Saturday, July 31, 2010

NHỮNG NGƯỜI TÙ CỦA CUỘC CHIẾN CÁCH ĐÂY HƠN 35 NĂM - Thanh Quang

Thanh Quang
Phóng Viên RFA


Kính mời quý vị bấm vào link dưới đây để nghe con gái anh Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Thị Anh Thư và một số cựu tù chính trị chia sẻ với biên tập viên Thanh Quang về cảnh tù đày lao lý của cựu Đại Úy QLVNCH Nguyễn Hữu Cầu suốt 33 năm qua.
Trong những ngày qua, việc các tù nhân chính trị bất khuất Trương Văn Sương và rồi Nguyễn Anh Hảo được rời khỏi cảnh lao lý khắt nghiệt sau nhiều thập niên tù đày khiến người ta liên tưởng đến số phận của những tù nhân dài hạn vẫn còn chịu đựng cảnh đọa đầy trong lao tù CS,

Thanh Quang tìm hiểu tình cảnh của người tù “thâm niên” nầy qua ghi nhận ý kiến của một số bạn đồng tù, nhất là người con gái của ông, cô Nguyễn Thị Anh Thư.

Đại úy QLVNCH Nguyễn Hữu Cầu án tử hình giảm xuống chung thân

Cựu đại úy Địa phương quân, quân lực Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Hữu Cầu bị giam giữ tại khu tù chính trị biệt giam, phân trại K2, Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai. Nếu tính cả 6 năm học tập cải tạo, cho tới giờ ông Nguyễn Hữu Cầu phải trải qua cảnh tù đày 33 năm – và chưa rõ ngày mai ông sẽ ra sao. Lý do ông bị bắt trở lại để bị tù đày tới ngày hôm nay, ngoài việc ông sáng tác rất nhiều nhạc phẩm, thi ca, ông đã thu lượm được nhiều bằng chứng về tội ác của các quan chức tỉnh Kiên Giang, kể cả hành động hãm hiếp, giết người diệt khẩu, buôn bán ma túy, tham nhũng, khiến ông bị gán cho án tử hình và sau đó giảm xuống còn chung thân.

Người ta bị cùm 14 ngày và bị biệt giam 3 tháng là xong. Anh Cầu bị biệt giam 3 năm liền. Họ biệt giam như vậy nhằm sử dụng bệnh tật để giết chết người tù già tuổi.

Một số bạn đồng tù chính trị, sau khi rời khỏi lao tù cộng sản, đã bày tỏ lòng cảm kích đối với ông. Chẳng hạn như ông Nguyễn Anh Hảo vừa đòan tụ với người thân sau hơn 2 thập niên bị Hà Nội giam cầm:

Ông Nguyễn Anh Hảo: Anh Nguyễn hữu Cầu ở tù chung với tôi, nhưng trường hợp của anh quá đặc biệt. Do đó phải bằng mọi cách giúp cứu vãn để anh ấy được trở về. Nếu không có chuyện bên ngòai can thiệp giúp đỡ, thì chắc có lẽ anh Cầu sẽ ở tù “mút chỉ”.

Cựu tù chính trị Nguyễn Ngọc Quang: Anh Cầu bị biệt giam không như những người khác. Người ta bị cùm 14 ngày và bị biệt giam 3 tháng là xong. Anh Cầu bị biệt giam 3 năm liền. Họ biệt giam như vậy nhằm sử dụng bệnh tật để giết chết người tù già tuổi. Nhưng may mắn số trời để cho anh sống. Thực sự đó là cách hành xử hết sức dã man. Ngòai ra họ dẫn anh tới giam tại một phòng giam gần máy sấy điều, cho nên khói điều làm mù mắt anh. Nhưng những hành động đó vẫn không khuất phục được ý chí của anh.

Thanh Quang: Có lẽ mọi người đang nôn nóng muốn biết tình cảnh của người tù chính trị bất khuất Nguyễn Hữu Cầu hiện giờ ra sao giữa lúc có tin rằng sức khỏe của ông rất suy yếu, nhất là mắt đã bị mù. Qua cuộc trao đổi với chúng tôi, người con gái của ông Nguyễn Hữu Cầu, là cô Nguyễn Thị Anh Thư, trước hết đề cập tới sức khỏe của cha mình như sau:

Nguyễn Thị Anh Thư: Dạ lần sau nhất cháu vào thăm cũng mới đây, là ngày 6 tháng Sáu vừa rồi. Mắt ba cháu, hồi năm 2008 ra trị bệnh thì 2 mắt bị mù. Nhưng họ cho trị có một con mắt thôi. Họ nói để qua Tết sẽ cho trị nữa. Sau khi vô tù trở lại thì từ năm 2008 tới giờ họ đâu có cho ra nữa. Như vậy là một con mắt ba được sáng, còn mắt kia bị mù rồi.

Thanh Quang: Sức khỏe ba cháu bị nguy kịch trong tù như vậy thì có những ai, những tổ chức từ thiện nào từ bên ngòai thỉnh thỏang trợ giúp gì không?

Anh Thư: Dạ không, hồi trước đây thì nói chung là không có một ai giúp hết. Nhưng từ khi chú Nguyễn Bắc Truyển ở tù chung với ba cháu được trở về, ngày 17 tháng 5, chú mới hướng dẫn cho cháu làm đơn, thì ngày 20 tới ngày 25, bên Úc có gởi tiền về cho ba cháu thôi. Mấy hôm rày thì cũng có lai rai nhiều người gởi tiền qua cháu, nhưng cũng ít thôi. Kể từ 17 tháng 5, nhờ chú Truyển ở tù chung phòng với ba cháu ra, thì mới bắt đầu làm đơn kêu gọi người nầy người kia. Chứ hồi nào tới giờ, cháu có làm đơn kêu gọi trong nước thôi nhưng chẵng có ai nói gì hết. Nghe xong rồi họ bỏ qua hết.

Thanh Quang: Nói chung những gì từ trong tù nhắn gởi về gia đình, ba cháu tâm sự như thế nào ?

Anh Thư: Dạ nói chung là khi cháu vào đó thăm và nói chuyện với ba, hỏi sức khỏe ba như thế nào, rồi ba hỏi lại sức khỏe tụi con thôi. Còn nói cái gì khác, hay nói chú nào hỏi thăm ba là mấy ông coi tù không cho. Nói chung ba chỉ hỏi con cái có khỏe không, gia đình ra sao mà thôi, còn hỏi thêm ông nầy, ông nọ là ba con bị 2 người xốc nách vô trong liền, không cho cháu thăm nữa. Sự thật như vậy đó.

Nói chung ba chỉ hỏi con cái có khỏe không, gia đình ra sao mà thôi, còn hỏi thêm ông nầy, ông nọ là ba con bị 2 người xốc nách vô trong liền, không cho cháu thăm nữa. Sự thật như vậy đó.

Thanh Quang: Thành ra tâm sự của ba cháu trong tù, cháu không được biết gì thêm?

Anh Thư: Dạ không được biết gì hết trơn. Còn ba gởi thư ra thì trạm kiểm hết. Nếu họ cho là lu bu rồi thì ém thư thôi. Có nhiều khi 4-5 tháng cháu không nhận được lá thư nào của cha hết. Cháu tưởng ba bị chuyển đi nơi khác. Ròng rã như vậy tới 2 năm luôn. 2 năm cháu không biết ba làm gì trong đó. Họ cắt hết. Cháu gởi tiền cùng những thứ khác vô, nhờ mấy cô quen gởi vô cho ba, họ cũng không cho, trả về hết luôn. Bẵng tin gần 2 năm trời như vậy. Sau nầy cháu mới nghe là ba bị kỷ luật vì tố cáo ông gì trong trại đó.
Con ơi ba bị oan, ba bị oan

Thanh Quang: Còn tình trạng khắt nghiệt trong tù mà ba cháu phải chịu đựng trong hơn 3 thập niên nay, ba cháu có thố lộ với cháu, với gia đình không ?

Anh Thư: Dạ không, ba không có nói, ba không có thố lộ gì hết. Cách đây 4-5 năm, mỗi lần cháu vô thăm, ba gặp ba không có nói, chẳng hạn như, “con có khỏe không”, hay thế nầy thế kia, mà ba chỉ nói “con ơi con, ba bị oan, ba bị oan. Con làm sao ra ngoài giúp ba”. Nhưng cháu không biết làm sao giúp được.

Vì ba không nói gì thêm mà chỉ gào thét lên rằng “ba bị oan, ba bị oan” thôi. Hiện tại bây giờ, sau khi chú Nguyễn Bắc Truyển ở tù trong đó về kể lại thì cháu mới biết đầu đuôi câu chuyện. Chứ lúc đó thì ba nói con kêu oan cho ba thôi.

Thanh Quang: Cháu vừa nhắc tới sự oan sai. Được biết kể từ 28 năm qua, ba cháu đã làm hơn 500 đơn khiếu nại về cảnh tù tội oan sai của mình. Vấn đề nầy như thế nào ?

Anh Thư: Về oan sai thì ba có viết hết trên giấy rồi. Nói chung cháu chỉ nghe lóang thóang vậy thôi chứ cháu không có biết. Ba thì không khi nào ngồi nói vần đề nầy cặn kẽ với cháu. Nhưng ba đã nói nhiều với chú Nguyễn Bắc Truyển vì 2 người ở trong đó thường hay tâm sự nhau. Còn cháu vô thăm chỉ gặp ba 15 phút.

Cách đây 4-5 năm, mỗi lần cháu vô thăm, ba gặp ba không có nói, chẳng hạn như, “con có khỏe không”, hay thế nầy thế kia, mà ba chỉ nói “con ơi con, ba bị oan, ba bị oan. Con làm sao ra ngòai giúp ba”.

Cháu đi đường một ngày trời chớ được gặp ba 15 phút thì mấy người đó không cho gặp nữa. Có xin dữ lắm thì họ cho gặp thêm 5 phút nữa thôi. Ba chỉ hỏi lòng vòng chút vậy thôi chứ không có nói gì nhiều hết. Nhưng nếu muốn nói nhiều hơn nữa thì họ cũng không cho nói.

Ông Nguyễn Bắc Truyển kể về những điều mà ông biết về người tù Nguyễn Hữu Cầu

Nguyễn Bắc Truyển: Thật sự rất là đau lòng cho trường hợp anh Nguyễn Hữu Cầu vì có thể là anh Cầu biết quá nhiều thâm cung bí sử trong thời gian anh bị giam giữ. Và trước đây vụ án của anh ấy là một vụ án oan sai, người ta bắt bỏ tù, thậm chí kêu án tử hình để nhằm bị miệng anh ấy lại, không cho anh nói sự thật mà rất nhục nhã cho các quan chức vào thời kỳ anh Cầu chứng kiến việc làm đồi bại của họ tại Kiên Giang.
Không có tội mà phải làm đơn xin ân xá?

Quay lại với với cô Nguyễn Thị Anh Thư, chúng tôi nêu câu hỏi tiếp như sau:

Thanh Quang: Nghe nói gần đây, ban giám thị trại tù khuyên ba cháu làm đơn xin đặc xá, nhưng ông khước từ. Sao ba cháu lại khước từ như vậy ? Cháu có ý kiến gì về sự khước từ đó của ba cháu không ?

Anh Thư: Dạ ba có nói là ông giám thị trại bảo ba làm đơn xin đặc xá đi rồi ở đây người ta xem xét cho về. Nhưng ba nói “ Không. Đơn đặc xá thì tôi không làm vì tôi thật sự là không có tội. Tôi không có tội thì làm sao tôi làm đơn đặc xá được”. Hai lần trước cháu đi thăm, ba có nói như vậy. Ba nói “Tôi nói thật với mấy anh là tôi không có tội; bắt nhằm tôi rồi nhốt tôi trong hai mươi mấy năm trời. Tôi kêu oan biết bao nhiêu lần mà không ai lên tiếng. Bây giờ nói tôi có tội, phải làm đơn đặc xá mới cho về. Tôi không có tội tình gì hết”. Ba cháu có nói như vậy đó.

Thanh Quang: Có lẽ một vấn đề mà công luận sửng sốt và phẩn nộ là những tù nhân chính trị, kể cả ba cháu, bị nhốt chung với tù hình sự có mang bệnh AIDS khiến họ bị nguy cơ lây lan vi rút HIV. Tình hình nầy cháu có hay biết hoặc có nhận xét như thế nào không ?

“Tôi nói thật với mấy anh là tôi không có tội; bắt nhằm tôi rồi nhốt tôi trong hai mươi mấy năm trời. Tôi kêu oan biết bao nhiêu lần mà không ai lên tiếng. Bây giờ nói tôi có tội, phải làm đơn đặc xá mới cho về. Tôi không có tội tình gì hết”. Ô.Nguyễn Hữu Cầu

Anh Thư: Dạ vấn đề nầy cháu có nghe nói nhiều lắm. Nói chung là mấy chú ở tù về, chú nào cũng nói như vậy đó, bức xúc dữ lắm. Cháu cũng rất phẩn nộ.

Thanh Quang: Hòan cảnh gia đình cháu gặp khó khăn ra sao kể từ khi ba cháu lâm cảnh tù đày dài lâu như vậy ?

Anh Thư: Dạ hồi ba cháu mới đi học goi là cải tạo, chứ chưa có đi tù, thì mẹ cháu đã đi lấy chồng rồi. Như vậy là ba cháu ở tù, mẹ cháu có chồng khác rồi chị em cháu thất lạc nhau. Cháu mới nhận lại người em ruột cháu từ năm 2004 tới bây giờ sau khi 2 chị em thất lạc từ nhỏ. Riêng cháu thì phải ở với người nầy người kia, làm công việc nhà hay giúp họ buôn bán ở ngòai chợ để kiếm miếng ăn. Cháu đâu có tiền bạc, thời gian để đi học. Nói chung là cũng khổ lắm.

Ba cháu mới đi học gọi là cải tạo, chứ chưa có đi tù, thì mẹ cháu đã đi lấy chồng rồi. Như vậy là ba cháu ở tù, mẹ cháu có chồng khác rồi chị em cháu thất lạc nhau.

Thanh Quang: Nhân đây cháu có muốn nói lên những gì thêm nữa với công luận trong và ngòai nước không ?

Anh Thư: Dạ, lời cháu xin nói ở đây là cháu tha thiết, cháu rất là tha thiết, mong các bác, các chú, các cô (nghẹn ngào) thương … thương mến ba cháu, hãy lên tiếng cho ba cháu về (khóc). Như vậy là cháu cảm ơn lắm rồi (khóc). Tại vì một người bình thường (khóc) sống ở trong tù 10 năm đã thấy khổ sở lắm rồi (khóc), chứ đừng nói là 28 năm. Chịu không nỗi đâu! (khóc). Sau cùng cho cháu kính lời cảm ơn các cô, chú, các bác trong những hội giúp đỡ ba và cháu. Thành thật cảm ơn các chú, các bác.

Thanh Quang: Vừa qua là câu chuyện về người tù chính trị Nguyễn Hữu Cầu. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng của ông để tường trình cùng quý vị.
    Kính Thưa Quý Vị, Quý Niên Trưởng,

    Xin quý vị mở rộng vòng tay nhân ái, xin hãy nhớ đến người tù lương tâm đã bị cộng sản đọa đày suốt 35 năm qua, xin hãy kết hợp mọi nổ lực của những người cùng chiến tuyến để cứu giúp cựu đại úy Nguyễn Hữu Cầu sớm thoat khỏi lao tù của CS.

    Mọi liên lạc giúp đở cho người tù lương tâm NELSON NGUYỄN HỮU CẦU xin liên hệ với con gái anh là:
      Nguyễn Thị Anh Thư,
      Điện thoại di động: (+84)919844481.
      Địa chỉ: 67 Tân Thới Nhất, Tổ 7, khu phố 7,
      Phường Tân Thới Nhất 3, Quận 12,
      TP/HCM





Thư của Tòa Giám mục Đà Nẵng gửi Hội đồng GMVN và hồi âm




Source: http://www.nuvuongcongly.net/tin-tuc/th%C6%B0a-m%E1%BB%A5c-t%E1%BB%AD-giao-dan-da-ch%E1%BA%BFt-ngai-dang-%E1%BB%9F-dau/

BBT Nữ Vương Công Lý đã đưa tin về cái chết của anh Toma Nguyễn Năm ở Giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng.

Ngày 28/7/2010, chúng tôi nhận được bức thư ghi là của Tòa Giám mục Đà Nẵng gửi HĐGMVN, các Đức Giám mục và nhiều nơi khác nhau về sự việc này.

Trong đó, Giám mục Châu Ngọc Tri đã gọi Nữ Vương Công Lý là “Những bóng ma chủ trương trang Nữ vương công lý”. Chúng tôi xin không bình luận nhiều về câu nói này của một vị Giám mục, ai là bóng ma, ai là thực thể… thì toàn thế cộng đồng dân Chúa đã và sẽ biết qua các sự kiện đã xảy ra trong thời gian qua.

Khi giáo dân Cồn Dầu bị đánh đập, cướp xác,giết chết… người ta trông chờ vào một thực thể để tin cậy là vị “Giám mục của anh chị em” là “Mục tử của anh chị em” nhưng người ta không thấy thực thể đó lên tiếng bênh vực họ, chỉ thấy một “bóng ma” mang hình Giám mục vào ra chúc mừng “Đồ tể miền Trung Nguyễn Bá Thanh” và Nữ Vương Công Lý đã phải bất đắc dĩ làm thay việc mà lẽ ra là của Giám mục Đà Nẵng: Nói lên sự thật và kêu lên nỗi đau của giáo dân Cồn Dầu.

Trong khi đó, Đức “Giám mục của anh chị em” chỉ lo đi kêu gọi giáo dân “Hãy kính trọng và lắng nghe tiếng nói của các mục tử ! Hãy biết “tôn sư trọng đạo” đúng mức như bài học vỡ lòng của mọi người dân Việt”.

Xin mời quý vị đọc bức thư và hồi âm của tác giả cũng như cảm nghĩ của bạn đọc gửi tới Nữ Vương Công Lý về việc này:
    TÒA GIÁM MỤC ĐÀ NẴNG

    Đà Nẵng, ngày 19 tháng 7 năm 2010

    Kính gửi Đức Cha Chủ Tịch,

    Đức Hồng Y và Quý Đức Cha thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Những ngày gần đây, một số người đã điện thoại hay email tới Tòa Giám mục Đà Nẵng hỏi thăm

trước luồng thông tin cho rằng một giáo dân Cồn Dầu bị công an đánh chết, cùng với những bài viết lời lẽ nặng nề được phát tán qua mạng. Dù bị áp lực rất lớn, nhưng với tinh thần trách nhiệm, chúng con biết phải nhẫn nại và thận trọng tìm hiểu trước khi lên tiếng. Nay nguồn ngọn sự việc tương đối sáng sủa hơn, chúng con xin được gửi đến Quý Đức Cha, và qua Quý Đức Cha, đến những người thành tâm thiện chí cánh thư không niêm này như một thông tin và chia sẻ mục vụ.

Hơn nửa năm qua, chắc chắn Quý Đức Cha đã bận tâm không ít về câu chuyện dài tại Giáo xứ Cồn Dầu của chúng con, liên quan đến chương trình đô thị hóa ồ ạt của Thành phố Đà Nẵng. Để thông tin sự việc và hướng dẫn dư luận theo tinh thần của Tin Mừng và giáo huấn của Giáo Hội, Tòa Giám mục Đà Nẵng đã gửi đi hai văn thư được đăng tải trên trang web của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ngay sau những sự kiện quan trọng: Thông Cáo vào ngày 01/02 và Thư Mục Tử vào ngày 06/5 cùng năm 2010. Con tin rằng Quý Đức Cha đã chia sẻ, đồng hành và cầu nguyện cho chúng con.

Gần đây, sau cái chết khá bất ngờ của Anh Tôma Nguyễn Thành Năm, một giáo dân của Giáo xứ Cồn Dầu vào ngày 03/7/2010, lửa truyền thông lại hâm nóng tình hình, bắt đầu bằng bài viết kèm hình ảnh được trang nuvuongcongly.net đăng tải vào tảng sáng ngày 04/7/2010 với hàng tít lớn: “Công an Đà Nẵng đánh chết giáo dân Cồn Dầu”. Dù chưa rõ thực hư, bất cứ ai nghe câu chuyện cũng thấy động lòng xót xa, chính chúng con cũng kinh ngạc sửng sốt. Nghe tin, chúng con đã trực tiếp liên lạc ngay với Cha Quản xứ Cồn Dầu để hỏi thăm tin tức, Ngài trấn an và cho biết sự việc không hoàn toàn như thế. Sau đó, chúng con đã đến tận nơi viếng xác và thăm hỏi gia đình người quá cố, gặp gỡ lắng nghe vợ của Anh Năm là Chị Hồng Anh, các con, anh chị em trong nhà và bà con thân hữu đông đảo đến thăm viếng. Hiểu được phần nào câu chuyện, chúng con động viên mọi người bình tĩnh, tha thiết cầu nguyện và chung lo việc an táng Anh Năm thật chu đáo. Những ngày kế đó, Cha Quản xứ và Giáo xứ Cồn Dầu đã chu tất mọi nghĩa vụ thiêng liêng và trần thế đối với Anh Tôma Năm cách tốt đẹp, thậm chí đám tang còn đông đảo hơn bình thường, và gia đình cũng rất được an ủi, mãn nguyện.

Một tuần sau, khi việc làm mồ mả cho chồng, cha đã tạm ổn, chị Đoàn Thị Hồng Anh cùng cô con gái lớn là Nguyễn Thị Tường Vy, 25 tuổi, đã đến Tòa Giám mục cám ơn về cuộc viếng thăm của chúng con tại gia đình trong lúc tang chế. Mẹ con chị đã kể lại cuộc sống và cái chết của Anh Năm trong những ngày giờ cuối cùng cách bình tĩnh và rõ ràng, không giận hờn oán trách, đồng thời cũng chia sẻ những nỗi niềm và ước nguyện của gia đình hiện nay. Cảm nhận được sự chân thành đáng tin và tâm tình đáng quý của họ, chúng con đã đề nghị mẹ con chị vắn tắt ghi lại những gì đã chia sẻ. Họ đồng ý ngay và đã viết lại câu chuyện dưới hình thức một bức thư gửi cho Đức Giám mục Giáo phận, và cũng chấp thuận để bức thư này được phổ biến rộng rãi khi cần.

Sau đây là nội dung bức thư viết tay của mẹ con Chị Hồng Anh được đánh máy lại nguyên văn, với một số sai sót về chính tả và văn phạm, xin được chia sẻ cùng Quý Đức Cha:

“Cồn Dầu, 11-7-2010

Kính trọng Đức Cha,

Trước tiên, gia đình chúng con xin cảm tạ Đức Cha, đã đến gia đình chúng con tại tư gia
thuộc giáo xứ cồn dầu. Đức Cha đã thăm viếng an ủi chia sẻ và động viên gia đình của chúng con, và đức cha đã dành chút thời gian để lắng nghe gia đình chúng con tâm sự với đức cha về việc người chồng và người cha của chúng con vừa mới qua đời. Đêm 2-07-2010 do tinh thần khủng hoảng tinh thần sợ hải, nên mỗi lần nghe chó sủa, hoặc xe chạy là chồng và cha chúng con bỏ chạy đêm hôm đó thì chạy đến gần xóm nhưng khác thôn củng thân cận. Vì hành vi không rõ của chồng và cha chúng con, sau đó thì dân phòng tên đề gần thôn xóm cũng rất thân cận,còng sích tay chồng và cha chúng con, trong đêm khuya đó. Nhà gia đình con đi tìm và phát hiện, gia đình con đến hiện trường thì thấy thân thể chồng và cha chúng con bùn sình lầy, trên tay sích còng bị chảy máu, còn lỗ tai thì chảy máu, chúng con dắt về nhà để chăm sóc chồng và cha chúng con. Sáng hôm sau ngày 3-7-2010 chồng và cha chúng con rất tỉnh táo, và khỏe như không có gì xảy ra, và đến 1 giờ trưa thì ngày 3-7-2010 lại qua đời 1 cách đột ngột, và sau đó công an đến tư gia xin mổ thi hài chồng và cha chúng con, là ông Nguyễn Thành Năm nhưng gia đình của chúng con đã từ chối.

Dù sao chồng và cha chúng con đã qua đời, để lại cho gia đình một gánh nặng và nhiều đau khổ trong lúc này, cũng như trong thời gian tới, nhưng chúa đã định và gọi chồng và cha chúng con về với chúa.

Hiện nay trên dư luận có nhiều thông tin sai sự thật và không chính xác, gia đình chúng con mong muốn sự bình yên, và những thông tin không chính xác kéo dài thêm thời gian tới, và quấy rối thêm. Dù chúng con rất buồn nhưng gia đình chúng con xin phú dâng hết cho Chúa định đạt và xét xử trong mọi việc.

Gia đình chúng con xin cám ơn Đức Cha. Nguyện xin Thiên Chúa ban cho Đức Cha được mạnh khỏe, để dẫn dắt đàn chiên của giáo phận, và xin Đức Cha cùng mọi người cầu nguyện cho gia đình chúng con, để gia đình chúng con được bình an trong chúa.

Gia đình chúng con xin cám ơn Đức Cha.

Vợ Đoàn thị Hồng Anh – Con Nguyễn thị tường vy (ký tên).

Cô Tường Vy, con gái đầu lòng của Anh Năm, cũng là “cư dân mạng”, còn kể lại rằng đã cảm thấy bị xúc phạm khi đọc bản tin và xem hình đăng trên nuvuongcongly.net vào sáng 04/7/2010 nói về cái chết của cha cô. Cô đã ghi lại cảm tưởng của mình ngay bên dưới trang tin được in ra như sau: “Hình trên đây không phải là ba tôi và bài viết không chính xác và không đúng sự thật. Khi tôi đọc bản tin này tôi rất bất ngờ, và làm cho gia đình tôi càng đau khổ hơn. Nguyễn thị Tường Vy con gái của Nguyễn Thành Năm”.

Kính thưa Đức Hồng Y và Quý Đức Cha,

Tuy cách trình bày của bức thư không được khúc chiết, nhưng cùng với nội dung những cuộc chuyện trò tìm hiểu, chúng con thấy cũng tạm đủ để có thể thẩm định một hai vấn đề, dù muộn màng:

- Ngành an ninh nhà nước tuy không trực tiếp “đánh chết giáo dân Cồn Dầu” như tin được loan, nhưng cũng không vô can trong vụ việc này. Dù cuộc thẩm vấn sau cùng diễn ra cách đó đến hai tuần, nhưng đã gây áp lực tâm lý nặng nề, khiến một người vốn mắc bệnh tim như Anh Năm, bị hoảng loạn, sợ hãi, không làm chủ được hành vi của mình, nên đã bị dân phòng bắt.

- Những “bóng ma”chủ trương trang “nữ vương công lý” phải nhận trách nhiệm đầu tiên về những hậu quả tai hại do việc đưa tin không chính xác và hình ảnh ngụy tạo, gây hoang mang chia rẽ. Sự tắc trách này làm cho tinh thần và nỗ lực xây dựng công lý hòa bình của người giáo dân mất đi tính thuyết phục, bị nghi ngờ dèm pha trước công luận lương dân đông đảo. Hơn nữa, một khi truyền thông không chính xác, có thể làm gia tăng thêm bạo lực, châm thêm lửa hận thù.

Kính thưa Đức Cha Chủ tịch, Đức Hồng Y và Quý Đức Cha,

Với lương tâm và trách nhiệm, chúng con xin được vắn tắt chia sẻ cùng Quý Đức Cha một số thông tin và suy nghí của chúng con. Xin tiếp tục cầu nguyện cho chúng con. Xin Thiên Chúa chúc lành cho Hội Thánh Việt Nam và cho mỗi chúng ta, cũng như cho Đất Nước này.

Lời chào huynh đệ trong Chúa Kitô Mục Tử.

+ Giuse Châu Ngọc Tri

Giám mục Giáo phận Đà Nẵng.

NB. Chúng con xin đính kèm các tư liệu được trích dẫn trong bức thư. Thú thật, chúng con đã đắn đo khá lâu trước khi phổ biến các tư liệu này, vì nghĩ rằng mình không nên đối đáp với một “bóng ma”.

Nhưng nay, theo tình hình đòi hỏi, chúng con xin chia sẻ.



Thư của gia đình nạn nhân "được" GM Châu Ngọc Tri buộc viết tại Tòa GM Đà Nẵng

TRẢ LỜI CỦA TÁC GIẢ VỚI BỨC THƯ CỦA TGM ĐÀ NẴNG:

Thư trả lời lá thư của Giám Mục Tri ngày 19/7/2010

Như trong bản tin ngày 10/7/2010 về một giáo dân là anh TÔMA NGUYỄN THÀNH NĂM bị công an đánh chết, người viết đã nhậnđược một email của ĐC Tri từ một người bạn forward ngay sau đó, bảo rằng: Tin của Sơn Trà viết là không đáng tin cậy. Nghĩa là Anh NGUYỄN THÀNH NĂM không bị đánh chết, tin ấy là tin bịa đặt. Sau đó, người viết này cũng đã gởi một bản tin thứ hai đến cho NVCL với đầy đủ chi tiết hơn từ lúc anh Năm bị bắt, bị đánh được đưa về nhà lúc nào, chết và an táng ra sao. Bản tin đó với nhan đề SƯTHẬT VỀ CÁI CHẾT CỦA ANH NGUYỄN THÀNH NĂM cũng được đăng trên trang mạng NVCL.

Những tin tức này người viết đã khổ công điện thoại cho rất nhiều người thân quen trong làng CD và những người sát cận với gia đình anh Nguyễn Thành Năm mới lấy được. Nhiều đài chuyên săn tin về Cồn Dầu cũng không thể cạy miệng người dân lấy được những tin như thế. Họ không dám trả lời những cú điện thoại không mong chờ. Họ hiểu rằng tai hoạ sẽ ập xuống đầu họ khi trả lời phỏng vấn trên đài nước ngoài. Công an trong những ngày qua vẫn còn tiếp tục bắt những ai đã có mặt trong đám tang cụ bà Hồ Nhu lên làm việc và cũng đã phạt tiền những ai tham gia trong đám tang của bà cụ Hồ Nhu. Mức phạt khác nhau từ 1,5 triệu trở lên. Ai không nộp phạt sẽ bị định tội nặng hơn. Chính cha Lục cũng không dám hó hé nửa lời về cái chết của anh Năm trong những cú điện thoại không rõ lai lịch. Chủ trương của ngài là không nghe, không biết và không thấy để không cần phải trả lời kẻo liên lụy đến bản thân. Nói như cha xứ Cẩm Lệ là: “phải biết luồn lách để mà sống” như trong bài phỏng vấn của Thomas Việt với cha cho biết.

Hôm qua chúng tôi nhận được email của NVCL báo cho biết là xin làm rõ thông tin về cái chết của anh Nguyễn Thành Năm vì ĐC TRI đã gởi thư bảo NVCL loan tin sai sự thật. Đồng thời gởi kèm bức thư của ĐC Tri cùng với thư của mẹ con chị ĐOÀN THỊ HỒNG ANH.

Sau khi đọc xong bức thư của ĐC Tri cũng như thư của hai mẹ con ĐOÀN THỊ HỒNG ANH, người viết đã gọi ngay điện thoại cho HỒNG ANH và được cô cho biết như sau.

Cách đây quãng hai tuần cô và con gái cô là TƯỜNG VI có xuống cám ơn ĐC Tri đã đến phân ưu với gia đình. Trong lúc cám ơn, ngài ĐỀ NGHỊ cô kể rõ câu chuyện về cái chết của anh Năm, chồng cô. Nghĩa là ngài muốn điều tra giùm công an về cái chết của anh Năm. (Đây là lần thứ hai ngài làm công việc thuộc bổn phận và trách nhiệm của công an trong vụ CD. Lần thứ nhất, ngài cũng đã làm việc điều tra ai là người viết LÁ ĐƠN KÊU CỨU CỦA GIÁO DÂN CỒN DẦU trong thư gởi cho cộng đồng dân Chúa vào đầu năm nay). Cô cũng thuật sơ lại cho ngài nghe về cái chết của anh Năm. Cô nói là cô không có kể hết những chi tiết vì không muốn nhắc lại những hình ảnh quá đau lòng như: Khi anh Năm được thả ra thì anh đi không nổi, lỗ tai chảy máu, nói năng thều thào, những lời trăng trối của ảnh trước khi chết với chị, với mẹ già, cũng như tấm thân ảnh đầy bùn đen đến nỗi công an bảo chị đem ảnh về tắm đi. Và tội nghiệp nhất là khi cô muốn đưa chồng đi bệnh viện khi thấy ảnh quá yếu thì anh đã từ chối rằng: “Nhà mình không có tiền đi bệnh viện đâu em ơi”.

Sau khi nghe thuật sơ câu chuyện, ĐC Tri đưa một bài viết đã được in ra từ trang mạng NVCL, yêu cầu xác nhận hình trong bài viết này có phải là hình của anh Năm không? Cô và con gái đều xác nhận là không. Ngài lại ĐỀ NGHỊ nếu nói là không thì hãy viết một bức thư xác nhận sự việc và họ đã làm theo lời đề nghị của ngài giám mục. Chị Hồng Anh “không có tự ý viết bức thư này, chỉ vâng lời làm theo ý của ngài”. Khi nhận được bức thư này cọng với vài dòng xác nhận trên bản tin NVCL đính kèm, ngài đã viết thư gởi đi khắp nơi để chạy tội cho công an cũng như cố rửa sạch bộ mặt khá nhơ nhuốc của mình qua cách hành xử của một kẻ chăn thuê đã bị dư luận lâu nay lên án. Nhưng màn kịch này quá tồi vì đạo diễn quá tệ.

Qua sự tường thuật trên cũng như qua lá thư của ĐC Tri, người ta nhận thấy dễ dàng chuyện ĐC Tri đã “mớm cung” cho mẹ con chị HỒNG ANH trong việc thực hiện lá thư cũng như đã cố tình đưa hình ảnh trên trang NVCL cho hai mẹ con xem như là bằng chứng tố giác sự thiếu trung thực của bản tin trên trang NVCL, hầu kết tội trang mạng này. Nếu vậy thì oan cho cái trang mạng này quá. Họ chỉ giúp kêu gào công lý cho những người dân thấp cổ bé miệng mà thôi. Người viết bài này mới là kẻ chịu trách nhiệm. Đối với kẻ viết bài này, ĐC Tri không hề xa lạ, kể cả email của người viết bài này ĐC Tri cũng có vì kẻ này đã từng viết bài phản hồi gởi thẳng tới ngài về những lá thư 1,2 của ngài trước khi cho phổ biến trên trang mạng, yêu cầu ngài coi trước có gì phản đối thì cứ nói. Nếu có sai sót gì thì cứ email mà hỏi tội kẻ viết bài này. NVCL không có liên quan.

Giờ xin quay lại với hình ảnh đi kèm với bài viết ngày 10/7/2010. Nếu ai đã từng theo dõi vụ việc CD từ đầu năm cho đến giờ thì sẽ thấy tấm hình đó là không phải của anh Năm. Chắc chắn ĐC Tri biết rõ điều này vì ngài theo dõi trên mạng rất kỹ nhưng cố tình gài để thực hiện ý đồ của mình. Cô con gái TƯỜNG VI chưa phải là cư dân mạng vì cô chưa biết leo tường lửa như ngài giám mục để đọc được trang mạng NVCL. Hình đó là hình cụ Lê văn Sinh, bị Công an Hiệp xịt hơi cay khi phản đối công an cắm bảng cấm chôn người chết trong nghĩa trang CD trên đầu mộ của cha mẹ cụ. Tấm hình này đã được đưa lên mạng cùng với bài viết “NGƯỜI CHẾT KÊU CỨU” Cụ Sinh cũng bị bắt nhốt cùng với hơn 60 người CD khác trong đám tang của cụ bà Hồ Nhu. Hình có tính cách minh họa cho sự tàn ác, vô nhân đạo của lũ cường quyền. Trong bài viết, người viết không hề xác nhận hình đó là hình của anh Năm. NVCL cũng không chú thích gì thêm. (Những thông tin về Cồn Dầu rất ít hình ảnh ghi lại được nên NVCL thường dùng hình này để minh họa).

Khi viết bài này, người viết cũng cố xin gia đình và người thân vài tấm hình của anh Năm lúc sống cũng như khi chết nhưng họ quá sợ không dám cho. Công an canh gác ngày đêm không cho quay phim, chụp hình cho đến khi việc tẩm liệm anh hoàn tất. Cách đây vài ngày, công an đã mời chị HỒNG ANH lên làm việc gần năm tiếng đồng hồ. Nội dung làm việc là có trả lời nước ngoài không? Có rò rỉ thông tin về cái chết của anh Năm cho ai không? Có báo với thân nhân nước ngoài không? Và có đưa hình ảnh cho ai hoặc đưa phim cho ai phát tán lên mạng không?v.v….

(Có một đoạn clip trên mạng Youtube về anh Năm bị công an đánh trong đám tang của cụ bà Hồ Nhu ngày 4/5/2010. Mọi người vào trang này đánh vào ô tìm kiếm dòng chữ” Cồn Dầu_ tiếc thương người nằm xuống” sẽ thấy hình anh Năm bị đánh vào đầu, cùng với giọng nói.)

Nếu chúng ta đọc những dòng thông tin trên thì rất dễ hiểu tại sao HỒNg ANH và cô con gái TƯỜNG VI không dám nói hay viết lên sự thật. Cái áp lực bị trừng phạt, bị trả thù quá lớn từ phía chính quyền đã làm cho mẹ con chị HỒNG ANH không dám lên tiếng đòi công lý cho chồng, cho cha mình. Chuyện gia đình không đồng ý cho pháp y giảo nghiệm tử thi là điều tất nhiên. Nếu đem ra giảo nghiệm chắc chắn kết luận của pháp y chỉ có lợi cho phía công quyền mà thôi. Kinh nghiệm xưa nay những cuộc giảo nghiệm khi có bàn tay lông lá của công an, chính quyền dính vào thì sự bất lợi luôn nghiêng về “khổ chủ”. Đó là lý do chính yếu của việc từ chối đem tử thi ra giảo nghiệm. Căn cứ kinh nghiệm trong quá trình giảo nghiệm tử thi, theo Blog Tạ phong Tần, thì nạn nhân chết mà máu ra lỗ tai, lỗ mũi thì có nguy cơ là chấn thương sọ não. Còn máu ra cửa miệng thì lục phủ ngũ tạng bị nội thương trầm trọng. Những nhận xét trên đây rất trùng hợp trong cái chết của anh Năm. Khi tẩm liệm anh Năm, người ta thấy hai bên thái dương anh Năm thâm tím. Máu mũi, máu miệng, máu tai trào ra. Cổ tím đen nhiều lằn. Vùng bụng và ngực đều bị thâm tím.

Sự kiện này đã được chị HỒNG ANH xác nhận là có. Anh Năm trước đó đã bị gọi lên 4 lần. Lần nào cũng bị đánh đập và hăm dọa. Anh đã tâm sự với 1 người bạn (vì an nguy cho người này, người viết tạm giấu tên) “Nó đánh tao dã man kiểu này chắc chết quá!” Đó cũng là lý do mà anh Năm sợ hãi chạy trốn trong đêm 2/7/2010.

Với những lượng thông tin trên, chắc chắn nguyên nhân cái chết là do thương tích gây nên chớ không phải là do đau tim như ngài Giám mục ĐN chạy tội giùm cho công an. Ngài không phải là bác sĩ giải phẫu, cũng không phải là pháp y chuyên nghiệp nhưng kết luận vội vàng như thế chứng tỏ ngài đã cố tình bao che cho tội ác của công an cũng như để rửa bớt bộ mặt nhem nhuốc của ngài bấy lâu nay trước công luận. Như cái áo đã quá rách nát, ngài càng vá lại càng nát hơn.

Sự vụng về trong màn kịch này đã lộ rõ bộ mặt một giám mục quốc doanh nhẫn tâm hợp tác với chính quyền để đàn áp, giết hại con chiên mình. Một điều ngài cần biết là gia đình anh Năm không hề có tiền sử về bệnh tim. Không tin thì hỏi gia đình ông Hai Lập thì ai cũng biết là dòng giống ông không một ai chết về bệnh này. Dòng họ của ông rất to con, cao lớn, mạnh khoẻ từ trai đến gái. Con ông từ chị Tú, anh Tài, anh Tây, chị Thương đến anh Ba, chị Tư, anh Năm, anh Sáu chưa hề có bệnh sử về tim.

Cái kết luận của ngài đầy tính chất hàm hồ đã giết chết anh Năm một lần nữa và cũng đã giết luôn niềm tin còn sót lại khi những ai còn tin vào lương tâm của một người tin Chúa mà người đó lại là giám mục. Viết đến đây người viết chợt xót xa khi nghe một người bạn của ngài cho biết qua bức điện thư ngài gởi: Dù trong vụ CD mình có gặp nhiều bất lợi đi nữa, mình cũng không hề hối hận vì mình đã làm theo tiếng lương tâm của mình.

“Lương tâm” nào mà ngài nói ở đây, cũng như “lương tâm” nào mà ngài biện minh cho những hành động tàn ác của lực lượng công an đã đánh đập dã man hàng trăm người giáo dân CD? Và “lương tâm” nào khi ngài bao che tội ác của công an khi họ đánh chết giáo dân của ngài? Đừng có mang lương tâm ra mà gỡ gạc trong việc thanh minh, thanh nga cho những hành động cũng như những lời nói không giống ai hay nói cách khác là những hành động lời nói bất nhân trong vụ việc CD vừa qua. Chưa nói đến chuyện là mẹ con HỒNG ANH không hề nhắc đến chuyện anh Năm bị bệnh tim mà chết trong bức thư gởi cho ngài, nhưng ngài đã mau miệng phán là anh Năm chết vì bệnh tim, y như lời nói của ông tôn giáo vận ĐN: Anh Năm chết vì đột quỵ.

Trong bức thư của ngài viết là đám tang anh Năm rất đông đảo giáo dân tham gia, mọi sự đều tốt đẹp hơn bình thường. Điều này ngài phải hỏi lại những người giáo dân CD. Ngài chưa hề thấy những giọt nước mắt đau thương, nhẫn nhục, xót xa của những người không phải là thân nhân của anh Năm, Ngài cũng không nghe được những tiếng khóc nghẹn ngào của người tẩm liệm anh qua điện thoại. Ngài không hề chứng kiến cảnh công an áp tải quan tài tới nghĩa trang Hoà Sơn. Ngài không thấy cảnh xót xa khi HỒNG ANH thăm viếng mộ của anh Năm nước lênh láng chảy vì nằm ở chỗ trũng, quạnh hiu. Những người giáo dân CD đã đi bên anh Năm đến nơi phần mộ một cách lặng lẽ trong lo sợ và buồn tủi. Không cờ tang, không kèn trống như bao đám tang khác lúc họ được Chúa ”Khi Chúa thương gọi tôi về”. Những người giáo dân CD đã nén sự sợ hãi để đưa người thân yêu về nơi cuối cùng cho trọn nghĩa tình đồng đạo, tình hàng xóm, láng giềng. Nhiều giáo dân đã thấy cha Lục bật khóc khi đến viếng xác anh Năm. Phải là cảnh rất thương tâm mới thấy được những giọt nước mắt hiếm hoi của người vốn trầm tĩnh, ít nói, cục tính như ngài. Cha Lục cũng không hề dự đám tang của anh Năm như trước đây ngài vẫn thường làm.

Khi viết bức thư trên, gia đình HỒNG ANH không hề hay biết rằng ngài giám mục có thâm ý sử dụng bức thư này vào việc chạy tội cho công an, biện bạch cho những hành vi vô lương tâm, vô trách nhiệm của một mục tử trước hội đồng giám mục cũng như vu khống cho trang mạng NVCL là loan tin thiếu sự thật. Việc thiếu sự thật chỗ nào thì trong bức thư của cô con gái HỒNG ANH không nêu rõ nhưng đưa ra những sự kiện trùng khớp với bản tin 1 và 2 như chúng tôi đã đưa. Điều này chúng tôi đã hỏi lại HỒNG ANH và được cô trả lời là đúng như vậy. (thời gian, không gian anh Năm bị bắt, bị đánh, người bắt anh là tên Đề, thôn Cẩm Chánh. Cô tìm chồng lúc 11 giờ, van lạy tha cho chồng. Anh Năm bị còng. Anh đã chảy máu tai, máu mũi, miệng ói ra máu, bùn và cỏ vì bị dìm xuống mương. Hai bên thái dương bị bầm đen, ngực và bụng bị đánh thâm tím hết v.v…)

Nếu một người khôn ngoan, sáng suốt, lương tâm ngay lành thì không làm những chuyện không thuộc phạm vi của mình để bao che cho tội ác. Một giám mục mà đi thanh minh, thanh nga cho hành động giết người của công an. Một giám mục mà đi làm công việc của một pháp y, không phải chuyên môn của mình và cũng không hề có chút kinh nghiệm nào trong lãnh vực này và một điều rất buồn cười là chuyện “công an đánh chết người” lại được trình lên HĐGM xét xử. Những việc làm trái khoáy, không giống con giáp nào thì thiệt là hết thuốc chữa!

Thật là quá buồn cho địa phận ĐN có một giám mục thiếu khả năng và tài trí. Chỉ có một điều ngài đúng ở những dòng cuối thư là hãy cầu nguyện cho ngài được khôn ngoan… trả lại gậy mũ cho giáo hội vì không xứng đáng lãnh nhận chức vụ mà Chúa đã trao phó!!!!

Cái kết luận của ngài là “bóng ma” NVCL phải chịu trách nhiệm về những việc đưa tin ngụy tạo, gây chia rẽ lương giáo, gây hận thù v,v…mang tính chất gán ghép, gượng ép giống y luận điệu của báo đài ‘lề phải” khi được lệnh đánh những kẻ “Phản động” đưa tin bất lợi cho Đảng và nhà nước. Chuyện “công an đánh giáo dân chết” đâu có liên quan gì đến anh em lương dân đâu mà gây chia rẽ với hận thù. Ngài đã bóp méo sự thật, tung hỏa mù hầu che đậy dã tâm của mình thôi.

Viết những dòng này, người viết xin lỗi HỒNG ANH – ca viên một thời của ca đoàn GXCD mà người viết là ca trưởng – vì phải bất đắc dĩ khơi lại nỗi đau của cô. Như lời cô tâm sự, xin Chúa cho cô sự bình an để chấp nhận thánh giá cuộc đời. Lời cầu xin rất thánh thiện và chân tình, nhưng sự bình an đó phải dựa trên sự thật và công lý. Cầu xin sự thật và công lý của Chúa sẽ mang lại bình an cho HỒNG ANH và ba người con của anh Năm.

Nguyện xin Chúa thương xót linh hồn anh, đưa anh vào nơi an nghỉ đời đời vì anh đã chết cho công lý và sự thật.

Sơn Trà
    PHẢN ỨNG CỦA ĐỌC GIẢ: CẢM NGHĨ VỀ MỘT LÁ THƯ
Nhận được một lá thư mà người bạn chuyển cho tôi (Xin xem bản đính kèm cuối trang). Một sự ngạc nhiên rồi đưa đến cái lắc đầu đau buồn cho ông giám mục đương nhiệm Đà Nẵng Giuse Châu ngọc Tri. Một vị chủ chăn gian dối !

Điều ngạc nhiên thứ nhất là bức thư không có dấu ấn «Trời Mới Đất Mới» như hai lá thư mà ông giám mục đã thông báo về sự việc của giáo xứ Cồn Dầu.

Lá thư thứ nhất ông viết vào ngày 1 tháng 2 năm 2010 để biện minh, ủng hộ cho sự chiếm đất bất công dưới con bài mua bán với giá rẻ mạt của chính quyền Đà Nẵng đối với giáo xứ Cồn Dầu. Một lần ông giám mục «rẽ giữa họ mà đi» .

Lá thư thứ hai ông viết vào 6 tháng năm 2010 sau vụ đau thương cho giáo dân Cồn Dầu nói chung và cho linh cữu bà Maria Tân nói riêng. Một trận cướp quan tài ghê sợ đã gây nên sự căm hờn của người Việt trong và ngoài nước Việt Nam. Lại một lần nữa ông biện minh cho thái độ làm ngơ trước cảnh đau thương đó sau khi nhiều người đã bị bắt bớ, tù đày. Ông đã chọn đường để đi trốn «Người mục tử có lúc đi trước, có khi đi sau, thậm chí có những hoàn cảnh phải đi giữa đàn chiên, tùy sự an nguy của đàn chiên đến từ đâu». Và ông giám mục không quên bênh vực cho hành động tàn nhẫn của công an Đà Nẵng.

Chính quyền Đà Nẵng vẫn dùng mọi thủ đoạn để đáp áp, đánh đập, bắt bớ giáo dân Cồn Dầu vì họ không chấp nhận cảnh mất đất của tổ tiên cách bất công. Sự đàn áp đưa đến cái chết của anh Thomas Nguyễn Năm. Qua một số nguồn tin đáng tin cậy thì anh Thomas Nguyễn Năm đã bị công an đánh và bị chết vì đòn thương quá nặng vào ngày 3 tháng 7 năm 2010

Những nguồn tin trên thật không lạ đối với nhiều người theo dõi và biết về giáo xứ Cồn Dầu.

Giáo dân ở trong hoàn cảnh khó khăn nào thì ông giám mục luôn tìm cách «phủi tay» và biện minh cho cây gậy của ông.

Điều ngạc nhiên thứ hai là không biết ông có phải là vị chủ chăn hay không khi biết được sự thật lá thư ông viết gởi đến những người anh em linh mục, giám mục của ông.

Ông giám mục Giuse Châu ngọc Tri không ngừng tìm cách biện minh hơn là làm trọn vai trò chủ chiên. Lần này ông lại dùng đến cách thức «lẽ phải phải có bằng chứng» để:

- Đưa thêm sự đau đớn vào gia đình người quá cố Thomas Nguyễn Năm.

- Bênh vực xác chết nằm giữa Ba Đình bằng cách hy sinh xác chết, ngôi mộ giáo dân để tạo ra bằng chứng dối.

Người dân Cồn Dầu đang bị sức ép, hăm dọa của bạo quyền cộng sản Đà Nẵng, hầu như họ phải chấp nhận tất cả để giữ mạng sống. Cô Tường Vi, người con của anh Nguyễn Năm, đến Tòa Giám Mục Đà Nẵng để cám ơn ông giám mục đã đến phân ưu tại gia đình. Ông giám mục đã yêu cầu cô Tường Vi viết lại cái chết của anh Nguyễn Năm theo ý của ông giám mục.

Ông giám mục đã biết cách lợi dụng theo kiểu làm của cộng sản. Ông lấy bài viết được đăng trên trang Nữ Vương Công Lý báo tin về cái chết của anh Nguyễn Năm (1) và chỉ vào tấm hình rồi bảo cô Tường Vi xác nhận có phải là ông Nguyễn Năm hay không. Khi cô xác nhận là không thì ông giám mục bảo cô viết theo yêu cầu của ông.

Theo dõi vấn đề Cồn Dầu thì ai cũng biết tấm hình đó là cụ Lê Văn Sinh bị bất tất tỉnh tại Nghĩa Trang Cồn Dầu ngày 10 tháng 4 năm 2010 (2). Ông cụ bị bất tỉnh sau khi bị công an xịt hơi cay. Chỉ có ông giám mục là người không biết những thảm cảnh mà giáo dân của ông phải gánh lấy. Nếu để thêm nhiều hình ảnh về xác chết giáo dân hay giáo dân bị đánh đập vào bài viết thì ông càng vui!

Ông giám mục đã lợi dụng sự hy sinh của giáo dân kể cả sự chết của tín hữu để tạo nên một bằng chứng giả dối của «một nửa sự thật» để lừa gạt anh em linh mục, giám mục, giáo dân và nhục mạ trang Nữ Vương Công Lý là «bóng ma» vì đăng tải Sự Thật. Trong khi đó phóng viên RFA (3) có điện thoại và phỏng vấn giáo dân Cồn Dầu thì ông giám mục gọi là gì?

Nếu ông giám mục còn có chút lương tri thì ông đừng làm những công việc mà người Việt thường nói là «thất đức». Ông giám mục có can đảm thì hãy đứng lên xin lỗi anh em linh mục, giám mục và giáo dân của ông. Họ chỉ là con cờ để ông đem thí một cách vô tâm để giữ được một chút thể diện mà ông đã bỏ rơi giáo dân của ông nơi Giáo xứ Cồn Dầu.

Xin mời ông giám mục nghe bài ca «Tiếc thương người nằm xuống» để nhớ đến hình ảnh người giáo dân can đảm bị ông bỏ rơi:

http://www.youtube.com/watch?v=DWcyhoHeexI&feature=related

Và xin thắp lại «Nén Hương Cho Anh» để Sự Thật không bị ông giám mục che giấu.
    NÉN HƯƠNG CHO ANH

    Anh nằm xuống

    giữa tiếng reo hò man rợ
    mang trên mình những vết thương tàn ác
    của những kẻ thấm dòng máu gian manh
    của loài thú không giọt máu trong tim
    của quỷ quái hiện hình người cai trị
    xây địa đàng trên nghĩa địa xác dân

    Anh nằm xuống
    bên tiếng khóc vợ hiền
    khóc cuộc tình bị cướp giữa yêu thương
    khóc năm tháng còn hình hài đầy máu

    bởi vì anh không quỳ gối ăn xin
    bởi vì anh không cúi đầu hèn hạ
    mang nhục nhã để làm kẻ bất nhân tâm
    anh nằm xuống máu
    trào bên cửa miệng

    Anh nằm xuống
    con thơ quỳ gối
    vuốt thương đau trên da thịt tím bầm
    anh nhắm mắt con thơ chợt òa khóc
    Ba, ba ơi ! Ba đừng bỏ con đi !

    Anh nằm xuống
    lòng người chưa vội tỉnh
    vẫn thèm thuồng hương vị đồng bạc cắc
    vẫn tung hô ác ma là lẽ sống
    vẫn còn hèn ngồi đếm bã lợi danh
    vẫn ngụy biện tụng niệm chữ từ bi
    vẫn lưu manh ôm một đời ô nhục
    để xác anh một vũng máu đọa đày
    anh để lại cho người một chữ SỐNG.

    Thắp nén hương
    đưa anh về Vĩnh Cửu
    nơi không hận thù, không gian dối, không ác nhân

    Cầu xin Thương Đế đoái thương
    Đưa anh về cõi khói hương chân tình.

    Ngày 28 tháng 7 năm 2010
    Minh, Võ

Trương văn Sương - Lý Tống: Đừng cúi đầu trước bạo quyền Cộng Sản - Nguyễn Quang Duy

Nguyễn Quang Duy

Trong hai tuần qua, giới truyền thông đặc biệt chú ý đến hai người: ông Trương Văn Sương và Lý Tống. Một ngừơi vừa được rời khỏi cảnh tù đày và một người xuất chiêu “xịt hơi cay ” chống văn hóa vận cộng sản. Lạ kỳ là cả hai người có rất nhiều điểm giống nhau và lại xuất hiện cùng một thời điểm. Biết đâu đây chính là vận nước.

Trước tiên cả hai ông Trương Văn Sương và Lý Tống đều là những chiến sỹ kiên cường trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Cả hai cùng tham gia chiến đấu bảo vệ miền Nam tự do đến giờ phút cuối cùng trước khi lọt vào tay giặc.

Trương Văn Sương là Thiếu Úy Địa Phương Quân, Phân Chi Khu Trưởng xã Mỹ Hương, Quận Thuận Hòa, Tiểu Khu Ba Xuyên. Trong khi ấy, phi công Lý Tống lái phản lực cơ A.37 chuyên công kích cộng quân. Khi người bạn “Đồng Minh” rút chạy, hai ông đã cùng chung số phận với đồng bào cả nước mất tự do và với hàng trăm ngàn binh sỹ miền Nam thành những người tù cải tạo.

Sau sáu năm tập trung cải tạo, Trương Văn Sương ra tù và vượt biên sang Thái Lan. Tại đây ông gia nhập “Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam”, làm trưởng toán dẫn mười thành viên nhập biên vào Hòn Ðá Bạc, mũi Cà Mau. Cả toán bị bắt, ngày 1/3/1983, ông bị kết án chung thân. Tính đến ngày rời trại giam Ba Sao (Nam Hà), ông đã bị Việt cộng giam 27 năm 4 tháng rưỡi. Như vậy nhập chung ông đã chịu 34 năm tù chính trị. Thế mà cái loa tuyên truyền của đảng cộng sản vẫn không ngừng rên rỉ “không có tù chính trị. (Ông chủ tịch Đỗ Hoàng Điềm của cái gọi là đảng vịt tiềm điều trần trước quốc hội Mỹ cũng tuyên bố "..... ở Việt Nam không có tù nhân chính trị").

Ông Sương cho biết tổ chức của ông có trên 200 người bị bắt. Nhiều người đã chết vì bệnh hoặc vượt ngục bị giết. Các ông Trần Văn Bá và Hồ Thái Bạch lãnh đạo Mặt Trận đã bị cộng sản sát hại nagy sau phiên tòa. Ông Sương và các chiến hữu của ông đã chọn chiến đấu cho tự do dân tộc thay vì tỵ nạn trên đất khách quê người như hàng triệu đồng hương khắp năm châu.

Còn Lý Tống đã trốn thoát trại tù, rời quê hương bằng đường bộ và được chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận định cư. Tại Hoa Kỳ , ông đi học lại và lấy bằng Cử Nhân Khoa Chính Trị và Cử Nhân phụ Khoa Pháp Văn (1988), Cao Học (1990). Năm 1992 Lý Tống hoàn tất chương trình Tiến sĩ Chính Trị ngành Bang Giao Quốc Tế và chuẩn bị trình Luận án Tiến sĩ tại Đại Học New Orleans.

Thay vì tìm việc làm kiếm sống nuôi thân, ngày 4/9/1992, Lý Tống trở về Việt Nam trên chiếc Air Bus 321-200. Về đến thủ đô Sài Gòn, ông ép phi hành đòan thả 50 ngàn truyền đơn kêu gọi đồng bào Tổng Nổi Dậy lật đổ chế độ bạo quyền cộng sản, bị Việt cộng bắt và bị kết án 20 năm tù. Trước Tòa án ông tuyên bố: “Tôi Quốc tịch Việt Nam Cộng Hòa. ...Tôi trở về đây nhân danh Tổ quốc, Công lý để lật đổ Chế độ cộng sản. Các ông cũng nhân danh Tổ quốc, Công lý để kết tội tôi. Tại phiên tòa này các ông là quan tòa, tôi là bị cáo. Nhưng ngoài phiên tòa này còn có Tòa án Lịch sử và toàn Dân Việt Nam sẽ là những vị quan tòa công minh nhất, họ sẽ định công, định tội tôi và các ông!“. Cũng như Trương Văn Sương, ông cũng bị giam tại trại tù Ba Sao (Nam Hà) cho đến ngày thóat khỏi tù đày và về lại Hoa Kỳ.

Sau khi ra tù ông Trương Văn Sương cho giới truyền thông tự do biết trong tù ông luôn viết bản kiểm điểm như sau: “Chúng tôi khẳng định rằng chúng tôi vô tội và chúng tôi là những người có công với đất nước. Chúng tôi đã đem mồ hôi xương máu xây dựng và đấu tranh cho nhân quyền, tự do dân chủ cho Việt Nam . Chính đảng Cộng Sản Việt Nam mới là người có tội. Bằng chứng là các cuộc cải cách ruộng đất đã giết chết bao nhiêu người vô tội tại miền Bắc. Sau đó năm 1975, khi chiếm được miền Nam họ đã làm kiệt quệ kinh tế bằng các cuộc cải tạo tư sản, đánh tư bản, đẩy dân đi kinh tế mới, gây cho hàng triệu người vượt biên trong đó hàng trăm ngàn người đã chết. Họ đã buộc hàng trăm ngàn sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đi cải tạo và có biết bao người chết mà không biết thân xác bị vùi dập nơi đâu. Cán bộ thì tham nhũng, thối nát, hiếp đáp dân chúng nhưng lại hèn nhát cúi đầu trước các vụ lấn đất, lấn biển của ngoại bang. Hoàng Sa và Trường Sa không được bảo vệ khiến đất nước cha ông đã và đang rơi vào tay quân giặc.”

Ông Sương còn cho biết: “Với những điều vừa nêu, chúng tôi khẳng định rằng chúng tôi là người vô tội, còn đảng CSVN mới là người có tội. Vì thế chúng tôi mới yêu cầu họ phải thả chúng tôi vô điều kiện. Chẳng những thế, mà họ còn phải có lời xin lỗi trước quốc dân đồng bào về sai trái của họ để dư luận quốc nội và hải ngọai minh oan cho chúng tôi là những người tù chính trị phải chịu hàm oan suốt hơn 30 năm nay."

Các bạn tù của Lý Tống cũng cho biết khi viết “Thu Hoạch học tập Nội Quy”, Lý Tống đã kết luận: “Tôi trở về đây để thay đổi, sửa đổi Luật pháp chứ không phải để tuân thủ và chấp hành Nội quy, Luật pháp rừng rú nầy! ... Tôi nguyện sẽ cải tạo đến chừng nào chế độ cộng sản tốt mới về!”. Dù trong vòng tay giặc cả hai ông Lý Tống và Trương Văn Sương đều kiên cường và bất khuất một tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.

Ông Trương Văn Sương tâm sự với Thanh Quang phóng viên Đài Á Châu Tự Do, ông luôn nghĩ tới những bạn tù chính trị còn trong cảnh đọa đày. Ông mong mỏi: “Trong những ngày bị lao tù, tôi cũng mong một ngày nào đó có được một giải pháp chính trị để họ thả tôi ra. Thật ra, tôi không nghĩ rằng họ có nhân đạo thả tôi, hoặc tôi cũng không nghĩ rằng tôi là người cải tạo tiên tiến để được đặc xá hay giảm án, tha án gì. Tôi mong rằng có một giải pháp chính trị nào đó để giúp giải quyết cho những người tù chính trị.”

Ngày 1/9/1998, tai Phi trường San Francisco, trước hàng trăm đồng bào chào đón, Lý Tống tuyên bố: “Chúng ta đã bóp cổ cộng sản đủ mạnh để chúng phải nhả 3 người chúng tôi hôm nay. Chúng ta cần phải bóp cổ cộng sản mạnh hơn nữa để chúng phải thả hết những tù lương tâm còn lại. Và chúng ta cần phải tiếp tục bóp cổ đến khi nào bạo quyền cộng sản hoàn toàn tắt thở!“

Từ đó Lý Tống không ngừng nghỉ tiếp tục “bóp cổ cộng sản”. Ngày 1/1/2000, ông đã bay đến Havana, Cuba, rải 50 ngàn tờ truyền đơn kêu gọi toàn dân Cuba đứng lên lật đổ “Con Khủng Long Già Nua Fidel Castro’’.

Ngày 17/11/2000 ông bay về Sài Gòn lần thứ nhì để rải 50 ngàn tờ truyền đơn kêu gọi dân chúng đứng lên lật đổ ách độc tài áp bức của bạo quyền Việt cộng, rồi bay trở lại Thái Lan. Chuyến bay vào ra Việt Nam an tòan đã làm bạo quyền run sợ. Chúng không còn láo khoét tuyên truyền về khả năng phòng chống an ninh. Bằng mọi giá Việt cộng đã tìm cách mua chuộc, làm áp lực giới chức Thái Lan để giải giao Lý Tống với “tội xâm nhập lãnh thổ bất hợp pháp”.

Sau gần 7 năm bị giam cầm, ngày 3/4/2007 Toà Chung Thẩm Thái Lan đã ra Phán Quyết công nhận phi vụ thả truyền đơn của Lý Tống là một hành động chính trị, phải trả tự do cho Lý Tống, một thắng lợi lớn nhờ nỗ lực đấu tranh của Đồng Bào Hải ngoại và thất bại nhục nhã của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Ngày 18/07/2010 vừa qua, tin từ San Jose Hoa Kỳ đã được nhanh chóng truyền khắp năm châu “Đàm Vĩnh Hưng bị xịt hơi cay khi đang trình diễn tại San Jose”. Theo đó bên ngoài đồng bào tham dự biểu tình. Bên trong, Lý Tống đã giả dạng một phụ nữ đi vào xem hát, ngồi ngay hàng đầu. Ông đã bình thản xem ca nhạc đợi đến phần trình diễn của văn công Đàm Vĩnh Hưng mới đứng lên tặng hoa. Khi Hưng bước đến gần cúi xuống nhận hoa thì bất ngờ, ông đã “xịt hơi cay” vào mặt của Đàm Vĩnh Hưng.

Mặc cho thông tin trong và ngòai nứơc đưa tin về hành vi chính trị của Đàm Vĩnh Hưng. Văn công Hưng vẫn một điều chỉ làm văn nghệ và xin đừng mang chính trị vào văn nghệ. Bài ca cũ rích này càng tạo sự quan tâm đến vai trò đảng giao của con chốt thí Đàm Vĩnh Hưng. Con chốt đã trên 40 lần nhảy tới nhảy lui, từ casino này sang casino khác, để rồi bứơc vào khung thành được quân sỹ cộng đồng Lý Tống xịt văng.

Việc ông Lý Tống làm đã đánh thức cộng đồng hải ngọai quan tâm đến sách lược dùng văn hóa vận để nhuộm đỏ cộng động hải ngọai. Thúc đẩy hàng ngàn người tham dự biểu tình tại Nam California ngày 24/7/2010. Tại cuộc biểu tình này, Lý Tống tuyên bố sẽ sang Úc để cùng đồng hương Úc đuổi cổ con chốt thí Đàm Vĩnh Hưng. Bà con Úc châu nghe thế càng mạnh dạn hơn, hăng hái hơn rủ nhau tham dự biểu tình để đuổi văn công cộng sản, để chặt đứt cánh tay nối dài của “đảng” và cũng để ủng hộ cao trào dân chủ - yêu nước Quốc nội đứng lên lật đổ bạo quyền Việt cộng.

Bên cạnh đó cũng có một số lập luận xuất phát từ một số bậc trí thức và nhà báo “tự do” cho rằng Lý Tống làm như vậy là bạo động, là phi văn hóa Mỹ, là không được quần chúng Tây Phương ủng hộ ... Mặc dù đã sống ở xã hội Tây Phương các người này cố tình quên đi phương cách thu hút giới truyền thông hay sự quan tâm của quần chúng bằng cách “chơi nổi”.

Ở Tây Phương không đâu tự do, độc lập và có văn hóa hơn môi trường đại học. Thế mà các vị lãnh đạo hay làm chính trị Tây Phương thường ngán nhất là xuất hiện tại các Viện Đại Học không ăn bom nước, thì bom bột, cà chua trứng thúi ... Như bà Tân Thủ Tướng Úc Julia Gillard chưa ngồi yên ghế và chưa nóng chân đi xin phiếu, ngày 24/7/2010 tại viện Đại học Queensland thành phố Brisbane, đã được một ứng viên Tiến sỹ anh Bradley Smith tấn công. Tin tức và hình ảnh của anh là tin nóng được đưa lên hàng đầu trong ngày. Anh Smith cho biết làm như thế để quần chúng Úc quan tâm hơn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. Theo giới bình luận chính trị bầu cử lần này đảng Lao Động chỉ có thể thắng nhờ vào lá phiếu chuyển tiếp của đảng Xanh (môi trường). Mọi chính sách tương lai của đảng Lao Động cũng sẽ lệ thuộc vào việc thương lượng với đảng Xanh.

Với đa số quần chúng hải ngọai việc Lý Tống xịt Đàm Vĩnh Hưng là việc một việc bình thường nhưng không phải ai cũng làm được. Tôi thiếu năng giả gái và khả năng bình tĩnh vượt qua mạng lưới an ninh chìm nổi của Đàm Vĩnh Hưng để thực hiện công việc. Có làm được hai việc trên tôi lại thiếu sự duyên dáng và hấp dẫn để Đàm vĩnh Hưng sà tới hưởng hoa. Ngòai ra, tôi sợ làm sẽ ảnh hưởng đến công việc, sợ ảnh hưởng đến gia đình, sợ sẽ bị thiên hạ đàm phán, sợ bị bọn Việt cộng và tay say để ý gây khó dễ hay đánh lén, sợ bị tù, sợ ra tòa, sợ, sợ … và sợ. Nói trắng ra mặc dù đã thóat khỏi lao tù cộng sản, những cái sợ đã kềm hãm tôi có thể trở thành một con người thực sự tự do. Hành động của Lý Tống đã đánh thức cá nhân tôi hãy bớt sợ đi để cùng đồng bào đấu tranh chống bạo quyền cộng sản.

Lại cũng có người cho rằng hành động của Lý Tống không được đồng bào Quốc nội hửơng ứng. Chủ nhật vừa qua, hằng chục ngàn đồng bào Bắc Giang đã biểu tình trước Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bắc Giang đòi giải thích về cái chết của anh Nguyễn văn Khương. Sau đó bạo động giữa công an và dân chúng đã xẩy ra. Có người đặt câu hỏi tại sao lúc này công an hay đánh chết người? Câu trả lời là từ ngày cộng sản cướp chính quyền tháng 8-1945, công an Việt cộng vẫn thường xuyên đánh chết người nhưng do sợ mà dân chúng chưa dám đứng lên. Gió đã đổi chiều đồng bào Quốc nội đã hiểu rõ với Việt cộng không thể nói chuyện ôn hòa, vì thế mới mang quan tài anh Khương đi đòi công lý cho anh và cho dân tộc.

Cũng có người cho rằng Lý Tống làm như vậy không được giới trẻ ủng hộ. Việc Đàm Vĩnh Hưng nửa đàn ông nửa đàn bà, khi nghệ sỹ lúc văn công, Việt không ra Việt Tây chẳng phải Tây, thiếu văn hóa, thiếu trình độ học vấn, … nửa người nửa ngợm nửa đười ươi, chẳng hợp với ai, chỉ để “đảng” lợi dụng, đã là những đề tài được giới trẻ bàn luận từ lâu. Thậm chí các bạn còn lập ra Hội Ghét Đàm Vĩnh Hưng có diễn đàn mạng riêng. Nhưng nếu qủa thực giới trẻ không ủng hộ việc làm của Lý Tống thì đây lại chính là cơ hội để chúng ta giải thích ngọn nguồn cho các bạn về lý do chính trị trong việc Lý Tống xịt Đàm Vĩnh Hưng.

Tin từ Hoa Kỳ cho biết Lý Tống đã chính thức thưa Đàm Vĩnh Hưng và những người đứng ra tổ chức về việc trốn thuế. Tháng ba vừa qua các đồng hương tại Victoria Úc đã tham dự và biến một phiên tòa kiện Cộng đồng thành nơi để xác định lập trường Cộng đồng Úc châu là một cộng đồng chống cộng. Lần này Lý Tống và đồng hương tại San Jose sẽ biến các phiên tòa thành nơi lên án bạo quyền Việt cộng, chứng minh sự xâm nhập của đảng cộng sản, chặt đứt các cánh tay nối dài của đảng và chứng minh hành động chính trị của Lý Tống để bảo vệ “vùng cấm Việt cộng” San Jose.

Trở lại ông Trương Văn Sương và ông Lý Tống hai chiến sỹ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã làm những việc không phải vì họ muốn trở thành anh hùng. Hai ông đã làm vì trung thành với lời thề Tổ Quốc Danh Dự và Trách Nhiệm . Cũng do lời thề này mà năm tướng Lê Nguyên Vỹ , Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng và Nguyễn Khoa Nam và hàng ngàn binh sỹ VNCH thà chết không hàng giặc. Hay tướng Hòang Cơ Minh và hàng ngàn anh hùng vô danh đã quay về chiến đấu cho tự do dân tộc để hy sinh trên đường giải phóng hay nằm xuống trong lao tù cộng sản. Trong lao tù cộng sản hiện vẫn cò nhiều chiến sỹ VNCH hiện đang ngày đêm chiến đấu cho tự do, cho sự sống còn của dân tộc, cho sự tồn tại của biên cương bờ cõi do ông cha để lại. Sự kiên cường và bất khuất của chiến sỹ quân lực VHCH không phải sẽ chỉ được ghi vào sử sách ngàn đời, mà còn là phương châm để các thế hệ tiếp nối noi theo cùng đồng bào cả nước đứng lên giành lại chủ quyền dân tộc.

Xin được lấy lời Lý Tống làm kết luận bài: “Ta cúi đầu, cộng cỡi cổ. Ta đứng dậy, cộng sụp đổ! …”

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi



Thêm bài học cho những ai làm ăn với Việt Cộng

    Jetstar Pacific Vietnam "Living Nightmare" For Qantas, Staff

Jetstar Pacific - Tristan Freeman and Daniella MarsilliTHE risks of doing business in Vietnam have been dramatically illustrated by the trevails of two Qantas staff, Tristan Freeman and Daniela Marsilli, who worked senior roles for Jetstar Pacific. Qantas Group has a 27% stake in the carrier. Its partner, the Vietnam Government, launched an investigation into US$31m fuel hedging losses sustained by the carrier, the country's second biggest, separated Marsilli and Freeman from their families, and interrogated them over a six month while refusing to allow them to leave the country. The enquiry was suddenly dropped without explanation. Both are now back in Australia but Jetstar Pacific's CEO Luong Hoai Nam is in jail.

See full Sydney Morning Herald Story.

    Qantas duo rescued from Vietnam
July 30, 2010

How a foreign posting went horribly wrong for two Jetstar executives. Matt O'Sullivan reports.

They were two ambitious managers sent to the outer reaches of Qantas's empire. Their job was simple: to help turn a small, loss-making airline in Vietnam into a profitable offshoot of Qantas's no-frills Jetstar brand that would become central to its expansion into the lucrative Asian market. Daniela Marsilli first moved to Vietnam's bustling financial capital of Ho Chi Minh City in 2007 with her husband, John Brinkley, and their four-year-old daughter, Amelia. Marsilli was one of the first Qantas executives to work in Vietnam, becoming operations chief of what was to be a rebadged Jetstar Pacific.

A year later Tristan Freeman, from Melbourne, moved into an up-market apartment in the city's District One with his wife and two young daughters, and took over as the chief financial officer.

The foreign postings were to become a living nightmare.

Several weeks ago the pair quietly slipped back into Sydney after enduring what friends describe as an ''ugly and shameful experience'' in Vietnam. For more than six months they had been barred from leaving the country while authorities investigated losses at Jetstar Pacific.

Their hopes of returning home were frequently dashed as officials repeatedly questioned them - neither speak Vietnamese. ''They were subjected to intimidation and interrogations, denied legal representation and not told of any charges against them,'' an associate says.

Despite their predicament, Marsilli and Freeman did not linger in the minds of most Australians - even when it emerged early this year that Vietnamese authorities had separated them from their families shortly before they were due to board flights home for Christmas.

While saying little publicly, Qantas worked intensely behind the scenes. The airline's chief of security, Steve Jackson, spent considerable lengths of time in Vietnam trying to resolve the impasse. A veteran of the Australian Federal Police, Jackson headed the investigation of the 2002 Bali bombings and was operational commander for the Sydney Olympics.

The executives might now be home but doubts remain about Qantas's ability to continue to do business in Vietnam. No charges were laid against Marsilli and Freeman. The investigation into $US31 million in fuel-hedging losses at Jetstar Pacific in 2008 was ''terminated'' without explanation. It is understood the pair do not want to talk publicly about the events.

The matter at the heart of the investigation runs to the top of Qantas. Alan Joyce, the boss of Jetstar before he took over as the Qantas chief executive in late 2008, was one of two Australian executives on the six-member board of Jetstar Pacific when the fuel-hedging contract was approved in February 2008. The other was David Hall, Jetstar's former chief financial officer, who is now Qantas's technology boss.

When the controversy first emerged, Qantas sought legal advice about whether it would be safe for its executives to travel to Vietnam. At one stage a Jetstar Pacific board meeting was held in Singapore instead of at its headquarters in Ho Chi Minh City.

Qantas is caught between two camps in Vietnam: one that wants it to strengthen Jetstar Pacific and another that simply wants it out. Aside from the fuel-hedging investigation, Jetstar Pacific has faced other hurdles over the past year, including a push from the powerful Ministry of Transport to have the airline change its logo by September.

Jetstar Pacific is a big threat to the country's flag carrier, Vietnam Airlines. The country's second-largest airline was the first to be opened to foreign investment when Qantas bought its initial stake in July 2007.

Qantas now has a 27 per cent holding, and the Vietnamese government holds the remainder through the State Capital Investment Corporation.

Carlyle Thayer, a professor of politics at the University of NSW who is an expert on Vietnam's political and economic transformation, says foreigners cannot expect to rely on the legal system in Vietnam because the law and commercial practices cannot be trusted to mean what they state. ''The bottom line is that Vietnam is not a market economy in the real sense. There is risk in the business environment because the state will intervene politically and can criminalise actions that are commercial,'' he says.

''The lesson is that Vietnamese state enterprises are always going to be protected against foreigners - it is not a level playing field.''

The Vietnamese government's investigation into the fuel-hedging losses began last year, despite an earlier review by KPMG for Jetstar Pacific's shareholders committee finding nothing wrong with the contract. Fuel-hedging contracts are a common tool used by airlines to stabilise the price of jet fuel. The contract Jetstar Pacific entered into for the 2008-09 financial year was its first.

With fuel prices near record levels, Freeman struck a deal with the state-owned Vietnam Air Petrol Company for about 75 per cent of its fuel to be capped at $US135 a barrel for the year to May 31 last year. But within months the price of fuel had dropped sharply as the financial crisis gripped the world, and by the end of 2008 it had fallen to about $US50 a barrel. It left the airline ''losing money hand over fist'' on the contract.

Marsilli was inadvertently caught up in the investigation because she signed documents related to the contract while filling in for the airline's now jailed Vietnamese chief executive, Luong Hoai Nam, who was away on holiday at the time.

The losses proved to be ammunition for the Vietnamese political hierarchy opposed to Qantas's investment. ''There was opposition from the day that the airline was branded Jetstar Pacific [from Pacific Airlines],'' an employee says. ''It was seen as Qantas coming in to ride roughshod over a little operator.''

Qantas was seen as effectively being held to ransom by the Vietnamese authorities - with Marsilli and Freeman used as collateral - to ensure it would not exercise its right under a put option to pull its investment out of Jetstar Pacific. Put options are used to attract investors by giving them the opportunity to recall their investment later if the company fails to live up to expectations.

However, much as some may have wanted to see it gone, an exercising of the put option would have meant that the Vietnamese shareholders would have had to find $50 million to pay Qantas.

An insider claims that Marsilli and Freeman were forced, as a pre-condition of their release, to make a statement acknowledging that they were responsible for the hedging losses, at a hearing headed by a general from the Ministry of Public Security late last month.

The corporate affairs chief at Qantas, David Epstein, dismisses the claims that the two Australians were held to ransom and says that they were not forced to make any written undertakings.

''There were a lot of conspiracy theories about, and most of them were wrong,'' he says.

Qantas acted as a ''trading agent'' in 2008 for the fuel-hedging transactions because there was not a mechanism available in Vietnam for Jetstar Pacific, he says.

''In the end the trading liability was with Jetstar Pacific and they have paid it back in tranches, as they were required to do.''

Epstein says Qantas recently extended its put option for ''a number of years or until the business reaches a point of commercial success''. He says Qantas has no plans to pull out of Vietnam and has committed to increasing its shareholding in Jetstar Pacific to 30 per cent.

He did confirm that Qantas has been owed up to $10 million at various stages by Jetstar Pacific under arrangements quite separate from the fuel-hedging contract.

''It certainly was at one stage of that order [up to $10 million]. [But] I don't believe we have anything of that order at present.''

Richard Broinowski, a former Australian ambassador to Vietnam, says the lesson for any business operating in Vietnam is to exercise caution and have a good intelligence network.

''Vietnam is like China. There has been a freeing up of the market but behind it you have the iron hand of the Communist Party,'' he says. ''If things are not in their interests … they are going to jolly well see to it.''

Qantas's expansion into Vietnam was part of a broader strategy to target the high-growth Asian market by boosting its presence there through partnerships under the Jetstar brand.

When Joyce and Qantas's then boss, Geoff Dixon, unveiled the rebranding of the airline in Vietnam in early 2008 they claimed that the route between Ho Chi Minh City and Hanoi was potentially larger than between Sydney and Melbourne.

Qantas also eyed Ho Chi Minh City as a hub for long-haul Jetstar flights to Europe using Boeing's new 787 Dreamliner aircraft. The city was a cheaper alternative to Singapore or Bangkok.

But the Vietnamese government's cap on fares has made it difficult to realise the domestic market's potential. Jetstar also opted early this year for Singapore's Changi Airport as its hub in Asia and launch pad for services to Europe instead of Ho Chi Minh City.

It leaves questions about the strategic rationale for remaining in Vietnam. But Qantas insists that it is committed to its investment.

''We are very confident, as are our Vietnamese partners … that this matter [with Marsilli and Freeman] need not have any significant impact on our commercial partnership,'' Epstein says.
----------------------
    Hai nhân viên cao cấp hãng Qantas được giải thoát khỏi Việt Nam
Lê Minh phỏng dịch
http://www.smh.com.au/business/qantas-duo-rescued-from-vietnam-20100729-10y2n.html

Làm thế nào mà việc nhận nhiệm sở ở hải ngoại lại trở thành đại họa cho hai nhân viên cao cấp của hãng Qantas. Phóng viên Matt Sullivan tường trình.

Họ là hai giám đốc tài năng được gởi đến những nơi xa xôi để nới rộng địa bàn làm ăn của Qantas. Công việc của họ cũng đơn giản: vực dậy một công ty hàng không liên doanh loại rẻ tiền với thương hiệu Jetstar, một trong những mục tiêu tiến vào thị trường Á Châu đầy triển vọng. Bà Daniella Marsilli được gởi đến TP.HCM, một thành phố năng động, vào năm 2007 cùng với chồng là ông John Brinkley và đứa con gái 4 tuổi Amelia. Bà Marsilly là một trong những giám đốc đầu tiên của Qantas làm việc tại Việt Nam, và đã trở thành Phó tổng giám đốc điều hành của hãng hàng không liên doanh mang tên Jetstar Pacific.

Một năm sau, thì ông Tristan Freeman từ Melbourne, đến nhận nhiệm sở tại đây với chức vụ Phó tổng giám đốc tài chính của Jetstar Pacific. Ông cùng gia đình gồm vợ và hai con gái nhỏ dọn vào căn chung cư sang trọng ở Quận Nhất.

Tai họa bắt đầu từ đây!

Cách đây mấy tuần, hai vị giám đốc này lặng lẽ chuồn về được Sydney sau một kinh nghiệm làm việc khó quên ở Việt Nam, mà bạn bè của họ gọi đó là “một kinh nghiệm thật đáng sợ và xấu hổ”. Họ bị giam lỏng tại Việt Nam hơn 6 tháng trong khi bị công an điều tra về các hoạt động mua xăng dầu dự trữ gây thua lỗ của công ty liên doanh Jetstar Pacific.

Họ chẳng có hy vọng được trở về nhà vì luôn bị công an hỏi cung dồn dập, trong khi cả hai đều không nói được tiếng Việt. Một đồng nghiệp của họ cho biết “họ bị dọa dẫm, hỏi cung và không cho tiếp xúc với luật sư cũng như không hề được biết tội danh”.

Mặc dầu gặp rắc rối như vậy nhưng cả hai Marsilly và Freeman ít được công chúng Úc nhắc đến - ngay cả sau khi báo chí loan tin nhà cầm quyền Việt Nam đã cách ly họ với gia đình ngay tại phi trường Tân Sơn Nhất khi họ quay trở về Úc nghỉ lễ Noel.

Mặc dầu bên ngoài thì gần như im lặng, nhưng bên trong hậu trường thì hãng Qantas đã cvận động chạy đôn chạy đáo. Ông Steve Jackson, Tổng quản Vấn đề An Ninh của hãng, đã phải bỏ ra rất nhiều thời gian tại Việt Nam để giải quyết vấn đề này. Trước đây, ông Steve từng làm việc cho lực lượng cảnh sát liên bang Úc, từng cầm đầu lực lượng đặc nhiệm cho Thế Vận Hội Sydney, và từng làm trưởng toán điều tra vụ đánh bom khủng bố tại Bali năm 2002.

Hai vị giám đốc này hiện nay đã an vị tại Úc nhưng từ nay liệu Qantas còn có thể tiếp tục làm ăn tại Việt Nam nữa không. Cả hai vị giám đốc này đều không bị truy tố. Cuộc điều tra về hoạt động mua xăng dầu dự trữ gây thua lỗ 31 triệu đô vào năm 2008 tại Jetstar Pacific được “chấm dứt” mà không có lời giải thích nào. Người ta cũng hiểu rằng cả hai vị chẳng muốn phát ngôn một điều gì về vụ này cả.

Vụ việc một thời làm náo loạn đến hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của Qantas. Alan Joyce, vị Tổng giám đốc hãng Jetstar trước khi trở thành Tổng giám đốc của Qantas vào cuối năm 2008, là một trong hai thành viên cao cấp của Qantas nằm trong Hội đồng quản trị 6 người của Jetstar Pacific đã chấp thuận các hợp đồng mua xăng dầu dự trữ vào tháng Hai năm 2008. Thành viên khác là David Hall, khi đó là Tổng quản Tài Chánh của Jetstar, nay là Tổng quản Kỹ thuật của hãng Qantas.

Khi vụ việc mới nổ ra, Qantas đã hỏi ý kiến tư vấn xem việc đi lại của các nhân viên cao cấp của hãng đến Việt Nam có an toàn hay không. Có một lần, cuộc họp của hội đồng quản trị của Jetstar Pacific đã được tổ chức tại Singapore thay vì tại tổng hành dinh của hãng tại TP.HCM.

Qantas bị kẹt giữa hai phe nhóm: một phe thì muốn phát triển Jetstar Pacific, còn phe kia thì muốn đẩy Jetstar (Qantas) ra khỏi liên doanh. Ngoài cuộc điều tra về hoạt động mua xăng dầu dự trữ gây thua lỗ, Jetstar Pacific còn phải đương đầu với nhiều nhiêu khê khác trong những năm qua, kể cả việc Bộ Giao Thông Vận Tải muốn công ty liên doanh này phải thay đổi logo trước tháng 9 năm nay.

Jetstar Pacific là mối đe dọa đối với hãng hàng không quốc doanh Việt Nam Airlines, vì hãng liên doanh này là hãng hàng không lớn thứ hai tại Việt Nam và cũng là hãng hàng không liên doanh với nước ngoài đầu tiên sau khi Qantas mua lại một phần công ty này vào tháng 7 năm 2007.

Giờ đây hãng Qantas nắm giữ 27% cổ phần của hãng liên doanh này, và phía Việt Nam, thông qua Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) nắm giữ phần còn lại.

Carlyle Thayer, giáo sư chính trị tại Đại học NSW, một chuyên gia về vấn đề chuyển đổi kinh tế và hệ thống chính trị của Việt Nam, nói rằng người nước ngoài không thể tin cậy vào hệ thống pháp luật của Việt Nam được bởi vì luật pháp và việc thi hành không ăn nhập với nhau. Ông nói “Vấn đề ở chỗ này: Việt Nam không phải là nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. Môi trường làm ăn luôn có rủi ro, bởi vì nhà nước sẵn sàng can thiệp với mục đích chính trị và hình sự hóa vấn đề thương mại”.

“Bài học ở chỗ là các công ty nhà nước luôn được bảo vệ so với các công ty nước ngoài - Đây là một sân chơi không công bằng”.

Cuộc điều tra của nhà nước VN về hoạt động mua xăng dầu dự trữ gây thua lỗ bắt đầu vào năm ngoái, mặc dầu kết quả cuộc kiểm toán trước đó của công ty kiểm toán KPMG không thấy có dấu hiệu sai phạm nào. Các hợp đồng mua xăng dầu dự trữ là một hình thức mua bán bình thường rất phổ biến của các hãng hàng không để dự phòng đột biến giá cả. Vụ mua xăng dầu dự trữ này trong năm tài khóa 2008-2009 cũng là vụ giao dịch đầu tiên của hãng liên doanh Jetstar Pacific.

Khi giá xăng dầu lên đến mức kỷ lục, ông Freeman Tổng quản Tài Chánh đã ký mua xăng dầu dài hạn với Tổng công ty Cung cấp Xăng dầu với giá US$135/thùng. Jetstar Pacific đã đặt mua trước với số lượng xăng đầu đủ cung cấp 75% cho cả năm, tính đến 31/05 năm ngoái. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 1 tháng giá xăng dầu rớt thê thảm khi cả thế giới rơi vào khủng hoảng, và cho đến cuối năm 2008 thì chỉ còn US$50/thùng. Do đó công ty liên doanh này bị “hố nặng vì ký hợp đồng quá sớm”.

Do sơ xuất mà bà Marsilly bị vướng vào cuộc điều tra bởi vì trong khi tạm nắm quyền Tổng giám đốc thay thế cho ông TGĐ Lương Hoài Nam nghỉ phép, thì bà đã ký vào các văn bản liên quan đến hợp đồng mua xăng dầu dự trữ này.

Vụ thua lỗ này đã tiếp thêm “đạn” cho phe nhóm đối nghịch với công việc làm ăn của Qantas. Một nhân viên nói rằng “Ngay từ ngày đầu tiên đã có sự chống đối khi công ty liên doanh được đặt tên Jetstar Pacific. Người ta cho rằng Qantas muốn bắt nạt công ty nhỏ”.

Có thể thấy rõ là Qantas bị nhà nước Việt Nam bắt bí vì hai nhân viên là ông Freeman và bà Marsilly nằm trong tay họ - để Qantas không thể sử dụng quyền sang nhượng giá cổ phần ban đầu trong Jetstar Pacific. Đặc quyền sang nhượng (Put Option) được đưa ra để thu hút đầu tư nước ngoài, bằng cách cho họ quyền được rút lại đầu tư nếu sau này công ty làm ăn kém hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra thì thì phía cổ đông Việt Nam phải kiếm ra $50 triệu để hoàn trả cho Qantas.

Một nguồn tin nội bộ cho biết rằng trong một buổi làm việc do một viên tướng của Bộ Công An chủ trì vào tháng rồi, hai vị giám đốc này đã bị buộc phải thừa nhận trách nhiệm cho vụ giao dịch thua lỗ nặng nề đó.

Ông David Epstein, Tổng quản Ngoại vụ của Qantas đã bác bỏ các nguồn tin cho rằng hai vị giám đốc đã bị giữ làm con tin, và nói rằng họ không bị buộc phải ký nhận điều gì cả. Ông còn nói: “có nhiều giả thuyết này nọ, nhưng hầu hết đều không đúng”

Qantas đóng vai trò “đại diện giao dịch” trong năm 2008 cho các chuyển khoản mua xăng dầu bởi vì vẫn chưa có hình thức giao dịch xảy ra tại Việt Nam.

“Nói cho cùng, trách nhiệm là của Jetstar Pacific và họ phải trả lại đầy đủ”.

Ông Epstein nói rằng mới đây Qantas đã gia hạn quyền sang nhượng của mình “thêm vài năm nữa hoặc cho đến khi công ty liên doanh làm ăn phát đạt”. Ông cũng cho biết Qantas chưa có ý định rút ra khỏi Việt Nam và vẫn muốn gia tăng cổ phần trong Jetstar Pacific lên 30%.

Ông cũng xác nhận rằng có những lúc công ty liên doanh Jetstar Pacific nợ Qantas đến $10 triệu trong những tình huống khác nhau, nhưng không có liên quan đến vụ mua xăng dầu. “Chắc chắn là có lúc con số nợ lên tới mức đó ($10 triệu), nhưng tôi tin là hiện nay không có con số nợ nào đến gần con số này”.

Ông Richard Broinowski, cựu đại sứ Úc tại Việt Nam, nói rằng bài học cho việc làm ăn ở Việt Nam là phải hành xử cẩn thận và phải có được các nguồn tin thông thạo.

“Việt Nam cũng như Trung Quốc. Tuy là thị trường có mở cửa ra, nhưng đằng sau vẫn có bàn tay sắt của đảng cộng sản. Nếu sự việc không như ý muốn,... thì y như rằng họ sẽ nhúng tay vào”.

Việc mở rộng địa bàn làm ăn của Qantas đến Việt Nam thông qua công ty con Jetstar là nằm trong kế hoạch lâu dài, nhắm vào thị trường Á Châu đang lớn mạnh.

Khi Alan Joyce và Geoff Dixon, TGĐ Qantas khi đó, trình làng thương hiệu liên doanh tại Việt Nam năm 2008, họ tuyên bố là tiềm năng của tuyến bay Saigon-Hà Nội thậm chí còn lớn hơn tuyến Sydney - Melbourne.

Qantas cũng nhắm đến TP.HCM làm trung chuyển cho các chuyến bay đường dài đi Âu Châu sử dụng loại máy bay đời mới Boeing-787 Dreamliner, bởi vì rẻ hơn nếu sử dụng Singapore hoặc Bangkok.

Nhưng chính sách định giá vé bay của chính phủ Việt Nam khiến cho kế hoạch khai thác các tuyến bay nội địa tại đây trở nên khó khăn. Đầu năm nay Jetstar đã chọn phi trường Changi của Singapore làm nơi trung chuyển cho các tuyến bay Châu Á và đi Âu Châu, thay vì TP.HCM.

Nói đến đây, chúng ta không khỏi nghi ngờ đặt dấu hỏi cho các vấn đề căn bản khác còn tồn đọng tại Việt Nam. Nhưng Qantas một mực khẳng định rằng hãng vẫn tiếp tục công việc làm ăn tại đây.

Ông Epstein nói “Chúng tôi có lòng tin, và đối tác phía Việt Nam cũng vậy,... rằng vấn đề này (vụ việc bắt ông Freeman và bà Marsilly) sẽ không có ảnh hưởng lớn lao gì đến mối quan hệ làm ăn”.

Lê Minh phỏng dịch

Văn công việt cộng Mr ĐỜM Bị Thưa về Tội Trốn Thuế và Nhập Cảnh Lậu

Một văn công của CSVN đã bị tố cáo gian lận nhập cảnh vào Hoa Kỳ và trốn thuế bởi nhà tranh đấu cho Tự Do Lý Tống.

Đàm Vĩnh Hưng, một ca sĩ nhiều tai tiếng từ Việt Nam vốn là thành viên của đoàn Thanh Niên CSVN đang là đối tượng điều tra của sở thuế Liên Bang Hoa Kỳ và Bộ Nội An Liên Bang. Hưng và ban tổ chức nhạc của đương sự đã bị cáo buộc về tội gian lận kinh doanh thu nhập và không nộp thuế theo luật định.

Trong một bản khiếu nại có chứng thực do các nguồn tin thân cận thu thập được về văn công Đàm Vĩnh Hưng, thì đương sự đã thu được cả trăm ngàn đô la mỗi năm trong nhiều show trình diễn từ năm 2005 cho đến nay. Hưng đã thu tiền cashier trả công trình diễn của mình trong khi làm đơn là qua Mỹ để du lịch. Bản khiếu nại đã khai cho thấy rằng Hưng đã phạm tội trốn thuế thu nhập từ 5 năm qua từ các khoản tiền bán vé, bán CD hay đĩa DVD cũng như tiền quảng cáo liên quan tới các show nhạc của y.

Cục An ninh hình sự cáo buộc tội nhập cảnh gian lận dựa trên lời khai gian của Đàm Vĩnh Hưng trong mẫu đơn B-2 Tourist Visa Application (dành cho khách du lịch) để vào Mỹ, mà trên thực tế thì Hưng đã vào Mỹ với mục đích kinh doanh ca hát. Theo đúng luật thì Hưng phải nộp đơn P-3 dành cho giới nghệ sĩ trình diễn văn nghệ, và phải đóng thuế cho sở IRS theo như luật định. Mỗi lần vào Mỹ dưới dạng du khách, mà lại kinh doanh ca hát và không chịu nộp tiền thuế, là thêm một tội hình sự.

Lý Tống đã nhấn mạnh rằng không chỉ có một mình Đàm Vĩnh Hưng mà toàn bộ giới ca nhạc văn nghệ sĩ trình diễn đến từ Việt Nam đã đồng lõa với các tay bầu sô trong những hành động phạm pháp nầy. Với đơn khởi tố nầy, Lý Tống đã tung một đòn chí tử vào các văn công CSVN cùng với chương trình kinh doanh bất hợp pháp của các ca sĩ đến từ CSVN.

Các nhân viên điều tra của sở di trú ICE, một bộ phận của Bộ Nội An, nhấn mạnh rằng các trò gian lận nhập cảnh đang diễn ra và các cơ quan đang tiếp tục theo dõi ráo riết. Cơ quan ICE đang làm việc chặt chẽ về việc điều tra với USCIS và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. ICE cũng nhận được hỗ trợ với các trường hợp từ sở Hải quan Mỹ và cục Bảo vệ biên giới.

Viên chức IRS cũng đang tìm kiếm vào thu nhập các nguồn tiền mặt mà không được báo cáo trong ngành công nghiệp giải trí của các nghệ sĩ từ Việt Nam, và sẽ được điều tra kỹ lưỡng. Họ bảo đảm rằng bất kỳ các loại hình thức trốn thuế sẽ được trừng trị, không chỉ cho năm thuế hiện hành nhưng có hiệu lực hồi tố ngược lại từ ngày nộp đơn nhập cảnh đầu tiên.

Đối với bất cứ ai muốn tham gia nộp đơn khiếu nại hình sự đối với Đàm Vĩnh Hưng và những người khác cho chương trình gian lận và trốn thuế, nhập cảnh, các thông tin sau đây được cung cấp bởi anh Lý Tống và các nhóm pháp lý.
    KHIẾU NẠI IRS:
      Hãy điền vào mẫu đơn 3.949-A (trốn thuế) (đính kèm)
      Internal Revenue Service
      Fresno, CA 93.888
    CHO SỞ KHIẾU NẠI An ninh Nội địa:
      Gọi cho hoạt động đáng ngờ DI (lạm dụng thị thực du lịch B-2)
      Cục An ninh Nhà đất
      1-866-DHS-2-ICE hoặc 1-866-347-2423
ỦY BAN CHỐNG TUYÊN VẬN CSVN MỌI THÔNG TIN VỀ VIỆC LÀM THẾ NÀO ĐỂ GỞI FILE KHIẾU NẠI:



Xin quý đồng hương tỵ nạn cộng sản tại Hoa Kỳ và toàn thế giới hãy cùng chiến sĩ Lý Tống điền tên họ, địa chỉ, số phone theo mẫu đính kèm ở trên gởi về cơ quan IRS sở thuế Liên bang Hoa Kỳ địa chỉ:
    Internal Revenue Service Fresno, CA 93.888
Tố cáo viêc làm ăn phi pháp của Việt Cộng con Đàm Vĩnh Hưng và đồng bọn đã gây rối cuộc sống bình yên của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại.

Source: http://vietvungvinh.org/index.php?option=com_content&view=article&id=1218:vc-dam-vinh-hung-bi-thua-ve-toi-tron-thue-va-nhap-canh-lau&catid=74:cong-dong&Itemid=122