Tuesday, March 31, 2015

Lamb with face like an ‘angry old man’

    Lamb with face like an 'angry old man' avoids the chop following offer from circus
Shock birth ... A farmer in Russia was surprised when he saw the lamb looked like a n old man.

Proud owner Blasius Lavrentiev's shock soon turned to delight after he was offered 10 times the normal price for he.

A lamb born with a face 'like an angry old man with a big nose' has avoided the chop after a circus made an offer for her.

Proud owner Blasius Lavrentiev's shock soon turned to delight after he was already offered 10 times the normal price for her.

Sheep farmer Lavrentiev, 45, from the village of Chirka close to the Republic of Dagestan in south-western Russia, had been waiting all week for his prized ewe to give birth.

He said: "We had quite a tough winter and when I noticed she was pregnant I was delighted as it meant I would be able to sell the lambs and start making some money again.

"But when I went down to see how it was going I nearly died from shock when I saw what looked like the hairy face of an old man staring up at me.

"Her parents are both normal looking sheep so I have no idea how she ended up looking like this."

Now the human-faced lamb has become the talk of the village.
Deformity ... A vet said the lamb’s deformity may have been caused by too much vitamin A
 in its mother’s diet.

Neighbour Dementi Galkin, 65, said: "I’ve seen some weird stuff in my time, but nothing like this.

"She looks like an angry old man with a big nose."

Villager Dana Mishina, 56, said: "She is both freaky and sweet.

"I don’t know what to make of it really. But she terrifies my grandchildren."

"It will be interesting to see what she looks like when she gets older."
 Looks: He said she looks like "an angry old man with a big nose"

Local vet Dorofei Gavrilov, 49, said: "From what we can make out the anomaly is the result of the farmer giving the lamb’s mother too much vitamin A.

Proud owner Lavrentiev however has found his shock turn to delight after he was already offered 10 times the normal price - from a local circus - and several other enquiries have also come in since then.

He said: "Whatever has caused it she’s a little beauty and I definitely won’t be selling her for anyone’s dinner table either as the buyers want her on display.

"She’ll be staying with us until then."



Sunday, March 29, 2015

"Vinh Danh và Tri Ân"- "Chữ Nghĩa" Của Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng - Lê Thành Quang

    "Vinh Danh và Tri Ân"- "Chữ Nghĩa" Của Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng

Lê Thành Quang

Vừa qua, tên tuổi của Ông Giám Đốc Điều Hành Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển lại được thiên hạ réo gọi, nửa như nguyền rủa, nửa như ngán ngẩm, nửa như miệt thị: lợi dụng Ngày Quân Lực để làm tiền, làm nô tài, bợ đỡ vài Thượng Nghị Sĩ, Dân Biểu có chút danh vọng của giới dân cử Hoa Kỳ.

Theo dõi lý do, được biết, tất cả chỉ tại tổ chức BPSOS của ông này đã và đang chuẩn bị Vinh Danh & Tri Ân Ở Trung Tâm Kennedy Center vào ngày 19 tháng 6 năm 2015 tức Ngày Quân Lực hàng năm của Việt Nam Cộng Hòa.

Trên điện thư ghi ngày 19 tháng 2 năm 2015, dưới tiêu đề Kennedy Center – Nơi Vinh Danh Ở Tầm Vóc Quốc Gia và Quốc Tế được phổ biến nhằm lý giải những thắc mắc.
  • Hãy thử phân tích:
Kennedy Center, ngoài chữ Kennedy là phương danh của Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy bị ám sát vào năm 1963, chỉ là một Trung Tâm Biễu Diễn Nghệ Thuật hạng siêu sang về vị trí, nằm cạnh khách sạn Watergate, tên vụ nghe lén của cựu Tổng Thống Nixon, bên bờ sông Potomac mà những quang cảnh của toàn bộ khu Geoegetown, phía đông nhà tưởng niệm Lincoln, tháp bút chì, máy bay lên xuống từng phút một đều ở trong tầm nhìn và cách phục sức sang trọng bắt buộc đối với khách thưởng lãm. Quả thật, Kennedy Center đã từng là nơi vinh danh các Tổng Thống Hoa Kỳ và những danh nhân thế giới nhưng do tổ chức nào, nhóm nào mới là điều đáng nói, ông Tiến Sĩ chào hàng "nơi vinh danh ở tầm vóc quốc gia và quốc tế", ỡm ờ đánh lận con đen, quên đi kiến thức, trình độ của đối tượng, theo lối tam đoạn luận, cách lập luận dễ nhất: nơi này sang như vậy, chi phí nhiều như vậy thì nội dung phải xứng đáng và như vậy, tổ chức của tôi sẽ phải đứng vào hàng siêu đẳng???!!!

Ngay trong phần mở đầu, ông Tiến sĩ viết đã cưỡng từ đoạt lý:

"Trong thời gian qua, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến muốn biết rõ nội dung của chương trình vinh danh và tri ân ở Kennedy Center vào ngày 19 tháng 6 tới đây. Dĩ nhiên chúng tôi không thể nói hết ra được – nếu nhà sản xuất phim kể ra hết cốt truyện của cuôn phim thì còn ai đi xem? Dưới đây là những điểm phác họa mà chúng tôi có thể "bật mí" lúc này. Trong những ngày tháng tới, chúng tôi sẽ tuần tự phổ biến thông tin hấp dẫn mà không lộ phần nội dung cốt lõi."

BPSOS làm business hay ông Nguyễn Đình Thắng buôn bán làm giàu là việc của ông, đồng hương không rỗi hơi để luận bàn. Ông làm ăn ngay ngày MƯỜI CHÍN THÁNG SÁU là điều mà dư luận cần biết để coi ông có lợi dụng tinh thần NGÀY QUÂN LỰC 19/6 CỦA VNCH hay không? Vì trong quá khứ, ông Tiến Sĩ đã có những "công trình" thọc vào sự nhạy cảm chung của tập thể người Việt đang tỵ nạn cộng sản trên khắp thế giới. Không biết ông có cảm nhận được dư luận đang chất vấn hay không?

Dẫn chứng "nếu nhà sản xuất phim kể ra hết cốt truyện của cuốn phim thì còn ai đi xem?" và ú ớ "Trong những ngày tháng tới, chúng tôi sẽ tuần tự phổ biến thông tin hấp dẫn mà không lộ phần nội dung cốt lõi.". Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng đã tự hạ giá danh dự, uy tín của mình (nếu có) thành một con buôn, một nhà ảo thuật trong khi công việc của ông là công việc của một kẻ sĩ, công việc của một tổ chức bất vụ lợi, mà trên hết, việc ông đang làm thanh cao, giá trị, được tôn kính chính là công khai, minh bạch, kể cả chi thu cùng mục đích sử dụng tài chánh đạt được.

Phần cuối điện thư ông kêu gọi: "Chúng tôi cầu mong quý vị đồng hương và các cơ quan báo chí giúp phổ biến thông tin trên đây rộng rãi đến đồng hương ở khắp nơi."
Người viết đáp ứng 5/5.

Cái được gọi là Nội Dung cùng Ý Nghĩa của chương trình được ông Tiến Sĩ "vô tư" trình bày:
    Chương trình kéo dài hai tiếng rưỡi, gồm 3 phần.
    Phần đầu là chào quốc kỳ Hoa Kỳ và VNCH; tiếp theo đó là những màn trình diễn mang tính cách truyền thống để chào đón quan khách.

    Phần hai là phần vinh danh và tri ân. Ban tổ chức sẽ chọn 4 cá nhân hoặc tổ chức cựu quân cán chính VNCH và 4 cá nhân hoặc tổ chức cựu chiến binh Hoa Kỳ mang tính cách tiêu biểu để vinh danh trên sân khấu. Họ được một ban 9 người tuyển chọn dựa vào danh sách đề nghị từ nhiều nguồn.

    Cứ mỗi người hay tổ chức được vinh danh thì sẽ có một người giới thiệu; các người giới thiệu được chọn để biểu tượng cho sự thành đạt của người Mỹ gốc Việt trong nhiều lĩnh vực. Tiếp theo là đoạn video về người được vinh danh và màn trình diễn nghệ thuật phù hợp. Khi nhận kỷ vật lưu niệm, người được vinh danh sẽ phát biểu ngắn gọn.

    Phần ba là phần vinh danh tập thể những người do các cá nhân hay hội đoàn lựa chọn và tài trợ để tham dự chương trình vinh danh và tri ân ở Kennedy Center. Chẳng hạn, một người con có thể vinh danh cha mẹ, một tổ chức cựu quân nhân có thể vinh danh đồng đội, một tổ chức cộng đồng có thể vinh danh một cựu chiến binh Hoa Kỳ ở địa phương, hoặc một gia đình tị nạn có thể vinh danh người bảo trợ năm xưa.
Có nghĩa là ông Nguyễn Đình Thắng vinh danh Cá Nhân và Tập Thể với những phương thức chọn lựa đã dẫn. Xem ra hình thức này rất phổ biến, thường dung để "mang áo thụng lạy nhau."

Vinh danh tập thể, ông Nguyễn Đình Thắng, "mượn hoa cúng Phật", "của người phúc ta", "nhổ một sợi long chân mà có lợi cho bá tánh, cũng không làm, vì trước hết là đau chân" thủ huề minh thị:
    1. Quân cán chính VNCH đã xả thân bảo vệ miền Nam tự do;
    2. Các cựu chiến binh Hoa Kỳ và đồng minh đã sát cánh với quân cán chính VNCH;
    3. Đất nước và người dân Hoa Kỳ đã cưu mang người Việt tỵ nạn.
Chắc chắn Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng đã không phân biệt được sự khác biệt giữa cặp danh từ kép VINH DANH và TRI ÂN. Xin Tiến Sĩ hạ mình đọc tiếp:

Theo Việt Nam Tự Điển, Quyển Hạ, trang 1771 của Lê Văn Đức, VINH là vẻ vang, sang cả, đẹp mày nở mặt, sung sướng tấm thân; DANH là tên gọi.
VINH DANH nghĩa là làm cho một tên tuổi nào đó, tập thể nào đó… được vẻ vang qua công trạng, thành tích đã được chứng nghiệm. TRI ÂN là biết ơn một cá nhân nào đó, một tập thể hay một đất nước.
VINH DANH hay TRI ÂN tự nó đã có một quy ước của tôn ty trật tự. VINH DANH là người trên hay tập thể, cơ quan uy tín, trách nhiệm, có quyền lực cao hơn đối tượng để ban phát. TRI ÂN là một sự cảm nhận, bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với người trên. Trong cùng một nội dung, khó thể thực hiện VINH DANH và TRI ÂN.

Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng ơi!

Với 3 thành phần mà ông chuẩn bị VINH DANH: Quân cán chính VNCH - Các cựu chiến binh Hoa Kỳ và đồng minh đã sát cánh với quân cán chính VNCH - Đất nước và người dân Hoa Kỳ đã cưu mang người Việt tỵ nạn, cho dù ông bê được vài chục Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu cũng không đủ uy lực để VINH DANH. Cách VINH DANH của ông là một sự bố láo, phạm thương. Cá nhân ông Tiến Sĩ, BPSOS và nhóm người ông vận động, chỉ có quyền TRI ÂN mà thôi.

Không dừng lại, ông Tiến Sĩ của chúng tôi lại hô hoán, tới luôn bác tài, viết tiếp: "Tên của chương trình, Our Journey To Freedom, còn hàm ý quyết tâm biến "Hành Trình Đến Tự Do Của Chúng Ta" thành khởi đầu cho "Hành Trình Đến Tự Do" cho cả dân tộc Việt Nam."

Ô hay, Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, chủ nhân của Boat People mà không hiểu nguyên nhân chúng ta hiện diện tại Hoa Kỳ?. Hành trình đến tự do nào đưa chúng ta đến đây nếu thế giới không công nhận tư cách tỵ nạn chính trị của chúng ta. Ông Tiến Sĩ ngớ ngẩn hay giả hồ đồ để quên đi Danh Xưng Tỵ Nạn đã được cả thế giới công nhận với định nghĩa (ý):

"Tỵ nạn chính trị là người bị bức hại vì bất đồng chính kiến, bị dối xử phân biệt, bị trả thù ngay trong đất nước, quê hương mình và khi trở về cũng bị tù đày".

Năm chữ Hành Trình Đến Tự Do khi liên hệ đến Ngày 30 Tháng 4 hay 19 Tháng 6, chỉ là cách nói, lối viết của những tên không lý luận trong một ý đồ lệch lạc, sẽ được đề cập trong một bài viết khác vì ngoài nội dung của bài này.

Người viết thật có cảm tình với ông Tiến Sĩ khi nghe anh chị Vũ Đức Khoa – Lisa Philadelphia đã không hết lời khen tính khiêm cung, chịu đựng và nhất là dễ hòa nhập bất cứ mọi hoàn cảnh, phương tiện mà Tiến Sĩ va chạm. Nhưng lúc này, người viết nhớ lại, vào thời gian chuẩn bị biểu tình chống Nghị sĩ John Kerry tại Boston vào cả chục năm trước, có gặp Tiến Sĩ cùng bà Ng. Th. H. (người đã tuyên bố đi biểu tình chống John Kerry không cần phải cầm cờ vàng) tại nhà thờ Thánh Saint Helena, Philadelphia như là một yếu tố để định hình Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng kèm với câu hỏi ông Thắng đang mưu tính gì trong Ngày Quân Lực 19 Tháng 6 sắp tới tại Kennedy Center?.

Lê Thành Quang



Saturday, March 28, 2015

Ðừng Quên Tháng 3-1972 - Mường Giang

    Tháng 3-2015 Ðừng Quên Tháng 3-1972
Mường Giang

Tờ mờ sáng chúa nhật 26-6-1950, bẩy sư đoàn bộ binh Bắc Hàn, với quân số tổng cộng hơn 90.000 người, được yểm trợ bởi một lữ đoàn thiết giáp, gồm 150 chiến xa T-34 của Nga Sô và lực lượng không quân hùng mạnh với 135 chiếc oanh tạc cơ cùng chiến đấu cơ. Tất cả ngang ngược vượt đường ranh ngăn đôi tạm thời hai nước Triều Tiên, tại vỹ tuyến 38 để tấn công Nam Hàn.
 Việt Cộng Tàn Sát Ðồng Bào Trong Mùa Hè Ðỏ Lửa

Hai mươi hai năm sau đó vào giữa trưa ngày 30-3-1972, nhằm mùa lễ Phục sinh của người Thiên Chúa Giáo, cũng là ngày thứ năm của tuần Thánh Holly Thursday. Lợi dụng mọi người đang xem lễ, cầu nguyện trong những giờ phút thiêng liêng, như dịp Tết Mậu Thân 1968. Cọng sản Ðệ tam quốc tế Bắc Việt, mở một cuộc tấn công ác liệt nhất trong cuộc chiến Ðông Dương lần thứ 2 (1955-1975) vào khắp lãnh thổ VNCH. Chỉ riêng mặt trận giới tuyến, Hà Nội đã xử dụng một lực lượng quân sự vô cùng hùng hậu trên 40.000 người, gồm các sư đoàn chủ lực 304,308, năm trung đoàn biệt lập của B-5 là 126,31,246,270, đặc công, hai trung đoàn chiến xa mang số 203,204 gần 400 chiếc và năm trung đoàn pháo binh nặng. Tất cả đồng loạt vượt sông Bến Hải tràn qua khu phi quân sự, pháo tập và tấn công biển người vào lãnh thổ VNCH tại tỉnh Quảng Trị.

Hai trận chiến trên rất giống nhau và cũng khác nhau, giồng vì cả hai hiệp định ngưng chiến Cao Ly và Việt Nam, đều do Liên Hiệp Quốc chủ xướng, được ký tại Postdam (7-1945) và Genève (20-7-1954), trong đó có Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Cộng, Bắc Hàn, Bắc Việt ký vào văn bản. Còn hai nạn nhân là Nam Hàn và Nam Việt, chỉ đứng chầu rìa lơ láo bên lề hội nghị, để nuốt máu lệ và nổi nhục nhược tiểu mà thội.

Riêng Bắc Hàn và Bắc Việt đều là chư hầu của Nga-Tàu, trước sau và tới bây giờ vẫn là những đảng cộng sản quốc tế còn sót lại, cuồng tín, cuồng sát và hung hăn hiếu chiến, không thua gì Trung Cộng. Tất cả những thảm họa chiến tranh, từ mấy chục năm qua trên bán đảo Dông Dương và Triều Tiên, cũng đều do hai nước cộng sản này gây nên, qua sự chỉ đạo của đàn anh Nga-Tàu cùng khối xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên cũng có sự khác biệt, đó là ngay khi Bắc Hàn hùng hổ lộng hành tràn qua vỹ tuyến 38, thì lập tức bị Mỹ và LHQ đánh đuổi trở lại bên kia giới tuyến. Nhưng đối với hành động xâm lăng trắng trợn của Bắc Việt thì lại khác, chẳng những không bị các nước đồng chủ tịch, tại hội nghi Genève 1954 phản đối, mà ngay cả tổ chức Liên Hiệp Quốc cũng im re. Còn Mỹ thì có gì để nóí, khi Nixon và Kissiger đã quyết định bỏ chạy khỏi VN. Bởi vậy, Hà Nội càng hung hăng tàn bạo, táng tận lương tâm, pháo tập, trực xa, chém giết thẳng tay hàng vạn đồng bào vô tội, bị kẹt trong vùng lửa khói giao tranh, trên khắp các nẽo đường đất nước, mà kinh khiếp và tàn nhẫn nhất, chắc chắn không đâu có thể sánh nổi với đoạn đường chín cây số, từ quận Hải Lăng về Mỹ Chánh, thuộc tỉnh Quảng Trị.

Ngậm máu phun người trước dơ miêng mình, đặt chuyện chụp mũ Mỹ và quân Lực VNCH trong chiến tranh, là một sự tuyên truyền rất rẻ tiền của Bắc Việt, chẳng những từ trước năm 1975, mà sau này các văn nô Hà Nội, trong đó có cán gái Dương Thu Hương (tiểu thuyết Vô Ðề), đều là chuyện bình thường và xảy ra hằng ngày như cơm bữa. Bởi vậy giờ đâu còn ai tin những chuyện QLVNCH hãm hiếp, bắn giết tù binh VC, hay những chuyện quân đội Hoa Kỳ bắn giết bừa bãi thường dân Việt tại Mỹ Lai-Quảng Ngãi hay mới đây là chuyện Mỹ gài mìn trên cầu Nogunri ở Bắc Hàn vào tháng 7-1950 trước khi rút lui, làm thiệt mạng thường dân trên đường chạy loạn hay có thể bị Bắc Cao, xua đi đầu dọn bãi mìn, như Bắc Việt từng làm tại An Lộc, Bình Ðinh, KonTum.. Nhưng dù có chạy tội cách nào chăng nữa, thì đoạn đường xương trắng máu hồng từ Hải Lăng về Mỹ Chánh, cũng đã trở nên Ðại Lộ Kinh Hoàng, ngàn đời muôn kiếp, trong bia miệng, bia đời và những trang sử của VN cùng Nhân Loại.

Hãy đọc G.H. Turley, nguyên Ðại Tá cố vấn TQLC, trong tác phẩm The Easter Offensive, thuật lại lời Thiếu Tá Mỹ tên Sheridan vốn là một nhân chứng trong đoàn quân di tản khỏi thành phố Quảng Trị ‘không ngờ tôi đã làm nhân chứng, cho một hình ảnh thãm khốc, của cuộc chiến VN. Các pháo thủ, bộ đội Bắc Việt, với lý do mà tôi không thể nào giải thích nổi, khi tập trung các loại pháo nặng, thiết giáp để trực xạ vào đoàn người di tản. Khiến cho hàng ngàn người đã gục chết oan khiên, trong đó phần lớn là người già yếu, đàn bà và trẻ nít ... ‘. Còn ký giả A.R.Isaaca thì viết ‘vào tháng 6-1972, tôi theo lực lượng Nhảy Dù của VNCH trở lại tái chiếm Quảng Trị. nên được tận mắt nhìn thấy những thảm họa của đồng bào khi chạy lánh nạn trên Ðại Lộ Kinh Hoàng. Kéo dài hàng chục dặm trên đoạn đường bi thiết trên, toàn là những xác xe cộ, trong đó nhiều chiếc còn nguyên tử thi của các nạn nhân. Tất cả đã biến dạng sau hai tháng dầi dầu chịu đựng mưa nắng. Dù quân sĩ cố gắng chôn cất cho họ, nhưng vì quá nhiều, nên vẫn còn nhiều xác kẹt trong xe,suốt hai bên đường quốc lộ số 1.

Nhưng diễn tả đúng mức sự tàn ác dã man có một không hai của bộ đội Bắc Việt, nhắm vào đồng bào mình, là nhà văn quân đội Phan Nhật Nam trong tác phẩm Mùa hè đỏ lửa 1972 ‘sự chết trên 9 cây số đường này, là chín cây số trời chết, đất chết, chết trên mỗi hạt cát, chết trên đầu ngọn lá và vạn vật chết trong lòng ánh sáng, thứ ánh sáng có mùi người.. ’. Thê thảm quá, bất lương ghê cho chiến tranh không biên giới va những người Việt Cộng do Hồ Chí Minh ươn trồng, không còn một chút tình VN và hơi hám của con người đi bằng hai chân biết nói.

1. Quảng Trị, miền địa đầu giới tuyến

Tỉnh Quảng Trị nằm ngay địa đầu giới tuyến ngăn đôi đất nước bởi dòng Bến Hải. Ðây là một con sông nhỏ phát nguyên từ dãy Trường Sơn, chảy ra Ðông Hải tại cửa Tùng. Tỉnh bắc giáp quận Vĩnh Linh phía bên kia giới tuyền, tây giáp Lào, phiá nam là tỉnh Thừa Thiên và phía đông là biển. Trước khi xảy ra trận mùa hè năm 1972, tỉnh Quảng Trị có diện tích 3966 km2, dân số 270.984 người. Sau khi kết thúc trận chiến mùa hè vào tháng 9-1972, diện tích Quảng Trị chỉ còn có 164.900 km2, với ba quận Triệu Phong, Mai lĩnh và Hải Lăng nhưng dân số tới 202.338 người. Ðiều này cho thấy, Bắc Việt gây chiến tranh, chỉ chiếm được đất chứ không bao giờ thu phục được nhân tâm, bởi sự tàn ác dã man của bộ đội miền bắc, đi tới tâu, thì đồng bào đều phải bỏ của để chạy lấy mạng.

Rừng núi Trường Sơn chiếm 2/3 lãnh thổ tỉnh, chạy dài từ bắc tới nam. Tỉnh có ba con sông chính là Bến Hải, Thạch Hản và Mỹ Chánh mà cả ba đã vô tình qua sự sắp xép của lịch sử, trở thành ba con sông biên giới trong các giai đoạn chiến tranh VN. Tỉnh còn có hai quốc lộ 1 và 9, cũng là hai chứng tích lịch sử về việc đồng bào chiến nạn tỉnh Quảng Trị bị thảm sát.

Quảng Trị du nhập vào Mẹ VN từ năm 1069 khi vua Lý Thánh Tôn, thân chinh đánh Chiêm Thành bắt được vua Chàm là Chế Củ. Ðể chuộc mạng, vua dâng ba châu Ðịa Lý, Ma Linh và Bố Chánh (tức Quảng Bình và một phần Quảng Trị ngày nay). Sau đó vào năm 1306 Huyền Trân Công Chúa vì nước quên mình, chịu gã cho vua Chế Mân, để đem về cho Ðại Việt hai châu Ô và Lý. Hai châu này sau đó được vua Trần Nhân Tông, đổi thành đất Thuận-Hóa vào năm 1307. Các quận Triệu Phong, Mai Lĩnh và Hải Lặng ngày nay là đất Hóa thời nhà Trần. Quảng Trị cũng là đất khởi nghiệp của Họ Nguyễn, khi Chúa Nguyễn Hoàng được vào trấn thủ Thuận Hóa vào tháng 10 năm Mậu Ngọ (1588).
Ông lập dinh tại Ái Tử, quận Triệu Phong. Vì là đất cổ của Ðại Việt, nên Quảng Trị có nhiều di tích lịch sử như đền thờ Trần Nhật Duật, thành Tân Sở nơi vua Hàm Nghi xuất bôn xuống hịch Cần Vương chống Pháp vào năm 1885, Vương Cung Thánh Ðường La Vang (Mai Lĩnh), cổ thành Ðinh Công Tráng.

Thành cổ Ðinh Cộng Tráng được xây dựng từ năm 1823 thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn đắp bằng đất. Năm 1838, thành được xây lại bằng đá gạch, với chu vi 481 trượng 6 thước, cao 1 trượng, dày 3 trượng. Thành có 4 cửa, chung quanh được bao bọc bởi vòng hào , rộng 4 thước, sâu 8 thước. Trước năm 1972, thành cổ là doanh trại của sư đoàn 101 không kỵ Hoa Kỳ. Vào năm 1972, trong cổ thành có Tiểu Khu Quảng Trị và Bộ Tư Lệnh của Sư đoàn 3 bộ binh. Tóm lại đây là một công thự phòng thủ quân sự kiên cố, nhất là trung tâm hành quân của tướng Vũ Văn Giai tư lệnh SĐ3BB, cũng là tư lệnh chiến trường miền giới tuyến Quảng Trị, trong trận mùa hè năm 1972.

Làm như để đáp ứng cùng với chính phủ Hoa Kỳ trong các cuộc họp mật khi quân Mỹ lần lượt rút khỏi Nam VN, cộng sản Bắc Việt cũng đóng kịch giảm quân và cường độ tấn công vùng giới tuyến, so với những năm về trước. Do trên, các cấp lãnh đạo VNCH, từ trung ương tới quân đoàn I, đã tin tưởng là Hà Nội sẽ chẳng bao giờ có ý đồ tấn công qua sông Bến Hải. Ðây chính là lý do đã giao trọng trách phòng thủ miền giới tuyến, cho một sư đoàn bộ binh tân lập, chỉ mới hính thành được vài tháng. Ðó là sư đoàn 3 bộ binh, thành lập cuối năm 1971 có quân số vào khoảng 11.203 người. Trong các đơn vị cơ hửu, chỉ có Trung Ðoàn 2 BB rất thiện chiến, vì là một đơn vị tác chiến lâu đời của Sư đoàn 1 BB lừng danh miền giới tuyến. Riêng hai trung đoàn 56 và 57 tân lập mà quân số được bổ sung, từ các lao công đào binh, quân dịch và các đơn vị ĐPQ+NQ Vùng 1 chiến thuật. Sư đoàn cũng chưa có kinh nghiệm hành quân và tác chiến cấp vùng.

Quảng Trị lúc đó, được tăng phái thêm Lữ đoàn 147 TQLC của Trung Tá Nguyễn Năng Bảo đóng tại Mai Lộc về phía tây tỉnh, với trách nhiệm phòng thủ các căn cứ Ba Hô, Sarge, Holcomb và Phượng Hoàng. Riêng SĐ3BB phòng thủ vỹ tuyến: Trung đoàn 56BB đóng trong căn cứ hỏa lực Carroll lớn nhất tỉnh, do Trung Tá Phạm văn Ðính chỉ huy trách nhiệm phòng thủ các căn cứ Fuller, Khe Gió tiếp cận với Lử đoàn 147 TQLC.. Trung đoàn 2 BB đóng tại căn cứ A-4 (Cồn Thiên) và Trung đoàn 57BB trách nhiệm căn cứ C-1 (Gio Linh), chạy tới cầu Hiền Lương trên quốc lộ 1, về tới căn cứ Ái Tử. Phía bên kia quốc lộ tới biển, do lực lượng ĐPQ+NQ tỉnh Quảng Trị bảo vệ.

2. Trận chiến mùa hè 1972 tại Quảng Trị

Ðúng 12 giờ trưa ngày 30-3-1972, đại tướng Võ Nguyên Giáp tổng tư lệnh quân đội miền Bắc khai pháo mở màn chiến dịch Nguyễn Huệ, xua 40.000 quân vượt vỹ tuyến 17, cũng là con sông Bến Hải, tấn công QLVNCH trong tỉnh Quảng Trị. Ðể mở đường qua sông, pháo binh cộng sản, vói các loại đại bác nòng dài 130 ly, cũng như hỏa tiển 122 ly, từ Vĩnh Linh bên kia cầu Hiền Lương, đồng loạt bắn phá tất cả các căn cứ hỏa lực của VNCH, với mức độ tàn phá kinh khủng chưa từng có.

Ngay lúc hai Trung đoàn 2 và 56/SĐ3BB đang hoán chuyển vùng, nên bị tổn thất nặng nề về nhân mạng, đồng thời làm cho tinh thần binh sĩ nhất là Trung đoàn 56 giao động mạnh và hoảng sợ. Sau đó bộ binh, chiến xa Bắc Việt, từ bốn hướng tấn công đồng loạt, mục đích không cho QLVNCH tiếp ứng lẫn nhau, khiến cho các căn cứ hỏa lực lần lượt thất thủ, vì pháo kích và các cuộc tấn công biển người. Tuy nhiên quân cộng sản cũng vấp phải sự chống cự mãnh liệt khắp nơi, nhất là tại các căn cứ của Lữ đoàn 147 TQLC và Trung đoàn 2BB trấn giữ. Ðại chiến long trời lở đất khắp nơi tại Quảng Trị, dù được khẩn báo về Sài Gòn và Ðà Nẵng, nhưng lúc đó dường như cả hai cấp chỉ huy quân sự cao nhất, vẫn còn chưa tin là Hà Nội dám vượt sông Bến Hải. Chính điều này, đã làm cho bao nhiêu sinh mạng của đồng bào và người lính, chịu thương vong oan khiên, trên các con đường di tản trước biển giặc.

Mãi tới 6 giờ chiều ngày 30-3-1972, Lữ đoàn 258 TQLC và Thiết đoàn 20 chiến xa M48 mới được tăng cường cho SĐ3BB tại mặt trận Ðông Hà. Ngay lúc đó, SĐ308 cộng sản đang tấn công Tiểu đoàn 4 TQLC tại hai căn cứ Sarge và đỉnh núi Ba Hô. Còn SĐ304 thì tấn công Tiểu đoàn 8 TQLC tại căn cứ Holcomb. Thời tiết lại quá xấu, nên không quân không thể yểm trợ hỏa lực cho các căn cứ trên, còn hải pháo cũng chỉ yểm trợ tới các căn cứ hỏa lực ở phía đông gần biển mà thôi. Riêng các Pháo đội đại bác 105,155 kể cả 175 ly của VNCH, cũng không thể đương đầu nổi với hàng trăm khẩu pháo nặng 130 ly của Bắc Việt.

Rồi thì căn cứ Ái Tử, nơi đặt Bộ Chỉ Huy tiền phương của SĐ3BB cũng bị pháo kích nặng nề. Ðồng bào từ các quận Cam Lộ, Hương Hóa, Gio Linh, Ðông Hà, bất kể Kinh hay Thượng, ùn ùn bỏ làng xóm, tài sản, kéo nhau chạy về thành phố Quảng Trị để trốn lánh chiến họa. Trên đường đào sanh, hằng ngàn người đã làm mồi cho đạn pháo bình và thiết giáp của bộ đội miền Bắc, gây thêm rối loạn cho các đơn vị của ta, vì vừa phải bảo vệ cho dân chúng, lại vừa chiến đấu với giặc trong cơn nguy ngập. Ðạn pháo của địch càng lúc càng dữ tợn, hung tàn, phá hết tất cả, không cần phân biệt xóm làng, chùa nhà thờ, dân lính, thành phố đông người. Do đó trong phút chốc, những khu đông dân như Cam Lộ, Ðông Hà trở thành địa ngục trần gian đau khổ, mà không một ai có thể ngờ tới.

Ngày 31-3, căn cứ hỏa lực của TD4 TQLC tại núi Ba Hô và Sarge bị tràn ngập, phải di tản vào lúc 9 giờ 40 tối, sau khi hứng chịu nhiều thương vong. Ngày 1-4, các căn cứ Ðông Hà, Cam Lộ, Ái Tử bị pháo kích nặng nề nhưng cộng sản vẫn chưa chiếm được, nhờ hải pháo của Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ, từ ngoài khơi Quảng Trị, bắn vào yểm trợ, trong lúc thời tiết càng xấu thêm, nên không quân không thể yểm trợ hữu hiệu. Bởi vậy lần lượt các căn cứ hỏa lực A-1, A-2, A-3, A-4 do SĐ3BB trấn giữ, bị tấn chiếm, còn căn cứ Fuller và Khe Gió thì di tản chiến thuật. Căn cứ Holcomb của TĐ8TQLC, bị tràn ngập lúc 12 giờ 30 khuya đêm 2-4. Tình hình chiến sự rối loạn khắp nơi, cùng lúc tình cảnh của dân chúng chạy loạn cũng vô cùng thê thảm, khiến cho các cấp chỉ huy của SĐ3BB và Tiểu Khu Quảng Trị, gần như bó tay, vì không tìm ra kế hoạch nào, để ổn định tình thế.

Rồi Bộ Tư Lệnh tiền phương của SĐ3BB được lệnh rút về thành phố Quảng Trị. Lử đoàn 258 TQLC, được tăng cường thêm TĐ3PB/TQLC và TĐ7TQLC, lãnh thêm nhiệm vụ phòng thủ căn cứ Ái Tử. Trong lúc đó căn cứ hỏa lực Carroll của Trung đoàn 56 BB bị vây khổn nhưng không có quân tiếp viện. Trung đoàn 57 cũng được lệnh bỏ căn cứ Gio Linh, rút về bờ nam Ðông Hà, để lại cho giặc nhiều khẩu đại bác 155 ly.

6 giờ 30 sáng ngày 2-4-1972, bỗng có tin TQLC Hoa Kỳ đã đổ bộ vào bờ biển Quảng Trị, để tiếp viện cho QLVNCH. Tin trên làm cho quân dân trong tỉnh vô cùng phấn khởi nhưng Hà Nội biết trước là tin vịt, nên càng tấn công mạnh khắp nơi. Cùng ngày TĐ3TQLC và Thiết đoàn 20 chiến xa M48, được lệnh giữ cầu Ðông Hà. Trận chiến trở nên ác liệt, vì bộ đội và chiến xa cộng sản, chuẩn bị vượt cầu Ðông Hà. Ngày 3-4, Trung Ðoàn 2BB bị bộ đội Bắc Việt truy đuổi khi rút về Cam Lộ, nên không kịp dùng mìn phá cầu. Tại căn cứ Carroll, do Trung Tá Phạm Văn Ðính chỉ huy, gồm Trung đoàn 56BB, các pháo đội diện địa, TĐ1 Pháo binh TQLC, tổng cộng quân số trên 2000 người, kéo cờ trắng đầu hàng quân Bắc Việt. Ðây là trường hợp duy nhất, trong cuộc chiến Ðông Dương lần 2. Tình hình đã quá nguy ngập, nên cầu Ðông Hà được lệnh giật xập, chận được bước tiến của giặc trong một thời gian ngắn. Lữ đoàn 369 TQLC lại được tăng cường thêm cho Quảng Trị.

Ngày 4-4, Lữ đoàn 147 TQLC cũng phải bỏ luôn căn cứ Mai Lộc, vì không chịu nổi pháo kích và chiến thuật tấn công biển người. Vì quân số bị hao hụt quá nhiều, nên lữ đoàn này được lệnh về Huế bổ sung và tái trang bị. Riêng TĐ7 TQLC vì quân số còn nguyên vẹn, nên được lệnh giữ còn đường huyết mạch QL số 1, từ Hải Lăng về Mỹ Chánh. Như vậy về phía tây, chỉ còn có TĐ1 TQLC, trấn giữ căn cứ Phượng Hoàng, làm tiền đồn, bảo vệ thành phố mà thôi.

Do tình hình quá khẩn cấp và nguy ngập, nên Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 1 tăng cường thêm cho Quảng Trị nhiều đơn vị. Như vậy tính đến ngày 5-4, chiến trường này có 2 Trung đoàn bộ binh của SĐ3 là 2 và 57, hai Lữ đoàn 258 và 369 TQLC, bốn Liên Ðoàn Biệt Ðộng Quân, hai Thiết đoàn 17 (M113) và 20 (M48), 24 Tiểu đoàn Ðịa Phương Quân + NQ và 8 Tiểu đoàn Pháo binh. Nhưng vì lệnh chỉ huy không thống nhất, giữa Tướng Hoàng Xuân Lãm (Tư lệnh QÐ1) từ Ðà Nẵng và Chuẩn tướng Vũ Văn Gian (Tư lệnh SĐ3BB) tại chiến trường, khiến cho tình thế đã không được ổn định, mà càng gây thêm rắc rối trên khắp các mặt trận. Cuối cùng Quảng Trị đã thất thủ, chỉ sau mấy ngày bị pháo kích, đã ban lệnh di tản.

Ngày 8-4, sau mấy ngày bị tổn thất vì mưa pháo, TĐ3TQLC phải hoán chuyển về Ái Tử và Biệt Ðộng Quân ra thay thế giữ bờ nam Ðông Hà. Tại căn cứ Phượng Hoàng, cộng sản đã thảm bại khi trực chiến với TĐ6 TQLC, thiệt hại hơn một trung đoàn bộ đội, 21 chiến xa T54 bị cháy, phần lớn do Không quân Việt-Mỹ oanh kích, bãi mìn cùng pháo binh. Hai chiếc T54 khac bị bắt sống đem về thành phố Quảng Trị. Nhưng sau đó, TĐ6 TQLC cũng được lệnh bỏ căn cứ Phượng Hoàng vào ngày 12-4.

Một cuộc hành quân đại quy mô do Trung tướng Hoàng Xuân Lãm chỉ Huy, mang tên Quang Trung 729, khai diễn ngày 14-4 với mục đích tái chiếm các căn cứ ở phía tây đã mất. Cùng lúc, cộng sản Bắc Việt đã mở ba cuộc tấn công lớn vào Ái Tử, Ðông Hà và căn cứ Anne ở phía nam, đối diện với quận Hải Lăng. Mục đích là muốn cắt đứt con đường huyết mạch của QLVNCH, từ Quảng Trị về Huế. Ðể chống lại âm mưu trên, tướng Giai chia các lực lượng đang tham chiến tại đây thành 5 chiến đoàn đặc nhiệm: Trung đoàn 57 BB giữ bờ nam sông Ðông Hà. Thiết đoàn 1 + 20 + 2 Lữ Ðoàn 4, 5 BĐQ do Ðại tá chỉ huy trưởng LĐ1 TG chỉ huy, tái chiếm căn cứ Carroll. Lữ đoàn 258 TQLC từ Ái Tử, tái chiếm căn cứ Mai lộc. Trung đoàn 2BB giữ mặt trận từ Ba Lòng tới bờ tây sông Thạch Hãn, ngăn không cho quân Bắc Việt tấn công thành phố. Cuối cùng là Liên Ðoàn I BĐQ, gồm các Tiểu đoàn 21, 37 và 77, giữ con đường huyết mạch từ Quảng trị tới quận Hải Lăng. Chiến cuộc thật sự bùng nổ lớn, tất cả các cánh quân đều chạm địch và bị pháo kích nặng nề. Bởi vậy thay vì quân ta tấn công, lại bị giặc đẩy ngược về phía thành phố. Trong số này, nguy khổn nhất là cánh quân của LĐ5 BĐQ và Thiết đoàn 20 chiến xa. Tuy nhiên tính đến ngày 18-4, các đơn vị của QLVNCH vẫn còn giữ vững được các vị trí chịu trách nhiệm.

Ngày 22-4, Lữ đoàn 147 TQLC sau khi được bổ sung và tái trang bị, đuợc lệnh trở ra Quảng Trị, thay thế LĐ 258 TQLC phòng thủ căn cứ Ái Tử. Trong đêm CS pháo kích làm nổ kho tiếp liệu của SĐ3BB tại La Vang , trong đó có kho xăng dầu và cả một đoàn xe tiếp tế quân trang dụng của Bộ Chỉ Huy 1 Tiếp Vận, từ Ðà Nẵng tới. Nyày 23-4, bất chấp sự thiệt hại to lớn trong những ngày đụng dộ vừa qua với QLVNCH, Không quân và Hải pháo của Việt-Mỹ, cộng sản Hà Nội vẫn điên cuồng tấn công khắp nơi bằng biển người, bất chấp sinh mạng con người của cả hai phía, trong đó phần lớn là đồng bào chạy lánh nạn.

Trong lúc đó gần tháng qua, người lính Miền Nam các cấp, từ TQLC, BĐQ, Thiết Giáp, Bộ Binh, DPQ + NQ... ngày đêm thiếu ăn mất ngủ, chỉ đứng dưới giao thông hào, chịu pháo, chịu đạn giữa trời mưa gió. Cùng lúc khắp các nẽo đường Quảng Trị, đồng bào chiến nạn gục chết thê thảm bởi cảnh pháo kích bừa bãi của bộ đội Bắc Việt. Quảng Trị đã thật sự trở thành địa ngục trần gian thứ hai sau An Lộc tỉnh Bình Long cũng đang bị CS tấn công vây khổn.

Ngày 27-4, tất cả nòng súng đại pháo của quân Bắc Việt, đều tập trung vào tỉnh lỵ, căn cứ hỏa lực Ái Tử, các quận Mai Lỉnh, Hải Lăng. Trong lúc đoàn người tỵ nạn thay vì tập trung tại Quảng Trị, lại ùn ùn tiếp tục bỏ chạy về Huế tỵ nạn, gây cảnh hỗn loạn trên quốc lộ 1. Các cánh quân cũng bắt đầu náo động vì vợ con tan tác chạy lánh nạn. Do đó nhiều đơn vị đã tự động di tản, làm cho Bộ Tư Lệnh SĐ3BB cũng là đầu não chiến trường, mất liên lạc với một số lớn đơn vị trực thuộc.

Ðúng lúc, kho đạn lớn trong căn cứ Ái Tử lại phát nổ. Ngày 28-4, trước áp lực của đích, cánh quân của Liên Ðoàn 5BĐQ và Thiết Ðoàn 20 rút về phía bên kia cầu Vĩnh Phước nhưng bị pháo 130 ly của cộng sản bắn sập cầu, khiến nhiều xe M48 và đại bác 105, 155 ly bỏ lại bên bờ Bắc. Cũng từ phút đó, các cánh quân còn lại của LĐ4,5 BĐQ, LĐ 1 Thiết kỵ và Trung Ðoàn 57 BB, phải lui về phòng thủ căn cứ Ái Tử và thành phố Quảng Trị.

Ngày 29-4, lúc 2 giờ sáng, cộng sản tấn công Trung đoàn 2BB và Thiết đoàn 17, tại căn cứ ở phía tây thành phố, trong lúc đó về phía bờ biển, cộng sản với bộ binh có chiến xa lội nước PT76, tấn công các Tiểu đoàn ĐPQ + NQ của Tiểu Khu Quảng Trị. Tình trạng hỗn loạn khắp nơi, khiến cho Tướng Giai phải quyết định bỏ căn cứ Ái Tử, rút hết về bờ nam sông Thạch Hãn phòng thủ. Lúc đó Trung đoàn 57 BB coi như tan hàng, vì hầu hết binh sĩ đã rã ngũ, để chạy theo gia đình đang di tản về Huế.

Quốc lộ số 1 đã bị cộng sản đóng chốt nhiều đoạn, từ Hải Lăng về Mỹ Chánh, vì Tiểu đoàn 7 TQLC bị chuyển ra phòng thủ căn cứ Ái Tử. Do đó đoạn đường huyết mạch, chì có chín cây số, bị bỏ ngõ để quân cộng sản đóng chốt, đã trở thành con đường xương trắng máu hồng, mà bia miệng và sử liệu gọi là Ðại Lộ Kinh Hoàng hay là Mồ Chôn tập thể đồng bào tỉnh Quảng Trị, trong trận chiến Mùa Hè Năm 1972.

3. Rút bỏ Quảng Trị

Ngày 30-4, tư lệnh chiến trường kiêm tư lệnh SĐ3 BB là chuẩn tướng Vũ văn Giai, triệu tập phiên họp đặc biệt và quan trọng, để bàn kế hoạch giữ thành phố Quảng Trị và bỏ căn cứ hỏa lực Ái Tử. Do đó, trong cuộc lui quân, LĐ 147TQLC và TĐ2 Pháo binh/TQLC, với quân số trên 2000 người, khi quân qua cầu Thạch Hãn thì cầu bị xập, khiến cho một số lớn chiến xa, xe cộ, đại bác và quân trang dụng phải bị bỏ lại phía bên kia cầu cho cộng sản.

Lúc đó Lữ đoàn 369 TQLC được tăng cường với nhiệm vụ, giữ mặt tây từ sông Ô Khê tới đầu cầu Mỹ Chánh, ranh giới hai tỉnh Thừa Thiên-Quảng Trị. Ðồng thời phải giải tỏa quốc lộ số 1, đoạn từ Hải Lăng về Mỹ Chánh, đang bị quân cộng sản chiếm và đóng chốt, nhất là cầu sông Nhung, nằm giữa quốc lộ 1. Tình trạng này, đã làm gián đoạn giao thông, đoàn xe di tản của dân và lính, dài hơn ba cây số. Ðây là mục tiêu chính, để quân Bắc Việt, tha hồ tác xạ dữ dội và tàn nhẩn, bằng đủ loại súng lớn nhỏ, từ cá nhân, cộng đồng, đại bác tới thiết giáp. Hàng ngàn xe cộ, quân xa cũng như xe dân sự, đồng bào, lính tráng chết thảm thương trong những xác xe cháy nằm la liệt khắp đường. Chỉ những kẻ biết bơi lội, mới sống sót được khi bơi qua sông Nhung, chạy về Mỹ Chánh.

Ngày 1-5-1972, tướng Giai tuyên bố bỏ thành phố Quảng Trị và di tản chiến thuật. Tin trên chẳng những làm mười bảy triệu dân miền Nam đau xót bùi ngùi, mà còn khiến cho toàn thể thế giới sửng sốt. Tất cả không ai tin được là tại sao tỉnh Quảng Trị, lại bị lọt vào tay giặc một cách quá dễ dàng, nếu đem so sánh với sự kinh hồn bạt vía, trời long đất lở, hoàn cảnh nguy ngập tại hai mặt trận Kon Tum và nhất là địa ngục An Lộc lúc đó, không một chiếc xe tăng hay đại pháo và bị vây khổn giữa chốn ba quân bạt ngàn, có sức mạnh chẻ tre chém đá.

Theo Lê Huy Anh Vũ, Trung tá thuộc phòng điện ảnh quân đội, một nhân chứng trong ba ngày cuối cùng tại Bộ tư lệnh SĐ3BB, đã viết tướng Giai có hứa với thuộc hạ, là sẽ cùng với họ đi bộ. Nhưng cuối cùng tướng tư lệnh đã thất hứa, đã cùng với các cố vấn Mỹ và một ít sĩ quan tham mưu thân cận, lên trực thăng bay về Huế lúc 16 giờ 40‘ cùng ngày. Cổ thành Ðinh Công Tráng-Quảng Trị, một căn cứ hỏa lực và phòng thủ vững chắc gấp 100 lân thị xã An Lộc, bị bỏ ngõ và lọt vào tay cộng sản Bắc Việt, tối ngày 2-5-1972.

Giữa lúc đó, cánh quân còn lại tại Quảng Trị, gồm Lữ đoàn 147 TQLC, Liên đoàn 1, 4 Biệt động quân và các đơn vị của SĐ3BB, vừa phải bảo vệ dân chúng di tản, vừa mở đường máu, vừa đụng độ và lãnh đạn pháo kích nặng nề của giặc nhưng cuối cùng cũng đã thoát được về Huế, sau khi lãnh chịu nhiều thương vong thê thảm. Như vậy tính đến ngày 2-5-1972, tỉnh Quảng Trị coi như hoàn toàn bị Bắc Việt cưỡng chiếm.

Nhưng sau đó giặc từ bộ đội, chiến xa, pháo binh kể cả đặc công, đã hoàn toàn bị chặn đứng bên bờ bắc sông Mỹ Chanh, bởi Lữ Ðoàn 369 Thủy quân lục chiến, do Ðại tá Phạm Văn Chung chỉ huy. Nhờ Lữ đoàn này ngăn được bước tiến của quân Bắc Việt, nên Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 1, với vị Tư lệnh mới là Trung tướng Ngô Quang Trướng (thay tướng Hoàng Xuân Lãm), mới có đủ thì giờ chỉnh đốn lại các đơn vị và mở cuộc tấn công tái chiếm Quảng Trị. Sau đó cổ thành Đinh Công Tráng cũng được hoàn toàn giải phóng, vào đêm 14-9-1972, khi người lính của Ðại Ðội 3, Tiểu đoàn3 TQLC, treo được ngọn cờ vàng ba sọc đỏ, của Quốc Dân VNCH trên kỳ đài. Những tên bộ đội cuối cùng của Trung đoàn 48 cộng sản, lội sông trốn chạy về bờ Bắc Thạch Hản, sau 82 ngày bám trụ.

4. Nguyên nhân và hậu quả cuộc chiến 1972

Ðầu năm 1972, Hoa Kỳ đang bước vào chu kỳ mới với việc tổng thống Nixon ra tranh cử nhiệm kỳ hai, trong lúc hòa đàm tại Ba Lê giữa Mỹ và Bắc Việt lại bế tắc. Cùng lúc phong trào phản chiến, do trí thức, báo chí, truyền thanh truyền hình Mỹ chủ xướng, đang dân cao, còn quốc hội Mỹ, dưới sự chi phối của đảng dân chủ, lần lượt cắt bỏ quyền của tổng thống Nixon, đối với sự tham chiến tại VN. Cuối cùng quân Mỹ và Ðồng Minh rút hết về nước, QLVNCH bị cắt giảm hỏa lực và quân trạng dụng. Ðó là những lý do khiến Hà Nội đốt giai đoạn, vượt tuyến tấn công ào ạt vào khắp lãnh thổ VNCH vào mùa hè năm 1972 để dành ưu thế trên bàn hội nghị Ba Lê sắp tới.

Nhưng dù đã được Nga-Tàu quân viện và bán chịu cho một số lượng quân dụng khổng lồ, tối tân như chiến xa T54,55, PT76, đại bác 130,155 ly, súng phòng không 23, 57 và hoả tiễn tầm nhiệt SA 7 (nợ chiến phí này ngày nay VC đem đất đảo biển VN trả nợ cho Tàu đỏ. Cho mướn Cam Ranh và liên doan khai thác dâù hoa với Nga Sô để trả nợ). Ðồng thời xử dụng hết số 13 sư đoàn tác chiến tại miền Bắc, quân số trên 136.400 người, bất thần mở cuộc tấn công khắp lãnh thổ VNCH. Y chang như trận Tết Mậu Thân 1968, Bắc Việt chỉ thắng lợi lúc ban, sau đó đại bại hầu hết trên khắp các mặt trận, cho dù đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã xử dụng binh pháp của Liên Xô, tận dụng triệt để hỏa lực của đại pháo, xe tăng và biển người, với mục đích đè bẹp nhanh chóng QLVNCH.

Ðối với Hoa Kỳ khi nhận được tin Bắc Việt vượt vỹ tuyến 17, qua sông Bến Hải và biên giới Lào-Miên tấn công miền Nam. Tổng thống Nixon họp Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia, quyết định cho phép Hải Không Quân Hoa Kỳ trở lại yểm trợ hỏa lực cho QLVNCH. Nhưng bộ binh không được tham dự, đồng thời cuộc rút quân Mỹ về nước vẫn tiếp tục.

Do đó Mỹ bắt đầu gia tăng các lực lượng yểm trợ, chiến đấu tại VN. Hai hàng không mẫu hạm Constellation và Kitty Hawk, trở lại tăng cường cho hai Hàng không mẫu hạm Corral Sea và Hancook, cùng một số lớn tàu tuần duyên, khu trục hạm, có mặt quanh Cửa Việt trên 20 chiếc. Về Không Quân, từ ngày 15-4-1972, phi đoàn 35 chiến thuật, cùng với 3 phi đoàn F4 của TQLC Mỹ, đều trở lại VN. Ðồng thời tất cả B52 tại hai căn cứ Anderson Field (Guam) và Utapao (Thái Lan), gồm 38 chiếc cũng được lệnh yểm trợ cho chiến trường VN. Ngoài ra, tổng thống Nixon còn ra lệnh vào ngày 2-5-1972, mở chiến dịch Linebacker 1, tái oanh tạc miền Bắc, nhất là tại Hà Nội, Hải Phòng. Ðồng thời thả mìn và thủy lôi, phong tỏa các cửa sông, cửa biển của Bắc Việt, ngăn chận các tàu thuyền của Nga, Tàu và các nước Ðông Âu, tiếp tế vũ khí đạn dược, cho cộng sản Hà Nội. Sau đó mở thêm chiến dịch Linebacker II, kéo dài trong 11 ngày đêm, từ 18/12 đến 29-121972, tàn phá miền Bắc rất nặng nề, khiến cho Hà Nội phải trở lại bàn hội nghị tại Ba Lê với Mỹ.

Theo J.Pimlott trong tác phẩm Vietnam The Decisive Battles, thì cuối tháng 9-1972, cộng sản Bắc Việt thương vong khoảng 100.000 người. Riêng VNCH, đồng bào và lính chết chừng 50.000 người. Nhưng theo W.H Morrison trong The Elephant & The Tiger thì cộng sản Bắc Việt chẳng những đã thất bại về quân sự, mà còn không đạt được mục tiêu chính là dành dân chiếm đất, trừ tỉnh Quảng Trị bị tạm chiếm trong lúc đầu. Tướng Võ Nguyên Giáp bại trận và danh liệt từ đó cho đến ngày nay, vì đã lầm lẫn khi hoạch địch kế hoạnh tấn công. Không biết xử dụng nhị thức ‘Thiết giáp-bộ binh‘ như các tướng lãnh VNCH lừng danh: cố đại tướng Ðỗ Cao Trí, Trung tướng Nguyễn Văn Toàn và Chuẩn tướng Trần Quang Khôi. Ðã đánh giá sai lầm tinh thần chiến đấu của QLVNCH, dù đã bị đánh lén cũng như bị thua thiệt về hỏa lực. Sau hết là ảo tưởng rằng khi bộ đội đến đâu, dân miền Nam sẽ đồng khởi, lật đổ chính quyền. Nhưng mọi sự hoàn toàn trái ngược, vì cộng sản tới đâu, dân miền Nam bỏ chạy tới đó, do trên bộ đội tức giận, thẳng tay bắn giết đồng bào mà chúng gọi là nguỵ dân.

Trong trận chiến này, VNCH có hai sư đoàn bộ binh bị tan hàng. Ðó là SĐ22 BB ở Tân Cảnh (Kon Tum) và SĐ3BB tại Quảng Trị. Nhưng sự tan hàng và cung cách hành xử của hai tư lệnh sư đoàn trên, cũng khác biệt. Tại Kontum, lúc 2 giờ sáng ngày 24-4-1972, cộng quân tràn ngập căn cứ Tân Cảnh, do SĐ22BB trấn giữ. Ðại Tá Lê Ðức Ðạt, tư lệnh của SĐ, đã từ chối lời mời của Ðại tá cố vấn Mỹ là Kaplan, lên trực thăng cấp cứu của cố vấn Mỹ tại QĐII là Paul Vann. Ông cũng không cầu cứu với Tướng Ngô Du, Tư lệnh Quân Ðoàn, chịu ở lại, để cùng chết với binh sĩ của SĐ22BB. Riêng SĐ3BB, trừ Trung đoàn 2BB, còn lại hai Trung đoàn 56 và 57, chưa đụng trận mà chỉ bị pháo kích, đã náo loạn và bỏ chạy. Còn tướng Vũ Văn Giai, tư lệnh SĐ, hứa ở lại để cùng di tản bộ với đơn vị. Nhưng rồi lại thất hứa, leo lên trực thăng để di tản với cố vấn Mỹ lúc 16 giờ 40 phút ngày 1-5-1972, bỏ lại binh sĩ của Bộ Tư Lệnh và Ðại Ðội Tổng Hành Dinh của SĐ3BB, như rắn mất đầu, phải chạy theo Thiết Ðoàn 18 về Huế.

Ngoài ra cũng còn rất nhiều chuyện lạ, như lúc quân Bắc Việt qua sông Bến Hải, tràn ngập và tấn công QLVNCH, thì người Mỹ lại dở trò chủ nhân, làm cho VNCH đang lúc nguy khôn lại càng tận tuyệt. Theo Turley trong The Easter Offensive, thì việc Bộ tư lệnh KQ Mỹ, cấm tác xạ vào vùng phi quân sự, tại miền Bắc tỉnh Quảng Trị, trong phạm vi đường kính 27 km, khi tung tin chiếc phi cơ EB66 của một Ðại Tá Hoa Kỳ, bị hỏa tiễn Sam, của cộng quan bắn hạ tại vùng Cam Lộ.

Lệnh này được thi hành suốt 12 ngày đầu của trận chiến vùng hỏa tuyến, tạo cơ hội cho Hà Nội mở một hành lang an toàn, khi di chuyển qua vùng giới tuyến mà không bị máy bay hay pháo binh của ta oanh tạc và tác xạ. Tại căn cứ hỏa lực Ái Tử, trong lúc QLVNCH đang bị giặc vây khổn và pháo kích tơi bời, lại nhận được thông báo từ các cố vấn, rằng B52 sẽ đến thả bom san bằng, khiến cho BTL / SĐ3BB phải cấp tốc ban hành lệnh di tản chiến thuật. Ðó là tất cả những chuyện khôi hài, cười ra nước mắt, khiến cho ai đọc tới, cũng phải chua xót và tủi hổ cho thân phận nhược tiểu VN.

Sau hết là cái tình yêu thương giữa đồng bào và người lính trận trong cơn hoạn nạn, cũng được thể hiện một cách trọn vẹn, qua cuộc chiến 1972. Chính tại những miền đạn bom lửa máu này, những chỗ không bao giớ có bóng dáng các vị trí thức, giáo sư, nhà báo, ký giả đi ăn mày hay nhà văn nhà thơ gì gì đó, mà chỉ có người dân cùng người lính chia nhau niềm đau khổ, đói rách và khủng hoảng tinh thần.

Trong thảm tuyệt tận cùng này, người quốc gia từ công chức, cảnh sát, cán bộ cho tới các quân binh chủng của QLVNCH, ai nấy đều chấp nhận cái chết, chịu ở lại, đổi mạng mình, để đem lại sự bình an hạnh phúc cho hậu phương mà hận nhất là phải bảo vệ mạng sống cỏ rơm cho tên ký sinh trùng ‘Trịnh Công Sơn‘ phản tặc và phản chiến, đâm sau lưng nười lính người dân bằng những ca khúc được vót nhọn bằng mã tấu dao găm chữ nghĩa.

Thắm thiết biết là bao, đó là sự đùm bọc đồng bào như chính bản thân mình. Những khẩu phần lương khô ít ỏi, những ngụm nước uống thiếu vệ sinh cùng với những sớt chia sự nguy hiểm quanh quanh , đều là những viên thuốc thần dược, xoa dịu và an ủi niềm đau bất hạnh của đồng bào trong lúc nguy khốn. Chẳng những thế, đối với cán binh bộ đội giặc, bị bắt làm tù binh, cũng được người lính đối xử nhân đạo với tình đồng bào, mà không hề phân biệt Nam-Bắc, dù thực chất Hà Nội luôn coi đồng bào Miền Nam là kẻ tử thù.

Trần Ðức, một người lính nhẩy dù, trên đường tiến quân tái chiếm Quảng Trị, khi ngang qua Ðại Lộ Kinh Hoàng, đã không cầm nổi nước mắt, giữa hàng trăm, hàng ngàn xác chết bên cạnh những chiếc xe đạp, xe gắn máy, nằm ngổn ngang, chỏng gọng, những gồng gánh, bao bọc bị đạn pháo đổ ra tung tóe.

Những chiếc xe jeep, xe thùng hồng thập tự, vết đạn xuyên lỗ chỗ. Ngọn gió Lào nóng rát mặt đẩy đưa cánh cửa xe cho thấy những xác người nằm trên băng ca, những cọng băng phất phơ chỉ còn bám vào bộ xương khô bởi mấy rẽ xương sườn. Có bộ xương em bé nằm trên bộ xương người mẹ dưới một bụi gai. Có xác khô đét như người tiền sử nằm giữa đám cỏ may bên lề đại lộ. Có xác nằm sấp, có xác nằm co như còn mong bờ đất dưới ruộng che chở cho mình thoát tầm đạn giặc.

Ðó đây, giữa đám xác người, rải rác những đuôi đạn súng cối 61 lý và B40 .Thì ra cộng quân đã đứng rất gần để tác xạ vào đám dân Quảng Trị chạy loạn. Họ đã bắn như bắn bia. Bắn cho chết đến người cuối cùng. Bất kể đàn ông, đàn bà. Bất kể người già hay trẻ thơ. Thật là rùng rợn. Hình ảnh này trong trận tấn công “Mùa Hè Dỏ Lửa năm 1972” ghi sâu mãi mãi trong ký ức của những người đã chứng kiến thảm cảnh người dân Quảng Trị phải gánh chịu và tội ác chiến tranh của cộng sản Bắc Việt.

Ðoạn đường mang tên “Đại Lộ Kinh Hoàng” nay không còn xác chết, không còn dấu vết của tội ác. Họ đã được thân nhân mang về mai táng ngay sau đó. Sau tháng 5- 1975, đất nước đắm chìm trong tù gông nô lệ cũa thực dân VC, vì vậy hằng năm đến ngày giỗ tập thể, hàng ngàn gia đình ở vùng quê hương Quảng Trị chỉ âm thầm thắp nén hương thơm tưởng nhớ.

Không ai dám hé răng nửa lời. Có những người không còn thân nhân thì mồ hoang, mả lạnh, không chút khói hương. Nghĩ đến xót xa làm sao! Họ đã chết tức tưởi mà đến nay họ còn u uất nơi bờ cao bụi rậm, không sao siêu thoát được. Hẳn họ không sao có thể ngờ được là 30 năm sau, người đời vẫn còn nhớ thương họ. Vào ngày 28-4 đến ngày 2-5-2002 vừa qua, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Quảng Trị đã tổ chức tại chùa Long An thuộc quận Triệu Phong đàn tràng cầu siêu cho những nạn nhân bị Cộng Sản sát hại trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 tại Quảng Trị, mặc dù chính quyền địa phương đã cho cán bộ đi từng nhà để ngăn cản, đe dọa, chặn đường, cấm cho thuê xẹ Thượng tọa Thích Hải Tạng, trụ trì chùa Long An cho biết, nhân dịp này, đồng bào đã mang hàng trăm linh vị các nạn nhân của cộng sản trong Mùa Hè Dỏ Lửa đến chùa để xin được giải oan siêu thoát.

Mới đây báo đảng lại la ó lên vụ lính Mỹ thảm sát đồng bào Bắc Hàn trong chiến tranh Triều Tiên năm 1950. Báo viết lính Mỹ gài mìn hai bên cầu Nogunri, để làm chậm đà tiến quân Bắc Cao. Sau đó vì hốt hoảng hay lý do nào khác, khiến lính Mỹ hạ sát hằng trăm người tỵ nạn đang trốn dưới vòm cầu. Bài viết rất mơ hồ, khi chỉ nghe mờ mịt và đang trong vòng tranh cãi.

Khi viết tin trên, không biết VC có khi nào sám hối về những hành động bắn giết đồng bào mình, trong cuộc chiến vừa qua và sau đó cứ tiếp tục tàn sát cho tới nay vẫn chưa dừng tay. Ðau đớn và nhục nhã nhất là VC lúc nào cũng xua công an bộ đội tàn sát người dân vô tội khắp nước, trong khi đó thì qùyì mọp sát đất dâng biển bán đảo cho Tàu Ðỏ một cách đê hèn.

Nhưng đâu có gì lạ vì mang nợ thì phải trả nợ thế thôi.

Bởi vậy ngậm máu phun người, trước dơ miệng mình và trên hết chỉ làm trò cười cho kẻ khác mà thôi. Ba chục năm máu lửa (1945-1975) chỉ vì trành dành quyền lực mà Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã tìm đủ mọi cách, trong đó bi thảm nhất là đem giang sơn gấm vóc Hồng Lạc để đánh đổi với Tàu đỏ để có súng đạn và phương tiện mang về giết hại đồng bào. Rồi cũng chỉ vì muốn bảo vệ chiếc ngai vàng đẵm máu, đảng CSVN lại cúi đầu nhắm mắt đem cẩm tú non sông Việt bán dần mòn cho giặc cướp phương Bắc. Trong khi đó vẫn thẳng tay tàn sát đồng bào mình.

Nghiệt ngã của Dân Tộc Việt là thế đó. Vậy mà còn nhiều tên việt gian tại hải ngoại cứ dững dưng ca tụng Hồ và đòi hòa hợp hoà giải với vòng ôm lớn cùng VC.

Mường Giang



Những Toan Tính Kinh Doanh Ngày Quân Lực VNCH 19-6 Của Nguyễn Đình Thắng

    Những Toan Tính Của Nguyễn Đình Thắng

Bùi Lý Hồng

Nói về Nguyễn Đình Thắng (NĐT), là nhân vật mù mờ về cả lai lịch cũng như văn bằng, vượt biển sang Hoa Kỳ, được đào tạo là kỹ sư cơ khí nhưng không rõ là có bằng tiến sĩ loại gì?. Phần văn bằng, người Việt Nam có thói quen ưa chuộng bác sĩ và tiến sĩ, hình như đó cũng là lý do khiến cho một số người tự xưng hai học vị nầy nhằm thu phục lòng tin đầu tiên và từ đó tiến tới những mục tiêu khác. Nếu là kỹ sư, tuy nhiên không làm việc theo quá trình đào tạo, nhất nghệ tinh nhất thân vinh, thì NĐT làm nghề không chuyên môn, nhưng lại thành công, là nhờ vào người Việt tỵ nạn, là nhân vật thời cơ chủ nghĩa, tiếp quản cái tổ chức SOS boat people từ giáo sư Nguyễn Hữu Xương và nhà văn Phan Lạc Tiếp, từ đó giữ vững vai trò là nhờ vào người tỵ nạn, nói đúng hơn là NĐT dùng tiền thọ thuế của dân nước Mỹ để giữ công việc, tệ hại là giúp cho du học sinh từ VN sang phạm pháp hay có vấn đề xung đột với cảnh sát sở tại do quen thói ăn trên ngồi trước. NĐT dùng fund Mỹ để phục vụ cho những thành phần du sinh từ Việt Nam, là mầm non cho chế độ CS, thay thế cha ông, tiếp tục duy trì chế độ cha truyền con nối.

Nguyễn Đình Thắng hưởng được nhiều lợi nhuận cá nhân, gây được cảm tình những người bỏ nước ra đi tìm tự do vì quốc hận 30-4-1975 là nguyên do. Vừa thủ lợi cá nhân và vừa thu phục cảm tình, uy tín, thì trong cộng đồng hơn 4 triệu người Việt, thành phần như Nguyễn Đình Thắng có thể nói là đếm trên đầu bàn tay, đồng nghiệp ăn Phân có cựu đại tá tiếp liệu Vũ Văn Lộc, tức là nhà văn Giao Chỉ, còn được gọi là nhà văn Nghĩa Địa, ông ăn Phân lâu dài nhưng lại từ chối chào cờ nhân ngày kẻ niệm 35 năm thành lập cơ qua phục vụ người tỵ nạn. Có một số người chỉ nhìn thấy hiện tượng bên ngoài nhưng không nhìn ra bản chất, nên cho là Nguyễn Đình Thắng là người có nhiệt tâm phục vụ cộng đồng qua tổ chức SOS Boat People, nhưng nếu NĐT làm việc thiện nguyện, không hưởng bất cứ thù lao, lương hướng nào, xuất tiền túi lo công việc bảo vệ lập trường và phục vụ cộng đồng, thì những người như thế quả là cao quý, đáng nể phục. Nhưng Nguyễn Đình Thắng phục vụ cộng đồng có fund của chính phủ Hoa Kỳ, từ tiền dân thọ thuế, trong đó có người Mỹ gốc Việt.

NĐT nổi bật trong vai trò vận động thỉnh nguyện thư yêu cầu phóng thích nhạc sĩ trẻ Việt Khang bị bắt trong nước, từ đó, ban chủ trương gồm Trú Hồ, Nguyễn Đình Thắng, Nam Lộc, Việt Dũng, Nancy Bùi… dùng 155 nghìn chữ ký để chuyển hướng sang công nhận chế độ bạo ngược Hà Nội và đồng thời yêu cầu Mỹ hợp tác với nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam để ngăn chận bành trướng Trung Cộng. Sự kiện nầy gây hoài nghi về lập trường của những kẻ vận động thỉnh nguyện thư, đi ngược lại lập trường là không chấp nhận chế độ cộng sản dưới bất cứ hình thức nào và hầu hết mọi người đều biết chế độ Hà Nội là tập đoàn thái thú cho Bắc Kinh. Theo sự hiểu biết về funding của chính phủ, muốn làm việc trôi chảy, thì người ăn Phân (fund) luôn làm project trình lên với chi phí và từ đó nơi cung cấp phân cứu xét và ban cấp.

Tổ chức SOS Boat People cũng không thoát khỏi nguyên tắc ấy, nên hàng năm Nguyễn Đình Thắng phải vẽ ra những chi tiêu và những kế hoạch để được hưởng phân, trong đó có cá nhân người chủ xướng. Thỉnh nguyện Thư hay bất cứ công tác nào có quan hệ tới công chúng, nhất là những sinh hoạt cộng đồng, đều giúp cho cá nhân NĐT giữ công việc và mướn những người mà ông thích, phe cánh hay cùng lập trường, ông không dại gì mướn những người khác ý kiến, lý do là nghề ăn phân có những kỹ thuật đặc biệt và bí quyết, nhiều khi những nhân viên không ăn khớp sẽ làm mất fund khi báo cáo với chính phủ về chi tiêu và công tác. Cơ quan cấp fund nhìn thấy những sinh hoạt của tổ chức dựa vào cộng đồng, có lợi cho cá nhân Nguyễn Đình Thắng, những người được mướn và cũng có thể là đàng sau SOS boat People là một thế lực nào đó núp bóng hay chỉ đạo?. Ngoài công tác lo cho phụ nữ bị lọt vào bầy bọn buôn người qua khe hở luật di trú vài nước dân chủ, lao nô bị lừa, giúp cho du sinh 5C: ”con cháu các cụ cả” khi gặp rắc rối về pháp lý ở Mỹ (có 15 nơi làm việc nầy, cũng từ fund của dân thọ thuế), công tác nổi bật là tiến cử Cù Huy Hà Vũ đến các chính khách Hoa Kỳ, Cù Huy Hà Vũ là kẻ phản tỉnh giả, tuyên bố: ”tôi không chống đảng” nên rất phù hợp với lập trường của NĐT? Nếu không có cùng quan điểm hay những lý do thầm kín bên trong, thì hầu hết những người quốc gia như nữ Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh, tránh xa cậu công tử đỏ họ Cù. Đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc về Nguyễn Đình Thắng, tuy nhiên đương sự chắc hẳn là không bao giờ giải đáp.

Việc NĐT sắp tổ chức ngày ”hành trình tìm tự do” vào ngày quân lực 19-6-2015 lại trùng hợp nhưng không ngẫu nhiên với ”journey for freedom” của ông Thượng nghị Sĩ gốc Việt ở Canada là Ngô Thanh Hải. Xóa hay thay tên ngày quốc hận 30-4 là mục tiêu của chế độ Hà Nội, lại được thực hiện tại hải ngoại, thì những tổ chức như Việt Tân, SOS boat people…. cá nhân tiến sĩ Nguyễn Ngọc Bích, nhà và Chu Tất Tiến, ông Lê Phát Minh (Liên Minh Dân Chủ VN của cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy), dược sĩ Nguyễn Quốc Nam, … đáp ứng đúng theo chủ trương và chính sách của Hà Nội trong việc thủ tiêu ngày quốc hận bằng thay bằng những danh hiệu như ngày thuyền nhân, ngày tỵ nạn, diễn hành cho tự do, vinh danh VNCH (Nguyễn Ngọc Bích) và nay, sau 40 cướp miền nam, ở hải ngoại lại xuất hiện ”Journey for freedom” do ông Ngô Thanh Hải, cũng là người nằm trong tổ chức Liên Minh Dân Chủ Việt Nam của cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy. Một lần nữa, hải ngoại đặt trong tình trạng báo động với những cách triệt tiêu ngày quốc hận, trong đó có cả sự tham gia tích cực của tổ chức SOS boat people với ”hành trình tìm tự do” là hậu thuẫn thay tên quốc hận và đồng thời cũng nhắm vào tập thể ngày quân lực 19-6, nhất tiễn diệt song điêu?

Ngày quân lực bị thay bằng ”hành trình tới tự do” và đồng thời bị lợi dụng thành ngày tuyển chọn người mẫu (một sinh hoạt thi tuyển hoa hậu rất phổ biến tại Việt Nam ngày nay). Ngày quân lực truyền thống từ năm 1965, nay sắp bị thay tên thành ngày tuyển người mẫu, với giá vé cao, hạng chót cũng là 75 Mỹ Kim và VIP từ 1 nghìn đến 10 nghìn đô la… nhìn chung thì giá vé quá cao, nhưng NĐT chắc chắc là đã có Project, nắm vững con số người tham dự nên mới tổ chức cuộc tuyển người mẫu (có thể có người mẫu trong nước sang tham dự?) trên quy mô mở rộng, hòa hợp hòa giải giữa những người mẫu do nhà nước tuyển chọn, sang tham dự với người mẫu gốc tỵ nạn?. Thành phần dám bỏ vài nghìn đến hàng chục nghìn đô la để chỉ vào xem người mẫu chắc là nằm trong list của SOS boat people, theo sự suy đoán thì thành phần nầy có thể là: nhân viên sứ quán mà hiện tượng ngày 7 tuần của Trần Thiện Anh Chương tại Texas có bàn VIP sứ quán, với sự tham dự của huề thượng Thích Huyền Việt và 1 số nhân vật tai mắt trong cộng đồng, là điều có thể xảy ra bất cứ nơi nào. Nhân viên sứ quán sẵn sàng chi ra vài nghìn, thậm chí hàng chục nghìn Mỹ Kim để tham dự ngày quân lực ”tuyển chọn người mẫu”, đương nhiên là có các cơ quan truyền thông xanh vỏ đỏ lòng, hay người của sứ quán, quay phim, trình chiếu trong nước và phổ biến trên hệ thống internet, quả là xứng đáng đồng tiền, vài nghìn Mỹ Kim mà tạo sự hiện diện của đại diện cho đảng và nhà nước trong ngày ”hành trình tìm tự do” và cũng là ngày quân lực 19-6.

Tổ chức tuyển người mẫu vào đúng ngày quân lực 19-6-2015 với tiêu đề ”hành trình cho tự do” là một project của NĐT vừa yểm trợ Ngô Thanh Hải, vừa thu tiền và cũng vừa có thể tạo tiền đề cho nhân viên sứ quán có thể tham dự bất cứ sinh hoạt nào của cộng đồng người Việt hải ngoại, dần dần thành thói quen.

Người Việt hải ngoại nói chung và vùng Washington D.C sẽ có dịp nhận diện ra những người nào tham dự cuộc tuyển người mẫu trong ngày quân lực, chắc chắn biết họ là ai.

Bùi Lý Hồng




Friday, March 27, 2015

Ex prime minister Malcolm Fraser farewelled in state funeral

    Ex prime minister Malcolm Fraser farewelled in state funeral
Members of the Vietnamese community holds signs and a photograph of Malcolm Fraser
before his state funeral. Photo by Scott Barbour/Getty Images Source: Getty Images

FORMER prime minister Malcolm Fraser has been remembered as a unique and great Australian who was always sure to succeed in politics, at his state funeral in Melbourne.

Political leaders from across the divide, dignitaries and hundreds of public mourners gathered to farewell the former Liberal prime minister.

Widow Tamie Fraser and the couple’s four children were welcomed to the front pews of a packed Scots’ Church where a casket adorned with an Australian flag sat at the foot of the altar.

Former National Party member and Fraser government minister Peter Nixon delivered the main eulogy describing Mr Fraser as a “unique and great Australian”.
Tamie Fraser (centre), widow of Malcolm Fraser looks on as the hearse leaves carrying his coffin
at Scots Church. Photo by Scott Barbour/Getty Images Source: Getty Images

Malcolm Fraser's coffin is carried out during his state funeral in Melbourne. Source: Supplied

Former prime ministers John Howard, Paul Keating and Julia Gillard, Premier Daniel Andrews and former state leaders as well as all living former governors general, apart from Bill Hayden, who is unwell, were among those paying respects at the Presbyterian church where Sir Robert Menzies was honoured at his death in 1978.

Police say about 2000 people were outside the church or in St Michael’s opposite watching the telecast service.

The service opened with a chorale prelude and the singing of the national anthem.

Mr Fraser, who died last Friday aged 84, was remembered for his dedication of service to the nation and his passionate post-political life of advocacy for universal rights, indigenous welfare and humanitarianism.
A woman holds the funeral program at Scots Church during the State Funeral for Malcolm Fraser. Photo by Scott Barbour/Getty Images Source: Getty Images

Mr Nixon said his long-time colleague was a dedicated and fearless politician.

Coming up against then Labor Prime Minister Gough Whitlam in 1975 — “a big man in every way” — including spending, Mr Fraser as new opposition leader set up a “classic big man dual” with Whitlam, with both believing they had right on their side, Mr Nixon said.

The fact that Gough and Malcolm, “leaders of the toughest political contest in the nation’s history,” later became friends was a testament to their character, he said.

Much comment had been made of Mr Fraser in the past week, he said.

“One thing is certain, the country has lost a unique and great Australian.”
Mourners leave carrying the coffin of former Prime Minister Malcolm Fraser from Scots Church
in Melbourne. Photo by Scott Barbour/Getty Images Source: Getty Images

Hugh Fraser said his father was a “truly global man” who loved Australia.

“He was not merely one of its sons but one of its most fervent custodians,” he said, adding his father was still talking passionately about national affairs last week.

Talking of the private side of Mr Fraser, Rachael said her grandfather was a “joker at heart” who would eat out of an ice cream container at the table and listed The Bodyguard as his favourite film.

She said several years ago, intrigued by his grandchildren always checking their phones, Mr Fraser took to new technology apace, gathered 20,000 twitter followers in no time and always had his iPad at the ready to post thoughts and comments.
Prime Minister Tony Abbott at the funeral of former Australian Prime Minister Malcolm Fraser.
AP Photo/Theo Karanikos Source: AP

“It is clear grandad was most relaxed when with the family,” she said.

Mr Fraser’s daughter Phoebe Wynne-Pope read a quote by Theodore Roosevelt to sum up the way she saw her dad.

“It is not the critic who counts; not the man who points out how the strong man stumbles, or where the doer of deeds could have done them better,” she read.

“The credit belongs to the man who is actually in the arena, whose face is marred by dust and sweat and blood.

“If he fails, at least fails while daring greatly, so that his place shall never be with those cold and timid souls who neither know victory nor defeat.”
Foreign minister Julie Bishop arrives at the State funeral of former Prime Minister Malcolm Fraser
at Scots' church in Melbourne. Source: Supplied

The volume of public mourners spread across the corner of Russell and Collins streets to St Michael’s Uniting Church where screens telecast the service and police shut down traffic.

Australia’s Vietnamese community were among those to turn out to farewell Mr Fraser.

General secretary of the Vietnamese community in Victoria Phong Nguyen said it was like losing their own parent.

“We call him our father and our saviour,” Mr Nguyen said on Friday.

“He means everything to us but mostly freedom for saving us from the refugee camp. It’s a very deep loss for our community.”

Mr Nguyen met Mr Fraser several times and was to have an appointment with the former prime minister this week.

“His ongoing support of the community was unwavering,” Mr Nguyen said.

Mr Fraser’s actions touched many people, including Richard Tanter, a politics professor at University of Melbourne who worked with him.

“It seemed to me in the last half of his life he worked in an extraordinary way for the Australians we don’t want to look at most of the time,” Professor Tanter said.
Members of the Vietnamese community hold signs aloft outside of Scots Church
 during the state funeral for Malcolm Fraser. Picture: Josie Hayden Source: News Corp Australia

Winning a landslide election and a historic 55-seat majority a month after coming to office, Mr Fraser was to remain prime minister until 1983.
The coffin of former Australian prime minister Malcolm Fraser. AFP PHOTO Source: AFP

And although painted as an arch-conservative, the enigmatic Fraser rolled out a moderate reform program during his time in office — save for his ‘Razor Gang’ bureaucracy cuts — and surprised many within his own party as a staunch supporter of thousands of Vietnamese refugees fleeing communism.

It was an egalitarian side to Mr Fraser that defined his life after politics, where he remained passionately engaged in humanitarian causes, environmental and refugee issues and a supporter of softening Australia’s automatic alliance with the US in favour of a stronger embrace of China and the Asian region.

The Choir of Scots’ Church sang the benediction, The Lord Bless You and Keep You, a piper played to mark the end of the service and Mr Fraser’s casket was taken by six pall bearers passed solemn mourners.
Source:http://www.news.com.au/national/ex-prime-minister-malcolm-fraser-farewelled-in-state-funeral/story-fncynjr2-1227280853514