Sunday, March 6, 2011

"CẤM ĐÙA VỚI CÁCH MẠNG" - Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Ông Nguyễn Minh Cần là một người CS không còn là CS nữa. Có người nói ông ta từ bỏ đảng. Cũng có người nói ông bị khai trừ. Tựu chung thì ông không còn là đảng viên nữa. Chuyện này tôi không biết chính xác, vì thế tôi mới nói ông Nguyễn Minh Cần là một người CS không còn là CS. Đã có thời ông làm tới bí thư thành ủy Hànội. Như vậy vai vế trong đảng không phải là nhỏ. Cái bệnh mơ thành VN của ông có lẽ còn nặng lắm. Vì thế khi cuộc cách mạng tại Bắc Phi bùng nổ, ông mới lên mặt kẻ cả răn đe mọi người: “Không ai được đùa với cách mạng và nổi dậy”. Có phải ông ngụ ý rằng chỉ có ông đây và các đồng chí dân chủ của ông mới là cách mạng thực và mới được quyền làm cách mạng? Người khác thì đừng hòng?

Lời răn đe của ông Nguyễn Minh Cần là tựa đề của một bài viết mới đây của ông. Bài này do một người bạn ở miền Đông chuyển cho tôi đọc. Thú thực xưa nay ít khi tôi đọc các bài biết của các ông cán lớn đã hết thời, thí dụ như Bùi Tín, Nguyễn thanh Giang chẳng hạn. Tất cả chỉ thấy tán hươu tán vượn, lăng nhăng, lít nhít, và đều phảng phất âm điệu thơ Hổ Nhớ Rừng của Thế Lữ “than ơi thời oanh liệt nay còn đâu”. Có đọc thì đọc của những anh cán đương quyền, ít ra còn biết được chuyện này, chuyện nọ. Đọc mấy ông quá đát (out of date) chỉ tổ bực mình. Người bạn chuyển bài với ghi chú: nên đọc cho biết. Đó là lý do tôi đọc bài của ông Nguyễn Minh Cần.

Nhận xét đầu tiên của tôi là, dù cộng sản còn thời hay hết thời, vì anh nào cũng đều chui ra từ một lò cả, cho nên tính cường quyền CS lưu thông trong huyết quản, giống như chất phèn bám vào da thịt người dân “guộng” miệt Đầm Giơi Cái Nước, có đi nhà thương lọc máu cũng không tài nào hết được. Vì thế tôi không ngạc nhiên khi thấy ông cựu thành ủy họ Nguyễn ra lệnh cho mọi người không được thế này, không được thế nọ …

Thử nghĩ mà coi, có người VN nào lúc này mà còn có tâm tư đùa với cách mạng hay với nổi dậy trên quê hương mình. Lật đổ bọn cầm quyền Hànội đối với 80 triệu người dân Việt có bao giờ là chuyện đùa, chuyện dỡn chơi đâu. Chuyện thật một trăm phần trăm đấy. Ông Nguyễn Minh Cần lấy tư cách gì để dậy bảo hay cấm đoán người VN đưa ra sáng kiến hoặc tham dự vào các hoạt động nhằm lật đổ bọn độc tài bán nước. Tinh thần thất phu hữu trách đáng lẽ ông phải hoan nghênh và cổ võ mới phải.

Sau khi ra lệnh cấm không được đùa với cách mạng, ông Nguyễn Minh Cần tiên đoán nổi dậy sẽ thất bại nếu không nghe ông. Ông viết: cố tình đẩy phong trào dân chủ nước ta đi vào một cuộc phiêu lưu cực kỳ tai hại chỉ có thể dẫn đến thất bại nặng nề. Ông còn đe dọa: Đó sẽ là một tội ác trước phong trào dân chủ cũng như trước nhân dân VN. Ô hay, thế thì cái gọi là Cách Mạng Tháng 8 mà ông Nguyễn Minh Cần cho là thành công ư? Nó đã đưa đất nước đi đến tình trạng thê thảm như thế này thì phải kể là cái gì? Ông Nguyễn Minh Cần có góp công góp sức vào biến cố đó không? Sao ông mau quên và bỏ qua dễ dàng thế? Tại sao ông dám gọi cuộc nổi dậy chống độc tài VGCS là phiêu lưu và tiên đoán sẽ thất bại? Trò không bao giờ hơn thầy. Marx và Engels đều tiên đoán cách mạng vô sản sẽ xẩy ra tại các nước Tây Âu trước, vì ở đó kỹ nghệ phát triển hơn nên cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt hơn và chóng đưa giai cấp công nhân đến thành công hơn. Thế nhưng trái lại, cái gọi là cách mạng vô sản lại xẩy ra tại nước Nga lạc hậu chứ không xẩy ra tại Tây Âu. Mấy ông thầy của ông Nguyễn Minh Cần còn tiên đoán sai bét. Người học trò Nguyễn Minh Cần dám tự phụ hơn mấy ông thầy mình sao?

Đang viết dở, tôi lại đọc trên Internet, thấy ông Thằng Hèn Tô Hải cũng bô lô ba la cùng một giọng điệu như ông Nguyễn Minh Cần. Ông Thằng Hèn Tô Hải ba hoa rằng lúc này chưa phải thời cơ địa lợi nhân hòa để làm cách mạng. Và ông cũng tỏ ra uy quyền y chang như ông cựu bí thư thành ủy: không được nghe theo những lời kêu gọi xuống đường bằng bất cứ giá nào bởi bất cứ ai … bằng không thì đổ máu, bắt bớ chắc chắn xẩy ra. Rõ ràng CS vẫn là CS, và CS nào cũng như nhau cả. Nói theo kiểu nhà quê là: chó đen giữ mực. VGCS không thể nào gột rửa được chất CS trên người nên lúc nào cũng nghĩ mình mới là vua cách mạng, tự cho rằng chỉ có mình mới biết làm cách mạng. Vậy chứ cách mạng Tunisia thì thời cơ ở nơi mô? Tính cường quyền chỉ quen ra lệnh và đe dọa là bản chất của CS khó tẩy rửa nhất. Cũng một câu nói, giá như người miền Nam thì đã là “Xin đừng đùa với cách mạng …, xin đừng nghe theo những lời kêu gọi xuống đường ….,” lịch sự hơn, nghe lọt tai hơn, và dĩ nhiên dễ được người khác chấp nhận hơn.

Chất CS thứ hai hiện lên trong bài viết của ông cựu bí thư thành ủy là sự là sự dốt nát. Tôi không nói CS dốt nát về tất cả mọi mặt, nhưng nhận thức về cách mạng thì quả thật là họ có dốt nát. Do bản chất kiêu căng tự phụ, cái gì cũng cho là mình hay hơn người và giỏi hơn người. Cho nên người CS cho rằng mình nắm được các quy luật về cách mạng, tức là biết cách nắm thời cơ, đo lường được các yếu tố khách quan và chủ quan. Thực ra họ chả biết gì cả. Ông Nguyễn Minh Cần hay ông Thằng Hèn Tô Hải cũng không ngoại lệ. Có thể ông Nguyễn Minh Cần dựa vào những kinh nghiệm của cái gọi là Cách Mạng Mùa Thu mà ông đã tham dự để phê phán những người VN đang thúc đẩy cuộc Cách Mạng Hoa Nhài tại VN tiến lên. Thế nhưng ông đã lầm, và lầm to rồi. Biến cố 19-8-1945 tại Hànội chẳng phải là cách mạng. Lịch sử đã nói lên chính xác nó chỉ là chuyện cướp chính quyền của bọn CS lưu manh từ tay người Quốc Gia, chứ làm gì có cách mạng.

Theo định nghĩa, cách mạng là một cuộc chính biến làm thay đổi một thể chế. Điều nhấn mạnh là từ xấu sang tốt. Thể chế cũ bị lật đổ là một thể chế xấu được thay thế bằng một thể chế tốt đẹp qua một cuộc chính biến. Đó là Cánh Mạng. Cái mà VGCS gọi là Cách Mạng 19-8 hay Cánh Mạng Mùa Thu có xứng đáng gọi là cách mạng không?. Chắc chắn là không, bởi vì, những hậu quả của biến cố đó đem đến cho đất nước toàn là mất mát, đau thương, lầm than, đói khổ, bần hàn, tang tóc, và thâm chí mất nước. Nó biến đất nước ta từ tình trạng kém khả quan đến tình trạng bi thảm, bi đát, và tồi tệ. Nếu nó thực sự là cách mạng thì tội gì ông Nguyễn Minh Cần và nhiều đồng chí của ông ta phải mưu tìm một cuộc cách mạng nào khác cho tốn công tốn sức. Xem như vậy thì ông Nguyễn Minh Cần có hiểu gì về cách mạng đâu. Ông đã không hiểu gì về ý nghĩa của chữ cách mạng, nay ông lại đem cái yếu tố “thời cơ” ra để dậy bảo người khác thì thật là chuyện quái gở.

Thời cơ của Cách Mạng Hoa Nhài tại VN (nếu có) là gì, không thấy ông Nguyễn Minh Cần cho biết. Yếu tố chủ quan và khách quan trong cuộc cách mạng đó là gì, cũng không được ông Nguyễn Minh Cần giải thích. Theo Lenin nhận định, cách mạng là một biến cố tự phát và bất ngờ, không phải là một hành động được kế hoạch trước. Biến cố 18-9-1945 tại VN tuy không phải cách mạng, nhưng đã chứng minh câu nói của Lenin là đúng, và cũng chứng minh sự hiểu biết của ông Nguyễn Minh Cần về cách mạng là thiển cận. Trường hợp Tunisia cho thấy cuộc Cách Mạng Hoa Nhài không hề được chuẩn bị hay kế hoạch. Nguyên nhân đưa đến cuộc cách mạng Hoa Nhài là sự kéo dài của một chế độ độc tài, thối nát, khiến cho xã hội đầy rẫy bất công, người dân đói khổ và bị đàn áp. Nếu không có cuộc tự thiêu của thanh niên Bouazizi thì đã không có Cách Mạng Hoa Nhài. Xin hỏi ông Nguyễn Minh Cần, Thời Cơ trong cuộc Cách Mạng Hoa Nhài tại Tunisia ở đâu?

Lý luận như thế có lẽ cũng chưa làm ông Nguyễn Minh Cần hài lòng về cái gọi là thời cơ mà ông đề cập tới. Tốt hơn hết, cứ làm thử một bảng khảo sát bỏ túi để xem cái thời cơ của cuộc Cách Mạng Hoa Nhài nằm ở chỗ nào. Lấy Tunisia ở đầu bảng, rồi đến Ai Cập, rồi đế Libya, rồi cuối cùng là Vietnam. Cả 4 nước đều có chung một đặc tính là, đất nước được cai trị bởi một nhà nước độc tài, thối nát và tham nhũng, giai cấp giầu nghèo chênh lệch quá mức, thất nghiệp cao, đời sống đắt đỏ, xã hội chồng chất bất công, dân chúng sống lầm than, đói khổ, nhân quyền bị chà đạp. Tình trạng này không đồng nhất, mà chênh lệch cao thấp, cao nhất là VN, và thấp nhất là Tunisia. Thời gian kéo dài tình trạng này cũng dài ngắn khác nhau tại mỗi quốc gia. Ngắn nhất là Tunisia hơn hai thập niên, và lâu nhất là VN trên sáu thập niên. Như thế, đúng lý thì VN phải là nơi thời cơ chín mùi nhất cho một cuộc nổi dậy mới phải, rồi mới tới Libya, tới Ai Cập, và cuối cùng là Tunisia. Nhưng thực tế xẩy ra trái hẳn, cuộc cách mạng bùng lên tại Tunisia trước hết, rồi mới đến Ai Cập, Libya, còn VN thì không biết đến bao giờ? Như vậy thì những cái gọi là thời cơ, yếu tố chủ quan, khách quan v.v. của ông Nguyễn Minh Cần có phải là tiếng kêu của con vẹt không? Có người nghi ngờ ông là nhà dân chủ cuội đang cố ý kéo dài tuổi thọ cho đảng VGCS. Nói chung thì cả 4 quốc gia trên bảng khảo sát đều chín mùi cả, có thể ví như 4 đống rơm khô, thiệt khô, gặp một tàn lửa là có thể bùng cháy ngay.

Bạn đọc có thể thắc mắc tại sao đã không có cách mạng tại VN trong khi như chúng tôi trình bầy trên, điều kiện cho một cuộc cách mạng tại VN đã quá chín mùi so với nhiều nước tại Bắc Phi? Một câu hỏi khác được đặt ra là, tai sao đống rơm khô Tunisia gặp mồi lửa Bouazizi là cháy bùng lên, trong khi tại VN những cái chết của giáo dân Nguyễn Thành Nam tại Cồn Dầu, của thanh niên Nguyễn Văn Khương tại Bắc Giang, và gần đây nhất, của kỹ sư Phạm Thành Sơn tại Đà Nẵng lại không làm cháy nổi đống rơm VN? Giải thích tình trạng này, theo thiển ý thì có hai lý do. Một là VGCS đã làm chủ (control) được sự sợ hãi của người dân. Hai là chúng đã xâm nhập và khống chế sức chống đối của nhân dân. Nhìn vào cuộc nổi dậy của nhân dân tỉnh Thái Bình năm 1997 và các phong trào dân oan lẻ tẻ, người ra sẽ biết được VGCS làm chủ sự sợ hãi của người dân như thế nào. Một, chúng đền bù và đãi ngộ thật hậu hĩ bọn “lão thành cách mạng” tại địa phương nếu bọn này có oan khuất gì. Hai, chúng thủ tiêu hoặc bắt đi mất tích thành phần cầm đầu thuộc lóp dân đen. Người dân biết VGCS là thủ phạm, nhưng chẳng ai nhìn thấy VGCS thủ tiêu người hay bắt người đi mất tích. Chúng không có trách nhiệm. Sát nhất nhân vạn nhân cụ là thế. Có vậy thôi là êm hết. Lý do thứ hai, VGCS xâm nhập các tổ chức và phong trào chống đối để hề hóa, lố bịch hóa, và tha hóa hóa khiến chuyện gì cũng dửng dưng, chẳng còn ai tin tưởng vào ai thì hiện nay nhìn thấy ở khắp nơi. Đúng là nhân dân VN đang sống cái hiện thực: hồn ai nấy giữ, hoặc, đèn nhà ai nấy sáng. Chúng ta chẳng lạ gì, VGCS đã thành công rất đáng kể trong lãnh vực này. Do đó mà VN rất khó có một cuộc cách mạng giống như Tunisia hay Ai Cập.

Chất CS khác nữa tìm thấy trong bài viết của ông Nguyễn Duy Cần là sự khinh miệt quá đáng của ông đối với người quốc gia ở miền Nam nói chung, và đồng bào tỵ nạn tại hải ngoại nói riêng. Sau ngày 30-4-1975, bọn VGCS miền Bắc gọi toàn thể nhân dân miền Nam là “Ngụy”, và gọi người tỵ nạn là ma cô, đĩ điếm. Ngày nay, vì tình thế bắt buộc, để mua chuộc người tỵ nạn và dân chúng miền Nam, những danh từ này đã dần dần biến mất. Tuy nhiên cái bản chất khinh thị người tỵ nạn và đồng bào miền Nam vẫn còn nằm sâu trong con người mỗi đảng viên dù đương thời hay lỗi thời. Khi có dịp là nó xuất hiện trở lại. Chúng ta hãy nghe ông Nguyễn Minh Cần chỉ vào mặt và nói với người tỵ nạn như thế nào: ….. đó là những vị anh hùng hảo hán đủ loại, những nhà cách mạng đầu lưỡi, những nhà chống cộng hùng hổ nhất, những «chính phủ lưu vong» với đầy đủ các bộ «ma», những đảng cách mạng «cuội», những chính khách xa lông đủ cỡ ... họ vác cờ xí và khẩu hiệu hoàn toàn xa lạ với đại đa số dân chúng trong nước, nhất là giới trẻ nước ta để đi «đấu tranh cách mạng» ... thì lúc đó phong trào đấu tranh dân chủ trong nước sẽ ra sao?

Chúng tôi không phủ nhận ở hải ngoại có những đảng phái ma trơi, những phong trào chống cộng cuội, những chính khách xôi thịt v.v. Nhưng Họ không phải là tất cả tập thể tỵ nạn. Họ cũng không đại diện cho đồng bào tỵ nạn. Trong số hơn 3 triệu người VN tỵ nạn CS, đa số là những người yêu nưóc nhiệt tình. Họ kêu gọi cuộc nổi dậy ở trong nước chỉ vì thương cảm và nhiệt tình đối với đồng bào tại quốc nội. Ngoài một thiểu số rất nhỏ còn mang đầu óc xôi thịt, đại đa số chẳng ai mơ tưởng đến danh vọng, địa vị, hay quyền lợi gì ở trong nước cả. Ông Nguyễn Minh Cần vơ đũa cả nắm nhục mạ người tỵ nạn là một hành động xấu không thể chấp nhận được. Ông đã tự lột trần con người CS của ông cho người ta thấy. Ông viết: họ vác cờ xí và khẩu hiệu hoàn toàn xa lạ với đại đa số dân chúng trong nước. Ai cũng thấy rõ, ông muốn ám chỉ lá Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ của người tỵ nạn và ông nhân cơ hội miệt thị lá cờ này cho bõ ghét. Có thể vì viết trong một cơn tức tối, ông còn dùng những lời lẽ hằn học và trịch thượng giống văn phong của một anh “Đội” thời cải cách ruộng đất: … tôi chỉ muốn thét lên vào tai những cái cái đầu quá nóng của một số người ở hải ngoại: các người có cái quyền gì mà dám đưa dân ta, các chiến sĩ dân chủ của chúng ta vào một trận "thao dượt", một lần "thử lửa" để làm tiêu vong biết bao sinh mạng của dân chúng và các chiến sĩ dân chủ, để tạo điều kiện cho kẻ thù của dân chủ tận diệt phong trào yêu nước và tự do dân chủ? Các người có lương tâm, có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức hay không mà dám hành xử như vậy? Và tôi cũng nói thẳng với các người lời kêu gọi, thúc giục của các người thì dân chúng Việt Nam sẽ không nghe đâu! Xin lỗi ông Nguyễn Minh Cần, ông kêu gọi thử coi, đồng bào trong nước họ nghe ông và các đồng chí của ông hay nghe người tỵ nạn chúng tôi. Cứ thử đi. Chết biết liền à.

Tuy nhiên thì ông Nguyễn Minh Cần cuối cùng cũng nói được một lời thật lòng. Ông viết: Chính vì những người đứng đầu nhà nước dân chủ của Nga, sau khi chế độ cộng sản sụp đổ hồi tháng 8 năm 1991, đã không có thái độ dứt khoát đối với Xô-viết Tối cao (quốc hội) cộng sản, bộ máy hành chính cũ, quân đội và công an cũ, đã không cải tổ mạnh mà duy trì gần như toàn bộ bộ máy hành chính, quân đội và công an cũ, do đó đã gây ra hậu quả nghiêm trọng làm cho việc dân chủ hóa nước Nga bị trục trặc trong nhiều năm, làm cho đất nước và xã hội Nga không ổn định trong một thời gian dài, thậm chí có khi đã phải xung đột vũ trang (năm 1993, xuýt nữa thì xảy ra nội chiến) giữa chính quyền dân chủ và phe đối lập nấp dưới lá cờ của Xô-viết Tối cao với trên 90% là quan chức, cán bộ cộng sản... Tình trạng nghiêm trọng đó là do sự phá hoại ngầm (sabotage) của các dân biểu cũ, quan chức cũ, tức là giới nomenklatura cũ. Hậu quả nói trên là nước Nga hiện nay đang quay trở lại chế độ toàn trị, tuy rằng không phải của cộng sản như trước mà của giới mật vụ và quan liêu cũ. Ngày nay, những thành quả dân chủ trong những năm đầu của chính quyền dân chủ đang dần dần mất hết: không còn tự do bầu cử, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do biểu tình, v.v... theo đúng nghĩa nữa. Đúng thế, nước Nga và cả nước láng giềng Cambốt của VN nữa, hiện chỉ là những nước CS không CS mà thôi. Ông Nguyễn Minh Cần trách chuyện nước Nga, nhưng người VN lo chuyện đất nước mình. Mai đây nếu xẩy ra một cuộc Cách Mạng Hoa Nhài cho VN thì không biết nên vui hay nên lo. Lo vì những nhà dân chủ như ông Nguyễn Minh Cần và các đồng chí của ông lên cầm quyền thì tình trạng đất nước khó có thể khác nước Nga được, vì như chúng tôi dẫn chứng ở trên, bản chất CS trong con người đảng viên CS dù đương thời hay hết thời không bao giờ tẩy rửa được. CS Nga, CS Tầu, CS Cambốt, CS Việt đều như nhau cả. Chính ông Boris Yeltsin, một tay tổ CS, cũng phải thú nhận: CS chỉ có thể tay thế chứ không thay đổi được. Ông Nguyễn Minh Cần chưa làm ông nghè đã đe hàng tổng. Ông lối quá rồi đấy.

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

PS. Sau bài viết này, không chừng đàn chó của Việt Tân sẽ nhào ra sủa inh ỏi. Nhưng cũng chẳng sao, chó bênh chủ là chuyện đương nhiên. Phản tỉnh cuội và Việt Tân là hai mặt của đồng tiền Dân Chủ do ông Do Thái Bắt Nàng Kể in ra. Đồng tiền này lưu hành rất mạnh tại Mỹ cũng như tại VN. Nhất là bọn ác ôn VGCS khoái thứ tiền này vô cùng.
-----
    Không ai được đùa với cách mạng và nổi dậy
    Nguyễn Minh Cần

    Trong bài viết của tôi “Cuộc Cách Mạng Bắc Phi-Trung Đông Còn Đang Tiếp Diễn”, khi trả lời một câu hỏi mà nhiều bạn trẻ rất quan tâm: thế nào là “thời cơ”?, tôi đã nhấn mạnh rằng: “Nếu các chiến sĩ dân chủ lơ là việc chuẩn bị để khi thời cơ đến ta không kịp nắm lấy, hay khi thời cơ chưa đến, điều kiện chưa chín muồi mà đã vội vã nổi dậy tạo cơ hội cho kẻ thù của dân chủ tiêu diệt phong trào thì các chiến sĩ dân chủ sẽ có một trách nhiệm lớn lao trước Lịch sử. Không thể đùa với cách mạng, với nổi dậy. Những người dân chủ phải giữ đầu óc tỉnh táo, sáng suốt, chớ để bị kích động bởi những lời thúc giục của một số người nóng nảy. Cũng cần nhớ rằng kẻ thù của dân chủ muốn tiêu diệt phong trào khi còn trong trứng nước thường cho “nội gián” chui vào các cơ quan lãnh đạo để xúi giục những cuộc nổi dậy “non”. Phải hết sức cảnh giác!”, đồng thời tôi đặc biệt nói đến chuyện rất nguy hiểm đã và đang xảy ra: “Trong vài ngày qua, một nhóm người ở hải ngoại vốn ủng hộ tích cực cho phong trào trong nước thúc giục tổ chức đấu tranh trong nước “phải nắm lấy cơ hội, huy động và đi hàng đầu với nhân dân Việt Nam trong một cuộc vùng dậy để đòi quyền của người dân đã bị cộng sản chà đạp trên 60 năm qua”. May mà những người trong nước đã không nghe lời giục giã nguy hiểm này. Vẫn chưa hết, có tin cho biết “truyền đơn kêu gọi toàn dân xuống đường với quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa xuất hiện nhiều nơi tại Sài Gòn” và nhiều bài viết của các “nhà tranh đấu hải ngoại” giục giã dân chúng trong nước “xuống đường”!!! Đọc những tin tức đó, tôi chỉ biết kêu lên: Khi chưa có đủ điều kiện chủ quan và khách quan mà hành động phiêu lưu thì chỉ là hành động tự sát. Chắc chắn quần chúng sẽ đủ sáng suốt để đánh giá những hành động như vậy”.

    Còn khi trả lời một người phản biện tôi trên tờ Dân Luận về chủ trương có tính chiến lược mà tôi tán thành “lực lượng đấu tranh trong nước là chủ yếu, lực lượng đấu tranh ngoài nước chỉ là hỗ trợ”, sau khi trình bày hết những lý lẽ của mình, ở đoạn cuối, tôi có nói:

    “Bây giờ xin các bạn thử hình dung một cảnh tượng có thể xảy ra: khi phong trào đấu tranh dân chủ trong nước bắt đầu lên cao, thì nhiều lực lượng dân chủ hải ngoại ồ ạt về nước, nếu mà những chiến sĩ dân chủ chân chính thì đã may cho phong trào, nhưng đằng này còn biết bao «lực lượng» khác nữa tự xưng là «lực lượng chủ yếu» của cách mạng dân chủ, đó là những vị anh hùng hảo hán đủ loại, những nhà cách mạng đầu lưỡi, những nhà chống cộng hùng hổ nhất, những «chính phủ lưu vong» với đầy đủ các bộ «ma», những đảng cách mạng «cuội», những chính khách xa lông đủ cỡ… họ vác cờ xí và khẩu hiệu hoàn toàn xa lạ với đại đa số dân chúng trong nước, nhất là giới trẻ nước ta để đi «đấu tranh cách mạng» … thì lúc đó phong trào đấu tranh dân chủ trong nước sẽ ra sao ? Tôi viết điều này không có hậu ý công kích ai hết, nhưng đó là một điều có thể xảy ra lắm. Đáng để mọi người suy nghĩ». Tôi cứ tưởng những lời cảnh báo trên đây của tôi đã quá rõ ràng và đầy đủ.

    Thế nhưng hôm nay, khi vào mạng đọc những lời kêu gọi của đảng này đảng nọ, cũng như thư từ trao đổi của những người trong cái gọi là «cộng đồng trên mạng», đặc biệt là ở hải ngoại, tôi thấy người ta đang «hăng hái» thúc giục người trong nước «vùng lên» xuống đường tranh đấu với chính quyền toàn trị !!! Chính bạn bè của tôi ở trong nước cũng xác nhận là vài hôm gần đây họ cũng nhận thấy «hiện tượng» này trong các bài viết trên mạng. Có người khi bị người chín chắn hơn phản bác là chưa đủ điều kiện cho một cuộc nổi dậy thì đã trả lời: người Tunisia và Egypt trong hai tháng đánh đổ được bọn độc tài, ta có thể chậm hơn họ, nhưng bốn, năm tháng cũng xong thôi! Một số bạn trẻ thông báo cho tôi biết : «có vài tố chức đấu tranh hải ngoại dường như đang tính toán thúc đẩy một cuộc xuống đường mà kết quả họ biết trước là không khả quan, nhưng đồng ý với nhau xem như là một trận ”thao dượt”, “thử lửa” … Thật là vô trách nhiệm, vô đạo đức không thể tưởng tượng nổi!!!

    Ngày 18.02.2011, tôi có viết cho các bạn thân trong nước một bức thư, nguyên văn một đoạn như thế này : «Phân tích tình hình của VN ta HIỆN NAY thì chưa có điều kiện chủ quan và khách quan đủ mức độ chín muồi cho một chủ trương như vậy (ý nói «một cuộc vùng dậy» như lá thư thúc giục của một số người ủng hộ viên rất nhiệt tình ở hải ngoại đã viết – NMC). Ai mà chủ trương như vậy là cố tình đẩy phong trào dân chủ nước ta đi vào một cuộc phiêu lưu cực kỳ tai hại chỉ có thể dẫn đến THẤT BẠI NẶNG NỀ. Đó sẽ là một TỘI ÁC trước phong trào dân chủ cũng như trước nhân dân VN. Nên nhớ rằng, trong giai đoạn hiện nay, việc chuẩn bị mọi điều kiện cho thật đầy đủ để khi THỜI CƠ đến thì phong trào sẵn sàng đón lấy kịp thời… là cần thiết và quan trọng nhất. Phải kiên nhẫn làm việc đó đi, đừng nóng vội, làm những việc phiêu lưu khi phong trào chưa đủ sức, khi chưa đủ điều kiện, chưa có thời cơ thì chỉ sẽ là hành động tự sát cực kỳ nguy hiểm».

    Tôi hiểu rõ sự nóng lòng của nhiều người, nhất là ở hải ngoại đang sống trong điều kiện hoàn toàn tự do, thoái mái, họ sống bằng ước mơ, bằng cảm tính, chứ không thể hiểu được hoàn cảnh thực tế của anh chị em ở trong nước đang phải sống và chiến đấu trong hoàn cảnh khó khăn như thế nào. Tôi xin phép trích nguyên văn một đoạn trong bức thư của một bạn viết cho một số người ở hải ngoại : «Nhưng hơn ai hết, chúng tôi – những người đang hàng ngày hàng giờ phải trực tiếp đấu tranh với chế độ độc tài toàn trị này, hiểu rất rõ sức nóng của bộ máy ấy đối với dân tộc và đối với bản thân chúng tôi như thế nào.Nó phà vào mặt chúng tôi, vào sau gáy chúng tôi theo cả hai nghĩa bóng lẫn đen. Vì vậy, nỗi khao khát để dân tộc chuyển mình cũng là nỗi khao khát cháy bỏng để chúng tôi được giải phóng. Thế nhưng, trái tim của chúng ta thì nóng, nhưng cái đầu của chúng ta phải lạnh mới làm được những việc thiết thực, không khoa trương». Tôi thiết tưởng những lời nói chân tình trên đây có thể làm cho những cái đầu nóng nảy của ai đấy ở hải ngoại phải nghĩ lại và nguội đi.

    Trong bài viết mới đây về «Mười bài học… », tôi chỉ gợi ý «để mọi người suy ngẫm còn kết luận thế nào thì tuỳ các bạn”, nhưng đến bài «Cuộc cách mạng… » thì tôi đã phải nói mạnh hơn như đã trích mấy câu trên đây, vì thấy «hiện tượng» đáng lo xuất hiện ồn ĩ hơn. Hôm nay, một số bạn trẻ trong nước viết thư cho tôi cho biết những «tin tức» (đúng là «tức» thật) mới về cái gọi là một trận ”thao dượt”, “thử lửa” thì tôi chỉ muốn thét lên vào tai những cái cái đấu quá nóng của một số người ở hải ngoại : các người có cái quyền gì mà dám đưa dân ta, các chiến sĩ dân chủ của chúng ta vào một trận ”thao dượt”, một lần “thử lửa” để làm tiêu vong biết bao sinh mạng của dân chúng và các chiến sĩ dân chủ, để tạo điều kiện cho kẻ thù của dân chủ tận diệt phong trào yêu nước và tự do dân chủ ? Các người có lương tâm, có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức hay không mà dám hành xử như vậy ? Và tôi cũng nói thẳng với các người lời kêu gọi, thúc giục của các người thì dân chúng Việt Nam sẽ không nghe đâu! Nhưng nó có «tác dụng» làm cho kẻ thù của tự do sẽ thêm cảnh giác và càng kềm kẹp, sách nhiễu các chiến sĩ dân chủ trong nước một cách độc ác hơn.

    Tôi năm nay đã 83 tuổi đầu, tôi không có chân trong một đảng phái chính trị nào, dù đã có nhiều đảng phái mời tôi, vì tôi hoàn toàn không có tham vọng gì về chính trị, về chính quyền ; nhưng với tư cách một người óc còn biết nghĩ, tim còn nồng nàn yêu nước, cho nên tôi cảm thấy cái trách nhiệm công dân của mình là phải nói và nói thẳng về những ý kiến của mình mà không sợ ai đấy sẽ «chụp mũ» (trong Nam gọi là đội nón cối) cho tôi về những tội mà tôi không có. Xin mọi người hãy bình tĩnh, hãy tin rằng những lời tôi nói ở đây là rất chân thành: cách mạng hay nổi dậy là chuyện rất nghiêm chỉnh, không được đùa với cách mạng cũng như với nổi dậy!

    Nhân đây, tôi cũng xin nói thêm một điều về cuộc cách mạng đang diễn ra ở Bắc Phi và Trung Đông: các bạn trẻ nên biết là đánh đổ bọn độc tài và đánh đổ chế độ độc tài là hai việc khác nhau. Đánh đổ bọn độc tài khó, nhưng đánh đổ chế độ độc tài lại càng khó hơn. Cứ nhìn kỹ cách mạng ở Tunisia là nơi thuận lợi hơn cả, nhưng ta cũng thấy biết bao nhiêu vấn đề gay go còn phải giải quyết, chẳng hạn, làm sao trục hết những kẻ đã ở trong chính quyền cũ, đảng cũ của Ben Ali ra khỏi vị trí quan trọng trong chính quyền mới, làm sao giải tán triệt để được cái đảng độc tài của Ben Ali, làm sao thanh lọc được bộ máy nhà nước, làm sao chống được nạn tham nhũng nó đã ăn sâu vào nếp nghĩ, vào lối sống, vào thói quen, vào văn hóa, có thể nói vào trong máu của con người hàng nhiều thập niên rồi. Cho nên đừng thấy nước người ta đánh đổ tên độc tài rồi «lạc quan tếu» nghĩ thế là xong. Tôi thường nhắc đến kinh nghiệm về sự thất bại của cuộc cách mạng dân chủ ở Nga sau khi Liên Xô sụp đổ. Giờ đây tôi chỉ xin trích lại một đoạn tôi đã viết hồi năm 2007: «…Chính vì những người đứng đầu nhà nước dân chủ của Nga, sau khi chế độ cộng sản sụp đổ hồi tháng 8 năm 1991, đã không có thái độ dứt khoát đối với Xô-viết Tối cao (quốc hội) cộng sản, bộ máy hành chính cũ, quân đội và công an cũ, đã không cải tổ mạnh mà duy trì gần như toàn bộ bộ máy hành chính, quân đội và công an cũ, do đó đã gây ra hậu quả nghiêm trọng làm cho việc dân chủ hóa nước Nga bị trục trặc trong nhiều năm, làm cho đất nước và xã hội Nga không ổn định trong một thời gian dài, thậm chí có khi đã phải xung đột vũ trang (năm 1993, xuýt nữa thì xảy ra nội chiến) giữa chính quyền dân chủ và phe đối lập nấp dưới lá cờ của Xô-viết Tối cao với trên 90% là quan chức, cán bộ cộng sản… Tình trạng nghiêm trọng đó là do sự phá hoại ngầm (sabotage) của các dân biểu cũ, quan chức cũ, tức là giới nomenklatura cũ. Hậu quả nói trên là nước Nga hiện nay đang quay trở lại chế độ toàn trị, tuy rằng không phải của cộng sản như trước mà của giới mật vụ và quan liêu cũ. Ngày nay, những thành quả dân chủ trong những năm đầu của chính quyền dân chủ đang dần dần mất hết : không còn tự do bầu cử, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do biểu tình, v.v… theo đúng nghĩa nữa. Thất bại này là một bài học có tính giáo huấn cho chúng ta!»

    Tôi viết thêm điều vừa nói để các bạn trẻ suy ngẫm, để những ai cho rằng ở Bắc Phi sau khi đánh đổ độc tài thì mọi việc đã êm ru.

    Moskva ngày 28.02.2011

    Nguyễn Minh Cần

    P.S. Tôi vừa viết xong bài này thì bạn H.G. chuyển cho tôi bài «Hương hoa lài làm tôi nhức óc» của nhạc sĩ Tô Hải. Tôi thấy thương cụ Hải quá, một người cương trực cực kỳ dám nói thẳng những điều cụ nghĩ, mà những điều cụ viết như «TÌNH HÌNH NỔI DẬY LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN Ở CÁC NƯỚC BẮC PHI CHƯA THỂ NÀO LAN TỚI VIỆT NAM HIỆN NAY» thì, theo tôi, là quá đúng ! Và lời cụ nhắc nhở các bạn trẻ : «LÚC NÀY CHƯA PHẢI LÀ CÓ THỜI CƠ, ĐỊA LỢI, NHÂN HÒA ! CÁC BẠN THANH NIÊN HÃY THẬN TRỌNG CHỚ CÓ NGHE NHỮNG LỜI KÊU GỌI «XUỐNG ĐƯỜNG BẰNG BẤT CỨ GIÁ NÀO», BỞI BẤT CỨ AI!» thật vô cùng chí lý ! Như vậy là hai ông già chúng tôi dù ở cách xa nhau, nhưng chúng tôi đều cùng nói một điều giống nhau, nói vì lương tâm chúng tôi, vì trách nhiệm chúng tôi, những người có ít nhiều kinh nghiệm sống, ít nhiều hiểu biết về cái chế độ độc tài toàn trị của những nước châu Á ! Rất mong rằng giới trẻ nước ta không bỏ ngoài tai những lời khuyên của chúng tôi. – NMC


No comments:

Post a Comment