Saturday, May 22, 2010

Những điệp viên áo đen thượng thặng đeo thánh giá




Ngày 13-5-2010 Vatican thông báo thay hai giám mục Việt Nam là Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt và Giám Mục giáo phận Vinh Cao Đình Thuyên.

Nguồn tin này thường chỉ được biết khi công bố , nhưng trái với thông lệ đó, tin tức về các dự tính này đã làm xôn xao dư luận người Công Giáo Việt Nam đến cả tháng trước. Thậm chí có website còn khẳng định đúng cả ngày giờ đưa ra thông báo và ai là người đến thay.

Việc lộ thông tin là chuyện rất hiếm trong việc bổ nhiệm của Vatican. Nhưng tại sao việc bổ nhiệm lần này ở Việt Nam lại bị lọt thông tin ra ngoài trước một thời gian dài?

Người ta chỉ biết ông Đỗ Quý Doãn, người đang nắm bộ Thông Tin – Truyền Thông đã họp kín với các đại diện báo chí để căn dặn sắp tới khi Ngô Quang Kiệt bị thay thế, báo chí Việt Nam không đề cập đến việc này và coi như việc nội bộ của “chúng nó”. Từ đó mà các tin bán chính thức lan nhanh chăng?

Nhưng điều rõ ràng là việc thay thế hai giám mục lần này là việc đã được bàn bạc, xếp đặt với sự tham gia của nhiều bên. Một bên là Tòa Thánh Vatican, một bên là một số nhân vật trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, một bên là Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Vì nếu quyết định này là riêng của Tòa Thánh thì không lẽ gì ông Đỗ Quý Doãn lại biết được như vậy. Đặc biệt sự thay thế lần này nhằm vào hai vị giám mục đã có những hành động phản kháng lại chính quyền qua những sự việc trong địa phận họ quản lý như Tam Tòa, Đồng Chiêm, Tòa Khâm Sứ.

Trong lúc mà hai vị giám mục Kiệt và giám mục Thuyên đấu tranh với chính quyền về đất đai và cách hành xử bạo lực của chính quyền đối với giáo dân và linh mục, cũng như những lời xuyên tạc, bịa đặt của chính quyền trên báo chí, thì một số giám mục khác lặng im không thể hiện tinh thần hiệp thông này. Sự im lặng này được giải thích là HĐGM Việt Nam có cách đấu tranh, giải quyết khác. Dư luận và những người dân Công Giáo vì tin tưởng ở chính nghĩa mà mình đấu tranh, tin tưởng vào tinh thần hiệp thông giáo hội cho nên cũng tin tưởng rằng một số giám mục trong HĐGMVN có hướng giải quyết khác. Không ai tin rằng HĐGM Việt Nam lại làm ngơ trước sự kiện thánh giá bị đập, giáo dân bị đánh trọng thương và càng không thể làm ngơ trước cảnh linh mục bị đánh gãy tay, vỡ đầu. Những người đang cầu nguyện dưới mưa, nắng, giá rét và gậy gộc tàn bạo ấy vẫn mang trong lòng niềm hy vọng có những người trách nhiệm trong giáo hội đang quan tâm và làm gì đó cho họ.

Nhưng niềm tin của họ đã nương nhầm?

Một nhóm giám mục trong HĐGM Việt Nam và một vị hồng y, cùng với một đức ông người Việt tại bộ Ngoại Giao Vatican đã thương thảo với chính quyền Việt Nam để cùng tác động khiến Đức Giáo Hoàng Biển Đức có những quyết định gây đau đớn cho đồng bào Công Giáo Việt Nam.



Mọi nguồn cơn có lẽ bắt đầu từ những ẩn số như Đức Ông Cao Minh Dung, một nhà tu hành vào năm 1979, tức thời kỳ chính quyền Việt Nam trấn áp khốc liệt nhất mọi thành phần không phải là cộng sản, thì Cao Minh Dung được đàng hoàng sang Rô Ma học. Dưới thời của đức giáo hoàng John-Paul đệ nhị, vốn là người không chấp nhận cộng sản, Cao Minh Dung nằm im chờ đợi. Ngay sau khi giáo hoàng Biển Đức lên kế vị, Cao Minh Dung đã đề nghị bổ nhiệm một số giám mục có chiều hướng thân thiện với chính quyền Việt Nam như Võ Đức Minh, Nguyễn Văn Nhơn, Nguyễn Văn Khảm và Nguyễn Thái Hợp. Sở dĩ Đức Ông Cao Minh Dung đề xuất được Vatican chấp nhập là vì có nhà nước Việt Nam đứng đằng sau tạo điều kiện cho Cao Minh Dung và một số giám mục có tiếng nói với Vatican hay gọi cách khác là nhà nước Việt Nam đã thông qua nhóm giám mục này để thực hiện những dự định của nhà nước nhằm thay thế các giám Mục Cao Đình Thuyên, Ngô Quang Kiêt. Đây là một thỏa hiệp có lợi cho nhà nước Việt Nam,và có lợi cho cả nhóm giám mục cấu kết với Cao Minh Dung. Ngược lại, nỗi thiệt thòi cho giáo dân Việt Nam thấp cổ bé họng cũng là sự thiệt thòi của Vatican do nhiều nguyên nhân.

Chính quyền Việt Nam có tầm nhìn rất xa, chính xác hơn là do sự nghi kỵ cố hữu trong bản chất. Chính quyền không tiếc tiền của cài người khắp các tổ chức quốc tế. Hãy đọc tiểu sử Phạm Xuân Ẩn để thấy chính quyền Việt Nam tạo các mầm mống từ khi nguyên sơ. Có lẽ một ngày nào đó Cao Minh Dung sẽ là một Vũ Ngọc Nhạ để viết Hồ Sơ Một Điệp Viên, Ông Cố Vấn.

Linh mục Nguyễn Thái Hợp sau khi nhập quốc tịch ngoại quốc và ở nước ngoài nhiều năm bỗng nhiên được về nước giữ những chức vụ định hướng quan trọng cho trí thức Công Giáo, rồi bỗng dưng được nhà nước Việt Nam chấp thuận cho làm giám mục Vinh, một địa phận đang nóng bỏng sức phản kháng bất công đòi công lý- sự thật mãnh liệt. Sự trở về với quốc tịch nước ngoài của Nguyễn Thái Hợp là một câu đố khó hiểu nếu so với hàng trăm nghìn người muốn về Việt Nam, chưa kể đây là mội linh mục Công Giáo. Năm ngoái dưới sự chỉ đạo của Hồng Y Nguyễn Minh Mẫn, linh mục Nguyễn Thái Hợp đứng tổ chức cuộc hội thảo khoa học về biển Đông.

Chất lượng thực sự của cuộc hội thảo này hoàn toàn không có gì đáng kể vì nhiều người có tham luận quan trọng không đến, hoặc đến thì khi phát biểu bị linh mục ngắt lời hay lắc đầu biện minh lý do nhạy cảm không cho phát biểu. Thực chất cuộc hội thảo này là hợp đồng với chính quyền để kéo dư luận đang đồng tình quan tâm đến vụ Bô Xít, do linh mục Lê Quang Uy phát động, bị loãng đi và chuyển sang hướng khác. Màn kịch treo đầu dê, bán thịt chó đầu tiên được thông báo là tổ chức tại Tòa Giám Mục có nhân vật này, nhân vật nọ đến dự, nhưng giờ chót thì chuyển sang 43 Nguyễn Thông trong một căn phòng hẹp, trần thấp tè. Cho nên nhìn lại kỹ thì cuộc hội thảo ấy không có giá trị thực tế nào ngoài nâng cao hình ảnh của linh mục Nguyễn Thái Hợp và hồng y Nguyễn Minh Mẫn. Có lẽ đây là nước đi chiến lược vừa kéo dãn vụ bô –xít của linh mục Lê Quang Uy vừa lăng xê hình ảnh cho Nguyễn Thái Hợp và Hồng Y Nguyễn Minh Mẫn để sử dụng sau này

Giám mục Nha Trang Võ Đức Minh, học ở nước ngoài và trở về Việt Nam tháng 5-1974 dạy học ở Đà Lạt. Võ Đức Minh về tiếp quản Đại Chủng Viện được một năm thì đại chủng viện thuộc về sở hữu chính quyền. Chủng sinh tan tác mỗi người một ngả, Võ Đức Minh tiếp tục về Sài Gòn, Nha Trang dạy học. Võ Đức Minh đi dạy đến đâu thì cơ sở ở đó nếu vật chất không thuộc về chính quyền thì tinh thần, tư tưởng cũng chạy theo Đảng. Cùng thời giảng dạy với giám mục Giuse Võ Đức Minh khiến giáo hoàng học viện Đà Lạt mất vào tay chính quyền còn có Giám Mục Bùi Văn Đọc, người mới năm nào đã tuyên ngôn thay cho HĐGM bằng câu nói: “Ai không yêu cộng sản thì đừng khích bác chúng tôi yêu”. Trong nhóm giám mục theo khuynh hướng này còn có giám mục Nguyễn Văn Khảm.

Tính đến giờ phút này thì kết quả cuộc can thiệp của chính quyền vào việc bổ nhiệm đến tầm cao cấp của giáo hội Việt Nam đã có kết quả hiển nhiên. Thông tấn xã Việt Nam khẳng định sức mạnh ‘’ tuyệt đối’’ của chính quyền chắc nịch: “Được sự đồng ý của chính phủ Việt Nam… đã bổ nhiệm…”. Hiển nhiên, kết quả này cũng là thắng lợi của nhóm Giám Mục đã nêu tên.

Nhưng thắng lợi của liên minh ma quỷ này không hề toàn vẹn. Có lẽ vì sốt ruột muốn lập chiến công mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Đại hội Đảng sắp đến mà Bộ Chính Trị Việt Nam nghiến răng lật những lá bài như Cao Minh Dung, Bùi Văn Đọc và một số giám mục trong HĐGM Việt Nam… Một chiến thắng mà phải lật từng ấy quân bài kể cũng là chiến thắng với giá quá đắt của chính quyền. Nhất là buộc lòng dùng những con bài dự trữ đã mất công ém sẵn hàng mấy chục năm.

Một sự không trọn vẹn nữa nằm ngoại dự định là sự thay thế giám mục mới không khuất phục được toàn thể giáo dân miền Bắc, cho dù ngay lời nói đầu tiên Tổng Giám Mục Nhơn hàm ý bóng gió nói “Vâng lời sẽ được bình an’’.

Người giáo dân miền Bắc cũng như các giám mục họ từng yêu mến hiểu thừa sự vâng lời chính quyền sẽ được bình an. Nhưng vì để làm chứng nhân công lý- sự thật dưới chế độ độc tài này thì khó mà bình an được, họ sẵn sàng không được bình an để được làm chứng nhân.


Chiến thắng của ma quỷ dẫu thế nào cũng chỉ là nhất thời. Chỉ có chiến thắng của đức tin, của công lý – sự thật mới thực sự đời đời bền vững.

Đông Hà Nội
http://baotoquoc.com/2010/05/16/h%E1%BB%93-s%C6%A1-nh%E1%BB%AFng-di%E1%BB%87p-vien-deo-thanh-gia/


No comments:

Post a Comment