuyển lên các diễn đàn (DĐ), chỉ mong như một lời cảnh giác gióng lên, để mọi người kịp thời quên đi ngòi nổ chiến tranh đã một thời banh da xẻ thịt VNCH, nhưng không ngờ, vấn đề trở nên phức tạp cho một số tranh luận rộng khắp trên các DĐ, với những chống đỡ ngụy biện ngang bướng ấu trĩ, buộc lòng tôi lại phải tiếp tục làm sáng tỏ và bổ túc thêm, để THẬT SỰ CHẤM DỨT và loại bỏ hẳn ngòi nổ chiến tranh nầy, chứ không phải “tắt đài” để không gây thêm chia rẽ, một lập trường chí phèo chống cộng, không thể giải quyết dứt điểm của mê lộ hùng ca, như có người đề nghị vớ vẩn (ông Phùng Mai trong email cuả ông).

Để đơn giản hóa vấn đề, trong số nhiều ý kiến đóng góp, tôi xin chọn 3 ý kiến nổi bật, với một số chi tiết do ba nhân vật nầy dẫn chứng để biện minh cho cho lập trường “tái chiếm” bài Dậy Mà Đi để phân tích thảo luận:

1. Bs Nguyễn thị Thanh viết:

- (trích) “Ai viết câu gì để hại chúng ta, làm khí giới gì hại chúng ta…chúng ta dùng lại những thứ đó để đánh trả lại thì tốt chứ, : GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG.” (hết trích). (Lập trường nầy được Vũ huynh Trưởng - Tổng thư ký Ủy Ban Chống Cộng Bắc Cali đưa ra, và nick Viễn xứ san jose hồ hởi tung hứng hoan hô.)

- Người đặt ra bài dậy mà đi họ bị lầm cộng sản Bắ Việt (CSBV). Nay họ còn sống thì họ cũng dùng để chuộc lại lỗi lầm của họ chứ. Họ chết rồi cũng cầu chúng ta dùng để họ khỏi hối hận nhiều.

- Nếu đi đánh giặc bắt được khí giới của địch thì bỏ đi sao. Dại thế. Dùng tài năng, khí giới của địch đánh địch mới ngon.

- Nếu là của địch tại sao chúng ta không coi đó là CHIẾN LỢI PHẨM dùng chống lại địch mới oai chứ.” (hết trích). / GS.TS.Bs Nguyễn thị Thanh MD.PhD.

2. Ông Phùng Mai – Khối 8406 / Quỹ Tù Nhân Lương Tâm viết:

- “Tiến Quân Ca hoặc Quốc ca VNCH, nhạc cuả Văn Cao (Văn Cao tên thật là Nguyễn văn Cao, Cuối năm1944, Văn Cao gặp lại Vũ Quý, một Việt Minh mà ông đã quen biết trước đó ...)

- “Riêng anh Lý Tống đề nghị sửa lại lời bài hát, tôi đoán biết dụng ý của anh, nhưng với tôi sửa lại là một hình thức đạo văn, có thể bài Tiến Quân Ca (Phùng Mai có ghi source theo đường link để kiểm chứng – chú thích cuả người viết) đã được phía VNCH sửa lời để dùng cho bài hát chào quốc kỳ VNCH vì trong thời điểm đó không ai đặt ra việc phải tôn trọng tác quyền …”

-… bài ca nầy họ thuộc lòng, nó đã đi vào ký ức, họ chẳng quan tâm ai là tác giả, như chính cá nhân tôi cũng đã muốn làm kẻ “phản động” vì bài ca nầy phần nào đã thôi thúc.

- “Bài hát “Dậy mà đi” hát trong thời điểm nầy thì chỉ những người chẻ sợi tóc làm tư mới nghĩ đến tác giả, đa số các thanh niên VN trong nước họ nghe thấy, tôi cho rằng họ sẽ sục sôi … còn người Việt tỵ nạn Cs như tôi, những thanh niên phải đi bán lao động thì rõ ràng sống xa nhà và chết xa nhà, nhớ nhà vô cùng … Chỉ ngoại trừ những hạng người mũ nỉ che tai” không biết, không nghe gì về thời sự quốc gia và thế giới, những người bàng quang như thế cho dù nhạc CS hay nhạc quốc gia thì cũng là đàn gẫy tai trâu. (đoạn nầy tôi tự tô đậm để nhấn mạnh cái cốt lõi, hay nói đúng hơn chìa khóa tư tưởng của tác giả Phùng Mai giấu ở đây)

- Điều tôi muốn trình bầy. Có nên “tắt đài” bài ca Dậy Mà Đi ? là để ta (người VNCH) không bị đuối lý đến trơ trẽ vô duyên khi hát/ nghe 2 bài “Tiếng Gọi Công Dân và Hồn Tử Sĩ, vì hai tác giả của 2 bài nầy là một cộng sản nòi, đã sáng tác bài “như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng” tên gọi là Lãnh Tụ Ca. Việc yêu cầu “tắt đài” Ca khúc Dậy Mà Đi trong lúc nầy với lý do là nhạc VC là điều không ổn, thậm chí ngụy biện.”

3. Phạm văn Thành (bánh xe Thiên an Môn – Pháp quốc) viết:

- Việc yêu cầu “tắt đài” Ca khúc Dậy mà đi trong lúc nầy, cá nhân tôi cảm thấy có nhiều điều bất an.

- Năm 1979, tôi bị bắt và giam nhốt kiểu lao động khổ sai …. bỗng trong chòi quán có tiếng đàn guitar cất lên, và tiếng hát bài Dậy mà đi lan ra … trong quán cũng là tù nhưng là tù cải tạo, các anh có phần dễ thở hơn chúng tôi ….

- Với tôi, quý vị có giận, có ghét, tôi vẫn thấy bài ca Dậy Mà Đi có một sức bật vô cùng lớn. Nó có khả năng nhổ bật lên được những chiếc ghế đã ù lỳ chán ngán thời cuộc … Hãy giúp bài ca ấy thể hiện nốt phần thứ hai của khát vọng giải phóng 1946, khi nó mới được viết thành lời: Độc lập và Tự do.”

* * *

Vì phạm vi của bài tiểu luận ngắn, không cho phép tôi trích ra hết mọi ý kiến hoặc toàn bài của ô.Phùng Mai (cho dẫu ông PM với lối viết ngạo mạn của ngựa non háu đá, bào chữa loanh quanh, biện minh ngớ ngẩn cho lỗi lầm nghiêm trọng của ông, bài Tiến Quân Ca là quốc ca VNCH), và cũng xin không lạm bàn về hai chi tiết đầu tiên của ô. Phùng Mai vì xét ra, ông vòng vo chạy tội Mù kiến thức, Mù lý luận, lại Mù về Tư tưởng đấu tranh của ông, vì thế tranh luận chỉ … mất lời mà thôi.

Trong bài viết nầy, mặc dầu tôi có đề cập đến tên tác giả, “công trình quậy phá VNCH - quậy nát cộng đồng”, tuy nhiên, mục đích chính vẫn là nội dung chuyên chở bên trong màn khói chữ nghĩa, và lộ trình tư tưởng ấy dẫn tới hậu quả nghiêm trọng trước mắt.

LỬA THỦ ĐOẠN VÀO SÀI GÒN THIÊU ĐỐT ÓC ẤU TRĨ

Đây là lần thứ hai (lần nhất vào năm 2008, Trại Hè Thanh niên Việt do Mạng Lưới Tuổi Tuổi trẻ Lên đường – ngoại vi của Việt Tân tổ chức, họ cũng hát bài ca nầy một cách phấn chấn hân hoan) tôi lên tiếng về bài ca DẬY MÀ Đi do văn công CS và đội Tuyên Truyền của Thành Đoàn TP/HCM trực tiếp Chỉ thị. Chúng khoanh vùng từ Cầu Kho Q.8, qua Khu vực Hàng Xanh Thị Nghè, bến xe miền Đông / Thủ Đức Biên Hòa, Phường Bình Thạnh/ Gia Định …… vòng qua Khu Vườn Chuối, Bàn Cờ (vùng hoạt động của giao liên CS) để vừa tập hợp quần chúng vào quỹ đạo đấu tranh, cũng vừa qua tay quần chúng, che chắn cho các mạng lưới giao liên, hoạt động nội thành và tình báo CS ẩn trốn như an toàn khu giữa lòng “địch”.

Tôn thất Lập - tác giả bài Dậy Mà Đi và Trần long Ẩn viết ca khúc Người mẹ Bàn Cờ là hai nhạc sĩ nổi cộm trong số những Ca Nhạc Sĩ tham gia trong Phong Trào Hát cho đồng bào Tôi nghe và nghe đồng bào tôi cùng hát – viết gọn lại là Hát cho đồng bào tôi nghe, một phong trào quần chúng theo Chỉ Thị của MT/GPMN đấu tranh bằng ca nhạc, nhằm thổi bùng ngọn lửa đấu tranh “chống Mỹ cứu nước” và Thống nhất VN vào tay CS. Thoát thai từ Đoàn Văn Nghệ Sinh viên- Học Sinh Sài gòn được thành lập từ ngày 15-5-1965 mang màu sắc thuần túy văn nghệ (dĩ nhiên chúng che chắn rất kỹ để chưa lộ diện phản chiến) nhưng sau đó, đôi mắt cú vọ của MT/GPMN nhắm tới khuyến khích và cổ động, bài hát Hát cho Dân tôi nghe của Trần long Ẩn được Thành đoàn CS/HCM nghiên cứu và đánh giá chiến lược và móc nối thành lập Phong trào quần chúng, đổi thành Phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe.

Ngày 27-12-1969, tại Trường Đại học Nông Lâm Súc Sài Gòn – xế bên kia đường là Trường Trung học Quốc Gia Nghĩa Tử - Lăng Cha Cả. Phong Trào nầy tổ chức đêm “văn nghệ hòa bình” trong dịp Giáng Sinh để che mắt Chính Quyền, thực chất là công khai ra mắt Phong Trào Hát Cho Đồng Bào Tôi Nghe.

Một đêm văn nghệ che mắt Chính quyền, nhưng lại là đêm kinh hoàng cho đám văn công Cs, toàn bộ Ban Chấp Hành và đoàn viên bị theo dõi bởi cuộc hành quân bất ngờ của Nha Cảnh Sát Đô Thành bao vây, bắt trọn với gần 180 tên, kể cả Tôn thất lập và Trần long Ẩn. Phong trào như một cục bướu độc bị dao kéo đụng tới, lan tràn theo vết dầu loang, ra Huế, Đà nẵng, Qui Nhơn, xuống Cần Thơ, An Giang, lên tới Đà lạt, là những nơi có trường Đại học, môi trường của Sinh viên phản chiến dễ dàng hoạt độngg. Số quần chúng cưu mang bảo bọc chúng lúc đó để đánh phá VNCH, thì sau năm 1975, họ đã rõ mặt và lên tiếng oán trách nặng nề, nhưng …..

Thực chất của bài Dậy Mà Đi như một số người dẫn chứng từ thơ Tố Hữu, để cho rằng, nó xuất xứ từ bài thơ của Cộng sản gộc, nên chi cần phải tẩy chay…. thật ra không đúng lắm, vì bài thơ Dậy Mà Đi của Tố Hữu được sáng tác từ năm 1941 mang một âm hưởng của lời khích lệ từ câu đầu đến câu cuối thứ 17, nói lên một động lực ý chí, một quyết tâm của vươn lên tới trước, cuả khẳng định chiến thắng gian nguy, của bài học dại-khôn trên trường đời gập ghềnh bão tố, tuyệt nhiên không mang âm hưởng chính trị hay trong mặt trận đấu tranh cường lực nào cả.

Lấy cảm hứng từ bài thơ nầy, Tôn thất Lập viết thành điệp khúc cho bài ca, đáp ứng với chiến thuật nổi dậy của CS trong lòng Quần chúng, như Hội Liên hiệp Thanh Niên giải Phóng, Thành Đoàn CS/HCM …. nhưng phần phiên khúc thì TTL đã tách rời bài thơ trên, để cưu mang một ngòi nổ chậm đã được nhiều người biết đến: Phong Trào Đồng Khởi do Nguyễn thị Định - đảng viên Cs từ 1945- phát động tại Huyện Mỏ cày tỉnh Bến Tre ngày 17-1-1960 để đánh cướp các cơ sở Chính Quyền của VNCH tạo thành vòng đai phá hoại, áp đảo Chính Quyền của TT Diệm xác Cs miền Nam chết phơi trên ruộng, xác Chính Ủy Cs miền Bắc thì … Sinh Bắc tử Nam …), và từ ấn tượng đường mòn Hồ chí Minh mà “bác cùng chúng cháu hành quân” từ “Trường sơn đông đến Trường sơn tây”, bộ đội dép râu cũng đã “dậy mà đi” như thế, và cũng đã chết như thế .

Nhưng khi Dậy Mà Đi trong lòng Sài gòn, thì DMĐ lại trở thành một gọng kềm “lấy thành thị bao vây nông thôn”, đẩy Chính quyền Trung ương vào thế trận bỏ rơi Nông thôn, từ đó Trung ương tắt thở, và thống nhất là đoạn cuối của con đường cướp nước (đây là sách lược của Trần bạch Đằng huy động SV-HS cướp chính quyền, nhưng trái với chủ trương của Trung ương đảng Cs, đúng ra là của Lê Duẫn, và TBĐ bị triệu về Bắc giam lỏng sau khi đấu đá kịch liệt với phe nhóm của Lê Duẫn, và đây là lý do TBĐ bị hạ tầng công tác, bị bỏ rơi cho đến chết) .

Xuống đường, Bãi khóa, Đêm không ngủ, Đốt lửa căm thù …. là những hoạt động của Biệt động Thành CS dưới lớp vỏ Sinh viên- Học Sinh trong Sinh hoạt Văn nghệ phản chiến, nhưng nhập nhằng cho là Du ca (đừng lầm lẫn Du Ca Quốc Gia của Nguyễn đức Quang với bài Việt Nam Quê hương ngạo nghễ), bài Dậy Mà Đi trở thành mồi lửa nung đốt lòng thù hận, là tiếng trống dục giã đi cướp Chính quyền, phá rối hậu phương tạo tiền đề cho Tổng nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, và phá rối Bầu Cử năm 1970 ...

Lướt qua đôi nét về bài Dậy Mà Đi, tôi không chú tâm nặng về tác giả sinh ra nó, mặc dầu quan hệ “mẹ - con” là quan hệ máu – thịt giữa xúc động nhạc tính và ước mơ ca khúc, nhưng nội dung lời ca, tư tưởng diễn đạt và đối tượng hướng tới là ba phạm trù triết học và đấu tranh chính trị cần khám phá, để lôi ra ánh sáng mầm độc ẩn số mà với nỗi đam mê ca hát, phấn khích rung động trước nhịp điệu hào hùng, không thế đủ bình tĩnh phân tích và lượng giá.

Phạm văn Thành mới chỉ nghe qua bài hát DMĐ từ trong chòi quán vọng ra, đã … lặng người rơi vào khoảng không im lặng … Nhưng với tôi, cũng vào năm 1979, tại nhà 7 –K1/ Z30D –Hàm Tân, Thuận Hải, đã phải ký không biết bao giấy kỷ luật chỉ vì hát những bài “cách mạng” để thăm dò nội tuyến, ăng ten trong Nhà và trong Đội, bài Dậy Mà Đi tôi hát rất …. tự nhiên, bài Bão nổi lên rồi , Xuống Đường, Tự nguyện Ca … đặc biệt tôi đã hát bằng lời ca khác với bài Bão nổi lên rồi, cũng vẫn bị kết tội như thường, tiện đây xin chép lại để chúng ta cùng suy gẫm về Lý luận Chính Trị của CS và bẫy sập tư tưởng của chúng mà … cảnh giác tránh xa (các bài hát nầy do Chính ủy Cs dạy cho tù binh Chiến tranh chúng tôi tại mặt trận Ban Mê Thuật giữa tháng 3/1975): “Nắng đã lên rồi, người tình ơi ta bay muôn phương, trời bao la ta vui hoan ca, ca khúc yêu đời tràn đầy tình người, vì sinh linh trong ta luôn mong được trở về nguồn một ngày thật gần, và đến khi đạt tới thanh tịnh rồi ….”

Trong khi đó, bài ca Bão nổi lên rồi của Cs thì sắt máu kinh hoàng: “Bão nổi lên rồi từ miền Nam quê hương thân yêu, từ Trị Thiên băng qua Tây nguyên lan tới bưng điền triệu người bừng bừng, cùng Đà nẵng với Huế chiến thắng khí thế sôi sục tràn về Sài gòn, giờ tiến công sục sôi tim muôn người …...” toàn bộ phần còn lại của bài ca chứa đựng mồi lửa căm thù và quyết tâm vùng lên cướp chính quyền.

Và đây là lý luận của tên cán bộ giáo dục Trại: “Hát bài nầy, nhưng tâm trí liên tưởng tới bài kia, dùng bài kia làm phương tiện chuyên chở óc nổi loạn trong nhà tù … Dậy mà Đi, đi đâu ? Xuống đường làm gì ?.....” và năm 1981, cả ba K của trại Z30D nổi loạn thật, cùng đứng nghiêm trang chào Cờ vàng trong tim óc, hát lại Quốc ca VNCH đang sục sôi trong huyết quản và các bài ca Chính Huấn thân quen. Biến cố vùng lên đó đã làm tê liệt sinh hoạt Trại một tuần lễ. Tóm lại, khi bài ca mất tính chính trị thuyết phục cho mục đích của CS, nó trở thành đối nghịch với bước chân đi tới của chúng, thì cần triệt tiêu nó không thương tiếc.

Trong một email khác, ông Phùng Mai viết: “tại sao ta không chấp nhận nó là bài ca tranh đấu cho tự do ? dù là lời ca của CS nhưng nó có khả năng kích động khí thế tranh đấu cho tự do thì nó vẫn là bài hát đáng trân trọng, hát để tranh đấu cho tự do, không có hai thứ tự do khác nhau ….” . Xem ra ông Phùng Mai chỉ quan tâm tới nhịp điệu hào hùng, và lời ca mời gọi thúc bách của điệp khúc mà thôi, trong khi trong Chương Trình phát thanh của Lương Tâm công Giáo và của Khối 8406 tại San Jose thì phát trọn bài do “tốp ca của CS hát với giọng ca opera cao vút của ca nhi nữ CS ”.

Nếu thực sự là người kiểm thính viên “đếm nốt nhạc” thì ông Phùng Mai và người phụ trách hai chương trình phát thanh kia tha hồ thưởng thức điệu nhạc hùng tráng (nhưng chắc chắn thua xa bài Bão nổi lên rồi viết theo điệu nhạc diễn hành/ nhạc hành khúc (March), rất có “khí thế”.

Nhưng nếu là nhà Đấu Tranh Chính Trị, đối đầu với sách lược Cộng Đồng Vận của CS, thì quý vị phải “đếm chuyển động của tư tưởng trôi theo dòng nhạc” theo khái niệm “biến điệu biên độ AM hay biến điệu tần số FM trong sóng Radio”, và vì thế lời ca “Bao nhiêu năm qua dân ta sống không nhà – Bao nhiêu năm qua dân ta chết xa nhà” không thể có khả năng kích động khí thế tranh đấu cho tự do như Phùng Mai nằm mơ trong ảo giác, trái lại, đó là lời tố cáo VNCH, một chính quyền sắt máu kềm kẹp người dân, đến nỗi “sinh vô gia cư – tử vô địa táng” trở thành ác mộng của miền Nam, của Chính quyền VNCH dành cho Dân của miền Nam. Lời ca nầy cũng đã được một số nhỏ nhoi Sinh Viên ngoại quốc phản chiến nhập cuộc đem về nước của họ, và phong trào phản chiến chống phá VNCH và đồng minh gia tăng, khi Chính nghĩa NHÂN BẢN của VNCH đã bị bọn Sinh viên Học sinh CS bôi nhọ, bẻ cong và mang về cho CS.

Hãy thử đặt một số các bài hát phản chiến vào trong một tổng thể văn hóa đấu tranh để phân tích, lượng giá khả năng đốt cháy nhiệt huyết đấu tranh của người lính VNCH chúng tôi ra sao:

“Người con gái Việt nam da vàng, mang giấc mơ quê hương lìa kiếp sống,
Người con gái Việt nam da vàng, yêu quê hương nay đã không còn …
Em chưa hát ca dao một lần, Em chỉ có con tim căm hờn” (Ca khúc Da vàng TCS )

Hoặc

“Mẹ vỗ tay reo mừng chiến tranh, chị vỗ tay hoan hô hòa bình
Người vỗ tay cho thêm thù hận, người vỗ tay xa dần ăn năn (Hát trên những xác người /TCS )

Và còn hằng trăm Ca khúc “đứt ruột bầm gan” khác, khi có dịp tôi sẽ cống hiến cho Quý vị cơ hội suy gẫm.

Chỉ với cây Giutar thùng trong tay, đám phản chiến nầy rong ruỗi khắp nơi, nhưng cũng đã đủ tạo nên bão lửa, một chấn động tâm lý quần chúng khổ cực nghèo hèn từ đám Sinh viên trí thức, từ Dân biểu quan quyền, đến Tu sĩ Báo chí xuống đường bị gậy ăn mày….. quậy phá hậu phương, thì nơi tiền tuyến trực diện với hiểm nguy từng giây phút, lòng dạ có cứng như sắt đá cũng phải bủn rủn dần … vì hậu phương đã rút hết nhựa sống, đã đánh thốc vào ân nhân mình, đã xả thân cho bọn chúng tự do …. phản chiến.

Một hậu phương ao ước quê hương lìa đời, một hậu phương chưa một lần biết đến Ca dao dân tộc đầy ắp tình người, chị ngã em nâng, bầu bí quấn quít chung giàn, cau trầu trọn nghĩa nhân duyên … nhưng em gái lại có trái tim căm hờn. Quả thật Trịnh công Sơn đã gởi một tín hiệu thôn tính miền Nam của CS, nhưng Lưu kim Cương, Nguyễn cao Kỳ vẫn rung đùi nghe nhạc Trịnh, nuôi TCS trong căn cứ TSN, tránh bị Cảnh sát truy lùng …

Nay ở Hải ngoại, với phương tiện truyền thông tối tân và có quá nhiều cơ hội, đám giặc cỏ mon men rải độc chất tư tưởng lên những đầu óc ngây ngô, thơ dại, hoặc đám buôn thần bán thánh, mài gươm đúc giáo chống cộng cuội, rủa sả cộng sản, gào rú chưởi bới CS, nhục mạ bội ơn người lính chiến Cộng Hòa, sẽ tự nhận luôn vai trò phản diện để ngợi ca lưỡi hái tử thần như một diệu kế, nào là “GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG”, “CHIẾN LỢI PHẨM”….” ta thu được của địch thì bỏ đi sao. Dại thế …..”

Đấu tranh chống lại CS, một kẻ thù có sức mạnh về nhiều phương diện, nhưng lại tỏ ra ngây thơ chính trị, nông cạn về lý luận chính trị và cạm bẫy của toàn đảng CS, thì chính Họ trở thành phương tiện chuyên chở vũ khí cho CS ra hải ngoại quậy phá Cộng đồng Việt tại đây, mà Họ không ngờ tới.

“GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG” mà Vũ huynh Trưởng, Tổng Thư Ký của Ủy Ban Chống Cộng Bắc Cali đưa ra và được nick Viễn xứ San jose lên tiếng ủng hộ, là một nhát dao đâm thẳng vào tim óc người Chiến sĩ VNCH, sau khi hai Chương Trình phát thanh truyền đi trên làn sóng điện mũi dao oan nghiệt nầy, dẫu sao thì sau đó, cô L.Hương thuộc Khối 8406 đã lên tiếng xin lỗi trên DĐ, nhưng tuyệt nhiên Lương Tâm Công Giáo vẫn giũ vững lập trường đâm sau lưng Chiến sĩ của họ, im lặng và im lặng.

Đây không phải lần đầu xảy ra vấn nạn nầy ở San Jose, mà trong một lần trước, vào tháng Tư 2010, nick Viễn xứ San Jose sau khi phân bua về bài hát DMĐ, y thị khen hay nhưng lại ném bùn vào mặt ông Phạm bằng Tường là người đã chép ra toàn bộ bài ca đó trên DĐ rằng: “hơn 40 năm mà ông còn thuộc và nhớ rõ từng chi tiết … thì đích thị ông Tường là người cùng nhóm với Tôn thất Lập rồi đúng không ? Lạy ông tôi ở bụi nầy” (nói một cách đơn giản, chúng cũng sẽ vu khống tôi là cùng nhóm với Tôn thất Lập, là CS …. vì lý do tôi còn hát các bài ấy nữa).

Tiếp máu vào cơ thể, tiêm thuốc vào da thịt, đưa thức ăn vào người, lâu dần cũng mất sạch vì phải tiêu hóa, chuyển hóa để nuôi cơ thể; độc chất tư tưởng đã nhiễm sâu vào trong óc não, đã thành chất liệu đấu tranh, thì sức tàn phá của nó sẽ gia tăng theo cấp số và thời gian, không tẩy rửa được. Thứ lập luận một chiều và khẳng định theo cảm tính thù hận đó của hai nhân vật biểu tượng nầy, cho thấy một nguy cơ đánh phá Cộng đồng Việt thật dai dẳng và tàn bạo khôn lường, đặc biệt là nick Viễn xứ San jose .

Lấy lưỡi lê CS để đâm người quốc gia, đâm người chống cộng mà gọi là gậy ông đập lưng ông, thì còn gì ác độc hơn, còn gì ngụy biện hơn, tráo trở phản trắc hơn (khai thác quan hệ gia đình như một công cụ đễ triệt hạ đối phương theo phương thức CỦI ĐẬU NẤU ĐẬU– đối với tôi không quan trọng lắm – nhưng đâm sau lưng chiến sĩ bảo quốc an dân là một trọng tội) . Tư tưởng phản chiến, lời ca phản chiến, và biến cố phản chiến trong con người phản chiến, xảy ra trong thời gian và không gian phản chiến, lịch sử của nó đã mô tả đúng chức phận bẻ gãy VNCH của chúng. Tán trợ chiến dịch phản chiến, tiếp tay chuyên chở và phổ biến tư tưởng phản chiến hiện nay tại hải ngoại, tại San Jose, nhóm “thường dân trốn lính” nầy nhận nhiệm vụ từ chỉ thị của ai để khơi lại ký ức đau thương của VNCH, của Quân Dân Cán Chính VNCH ?

Hy vọng đây là lần cuối cùng, xin những ai còn tâm huyết với VNCH, còn một chút tri ơn Các Chiến sĩ đã vùi thây nơi chiến địa để mình được tự do lên đường tìm đất sống mới ….

Xin hãy chia xẻ những nỗi điêu linh của đất nước với chúng tôi, những chiến sĩ gối đầu trên ba-lô, ghì chặt tay súng như ôm chặt người tình muôn thưở, hành quân không mệt mỏi trên vùng Cao nguyên nước độc, hay sình lầy Đồng Tháp … để bảo vệ an toàn lãnh thổ, ổn định hậu phương, để rồi … hậu phương xuống đường cùng bọn Thanh Niên Sinh viên Cs phá hoại VNCH đến … tắt thở.

Xin hãy dành một phút ngậm ngùi, và đừng tìm cách khơi lại nỗi đau của người lính chiến VNCH chúng tôi nữa: LÍNH với DÂN như cá với nước . Tại sao Quý vị đấu tranh chống Cộng sản lại ung dung phổ biến tư tưởng nhục mạ VNCH qua phiên khúc:

Bao nhiêu năm qua DÂN ta sống không nhà
Bao nhiêu năm qua DÂN ta chết xa nhà.

Đội tuyên truyền Cs qua Tôn thất Lập lấy cảm hứng từ cuộc chiến đi B của VC (đi B tức vào miền Nam) viết thành phiên khúc đánh tráo cuộc chiến tai ương lên đầu VNCH:

- Vượt trường sơn thì nhà ở đâu ? Chân đi dép lốp xe hơi, ngủ bụi bờ, đầm mình trên khe suối tránh đụng độ với Hành Quân Truy lùng của QĐ/VNCH.

- Sinh Bắc tử Nam, thì chết gần nhà ở đâu ?

Còn điệp khúc chỉ là lời kêu gọi động viên, khuyến khích, lấy từ Thơ của Tố Hữu làm từ năm 1941 …

Trong nhận thức non kém về Ý THỨC CHÍNH TRỊ và kinh nghiệm về ĐẤU TRƯỜNG CHÍNH TRỊ, hậu quả sẽ vô cùng tại hại như mọi người đã rõ: Nhiệt Tình + Ngu Dốt = Phá Hoại.

Xét về nguyên nhân, Cô L.Hương phụ trách CT/PH của Khối 8406-San Jose đã tỏ ra có sự hối hận, chỉ vì chưa một lần biết đến bài ca nầy, mà vì cảm thấy thích thú về điệu nhạc hùng hồn phấn khích … Cô L. Hương đã email lại cho tôi tỏ rõ sự hối tiếc, và quyết định loại bỏ bài nầy ra khỏi danh sách nhạc của Khối. Nhưng theo tôi, có lẽ Cô ấy nghe LTCG phát bài nầy trong một tuần trước đó (27/2/2011), nên Cô nầy bị cuốn hút theo trào lưu chăng.

Trong khi LTCG cho phát bài nầy công khai trên làn sóng phát thanh, thì trên các DĐ, tên net vận Giang Qua của LĐCT lại chế diễu và bôi nhọ tấn công tôi bằng thứ ngôn ngữ hạ cấp vô giáo dục rằng “NĐTchuyên rình mò để bêu xấu LTCG ….” Đừng quên rằng Chương trình PT/LTCG được phụ trách bởi những người có học, ngoại trừ Lê văn Ý, nhưng trong những lần tranh cãi trước đây qua các email của đám phá hoại óc bã đậu, tên trốn lính to họng, tên đào binh nhục mạ phản bội ân nhân (CTT, LVY, PHS, VHT, ĐTS …), với ông Phạm bằng Tường, chúng vẫn một mực tỏ ra thích thú bài ca nầy, cũng đồng nghĩa với việc chúng sẽ cho phát bài nầy khi có cơ hội, chúng lại cũng lập luận rằng: “thuộc nhiều bài hát CS thì đủ biết họ là ai”.

Vậy nếu biết nhiều về lai lịch tên bán nước Hồ c Minh, tức thì là Cộng sản sao ?

Tên học sinh Cao Thắng Lê văn Nuôi phụ trách công tác Đoàn, đi tịch thu các tờ Báo nằm trong danh sách đen của chúng tại một số Quận trong Thành Phố Sài gòn-Gia Định, tưởng chỉ là nỗi ám ảnh bất mãn của người DÂN trong quá khứ mà thôi, ai ngờ tại San Jose, lão già Nguyễn Quân khi ủng hộ lập trường chống phá BĐDCĐ Bắc California của LĐCT, lại cũng đề ra phương thức vừa bất nhân với lương tâm con người, vừa lưu manh với ý thức Dân Chủ tại Hoa Kỳ mà ông hấp thụ trong hơn 30 năm tại San Jose. Phát động lần thứ hai tịch thu báo Tiếng Dân trên Vietland, cổ xúy mọi người tham gia chiến dịch bất lương nầy, Nguyễn Quân hiểu gì về NHÂN QUYỀN, về đạo đức con người trong xã hội vừa trọng pháp vừa trọng nhân nghĩa Hoa kỳ ? ……..

Tóm lại , vây quanh bọn GƯƠM GIAÓ và LỪA ĐẢO CỬ TRI là những thành phần “túng làm liều, óc bá đạo, lương tâm rắn độc”, chực chờ người DÂN lơ là thiếu chú tâm là quậy phá, ném đá vào nhà rồi tri hô cùng hàng xóm chúng bị … khủng bố, đây cũng là chiêu thức CS đã ném truyền đơn chống phá nhà nước vào Tu viện Đồng Công – Thủ Đức, Trung Tâm Đắc Lộ - Yên Đỗ, Dòng Chúa Cứu Thế - Kỳ Đồng … rồi đến khám xét truy tố nạn nhân (như VC phóng lửa đốt nhà năm 1960 tại các Quận trong thành phố Sài gòn – Gia Định rồi loan tin TT Diệm cho người đốt nhà Dân để giải tỏa đô thị …) rêu rao xuyên tạc để đánh phá, tung tin thất thiệt để ăn chia cả hai bên (đòn xóc hai đầu), đi đêm với Việt gian để… sống còn (Đỗ vẫn Trọn đã công khai loan báo trên làn sóng phát thanh 1500AM – San Jose ngày 1-11- 2010 rằng Thiếu Tá Võ Đại của Tập Thể Chiến Sĩ vùng Tây Bắc Hoa Kỳ đã cậy nhờ Đỗ vẫn Trọn giúp lật đổ ông Chủ Tịch Cộng đồng Nguyễn ngọc Tiên), y như CS len lỏi vào đoàn biểu tình, ném lựu đạn vào Cảnh Sát chống biểu tình, vậy là trận chiến đá xanh và dùi cui bắt đầu.

Và khi tôi viết những dòng cuối cùng nầy, thì tại San Jose, trận chiến mới đã ló dạng, mang tính hung bạo hơn, quyết liệt hơn, và tín hiệu ấy sau khi tung lên mạng LƯỚI, phát trên làn sóng, đã được chính bọn chúng vươn óc ra thách đố công khai trong buổi họp vừa qua tại Khu Hội CTNCT, DẬY MÀ ĐI để quậy nát và dứt điểm Cộng Đồng như CS đã đánh phá VNCH trước đây.

Lời báo động nầy, tôi xin trao gởi đến tất cả đồng hương Việt tỵ nạn CS tại San Jose, như một trách nhiệm tinh thần tôi phải hoàn tất. Quý vị hãy sáng suốt để không phải bị lôi cuốn vào mê lộ thánh thần gươm giáo, chống cộng kiếm cơm, hay tuyệt thực kiếm … vàng lá.

Nguyễn đăng Trình

Mời xem Vũ khúc Dậy Mà Đi để chấm dứt mũi tên độc “DẬY MÀ ĐI” đang từ từ lụi vào óc não người chống Cộng.


No comments:

Post a Comment