Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
Nghe đâu ở nam Cali, mợ xướng ca Khánh Ly và một nhóm trẻ nào đó đang sắp sửa làm lễ giỗ cho Trịnh Công Sơn (TCS). Buổi lễ là một nhạc hội hát nhạc của họ Trịnh. Có bán vé thu tiền. Nếu TCS dưới âm phủ còn sáng tác, chắc anh ta sẽ cao hứng để viết vào bản nhạc của mình “Bài Ca Dành Cho Những Xác Người” thêm những lời lâm ly bi đát sau đây: “Chiều đi qua Quận Cam, hát trên thân xác mình. Ta đã thúi, ta đã thúi, sao bây giờ người ta còn u mê mù quáng? Chiều đi qua Quận Cam hát trên thân xác mình, ta đã thúi, ta đã thúi, ta bây chừ thân chương xình như xác Minh râu …”
Từ nhiều sự kiện xẩy ra cùng một lúc hiện nay, chúng ta mới nhận ra rằng chuyện có nhiều gia đình đem thân làm tôi mọi cho CS là một hiện tượng di truyền từ đời nọ sang đời kia, chứ chẳng phải là ngẫu nhiên. Miền nam Cali, người chủ xướng tôn vinh TCS nghe đâu là con trai của Trịnh Cung (?). Còn ở bắc Cali, tên quậy giấu mặt vụ Little Saigon là chồng của Madison Nguyễn. Tên này là con trai của Đoàn Văn Toại. Đoàn Văn Toại và Trịnh Cung là ai thì dân tỵ nạn hẳn không ai mà không biết. Các trường hợp bố con Nguyễn Cao Kỳ và Phạm Duy không là những yếu tố chứng minh giả thuyết di truyền kia đó sao? Bố là Việt gian, muốn xem con có là Việt gian không thì dễ thôi. Thử DNA là xong ngay. Giá có nhà khoa học nào bỏ công ra nghiên cứu, biết đâu chẳng tìm ra được loại Gene Việt Gian này để từ đó tìm ra phương pháp phát giác và phòng ngừa Việt gian trong cộng đồng thì may cho người tỵ nạn mình biết mấy. Nhưng cũng còn phải nhờ vào hồng phúc của tổ tiên và các đấng anh hùng liệt nữ.
Về cái anh chàng nhạc sĩ họ Trịnh, tôi đã viết rồi, cách đây cũng khá lâu. Nay muốn viết thêm chút nữa nhân cái biến cố đang gây sóng gió này.
TCS, người nhạc sĩ có chút ít tài năng, chết cách đây đã 7 năm. Người ta cứ tưởng rằng anh ta chết cũng giống như chó chết là hết chuyện. Nhưng không, bọn phỉ quyền Hànội, kẻ đã lợi dụng tối đa cái tài mọn của Sơn lúc anh ta còn sống, lại manh tâm dựng dậy cái xác chết của anh ta để quậy phá, khuấy đảo sự an bình của cộng đồng những người Việt Nam tỵ nạn chúng ta, mặc dầu anh ta chết, và đã chết 7 năm nay rồi. Kẻ có công với bọn Việt gian CS, chúng nhớ ơn, tưởng niệm theo cái lý ăn-quả-nhớ-kẻ-trồng-cây là điều bình thường. Người tỵ nạn không ke (care). Nhưng những nạn nhân của sự phản bội, những kẻ tự xưng là tỵ nạn CS dựng dậy cái thây ma của kẻ đã đâm sau lưng mình để vinh danh, để nhớ ơn mới là điều thật khó hiểu, và cũng khó chịu nữa. Có phải tất cả chúng ta sắp trở thành những kẻ “người chết 2 lần” (lời TCS trong bài Đại Bác Ru Đêm) bởi những thứ “Mỵ Châu” thời đại đang lẩn quất trong hàng ngũ chúng ta?
Người ta tổ chức giỗ chạp để tưởng nhớ người chết trong phạm vi gia đình, giữa những người thân thuộc hay bè bạn. Người còn sống thường chỉ vinh danh hay ca tụng một người đã chết một cách công khai ngoài xã hội khi người này: một là sau khi từ giã cõi đời, đã để lại công lao to lớn đối với một dân tộc, hay cho cả nhân loại; hai là đã nêu gương sáng chói về nhân cách hay đạo đức, xứng đáng cho người đời sau bắt chước và noi theo; và ba là có để lại một công trình nào đó về văn học, nghệ thuật, hay khoa học đem lại lợi ích cho xã hội. Nếu người thân hay bạn bè làm giỗ TCS trong phạm vi gia đình thì chẳng nói làm gì. Nhưng người ta làm công khai và lôi kéo cộng đồng tham dự là chuyện cần phải lên tiếng. Xét trên cả ba tiêu chuẩn, Trịnh Công Sơn có cái gì để lại đáng cho người Việt Nam tỵ nạn CS phải vinh danh và ca tụng một cách công khai và rình rang như thế?
Không phải bây giờ, mà ngay khi TCS vừa chết, cái chết của anh ta làm nổi lên không biết bao nhiêu dư luận khen chê. Lời khen không phải không có, mà tiếng chê lại càng không ít. Người chê lên án TCS là một tên phản bội, một tay CS nằm vùng, một con người tham sinh úy tử, ích kỷ, và hèn nhát. Có người cho rằng cái chết của TCS là một sự đền tội xứng đáng. Có người khác còn tiên đoán, TCS chết, nhạc của anh ta cũng sẽ chết theo. Còn những người khen đánh giá TCS là một nhạc sĩ thiên tài. Anh ta là một người yêu nước. Người khen, để biện hộ cho những cáo buộc của dư luận, cho rằng TCS đã phải đi giữa hai lằn đạn, ý nói anh ta là nạn nhân của cả hai phe Quốc cộng. Nhận định này đưa ra luận chứng rằng TCS cũng đã từng bị đầy ải tại các công, nông trường của CS.
Dư luận chê TCS nhận định và đánh giá anh ta như nói trên không sai. TCS là một thanh niên trốn lính ai cũng biết. Hành vi đó cho thấy anh ta là một con người hèn nhát, ích kỷ, và vô trách nhiệm. Trong lúc trốn lính, TCS còn dựa vào sự bao che của một vài giới chức quen biết có thẩm quyền trong quân đội để viết nhạc, rong ruổi đây đó, tụ tập giới trẻ hát hò chống chiến tranh, xuyên tạc và chống báng công cuộc chiến đấu tự vệ của quân dân miền Nam, ca tụng và cổ võ bọn xâm lược miền Bắc. Đó là một hành vi phản bội. Như thế, TCS bị kết án là phản bội thì cũng đúng thôi. Nếu anh ta không núp dưới sự che chở của người khác mà hành động đi ngược lại quyền lợi của Tổ Quốc thì tư cách của anh ta còn có thể biện minh được. Như thế có thể coi anh ta là một con người có lập trường và có bản lãnh. Nhưng đáng tiếc bản chất con người TCS tự nó đã là hèn nhát và phản bội rồi.
Có nhiều tác giả không nhận định và đánh gía TCS trên bình diện văn học thuần tuý, mà chỉ phê phán dưới khía cạnh chính trị qua cuộc sống và các ca khúc anh ta viết về cuộc chiến. Có nghĩa là những người đó chỉ cân nhắc và đánh giá TCS có công hay có tội đối với Quốc Gia, Dân Tộc, mà không phê bình về mặt nghệ thuật. Cái đó là một thiếu sót, bởi vì những người không biết gì về âm nhạc sẽ tưởng rằng tính tình TCS có chút nên chê trách thôi, nhưng anh ta là một thiên tài âm nhạc thật. Sự phê phán có phiến diện thật đấy, nhưng cũng dễ hiểu thôi, vì nhạc của TCS thật sự cũng chẳng có gì đáng giá lắm để nói tới. Nó phần lớn khởi hứng từ chiến tranh, gắn liền với cuộc chiến, và đã gây ảnh hưởng không nhỏ vào việc làm sụp đổ chế độ của miền Nam. Có thể nói một cách không sai là nếu không có chiến tranh thì đã không có nhạc TCS. Và ngược lại, TCS cũng đã không được nổi tiếng nếu không có chiến tranh. Điều mà dư luận phê phán mạnh mẽ nhất vẫn là TCS là một nhạc sĩ phản chiến. Từ phản chiến đi đến phản bội.
Trong sáng tác, TCS đã viết ra rất nhiều lời ca có tính cách kết án chiến tranh một chiều. Ta hãy nghe TCS hát: "Đại bác qua đây đánh thức mẹ dậy, đại bác qua đây con thơ buồn tủi ..... Từng chuyến bay dêm con thơ dật mình, hầm trú tan hoang, ôi da thịt vàng từng đêm soi sáng lạ mắt quê hương. Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng, hàng vạn tấn bom trút xuống ruộng đồng, cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn...." (bài Đại Bác Ru Đêm). Đây rõ ràng là những lời kết án nhắm vào Chính Quyền VNCH và đồng minh Mỹ. Đại bác qua đây. Từ đâu qua? Hàng vạn tấn bom trút xuống. Từ đâu trút xuống? Chính câu hỏi đã là một sự trả lời rồi. Sao không thấy TCS than khóc những cái chết do đạn pháo từ rừng bay đến, hoặc do những trái mìn của những kẻ từ bưng biền ôm ra? Còn nhiều và rất nhiều những câu hát như thế rải rác trong hàng trăm ca khúc mà TCS đã viết ra. Trong khi TCS khóc "từng vùng thịt xương có mẹ có em " (bài Đại Bác Ru Đêm), và tủi phận cho những "người già co ro buồn nghe tiếng nổ, em bé lõa lồ khóc tuổi thơ đi " (bài Người Già Em Bé), thì anh ta lại bỏ quên, không nhỏ được lấy một giọt nước mắt nào cho hàng ngàn nạn nhân vô tội bị CS giết hại tại Huế, nơi quê hương của chính anh ta.
Từ chỗ chống chiến tranh một chiều như thế, TCS đã trở thành một con người phản bội. Anh ta đã phản bội lại máu xương của những người đã gục ngã, hy sinh để bảo vệ cho mảnh đất mà anh đang sống, và được sống an bình. TCS có phải là VC hay không thì chuyện này chưa có bằng chứng xác đáng để kết luận. Thiển nghĩ, có lẽ TCS không phải là một dảng viên CS. Nhưng một điều có thể khẳng định, TCS là một công cụ phục vụ cho bọn xâm lược miền Bắc, và tự nguyện để cho việt gian cộng sản lợi dụng.
Có người cho rằng Cái chết của TCS là một sự đền tội xứng đáng. Chúng ta nên thông cảm cho những nạn nhân của CS mà sự uất hận đã lên đến cực điểm. Chẳng nên bắt lỗi hoặc trách cứ họ. Tuy nhiên phải nhìn nhận rằng sự kết án đó có phần hơi hồ đồ. Cho rằng TCS đã gây tội ác đối với chúng ta, và anh ta chết là xứng đáng để đền tội. Vậy chúng ta những nạn nhân của tội ác kia, mai kia chúng ta chết, không lẽ chúng ta cũng phải đền tội sao? Không được. Chết là một định luật chung cho mọi ngườị Ai cũng phải chết, và loài nào rồi cũng đi đến cái chết. Do đó không thể nói cái chết của TCS là sự đền tội. Sự đền tội của TCS là sự khinh bỉ của dư luận khi anh ta chết.
Còn về những lời khen? Lời khen ngợi lớn nhất cho TCS là lời mợ Khánh Ly ngôn rằng TCS là một người yêu nước. Chữ NƯỚC ở dây không hiểu là thứ nước nào, mợ KL không cho biết, Nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa hay là nước Việt Nam Cộng Hòa? Nếu mợ KL cho rằng TCS yêu nước VN xã hội chủ nghĩa, chúng ta khen mợ Khánh Ly nói đúng. Còn nếu bảo rằng TCS yêu nước VNCH thì chuyện này cần phải làm cho sáng tỏ. Sự thực là như thế nào cũng dễ tìm ra thôi. Chúng ta hãy nghe mợ KL hát: "Hãy sống dùm tôi, hãy nói dùm tôi, hãy thở dùm tôị Thịt da này dành cho thù hận, cho bạo cường, cho tham vọng của một lũ điên ..." (bài Hãy Sống Dùm Tôi). Xin thử hỏi cái lũ điên tham vọng đây là ai, bọn phỉ quyền Hanoi hay Chính Quyền VNCH? Nếu lũ điên thù hận, bạo cường, và tham vọng kia là bọn phỉ quyền Hanoi, thì tại sao ngày 30-4-75, TCS lại lên đài phát thanh SG hát đón bọn này vào thành phố? Không lẽ TCS ngu đến độ vui mừng và hãnh diện đi đón lũ điên vào Saigon. Như vậy lũ điên tham vọng, thù hận, và bạo cường kia tất nhiên phải là Chính Quyền VNCH. Thật là oan nghiệt, kẻ xâm lược thì được TCS hân hoan đón chào là người "anh em ta về" (bài Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói), còn những người chiến đấu để tự vệ lại bị TCS gọi là lũ điên tham vọng, bạo cường, và thù hận. Mợ Khánh Ly cũng nên hiểu như thế chứ. Qua bài hát này, TCS đã nặng nề kết án cả chính thể VNCH của miền Nam, nơi anh ta trú thân an toàn để đi ca hát. Mợ KL tôn vinh TCS là một người yêu nước thì phải hiểu rằng nước đây chính là nươc VN xã hội chủ nghĩa thì mới là chính xác. Với sự tôn vinh này, người tỵ nạn CS Khánh Ly đã nhục mạ cả Chính Quyền và tập thể QLVNCH. Còn gì đau đớn và mỉa mai hơn, bởi vì miền Nam là nơi mợ KL sinh ra, lớn lên, được hưởng giáo dục đầy đủ, và đưa mợ lên đài vinh quang trong nghề hát xướng. Lại nữa, nếu TCS yêu nước VNCH, thì tại sao ngày 30-4-75 anh ta lên đài phát thanh reo hò ca hát: "mặt đất bao la anh em ta về gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng chơi rồng bàn tay ta nắm nối chờ một ngày VN " (bài Nối Vòng Tay Lớn). Anh em với TCS về Saigon vào ngày 30-4-75 là ai mà làm cho anh ta vui mừng đến thế. Và, những người anh em này từ đâu về? Hỏi tức là trả lời rồi vậy. Mợ KL ca tụng TCS là người yêu nước. Nước ở đây như thế phải hiểu là nước VNCS. Không thể hiểu khác được. Mợ KL là một người tỵ nạn CS lại ca tụng tên phản quốc, công cụ tuyên truyền cho VGCS, là người yêu nước. Nước đó là nước Việt Nam CS. Sự thật đã được chứng minh. Vậy thì mợ KL thật ra là ai đây?
Cho rằng TCS trong cuộc chiến đã phải đi giữa hai lằn đạn cũng chỉ là lời biện hộ láo khoét. Thật vậy, chỉ nguyên một việc TCS lên đài SG hát nối-vòng-tay-lớn để mừng chiến thắng của VC và đón chúng vào thành như đã nói trên đã quá đủ để nói lên đường đi, chỗ đứng của TCS rồi. Không cần thiết phải dài dòng thêm. TCS rõ ràng đã đứng hẳn về một một bên, bên VGCS, chứ chẳng phải anh ta đứng ở giữa để bị lãnh đạn của cả hai bên. Miền Nam trước 30-4-75, có ai dám cho TCS ăn đạn không? Chắc chắn không. Hơn thế nữa, anh ta không phải là đã nhận được biết bao nhiêu ân huê và ưu đãi của người miền Nam đấy sao? Việc chọn cho mình một chỗ đứng và những sáng tác của TCS đã làm cho anh ta trở thành người có công lớn đối với CS. Sự đãi ngộ cuả CS đối với TCS khi anh ta chết đã nói lên điều đó. Thiếu gì người đã từng lập công hãn mã đối với CS, khi chết đi đâu có được cái phước đức như TCS. Sự thật đã qúa rõ ràng. Tất cả mọi lời lẽ được tung ra để biện hộ và chạy tội cho TCS đều là giả trá, hoặc là vì thiếu hiểu biết, hoặc là có dụng ý.
Cũng trong luận điệu chống đỡ cho TCS, có người nói rằng đã một thời TCS bị CS đầy đi nông trường. Nói như vậy tỏ ra họ chẳng hiểu biết một tý gì về CS. Dưới chế dộ CS, nhất là vào thời Lê Duẫn, để tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, tất cả mọi người (dĩ nhiên trừ bọn đầu sỏ ở Hanoi) đều phải tham gia vào sản xuất. Các văn nghệ sĩ được điều động đến các công nông trường tập thể vừa để thực tế (tiếng của VC) lao động, vừa để sáng tác hầu thúc đẩy tăng năng xuất. TCS có đi công, nông trường không phải là một biệt lệ, càng không phải là một sự đầy ải. Người nhạc sĩ sáng tác bản Tiếng Chầy Trên Sóc Bambo đã phải nằm ở một sóc thượng hơn nửa năm trời để viết ra bài hát. Và người viết ra bài “Tiếng Đàn Tà Lư” cũng phải vậy nữa.
TCS sống tại miền Nam, làm việc (dậy học) trong chế độ Cộng Hòa, được nhiều người nắm giữ quyền hành lúc đó che chở để khỏi phải ra trận, tức là đã hưởng những ơn huệ hơn người. Nhưng anh ta vẫn đi theo CS, và cuối cùng hoan hô, đón rưóc bọn xâm lược vào Saigon. Như thế TCS đã hiển nhiên là một tên phản bội người Việt Nam Quốc Gia. Thế thì tại sao những kẻ đã bị TCS phản bội, hiện nay lại muốn vinh danh cho TCS? Lý do gì? Xét cho cùng thì cái lý do duy nhất chỉ là để thi hành Nghị Quết 36/CP của bọn VGCS mà thôi. Bọn phỉ quyền Hànội tung ra NQ36 một cách công khai, không hề úp mở. Thi hành ở đâu trong những lãnh vực sinh hoạt nào, chúng đã ra chỉ thị rõ ràng cho các cơ quan thừa hành của chúng. Tài trợ bao nhiêu, chúng cũng không thèm giấu đút. Chỉ có kẻ đứng ra công khai thi hành Nghị Quyết tại các môi trường sinh hoạt thì chúng không tiết lộ. Vấn đề này, những người có kinh nghiệm về CS, các sĩ quan cảnh sát đặc biệt, và sĩ quan quân đội làm trong ngành tình báo hoặc phản gián của QLVNCH thì biết rành và biết rõ. Cho nên, chẳng hạn như những người đi nghe ca sĩ trong nước ra ngoài này hát rồi lên giọng “có thấy tuyên truyền gì đâu” thì thật là ngây thơ và ngu xuẩn. Nên biết rằng VGCS không bao giờ triển khai và thi hành NQ36 tại hải ngoại dưới bảng hiệu công sản, mà luôn luôn bọc nó bằng cái vỏ Quốc Gia, hay ít nữa là một cái gì đó vô thưởng vô phạt để dễ qua mặt người tỵ nạn.
Thực ra, VGCS chọn chủ đề vinh danh TCS xem ra cũng là chuyện bất đắc dĩ, bởi vì ở hải ngoại này, TCS, về mặt nhân cách và đạo đức, đã là một người mất hết cảm tình của người đồng hương rồi. Hơn nữa, nhạc của anh ta cũng chẳng còn mấy ăn khách và đang đi vào quên lãng. Nói thế không phải là cố tình hạ giá nhạc TCS. Người miền Nam rất bao dung, cỏi mở, và ít có câu nệ, cả về lối sống lẫn trong thưởng thức văn nghệ. Vì những đức tính này, ngay trong thời chiến tranh, người ta có thể khá dễ dàng tìm đọc những thông tin của phía CS, hát và trình diễn công khai những bản nhạc của Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Đặng Thế Phong … đọc thơ của Lưu Trọng Lư, Trần Dân, và ngay cả Tố Hữu, Chế Lan Viên … Ở hải ngoại, trừ ra những thứ nhạc, sách báo tuyên truyền bị gạt bỏ, còn những cái hay, cái đẹp nói chung trong sáng tác vẫn được đón nhận một cách niềm nở. Như thế mới thấy rằng nhạc TCS bị đào thải ở hải ngoại không phải hoàn toàn vì vấn đề đạo đức cá nhân của anh ta, mà vì chính tự bản thân những bản nhạc.
Những sáng tác của TCS xin tạm phân chia làm hai loại: nhạc phản chiến và nhạc tình cảm. Khoảng trên 50% hoặc hơn các sáng tác của Sơn là nhạc phản chiến. Sở dĩ tên tuổi TCS được bốc lên là do loại nhạc này. Loại nhạc phản chiến của TCS đều là dân ca, rất đơn điệu (monotone) và cũng tầm thường thôi. Trong thời còn chiến tranh và ngay tại miền Nam, từ thành thị tới thôn quê, trong khắp hang cùng ngõ hẻm, đâu đâu cũng vang tiếng nhạc phản chiến của TCS. Đáng tiếc là loại nhạc dùng để tuyên truyền này được viết để phục vụ cho cuộc xâm lược của CS, nên nó cũng buộc phải chết theo ngay khi nạn nhân của xâm lược (VNCH) đã chết. Điều đáng buồn cho TCS là những sáng tác loại này của anh ta bị cấm hát thời còn chiến tranh ngay trong những khu vực do VC kiểm soát. Nếu TCS không phải là CS, và nếu anh ta còn là một con người có liêm sỉ và biết tự ái thì anh ta đã phải nhận ra cái thân phận nô lệ của mình ngay từ ngày đó.
Còn lại trong số các tác phẩm của TCS là nhạc tình cảm. Đem nhạc tình cảm của TCS so sánh với các nhạc phẩm của các tác giả khác, ta có thể đánh giá giá trị nghệ thuật của anh ta chính xác hơn. Nhạc TCS, lãng mạn không thể bằng cái lãng mạn của Thiên Thai, thơ mộng không qua mặt được Trăng Mờ Bên Suối, gợi cảm không so sánh được với Dư Âm, tình tứ còn thua xa Tiếng Thời Gian, hồn nhiên sao bằng được Sơn Nữ Ca, tha thiết còn dưới bậc của Giọt Mưa Thu, hay Con Thuyền Không Bến, quyến rũ làm sao bằng Ai Về Sông Tương hoặc Thu Quyến Rũ, du dương nhất định phải nhường bước Tiếng Sao Thiên Thai, ray rứt không thể bằng Nhớ Về Hànội, êm đềm dưới hạng của Làng Tôi hoặc Tình Quê Hương. Vân vân và vân vân. Hơn nữa, trong nhạc TCS, người ta không tìm được cái không khí của một gia đình ấm cúng, những hình ảnh quyến luyến như trong Tình Quê Hương hoặc Về Dưới Mái Nhà.
Nhạc TCS còn thua kém nhiều nhạc phẩm khác như thế, vậy mà có kẻ cho rằng TCS là một nhạc sĩ thiên tài. Thật đúng là nói láo. Người đó hoặc không biết gì về âm nhạc, hoặc không biết thưởng thức môn nghệ thật này. Vậy thì người ta vinh danh TCS là vinh danh cái gì? Thật khó mà tìm ra được câu trả lời.
Sự thật, TCS không phải là một nhạc sĩ tài ba như người ta tưởng, mà đúng ra anh ta là một tay phù thủy ngôn ngữ. TCS chỉ giỏi viết lời trong ca nhạc, tức là lời ca mà thôi. Công tâm mà nói, khó có thể phủ nhận TCS là người có tài về nghệ thuật “chế tạo” ngôn từ. Các bài hát của TCS nếu bỏ đi phần lời ca thì bản nhạc sẽ trở thành rẻ tiền ngay. Cho nên nhạc TCS nếu có được coi là hay thì nó hay ở phần lời ca chứ không phải hay vì âm điệu. Chẳng hạn để mô tả về thân phận nhược tiểu của người VN yêu nước, TCS viết: “Người con gái VN da vàng, yêu quê hương như yêu đồng lúa chín”. Muốn tố cáo Mỹ xâm lược, TCS nhẹ nhàng than thở: “Người con gái VN da vàng, yêu quê hương nay đã không còn” (bài Ca Dao Mẹ). TCS lên án chiến tranh hủy hoại tương lai dân tộc, anh ta viết: “Khi chiến tranh về đốt lửa quê hương … bom đạn về đêm đêm đốt cháy tương lai” (bài Đại Bác Ru Đêm). TCS nằm tưởng tượng ngày mai của anh ta ra sao rồi lớn tiếng thúc dục bộ đội VC và bọn phản chiến trong thành phố: “Ta đã thấy gì trong đêm nay, đèn soi trăm ngọn đèn soi. Mặt đất rung rinh muôn triệu người phá ngục tù đi dựng ngày mới. Rạng đông soi sáng tương lai. Dòng máu anh em đã nhuộm mặt trời cùng xương khô lên tiếng nói, đời sống ấm êm nhân danh con người” (bài Ta Đã Thấy Gì Đêm Nay). TCS trong khi ăn cơn Quốc Gia, uống nước Quốc Gia, hít thở không khí Quốc Gia, thế mà vẫn mong chờ, chờ cho được cái mơ ước: VN thống nhất với những tình thương vô bờ (bài Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói). Ôi cái tình thương vô bờ của CS mà TCS mơ tưởng nó đẹp làm sao như ta đang thấy ngày nay!
Trong những dòng nhạc phản chiến, TCS sử dụng chữ nghĩa thật tài tình. Một câu hát của TCS có thể làm cho một binh sĩ phải buông súng, một em học sinh sẵn sàng xuống đường đốt cờ Mỹ, một cụ già muốn xét lại thái độ chính trị của mình: tại sao phải chống lại những người đi giải phóng quê hương, tại sao lại cam tâm làm nô lệ cho Mỹ v.v. và không thiếu học sinh sinh viên cảm thấy cuộc chiến là phi lý! Lời ca trong dòng nhạc phản chiến của TCS thật dễ sợ.
TCS cũng vẫn tỏ ra là một tay phù thủy chế tạo ngôn ngữ trong những sáng tác tình cảm của anh ta. Những chữ, những lời anh ta sử dụng rất tầm thường, bình dân, tự nhiên, không gò bó, nhưng lại tượng hình, giầu âm thanh và nhạc điệu, và cũng không thiếu cả ánh sáng, hơn nữa rất hàm xúc, mỗi chữ mỗi câu đều hàm chứa ý nghĩa của nó. Chẳng hạn câu: “Trên bước chân em âm thầm lá đổ ….. Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau” (bài Diễm Xưa), hoặc: “Mẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn, đong đưa võng buồn …. Mẹ ngồi ru con tiếng hát lênh đênh” (bài Ca Dao Mẹ). Hầu như tất cả mọi lời ca trong nhạc TCS đều sản phẩm phù thủy cả. Tuy nhiên cũng có những câu, hát nhiều lần, hát mãi, người ta vẫn chẳng hiểu gì. Thí dụ: “Mưa vẫn mưa bay trên hàng lá nhỏ, dài tay em mấy thuở mắt xanh xao”. Tuy không hiểu nhưng người ta vẫn phải nhìn nhận cái hay vô hình ẩn hiện trong câu hát. Một lần nữa xin được nhấn mạnh, đó là tính chất phù thủy trong phần lớn các bản nhạc của TCS. Nói tóm lại, nhạc của TCS dù nhạc phản chiến hay nhạc tình cảm đều chỉ nặng giá trị ở lời ca, nhưng không mấy xuất sắc về âm điệu. Một nhạc sĩ có tài là một nhạc sĩ biết dùng âm thanh để nói lên tư tưởng của mình. Dùng lời để nói điều mình muốn nói như TCS sao gọi được là nhạc sĩ tài. Như vậy mà thổi TCS lên thành thiên tài âm nhạc liệu có quá đáng không? Xếp TCS ngồi chung chiếu với những Beethoven, Chopin, Mozart v.v., cái thế giới âm nhạc này sẽ nghĩ như thế nào?
Khi TCS chết, có một số văn nghệ sĩ bạn bè hoặc quen biết với Sơn ở hải ngoại đến nhang khói trước di ảnh của anh ta. Nhiều người bầy tỏ tiếc thương và thổi anh ta lên đến tận tầng mây xanh. Đó là thói quen mặc áo thụng vái nhau của một số văn nghệ sĩ của ta. Nhưng khi thấy VGCS tổ chức ma chay linh đình, và đồng bào tỵ nạn mạnh mẽ lên án anh ta, những người này từ đó tắt tiếng. Việc thương tiếc và trả nghĩa bạn bè là điều nên làm, nhưng không nên vì cảm tình riêng tư mà phủ lên quan tài người chết những tấm áo mà người chết đã không sắm nổi lúc sinh thời. Ngày nay, bọn người rắp tâm vực dậy cái thây ma TCS đã rữa, không phải vì tình cảm liên hệ với TCS, cũng chẳng phải vái cái thây ma TCS để mình được sáng giá lây, mà chỉ là để thi hành NQ36 của VGCS. Chuyện này VGCS không dám ra mặt làm.
Chúng mượn tay thế hệ con cháu của những tên tay sai mang gene di truyền làm thay. Điều đó không có gì lạ. Chỉ là kẻ có công, người có của, ai cũng đều lợi cả. Muốn người đời sau nhớ đến TCS, người ta cần gì phải lập bia khắc chữ, nhạc hội nhạc hè chi cho phí công tốn sức. Nhân dân VN sẽ không bao giờ quên được TCS, sẽ luôn luôn nhớ đến và nói cho nhau nghe cái tên của kẻ nổi tiếng là hèn nhát và phản bội này. Nhân dân VN đã lập bia từ lâu rồi, đây gọi là bia miệng. Bia miệng mới là thứ công cụ ghi nhớ đời đời bền vững của loài người trên mặt đất.
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
Nghe đâu ở nam Cali, mợ xướng ca Khánh Ly và một nhóm trẻ nào đó đang sắp sửa làm lễ giỗ cho Trịnh Công Sơn (TCS). Buổi lễ là một nhạc hội hát nhạc của họ Trịnh. Có bán vé thu tiền. Nếu TCS dưới âm phủ còn sáng tác, chắc anh ta sẽ cao hứng để viết vào bản nhạc của mình “Bài Ca Dành Cho Những Xác Người” thêm những lời lâm ly bi đát sau đây: “Chiều đi qua Quận Cam, hát trên thân xác mình. Ta đã thúi, ta đã thúi, sao bây giờ người ta còn u mê mù quáng? Chiều đi qua Quận Cam hát trên thân xác mình, ta đã thúi, ta đã thúi, ta bây chừ thân chương xình như xác Minh râu …”
Từ nhiều sự kiện xẩy ra cùng một lúc hiện nay, chúng ta mới nhận ra rằng chuyện có nhiều gia đình đem thân làm tôi mọi cho CS là một hiện tượng di truyền từ đời nọ sang đời kia, chứ chẳng phải là ngẫu nhiên. Miền nam Cali, người chủ xướng tôn vinh TCS nghe đâu là con trai của Trịnh Cung (?). Còn ở bắc Cali, tên quậy giấu mặt vụ Little Saigon là chồng của Madison Nguyễn. Tên này là con trai của Đoàn Văn Toại. Đoàn Văn Toại và Trịnh Cung là ai thì dân tỵ nạn hẳn không ai mà không biết. Các trường hợp bố con Nguyễn Cao Kỳ và Phạm Duy không là những yếu tố chứng minh giả thuyết di truyền kia đó sao? Bố là Việt gian, muốn xem con có là Việt gian không thì dễ thôi. Thử DNA là xong ngay. Giá có nhà khoa học nào bỏ công ra nghiên cứu, biết đâu chẳng tìm ra được loại Gene Việt Gian này để từ đó tìm ra phương pháp phát giác và phòng ngừa Việt gian trong cộng đồng thì may cho người tỵ nạn mình biết mấy. Nhưng cũng còn phải nhờ vào hồng phúc của tổ tiên và các đấng anh hùng liệt nữ.
Về cái anh chàng nhạc sĩ họ Trịnh, tôi đã viết rồi, cách đây cũng khá lâu. Nay muốn viết thêm chút nữa nhân cái biến cố đang gây sóng gió này.
TCS, người nhạc sĩ có chút ít tài năng, chết cách đây đã 7 năm. Người ta cứ tưởng rằng anh ta chết cũng giống như chó chết là hết chuyện. Nhưng không, bọn phỉ quyền Hànội, kẻ đã lợi dụng tối đa cái tài mọn của Sơn lúc anh ta còn sống, lại manh tâm dựng dậy cái xác chết của anh ta để quậy phá, khuấy đảo sự an bình của cộng đồng những người Việt Nam tỵ nạn chúng ta, mặc dầu anh ta chết, và đã chết 7 năm nay rồi. Kẻ có công với bọn Việt gian CS, chúng nhớ ơn, tưởng niệm theo cái lý ăn-quả-nhớ-kẻ-trồng-cây là điều bình thường. Người tỵ nạn không ke (care). Nhưng những nạn nhân của sự phản bội, những kẻ tự xưng là tỵ nạn CS dựng dậy cái thây ma của kẻ đã đâm sau lưng mình để vinh danh, để nhớ ơn mới là điều thật khó hiểu, và cũng khó chịu nữa. Có phải tất cả chúng ta sắp trở thành những kẻ “người chết 2 lần” (lời TCS trong bài Đại Bác Ru Đêm) bởi những thứ “Mỵ Châu” thời đại đang lẩn quất trong hàng ngũ chúng ta?
Người ta tổ chức giỗ chạp để tưởng nhớ người chết trong phạm vi gia đình, giữa những người thân thuộc hay bè bạn. Người còn sống thường chỉ vinh danh hay ca tụng một người đã chết một cách công khai ngoài xã hội khi người này: một là sau khi từ giã cõi đời, đã để lại công lao to lớn đối với một dân tộc, hay cho cả nhân loại; hai là đã nêu gương sáng chói về nhân cách hay đạo đức, xứng đáng cho người đời sau bắt chước và noi theo; và ba là có để lại một công trình nào đó về văn học, nghệ thuật, hay khoa học đem lại lợi ích cho xã hội. Nếu người thân hay bạn bè làm giỗ TCS trong phạm vi gia đình thì chẳng nói làm gì. Nhưng người ta làm công khai và lôi kéo cộng đồng tham dự là chuyện cần phải lên tiếng. Xét trên cả ba tiêu chuẩn, Trịnh Công Sơn có cái gì để lại đáng cho người Việt Nam tỵ nạn CS phải vinh danh và ca tụng một cách công khai và rình rang như thế?
Không phải bây giờ, mà ngay khi TCS vừa chết, cái chết của anh ta làm nổi lên không biết bao nhiêu dư luận khen chê. Lời khen không phải không có, mà tiếng chê lại càng không ít. Người chê lên án TCS là một tên phản bội, một tay CS nằm vùng, một con người tham sinh úy tử, ích kỷ, và hèn nhát. Có người cho rằng cái chết của TCS là một sự đền tội xứng đáng. Có người khác còn tiên đoán, TCS chết, nhạc của anh ta cũng sẽ chết theo. Còn những người khen đánh giá TCS là một nhạc sĩ thiên tài. Anh ta là một người yêu nước. Người khen, để biện hộ cho những cáo buộc của dư luận, cho rằng TCS đã phải đi giữa hai lằn đạn, ý nói anh ta là nạn nhân của cả hai phe Quốc cộng. Nhận định này đưa ra luận chứng rằng TCS cũng đã từng bị đầy ải tại các công, nông trường của CS.
Dư luận chê TCS nhận định và đánh giá anh ta như nói trên không sai. TCS là một thanh niên trốn lính ai cũng biết. Hành vi đó cho thấy anh ta là một con người hèn nhát, ích kỷ, và vô trách nhiệm. Trong lúc trốn lính, TCS còn dựa vào sự bao che của một vài giới chức quen biết có thẩm quyền trong quân đội để viết nhạc, rong ruổi đây đó, tụ tập giới trẻ hát hò chống chiến tranh, xuyên tạc và chống báng công cuộc chiến đấu tự vệ của quân dân miền Nam, ca tụng và cổ võ bọn xâm lược miền Bắc. Đó là một hành vi phản bội. Như thế, TCS bị kết án là phản bội thì cũng đúng thôi. Nếu anh ta không núp dưới sự che chở của người khác mà hành động đi ngược lại quyền lợi của Tổ Quốc thì tư cách của anh ta còn có thể biện minh được. Như thế có thể coi anh ta là một con người có lập trường và có bản lãnh. Nhưng đáng tiếc bản chất con người TCS tự nó đã là hèn nhát và phản bội rồi.
Có nhiều tác giả không nhận định và đánh gía TCS trên bình diện văn học thuần tuý, mà chỉ phê phán dưới khía cạnh chính trị qua cuộc sống và các ca khúc anh ta viết về cuộc chiến. Có nghĩa là những người đó chỉ cân nhắc và đánh giá TCS có công hay có tội đối với Quốc Gia, Dân Tộc, mà không phê bình về mặt nghệ thuật. Cái đó là một thiếu sót, bởi vì những người không biết gì về âm nhạc sẽ tưởng rằng tính tình TCS có chút nên chê trách thôi, nhưng anh ta là một thiên tài âm nhạc thật. Sự phê phán có phiến diện thật đấy, nhưng cũng dễ hiểu thôi, vì nhạc của TCS thật sự cũng chẳng có gì đáng giá lắm để nói tới. Nó phần lớn khởi hứng từ chiến tranh, gắn liền với cuộc chiến, và đã gây ảnh hưởng không nhỏ vào việc làm sụp đổ chế độ của miền Nam. Có thể nói một cách không sai là nếu không có chiến tranh thì đã không có nhạc TCS. Và ngược lại, TCS cũng đã không được nổi tiếng nếu không có chiến tranh. Điều mà dư luận phê phán mạnh mẽ nhất vẫn là TCS là một nhạc sĩ phản chiến. Từ phản chiến đi đến phản bội.
Trong sáng tác, TCS đã viết ra rất nhiều lời ca có tính cách kết án chiến tranh một chiều. Ta hãy nghe TCS hát: "Đại bác qua đây đánh thức mẹ dậy, đại bác qua đây con thơ buồn tủi ..... Từng chuyến bay dêm con thơ dật mình, hầm trú tan hoang, ôi da thịt vàng từng đêm soi sáng lạ mắt quê hương. Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng, hàng vạn tấn bom trút xuống ruộng đồng, cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn...." (bài Đại Bác Ru Đêm). Đây rõ ràng là những lời kết án nhắm vào Chính Quyền VNCH và đồng minh Mỹ. Đại bác qua đây. Từ đâu qua? Hàng vạn tấn bom trút xuống. Từ đâu trút xuống? Chính câu hỏi đã là một sự trả lời rồi. Sao không thấy TCS than khóc những cái chết do đạn pháo từ rừng bay đến, hoặc do những trái mìn của những kẻ từ bưng biền ôm ra? Còn nhiều và rất nhiều những câu hát như thế rải rác trong hàng trăm ca khúc mà TCS đã viết ra. Trong khi TCS khóc "từng vùng thịt xương có mẹ có em " (bài Đại Bác Ru Đêm), và tủi phận cho những "người già co ro buồn nghe tiếng nổ, em bé lõa lồ khóc tuổi thơ đi " (bài Người Già Em Bé), thì anh ta lại bỏ quên, không nhỏ được lấy một giọt nước mắt nào cho hàng ngàn nạn nhân vô tội bị CS giết hại tại Huế, nơi quê hương của chính anh ta.
Từ chỗ chống chiến tranh một chiều như thế, TCS đã trở thành một con người phản bội. Anh ta đã phản bội lại máu xương của những người đã gục ngã, hy sinh để bảo vệ cho mảnh đất mà anh đang sống, và được sống an bình. TCS có phải là VC hay không thì chuyện này chưa có bằng chứng xác đáng để kết luận. Thiển nghĩ, có lẽ TCS không phải là một dảng viên CS. Nhưng một điều có thể khẳng định, TCS là một công cụ phục vụ cho bọn xâm lược miền Bắc, và tự nguyện để cho việt gian cộng sản lợi dụng.
Có người cho rằng Cái chết của TCS là một sự đền tội xứng đáng. Chúng ta nên thông cảm cho những nạn nhân của CS mà sự uất hận đã lên đến cực điểm. Chẳng nên bắt lỗi hoặc trách cứ họ. Tuy nhiên phải nhìn nhận rằng sự kết án đó có phần hơi hồ đồ. Cho rằng TCS đã gây tội ác đối với chúng ta, và anh ta chết là xứng đáng để đền tội. Vậy chúng ta những nạn nhân của tội ác kia, mai kia chúng ta chết, không lẽ chúng ta cũng phải đền tội sao? Không được. Chết là một định luật chung cho mọi ngườị Ai cũng phải chết, và loài nào rồi cũng đi đến cái chết. Do đó không thể nói cái chết của TCS là sự đền tội. Sự đền tội của TCS là sự khinh bỉ của dư luận khi anh ta chết.
Còn về những lời khen? Lời khen ngợi lớn nhất cho TCS là lời mợ Khánh Ly ngôn rằng TCS là một người yêu nước. Chữ NƯỚC ở dây không hiểu là thứ nước nào, mợ KL không cho biết, Nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa hay là nước Việt Nam Cộng Hòa? Nếu mợ KL cho rằng TCS yêu nước VN xã hội chủ nghĩa, chúng ta khen mợ Khánh Ly nói đúng. Còn nếu bảo rằng TCS yêu nước VNCH thì chuyện này cần phải làm cho sáng tỏ. Sự thực là như thế nào cũng dễ tìm ra thôi. Chúng ta hãy nghe mợ KL hát: "Hãy sống dùm tôi, hãy nói dùm tôi, hãy thở dùm tôị Thịt da này dành cho thù hận, cho bạo cường, cho tham vọng của một lũ điên ..." (bài Hãy Sống Dùm Tôi). Xin thử hỏi cái lũ điên tham vọng đây là ai, bọn phỉ quyền Hanoi hay Chính Quyền VNCH? Nếu lũ điên thù hận, bạo cường, và tham vọng kia là bọn phỉ quyền Hanoi, thì tại sao ngày 30-4-75, TCS lại lên đài phát thanh SG hát đón bọn này vào thành phố? Không lẽ TCS ngu đến độ vui mừng và hãnh diện đi đón lũ điên vào Saigon. Như vậy lũ điên tham vọng, thù hận, và bạo cường kia tất nhiên phải là Chính Quyền VNCH. Thật là oan nghiệt, kẻ xâm lược thì được TCS hân hoan đón chào là người "anh em ta về" (bài Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói), còn những người chiến đấu để tự vệ lại bị TCS gọi là lũ điên tham vọng, bạo cường, và thù hận. Mợ Khánh Ly cũng nên hiểu như thế chứ. Qua bài hát này, TCS đã nặng nề kết án cả chính thể VNCH của miền Nam, nơi anh ta trú thân an toàn để đi ca hát. Mợ KL tôn vinh TCS là một người yêu nước thì phải hiểu rằng nước đây chính là nươc VN xã hội chủ nghĩa thì mới là chính xác. Với sự tôn vinh này, người tỵ nạn CS Khánh Ly đã nhục mạ cả Chính Quyền và tập thể QLVNCH. Còn gì đau đớn và mỉa mai hơn, bởi vì miền Nam là nơi mợ KL sinh ra, lớn lên, được hưởng giáo dục đầy đủ, và đưa mợ lên đài vinh quang trong nghề hát xướng. Lại nữa, nếu TCS yêu nước VNCH, thì tại sao ngày 30-4-75 anh ta lên đài phát thanh reo hò ca hát: "mặt đất bao la anh em ta về gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng chơi rồng bàn tay ta nắm nối chờ một ngày VN " (bài Nối Vòng Tay Lớn). Anh em với TCS về Saigon vào ngày 30-4-75 là ai mà làm cho anh ta vui mừng đến thế. Và, những người anh em này từ đâu về? Hỏi tức là trả lời rồi vậy. Mợ KL ca tụng TCS là người yêu nước. Nước ở đây như thế phải hiểu là nước VNCS. Không thể hiểu khác được. Mợ KL là một người tỵ nạn CS lại ca tụng tên phản quốc, công cụ tuyên truyền cho VGCS, là người yêu nước. Nước đó là nước Việt Nam CS. Sự thật đã được chứng minh. Vậy thì mợ KL thật ra là ai đây?
Cho rằng TCS trong cuộc chiến đã phải đi giữa hai lằn đạn cũng chỉ là lời biện hộ láo khoét. Thật vậy, chỉ nguyên một việc TCS lên đài SG hát nối-vòng-tay-lớn để mừng chiến thắng của VC và đón chúng vào thành như đã nói trên đã quá đủ để nói lên đường đi, chỗ đứng của TCS rồi. Không cần thiết phải dài dòng thêm. TCS rõ ràng đã đứng hẳn về một một bên, bên VGCS, chứ chẳng phải anh ta đứng ở giữa để bị lãnh đạn của cả hai bên. Miền Nam trước 30-4-75, có ai dám cho TCS ăn đạn không? Chắc chắn không. Hơn thế nữa, anh ta không phải là đã nhận được biết bao nhiêu ân huê và ưu đãi của người miền Nam đấy sao? Việc chọn cho mình một chỗ đứng và những sáng tác của TCS đã làm cho anh ta trở thành người có công lớn đối với CS. Sự đãi ngộ cuả CS đối với TCS khi anh ta chết đã nói lên điều đó. Thiếu gì người đã từng lập công hãn mã đối với CS, khi chết đi đâu có được cái phước đức như TCS. Sự thật đã qúa rõ ràng. Tất cả mọi lời lẽ được tung ra để biện hộ và chạy tội cho TCS đều là giả trá, hoặc là vì thiếu hiểu biết, hoặc là có dụng ý.
Cũng trong luận điệu chống đỡ cho TCS, có người nói rằng đã một thời TCS bị CS đầy đi nông trường. Nói như vậy tỏ ra họ chẳng hiểu biết một tý gì về CS. Dưới chế dộ CS, nhất là vào thời Lê Duẫn, để tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, tất cả mọi người (dĩ nhiên trừ bọn đầu sỏ ở Hanoi) đều phải tham gia vào sản xuất. Các văn nghệ sĩ được điều động đến các công nông trường tập thể vừa để thực tế (tiếng của VC) lao động, vừa để sáng tác hầu thúc đẩy tăng năng xuất. TCS có đi công, nông trường không phải là một biệt lệ, càng không phải là một sự đầy ải. Người nhạc sĩ sáng tác bản Tiếng Chầy Trên Sóc Bambo đã phải nằm ở một sóc thượng hơn nửa năm trời để viết ra bài hát. Và người viết ra bài “Tiếng Đàn Tà Lư” cũng phải vậy nữa.
TCS sống tại miền Nam, làm việc (dậy học) trong chế độ Cộng Hòa, được nhiều người nắm giữ quyền hành lúc đó che chở để khỏi phải ra trận, tức là đã hưởng những ơn huệ hơn người. Nhưng anh ta vẫn đi theo CS, và cuối cùng hoan hô, đón rưóc bọn xâm lược vào Saigon. Như thế TCS đã hiển nhiên là một tên phản bội người Việt Nam Quốc Gia. Thế thì tại sao những kẻ đã bị TCS phản bội, hiện nay lại muốn vinh danh cho TCS? Lý do gì? Xét cho cùng thì cái lý do duy nhất chỉ là để thi hành Nghị Quết 36/CP của bọn VGCS mà thôi. Bọn phỉ quyền Hànội tung ra NQ36 một cách công khai, không hề úp mở. Thi hành ở đâu trong những lãnh vực sinh hoạt nào, chúng đã ra chỉ thị rõ ràng cho các cơ quan thừa hành của chúng. Tài trợ bao nhiêu, chúng cũng không thèm giấu đút. Chỉ có kẻ đứng ra công khai thi hành Nghị Quyết tại các môi trường sinh hoạt thì chúng không tiết lộ. Vấn đề này, những người có kinh nghiệm về CS, các sĩ quan cảnh sát đặc biệt, và sĩ quan quân đội làm trong ngành tình báo hoặc phản gián của QLVNCH thì biết rành và biết rõ. Cho nên, chẳng hạn như những người đi nghe ca sĩ trong nước ra ngoài này hát rồi lên giọng “có thấy tuyên truyền gì đâu” thì thật là ngây thơ và ngu xuẩn. Nên biết rằng VGCS không bao giờ triển khai và thi hành NQ36 tại hải ngoại dưới bảng hiệu công sản, mà luôn luôn bọc nó bằng cái vỏ Quốc Gia, hay ít nữa là một cái gì đó vô thưởng vô phạt để dễ qua mặt người tỵ nạn.
Thực ra, VGCS chọn chủ đề vinh danh TCS xem ra cũng là chuyện bất đắc dĩ, bởi vì ở hải ngoại này, TCS, về mặt nhân cách và đạo đức, đã là một người mất hết cảm tình của người đồng hương rồi. Hơn nữa, nhạc của anh ta cũng chẳng còn mấy ăn khách và đang đi vào quên lãng. Nói thế không phải là cố tình hạ giá nhạc TCS. Người miền Nam rất bao dung, cỏi mở, và ít có câu nệ, cả về lối sống lẫn trong thưởng thức văn nghệ. Vì những đức tính này, ngay trong thời chiến tranh, người ta có thể khá dễ dàng tìm đọc những thông tin của phía CS, hát và trình diễn công khai những bản nhạc của Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Đặng Thế Phong … đọc thơ của Lưu Trọng Lư, Trần Dân, và ngay cả Tố Hữu, Chế Lan Viên … Ở hải ngoại, trừ ra những thứ nhạc, sách báo tuyên truyền bị gạt bỏ, còn những cái hay, cái đẹp nói chung trong sáng tác vẫn được đón nhận một cách niềm nở. Như thế mới thấy rằng nhạc TCS bị đào thải ở hải ngoại không phải hoàn toàn vì vấn đề đạo đức cá nhân của anh ta, mà vì chính tự bản thân những bản nhạc.
Những sáng tác của TCS xin tạm phân chia làm hai loại: nhạc phản chiến và nhạc tình cảm. Khoảng trên 50% hoặc hơn các sáng tác của Sơn là nhạc phản chiến. Sở dĩ tên tuổi TCS được bốc lên là do loại nhạc này. Loại nhạc phản chiến của TCS đều là dân ca, rất đơn điệu (monotone) và cũng tầm thường thôi. Trong thời còn chiến tranh và ngay tại miền Nam, từ thành thị tới thôn quê, trong khắp hang cùng ngõ hẻm, đâu đâu cũng vang tiếng nhạc phản chiến của TCS. Đáng tiếc là loại nhạc dùng để tuyên truyền này được viết để phục vụ cho cuộc xâm lược của CS, nên nó cũng buộc phải chết theo ngay khi nạn nhân của xâm lược (VNCH) đã chết. Điều đáng buồn cho TCS là những sáng tác loại này của anh ta bị cấm hát thời còn chiến tranh ngay trong những khu vực do VC kiểm soát. Nếu TCS không phải là CS, và nếu anh ta còn là một con người có liêm sỉ và biết tự ái thì anh ta đã phải nhận ra cái thân phận nô lệ của mình ngay từ ngày đó.
Còn lại trong số các tác phẩm của TCS là nhạc tình cảm. Đem nhạc tình cảm của TCS so sánh với các nhạc phẩm của các tác giả khác, ta có thể đánh giá giá trị nghệ thuật của anh ta chính xác hơn. Nhạc TCS, lãng mạn không thể bằng cái lãng mạn của Thiên Thai, thơ mộng không qua mặt được Trăng Mờ Bên Suối, gợi cảm không so sánh được với Dư Âm, tình tứ còn thua xa Tiếng Thời Gian, hồn nhiên sao bằng được Sơn Nữ Ca, tha thiết còn dưới bậc của Giọt Mưa Thu, hay Con Thuyền Không Bến, quyến rũ làm sao bằng Ai Về Sông Tương hoặc Thu Quyến Rũ, du dương nhất định phải nhường bước Tiếng Sao Thiên Thai, ray rứt không thể bằng Nhớ Về Hànội, êm đềm dưới hạng của Làng Tôi hoặc Tình Quê Hương. Vân vân và vân vân. Hơn nữa, trong nhạc TCS, người ta không tìm được cái không khí của một gia đình ấm cúng, những hình ảnh quyến luyến như trong Tình Quê Hương hoặc Về Dưới Mái Nhà.
Nhạc TCS còn thua kém nhiều nhạc phẩm khác như thế, vậy mà có kẻ cho rằng TCS là một nhạc sĩ thiên tài. Thật đúng là nói láo. Người đó hoặc không biết gì về âm nhạc, hoặc không biết thưởng thức môn nghệ thật này. Vậy thì người ta vinh danh TCS là vinh danh cái gì? Thật khó mà tìm ra được câu trả lời.
Sự thật, TCS không phải là một nhạc sĩ tài ba như người ta tưởng, mà đúng ra anh ta là một tay phù thủy ngôn ngữ. TCS chỉ giỏi viết lời trong ca nhạc, tức là lời ca mà thôi. Công tâm mà nói, khó có thể phủ nhận TCS là người có tài về nghệ thuật “chế tạo” ngôn từ. Các bài hát của TCS nếu bỏ đi phần lời ca thì bản nhạc sẽ trở thành rẻ tiền ngay. Cho nên nhạc TCS nếu có được coi là hay thì nó hay ở phần lời ca chứ không phải hay vì âm điệu. Chẳng hạn để mô tả về thân phận nhược tiểu của người VN yêu nước, TCS viết: “Người con gái VN da vàng, yêu quê hương như yêu đồng lúa chín”. Muốn tố cáo Mỹ xâm lược, TCS nhẹ nhàng than thở: “Người con gái VN da vàng, yêu quê hương nay đã không còn” (bài Ca Dao Mẹ). TCS lên án chiến tranh hủy hoại tương lai dân tộc, anh ta viết: “Khi chiến tranh về đốt lửa quê hương … bom đạn về đêm đêm đốt cháy tương lai” (bài Đại Bác Ru Đêm). TCS nằm tưởng tượng ngày mai của anh ta ra sao rồi lớn tiếng thúc dục bộ đội VC và bọn phản chiến trong thành phố: “Ta đã thấy gì trong đêm nay, đèn soi trăm ngọn đèn soi. Mặt đất rung rinh muôn triệu người phá ngục tù đi dựng ngày mới. Rạng đông soi sáng tương lai. Dòng máu anh em đã nhuộm mặt trời cùng xương khô lên tiếng nói, đời sống ấm êm nhân danh con người” (bài Ta Đã Thấy Gì Đêm Nay). TCS trong khi ăn cơn Quốc Gia, uống nước Quốc Gia, hít thở không khí Quốc Gia, thế mà vẫn mong chờ, chờ cho được cái mơ ước: VN thống nhất với những tình thương vô bờ (bài Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói). Ôi cái tình thương vô bờ của CS mà TCS mơ tưởng nó đẹp làm sao như ta đang thấy ngày nay!
Trong những dòng nhạc phản chiến, TCS sử dụng chữ nghĩa thật tài tình. Một câu hát của TCS có thể làm cho một binh sĩ phải buông súng, một em học sinh sẵn sàng xuống đường đốt cờ Mỹ, một cụ già muốn xét lại thái độ chính trị của mình: tại sao phải chống lại những người đi giải phóng quê hương, tại sao lại cam tâm làm nô lệ cho Mỹ v.v. và không thiếu học sinh sinh viên cảm thấy cuộc chiến là phi lý! Lời ca trong dòng nhạc phản chiến của TCS thật dễ sợ.
TCS cũng vẫn tỏ ra là một tay phù thủy chế tạo ngôn ngữ trong những sáng tác tình cảm của anh ta. Những chữ, những lời anh ta sử dụng rất tầm thường, bình dân, tự nhiên, không gò bó, nhưng lại tượng hình, giầu âm thanh và nhạc điệu, và cũng không thiếu cả ánh sáng, hơn nữa rất hàm xúc, mỗi chữ mỗi câu đều hàm chứa ý nghĩa của nó. Chẳng hạn câu: “Trên bước chân em âm thầm lá đổ ….. Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau” (bài Diễm Xưa), hoặc: “Mẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn, đong đưa võng buồn …. Mẹ ngồi ru con tiếng hát lênh đênh” (bài Ca Dao Mẹ). Hầu như tất cả mọi lời ca trong nhạc TCS đều sản phẩm phù thủy cả. Tuy nhiên cũng có những câu, hát nhiều lần, hát mãi, người ta vẫn chẳng hiểu gì. Thí dụ: “Mưa vẫn mưa bay trên hàng lá nhỏ, dài tay em mấy thuở mắt xanh xao”. Tuy không hiểu nhưng người ta vẫn phải nhìn nhận cái hay vô hình ẩn hiện trong câu hát. Một lần nữa xin được nhấn mạnh, đó là tính chất phù thủy trong phần lớn các bản nhạc của TCS. Nói tóm lại, nhạc của TCS dù nhạc phản chiến hay nhạc tình cảm đều chỉ nặng giá trị ở lời ca, nhưng không mấy xuất sắc về âm điệu. Một nhạc sĩ có tài là một nhạc sĩ biết dùng âm thanh để nói lên tư tưởng của mình. Dùng lời để nói điều mình muốn nói như TCS sao gọi được là nhạc sĩ tài. Như vậy mà thổi TCS lên thành thiên tài âm nhạc liệu có quá đáng không? Xếp TCS ngồi chung chiếu với những Beethoven, Chopin, Mozart v.v., cái thế giới âm nhạc này sẽ nghĩ như thế nào?
Khi TCS chết, có một số văn nghệ sĩ bạn bè hoặc quen biết với Sơn ở hải ngoại đến nhang khói trước di ảnh của anh ta. Nhiều người bầy tỏ tiếc thương và thổi anh ta lên đến tận tầng mây xanh. Đó là thói quen mặc áo thụng vái nhau của một số văn nghệ sĩ của ta. Nhưng khi thấy VGCS tổ chức ma chay linh đình, và đồng bào tỵ nạn mạnh mẽ lên án anh ta, những người này từ đó tắt tiếng. Việc thương tiếc và trả nghĩa bạn bè là điều nên làm, nhưng không nên vì cảm tình riêng tư mà phủ lên quan tài người chết những tấm áo mà người chết đã không sắm nổi lúc sinh thời. Ngày nay, bọn người rắp tâm vực dậy cái thây ma TCS đã rữa, không phải vì tình cảm liên hệ với TCS, cũng chẳng phải vái cái thây ma TCS để mình được sáng giá lây, mà chỉ là để thi hành NQ36 của VGCS. Chuyện này VGCS không dám ra mặt làm.
Chúng mượn tay thế hệ con cháu của những tên tay sai mang gene di truyền làm thay. Điều đó không có gì lạ. Chỉ là kẻ có công, người có của, ai cũng đều lợi cả. Muốn người đời sau nhớ đến TCS, người ta cần gì phải lập bia khắc chữ, nhạc hội nhạc hè chi cho phí công tốn sức. Nhân dân VN sẽ không bao giờ quên được TCS, sẽ luôn luôn nhớ đến và nói cho nhau nghe cái tên của kẻ nổi tiếng là hèn nhát và phản bội này. Nhân dân VN đã lập bia từ lâu rồi, đây gọi là bia miệng. Bia miệng mới là thứ công cụ ghi nhớ đời đời bền vững của loài người trên mặt đất.
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
No comments:
Post a Comment