Tuesday, May 25, 2010

Cao Minh Dung là ai ??






Source: http://www.youtube.com/user/nuvuongcongly#p/a/u/0/XcUmZZtoBDY



Sunday, May 23, 2010

Vạ Tuyệt Thông của Giáo Hội dành cho người theo Cộng Sản - Tiến Sĩ Trần An Bài



    Vạ Tuyệt Thông của Giáo Hội dành cho người theo Cộng Sản
    Hợp tác với Cộng Sản là đương nhiên bị khai trừ khỏi Giáo Hội
Tiến Sĩ Trần An Bài

Học thuyết Cộng Sản (CS) là một quái thai của nhân loại trong thế kỷ 19 và 20. Bất cứ cá nhân nào, tổ chức xã hội nào, quốc gia nào hoặc tôn giáo nào cũng đều có bổn phận và trách nhiệm tiêu diệt cái quái thai này, để bảo vệ thế giới của con người, vì học thuyết CS không nhằm phục vụ con người mà nhằm tiêu hủy con người.

Các quốc gia Đông Âu đã nhận ra điều này và đã thành công trong việc tiêu trừ nó vào trước lễ Giáng Sinh năm 1989. Điều trớ trêu và đáng buồn là hiện nay trên thế giới chỉ còn 4 quốc gia theo chủ nghĩa CS và Việt Nam lại là một trong số những quốc gia ấy: Trung Cộng, Cuba và Bắc Hàn.

Ngay khi tà thuyết CS ra đời, Giáo Hội Công Giáo (GHCG) là một trong những tôn giáo đã chống lại nó một cách mạnh mẽ nhất. Đức Giáo Hoàng Piô XII vào năm 1949 đã ra Sắc Luật chống chủ thuyết Cộng Sản và tuyên bố áp đặt vạ tuyệt thông cho tất cả những người Công Giáo nào hợp tác với các tổ chức Cộng Sản (The Decree against Communism is a 1949 Catholic Church document (by Pope Pius XII) which excommunicates all Catholics collaborating in communist organizations). Sắc Luật này đã tạo nên một hậu quả khủng khiếp nhất chưa hề có trong lịch sử GHCG là số người bị khai trừ khỏi GH lên tới cả triệu người. Dù biết rõ hậu quả như vậy, nhưng GH vẫn tiến tới, vì hai học thuyết Công Giáo và Cộng Sản không thể đội trời chung với nhau.

Tưởng cần nhắc lại là Sắc Luật nghiêm khắc này chỉ là để thi hành một Thông Điệp chống Cộng đã có từ năm 1937, với tên là "Divini Redemptoris" (Của Đấng Cứu Thế Thần Linh).

Vào ngày 15-7-1948, báo L'Obsservatore Romano, cơ quan ngôn luận chính thức của Toà Thánh đã đăng tải một Sắc Luật chống Cộng, nhằm công bố vạ tuyệt thông cho tất cả những ai "tuyên truyền các học thuyết Cộng Sản nhằm cổ võ thuyết duy vật và chống báng Kitô giáo". Vào thời điểm đó, Sắc Luật có chủ đích ra vạ tuyệt thông cho các đảng viên Đảng CS Ý.

Có thể nói: ngược dòng lịch sử GHCG suốt 100 năm qua, các vị Giáo Hoàng Piô IX, Lêô XIII, Thánh Giáo Hoàng Piô X, Piô XI, Piô XII, Gioan XXIII, Phaolô VI, Công Đồng Vatican II và Đức Gioan Phaolô II đều liên tục lên án chế độ Cộng Sản một cách mãnh liệt. Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII đã ban hành án vạ tuyệt thông cho Fidel Castro, lãnh đạo cuộc Cách Mạng CS Cuba mà CSVN vẫn nhận là anh em nối khố để canh chừng thế giới: "Anh ngủ, em thức". Chỉ có ĐGH Bênêdictô XVI mới lên ngôi được 5 năm và có lẽ đang dồn nỗ lực vào việc phục hồi các Giáo Hội tại Âu Châu và Mỹ Châu, nên đã lơ là trong việc chống lại 3 quái thai CS đang hoành hành tại Á Châu là Trung Quốc, Bắc Hàn và VN thôi.

Các văn kiện của Toà Thánh minh định rằng tất cả những tín hữu nào bảo vệ hay cổ võ học thuyết Cộng sản thì "đương nhiên" bị khai trừ khỏi Giáo Hội. (Q.4 If Christians declare openly the materialist and antichristian doctrine of the communists, and, mainly, if they defend it or promulgate it, “ipso facto”, do they incur in excommunication ("speciali modo") reserved to the Apostolic See? R. Affirmative) .

Ngoài ra, những tín hữu nào bỏ phiếu cho đảng CS hoặc gia nhập đảng này hoặc viết lách cho các báo chí CS thì cũng cùng chung số phận như vậy.

Tất cả những luật lệ trên cho tới nay vẫn còn hiệu lực, vì chưa hề có một văn thư nào của Toà Thánh hủy bỏ, tu chính hoặc sửa chữa nội dung các Sắc Luật chống Cộng kể trên. Cho nên, một tín hữu Công Giáo - bất kể thuộc thành phần nào: từ Giáo Hoàng, Hồng Y, Tổng GM, Giám Mục, Linh Mục, tu sĩ nam nữ đến giáo dân - mà hợp tác, ca ngợi, tán đồng học thuyết và chế độ CS dưới bất cứ hình thức nào, đều đương nhiên bị vạ tuyệt thông, tức không còn phải là phần tử trong Giáo Hội Công Giáo nữa.

LẬP TRƯỜNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

Thái độ của Hội Đồng Giám Mục VN đối với chế độ CS kể từ khi Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông đặt ách thống trị trên Quê Hương Việt Nam như thế nào? Một cách tổng quát, chúng ta có thể tóm lược lập trường chống Cộng khác nhau của HĐGM/VN như sau:

- Dưới thời Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn, Tổng GM Hà Nội, Hội Đồng GMVN không muốn có bất cứ liên hệ nào với Nhà Nước CSVN. Đó là một tinh thần chống Cộng quyết liệt.

- Đến thời Đức Cha Nguyễn Minh Nhật, Giám Mục Xuân Lộc, làm Chủ Tịch HĐGM thì các Giám Mục viết kiến nghị yêu cầu Nhà Nước thỏa mãn các yêu sách của Giáo Hội, ví dụ: xin gia tăng chiêu sinh, tự do truyền chức linh mục, trả lại tài sản cho Giáo Hội, v.v... Các bản kiến nghị đó cũng được gửi cho các cơ quan ngôn luận trong và ngoài nước để tạo sức ép trên Nhà Nước. Kết quả, Giáo Hội không được gì, vì Nhà Nước không bao giờ cứu xét các kiến nghị đó.

- Đến thời ĐC Nguyễn Văn Hòa, Giám Mục Nha Trang, làm Chủ Tịch HĐGM thì cũng có kiến nghị, nhưng không công bố mà đến gặp thẳng các viên chức Nhà Nước để đặt vấn đề. Nói cách khác, HĐGM tìm cách đối thoại thay vì đối đầu. Kết quả là Nhà Nước áp dụng chế độ "Xin-Cho". Trên thực tế, có một vài kết quả trong chế độ "Xin - Cho" này. "Xin" có điều kiện thì "Cho" cũng có điều kiện. Hai bên đều có lợi.

- Khi ĐC Nguyễn Văn Nhơn, Giám Mục Đà Lạt, làm Chủ Tịch HĐGM thì chính sách đối thoại vẫn được duy trì và còn được thăng hoa bằng "lý thuyết thực dụng" nữa.

Kể từ khi Hoa Kỳ - Trung Cộng bắt tay nhau và thoả thuận cho Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam và đặt ách thống trị trên toàn lãnh thổ VN, Vatican vẫn thường xuyên gửi các phái đoàn đến thương thuyết với Hà Nội, mặc dù hai quốc gia Vatican và VN chưa thiết lập quan hệ ngoại giao.

Giai đoạn đầu, với Trưởng phái đoàn là Đức Ông Celli, cuộc gặp gỡ đôi lúc rất căng thẳng, đến nỗi có lần đã phải đập bàn đập ghế. Nhưng đến thời Đức Ông Migliore làm trưởng phái đoàn thì bầu không khí có vẻ dịu hơn và cho đến thời Đức Ông Parolin thì cuộc đối thoại mang nhiều nụ cười cởi mở. Mới đây nhất, khi Đức Ông Nguyễn Văn Phương - người liên tục có mặt trong phái đoàn Vatican đối thoại với Ủy Ban Tôn Giáo Nhà Nước - chuẩn bị về hưu thì xuất hiện một khuôn mặt mới, trẻ trung, hoạt bát hơn. Đó là Đức Ông Cao Minh Dung. Có người để ý theo dõi và ghi nhận rằng: Nhà Nước tiếp đãi phái đoàn cũng như cá nhân Đức Ông Dung một cách nồng hậu khác thường. Qua cách ứng xử của Đức Ông Dung với Đức Tổng Kiệt trong những ngày qua, có dư luận còn cho rằng CSVN đã "cài" được Đức Ông vào trong guồng máy của Vatican rồi. Dư luận đúng sai tới đâu thì chưa rõ, nhưng xưa nay, những trò tiểu xảo cài gián điệp của Bắc Việt vào guồng máy VNCH vẫn còn làm nhiều người khiếp sợ!

Người ta thấy rõ bầu khí "đối thoại" giữa Vatican và CSVN cùng chung một nhịp với mối quan hệ giữa HĐGMVN và guồng máy cai trị của Hà Nội.

Tưởng cần phải ghi nhận một điểm khá đặc biệt và rất nghịch thường ở đây là Giáo Hoàng vừa là Giáo Chủ Đạo Công Giáo, kế quyền Thánh Phêrô và Đại Diện Đức Kitô trên trần gian này vừa là Quốc Trưởng của quốc gia Vatican, một quốc gia mà diện tích chỉ rộng bằng khuôn viên Dinh Độc Lập của VNCH thôi. Với quyền uy Giáo Hoàng, các ngài có hàng trăm triệu tín đồ trên khắp thế giới và đã ra vạ tuyệt thông cho hàng triệu tín đồ "thiên Cộng". Nhưng với tư cách Quốc Trưởng Vatican, các ngài chỉ có khoảng 800 công dân mang quốc tịch Vatican, nhưng Sứ Thần Toà Thánh hiện diện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Cho nên, mặc dầu Fidel Castro đang mang án vạ tuyệt thông mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vẫn đến thăm, bắt tay Fidel Castro, cử hành Thánh Lễ công khai mà không ai phân biệt được ngài đến Cuba trong tư thế Giáo Hoàng hay Quốc Trưởng Vatican. Biết được điểm nghịch thường này, người ta mới hiểu được tại sao Giáo Hoàng có lúc quyết liệt ngoảnh mặt đi, nhất định không nói chuyện với CS, nhưng có lúc lại tay trong tay, niềm nở với Cộng Sản. Hiểu được nét độc đáo này, người ta mới không thắc mắc tại sao trong khi các giáo dân VN đọc câu kinh của cha Trinh Cát: "Xin cho gia đình con thoát ách Cộng Sản vô thần" thì Chủ Tịch Nhà Nước CS và Thủ Tướng CSVN vênh váo bước vào Điện Vatican bắt tay Đức Giáo Hoàng.

VÀI TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ Ở VIỆT NAM

Lệnh của Giáo Hội cấm hợp tác và ca tụng Cộng Sản vẫn còn hiệu lực, nhưng có vài trường hợp cụ thể đã và đang xảy ra tại VN mà nhiều người vẫn đề cập đến, vẫn thắc mắc, vẫn hoang mang, nhưng rồi vấn đề đâu vẫn còn đó, suốt năm này qua năm khác.

Trường hợp thứ nhất: LM Huỳnh Công Minh là người mang thẻ Đảng CSVN và đã có thời là Dân Biểu trong Quốc Hội của Nhà Nước CS. Theo Luật hiện hành của Giáo Hội, ông Linh Mục Cộng Sản này đương nhiên đã bị dứt phép thông công. Mọi người cùng biết, cả nước đều biết, Giáo Hội La Mã cũng biết. Vậy mà ông vẫn thản nhiên cử hành các bí tích công khai như một linh mục bình thường. Điều đáng nói và quan trọng hơn nữa là ông Huỳnh Công Minh còn được ngồi trong chức vụ quan trọng số 2 của Tổng Giáo Phận Saigon, đó là chức Tổng Quản hay còn gọi là Cha Chính Địa Phận. Chức vụ này quyền uy chỉ sau chức Tổng Giám Mục Saigon thôi. Ở các địa phận khác, chức này được thay đổi thường xuyên, nhưng không hiểu sao ông Huỳnh Công Minh ngồi ở chức này từ suốt 35 năm qua. Đã có người hỏi ĐHY Phạm Minh Mẫn về việc này thì Ngài trả lời: "Khi tôi về nhận chức thì đã có cha Huỳnh Công Minh rồi. Có sao tôi cứ để vậy!" Một câu trả lời được đánh giá là rất "huề vốn"!

Trường hợp thứ nhì: LM Phan Khắc Từ. Ông linh mục này mang biệt danh "linh mục hốt rác", vì ông đã nhân danh những công nhân hốt rác xách động biểu tình gây rối chế độ VNCH để làm lợi cho CS Bắc Việt. Chính ông này đã công khai kể công với Đảng CSVN là ông đã dùng nhà thờ để chế bom đánh Mỹ. Ông cũng có thẻ Đảng CS. Ông đã công khai phế bỏ luật Giáo Hội bắt linh mục phải sống độc thân, vì ông đã có vợ, có con. Ông còn tổ chức ăn thôi nôi con linh đình ngay tại Giáo Xứ Vườn Xoài, nơi ông được bổ nhiệm làm Linh Mục Chánh Xứ. Thời gian ông giữ chức Chánh Xứ cũng lâu như ông Huỳnh Công Minh ngồi ở ghế Tổng Quản vậy. Giáo Xứ Vườn Xoài ở ngay Trung Tâm Saigon và cũng thuộc quyền cai quản của ĐHY Phạm Minh Mẫn.

Không biết đến bao giờ những sự thực chung quanh hai ông linh mục CS bị vạ tuyệt thông mới được phanh phui. Chắc chắn sau lưng hai ông phải có cả một thế lực Búa Liềm, khiến Giáo Hội phải nể sợ. Ngoài ra, các nhà thần học của GHCG sau này phải giải thích làm sao cho những giáo dân đã nhận những phép bí tích từ nơi những ông linh mục đã bị án tuyệt thông này? Những bí tích này có thành không? Tại sao thành? Thành ở chỗ nào? Giá trị của bí tích sẽ phải cắt nghĩa thế nào khi giáo dân cứ lãnh nhận từ tay một người mà họ biết là linh mục đã bị đuổi khỏi Giáo Hội và đã có vợ con? Chính những ông linh mục này cũng biết rõ họ không còn phải là linh mục nữa. Và hơn hết, Tổng Giám Mục Saigon là người đã bổ nhiệm một-linh-mục-không-phải-linh-mục về ban bí tích cho giáo dân, có khác nào Tổng GM Saigon đã cho giáo dân ăn bánh mà biết rằng trong bánh có con bọ cạp. Tổng GM Saigon biết, HĐGMVN biết, Giáo Hội La Mã cũng biết. Nhưng tất cả đều im lặng. Thế nghĩa là sao?

CHÚA THÁNH THẦN SOI SÁNG

Có người giải thích rằng: Mọi việc của Giáo Hội đã có Chúa Thánh Thần soi đường chỉ lối. Các Đấng cầm quyền trong Giáo Hội đều nhận ơn Chúa Thánh Thần cách đặc biệt. Hãy cứ vâng lời và tuân phục, vì Chúa đã chọn các ngài thì Chúa dẫn đường cho các ngài. Đặt vấn đề này ra làm chi?

Tôi cho rằng luận cứ này là mê tín, phản đạo, xúc phạm tới Chúa Thánh Thần. Mọi tín hữu, dù ở phẩm trật nào trong Giáo Hội, kể cả giáo dân, đều lãnh nhận MỘT BÍ TÍCH THÊM SỨC, MỘT ƠN CHÚA THÁNH THẦN NHƯ NHAU. Chúa Thánh Thần soi sáng cho hết mọi thành phần dân Chúa, trong đó có cả thành phần chiếm đại đa số là giáo dân. Đừng ai tưởng nhầm là chỉ có các chức sắc Giáo Hội mới có ơn Chúa Thánh Thần. Chính nhờ Chúa Thánh Thần soi sáng, tăng sức mạnh, mà các nạn nhân tình dục của một số giáo sĩ mới có can đảm đứng lên tố cáo, trong lúc vẫn có những chức sắc cao cấp trong GH lại cố tình bao che. Hành động bao che tội ác này mà lại dám biện minh rằng có Chúa Thánh Thần hướng dẫn thì quả là phạm Thánh, là xúc phạm tới Chúa Thánh Thần, là gán cho Thiên Chúa đồng hành với tội ác. Chính nhờ ơn Chúa Thánh Thần tác động nơi các giáo dân mà những mụn ghẻ (tức những giáo sĩ dâm ô) bị trừ khử khỏi Giáo Hội và làm cho bộ mặt Giáo Hội được xinh đẹp trở lại. Chính nhờ ơn Chúa Thánh Thần tác động nơi các giáo dân mà hình ảnh đẹp của các tu sĩ thanh sạch được rạng ngời, chiếu sáng. Chính nhờ ơn Chúa Thánh Thần tác động nơi các nạn nhân của những vụ ấu dâm mà họ vẫn còn vững vàng tin yêu Giáo Hội và trung thành giữ đạo Thánh Chúa. Như vậy, Chúa Thánh Thần tác động ở khắp mọi thành phần dân Chúa, không nhất thiết phải là ở các chức sắc cao cấp trong Giáo Hội.

Đối với Đảng CSVN, Hồ Chí Minh tự xưng là một đảng viên CS. Ông đã theo chỉ thị của Cộng Sản quốc tế để thành lập Đảng CSVN, gây nên biết bao hệ lụy tang thương cho đất nước và dân tộc này. Những người cầm quyền hiện tại đều là đảng viên CS. Do đó, Giáo Hội VN không có lý do gì để bắt tay, hợp tác và duy trì chế độ này. Giáo Hội Ba Lan đã có một Tổng GM Stanislaw Wielgus, được Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI tín nhiệm, bổ về cầm quyền giáo phận lớn vào bậc nhất Balan là Warsaw. Vậy mà cuối cùng Chúa Thánh Thần đã không soi sáng cho Đức Giáo Hoàng nhận ra con người thâm hiểm, lang sói này, mà lại soi sáng cho Ủy Ban Nhân Quyền Ba Lan phát giác ra một tin động trời là TGM Wielgus trước đây đã từng là gián điệp cho cơ quan tình báo CS Ba Lan. Sau đó, Chúa Thánh Thần cũng không soi sáng cho Đức Thánh Cha thu hồi lệnh bổ nhiệm tên điệp viên Cộng Sản này về giữ chức Tổng GM Warsaw, mà lại soi sáng cho chính đương sự biết nhận tội và từ nhiệm!

Hầu như chắc chắn rằng trong tương lai gần đây, khi Đảng CSVN sụp đổ, người ta sẽ khám phá ra nhiều chuyện động trời nơi Hội Đồng GMVN. Thực tế tang thương tới đâu, chưa rõ. Nhưng hiện tại, đã có rất nhiều điềm báo khác thường về những nanh vuốt Satan Cộng Sản đang hoành hành nơi các chức sắc của Giáo Hội VN. Điển hình là hai trường hợp cụ thể khó hiểu nhất vừa nói ở trên là Huỳnh Công Minh và Phan Khắc Từ, rồi đến văn thư "Cờ Đỏ, Cờ Vàng" của ĐHY Phạm Minh Mẫn; những lời tuyên bố mang tính cách lạc quan hồ hởi giữa Đạo và Đảng của ĐC Nguyễn Văn Nhơn; bài viết "Sự kiện, thông tin và những góc nhìn" đăng trên Web chính thức của Hội Đồng GMVN. Có tin nói bài viết đó là của Giám Mục này, của GM kia. Sự thực chỉ có ĐC Nhơn và tác giả thật của nó biết, nhưng điều chắc chắn khi đọc lên thì đúng là tư tưởng, lời lẽ và mạch văn của một đảng viên Đảng Cộng Sản, chứ không phải của một giám mục chính danh. Chưa hết, một Chủ Tịch HĐGM, 73 tuổi, được bổ nhiệm về làm phó với quyền kế vị cho một Giám Mục, 58 tuổi, mà rồi lại được chính Hội Đồng GM đăng lời chúc mừng rầm rộ, y như là một "chiến thắng" lừng lẫy của một trận chiến cam go? Trong khi đó, GH không có gì để chiến thắng mà chỉ đang phải đối đầu với nhiều tang thương. Có chăng là Đảng CSVN đang reo mừng chiến thắng và chúc mừng nhau mà thôi.

Phải chờ cho đến ngày những tín hiệu bất thường này được giải mã và sự thật được phơi bày trước công luận.

Và ngày ấy chỉ đến khi Đảng CSVN và các bộ hạ của nó bị khai tử.

KẾT LUẬN:

Biến cố GM Nguyễn Văn Nhơn về làm Giám Mục Phụ tá, bề ngoài tưởng rằng Đức Tổng Kiệt được tăng quyền, nhưng bên trong, đó là một sự tước quyền. Trong lúc tôi ngồi viết những dòng này thì tại nhà thờ Chánh Toà Hà Nội đang diễn ra một cuộc chuyển quyền mặt ngoài tưởng như êm ái, nhưng mặt trong rất ngột ngạt. Sở dĩ tôi mường tượng nó ngột ngạt, căng thẳng vì chưa bao giờ Ban Tổ Chức một Thánh Lễ tôn giáo lại "yêu cầu giáo dân khi đến dự lễ không nên mang theo bất cứ một thứ gì không phù hợp với thánh lễ mừng Đức Tổng Phó Nguyễn Văn Nhơn". Có phải Ban Tổ Chức sợ giáo dân mang cà chua, trứng thối đến hay sao? Thì ra, các giáo dân hôm nay chỉ được quyền "mừng" mà không có quyền "buồn" hay "phẫn nộ".

Là một tín hữu tin Chúa, tôi phải tâm niệm rằng Giáo Hội không phải là Đức TGM Ngô Quang Kiệt này hay Đức GM Nguyễn Văn Nhơn nọ. Giáo Hội chính là Bàn Thánh mà TGM Ngô Quang Kiệt và GM Nguyễn Văn Nhơn đang đứng bên nhau, cùng dự một Bàn Tiệc, cùng ăn một Bánh Thánh, cùng uống một Chén Thánh, cùng tôn thờ một Thiên Chúa và phục vụ một Giáo Hội.

Thế nhưng, chiếc Bàn Thánh hôm nay hình như có những đệ tử của Karl Marx và Lénin đang thập thò đâu đó, khiến cho chiếc bàn có vết nứt ra làm đôi: Một bên cười rạng rỡ, có pha lời chúc mừng. Một bên buồn ray rứt, có dòng lệ hoen mi.

Những Sắc Luật ra vạ tuyệt thông cho tín hữu thiên Cộng nằm ngổn ngang trước mặt đã làm tôi thực sự hoang mang khi nghĩ về Tổng Giáo Phận Hà Nội giờ này. Đức TGM Ngô Quang Kiệt phải "chống Cộng" tới mức nào để Toà Thánh cho là không đi quá đà và khỏi bị thay thế theo yêu sách của Nhà Nước VN? Còn Đức GM Nguyễn Văn Nhơn phải "giao hảo" với CS tới mức nào mới không bị "đương nhiên" mắc vạ tuyệt thông để có đủ tư cách kế vị Đức TGM Kiệt?

Tôi chỉ còn biết ngửa mặt lên Trời cầu xin Thánh Thần Chúa ngự đến, ban cho tôi một Đức Tin bằng nửa hạt cải thôi, để tôi có được một giấc ngủ yên hàn đêm nay.

San Jose, ngày 6 tháng 5, 2010 (8 giờ tối)
Tiến Sĩ Trần An Bài


Saturday, May 22, 2010

csVN Quyết Tâm "Tát Cạn, Bắt Lấy" 3 Triệu Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Cộng Sản Tại Hải Ngoại - Nguyễn Thiếu Nhẫn


    * CSVN phát pháo lệnh công khai đánh phá người Việt Quốc Gia tỵ nạn CS qua việc Bộ Ngoại Giao VC khai trương “Quỹ hỗ trợ, vận động người Việt Nam ở nước ngoài” và công bố kế hoạch hoạt động của quỹ này.

    * Qua bức thư của Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn gửi Dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ Cao Quang Ánh cho thấy rõ quyết tâm “tát cạn, bắt lấy” Cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản của VC.
Nguyễn Thiếu Nhẫn

Không phải tới bây giờ Cộng Sản Việt Nam (CSVN) mới đặt nặng công tác tuyên vận vào cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng sản. Ngay từ khi quân dân miền Nam hoảng hốt tháo chạy, CSVN đã đặt người vào mai phục trong hàng ngũ những người di tản. và số cán bộ Cộng sản sau này còn được gửi theo những chuyến vượt biên do CSVN tổ chức để lấy vàng.

Vào giữa thập niên 80, cộng đồng người Việt ở nước ngoài đã lớn mạnh với những tổ chức cộng đồng, những hội đoàn, liên hội, mặt trận ra đời. CSVN bắt đầu đẩy mạnh chính sách du kích văn hóa vào cộng đồng người Việt hải ngoại qua 4 khía cạnh:

1. Khía cạnh thứ nhất: Mượn việc hoạt động văn hóa làm bình phong che giấu những âm mưu tuyên truyền thâm hiểm cho cộng sản, vận động tranh thủ sự ủng hộ của trí thức phương Tây đối với Hà Nội, len lỏi vào hàng ngũ quốc gia thông qua các tổ chức, các đoàn thể, các sinh hoạt thuần túy văn nghệ để nói hành nói xấu người này người kia, đâm bị thóc chọc bị gạo, gây vô số những ngộ nhận, hiềm khích và chia rẽ giữa những người đáng lẽ phải tuyệt đối đồng tâm và đồng hành trong một trận tuyến chung chống lại bạo quyền;

2. Khía cạnh thứ hai: Gián điệp văn hóa

3. Khía cạnh thứ ba: Chiêu dụ những người có tài, có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại để họ động lòng đừng tiếp tục đấu tranh. Để họ làm ngơ mặc kệ bao nhiêu tội ác đang hoành hành trên quê hương khốn khổ. Để những tù nhân chính trị tại Việt Nam vẫn cứ “bình yên” trong các trại tù. Để hàng triệu người dân vô tội tiếp tục bị xua đi kinh tế mới như những bầy súc vật. Để họ cứ tiếp tục hát tình ca, làm văn chương thuần túy, văn chương dỗ dành nhau thiếp dần trong giấc ngủ lưu đày.

4. Các tạp chí của Việt Cộng ở nước ngoài viết vung tay rất cao và rất thoáng đối với các tác giả tỵ nạn. Để chứng tỏ Cộng Sản thực tâm “đoàn kết” với mọi người. Để khêu thêm nỗi niềm nhớ nhung quê hương vốn đã dày vò tâm sự đồng bào tỵ nạn hầu mọi người dễ dàng chấp nhận con đường “du lịch về thăm nước”. Để cổ vũ cho lối văn chương thoát ly, mơ mộng, ru ngủ, đừng tố cáo những tội ác tày trời của cộng sản và cũng đừng ai kêu gọi đồng bào đứng lên tranh đấu cho tự do và nhân quyền của mình. Để xúi giục đồng bào tỵ nạn “phá giải … những phức tâm … phá vỡ … thân phận lưu lạc của mình bằng tiếng nói thi ca. Với tâm trạng “an lành”, không còn băn khoăn “ai thắng, ai thua”.

Vào những năm cuối thập niên 80, CSVN đã chuyển thế du kích chiến văn hóa sang vận động chiến phối hợp với ngoại vận.

Ngày 24-8-1989, báo The Christian Science Monitor đăng một bản tin khá dài về cuộc gặp gỡ giữa những tác giả Việt Cộng và 4 tác giả Mỹ, tất cả đã viết sách về đề tài Việt Nam. Họ đã gặïp nhau tại Boston tiểu bang Massachusetts trong một cuộc thảo luận công khai. Sau đó, họ gặp nhau tại một tư gia, sau khi 4 tên VC bị người tỵ nạn VN tại tiểu bang này chất vấn và đả kích dữ dội. Đây là một đòn ngoại vận mới của Hà Nội. Trước nữa là trò bịp dụ dỗ một số cựu chiến binh Mỹ đến thăm Việt Nam.

Đây là một chiến dịch lâu dài của Hà Nội được khai thác qua 4 phương tiện: các hội thân Cộng và phản chiến của nước Mỹ; cựu chiến binh Mỹ từng chiến đấu tại Việt Nam; truyền thông Mỹ và bọn Việt gian mới nằm trong khối tỵ nạn người Việt ở nước ngoài.

Thủ đoạn này với sự tiếp tay của bọn Việt gian mới đa,õ đang và sẽ còn gây nhiều khó khăn cho người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng sản.

Năm 1992, mạng lưới trí vận của CSVN tại hải ngoại đã đẩy mạnh chiến dịch “Hoa hồng xám” nhằm “xóa bỏ tàn tích Việt Nam Cộng Hòa” và “nâng cấp trí tuệ quần chúng về cuộc cách mạng dân tộc”.

Các chặng xóa bỏ và nâng cấp gồm 3 bước.

Bước một, VC sẽ tạo dư luận quần chúng đồng hóa chính nghĩa tự do với chính phủ miền Nam; đồng hóa chính phủ miền Nam với tham nhũng thối nát; chuyển ý thức chán ghét tham nhũng, thối nát sang chán ghét chế độ miền Nam. Từ chán ghét chế độ chuyển sang chán ghét toàn bộ những gì dính dáng đến chế độ như quốc kỳ, quốc ca, các ngày lễ quốc khánh 1 tháng 11, ngày quân lực 19 tháng 6. Gây tư tưởng bội bạc, vô ơn trong giới trẻ ở hải ngoại đối với xương máu của các thế hệ cha anh. Dè bĩu nỗ lực giữ nước của các thế hệ trước là “mặc cảm quá khứ”. Để thực hiện bước này, CSVN đã giả vờ tẩy chay cả dấu tích của cả hai chế độ Nam, Bắc. Thí dụ như hô hào tẩy chay cờ đỏ, không treo cờ vàng. Kỳ thực ở hải ngoại không ai treo cờ đỏ bao giờ, cho nên sự hô hào này có người nghe theo, CSVN sẽ triệt được lá cờ vàng, và vì cờ đỏ xưa nay không ai treo nên có mất cũng không sao.

Bước hai, CSVN bung rộng báo giao lưu văn hóa một chiều đến các địa phương, nếu bán không được thì phát không, báo nào “cháy” hay bị lộ diện thì đóng cửa ra tờ khác, tiến tới hệ thống chân rết.

Bước ba, CSVN sẽ sử dụng toàn lực các tờ báo trong mạng lưới tập trung vào các mục tiêu chính trị, dân vận và ngoại vận, khuyến khích du lịch, liên hiệp hợp tác.

Về mặt nâng cấp trí tuệ quần chúng về cuộc “cách mạng dân tộc”, chiến dịch trí vận do CSVN phát động năm 1992 tìm cách “cấy” vào quần chúng các tư duy theo trình tự sau đây:

- Cuộc chiến Việt Nam đã đi vào lịch sử hết mong sửa đổi.

- Gây tự hào dân tộc: dân tộc Việt Nam nhỏ bé đã đánh thắng được cả một lực lượng Đồng minh khổng lồ gồm cả Mỹ, Đại Hàn, Úc, Tân Tây Lan, Thái Lan, Phi Luật Tân (kỳ thực không phải chỉ chế độ miền Bắc mà cả khối Cộng sản gồm Nga, Tàu, Đông Âu, Đông Đức, Bắc Hàn, Cuba).

- Xác nhận miền Bắc là “thực thể chính trị Việt Nam” trên trường quốc tế, còn miền Nam “sinh sau đẻ muộn không đáng kể”.

- Khối Cộng sản là “anh em” của miền Bắc, Đồng minh Hoa Kỳ là “chủ” của miền Nam.

- Gán ghép chiến công của miền Bắc vào các chiến công lịch sử của dân tộc: đưa chiến thắng Điện Biên Phủ lên ngang tầm chiến thắng Bạch Đằng, chiến thắng Đống Đa, và gọi chung đó là “chiến thắng của dân tộc Việt”.

- Tự hào quá khứ chuyển hóa sang tự hào chấp nhận và tin tưởng tương lai.

Mặt trận tuyên vận kết hợp với ngoại vận của CSVN ngày càng tấn công ồ ạt vào cộng đồng người Việt tỵ nạn khi Hoa Kỳ và Việt Nam bắt tay bang giao.

- Con bài tuyên vận được thực hiện qua một nữ ca sĩ miền Nam được đưa ra trình diễn tại Bắc Cali đã bị cháy khi hàng ngàn đồng bào chống Cộng biểu tình phản đối.

- Cuộc hội thảo với chủ đề “Việt Nam: Nối Nhịp Cầu Cũ Mới” tại San Diego có sự hiện diện của đại diện VC là Hà Huy Thông, phó Đại sứ VC tại Hoa Kỳ bị hàng trăm đồng bào biểu tình phản đối.

- Phạm Chính Trực và phái đoàn đến Bắc Cali vận động thương mại.

- Trần Đức Lương (lúc đó là Phó Thủ Tướng) và phái đoàn đến San Francisco kêu gọi ngoại quốc đầu tư bị hàng ngàn đồng bào biểu tình phản đối. (Trong khi đó, theo Việt Nam nhật báo thì, vài ba ông “tai to, mặt lớn” của một tổ chức “xây dựng cộng đồng, giải phóng quê hương” ở Bắc Cali đã vào khách sạn để dâng “thỉnh nguyện thư” về kinh tế (sic!) cho Phó Thủ tướng Trần Đức Lương (sic!)

- Triễn lãm VietExpo.

- Hội thảo “Bể Dâu” và trình bày tuyển tập “Phiá Bên Kia Thiên Đường” gồm 18 truyện ngắn nguyên bản Anh ngữ và có một số dịch ra từ Việt ngữ. 4 truyện ở trong nước là của các nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Lê Minh Khuê, Hồ Anh Thái và 8 truyện của các nhà văn hải ngoại của các nhà văn, nhà báo Võ Phiến, Hoàng Khởi Phong, Nguyễn Mộng Giác, Trần Vũ, Nguyễn Xuân Hoàng, Andrew Lâm, Phan Huy Đường và Lai Thanh Hà. (Nguyễn Mộng Giác, theo tin báo chí đã về nước xin phép và được Nhà Nước CSVN cho phép in và phát hành quyển trường thiên Sông Côn Mùa Lũ ở trong nước, cũng như Nhật Tiến được in chung với người em là là văn Nhật Tuấn in và phát hành tập truyện “Quê Nhà, Quê Người”.

- Trình diễn Múa Rối Nước.

- Triễn lãm tranh “Nghìn Trùng Xa Cách” tại San Jose.

- Với sự tiếp tay của Vũ Đức Vượng, một người được đi du học trong khi bao nhiêu người cùng lứa tuổi ông ta phải gia nhập quân ngũ chiến đấu để bảo vệ miền Nam, CSVN đưa 6 tờ báo trong nuớc ra bán ở Hoa Kỳ nhưng đã hoàn toàn thất bại.

- Tháng 8 năm 1997, Trung tâm băng nhạc Paris By Night tại Pháp có chi nhánh ở Nam California đã tung ra băng video số 40 với chủ đề Mẹ Việt Nam. Nội dung cuốn video nhằm bội nhọ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản, kêu gọi người Việt hải ngoại hãy coi “cuộc chiến cũ là tiền kiếp” hãy đem sức người sức của về xây dựng đất nước. Cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn khắp nới đã phản ứng quyết liệt.

- Cuộc biểu tình dai dẳng là những cuộc biểu tình chống tòa Tổng lãnh sự CSVN tại San Francisco khiến Tổng lãnh sự là Nguyễn Xuân Phong, một trong những người có dính líu vào biến số chôn sống hàng ngàn đồng bào Huế trong Tết Mậu Thân 1968, và các nhân viên không dám mở cửa để tiếp xúc với đồng bào.

- Cũng trong khoảng thời gian này, tờ Thời Báo ở San Jose đã phỏng vấn Tổng lãnh sự Nguyễn Xuân Phong để tên này mạt sát người Việt Quốc Gia tỵ nạn, hạ nhục các người ra đi theo diện H.O. Tờ báo này đã bị đồng bào biểu tình 86 lần trước tòa soạn.

- Tháng 1 năm 1999, Trần Trường treo cờ đỏ, sao vàng và ảnh Hồ Chí Minh trong cửa tiệm cho mướn video của tên này bị hàng chục ngàn đồng bào tỵ nạn biểu tình phản đối trong 53 ngày đêm.

-Năm 2001 triễn lãm 35 bức dị ảnh của Hồ Chí Minh bị hàng ngàn đồng bào biểu tình phản đối hàng tháng trời.

-Bắt đầu năm 2001, CSVN, qua các tay sai hoặc con buôn văn nghệ tại hải ngoại đã đưa các ca sĩ tân nhạc và các ca sĩ cải lương từ trong nước ra hải ngoại trình diễn trình diễn tại nhiều nơi với sự yểm trợ tích cực của các tờ báo thiên Cộng ra mặt đăng quảng cáo, viết bài ca tụng các ca sĩ nhưng tất cả đều bị thất bại ê chề vì gặp phải sự chống đối quyết liệt của cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản.

“Tăng cường thông tin giữa trong và ngoài nước, mở rộng giao lưu trao đổi văn hóa phẩm, xuất bản phẩm, nâng cao công suất các phương tiện thông tin đại chúng đến tận từng vùng xa trên thế giới. Tạo điều kiện cho nhiều đoàn nghệ thuật, các tổ chức triễn lãm văn hóa Việt Nam, các nhà khoa học trong và ngoài nước gặp gỡ, đối thoại để góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh”.

Không phải tới bây giờ CSVN mới mở trận Tổng Tấn Công với “khí thế Mậu Thân, ra quân như Nguyễn Huệ”- như một tờ nhật bao ở Bắc Cali đã phản ứng điên cuồng khi bị đồng bào biểu tình phản đối trước tòa soạn của tờ báo này 86 lần, ngay từ tháng 3 năm 1992, tạp chí Cộng sản đã chỉ đạo “làm tốt công tác vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài” – như đoạn tài liệu đã trích dẫn trên.

“Trong tương lai rồi sẽ có những cán bộ cao cấp của Hà Nội ra nước ngoài tiếp tục kêu gọi ngoại quốc đầu tư; rồi sẽ có nhữngt đoàn văn công được gửi ra nước ngoài trình diễn; rồi sẽ có những phim ảnh từ trong nước đem ra nước ngoài chiếu để … giao lưu văn hóa; rồi sẽ có những cuộc triễn lãm tranh ảnh; sẽ có những buổi hội thảo về khoa học kỹ thuật.

Và rồi sẽ có;

Một hệ thống truyền thông của CSVN với một nhà in, một nhật báo, một tuần báo, một bán nguyệt san, một tạp chí, một nhà sách với hệ thống phát hành, một đài phát thanh, một đài truyền hình xuất hiện tại Hoa Kỳ (biết đâu chẳng là ngay tại San Jose) trong tương lai nếu chúng ta không đoàn kết và tranh đấu quyết liệt với những kẻ xóa bỏ căn cước, vỗ ngực xưng danh người Quốc Gia chân chính nhưng lại lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tiếp tay CSVN chống người chống Cộng, đánh phá cộng đồng.”

Lời tiên đoán của chúng tôi cách đây 6 năm hiện nay đã trở thành sự thật: CSVN, bằng một cách nào đó, đã dùng một số cơ quan truyền thông thiên Cộng đánh phá cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại một cách tinh vi. CSVN, bằng tiền bạc đã thủ đắc được qua tham nhũng, buôn lậu, buôn người đã dùng tiền bạc mua chuộc những cây bút đã từng là những cựu tù nhân chính trị, đã từng được đến định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. viết bài đánh phá người Việt Quốc Gia

hải ngoại một cách tinh vi bằng cách ca tụng các văn công Việt Cộng, mỉa mai các anh em HO là “những ổ chứa vi trùng bệnh lao”, mạt sát các cựu tù nhân chính trị là “đạo quân tấn công restroom”, chê bai các Ban Đại diện cộng đồng, tìm cách đánh phá những biểu tượng chống Cộng, những cơ quan truyền thông chống Cộng. (Ngoài ra, một điều cũng cần lưu ý là CSVN sẽ dùng tiền mua chuộc “một thiểu số đã từng đứng trong hàng ngũ chống Cộng” tách ra dùng internet bịa điều, đặt chuyện để tố cáo những tổ chức chống Cộng mà họ đã từng đứng trong hàng ngũ với mục đích phá hoại niềm tin của đồng bào chống Cộng).

Bản tin ngắn của hãng tin VietNamNet và tờ Nhân Dân hôm thứ Bảy ngày 26-4-2003 nói rằng “Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài” do Bộ Ngoại Giao CSVN thành lập cách đây ba, bốn năm “chính thức khai trương Quỹ hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”. Quỹ này, theo tờ Nhân dân “có mục tiêu tài trợ cho các hoạt động bảo tồn và phát triễn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, duy trì và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, duy trì và phát triển tiếng Việt trong cộng đồng, tổ chức giao lưu về nguồn …”

Nguyễn Đình Bin, Thứ trưởng Thường Trực Bộ Ngoại Giao, Chủ nhiệm ủy ban về người Việt ở nước ngoài vừa “khai trương” cái gọi là “Quỹ hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài” với ngân khoản 7 tỉ đồng (khoảng 455.000 đô la) chắc chắn Đảng và Nhà nước CSVN đã có danh sách các tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình và một số nhà văn, nhà báo làm “truyền thông trung thực, hai chiều” ở nước ngoài cũng như một số “chuyên viên quậy phá”, được thụ hưởng số tiền máu này. Trong tương lai, cộng đồng người Việt Quốc Gia chống Cộng sẽ nhìn thấy những cơ quan truyền thông tay sai và các “chuyên viên quậy phá” sẽ hiện nguyên hình.

“Ý đồ chính trị” và cả “mục tiêu tình báo, gián điệp” của CSVN khi loan báo chính thức khai trương cái gọi là “Quỹ hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài” chắc chắn là phải có.

Ngày khai trương cái gọi là “Quỹ hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài” chính là ngày CSVN phát pháo lệnh công khai mở trận vận động chiến tấn công vào cộng động người Việt Quốc Gia chống Cộng tại hải ngoại.

Hơn lúc nào hết cộng đồng người Việt Quốc Gia cần đề cao cảnh giác nhằm ngăn chận sự xâm nhập của CSVN và bọn tay sai nằm vùng tại hải ngoại.

Mới đây, qua bức thư của Thứ Trưởng VC Nguyễn Thanh Sơn gửi dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ Cao Quang Ánh, nhờ ơng này tiếp tay giới thiệu với cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản tại Hoa Kỳ để ơng ta giải thích với những người Việt tỵ nạn “thiếu thơng tin về tình hình đất nước”.

Qua việc làm này cho thấy VC khơng bao giờ từ bỏ ý đồ dùng tiền bạc và bọn tay sai nằm vùng “mai phục” từ lâu trong cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản để thực hiện ý đồ “tát cạn, bắt lấy” 3 triệu người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản là những người trước đây mà họ gọi là “bọn ma cơ, đĩ điếm, bọn trốn chạy tổ quốc”.

Nguyễn Thiếu Nhẫn

Những điệp viên áo đen thượng thặng đeo thánh giá




Ngày 13-5-2010 Vatican thông báo thay hai giám mục Việt Nam là Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt và Giám Mục giáo phận Vinh Cao Đình Thuyên.

Nguồn tin này thường chỉ được biết khi công bố , nhưng trái với thông lệ đó, tin tức về các dự tính này đã làm xôn xao dư luận người Công Giáo Việt Nam đến cả tháng trước. Thậm chí có website còn khẳng định đúng cả ngày giờ đưa ra thông báo và ai là người đến thay.

Việc lộ thông tin là chuyện rất hiếm trong việc bổ nhiệm của Vatican. Nhưng tại sao việc bổ nhiệm lần này ở Việt Nam lại bị lọt thông tin ra ngoài trước một thời gian dài?

Người ta chỉ biết ông Đỗ Quý Doãn, người đang nắm bộ Thông Tin – Truyền Thông đã họp kín với các đại diện báo chí để căn dặn sắp tới khi Ngô Quang Kiệt bị thay thế, báo chí Việt Nam không đề cập đến việc này và coi như việc nội bộ của “chúng nó”. Từ đó mà các tin bán chính thức lan nhanh chăng?

Nhưng điều rõ ràng là việc thay thế hai giám mục lần này là việc đã được bàn bạc, xếp đặt với sự tham gia của nhiều bên. Một bên là Tòa Thánh Vatican, một bên là một số nhân vật trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, một bên là Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Vì nếu quyết định này là riêng của Tòa Thánh thì không lẽ gì ông Đỗ Quý Doãn lại biết được như vậy. Đặc biệt sự thay thế lần này nhằm vào hai vị giám mục đã có những hành động phản kháng lại chính quyền qua những sự việc trong địa phận họ quản lý như Tam Tòa, Đồng Chiêm, Tòa Khâm Sứ.

Trong lúc mà hai vị giám mục Kiệt và giám mục Thuyên đấu tranh với chính quyền về đất đai và cách hành xử bạo lực của chính quyền đối với giáo dân và linh mục, cũng như những lời xuyên tạc, bịa đặt của chính quyền trên báo chí, thì một số giám mục khác lặng im không thể hiện tinh thần hiệp thông này. Sự im lặng này được giải thích là HĐGM Việt Nam có cách đấu tranh, giải quyết khác. Dư luận và những người dân Công Giáo vì tin tưởng ở chính nghĩa mà mình đấu tranh, tin tưởng vào tinh thần hiệp thông giáo hội cho nên cũng tin tưởng rằng một số giám mục trong HĐGMVN có hướng giải quyết khác. Không ai tin rằng HĐGM Việt Nam lại làm ngơ trước sự kiện thánh giá bị đập, giáo dân bị đánh trọng thương và càng không thể làm ngơ trước cảnh linh mục bị đánh gãy tay, vỡ đầu. Những người đang cầu nguyện dưới mưa, nắng, giá rét và gậy gộc tàn bạo ấy vẫn mang trong lòng niềm hy vọng có những người trách nhiệm trong giáo hội đang quan tâm và làm gì đó cho họ.

Nhưng niềm tin của họ đã nương nhầm?

Một nhóm giám mục trong HĐGM Việt Nam và một vị hồng y, cùng với một đức ông người Việt tại bộ Ngoại Giao Vatican đã thương thảo với chính quyền Việt Nam để cùng tác động khiến Đức Giáo Hoàng Biển Đức có những quyết định gây đau đớn cho đồng bào Công Giáo Việt Nam.



Mọi nguồn cơn có lẽ bắt đầu từ những ẩn số như Đức Ông Cao Minh Dung, một nhà tu hành vào năm 1979, tức thời kỳ chính quyền Việt Nam trấn áp khốc liệt nhất mọi thành phần không phải là cộng sản, thì Cao Minh Dung được đàng hoàng sang Rô Ma học. Dưới thời của đức giáo hoàng John-Paul đệ nhị, vốn là người không chấp nhận cộng sản, Cao Minh Dung nằm im chờ đợi. Ngay sau khi giáo hoàng Biển Đức lên kế vị, Cao Minh Dung đã đề nghị bổ nhiệm một số giám mục có chiều hướng thân thiện với chính quyền Việt Nam như Võ Đức Minh, Nguyễn Văn Nhơn, Nguyễn Văn Khảm và Nguyễn Thái Hợp. Sở dĩ Đức Ông Cao Minh Dung đề xuất được Vatican chấp nhập là vì có nhà nước Việt Nam đứng đằng sau tạo điều kiện cho Cao Minh Dung và một số giám mục có tiếng nói với Vatican hay gọi cách khác là nhà nước Việt Nam đã thông qua nhóm giám mục này để thực hiện những dự định của nhà nước nhằm thay thế các giám Mục Cao Đình Thuyên, Ngô Quang Kiêt. Đây là một thỏa hiệp có lợi cho nhà nước Việt Nam,và có lợi cho cả nhóm giám mục cấu kết với Cao Minh Dung. Ngược lại, nỗi thiệt thòi cho giáo dân Việt Nam thấp cổ bé họng cũng là sự thiệt thòi của Vatican do nhiều nguyên nhân.

Chính quyền Việt Nam có tầm nhìn rất xa, chính xác hơn là do sự nghi kỵ cố hữu trong bản chất. Chính quyền không tiếc tiền của cài người khắp các tổ chức quốc tế. Hãy đọc tiểu sử Phạm Xuân Ẩn để thấy chính quyền Việt Nam tạo các mầm mống từ khi nguyên sơ. Có lẽ một ngày nào đó Cao Minh Dung sẽ là một Vũ Ngọc Nhạ để viết Hồ Sơ Một Điệp Viên, Ông Cố Vấn.

Linh mục Nguyễn Thái Hợp sau khi nhập quốc tịch ngoại quốc và ở nước ngoài nhiều năm bỗng nhiên được về nước giữ những chức vụ định hướng quan trọng cho trí thức Công Giáo, rồi bỗng dưng được nhà nước Việt Nam chấp thuận cho làm giám mục Vinh, một địa phận đang nóng bỏng sức phản kháng bất công đòi công lý- sự thật mãnh liệt. Sự trở về với quốc tịch nước ngoài của Nguyễn Thái Hợp là một câu đố khó hiểu nếu so với hàng trăm nghìn người muốn về Việt Nam, chưa kể đây là mội linh mục Công Giáo. Năm ngoái dưới sự chỉ đạo của Hồng Y Nguyễn Minh Mẫn, linh mục Nguyễn Thái Hợp đứng tổ chức cuộc hội thảo khoa học về biển Đông.

Chất lượng thực sự của cuộc hội thảo này hoàn toàn không có gì đáng kể vì nhiều người có tham luận quan trọng không đến, hoặc đến thì khi phát biểu bị linh mục ngắt lời hay lắc đầu biện minh lý do nhạy cảm không cho phát biểu. Thực chất cuộc hội thảo này là hợp đồng với chính quyền để kéo dư luận đang đồng tình quan tâm đến vụ Bô Xít, do linh mục Lê Quang Uy phát động, bị loãng đi và chuyển sang hướng khác. Màn kịch treo đầu dê, bán thịt chó đầu tiên được thông báo là tổ chức tại Tòa Giám Mục có nhân vật này, nhân vật nọ đến dự, nhưng giờ chót thì chuyển sang 43 Nguyễn Thông trong một căn phòng hẹp, trần thấp tè. Cho nên nhìn lại kỹ thì cuộc hội thảo ấy không có giá trị thực tế nào ngoài nâng cao hình ảnh của linh mục Nguyễn Thái Hợp và hồng y Nguyễn Minh Mẫn. Có lẽ đây là nước đi chiến lược vừa kéo dãn vụ bô –xít của linh mục Lê Quang Uy vừa lăng xê hình ảnh cho Nguyễn Thái Hợp và Hồng Y Nguyễn Minh Mẫn để sử dụng sau này

Giám mục Nha Trang Võ Đức Minh, học ở nước ngoài và trở về Việt Nam tháng 5-1974 dạy học ở Đà Lạt. Võ Đức Minh về tiếp quản Đại Chủng Viện được một năm thì đại chủng viện thuộc về sở hữu chính quyền. Chủng sinh tan tác mỗi người một ngả, Võ Đức Minh tiếp tục về Sài Gòn, Nha Trang dạy học. Võ Đức Minh đi dạy đến đâu thì cơ sở ở đó nếu vật chất không thuộc về chính quyền thì tinh thần, tư tưởng cũng chạy theo Đảng. Cùng thời giảng dạy với giám mục Giuse Võ Đức Minh khiến giáo hoàng học viện Đà Lạt mất vào tay chính quyền còn có Giám Mục Bùi Văn Đọc, người mới năm nào đã tuyên ngôn thay cho HĐGM bằng câu nói: “Ai không yêu cộng sản thì đừng khích bác chúng tôi yêu”. Trong nhóm giám mục theo khuynh hướng này còn có giám mục Nguyễn Văn Khảm.

Tính đến giờ phút này thì kết quả cuộc can thiệp của chính quyền vào việc bổ nhiệm đến tầm cao cấp của giáo hội Việt Nam đã có kết quả hiển nhiên. Thông tấn xã Việt Nam khẳng định sức mạnh ‘’ tuyệt đối’’ của chính quyền chắc nịch: “Được sự đồng ý của chính phủ Việt Nam… đã bổ nhiệm…”. Hiển nhiên, kết quả này cũng là thắng lợi của nhóm Giám Mục đã nêu tên.

Nhưng thắng lợi của liên minh ma quỷ này không hề toàn vẹn. Có lẽ vì sốt ruột muốn lập chiến công mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Đại hội Đảng sắp đến mà Bộ Chính Trị Việt Nam nghiến răng lật những lá bài như Cao Minh Dung, Bùi Văn Đọc và một số giám mục trong HĐGM Việt Nam… Một chiến thắng mà phải lật từng ấy quân bài kể cũng là chiến thắng với giá quá đắt của chính quyền. Nhất là buộc lòng dùng những con bài dự trữ đã mất công ém sẵn hàng mấy chục năm.

Một sự không trọn vẹn nữa nằm ngoại dự định là sự thay thế giám mục mới không khuất phục được toàn thể giáo dân miền Bắc, cho dù ngay lời nói đầu tiên Tổng Giám Mục Nhơn hàm ý bóng gió nói “Vâng lời sẽ được bình an’’.

Người giáo dân miền Bắc cũng như các giám mục họ từng yêu mến hiểu thừa sự vâng lời chính quyền sẽ được bình an. Nhưng vì để làm chứng nhân công lý- sự thật dưới chế độ độc tài này thì khó mà bình an được, họ sẵn sàng không được bình an để được làm chứng nhân.


Chiến thắng của ma quỷ dẫu thế nào cũng chỉ là nhất thời. Chỉ có chiến thắng của đức tin, của công lý – sự thật mới thực sự đời đời bền vững.

Đông Hà Nội
http://baotoquoc.com/2010/05/16/h%E1%BB%93-s%C6%A1-nh%E1%BB%AFng-di%E1%BB%87p-vien-deo-thanh-gia/


Friday, May 21, 2010

Tâm Tình xin gởi đến toàn thể Anh Chị Cựu QN/QLVNCH - Nguyễn Thùy


Nguyễn Thùy

Người viết không là quân nhân (được miễn dịch vì sức khỏe, làm nghề dạy học tại các Tư Thục Sài-Gòn; thời còn đi học, có tham gia VNQĐD tại địa phương Quảng Nam ) .

Suốt trên hơn phần tư thế kỷ, qua hai thời kỳ Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà VN, trong cuộc chiến đấu chống xâm lăng Cộng sản, người viết được chứng kiến, được biết rõ ràng tinh thần chiến đấu dũng cảm kiên cường cùng những hy sinh to lớn của tập thể quân đội VNCH để bảo vệ đất nước, bảo vệ tự do cho nhân dân Miền Nam được hưởng cuộc sống ấm no, thanh bình. Người viết cũng như toàn thể nhân dân Miền Nam (ngoại trừ những kẻ nằm vùng theo giặc) vô cùng cảm phục, mến yêu và biết ơn tập thể quân đội VNCH từ cấp binh nhì, binh nhất, hạ sĩ quan đến cấp úy, cấp tá, cấp tướng. Tất cả cùng một tấm lòng yêu nước thiết tha, cùng một dũng khí hùng anh, cùng một ý chí kiên cường bất khuất, dù gian khổ đến đâu, hiểm nguy đến mấy, vẫn luôn vì ‘Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm’, vẫn luôn vì nghĩa nước tình dân dù có phải hy sinh cũng sẵn sàng chấp nhận. Những trận đánh kinh hồn với những chiến công hiển hách tại Pleime, Đắc Tô, Đồng Xoài, Ngọ Môn, Huế, Sài-Gòn hồi Tết Mậu Thân, Bình Long, An Lộc, Mùa Hè Đỏ Lửa… và còn biết bao thắng lợi lẫy lừng trên khắp mọi miền từ địa đầu giới tuyến đến mũi Cà Mau đã tạo nên trang sử hào hùng, vẻ vang của đoàn quân tinh nhuệ, làm nức lòng toàn thể nhân dân .

Những gương hy sinh dũng cảm đó trong cuộc chiến, cùng những gương tuẫn tiết của bao tướng tá như Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Phạm Văn Phú, Hồ Ngọc Cẩn,… cùng bao sĩ quan và quân nhân thuộc mọi binh chủng kể cả khí tiết hào hùng của anh em nơi các trại tù Cộng sản, đã nói lên cái nghĩa khí rạng ngời của một quân lực tinh nhuệ, kiên cường, chỉ vì những quyền lợi đổi chác bên ngoài đã ‘bức tử’ một quân đội anh hùng. Đến nay, trang sử đầy bí mật ̉ dần dần được ‘giải mã’ cùng với thực trạng đất nước đau thương cùng độ do bọn người ‘chiến thắng’ đã và đang gây nên, càng khiến toàn dân cả nước tiếc thương tập thể quân đội anh hùng một thời lẫy lừng trên chiến địa.

Tuy nhiên, bây giờ, nơi hải ngoại, niềm cảm phục của người viết phần nào bớt đi, hao mòn dần nhường chỗ cho ngậm ngùi, thương tủi. Trong nỗi ngậm ngùi đó, nhìn lại trang sừ đã qua, trong tâm trạng một người nặng lòng với đất nước, một nhà giáo cùng một kẻ có biết làm thơ, viết văn ít nhiều, người viết xin gởi đến toàn thể các anh em Cựu Quân Nhân VNCH tại hải ngoại chút tâm tình sau đây :

I. Thất bại kiêu hùng:

Cuộc tan hàng của cả một binh lực tinh nhuệ, đầy nghĩa khí do cái lệnh ‘buông súng’ của Tổng Thống hai ngày Dương Văn Minh cùng sự sụp đổ của chánh thệ̉ VNCH vào ngày 30/04/75 là một thất bại đau thương của toàn thể quân đội và nhân dân Miền Nam để thảm họa trút lên toàn thể mọi người mà tầng lớp quân đội và gia đình họ phải gánh chịu nhiều hơn bất cứ ai. Thất bại nhưng là một ‘thất bại kiêu hùng’. Gọi là ‘thất bại kiêu hùng’ vì tập thể quân đội VNCH chiến đấu đến giờ phút chót trong những điều kiện thiếu thốn, gian nguy cùng cực. và chỉ ‘buông súng’ sau lệnh ‘đầu hàng’ (!) của Tổng Thống Dương Văn Minh và Chính Phủ của ông. Cái thất bại của tập thể Quân Đội VNCH không do họ, mà chỉ vì những sắp đặt, đổi chác, tính toán của các thế lực bên ngoài, đã tước đoạt hết mọi điều kiện chiến đấu. Vì thế, cái thất bại của quân đội VNCH, của nhân dân Việt Nam miền Nam nói chung, là một ‘thất bại kiêu hùng’ chẳng khác với cái thất bại của Imre Nagy, người hùng của dân tộc Hung-Gia-Lợi, bị quân đội Liên Xô thời Nikita Krouchev tràn ngập, tàn sát năm 1956 vì ông và đồng bào ông đã vùng dậy đấu tranh thoát ách Cộng sản để xây dựng Dân Chủ, Tự Do cho xứ sở, cho nhân dân.

Trong lúc đó, kẻ địch tức phe Cộng sản ‘chiến thắng’ nhưng là một ‘chiến thắng nhục nhã’.

‘Kẻ thua thì kiêu hùng, kẻ thắng lại nhục nhã’, nghe ra nghịch lý nhưng sự thực là thế.

Gác qua bên những vấn đề ý thức hệ, chính trị, tình hình thế giới, người viết gọi ‘thất bại của tập thể quân lực VNCH cùng cả Miến Nam là ‘thất bại kiêu hùng’ trong lúc chiến thắng của quân đội và tập đoàn Cộng sản Bắc Việt là ‘chiến thắng nhục nhã’, do từ phân tích ý nghĩa, tinh thần cùng tâm tình trong chiến đấu giữa hai người lính –người lính VNCH và người lính Cộng sản Bắc Việt. (Xin gọi chung là ‘lính’, là ‘quân nhân’ mà ́ không gọi ‘chiến sĩ’, ‘cán binh, bộ đội’ vì đã vào quân ngũ thì gọi theo danh từ chung là ‘lính’),

a. Người lính VNCH: Theo cái nhìn của người viết, người lính VNCH lúc còn dân sự đến khi gia nhập quân đội và đi vào chiến trận, mặc nhiên mang cả bốn tính chất: ‘người dân, người lính, người chiến sĩ và cả người nghệ sĩ’. Họ đi lính là để bảo vệ người dân, ngoài những lần hành quân đương đầu với giặc, họ sống chẳng khác gì người dân ; họ chiến đấu kiên cường nên trở thành chiến sĩ và chất nghệ sĩ luôn ẩn trong họ vì đã được thừa hưởng cái không khí tự do đầy tính Văn nghệ của miền Nam trong học đường, ngoài xã hội, biểu hiện qua ngôn ngữ, hành động, ý nghĩ,… nhất là nơi tầng lớp sĩ quan tốt nghiệp các trường võ bị Đà Lạt, Thủ Đức.

Hai đặc điểm rõ ràng nhất nơi người lính VNCH là tính nhân bản và tính đậm đà tình cảm với nước, với dân, với gia đình, vợ con, với bạn bè đồng ngũ, với người tình, với cả những em gái hậu phương. Do hai tính chất nầy mà sau nầy, văn học VN có biết bao sáng tác trung thực, đẹp đẽ nào truyện, nào thơ, nào nhạc,… nói lên cái ‘đẹp’ của người lính VNCH suốt trên 20 năm chinh chiến chống quân thù. Quân đội VNCH nghiêm minh về kỷ luật nhưng luôn luôn sống thực và tôn trọng tình cảm cá nhân nơi mình và nơi đồng đội.

- Ngoài những lúc phải đối mặt với quân thù, những lần hành quân rà tìm dấu vết kẻ địch, còn thì những lúc dừ̀ng quân, dưỡng quân,…, người lính VNCH hầu như luôn lẩm nhẩm những bài thơ, những bài hát, ngay cả nghe những bài ca phản chiến, sáng tác thơ ca nói lên cuộc sống và tâm tình người lính chiến. Ngay trong trại tù khổ sai của Cộng sản, người lính VNCH cũng làm thơ, làm nhạc, lẩm nhẩm học thuộc lòng rồi lén lút đọc, hát cho nhau nghe để nung chí kiên cường, bất khuát trước gọng kềm của giặc. Bao nhiêu thơ ca, bao nhiêu hồi ký về trại tù Cộng sản đã trở nên những tài liêụ ̉ giúp cho người sau có thể ‘thẩm định’ một giai đoạn lịch sử bi thương của dân tộc.

- Đọc những bức thư nhà của cha mẹ, vợ con, của bạn bè hay người tình rồi viết thư hồi âm, lúc nào cũng nói lên mối tình tha thiết luôn nghĩ về cha mẹ, vợ con,…. để thêm kiên cường chiến đấu, mong sao sớm chấm dứt chiến tranh, về sống yên lành, chăm lo hạnh phúc của nhau cùng gây dựng tương lai cho con cháu.

Một trường hợp đặc biệt, một người lính VNCH nhặt được tập nhật ký của một nữ ‘bác sĩ’ Việt Công (cô Đặng Thùy Trâm) chết thảm, đọc qua chỉ thấy những kể lể gian khổ cùng tâm tình gởi đến người tình, đã không nỡ hủy bỏ, ném đi mà trao cho người bạn đồng minh giữ làm kỷ niệm.

- Người lính VNCH, giờ đây yên ấm nơi xứ người, dù có người tuổi đã cao, vẫn không quên bao đồng đội còn nơi quê hương, lết lê thân héo hồn tàn, cùng gia đình thất thểu kiếm ăn từng ngày không đủ sống, để chia xẻ chút tiền già và vận động đồng hương nơi hải ngoại quyên góp hàng năm tìm cách gởi về giúp đỡ đồng đội xưa, rủi ro thương tật (Cũng xin nói người viết rất bất mãn những trò lợi dụng tính ‘nhân đạo’ nầy để mưu lợi riêng và làm lợi cho Cộng sản).

Do tất cả những điều trên, hình ảnh người lính VNCH, theo cái nhìn của người viết, luôn luôn là hình ảnh đẹp.

b. Người lính Cộng sản: Qua một số sự kiện được biết, người viết nhận ra rằng người lính Cộng sản không có những sắc thái đẹp đẽ trên.

Họ -người lính Cộng sản- đi chiến đấu không cho người dân, cũng không cho chính người lính nơi họ mà chỉ cho tập đoàn Cộng sản cầm quyền, cho cái ý thức hệ riêng tư của lớp người lãnh đạo. Cộng sản đã biến người dân thành người lính, đã ép buộc người dân phải trở thành người lính. Họ đã xua hàng hàng lớp lớp người dân đi trước lính trong những chuyến công đồn đả viện. Chiến thuật biển người của Cộng sản đã nướng chết hàng vạn người dân và người lính. Họ cưỡng bức người dân phải trở thành người lính bằng đủ mọi thủ đoạn (như cúp hộ khẩu của cả gia đình) để phục vụ Đảng và Nhà nước, để giương cao ngọn cờ Cộng sản khắp nơi nơi. Họ đã xua hàng vạn thanh niên chưa đủ tuổi trưởng thành phải ‘sinh Bắc tử Nam ’. Họ không ngần ngại xích chân người lính vào các khẩu pháo để họ tìm vinh quang trong chiến thắng và người lính phải hy sinh để được họ phong cho là ‘anh hùng, liệt sĩ’. Cả những thương binh cũng bị cấp chỉ huy đành bỏ mặc, không được tải thương, chữa thương vì không điều kiện hay phải ‘để chêt́’ để khỏi phải ngăn cản việc rút quân sau mỗi trận đánh. Người lính Cộng sản không có một chút sống nào cho mình mà chỉ có phải ‘quyết tử’, phải học thuộc khẩu hiệu, phải là ‘anh hùng’ tạo vinh quang cho Đảng theo thứ ‘chủ nghĩa anh hùng cách mạng’ giả tưởng như Nguyễn Văn Trổi, Lê Văn Tám. Đả̉ng nắm trọn mọi thứ, kiểm soát từng lời ăn, tiếng nói, từng thái độ, cử chỉ của người lính, người dân. Người VN nào, dù Bắc Nam, Trung, miền xuôi hay miền thượng cũng đều mang tính chất nghệ sĩ ít nhiều nơi mình nhưng Đảng đã giết chêt́, đã ngăn chặn cái tính nghệ sĩ bản nhiên đó nên người lính Cộng sản chiến đấu không cho dân, vì dân, không cho đất nước quê hương mà chỉ để phục vụ Đảng Cộng sản. Họ phải nhập tâm ‘yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội’ , phải tôn thờ Đảng hơn cả Tổ quốc, hơn cả tổ tiên, cha mẹ mình. Bị Đảng giết chết hết mọi tình cảm tự nhiên, đẹp đẽ nơi con người, nên người lính Cộng sản không có được những nét đẹp như người lính VNCH.

- Người lính Cộng sản không được phép viết một thư cho cha mẹ, vợ con kể lễ những gian truân nơi chiến trường, không được phép nhận một bức thư nhà nói về nỗi mong ngóng, đợi trông ; không được viết hay ngâm một câu thơ, một lời nhạc nói đến tình ái lứa đôi, than thở, trở trăn một cuộc tình dang dở hay cảnh đoàn tụ yên vui, xây dựng hạnh phúc gia đình nay mai khi được sống sót trở về (nếu có thì chỉ là lén lút, âm thầm). Mọi thư từ, nếu có, của người lính Cộng sản gởi cho cha mẹ, vợ con, bạn bè đều bị các cấp chỉ huy, các cấp đảng ủy kiểm duyệt, phải tuân thủ đúng công thức viết thư mặc nhiên do Đảng đã ấn đinh: ‘phải nói lên tinh thần quyết tử, phải sĩ vã chưởi mắng đối phương, phải ca tụng và biết ơn đảng,…’.

- Không người lính Cộng sản nào bị thương hay bị bỏ mình nơi chiến trận mà được Đảng hay cấp chỉ huy thông báo cho gia đình, vợ con.

- Người lính Cộng sản không bao giờ được có lời hay thái độ thở than về mọi gian nguy, thiếu thốn cùng cực của mình cũng như bày tỏ nỗi xót thương cha mẹ, vợ con ngày đêm trông mong mình được trở về nguyên vẹn.

- Người lính Cộng sản không bao giờ được phép có một ý, một lời tỏ ra bất mãn, khó chịu mà lúc nào và bao giờ cũng phải tung hô ‘Đảng vĩ đại, bách chiến bách thắng, (!),…’.

- Mỗi người lính Cộng sản -cũng như mỗi người dân dưới chế độ Cộng sản- phải tự biến mình thành một tên công an, một tên tình báo, một tên mật thám với chính mình, với cha mẹ, vợ con, với bạn bè, với đồng đội. Những thanh niên sinh sau 1954 lại càng thiếu cái chất ‘nghệ sĩ’ bản nhiên của dân tộc vì chế độ giáo dục Xã hội chủ nghĩa đã làm triệt tiêu tính chất nầy rồi. Cuồng tín và cuồng bạo -cuồng tín theo Đảng, cuồng bạo đối với ai không theo đảng- đấy là chủ đích giáo dục của Cộng sản cho nhân dân miền Bắc và cho lớp lính Cộng sản trong cuộc chiến xâm lăng miền Nam.

- Người lính Cộng sản đi vào chiến trận không vì yêu nước, yêu dân, cũng chẳng phải vì bổn phận, trách nhiệm, danh dự vì họ chỉ là thứ công cụ trong tay Đảng, mặc sức vo tròn, bóp méo sinh mạng và cuộc sống của họ.

- Người lính Cộng sản bắt buộc phải nhập tâm và thực hiện cho bằng được cái ‘vinh quang’ của đảng bằng chính sinh mạng người dân và người lính nơi mình. Bởi vì, người lính Cộng sản, khi chỉa súng vào đối phương, cùng lúc đã cảm thấy họng súng của đảng chỉa vào gáy, vào lưng mình, nên bắt buộc phải ‘quyết tử, phải anh hùng’ (!).

Do đó, cái chiến thắng của Cộng sản ngày 30/04/75 là một ‘chiến thắng ô nhục, một chiến thắng nhơ bẩn’. Do cuồng tín và cuồng bạo, người Cộng sản đã trở thành những sát thủ, sát nhân và sau chiến tranh, đã đày đọa đối phương bằng đủ mọi thủ đoạn bạo tàn khủng khiếp.

Cái ‘nhục nhã, nhơ bẩn’ nầy của Cộng sản càng được chứng minh qua bao việc làm của Cộng sản sau ngày họ gọi là ‘Đại thắng mùa Xuân’ năm đó. Suốt trên 30 năm, Cộng sản đã gây ra điêu đứng cho nước, cho dân, ai cũng đều thấy rõ : sẵn sàng làm tay sai cho Tàu Cộng, nhường đất, nhường biển cho Tàu cộng, đày đọa nhân dân vào cùng độ thảm thương, biến VN thành xứ sở lạc hậu, thoái hóa, nghèo nàn nhất, nhơ bẩn nhất trên thế giới.

Cái ‘chiến thắng nhục nhã’ của Cộng sản vào ngày đó đã khiến toàn dân miền Bắc bàng hoàng, sửng sốt, đau buồn vi suốt trên 20 năm dưới chế độ ‘VN Dân Chủ Cộng Hòa’, dưới lá cờ máu ‘nền đỏ sao vàng’, nhân dân Miền Bắc luôn mong ngóng, đợi trông từng ngày từng tháng được quân lực VNCH ra giải phóng họ, nào ngờ…. :

Cái ‘chiến thắng nhục nhã’ của Cộng sản vào ngày đó đã khiến một nữ Văn công Cộng sản (nhà văn Dương Thu Hương) lúc bà ngồi nơi góc đường Tự Do, đã ngậm ngùi, bi phẫn lên lời: ‘Kẻ chiến bại là người văn minh, kẻ chiến thắng lại dã man’ (người viết ghi nội dung, không nhớ đúng nguyên văn). Và sau nầy, bao người Cộng sản, nhìn lại cái ’chiến thắng nhục nhã’ của họ, đã không còn gọi tập thể chiến sĩ VNCH là ‘ngụy quân’ mà gọi là ‘quân đội Sài-Gòn’ một cách trân quý, tiếc thương.

Rồi cũng chính người Cộng sản, vài chuc năm sau, càng làm nhục thêm cái chiến thắng nhục nhã của họ. Khẩu hiệu ‘chống Mỹ cứu nước’ ngày nào, bây giờ trở nên trơ trẽn, mất giá một cách thảm hại. Chống Mỹ, đuổi Mỹ để rồi sau đó, trải thảm đỏ đón rước kẻ ‘cựu thù’ hay liên tiếp van xin viện trợ, đầu tư ; nhục nhã hơn nữa là cấp lãnh đạo Cộng sản lại gởi con cháu mình qua học hành, tu nghiệp nơi cái xứ ‘tư bản đế quốc’ mà họ từng mắng nhiếc không tiếc lời.

Cái ‘chiến thắng nhục nhà’ của người Cộng sản lại càng lúc càng thêm ‘nhầy nhụa, đê hèn’ vì ngày nào sỉ vả hàng ngũ quân đội VNCH đủ điều xấu xa, mạt sát họ chỉ là ‘tay sai đế quốc’, trốn qua Mỹ để được hưởng chút cơm thừa canh cặn của quan thầy, mạt sát vợ con họ qua Mỹ là hạng đĩ điếm, lưu manh, thế mà, chỉ hơn mươi lăm năm sau lại ve vuốt, vỗ về, ca tụng là ‘khúc ruột ngàn dăm’ để ngửa tay sung sướng, mừng rỡ nhận được số ngoại tệ do chính bọn người ‘phản động, phản cách mạng’ nầy từ ngoại quốc gởi về mà số người ‘làm ơn’ (!) cho chúng, phần lớn lại chính là các Cựu Quân Nhân VNCH cùng gia đình của họ.

[Viết những dòng trên, một điều, người viết thấy cần minh định rõ ràng: ‘những từ ‘chiến thắng nhục nhã, cuồng bạo, đê hèn’, người viết dùng để nói về tập đoàn lãnh đạo Cộng sản cùng cấp tướng tá đảng viên Cộng sản, chứ không ám chỉ hàng ngũ binh sĩ đã bị Cộng sản bắt buộc phải vào Nam chiến đấu vì những lớp binh nhì, hạ sĩ, cả một số cấp úy chỉ là nạn nhân đã bị Lãnh đạo và tướng tá CS thúc ép phải cầm súng phục vụ cho tham vọng đen tối, cho quyền lợi, quyền lực của chúng thôi.]

Từ ngày đó (30/04/75) cho đến nay và mai nầy, toàn dân VN, lịch sử VN càng lúc càng yêu mến, ca ngợi cái ‘thất bại kiêu hùng’ của tập thể quân đội VNCH, của cả nhân dân VNCH, và càng chê khinh, căm ghét̉ cái ‘chiến thắng nhơ bẩn’ của tập đoàn Cộng sản côn đồ, phi nhân.

II. Đau thương, Tủi nhục:

Nhưng rồi, đến xứ người, cái ‘kiêu hùng’ có hừng hực dâng cao trong một số năm đầu, thì sau đó, từ lúc Hoa Kỳ bỏ lệnh ‘cấm vận VN’ rồi bang giao bình thường với VN Cộng sản, tiếp theo những chủ trưởng ‘hòa hợp hòa giải, quên quá khứ, quên hận thù, hướng về tương lai’ của một số trí thức, chánh khách (!) hoạt đầu cơ hội cùng với cái được gọi là chủ trương ‘diễn biến hòa bình’ của Hoa Kỳ, chủ trương cởi mở ‘kinh tế thị trường theo định chế xã hội chủ nghĩa’ của Cộng sản, nhất là sau vụ lừa gạt của một đôi tổ chưc‘Mặt trận, Chính Phủ’ (nhằm mưu đồ riêng tư chứ không thực lòng vì nước, vì dân) ; thêm vào đó thủ thuật ve vuốt, cù rủ ma mị của Cộng sản, người Việt tỵ nạn Cộng sản, trong đó không ít Cựu Quân Nhân, vội vã về VN, gởi tiền về VN. Cái khí thế đấu tranh chống Cộng để xây dựng Dân chủ Tự do cho đồng bào quốc nội càng lúc yếu dần, hàng ngũ người Việt tỵ nạn Cộng sản càng ngày thêm phân hóa đáng buồn. Trong lúc đó, tập đoàn Cộng sản lại có điều kiện khai thác để phá nát Cộng Đồng người Việt hải ngoại.

Nơi đây, người viết chỉ xin tâm tình với tập thể anh chị Cựu Quân Nhân Quân Lực VNCH, xin không ngỏ lời với các giới đồng bào khác.

Do những tác động khách quan nói trên, các̉ Cựu Quân Nhân VNCH nơi hải ngoại đã tự mình làm lịm tắt cái hiên ngang, kiêu hùng đáng quí trước đây. Và, theo người viết, chính sự suy sụp ý chí, tinh thần của Anh Chị Cựu Quân Nhân Quân lực VNCH đã khiến lây lan, làm cho tinh thần, ý chí chống Cộng của đồng bào càng lúc càng yếu đi vì, trong số người tỵ nạn Cộng sản thì hàng ngũ Cựu Quân Nhân chiếm tỷ lệ cao nhất; số đông yếu đi thì số ít kia cũng mất đi chỗ tựa bền vững, mạnh hùng. Sự việc đáng buồn nhưng không thể không kể ra.

Cái ‘kiêu hùng trong chiến đấu’ cũng như ‘kiêu hùng trong thất bại’ trước đây là của chung Tập thể Quân đội VNCH chứ không của riêng ai dù cấp bực Tướng Tá, cũng không riêng của một Binh chủng nào. Thế nhưng, sang xứ người, một số Anh Chị không sống với cái ‘kiêu hùng chung’ đó mà giành cái ‘kiêu hùng chung’ đó cho riêng mình để tự đề cao mình nhưng lại nhân danh binh chủng mình, vô tình gây mất tình ‘đoàn kết’ của cả tậ̣p thể.

- Một đôi người viết hồi ký tâng bốc công trạng mình, lại viết không mấy đẹp về kẻ khác. Một sô kháć, qua các bài viết trên báo, trên các diễn đàn cũng thế. Thấy người nầy tự đề cao, khoe khoang công trạng thì người khác thấy cũng cần nên ‘khoe mình’ chút ít… Và khi tự đề cao mình thì mặc nhiên gây ra bất mãn nơi số người khác để đưa đến những chỉ trích, chê bai, mai mỉa, kể xấu nhau, xuyên tạc, vu khống, bóp méo sự thật, kể cả moi móc đời tư để ‘hạ gíạ́’ nhau. (Người viết xin cảm mến những những chiến sĩ hào hùng trước đây, sang xứ người, ôm nỗi buồn đau, cô đơn, lặng im, không nói, không viết gì về mình, về cuộc chiến vừa qua, dù người viết luôn mong các vị đó có những hoạt động cụ thể trong công cuộc đấu tranh chống Cộng. Nhiều hồi ký, nhiều bài viết, bài thơ của một số Tướng, Tá, của một số cấp Úy, ngay cả cấp Hạ sĩ, binh nhì, chỉ thuật lại những trận đánh, những chiến thắng, tuyệt nhiên không đề cao, thành tìch của mình ; những hồi ký, bài viết đó mang tính lịch sử chứ không phải nhằm ‘ca tụng’ mình, quả đáng khâm phục về tinh thần và tư cách của các tác giả).

- Sang xứ người, mỗi Anh Chị chỉ là một ‘Cựu Quân Nhân’ thôi và là từng cá nhân một, chứ không còn nằm trong một́ hệ thống tổ chức, có chỉ huy, có cấp trên cấp dưới nữa. Thế nhưng, một số hầu như còn nghĩ tưởng cái quá khứ trước đây nên sống trong ‘hoài niệm’ để sinh ra buồn chán

- Một số khác̀, qua xứ người sớm, chịu khó làm đủ nghề, ăn nên làm ra, điều nầy quá tốt nhưng đôi người đâm ra hợm hĩnh’ ‘hãnh tiến’, khiến thái độ đối xử, giao tiếp với nhau trở nên lạnh nhạt, tỵ hiềm rồi xa lánh nhau, chê khinh nhau.

Những mặc cảm tai hại trên đã khiến cái tình ‘huynh đệ chi binh’ ngày nào tan loãng, đã khiến cái ‘kiêu hùng của tập thể Quân Đội VNCH’ sút giảm, mất giá, phai nhạt dần đi. Cái ‘kiêu hùng của cả tập thể’ giờ đây biến thành cái ‘kiêu hùng’ của từng cá nhân, cái kiêu hùng ‘giả tạo’ do mặc cảm tự tôn, tự ty, do thói quen ưa đề cao, ưa khoe khoang, ưa tâng bốc của từng cá nhân. Nhiều Anh Chị Cựu Quân Nhân hầu như không còn giữ, không còn sống cái ‘tinh thần tập thể’ xưa kia mà chỉ sống với cái cá nhân, mượn danh nghĩa ‘Cựu Quân Nhân’ làm chiêu bài để tự hào, trang hoàng mình với đồng bào nơi hải ngoại.

III. Tính khoác lác khoe khoang, tự đề cao, quảng cáo mình:

-Nơi xứ người, vai trò Cựu Quân Nhân không còn thích hợp về mặt quân sự ̣nên xoay qua ‘tranh đấu về mặt chính trị’. Và cái danh hiệu Cựu Quân Nhân trở thành một bảng hiệu quảng cáo sáng giá nơi những kẻ háo danh, háo lợi, háo tiếng tăm … Rồi lợi dụng cái ‘Tự do ngôn luận’ nơi xứ Dân chủ, mỗi người tha hồ bày đặt đủ thứ để đề cao, tâng bốc mình, tự cho ta đây mới là kẻ yêu nước thiệt tình, mới là chién sĩ chống Cộng trung kiên, đúng đắn nhất, kiêu hùng nhất. Để chứng minh điều nầy, mỗi người tìm cách ̀kể lể, nêu ra những thành tích của mình trong chiến đấu trước đây, những thành tích nhỏ thôi nhưng được phóng đại thành lớn lao..

- Đôi Anh Chị, nghĩ rằng mọi hồ sơ quân bạ trước đây, qua bao nhiêu năm hẳn không còn lưu trử, nên đã ‘tự phong’ mình từ một cấp thấp lên một cấp cao hơn (chẳng hạn từ Thiếu Úy, Trung Úy lên Thiếu Tá, Trung Tá,..) hay được một đôi tổ chức ‘phong’ cho tước hàm vượt bực rồi khoe khoang bao việc làm ngày trước thực sự nhiều khi là bịa đặt, để ‘đánh bóng’ mình với bao đồng đội. Rồi, một số Anh Chị khác sưu tầm, tìm ra, vạch trần những gian dối, bịa đặt; thế là cãi vã, đôi co, chỉ trích, noi xấu bằng đủ mọi thứ ngôn ngữ nặng nề.

- Đôi Anh Chị có̉ được một tờ báo, một Diễn đàn, thế là dùng phương tiện nầy quảng cáo mình đủ cách, nghĩ rằng chỉ mình mới là người quốc gia chân chính, trung kiên, mới là kẻ kế thừa đúng đắn cái ‘kiêu hùng, bất khuất’ của Quân đội VNCH hơn ai hết. Cái kiêu hãnh, tự tôn, không được chứng minh rõ ràng bằng sự việc ngày qua hoặc ‘có ít xít ra nhiều’ dĩ nhiên không thể không gây bất mãn cho bao Anh Chị khác vì thấy những kẻ đó không làm rạng danh hàng ngũ Quân Đội mà chỉ khiến thanh danh Quân Đội ngày thêm mất giá. Những vụ ‘đánh phá’ nhau, bôi nhọ nhau nhan nhản trên các diễn đàn,.

- Rồi mỗi người, vì cái thói quen ưa đề cao, ưa khoe khoang, cứ nghĩ chỉ có mình mới là kẻ tích cực chống Cộng, mới là ‘anh hùng’ chống Cộng. Từ đó, nẩy sinh cái tính ưa lãnh đạo, mua chuộc, quyến rủ một đôi người khác theo phe mình, tung hô, tâng bốc mình. Những ai không đồng ý, không thuộc ‘phe’ mình hoặc có lời nói, thái độ không đồng tình với mình, thì bị xem là ‘tiêu cực’, là ‘lưng chừng, là ‘thân cộng’, làm tay sai cho Cộng. Mọi thói vu vạ, chỉ trích, đánh phá, sĩ vã nhau được tung ra trên báo chí, truyền thông khiến bao nhiêu kẻ khác không còn biết ai là kẻ thực sự chống cộng, ai là kẻ mượn chiêu bài ‘chống cộng’ để đánh bóng, cốt làm ‘vang danh’ tên tuổi cá nhân mình. Từ đó, cái ‘kiêu hùng bất khuất’ của tập thể Quân Đội VNCH trước đây không còn được mọi người tôn trọng như xưa vì hàng ngũ Cựu Quân Nhân VNCH bây giờ phân hóa, chia rẽ, chống đối nhau. Ai cũng muốn làm ‘lãnh tụ’, ai cũng tự cho là ‘anh hùng’, tự cho mình mới là kẻ ‘xứng đáng’ nhất, từ đó tạo bi kịch cho toàn thể. Cứ xem cái Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Thủ Đức, bao năm qua đã rã rời, tan nát ra sao, cho mãi đến nay cũng vẫn còn tình trạng đau thương đó. Cho dù bảo rằng do Cộng Sản phá hoại, nhưng chưa hẳn do Cộng sản tài ba gì mà trước tiên do từ những mặc cảm tự tôn, tự ty, do cái thói quen ưa tranh giành địa vị, tiếng tăm, ưa tạo cho mình một thứ ‘danh tiếng’ hão huyền, ưa được nắm quyền điều khiển, ưa làm ‘lãnh tụ’, ưa được tâng bốc, đề cao. Cộng sản khai thác nhự̃ng điểm đó để gây chia rè, nghi ngờ nhau giữa hàng ngũ các Anh Chị và đồng bào chống Cộng. Mỗi Anh Chị, khi phóng bút tự đề cao mình trên báo chí, diễn đàn, hầu như quên nghĩ đến việc Cộng sản thừa cơ lợi dụng mình, cùng không nghĩ đến hậu quả xảy ra cho mình và cho các Anh Chị khác cũng như cho công cuộc đấu tranh chống Cộng của toàn thể người Việt tỵ nạn Cộng sản.

Thưa các Anh Chị,

Qua những những điều được nói trên, người viết đau lòng nghĩ rằng: ‘’Cai kiêu hùng của tập thể Quân đội VNCH’ trước đây, nay chỉ còn là vang bóng. Bây giờ, một số Anh Chị Cựu Quân Nhân không còn giữ, không còn sống thực với cái ‘anh hùng tập thể’ đó. Cái anh hùng của tập thể bị ‘tước đoạt’ để biến thành cái ‘anh hùng cá nhân’ nơi mỗi ngườị. Trước đây, trong chiến tranh, Cộng sản cùng bao thế lực bên ngoài (như đài BBC, như các kẻ phản chiến) cố tình ‘làm nhục’ quân đội VNCH, thế mà tập thể Quân đội vẫn kiên cường, bất khuất, vẫn hiên ngang, kiêu hùng cho đến giờ phút cuối. Bây giờ, nơi hải ngoại, cuộc sống đủ đầy, yên ổn, được hưởng tự do, nghĩ rằng cái ‘kiêu hùng tập thể’ kia càng có điều kiện thuận lợi phát huy, thế mà ngược lại, cái ‘anh hùng tập thể’ kia đang trên đường bị ‘hạ nhục’ !. Do các mặc cảm tai hại và các thói quen xấu trên, một số Anh Chị khi tự đề cao mình, đã vô tình, mặc nhiên ‘tự mình làm nhục mình, rồi làm nhục Anh Chị Em, từ đó làm nhục lây cái ‘kiêu hùng của cả tập thể quân đội VNCH’. Không rõ các tên tuổi ‘nổi đình nổi đám’ luôn ‘đánh phá’ nhau trên các báo chí, trên các diễn đàn Net có cảm thấy như vậy không ?

Cái ‘tự làm nhục chính mình’ và ‘gây nhục cho nhau’ của một số Anh Chị đó đã khiến các Anh Chị mặc nhiên phạm bao tội lỗi với bạn bè đồng ngũ, với đất nước, nhân dân, với cả con cháu của Anh Chi :

* Trước tiên với các Anh Chị em Thương phế binh và gia đình họ bên quê nhà. Bài thơ được phổ nhạc ‘Gởi súng cho tao’ đã nói lên cái ‘kiêu hùng bất khuất’ của quân đội, của người quân nhân VNCH bây giờ đang bị đọa đày, gian khổ, ra sao, không rõ các anh em có để ý không ? Các anh em Thương Phế binh có cần tiền để qua cơn ngặt nghèo nhưng điều mong mỏi lớn nhất của Anh Em Thương Phế Binh là được thấy cái ‘anh hùng bất khuất’ của Quân Đội VNCH vẫn sống mãi nơi người Cựu Quân Nhân nơi hải ngoại để bên nhà, có bị lớp người Cộng Sản chà đạp, họ vẫn kiêu hãnh với cái ‘anh hùng’ của người Quân Nhân VNCH như ngày nào. Những trò ‘bôi bẩn’ nhau’ trên các Diễn đàn,, của một số Anh Chị Cựu Quân Nhân nơi hải ngoại đã làm tổn thương cái chí hùng anh, bất khuất của Anh Chị Em phế binh bên nhà.

* Các Anh Chị đã mặc nhiên phụ lòng trông đợi, tin tưởng nơi đồng bào quốc nội. Biết bao Trí thức, Sinh viên, Thanh niên, Văn Nghệ Sĩ, biết bao người đang tranh đấu cho Dân chủ tại quốc nôị, ngay cả hàng hàng lớp lớp đồng bào nghèo khổ, luôn mong ngóng, trông chờ vào tầng lớp Cựu Quân Nhân VNCH nơi hải ngoại đoàn kết đấu tranh chống Cộng sản, hổ trợ cho quốc nội, mong ngóng từng ngày, từng tháng lớp Cựu Quân Nhân VNCH cùng đồng bào VN tỵ nạn CS, làm được những gì đó để có thể sớm giải phóng quê hương và đồng bào thoát khỏi gọng kềm ác nghiệt của chế độ Cộng sản phi nhân như trước đây đồng bào miền Bắc trông chờ Miền Nam giải phóng miền Bắc khỏi gông cùm Cộng sản. Tự làm nhục mình, làm nhục tập thể Quân đội VNCH qua các trò ‘đánh phá’ nhau, đã làm suy yếu sức mạnh tranh đấu chống Cộng của đồng bào tỵ nạn CS, mặc nhiên, các Anh Chị đã mang tội với đất nước, với nhân dân, với lịch sử.

* Các Anh Chị cũng làm mang tiếng lây đến cả gia đình, cả các lớp con em của chính các Anh Chị. Thử nghĩ, con cháu các Anh Chi, sau nầy nhìn lại những việc làm, những bài viết, những lời, những ngôn ngữ thô bạo, tàn độc trút đổ lên nhau, con cháu các Anh Chị sẽ đau lòng, buồn tủi cho lớp cha ông, lớp đàn anh của chúng ra sao?

* Cái ‘tự làm nhục mình’ của mỗi Anh Chị cũng là một tội lỗi đối với chính các Anh Chị. Ngày nào, trong lao tù Cộng sản, mỗi Anh Chị đã phải kê khai lý lịch bao lần, đã phải kể rõ cả quá trình gia nhập quân đội VNCH, có Anh Chị nào đầu hàng, khuất phục để ca ngợi Đảng và quân đội Cộng sản đâu, có nói cái ‘nhục’ tham gia quân đội VNCH đâu, có tố cáo, phỉ báng một anh em quân nhân nào khác đâu, trái lại còn ngang nhiên nói lên cái khí tiết kiên cường bất khuất của tập thể Quân đội VNCH trong đó có Anh Chị. Nếu quả, các Anh Chị đã viết, đã ‘nhìn nhận’ cái ‘nhục’ đã vào quân đội VNCH, thì bao nhiêu năm nay, Cộng sản đã tung ra những bài viết, những cung từ đó để có bằng cớ hiển nhiên mà mạ lỵ, mạt sát tập thể Quân nhân miền Nam VNCH. là hèn nhát, là bất tài vô tướng. Thế sao, giờ nầy, các Anh Chị không kiên định, giữ vững cái khí tiết hào hùng đó mà lại bôi bác nhau, ‘ném bùn’ vào nhau? Các Anh Chị đã quên cái quá khứ anh hùng của mình, đã tự đánh mất giá trị, tư cách của mình mà nào có do một bắt buộc, cưỡng ép nào đâu. Ai làm nhục các Anh Chị, ai làm nhục cả tập thể Quân đội VNCH anh hùng giờ nầy? Chính là một số các Anh Chị đấy, các Anh Chị có ̀ để ý điều đó không?

Kính Thưa các Anh Chị,

Trong niềm đau buồn, tủi hận, người viết xin chân thành bày tỏ với số Anh Chị Cựu Quân Nhân nói trên hai đề nghị sau đây:

a. Đề nghị thứ nhất: Xin các Anh Chị Cựu Quân Nhân hãy dẹp qua những tỵ hiềm, ganh ghé́t, hãy gác qua những bất mãn, tranh chấp nhỏ nhen để cùng ngồi lại dựng xây lại cái kiêu hùng của tập thể Quân Đội VNCH, sống lại cái ‘anh hùng, bất khuất’ của tập thể Quân Đội trước đây. Không cần phải được giữ vai trò, chức vụ, điều khiển, chỉ huy, bỏ qua hết cái thói ưa đề cao, ưa được trọng vọng, ưa được nổi tiếng, tránh hết những luận điệu, khôn ngữ khích bác, công kích nặng lời, để mọi tổ chức, mọi hội đoàn quân nhân thuộc bất kỳ binh chủng nào giờ nầy được sinh hoạt đều đặn, tốt đẹp, mạnh mẽ. Xin diệt bỏ mọi mặc cảm tự tôn, tự ty, tự đại; xin diệt trừ thói quen ưa ton hót, nịnh bợ, ưa khoe khoang, tự đề cao mình. Xin giũ sạch mọi ganh ghét, tỵ hiềm, bất mãn cá nhân, mọi tranh chắp nhỏ nhen để cùng ngồi lại, bổ sung và đồng hợp khả năng, ý kiến, chung sức, chung lòng, thành tâm, thiện chí cùng toàn thể đồng bào hải ngoại đấu tranh kiên cường giúp đồng bào quốc nội tin tưởng, vùng lên giải thể chế độ Cộng sản bạo tàn. ̉Xin các Anh Chị, những ai, đã từ́ng mạt sát, đánh phá nhau bằng đủ mọi lời thô bạo, hãy can đảm ‘tự xin lỗi’ mình và xin lỗi nhau để từ nay thông cảm, thân thiết, đồng thuận về chủ trương, đường lối đấu tranh chống Cộng, làm rạng danh lại cái hào hùng hiên ngang, bất khuất của cả tập thể Quân Đội VNCH và của cả tập thể nhân dân Miền Nam. (Những điều vừa nói chẳng mới mẻ gì, bao người đã từng nghĩ, từng biết; người viết chỉ xin nói lại một cách rõ ràng hơn thôi).

b. Đề nghị thứ hai: Nếu xét thấy tự mình không đủ hùng tâm tráng khí, không đủ điều kiện, khả năng để cùng các Anh Chị em khác đấu tranh thì xin trung thành với cái Căn cước Tỵ nạn chính trị, không về nước du lịch, du hí… không nghe lời dụ dỗ, mua chuộc của Cộng sản, cứ bình thường lo cho cuộc sống hàng ngày, lo cho vợ cho con, không bôi tro trát trấu vào nhau,…Tuy làm như thế là thái độ tiêu cực nhưng ít ra cũng không gây hại cho công cuộc đấu tranh chống Cộng của các Anh Chị khác, của toàn thể đồng bào.

Trên đây là tâm tình nguời viết mạn phép gởi trao đến các Anh Chị Cựu Quân Nhân VNCH.

Có thề, những lời nầy sẽ bị một số Anh Chị xem là ‘trịch thượng’, dám ‘bày khôn xử khéo’ của một kẻ không là quân nhân. Có thể, một số Anh Chị sẽ bất mãn, phẫn nộ rồi lên án người viết bằng đủ mọi thứ ngôn ngữ ̃thô bạo. Người viết xin vui lòng lảnh nhận mà không trả lời. Tâm tình trao gởi không được cảm thông, đón nhận thì có giải bày đến mấy cũng chẳng đi đến đâu.

Không ai làm nhục được mình khi mình không ‘tự làm nhục’ mình. Chúng ta đừng nên làm như người Cộng sản. Chính người Cộng sản đã ‘tự làm nhục’ họ, làm nhục quân đội của họ từ lâu rồi khi đem xương máu người lính phục vụ mộng đồ đen tối của chúng. (xem thêm phía trên). Cứ xem ông Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã bị chúng làm nhục và cúi đầu chịu nhục ra sao. Bao nhiêu tướng tá Cộng sản đã phãi chết mờ ám như thế nào. Và bây giờ, chính hàng ngũ quân đội của họ, nhất là cấp đầu não cũng đang làm nhục nhau vì tranh giành quyền lực, vì chia chác quyền lợi tham nhũng không đều. Ngay cả Hồ Chí Minh, lãnh tụ của họ cũng đã hèn nhát, nhục nhã ra sao. Cho dù, có người bảo Hồ Chí Minh nghĩ rằng ‘cái lỗi lầm lớn nhất của ông là theo Cộng sản’ và suốt quảng thời gian dài, ông bị những Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ,… áp lực biến ông thành ‘ bù nhìn’ cho chúng (như những Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, như quyển ‘Đỉnh Cao Chói Lọi’ của Dương Thu Hương từng nói) thì ‘tại sao ông không dám từ nhiệm, không dám tự tử ?’ mà lại cam tâm, đành lòng để chúng vây hãm, kềm kẹp, bắt phải tuân phục ý đồ của chúng ? Chừng ấy đủ nói lên cái ‘hèn nhát’ của Hồ Chí Minh, cái ‘tham sống sợ chết’ của lãnh tụ Cộng sản. Hiện nay, bao cấp lãnh đạo cùng Tướng tá Cộng sản còn tiếp tục cái ‘đê hèn’ đó mà còn hơn thế nữa.

Đừng thấy Cộng sản giờ nầy dùng bao thủ đoạn gian manh, đang hết sức bày đủ trò lung lạc và tìm cách phá nát Cộng đồng người Việt hải ngoại mà nghĩ rằng chúng sẽ thành công. Cộng sản đang phải đối phó với bao khó khăn nan giải về kinh tế, về chính trị trong nước và trong nội bộ chúng ; chúng đang trên đà đi xuống, đang trên đà tan rã. Mọi vùng vẫy của chúng nơi hải ngoại chỉ nhằm che đậy những nát tan của chúng nơi quốc nội thôi. (Những điều nầy, sẽ do bao thức giả có đầy đủ dữ kiện để xác minh với toàn thể Anh Chi). Và chính tập thể Cựu Quân Nhân VNCH nơi hải ngoại là lực lượng mạnh mẽ nhất đập tan mọi hoạt động của Cộng sản khi các Anh Chị chịu ngồi lại với nhau, cùng đề cao tính anh hùng, bất khuất của Quân Đội trước đây, không còn tỵ hiềm, đánh phá nhau nữa.

Hãy luôn sống cái ‘anh hùng, bất khuất, cái khí hạo nhiên kiên cường của cả tập thể Quân Đội VNCH trước đây, hãy vững tâm bền chí, tránh tất cả mọi lời, mọi thái độ, mọi hành động gây chia rẻ, phân hóa hàng ngũ; hãy tôn trọng tư cách, nhân phẫm mình và của kẻ khác, nhất là Anh Chị Em đã từng là đồng ngũ. Hãy đoàn kết, tương thân, tương ái để cùng đấu tranh cho một ngày non nước nở hoa. Ngày Hội Non Sông huy hoàng, tráng lệ sẽ đến với toàn thể con dân yêu nưóc thương nòi.
    Trời còn để có hôm nay
    Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời.

    (Nguyễn Du)
Người viết chẳng chút vui vẻ nào khi viết lời tâm tình nầy. Chẳng qua vì lòng khâm phục, kính mến và biết ơn tập thể Quân Lực VNCH anh hùng suốt 21 năm chiến đấu chống Cộng sản xâm lăng. Nay, nhìn cảnh phân hóa của tập thể Cựu Quân Nhân VNCH nơi hải ngoại mà viết nên thôi.

Người viết chân thành xin lỗi những Anh Chị Cựu Quân Nhân nào không mắc phải những mặc cảm cùng một số thói quen không tốt nói trên, đã và đang sát cánh cùng đồng bào nơi hải ngoại kiên trì đấu tranh chống Cộng bấy lâu nay. Người viết luôn tin tưởng vào sứ mạng thiêng liêng mà Tổ Quốc đã trao gởi cho Quân Đột VNCH anh hùng, bất khuất từ những năm 1954 đến nay mà một số thành quả lớn lao cùng đồng bào tỵ nạn CS đã thu đạt được trong công cuộc trường kỳ đấu tranh chống Cộng trên khắp mọi nơỉ có người VN tỵ nạn CS cư ngụ.

Kính mong tất cả Anh Chị Em Cựu Quân Nhân VNCH nơi hải ngoại nhận cho tấm lòng chân thành của kẻ viết.

France
Nguyễn Thùy
Thuy Georges Nguyen (nthuyviet@yahoo.fr)



Hòa giải dân tộc - Nguyễn Hưng Quốc



Nguyễn Hưng Quốc

Lâu nay, trong lãnh vực chính trị, một trong những chữ chúng ta, nhất là những người đang sống ở hải ngoại, thường nghe nhiều nhất là chữ “hoà giải”. Đó cũng là một trong những chữ gây tranh cãi nhiều nhất. Một số người đồng ý. Nhưng một số người khác lại chống đối kịch liệt. Không có kết quả điều tra nào cụ thể, nhưng tôi tin là con số những người chống đối cao hơn hẳn. Cứ nhìn vào các cuộc biểu tình đây đó hay trên báo chí và diễn đàn trên internet thì thấy ngay.

Nhưng tại sao người ta lại chống đối một điều dễ ngỡ là tốt đẹp như thế?

Trước hết, cần lưu ý: không phải chỉ có người Việt chúng ta mới nói đến chuyện hoà giải. Trên thế giới, trong mấy thập niên vừa qua, người ta cũng bàn nhiều đến vấn đề hoà giải. Lý do rất dễ hiểu: không có thời đại nào trong lịch sử, nhân loại lại bị chia rẽ một cách dữ dội và đối xử với nhau một cách độc ác như trong thế kỷ 20 vừa qua. Đệ nhất thế chiến. Đệ nhị thế chiến. Chiến tranh lạnh. Chủ nghĩa apartheid. Chủ nghĩa cộng sản. Xung đột sắc tộc. Hàng trăm triệu người bị giết chết. Hàng mấy trăm triệu người bị thương tật. Vết thương dai dẳng. Thù hận chồng chất. Đối diện với thực trạng ấy, hầu như ai cũng thấy hoà giải là một điều cần thiết. Không thể xây dựng một xã hội hoà bình và giàu mạnh và không thể an tâm hướng tới tương lai khi thương tích trong tâm hồn hàng triệu nạn nhân hay con cháu nạn nhân chưa được lành lặn, khi cảm giác nghi kỵ và thù hằn chưa được xoá bỏ. Bởi vậy, từ khoảng đầu thập niên 1990 đến nay, giới lãnh đạo nhiều quốc gia ráo riết đẩy mạnh quá trình hoà giải. Hoà giải giữa các quốc gia từng có thời thù nghịch và tàn sát nhau như giữa Nhật Bản và Trung Hoa, giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, giữa Indonesia và East Timor, giữa Đức và một số quốc gia Bắc Âu. Hoà giải trong nội bộ từng nước như giữa người Mỹ và người gốc Phi châu từng bị bán hoặc đày sang châu Mỹ làm nộ lệ thế kỷ trước, giữa người Úc và thổ dân, người Tân Tây Lan và người Maori, giữa người Nam Phi và người da trắng từng thống trị và đàn áp họ, v.v…

Nếu hoà giải là xu hướng chính của thời đại, tại sao nhiều người Việt ở hải ngoại lại chống đối chuyện hoà giải?

Lý do đầu tiên, theo tôi, là vì vết thương của người Việt Nam còn quá mới. Chiến tranh kết thúc mới 35 năm. Các trại cải tạo mới đóng cửa cách đây chưa tới 20 năm. Những người trải qua những kinh nghiệm thảm khốc trong chiến tranh cũng như những kinh nghiệm cay đắng trong các trại cải tạo, và tiếp theo, kinh nghiệm hãi hùng trong vượt biên vẫn còn sống và nhiều người vẫn còn tham gia tích cực vào các sinh hoạt chính trị, dù ở thế yếu, xa lắc ngoài đất nước.

Tuy nhiên, đây không phải là lý do không thể vượt qua được. Nỗi đau bị kỳ thị chủng tộc ở Nam Phi còn mới hơn nhiều. Mâu thuẫn giữa Indonesia và East Timor lại càng mới hơn nữa. Vậy mà ở các nước ấy, quá trình hoà giải được tiến hành khá tốt đẹp.

Bởi vậy, theo tôi, lý do thứ hai này quan trọng hơn: chúng ta thiếu sự tin cậy đối với nhau.

Nói đến tin cậy là nói đến góc nhìn từ phía các nạn nhân. Một trong những chấn thương lớn nhất của các nạn nhân là sự đổ vỡ niềm tin đối với chính quyền. Không phải ngẫu nhiên mà câu nói “Đừng tin những gì cộng sản nói; hãy nhìn những gì cộng sản làm” được phổ biến rất nhiều sau năm 1975. Như một thứ danh ngôn. Không chừng đó là câu nói để đời duy nhất của ông Nguyễn Văn Thiệu trong suốt 8 năm làm Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà (1967-1975). Không thể nói đến hoà giải khi niềm tin ấy chưa phục hồi. Nhưng niềm tin chỉ có thể phục hồi từ công lý. Bởi vậy, ở đâu quá trình hoà giải cũng đều bắt đầu bằng sự thừa nhận sự thực. Nước Đức không thể hoà giải với người Do Thái hay nhiều quốc gia khác từng bị chiếm đóng ở châu Âu nếu cứ khăng khăng phủ nhận các tội ác của Nazi, đặc biệt, sự tồn tại của Holocaust. Nhật Bản không thể hoà giải với nhiều quốc gia Á châu, nổi bật nhất là Trung Quốc và Hàn Quốc, nếu không thừa nhận những tội ác chiến tranh của họ ở thập niên 1940.

Chính vì thế, quá trình hoà giải thường bắt đầu bằng một lời xin lỗi chính thức. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong sinh hoạt chính trị thế giới thời hậu-Chiến tranh lạnh là việc công khai hoá niềm ân hận đối với những lỗi lầm trong quá khứ. Năm 1990, Tổng thống Mỹ George Bush đã xin lỗi 120 ngàn người Mỹ gốc Nhật bị giam cầm trong thời Đệ nhị thế chiến. Cũng năm 1990, Mikhail Gorbachev bày tỏ sự ân hận sâu sắc trước việc Stalin giết chết 15 ngàn viên chức người Ba Lan tại Katyn Forest vào năm 1940 (Đàn Chim Việt: chi tiết này không chính xác, con số này là 22.000 người, chủ yếu là sĩ quan Ba Lan). Đức giáo hoàng John Paul đệ nhị xin lỗi về việc Giáo hội Công giáo đã thất bại trong việc cứu giúp người Do Thái khỏi thảm hoạ Holocaust. Nữ hoàng Elizabeth II của Anh công khai xin lỗi việc nước Anh tàn sát người Maori ở Tân Tây Lan trước đây. Thủ tướng Anh Tony Blair xin lỗi về trách nhiệm của Anh trong nạn đói ở Ireland vào thế kỷ 19. Năm 1998, Tổng thống Bill Clinton xin lỗi người châu Phi về vai trò của Mỹ trong việc buôn bán nô lệ thế kỷ trước. Ở Nhật, năm 1993, Thủ tướng Morihiro Hosokawa bày tỏ sự ân hận và xin lỗi về những tội ác mà nước Nhật đã gây nên thời Đệ nhị thế chiến. Năm 1995, Thủ tướng Tomiichi Murayama lại xin lỗi lần nữa. Năm 1998, trong dịp gặp gỡ với Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung, Thủ tướng Keizo Obuchi lại xin lỗi lần nữa, nhắm chủ yếu vào những nạn nhân người Hàn Quốc. (1) Riêng ở Úc, đầu năm 2009, Thủ tướng Kevin Rudd đã chính thức xin lỗi người thổ dân tại Úc về những chính sách sai lầm của người da trắng trong quá khứ.

Những lời xin lỗi công khai và chính thức như thế chứng tỏ sự thành tâm và thiện chí của các chính phủ nhằm hàn gắn những rạn nứt trong xã hội và giữa các quốc gia để mọi người có thể thanh thản xếp chuyện quá khứ lại hầu hướng tới tương lai, một tương lai hoà thuận và hợp tác. Đó là yếu tố đầu tiên cần có để tạo nên sự tin cậy.

Ở các nước, mọi lời xin lỗi đều đi liền với sự đền bù. Trong hoàn cảnh Việt Nam, tôi không nghĩ sự đền bù là cần thiết, nhất là đối với những người Việt hiện đang sống ở hải ngoại. Thành thực mà nói, họ đã được đền bù. Không phải Việt Nam đền bù. Mà là quốc tế đền bù khi cứu vớt họ từ trên các chiếc thuyền vượt biển mỏng manh hoặc khi chấp nhận cho họ định cư ở các quốc gia tự do, từ đó, bản thân họ và con cháu họ được hưởng một cuộc sống an lành và no ấm, được hưởng các điều kiện giáo dục và an sinh xã hội thuộc loại hoàn hảo nhất thế giới. Họ không cần đền bù. Nhưng họ cần một lời xin lỗi, hoặc ít nhất, một sự nhìn nhận sai lầm từ chính phủ, như một điều kiện đầu tiên xác lập lại niềm tin cậy đã bị đánh mất.

Nhìn nhận sự thực, trong đó có việc nhìn nhận những sai lầm trong quá khứ, chỉ là bước đầu. Một sự tin cậy thực sự chỉ có thể được hình thành qua hành động. Và bằng những chính sách cụ thể. Nhiều người nêu lên yêu sách giải tán đảng Cộng sản hoặc xoá bỏ điều 4 trong Hiến pháp liên quan đến việc độc quyền lãnh đạo đất nước của đảng Cộng sản. Tôi cho những yêu sách như thế là lý tưởng nhưng rất ít có tính khả thi. Không bao giờ có chuyện một đảng cầm quyền tự động giải tán hay từ bỏ quyền lực khi chưa bị đẩy vào thế ở đường cùng cả. Mà trong tình hình chính trị quốc nội cũng như quốc tế hiện nay, có lẽ còn lâu đảng Cộng sản mới bị đẩy vào cái thế đường cùng ấy. Bởi vậy, thực tế hơn, chúng ta chỉ đặt ra một yêu sách: vì đất nước. Vấn đề đảng nào cầm quyền không quan trọng bằng vấn đề lý tưởng xây dựng một đất nước thực sự giàu mạnh, tự do và bình đẳng. Cơ sở để nhìn nhận và đánh giá lý tưởng ấy là các chính sách.

Nhưng vấn đề là: hiện nay đảng Cộng sản có thực sự vì đất nước hay không? Có rất nhiều bằng chứng cho thấy là không. Ít nhất, với họ, đất nước không quan trọng bằng quyền lợi của chính họ. Có ai đó tóm tắt cái thế tiến thoái lưỡng nan của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay một cách rất tài tình: “Theo Trung Quốc thì mất nước; theo Mỹ thì mất Đảng”. Theo ghi nhận của nhiều người, dường như đảng Cộng sản đang chọn: thà mất nước còn hơn mất Đảng.

Tuy nhiên, điều này đã được nhiều người phân tích, tôi không muốn nhắc lại. Tôi chỉ xin nhấn mạnh một điểm: ít nhất với cộng đồng người Việt ở hải ngoại, chính quyền Việt Nam hoàn toàn không quan tâm đến lý tưởng xây dựng đất nước. Ý định hoà giải với cộng đồng người Việt chỉ xuất phát từ mưu đồ biến cộng đồng thành công cụ của họ, nhằm phục vụ cho lợi ích của chính họ mà thôi. Có thể thấy rõ điều này qua bức thư Thứ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn gửi Dân biểu Mỹ Cao Quang Ánh ngày 31 tháng 3 vừa qua. Trong thư, ông Nguyễn Thanh Sơn viết:

“Chúng tôi tin tưởng rằng với thiện chí của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, với vị trí và uy tín của Ngài trong Chính quyền Mỹ cũng như trong cộng đồng người Việt sở tại… với những gì Ngài đã tận mắt chứng kiến và thực sự cảm nhận qua chuyến về Việt Nam vừa rồi, tôi huy [sic] vọng Ngài sẽ cùng hợp tác với chúng tôi để chúng ta có những cuộc trao đổi cởi mở, thẳng thắn nhằm đem lại lợi ích thiết thực góp phần xây dựng cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ nói riêng và trên thế giới nói chung thành cộng đồng người Việt ở hải ngoại thực sự đoàn kết vì Quê hương đất nước ruột thịt của mình.” (2)

Xin hãy lưu ý đến mệnh đề cuối: “nhằm đem lại lợi ích thiết thực nhằm xây dựng cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ nói riêng và trên thế giới nói chung…”

Mục tiêu của hoà giải, như thế, chỉ nhằm “xây dựng cộng đồng người Việt Nam” ở hải ngoại. “Xây dựng” theo chiều hướng nào? Theo chiều hướng “đoàn kết” với chính quyền trong nước! Nghĩa là, nói cách khác, để biến thành công cụ của chính quyền!

Vậy mà cũng gọi là “hoà giải” sao?

À, tự nhiên sực nhớ chuyện năm 2005 chính quyền Việt Nam đã vận động chính quyền Indonesia và Malaysia đập bỏ tấm bia tưởng nhớ những người bị chết trên đường vượt biển ở đảo Galang và đảo Bidong, nơi dừng chân của cả hàng trăm ngàn người tị nạn Việt Nam trước khi được định cư ở một quốc gia thứ ba nào đó.

Chỉ có hai tấm bia nhỏ nhoi ở hai hòn đảo heo hút như vậy mà họ cũng không chịu nổi. Thì nói đến chuyện hoà giải làm gì cho mệt.

Nguyễn Hưng Quốc

Chú thích:

1. Xem “Reconciliation in the Asia-Pacific” do Yoichi Funabashi biên tập, United States Institutes of Peace Press xuất bản tại Washington, D.C. năm 2003, tr. 4-5.

2. Xem toàn văn bức thư trên ở http://josephcao.house.gov/UploadedFiles/Nguyen_Thanh_Son_request.pdf và thư trả lời của ông Cao Quang Ánh ở http://josephcao.house.gov/UploadedFiles/Letter_to_Deputy_Minister_Nguyen_Thanh_Son.pdf