Lê Nguyên Hồng
Việt nam đã và sẽ tiếp tục là một nước nghèo trên thế giới. Nhà nước thì đặt ra “định mức” nghèo là người có thu nhập khoảng 400 ngàn đồng VN/người/tháng – Đối với khu vực nông thôn – Và 500 ngàn đồng VN/người/tháng – Đối với khu vực thành thị. “Chuẩn” nghèo nói trên nó chẳng giống ai vì người ta không biết dựa vào các chỉ số lao động và tiêu dùng nào, và sự khảo sát nào mà nhà nước Việt Nam hiện nay lại đẻ ra được cái gọi là chuẩn ấy?
Thôi thì cứ cho đó là “chuẩn” thật, thì theo với các số liệu có thể rất chủ quan cũng của nhà nước đưa ra, hiện nay cả nước có 3,1 triệu hộ nghèo, chiếm 14,42% và 1,65 triệu hộ cận nghèo, tỷ lệ 7,69%. Các tỉnh có hộ nghèo nhiều nhất là Lào Cai, Điện Biên (trên 50%), Lai Châu, Hà Giang (trên 40%), Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum (trên 30%).
Trong tháng 05/2011, tuy đến hôm nay chưa tròn tháng, nhưng chỉ số lạm phát tháng 5 của Việt nam đã tăng lên 2,21% và làm cho mức lạm phát so với tháng 5 năm 2010 lên đến mức gần 20%. Bị nhà nước thắt chặt tiền tệ, nguồn vốn nhàn rỗi khó tìm, cho nên các ngân hàng đã đẩy lãi suất tín dụng tiết kiệm cao quá trần của ngân hàng quốc gia là 14% mà hiện nay đã lên tới 18%-19%. Vì vậy lãi suất cho vay bị đẩy lên đến 28%-29% là một mức lãi suất “ăn cướp” của doanh nghiệp. Nguy cơ phá sản của hàng loạt danh nghiệp nội địa là điều khó tránh khỏi.
Chưa bao giờ người dân nghèo lại càng bị xoáy sâu vào sự nghèo đói như lúc này. Bóng ma lạm phát đã gõ cửa từng mái nhà tranh của những người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, những người lao động tự do và công chức “ba cọc ba đồng” nơi thành thị. Chưa bao giờ người ta lại lo lắng cho cái dạ dày lép kẹp của mình như lúc này.
Về tâm lý, khi đói người ta chỉ nghĩ đến việc ăn, khi khát người ta chỉ nghĩ đến việc uống. Các công việc khác tạm được quên, kể cả tình yêu là thứ ma lực cuốn hút con người mãnh liệt cũng sẽ phải nhường chỗ cho “con ma đói, ma khát”. Khi đói người ta thường hay nghĩ quẩn, nghĩ ngắn, không thể nhín xa trông rộng. Bởi vậy những phạm trù như văn hóa, khoa học, ý thức công dân vv.., sẽ mất đi. Con người trở nên đớn hèn, và mất đi sự tự tin, sự khôn ngoan sáng suốt.
Thời điểm này, nếu đối với một số người nghèo, có ai đó tìm giúp họ việc làm ra tiền ngay, dù phải vất vả nguy hiểm họ vẫn dám làm, vì mục đích của họ là cái ăn trước đã. Thậm chí, đối với những người lâm vào thế bí, có thể họ sẽ nghĩ quẩn đến việc đi ăn trộm ăn cướp để thỏa mãn cái dạ dày. Ta thử nghĩ xem, nếu bây giờ mà đem các kỹ chiến thuật đấu tranh bất bạo động đến với dân nghèo, rồi bảo họ xuống đường mà đi biểu tình chống Độc tài Cộng Sản thì rất khó. Thà bảo họ xông vào đâu đó mà đoạt lấy áo cơm, có khi lại dễ hơn. Chính vì yếu tố tâm lý ấy, lịch sử đã tạo nên nhiều cuộc cách mạng thành công nhờ khẩu hiệu: “Cướp của nhà giàu chia cho dân nghèo”. Như vậy đói nghèo vừa làm mất sự tự tin, nhưng ngược lại nó lại kích thích sự hung hãn bản năng của con người.
Có vẻ như bia rượu không liên quan gì đến đói nghèo. Nhưng không phải vậy! Một mặt nào đó bia rượu là thứ đốt tiền bền bỉ, vì uống là phải đi đôi với ăn thì mới thành cuộc nhậu: “Một tiền gà thì ba tiền thóc” là như vậy. Không những thế, bia rượu còn là thủ phạm hủy hoại nhân cách và tàn phá sức khỏe con người. Và khi những đồng tiền mồ hôi xương máu bị đem ra đốt vào những cuộc nhậu, mua lấy sự hao mòn sức lao động do mất sức trong ngộ độc rượu bia (say rượu bia là tình trạng ngộ độc thần kinh) làm mất sự tái sản xuất. Đối với tầng lớp giàu có họ ăn uống với phong cách khác cho nên sức khỏe ít bị ảnh hưởng, đồng thời tiền bạc có tốn kém chút đỉnh với họ cũng chẳng hề hấn gì. Nhưng đối với anh dân nghèo, nạn rượu bia, chè chén chính là một trong những nguyên nhân lãng phí và tác động trực tiếp vào sự nghèo đói. Chưa kể đến những hệ lụy như mất kiểm sóat về hành vi, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc trong ứng xử và gây tai nạn giao thông.
Theo thống kê của nhà nước, chỉ riêng các loại bia thương hiệu Sài Gòn, năm 2010 đã sản xuất và tiêu thụ hết 1,088 tỷ lít, năm nay dự kiến sẽ đạt 1,3 tỷ lít. Riêng loại bia Heineken thôi, thị trường Việt Nam đã được xếp thứ ba trên tổng số 170 thị trường của loại bia này trên khắp thế giới, chỉ xếp sau Mỹ và Pháp. Như vậy là một nước nghèo khó như Việt Nam đã “sánh vai với các cường quốc năm châu” đúng như lời ông Hồ Chí Minh đã mơ ước. Nhưng chỉ là việc “sánh vai” với các nước giàu về cái sự uống bia! Đấy là chưa kể đến hàng tỷ lít rượu lậu tiêu thụ hàng năm, được chưng cất bằng men lá và công nghệ dân dã của Trung Quốc, hoặc pha cồn công nghiệp trực tiếp vào nước lã để “điều chế” thành đồ uống, kế đến mới là các loại rượu đóng chai “quốc doanh” mà đôi khi các đệ tử lưu linh gọi là “quốc lủi”. Ở các nước phát triển, bia rượu thường được uống rải rác theo lối thư giãn, có văn hóa hẳn hoi, phong cách không phải là "nốc" bia rượu trong cuộc nhậu như ở Việt Nam. Đồng thời lượng cồn và các chất độc hại trong đồ uống này cũng được kiểm định chặt chẽ. Nhưng ở Việt Nam, chuyện kiểm định chất độc hại trong bia rượu có lẽ chỉ có ở khu vực quốc doanh và doanh nghiệp lớn, nhưng mức độ tin cậy thì cũng còn phải xem lại, còn khu vực tư nhân nhỏ lẻ trôi nổi thì 100% là không có kiểm soát.
Khi đã say, người ta luôn cảm thấy mình đúng, mình chuẩn xác. Các quyết định trong lúc nhậu nhẹt thường rất chóng vánh vì mất kiểm soát. Một khi con người hành động trong lúc không còn tỉnh táo thì chắc chắn là sai nhiều hơn đúng. Sau khi tỉnh rượu bia, tinh thần và thể xác hoàn toàn mệt mỏi, con người trở nên lười suy nghĩ, ngại lao động, họ trở nên bị thiểu năng trong tình trạng ít nhiều của sự ngu đần. Ngày trước người ta cho rằng thực dân Pháp dùng rượu cồn để đầu độc dân chúng, làm công cụ ngu dân, thì ngày nay bọn thực dân “nội địa” lại buông thả cho nạn bia rượu thả sức hoành hành. Không hiểu đây có phải là một kiểu ngu dân để dễ cai trị hay không?
Dự kiến trong những tháng tới của năm 2011, xã hội Việt Nam sẽ đại loạn. Thứ nhất vì nạn đói nghèo do lạm phát, giá cả “đại nhảy vọt” cho nên tệ nạn xã hội sẽ tăng theo, do dân chúng không tìm được lối thoát. Sự phân hóa chóng mặt của hai tầng lớp giàu và nghèo sẽ dẫn đến những thù địch giai cấp không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó những bất công và bất minh trong quản lý hành chính của bộ máy công quyền sẽ làm tăng tư tưởng đối đầu giữa dân chúng và chính quyền. Các vụ chống người thi hành công vụ, tấn công cảnh sát, kiểm lâm, thuế vụ, quản lý thị trường sẽ gia tăng.
Chúng ta cùng chờ xem những diễn biến đó sẽ xảy ra như thế nào?
Lê Nguyên Hồng
Việt nam đã và sẽ tiếp tục là một nước nghèo trên thế giới. Nhà nước thì đặt ra “định mức” nghèo là người có thu nhập khoảng 400 ngàn đồng VN/người/tháng – Đối với khu vực nông thôn – Và 500 ngàn đồng VN/người/tháng – Đối với khu vực thành thị. “Chuẩn” nghèo nói trên nó chẳng giống ai vì người ta không biết dựa vào các chỉ số lao động và tiêu dùng nào, và sự khảo sát nào mà nhà nước Việt Nam hiện nay lại đẻ ra được cái gọi là chuẩn ấy?
Thôi thì cứ cho đó là “chuẩn” thật, thì theo với các số liệu có thể rất chủ quan cũng của nhà nước đưa ra, hiện nay cả nước có 3,1 triệu hộ nghèo, chiếm 14,42% và 1,65 triệu hộ cận nghèo, tỷ lệ 7,69%. Các tỉnh có hộ nghèo nhiều nhất là Lào Cai, Điện Biên (trên 50%), Lai Châu, Hà Giang (trên 40%), Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum (trên 30%).
Trong tháng 05/2011, tuy đến hôm nay chưa tròn tháng, nhưng chỉ số lạm phát tháng 5 của Việt nam đã tăng lên 2,21% và làm cho mức lạm phát so với tháng 5 năm 2010 lên đến mức gần 20%. Bị nhà nước thắt chặt tiền tệ, nguồn vốn nhàn rỗi khó tìm, cho nên các ngân hàng đã đẩy lãi suất tín dụng tiết kiệm cao quá trần của ngân hàng quốc gia là 14% mà hiện nay đã lên tới 18%-19%. Vì vậy lãi suất cho vay bị đẩy lên đến 28%-29% là một mức lãi suất “ăn cướp” của doanh nghiệp. Nguy cơ phá sản của hàng loạt danh nghiệp nội địa là điều khó tránh khỏi.
Chưa bao giờ người dân nghèo lại càng bị xoáy sâu vào sự nghèo đói như lúc này. Bóng ma lạm phát đã gõ cửa từng mái nhà tranh của những người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, những người lao động tự do và công chức “ba cọc ba đồng” nơi thành thị. Chưa bao giờ người ta lại lo lắng cho cái dạ dày lép kẹp của mình như lúc này.
Về tâm lý, khi đói người ta chỉ nghĩ đến việc ăn, khi khát người ta chỉ nghĩ đến việc uống. Các công việc khác tạm được quên, kể cả tình yêu là thứ ma lực cuốn hút con người mãnh liệt cũng sẽ phải nhường chỗ cho “con ma đói, ma khát”. Khi đói người ta thường hay nghĩ quẩn, nghĩ ngắn, không thể nhín xa trông rộng. Bởi vậy những phạm trù như văn hóa, khoa học, ý thức công dân vv.., sẽ mất đi. Con người trở nên đớn hèn, và mất đi sự tự tin, sự khôn ngoan sáng suốt.
Thời điểm này, nếu đối với một số người nghèo, có ai đó tìm giúp họ việc làm ra tiền ngay, dù phải vất vả nguy hiểm họ vẫn dám làm, vì mục đích của họ là cái ăn trước đã. Thậm chí, đối với những người lâm vào thế bí, có thể họ sẽ nghĩ quẩn đến việc đi ăn trộm ăn cướp để thỏa mãn cái dạ dày. Ta thử nghĩ xem, nếu bây giờ mà đem các kỹ chiến thuật đấu tranh bất bạo động đến với dân nghèo, rồi bảo họ xuống đường mà đi biểu tình chống Độc tài Cộng Sản thì rất khó. Thà bảo họ xông vào đâu đó mà đoạt lấy áo cơm, có khi lại dễ hơn. Chính vì yếu tố tâm lý ấy, lịch sử đã tạo nên nhiều cuộc cách mạng thành công nhờ khẩu hiệu: “Cướp của nhà giàu chia cho dân nghèo”. Như vậy đói nghèo vừa làm mất sự tự tin, nhưng ngược lại nó lại kích thích sự hung hãn bản năng của con người.
Có vẻ như bia rượu không liên quan gì đến đói nghèo. Nhưng không phải vậy! Một mặt nào đó bia rượu là thứ đốt tiền bền bỉ, vì uống là phải đi đôi với ăn thì mới thành cuộc nhậu: “Một tiền gà thì ba tiền thóc” là như vậy. Không những thế, bia rượu còn là thủ phạm hủy hoại nhân cách và tàn phá sức khỏe con người. Và khi những đồng tiền mồ hôi xương máu bị đem ra đốt vào những cuộc nhậu, mua lấy sự hao mòn sức lao động do mất sức trong ngộ độc rượu bia (say rượu bia là tình trạng ngộ độc thần kinh) làm mất sự tái sản xuất. Đối với tầng lớp giàu có họ ăn uống với phong cách khác cho nên sức khỏe ít bị ảnh hưởng, đồng thời tiền bạc có tốn kém chút đỉnh với họ cũng chẳng hề hấn gì. Nhưng đối với anh dân nghèo, nạn rượu bia, chè chén chính là một trong những nguyên nhân lãng phí và tác động trực tiếp vào sự nghèo đói. Chưa kể đến những hệ lụy như mất kiểm sóat về hành vi, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc trong ứng xử và gây tai nạn giao thông.
Theo thống kê của nhà nước, chỉ riêng các loại bia thương hiệu Sài Gòn, năm 2010 đã sản xuất và tiêu thụ hết 1,088 tỷ lít, năm nay dự kiến sẽ đạt 1,3 tỷ lít. Riêng loại bia Heineken thôi, thị trường Việt Nam đã được xếp thứ ba trên tổng số 170 thị trường của loại bia này trên khắp thế giới, chỉ xếp sau Mỹ và Pháp. Như vậy là một nước nghèo khó như Việt Nam đã “sánh vai với các cường quốc năm châu” đúng như lời ông Hồ Chí Minh đã mơ ước. Nhưng chỉ là việc “sánh vai” với các nước giàu về cái sự uống bia! Đấy là chưa kể đến hàng tỷ lít rượu lậu tiêu thụ hàng năm, được chưng cất bằng men lá và công nghệ dân dã của Trung Quốc, hoặc pha cồn công nghiệp trực tiếp vào nước lã để “điều chế” thành đồ uống, kế đến mới là các loại rượu đóng chai “quốc doanh” mà đôi khi các đệ tử lưu linh gọi là “quốc lủi”. Ở các nước phát triển, bia rượu thường được uống rải rác theo lối thư giãn, có văn hóa hẳn hoi, phong cách không phải là "nốc" bia rượu trong cuộc nhậu như ở Việt Nam. Đồng thời lượng cồn và các chất độc hại trong đồ uống này cũng được kiểm định chặt chẽ. Nhưng ở Việt Nam, chuyện kiểm định chất độc hại trong bia rượu có lẽ chỉ có ở khu vực quốc doanh và doanh nghiệp lớn, nhưng mức độ tin cậy thì cũng còn phải xem lại, còn khu vực tư nhân nhỏ lẻ trôi nổi thì 100% là không có kiểm soát.
Khi đã say, người ta luôn cảm thấy mình đúng, mình chuẩn xác. Các quyết định trong lúc nhậu nhẹt thường rất chóng vánh vì mất kiểm soát. Một khi con người hành động trong lúc không còn tỉnh táo thì chắc chắn là sai nhiều hơn đúng. Sau khi tỉnh rượu bia, tinh thần và thể xác hoàn toàn mệt mỏi, con người trở nên lười suy nghĩ, ngại lao động, họ trở nên bị thiểu năng trong tình trạng ít nhiều của sự ngu đần. Ngày trước người ta cho rằng thực dân Pháp dùng rượu cồn để đầu độc dân chúng, làm công cụ ngu dân, thì ngày nay bọn thực dân “nội địa” lại buông thả cho nạn bia rượu thả sức hoành hành. Không hiểu đây có phải là một kiểu ngu dân để dễ cai trị hay không?
Dự kiến trong những tháng tới của năm 2011, xã hội Việt Nam sẽ đại loạn. Thứ nhất vì nạn đói nghèo do lạm phát, giá cả “đại nhảy vọt” cho nên tệ nạn xã hội sẽ tăng theo, do dân chúng không tìm được lối thoát. Sự phân hóa chóng mặt của hai tầng lớp giàu và nghèo sẽ dẫn đến những thù địch giai cấp không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó những bất công và bất minh trong quản lý hành chính của bộ máy công quyền sẽ làm tăng tư tưởng đối đầu giữa dân chúng và chính quyền. Các vụ chống người thi hành công vụ, tấn công cảnh sát, kiểm lâm, thuế vụ, quản lý thị trường sẽ gia tăng.
Chúng ta cùng chờ xem những diễn biến đó sẽ xảy ra như thế nào?
Lê Nguyên Hồng
No comments:
Post a Comment