Friday, July 2, 2010

Ai chống lại Giáo hội Công giáo - Đaminh Phan văn Phước



Đaminh Phan văn Phước

Để chứng minh điều vừa nói là có tình, có lý, tôi xin nêu lên các danh ngôn sau đây:
    a. Của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan XXIII: ”Ai phê bình, thậm chí chỉ trích tôi, người ấy là bạn. Còn ai tâng bốc tôi, người ấy là thù!”

    b.
    Của Thánh Hiền: ”Gạo bỏ vào cối, có đâm, có giã, có sứt, có mẻ, có nát, mới trắng tựa bông!”

    c.
    Của Sainte-Beuve: ”Đối với tôi, được phê bình là điều thú vị để biết tư tưởng của người khác, chứ không phải là để khống chế các tư tưởng ấy”.

    d.
    Của Heinrich Heine: ”Người muốn được khen là người coi trọng lời phê bình”.

    e.
    Của Abbé Prévost: ”Không nhất thiết tác giả hiểu được ngay những gì mình viết. Người phê bình sẽ đảm nhận việc giải thích cho tác giả những điều ông ta đã viết”.

    g.
    Erik Satie: ”Mọi lời phê bình đều có tác dụng”. Như lời nhận định của Đức Cha Nguyễn Chí Linh: ”Đó là điểm tích cực!”
”Kitô hữu công giáo” có bổn phận xây dựng Giáo Hội Tông Truyền và phải chịu trách nhiệm với lương tâm, với tha nhân, và nhất là với Đấng có Quyền Bính Tối Cao là Thiên Chúa về ba chức năng: ”tư tế, ngôn sứ, quân vương” ”thánh hóa” mình và người đồng Đạo để thắng Satan, hiển trị với Chúa và mở mang Nước Ngài khắp nơi như lời nguyện trong Kinh Lạy Cha. Vì vậy, nhiều Ki-tô hữu trong và ngoài Nước đã, đang và sẽ còn góp ý thẳng thắn, bằng cách này hay khác, với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về tư cách và khả năng Ngôn Sứ của các Ngài giữa lòng Dân Tộc vì, hơn ai hết, các Ngài là Mục Tử có nhiệm vụ tiên phong làm ”chứng nhân đi công bố Tin Mừng”!

Ấy là ”Tin Mừng về Hồng Ân của Chúa cho người nghèo khó, người bị tù đày, người đui mù, người bị áp bức!”. Tin Mừng cũng chính là ”Đạo” hay là ”Đường về Thiên Quốc” mà Chúa Giê-su đã chỉ cho người giàu có: ”Bán hết của cải, lấy tiền cho người nghèo, và sẽ có một kho tàng trên trời, rồi đến theo Ta”. Chàng thanh niên giàu có này không nhận ra ”cái nghèo xơ, nghèo xác” về Tin Mừng nơi tâm hồn mình vì tiếc của! Việt Nam ”Ta” chỉ có hơn sáu triệu người công giáo trong tổng số gần chín mươi triệu dân thì quả là một trong những nước nghèo nhất thế giới về Lời Chúa!. Nhiều Ngài Mục Tử Việt Nam chưa mạnh dạn làm theo lời dạy của Thánh Phao-lô: ”Trong (ơn) khôn ngoan, hãy đi đến người ngoài. – In sapientia ambulate ad eos qui foris sunt”. Ơn ‘Khôn Ngoan” của Thánh Linh khác với sự ”khôn khéo” không thật lòng ”con cái thế gian khôn lanh hơn con cái Sự Sáng!” của Dale Carnégie trong ”Đắc Nhân Tâm” vẫn còn là cuốn ”Best Seller” bởi vì ”con cái thế gian khôn lanh hơn con cái Sự Sáng!”

Điều thật đáng buồn là ”người lên tiếng góp ý vì yêu Giáo Hội” thì lại bị chụp mũ là ”phỉ báng các Đấng thay mặt Chúa cùng các Đấng làm Thầy, chống Cha, chống Chúa, chống Giáo Hội!”. Cũng vì ”Bác Ái, Từ Bi, tình nghĩa đồng bào và lòng yêu Nước nồng nàn” mà bà con đã lên tiếng phê phán cụ thể thành phần làm gương mù trong Công Giáo thì lại bị hiểu lầm là ”cố tình phá Đạo”!. Đáng ra chúng ta phải cảm ơn Kitô hữu ngoài Công Giáo (Chính Thống Giáo và Tin Lành), bà con Bên Lương hay là đồng bào đã chỉ cho chúng ta thấy được khuyết điểm của mình.

Để chứng minh điều vừa nói là có tình, có lý, tôi xin nêu lên các danh ngôn sau đây:
    a. của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan XXIII: ”Ai phê bình, thậm chí chỉ trích tôi, người ấy là bạn. Còn ai tâng bốc tôi, người ấy là thù!”.
    b. Của Thánh Hiền: ”Gạo bỏ vào cối, có đâm, có giã, có sứt, có mẻ, có nát, mới trắng tựa bông!”
    c. Của Sainte-Beuve: ”Đối với tôi, được phê bình là điều thú vị để biết tư tưởng của người khác, chứ không phải là để khống chế các tư tưởng ấy”
    d. Của Heinrich Heine: ”Người muốn được khen là người coi trọng lời phê bình”
    e. Của Abbé Prévost: ”Không nhất thiết tác giả hiểu được ngay những gì mình viết. Người phê bình sẽ đảm nhận việc giải thích cho tác giả những điều ông ta đã viết”
    g. Erik Satie: ”Mọi lời phê bình đều có tác dụng” như lời nhận định của Đức Cha Nguyễn Chí Linh: ”Đó là điểm tích cực!”
Kinh Mùa Chay Thánh cũng dạy như sau: ”Con xin Đức Chúa Giêsu hôm nay, cùng hằng ngày, cùng trọn đời con, cho linh hồn con, cùng lòng mình con, cùng mọi sự ý con, cùng cha mẹ, anh em, bạn hữu thân thích con, con lại xin cho kẻ nghịch cùng con đặng mọi sự lành”.

”Kẻ nghịch” tức là người ”chẳng thuận với ý của mình”! Mà đã cầu nguyện cho họ thì họ không phải là Satan chống phá Giáo Hội! Chẳng ai cầu nguyện cho Satan vì nó đã bị phạt đời đời, mà còn nuôi ảo tưởng sẽ ngồi trên Ngai của Thiên Chúa! (Ysaya 13, 11-15) Còn Cộng Sản thì vô thần, coi Tôn Giáo là thuốc phiện, đã cho viết vào Thánh Giá hàng chữ: ”Ma túy! Hãy tránh xa!”. Cho nên họ vô tình kết bạn với Satan! Họ không bao giờ chống, mà lại ”để yên” hay là ”gài bẫy” cho Mục Tử và con chiên tha hồ sa ngã!. Nhưng người có Tín Ngưỡng và Việt Đạo thì thấy mình cần phải góp ý cho đồng bào, trong đó có Kitô hữu và Đảng viên cộng sản vì họ quan niệm: ”Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ! Một người làm xấu, cả bậu mang nhơ!”. Tôi đau một ngón tay là toàn thân tôi đau!. Tôi có tội, tức là đau phần hồn thì Chúa Giêsu là Đầu của Hội Thánh và Hội Thánh là Thân Mình Mầu Nhiệm của Ngài cũng đau theo!. Người Bên Lương thấy nỗi đau của đồng bào tin Đạo Chúa thì ”họ” cũng xót xa theo nghĩa Từ Bi!. Chúng ta cũng chạnh lòng với Tôn Giáo Bạn theo nghĩa Bác Ái!. Góp ý cho đồng loại, tức là muốn người khác cũng sống ngay lành mà được phúc!. Hạnh phúc chính là cảm giác khi ta chạnh lòng thương, kính trọng và chiêm ngưỡng nỗi đau của người khác!. Chạnh lòng mà không ra tay cứu giúp khi mình có khả năng thì là bất nhân!. Cho nên, không được phép gọi người phê bình, chỉ trích Giáo Hội là thành phần ”phá Giáo Hội” nếu như người ta nói đúng!. Định danh không tốt cho ”người làm ơn” là lỗi bác ái và đức công bằng!. Còn đối với người công giáo thì Giáo Hội được ví như Con Thuyền giữa biển khơi đầy sóng gió. Giáo Hoàng như là Thuyền Trưởng, Hoa Tiêu; giáo dân như là thủy thủ của Con Thuyền ”Giáo Hội”. Chính vì thế, bài hát ”Lạy Mẹ là Ngôi Sao Sáng” (Sao Biển) dạy chúng ta cầu xin như sau: ”Sóng va tứ bề! Thuyền con sắp hòng chìm theo nước xuôi dòng! Thân lạy Nữ Vương! Mẹ thấu tình con! Giúp con yên hàn chèo, bơi, bát, cạy! Mẹ thương đến con cùng!”

Rõ ràng ”Thuyền Trưởng Giáo Hoàng” rất cần ”cộng tác viên” là Mục Tử, là giáo dân!. Tất cả phải ra sức ”chèo, chống, bơi, bát, cạy, tát nước…” thì Mẹ Hằng Cứu Giúp mới nhậm lời nài van của mình!. Trong Con Thuyền Giáo Hội Việt Nam cũng vậy: Mục Tử như là người giữ mái chèo; giáo dân như người giữ mái dầm (chầm). Đôi bên cùng ra sức, chống đỡ nhau để đưa ”Con Thuyền Giáo Hội địa phương lướt nhanh” như tục ngữ Việt Nam có dạy: ”Buông tay dầm, cầm tay chèo!””cả hai” đều quan trọng, giúp thuyền tiến lên!. Công dân yếu thì vận Nước điêu linh!. Giáo dân mạnh thì Danh Cha cả sáng!. Vì thế mà Sách Giáo Lý khẳng định như sau: ”Giáo dân ở tuyến đầu của Giáo Hội!”. Bởi vì họ được ”trang bị” bằng Sức Mạnh vô biên của Thánh Linh để bảo vệ Thành Trì của Giáo Hội, tức là đánh tan được ba thù: ”Ma quỷ, thế gian, xác thịt” như lời ca nhập Lễ: ”Tứ vi dịch thù vây hãm! Lo gì! Có Chúa trong Thành: Dịch thù tan nát hết! Chúa trong lòng ta! Lo lắng gì! Hồn tôi ơi!”

Cho nên, xét cho cùng, cái mũ ”chống Giáo Hội” chụp lên đầu những Kitô hữu kính sợ Chúa chính là thành kiến ”cản mũi kỳ đà” chức năng tư tế, ngôn sứ, quân vương của Hàng Giáo Dân bởi vì thành kiến ấy lại phá Đạo ác liệt hơn cả Satan, bởi vì Satan rất ghét những người công chính!. Vậy thì nên hiểu ba chữ ”chống Giáo Hội” theo nghĩa tích cực là ”nâng đỡ, giúp đỡ, chống đỡ Giáo Hội”. Ngoài chữ ”đỡ”, người mình còn dùng chữ ”chống” như sau: ”lấy cột tre, cây gỗ để chống buồng chuối, giàn bí…; cột chống mái nhà…”. Chúng ta chỉ ”chống đỡ” Mục Tử và con chiên nào có quan điểm và việc làm ngược với Lời Chúa dạy. Chúng ta cộng tác trong việc chống Con Thuyền Giáo Hội Việt Nam đi đúng hướng với Giáo Hội Hoàn Vũ bởi vì chúng ta thương Giáo Hội là Thân Thể Mầu Nhiệm của Chúa Giêsu, bởi vì Giáo Hội phải vinh Danh Chúa giữa mọi người!

Maisen xin Chúa chỉ cho ông ta thấy vinh quang của Ngài thì Ngài trả lời như sau: ”Ta sẽ cho ngang qua trước mặt con tất cả sự tốt lành của Ta và Ta sẽ kêu Danh Chúa trước mặt con; Ta sẽ đoái thương người nào thương Ta, và Ta sẽ xót thương người nào thương xót Ta.” (X. Hành 33, 19)

Thương xót Giáo Hội chính là thương xót Chúa!. Người ”chống” là cầm sào mà ”thọc, tì” thật mạnh vào vật cứng để đẩy thuyền, ghe, bè, xuồng … đi tới!. Giáo dân sử dụng SÀO ĐỨC TIN, ”bám, tựa” vào Lời Chúa để cùng với Mục Tử CHỐNG THUYỀN GIÁO HỘI ra khơi!. Vâng Lời Thầy Chí Thánh, giáo dân có tội tình gì trong việc góp ý khi thấy Mục Tử chưa, thậm chí có khi là không ”kết hợp chặt chẽ” với Cây Nho là Thầy?. Con cái thấy nhà mình bị dột, đứng khoanh tay mà nhìn, rồi để ”mặc kệ nó”, là bất hiếu, vô ơn với đấng sinh thành, dưỡng dục. Thấy Giáo Hội Việt Nam đã có tuổi đời hằng mấy trăm năm, chỉ ”chiếm” tỷ lệ quá thấp vì nhiều lý do, trong đó lỗi lầm của Mục Tử và con chiên cũng là nguyên nhân chính ngăn cản Nước Cha trị đến, mà giáo dân khác không lên tiếng góp ý xây dựng thì có nghĩa là đồng tình, là vô trách nhiệm, hay là nhân danh chủ nghĩa ”mặc kệ” (mackéïsme, Mackeïsmus) cho khỏi bị rầy rà, khỏi mang tiếng ”phá Đạo”!

Tình mến là ”thước đo lòng người”! Alphonse Kaar phát biểu: ”Tình yêu là cuộc đi săn mà thợ săn phải để cho thú săn theo mình”. Sau khi phạm tội ”tày trời” là chối Chúa tới ba lần, rồi hiểu được ý nghĩa khổ nạn, sự chết và việc phục sinh của Chúa, Phêrô cũng được Ngài ”vặn hỏi” tới ba lần: ”Con có mến Ta không?” Chúa như là Thợ Săn; còn Phêrô như là thú săn chạy theo Thợ Săn tuyệt vời! Cho nên ông buồn khi được Chúa hỏi tới lần thứ ba để rồi phải xác tín như sau: ”Lạy Chúa, Chúa biết hết mọi sự. Chúa biết con mến Chúa!”

Lòng mến chẳng những đã cứu Phêrô khỏi tội chối Thầy, mà còn là ”tiêu chuẩn số một” để ông được Chúa chọn làm Giáo Hoàng Tiên Khởi, tức là Chủ Chăn Đàn Chiên là Giáo Hội của Chúa! Léonard de Vinci nói: ”Càng nhận biết thì càng yêu”. Thật vậy, được Chúa trả lời cho câu hỏi ”Thưa Chúa, Chúa đi đâu? – Quo vadis, Domine?”, Phêrô làm theo Lời Chúa là trở về Roma, xin ”được đóng đinh, mà đầu lộn ngược” để làm vinh Danh Thầy bởi vì ông đã quán triệt Sứ Mạng Cứu Rỗi mà Thầy truyền lại cho mình! Ý nghĩa của Sứ Mạng ấy đã được ghi lại trong Thánh Ca, theo Tin Mừng Thánh Gioan 15,13 như sau: ”Còn tình yêu nào cao quý hơn là tình yêu người liều mạng sống vì người mình yêu!”. Ở đoạn khác, Thánh nhân còn ghi lại Lời Chúa dạy thế này: ”Ta ban cho các con một điều răn mới: Hãy yêu mến nhau. Ta đã yêu các con như thể nào thì các con hãy yêu mến nhau như vậy. Theo dấu này, mọi người sẽ nhận ra các con là môn đệ của Ta: Đó là các con có tình thương mến nhau.” (Gioan 13,34-35) Mà đã thương thì phải sửa lỗi cho người mình thương!

Hồi còn bé, tôi được nghe kể chuyện thế này: Khi đến tuổi già, Thánh Gioan chỉ lặp đi, lặp lại bài giảng ngắn gọn như sau: ”Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen. Các con hãy yêu thương nhau. Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.” Bài giảng nghe hoài, chán tai, nhưng đó là ”linh hồn” của Giáo Hội! Cho nên người không có Đức Mến thì ”nguy hiểm” hơn cả Xatan bởi vì ”họ” ích kỷ và kiêu ngạo, mà lại ở ngay trong lòng Giáo Hội!. Chính họ còn tệ hơn cỏ lùng mọc chung với lúa bởi vì ”nhất cự ly, nhì cường độ”! Câu ”Gần mực thì đen” nói lên sự tác hại của gương xấu! Còn câu ”Gần đèn thì sáng” nói về ảnh hưởng tốt của gương lành! Nhưng ”đèn” không có ”lửa”, không ”cháy” rực lòng mến thì ”sáng” làm sao được? Chính Chúa Giêsu đã báo động người lớn như sau: ”Ai là cớ vấp phạm cho một trong những đứa trẻ này đang tin Ta thì thà buộc cối đá xay vào cổ nó và quăng nó xuống biển còn hơn.” (Marcô, 9, 42) Chúa còn dạy: ”Các con là muối đất. Nếu muối mà nhạt thì lấy gì làm nó mặn lại? Nó chẳng còn ích gì, chỉ đem đổ ra ngoài cho người ta dẫm đạp. Các con là ánh sáng thế gian… Ánh sáng của các con phải chói lọi trước mặt người đời ngõ hầu họ thấy việc lành các con làm mà tôn vinh Cha các con ở trên trời.” (Mathêô, 5, 13-16) Chúa dùng chữ ”chói lọi” khác với ”leo lét”!

Chúng ta thường đọc: ”Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con đặng biết việc phải làm, cùng khi làm, xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh, mỗi việc chúng con từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen.” Trong Cựu Ước, Ysaya 60, 19 nói về Thiên Chúa là Ánh Sáng như sau: ”Ngươi sẽ không cần nhờ mặt trời soi chiếu ban ngày, ngươi sẽ không cần nhờ vầng trăng soi chiếu ban đêm. Chúa sẽ là ánh sáng cho ngươi muôn đời. Chúa sẽ là vinh quang của ngươi.” (Thánh Ca Việt) Còn Khải Huyền thì viết: ”Và Thành không cần mặt trời, mặt trăng soi chiếu vì vinh quang Thiên Chúa chói lọi trên Thành; và đèn soi trên Thành là Chiên Con.”

Người cộng sản vô thần không tin có Đấng Hóa Công vì chẳng biết gì về Ngài, tức là ”vô tri!””vô tri” thì ”bất mộ!” Đã ”bất mộ Đạo mà họ coi là thuốc phiện” thì việc phải phá Đạo là chuyện đương nhiên!. Nhưng người đã tin, đã biết rõ Xatan là ai, mà còn ”làm lợi” cho nó bằng cách này hay cách khác, bằng lời lẽ ngụy biện dối trá vì tư lợi, chức quyền, danh vọng, tức là chẳng tuân giữ Mười Điều Răn nên cũng lờ đi việc người cộng sản đang xúc phạm đến Mười Điều Răn thì những người đó đáng ”bị phạt nặng hơn mà chớ!” bởi vì không thực hiện chức năng tư tế, ngôn sứ, quân vương giữa lòng Dân Tộc!

Ngày xưa, đi chân không, mà Mục Tử đến tận những nơi không được an toàn, vùng đèo heo hút gió, xa xôi, xa thẳm, xaxa, mà lại đi gần! Nơi xa dễ đến là những nước có cuộc sống xa hoa, xa phí, có nhiều xa xỉ phẩm! Nhiều VỊ có đôi chân khỏe, mà cứ ru rú ở nhà, trong ”khuôn viên” của mình, chỉ muốn ngồi yên trên xa-lông thành ra xa lìa con chiên là xa rời thực tế! Lời rao giảng của các NGÀI tưởng chừng được lan xa, nhưng lại trở thành xa vời, xa cách với lòng người! (Xin xem VietCatholic: ”Ưu Tư Truyền Giáo tại một vùng ở Việt Nam” ”Suy tư về nghịch lý trong vùng đất truyền giáo”.) tít! Còn ngày nay, nhiều VỊ có phương tiện để được đi xa, mà lại đi gần! Nơi xa dễ đến là những nước có cuộc sống xa hoa, xa phí, có nhiều xa xỉ phẩm! Nhiều VỊ có đôi chân khỏe, mà cứ ru rú ở nhà, trong ”khuôn viên” của mình, chỉ muốn ngồi yên trên xa-lông thành ra xa lìa con chiên là xa rời thực tế! Lời rao giảng của các NGÀI tưởng chừng được lan xa, nhưng lại trở thành xa vời, xa cách với lòng người! (Xin xem VietCatholic: ”Ưu Tư Truyền Giáo tại một vùng ở Việt Nam” ”Suy tư về nghịch lý trong vùng đất truyền giáo”.)

Sống dưới chế độ tự xưng là ”lương tri của thời đại, đỉnh cao của trí tuệ”, người yêu Nước, thương. Nói mà ”thẳng thắn, thành thật, thiết tha thì thường thành thiếu thốn, thua thiệt thê thảm!”. Còn ai ”lách luồn, len lỏi, lương lẹo, lạy lục, liếm láp lại lên lương lẹ làng!”. Xin hiểu Lời Chúa: ”Nước TA không thuộc về thế gian này!” cho đúng nghĩa là: ”Quyền Năng của Ta không bởi loài người, không có bạo lực bất nhân trong Nước Ta!” Và xin đừng quên câu tiếp theo: ”Ta là Vua như ông đã nói! Vì thế Ta đã sinh ra, đã đến trong thế gian để làm chứng cho sự thật.” (Gioan 18, 36, 37). Ước gì Dân Chúa cứ an tâm, mạnh dạn làm theo Lời Ngài dạy: ”Hãy nói có, có, không, không. Thêm thắt điều là do Ác Tà!” (Math. 5, 37). Xin Chúa ”trả công” cho những người có lòng ngay:
    BÌNH AN DƯỚI THẾ CHO NGƯỜI THIỆN TÂM!
Đaminh Phan văn Phước (Düsseldorf, 01.7. 2010)



No comments:

Post a Comment