Đỗ Thái Nhiên
Kiến thức của một người là phần còn lại sau khi người đó đã học và đã quên. Trong cái “phần còn lại” khiêm tốn này, người ta nhận biết một thực tế rằng: mỗi môn học thường có một số câu nói có tính hoặc định đề, hoặc quy luật, hoặc tâm lý tổng quát khiến cho người theo học nhớ nằm lòng một cách dễ dàng.
Những người đã học hình luật một cách tổng quát hẳn nhiên không thể quên được câu nói sau đây: “Kể từ sau khi ra khỏi cổng nhà tù, phạm nhân mới thực sự cảm thấy y là một người tù”. Phạm nhân ở đây có thể là tù hình sự, có thể là tù chính trị. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ đề cập tới tù chính trị. Nói rõ hơn, bài viết này nhằm giải đáp câu hỏi: Tại sao sau khi lấy lại tự do, người cựu tù chính trị mới thực sự cảm thấy họ là tù chính trị, mới thực sự biết được họ là ai ?
Tù có nghĩa là không được tự do. Người ta có thể bị mất tự do về thể chất, tức là bị câu thúc thân thể. Người ta cũng có thể bị mất tự do về tinh thần, tức là tư tưởng bị giam bó hoặc bị ràng buộc bởi một khuôn phép nào đó.
Trong thời gian còn bị giam cầm trong các nhà tù, người tù chính trị tuy bị mất quyền tự do đi lại, tự do giao dịch với xã hội, nhưng trong phạm vi nhà giam, trong giao dịch giữa người tù với những người bạn đồng tù, người tù không tìm thấy những ngăn cách đáng kể. Tất cả đều áo rách vai, quần thủng đáy; tất cả đều cầm cự với thần đói bằng khoai mì trắng, nước muối trong; tất cả đều vào tù với cái “tội” đã yêu nước theo cung cách mà mỗi người đều tự cho là hữu lý nhất.
Người tù chính trị bị giam càng lâu càng cảm thấy thật rõ rằng nhà tù chỉ có thể trói buộc thể xác chứ không thể trói buộc tinh thần. Ðời sống tinh thần chỉ bị bó hẹp khi nào một người bị những người chung quanh chối từ giao tiếp. Mặt khác, nói đến tù, người ta không thể không bàn đến trách nhiệm. Trách nhiệm chủ quan và trách nhiệm khách quan. Một người tri tình gia nhập một tổ chức chống cộng tại Việt Nam sau năm 1975. Nếu bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam (CSVN) bắt giam, người này trở thành một tù chính trị trên bình diện trách nhiệm chủ quan. Trách nhiệm chủ quan của một người là trách nhiệm của đương sự đối với những hành vi do chính đương sự chủ động gây ra.
Thế nào là trách nhiệm khách quan ? Xin bạn hãy lấy tỷ dụ luận để làm khởi điểm cho lý luận diễn dịch: trong tai nạn lưu thông, nếu chủ xe không là tài xế và nếu tài xế là người có lỗi trong tai nạn, thì trách nhiệm bồi thường phải quy vào chủ xe (bảo hiểm của chủ xe) chứ không quy vào tài xế. Trách nhiệm của chủ xe như vừa kể gọi là trách nhiệm khách quan.
Trách nhiệm khách quan là trách nhiệm mà một người phải gánh chịu về những hành vi không do đương sự tri tình tạo ra. Tương tự như vậy, một thanh niên sanh ra tại Miền Nam Việt Nam, rồi lớn lên, rồi đi học, rồi tốt nghiệp kỹ sư Công Chánh. Sau khi nhập ngũ, do lệnh động viên, “ông” Kỹ sư Công Chánh trở thành “ông” Sĩ quan Công Binh. Sau năm 1975, “ông” Sĩ quan Công Binh trở thành “ông” tù nhân cải tạo. Trong tỷ dụ này, quá trình hình thành một tù nhân cải tạo rõ ràng là một quá trình tác động của luật pháp và hành chánh thuộc hai chế độ chính trị Nam và Bắc đối nghịch. Nhân vật thanh niên là một nhân vật hoàn toàn thụ động.
Trách nhiệm khiến người Sĩ Quan Công Binh trở thành người tù cải tạo là trách nhiệm khách quan. Nói như vậy hoàn toàn không hàm ngụ ý nghĩa rằng tất cả cựu quân nhân và cựu công chức của Miền Nam Việt Nam trước năm 1975 đều đã sinh sống triệt để thụ động như ông Kỹ Sư Công Chánh trên kia. Sự phân tích tù chính trị qua hai bình diện khách quan và chủ quan chỉ nhằm đi đến kết luận mạnh mẽ rằng: Tất cả những người đã bị CSVN giam cầm vì lý do chính trị, từ người âm mưu lật đổ chế độ cho đến những cựu quân nhân và cựu công chức, kể cả những người thụ động nhất, đều phải được nghiêm túc ghi nhận : họ là những tù chính trị.
Sau khi đã xác nhận thành phần nội dung của tù chính trị, chúng ta hãy tìm hiểu tâm trạng của tù chính trị kể từ sau khi họ từ giã cổng nhà tù. Có lẽ chúng ta nên khởi hành từ những tâm trạng tệ hại nhất.
Ðiều bị gọi là “tâm trạng tệ hại nhất” chính là tâm trạng của những cựu tù nhân mà trong thời gian bị giam cầm ở các trại tù chính trị họ đã cam tâm nhận lời làm “mật báo viên” (antenne) cho giám thị trại tù. Do vai trò “antenne” những vị tù phản trắc này được ăn no hơn một tí, mặc ấm hơn một tí… họ trở thành “người tù quyền lực” giữa đám bạn tù cùng khổ. Thế nhưng ngay sau khi được trả tự do, họ trở thành những cựu tù khốn khổ và hèn hạ nhất : họ bị bạn bè xa lánh, họ thường trực bị ám ảnh bởi những cuộc báo thù có thể đến với họ bất kỳ lúc nào. Quả thực “sau khi từ giã cổng nhà tù, người cựu tù antenne mới thực sự cảm thấy họ là tù”. Tâm trạng của cựu tù antenne thật đau đớn nhưng đơn giản. Dĩ nhiên chúng ta không nên tốn nhiều giấy mực cho những người tù mất phẩm chất này.
Thế nào là người tù có phẩm chất ? Người tù có phẩm chất là người tù: một mặt tự mình duy trì tính bất khuất, mặt khác khích lệ tất cả các bạn tù phải quyết tâm duy trì tính bất khuất trước mọi hành hạ cũng như dụ dỗ của hàng ngũ công an. Tuy nhiên có những người tù đã thể hiện được phẩm chất cao quí trong suốt thời gian bị giam cầm, nhưng ngay sau khi ra khỏi cổng nhà tù, họ lại có những biến thái rất đáng quan ngại:
- Biến Thái I: Có những cựu tù nhân do những hành hạ thái quá trong trại tù, nay đã bị suy nhược về tinh thần cũng như thể chất. Họ mang mặc cảm tự ty đối với những người chung quanh về trình độ hiểu biết, trong nghiệp vụ chuyên môn, về sức khỏe cũng như về nghị lực trong công việc. Ngoài những lo lắng cho đời sống bản thân và đời sống gia đình, họ hầu như không muốn nghĩ đến điều được trang trọng gọi là dòng tâm-sinh-mệnh dân tộc.
- Biến Thái II: Có những cựu tù nhân tự cho rằng những gì họ học hỏi trong tù và nhất là những gì họ đã phải chịu đựng trong tù là tuyệt đối hoàn hảo, tuyệt đối khả kính. Kể từ sau lúc họ ra khỏi nhà tù, mọi người chung quanh có nghĩa vụ phải kính trọng họ vô điều kiện. Trong tất cả những buổi hội họp bàn chuyện phục vụ quê hương dân tộc, nếu có chiếu ngồi thì chiếc chiếu dành cho họ phải là chiếc chiếu duy nhất thượng hạng trong các loại “chiếu trên”. Từ trên chiếc chiếu duy nhất thượng hạng đó, họ nhìn những người chung quanh bằng đôi mắt trịch thượng của đấng lãnh chúa nhìn thuộc viên của ông ta. Quan sát thái độ của những cựu tù thuộc nhóm Biến Thái II, nhiều người liên tưởng đến tài phiệt. Những kẻ dựa vào thành tích tài chánh của họ để lấn át người khác gọi là tài phiệt. Những kẻ dựa vào thành tích ở tù để xem những người chung quanh như thuộc viên, có lẽ đáng được gọi là “tù phiệt”. Cuộc gặp gỡ giữa các “tù phiệt” chẳng khác nào cuộc gặp gỡ giữa các quân nhân vô kỷ luật. Quân nhân vô kỷ luật sẽ sản sinh ra nạn “kiêu binh”. Tù phiệt sẽ sản sinh ra “kiêu tù”.
- Biến Thái III: Có những cựu tù nhân đã biến những kỷ niệm tệ hại trong tù thành lòng thù hận cứng rắn đối với Cộng Sản Việt Nam. Ðành rằng nguồn gốc của lòng thù hận này là hữu lý, thế nhưng mỗi khi bàn thảo về tương lai Dân Tộc, mọi người phải để lòng thù hận bên ngoài phòng họp. Chúng ta chống Cộng sản vì Cộng sản gây tác hại đối với dòng sống Dân Tộc chứ không vì lòng thù hận phát xuất từ trại tù. Thái độ chính trị thích nghi và chừng mực không bao giờ được hướng dẫn bởi lòng thù hận. Hơn thế nữa, lòng thù hận rất nhiều khi đã đẩy người thù hận rơi vào tình trạng cực kỳ nghịch lý: họ chống Cộng sản cứng rắn đến độ họ đòi hỏi mọi người phải chống cộng theo đúng cung cách của họ. Người nào chống cộng theo một cung cách mà họ cho là “khác lạ”, lập tức người này sẽ bị chụp mũ là tay sai của Cộng sản, là “trở cờ”. Người ta bảo “trời xanh có mắt”, nhưng trong thực tế tôi thấy “quần chúng có mắt”. Chính nhờ “có mắt” cho nên quần chúng chẳng bao giờ quan tâm tới ý kiến của những người thường xuyên chống cộng với thái độ hận thù ngun ngút. Hận thù càng cao càng xa rời quần chúng và càng lạc hướng đấu tranh.
Cựu tù nhân nào vướng phải một trong ba Biến Thái kể trên, cựu tù nhân đó đã tự cô lập hóa, tự giam bó tinh thần mình. Nói đúng hơn: “Sau khi rời khỏi cổng nhà tù, người tù nào tự cô lập hóa thì người tù đó sẽ thực sự cảm thấy đương sự là một người tù”. Dĩ nhiên trong tình trạng cô lập hóa, không người nào có thể tiếp tục phục vụ Dân Tộc. Thế nên, cựu tù nhân chính trị giải trừ ba loại Biến Thái tâm lý nói trên không do đòi hỏi của các tiêu chuẩn đạo đức cổ điển, mà do nhu cầu phục vụ Dân Tộc. Ðành rằng chỉ có một vài cá nhân trong tập thể cựu tù chính trị đã vướng mắc Biến Thái, tuy nhiên để tránh hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh” bài viết này đã thành hình. Mặt khác, hoàn cảnh chính trị hiện nay vô cùng phức tạp:
- Những người Cộng sản Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng tư tưởng không lối thoát.
- Những người trước kia chống cộng, nay đã “trở cờ”. Họ cho rằng chống cộng ngày nay đã trở thành không thực tế, mặc dầu họ không hiểu thực tế là gì và lại càng không hiểu nội dung cuộc khủng hoảng của cộng sản. Họ không tự nhận biết họ đang nộp đơn xin làm tay sai cho một ông chủ mà thủ tục phá sản của ông này đã đi vào bước thứ nhất.
- Những người khác rất trung kiên chống cộng, chống ồn ào, chống vô điều kiện, chống chẳng cần quan tâm đến tương lai của cuộc đấu tranh, chống chẳng cần biết: Làm thế nào để kết hợp đại khối Dân Tộc ? Mô hình của xã hội Việt Nam sẽ là mô hình nào ? Bằng cách nào chúng ta tiến tới mô hình đó ?
- Sau cùng là khối đa số Việt Nam thầm lặng. Khối này thường xuyên cảm thấy lòng quặn đau mỗi lần nghĩ đến quê hương. Khối này ngày lại ngày chau mày nhíu mặt trước những chuyển biến chính trị phức tạp của quốc nội cũng như quốc tế.
Trong hoàn cảnh chính trị rối ren như đã sơ phác, tập thể Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam không thể đóng vai khách qua đường. Tuy nhiên muốn làm một điều gì đó cho quê hương, trước tiên mỗi người cựu tù chính trị phải quay về với chính mình để triệt để gột rửa các Biến Thái Tâm Lý nói trên, nếu có. Chỉ có quay về với chính mình như vừa nêu, người cựu tù chính trị mới nhận biết: Tù Chính Trị, Anh Là Ai ?
- Anh là Người đã cống hiến cho quê hương một phần lớn mồ hôi, máu và nước mắt trong lao tù.
- Anh là Người sau khi ra khỏi nhà tù vẫn tiếp tục duy trì một tâm lý vững vàng: không tự ty yếm thế; không tù phiệt, kiêu tù; không phục vụ quê hương do lòng thù hận, mà do tim óc trong sáng của một chiến sĩ cách mạng.
- Anh là Người quyết tâm tiếp tục phục vụ Dân Tộc như Anh đã và đang phục vụ. Trên bước đường phục vụ Dân Tộc trong những ngày tới, Anh thừa biết: mọi việc làm sẽ là Dã Tràng xe cát nếu chúng ta không hiểu được qui luật Ðoàn Kết Dân Tộc, không thấy được mối tương quan biện chứng giữa Dân Tộc Tính và Nhân Loại Toàn Tính, và không hình dung được cũng như không thể khai thác được cuộc khủng hoảng tư tưởng vô tiền khoáng hậu của các quốc gia Cộng Sản hiện nay.
Tù chính trị, Anh là ai ? Bây giờ, Anh đã biết rồi. Kính mời Anh lên đường.
Thân mến chúc Anh thành công.
Ðỗ Thái Nhiên
Kiến thức của một người là phần còn lại sau khi người đó đã học và đã quên. Trong cái “phần còn lại” khiêm tốn này, người ta nhận biết một thực tế rằng: mỗi môn học thường có một số câu nói có tính hoặc định đề, hoặc quy luật, hoặc tâm lý tổng quát khiến cho người theo học nhớ nằm lòng một cách dễ dàng.
Những người đã học hình luật một cách tổng quát hẳn nhiên không thể quên được câu nói sau đây: “Kể từ sau khi ra khỏi cổng nhà tù, phạm nhân mới thực sự cảm thấy y là một người tù”. Phạm nhân ở đây có thể là tù hình sự, có thể là tù chính trị. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ đề cập tới tù chính trị. Nói rõ hơn, bài viết này nhằm giải đáp câu hỏi: Tại sao sau khi lấy lại tự do, người cựu tù chính trị mới thực sự cảm thấy họ là tù chính trị, mới thực sự biết được họ là ai ?
Tù có nghĩa là không được tự do. Người ta có thể bị mất tự do về thể chất, tức là bị câu thúc thân thể. Người ta cũng có thể bị mất tự do về tinh thần, tức là tư tưởng bị giam bó hoặc bị ràng buộc bởi một khuôn phép nào đó.
Trong thời gian còn bị giam cầm trong các nhà tù, người tù chính trị tuy bị mất quyền tự do đi lại, tự do giao dịch với xã hội, nhưng trong phạm vi nhà giam, trong giao dịch giữa người tù với những người bạn đồng tù, người tù không tìm thấy những ngăn cách đáng kể. Tất cả đều áo rách vai, quần thủng đáy; tất cả đều cầm cự với thần đói bằng khoai mì trắng, nước muối trong; tất cả đều vào tù với cái “tội” đã yêu nước theo cung cách mà mỗi người đều tự cho là hữu lý nhất.
Người tù chính trị bị giam càng lâu càng cảm thấy thật rõ rằng nhà tù chỉ có thể trói buộc thể xác chứ không thể trói buộc tinh thần. Ðời sống tinh thần chỉ bị bó hẹp khi nào một người bị những người chung quanh chối từ giao tiếp. Mặt khác, nói đến tù, người ta không thể không bàn đến trách nhiệm. Trách nhiệm chủ quan và trách nhiệm khách quan. Một người tri tình gia nhập một tổ chức chống cộng tại Việt Nam sau năm 1975. Nếu bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam (CSVN) bắt giam, người này trở thành một tù chính trị trên bình diện trách nhiệm chủ quan. Trách nhiệm chủ quan của một người là trách nhiệm của đương sự đối với những hành vi do chính đương sự chủ động gây ra.
Thế nào là trách nhiệm khách quan ? Xin bạn hãy lấy tỷ dụ luận để làm khởi điểm cho lý luận diễn dịch: trong tai nạn lưu thông, nếu chủ xe không là tài xế và nếu tài xế là người có lỗi trong tai nạn, thì trách nhiệm bồi thường phải quy vào chủ xe (bảo hiểm của chủ xe) chứ không quy vào tài xế. Trách nhiệm của chủ xe như vừa kể gọi là trách nhiệm khách quan.
Trách nhiệm khách quan là trách nhiệm mà một người phải gánh chịu về những hành vi không do đương sự tri tình tạo ra. Tương tự như vậy, một thanh niên sanh ra tại Miền Nam Việt Nam, rồi lớn lên, rồi đi học, rồi tốt nghiệp kỹ sư Công Chánh. Sau khi nhập ngũ, do lệnh động viên, “ông” Kỹ sư Công Chánh trở thành “ông” Sĩ quan Công Binh. Sau năm 1975, “ông” Sĩ quan Công Binh trở thành “ông” tù nhân cải tạo. Trong tỷ dụ này, quá trình hình thành một tù nhân cải tạo rõ ràng là một quá trình tác động của luật pháp và hành chánh thuộc hai chế độ chính trị Nam và Bắc đối nghịch. Nhân vật thanh niên là một nhân vật hoàn toàn thụ động.
Trách nhiệm khiến người Sĩ Quan Công Binh trở thành người tù cải tạo là trách nhiệm khách quan. Nói như vậy hoàn toàn không hàm ngụ ý nghĩa rằng tất cả cựu quân nhân và cựu công chức của Miền Nam Việt Nam trước năm 1975 đều đã sinh sống triệt để thụ động như ông Kỹ Sư Công Chánh trên kia. Sự phân tích tù chính trị qua hai bình diện khách quan và chủ quan chỉ nhằm đi đến kết luận mạnh mẽ rằng: Tất cả những người đã bị CSVN giam cầm vì lý do chính trị, từ người âm mưu lật đổ chế độ cho đến những cựu quân nhân và cựu công chức, kể cả những người thụ động nhất, đều phải được nghiêm túc ghi nhận : họ là những tù chính trị.
Sau khi đã xác nhận thành phần nội dung của tù chính trị, chúng ta hãy tìm hiểu tâm trạng của tù chính trị kể từ sau khi họ từ giã cổng nhà tù. Có lẽ chúng ta nên khởi hành từ những tâm trạng tệ hại nhất.
Ðiều bị gọi là “tâm trạng tệ hại nhất” chính là tâm trạng của những cựu tù nhân mà trong thời gian bị giam cầm ở các trại tù chính trị họ đã cam tâm nhận lời làm “mật báo viên” (antenne) cho giám thị trại tù. Do vai trò “antenne” những vị tù phản trắc này được ăn no hơn một tí, mặc ấm hơn một tí… họ trở thành “người tù quyền lực” giữa đám bạn tù cùng khổ. Thế nhưng ngay sau khi được trả tự do, họ trở thành những cựu tù khốn khổ và hèn hạ nhất : họ bị bạn bè xa lánh, họ thường trực bị ám ảnh bởi những cuộc báo thù có thể đến với họ bất kỳ lúc nào. Quả thực “sau khi từ giã cổng nhà tù, người cựu tù antenne mới thực sự cảm thấy họ là tù”. Tâm trạng của cựu tù antenne thật đau đớn nhưng đơn giản. Dĩ nhiên chúng ta không nên tốn nhiều giấy mực cho những người tù mất phẩm chất này.
Thế nào là người tù có phẩm chất ? Người tù có phẩm chất là người tù: một mặt tự mình duy trì tính bất khuất, mặt khác khích lệ tất cả các bạn tù phải quyết tâm duy trì tính bất khuất trước mọi hành hạ cũng như dụ dỗ của hàng ngũ công an. Tuy nhiên có những người tù đã thể hiện được phẩm chất cao quí trong suốt thời gian bị giam cầm, nhưng ngay sau khi ra khỏi cổng nhà tù, họ lại có những biến thái rất đáng quan ngại:
- Biến Thái I: Có những cựu tù nhân do những hành hạ thái quá trong trại tù, nay đã bị suy nhược về tinh thần cũng như thể chất. Họ mang mặc cảm tự ty đối với những người chung quanh về trình độ hiểu biết, trong nghiệp vụ chuyên môn, về sức khỏe cũng như về nghị lực trong công việc. Ngoài những lo lắng cho đời sống bản thân và đời sống gia đình, họ hầu như không muốn nghĩ đến điều được trang trọng gọi là dòng tâm-sinh-mệnh dân tộc.
- Biến Thái II: Có những cựu tù nhân tự cho rằng những gì họ học hỏi trong tù và nhất là những gì họ đã phải chịu đựng trong tù là tuyệt đối hoàn hảo, tuyệt đối khả kính. Kể từ sau lúc họ ra khỏi nhà tù, mọi người chung quanh có nghĩa vụ phải kính trọng họ vô điều kiện. Trong tất cả những buổi hội họp bàn chuyện phục vụ quê hương dân tộc, nếu có chiếu ngồi thì chiếc chiếu dành cho họ phải là chiếc chiếu duy nhất thượng hạng trong các loại “chiếu trên”. Từ trên chiếc chiếu duy nhất thượng hạng đó, họ nhìn những người chung quanh bằng đôi mắt trịch thượng của đấng lãnh chúa nhìn thuộc viên của ông ta. Quan sát thái độ của những cựu tù thuộc nhóm Biến Thái II, nhiều người liên tưởng đến tài phiệt. Những kẻ dựa vào thành tích tài chánh của họ để lấn át người khác gọi là tài phiệt. Những kẻ dựa vào thành tích ở tù để xem những người chung quanh như thuộc viên, có lẽ đáng được gọi là “tù phiệt”. Cuộc gặp gỡ giữa các “tù phiệt” chẳng khác nào cuộc gặp gỡ giữa các quân nhân vô kỷ luật. Quân nhân vô kỷ luật sẽ sản sinh ra nạn “kiêu binh”. Tù phiệt sẽ sản sinh ra “kiêu tù”.
- Biến Thái III: Có những cựu tù nhân đã biến những kỷ niệm tệ hại trong tù thành lòng thù hận cứng rắn đối với Cộng Sản Việt Nam. Ðành rằng nguồn gốc của lòng thù hận này là hữu lý, thế nhưng mỗi khi bàn thảo về tương lai Dân Tộc, mọi người phải để lòng thù hận bên ngoài phòng họp. Chúng ta chống Cộng sản vì Cộng sản gây tác hại đối với dòng sống Dân Tộc chứ không vì lòng thù hận phát xuất từ trại tù. Thái độ chính trị thích nghi và chừng mực không bao giờ được hướng dẫn bởi lòng thù hận. Hơn thế nữa, lòng thù hận rất nhiều khi đã đẩy người thù hận rơi vào tình trạng cực kỳ nghịch lý: họ chống Cộng sản cứng rắn đến độ họ đòi hỏi mọi người phải chống cộng theo đúng cung cách của họ. Người nào chống cộng theo một cung cách mà họ cho là “khác lạ”, lập tức người này sẽ bị chụp mũ là tay sai của Cộng sản, là “trở cờ”. Người ta bảo “trời xanh có mắt”, nhưng trong thực tế tôi thấy “quần chúng có mắt”. Chính nhờ “có mắt” cho nên quần chúng chẳng bao giờ quan tâm tới ý kiến của những người thường xuyên chống cộng với thái độ hận thù ngun ngút. Hận thù càng cao càng xa rời quần chúng và càng lạc hướng đấu tranh.
Cựu tù nhân nào vướng phải một trong ba Biến Thái kể trên, cựu tù nhân đó đã tự cô lập hóa, tự giam bó tinh thần mình. Nói đúng hơn: “Sau khi rời khỏi cổng nhà tù, người tù nào tự cô lập hóa thì người tù đó sẽ thực sự cảm thấy đương sự là một người tù”. Dĩ nhiên trong tình trạng cô lập hóa, không người nào có thể tiếp tục phục vụ Dân Tộc. Thế nên, cựu tù nhân chính trị giải trừ ba loại Biến Thái tâm lý nói trên không do đòi hỏi của các tiêu chuẩn đạo đức cổ điển, mà do nhu cầu phục vụ Dân Tộc. Ðành rằng chỉ có một vài cá nhân trong tập thể cựu tù chính trị đã vướng mắc Biến Thái, tuy nhiên để tránh hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh” bài viết này đã thành hình. Mặt khác, hoàn cảnh chính trị hiện nay vô cùng phức tạp:
- Những người Cộng sản Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng tư tưởng không lối thoát.
- Những người trước kia chống cộng, nay đã “trở cờ”. Họ cho rằng chống cộng ngày nay đã trở thành không thực tế, mặc dầu họ không hiểu thực tế là gì và lại càng không hiểu nội dung cuộc khủng hoảng của cộng sản. Họ không tự nhận biết họ đang nộp đơn xin làm tay sai cho một ông chủ mà thủ tục phá sản của ông này đã đi vào bước thứ nhất.
- Những người khác rất trung kiên chống cộng, chống ồn ào, chống vô điều kiện, chống chẳng cần quan tâm đến tương lai của cuộc đấu tranh, chống chẳng cần biết: Làm thế nào để kết hợp đại khối Dân Tộc ? Mô hình của xã hội Việt Nam sẽ là mô hình nào ? Bằng cách nào chúng ta tiến tới mô hình đó ?
- Sau cùng là khối đa số Việt Nam thầm lặng. Khối này thường xuyên cảm thấy lòng quặn đau mỗi lần nghĩ đến quê hương. Khối này ngày lại ngày chau mày nhíu mặt trước những chuyển biến chính trị phức tạp của quốc nội cũng như quốc tế.
Trong hoàn cảnh chính trị rối ren như đã sơ phác, tập thể Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam không thể đóng vai khách qua đường. Tuy nhiên muốn làm một điều gì đó cho quê hương, trước tiên mỗi người cựu tù chính trị phải quay về với chính mình để triệt để gột rửa các Biến Thái Tâm Lý nói trên, nếu có. Chỉ có quay về với chính mình như vừa nêu, người cựu tù chính trị mới nhận biết: Tù Chính Trị, Anh Là Ai ?
- Anh là Người đã cống hiến cho quê hương một phần lớn mồ hôi, máu và nước mắt trong lao tù.
- Anh là Người sau khi ra khỏi nhà tù vẫn tiếp tục duy trì một tâm lý vững vàng: không tự ty yếm thế; không tù phiệt, kiêu tù; không phục vụ quê hương do lòng thù hận, mà do tim óc trong sáng của một chiến sĩ cách mạng.
- Anh là Người quyết tâm tiếp tục phục vụ Dân Tộc như Anh đã và đang phục vụ. Trên bước đường phục vụ Dân Tộc trong những ngày tới, Anh thừa biết: mọi việc làm sẽ là Dã Tràng xe cát nếu chúng ta không hiểu được qui luật Ðoàn Kết Dân Tộc, không thấy được mối tương quan biện chứng giữa Dân Tộc Tính và Nhân Loại Toàn Tính, và không hình dung được cũng như không thể khai thác được cuộc khủng hoảng tư tưởng vô tiền khoáng hậu của các quốc gia Cộng Sản hiện nay.
Tù chính trị, Anh là ai ? Bây giờ, Anh đã biết rồi. Kính mời Anh lên đường.
Thân mến chúc Anh thành công.
Ðỗ Thái Nhiên
No comments:
Post a Comment