Saturday, April 30, 2011

Biểu tình tại tòa đại sứ việt cộng Canberra, Úc châu nhân Ngày Quốc Hận 30-4

    Biểu tình tại Canberra đòi tập đoàn việt gian CSVN lập tức giải thể vô điều kiện nhân Ngày Quốc Hận 30-4-2011
DIỄN VĂN BIỂU TÌNH NGÀY QUỐC HẬN 30-4-2011 TẠI CANBERRA –ACT

Nguyễn Thế Phong





Chủ thuyết của CS và những người theo đảng CS luôn luôn ra rả một chân lý mà họ cho rằng trường cửu, bất di bất dịch. Đó là “Nơi nào có áp bức, bất công thì nơi ấy sẽ có chống đối, tranh đấu, nỗi dậy và cách mạng”. Chính vì thế sau gần 70 năm cai trị miền Bắc và 36 năm cai trị cả nước bằng vũ lực, giết chóc và tù đày, tà quyền và đảng CSVN biết và hiểu rõ hơn ai hết lý do và hậu quả của cuộc cách mạng Hoa Lài đã và đang xảy ra tại Bắc Phi và Trung Đông hiện nay.

Áp bức, tàn ác và bất công là hai thực tại tiêu biểu của chế độ CSVN. Chúng cực kỳ ác với dân và hèn với giặc. Thượng thì chúng đội giặc Tàu hạ thì chúng đạp người dân vô tội. Xã hội do chúng kiểm soát và lập ra thì đầy dẫy những bất công “vô tiền khoáng hậu”, tệ bạc nhất từ cổ chí kim của dân tộc và lịch sử Việt Nam. Hơn 2/3 dân số sống ngang ngữa với hay dưới mức nghèo đói, bệnh tật, đói khổ triền miên, trong khi đảng viên CS và thành phần lãnh đạo trung ương Đảng thì sống trong nhung lụa, tiền rừng bạc biển, tiêu xài phung phí, xa hoa như những những ông hoàng bà chuá, bỏ mặc dân chúng cho các cơ quan từ thiện quốc tế và “khúc ruột ngàn dặm” của những “Việt kiều yêu nước”

Những gì đã và đang xảy ra tại Bắc Phi và Trung Đông đang khiến cho tà quyền độc tài và độc ác CSVN phải lo sợ vì chúng còn bất hợp pháp, độc tài, tàn ác, áp bức và bất công gấp trăm lần những chế độ đang bị lật đổ tại Trung Đông và Bắc Phi. Giống như những chế độ CS khác đã bị đào thải, bạo quyền CSVN biết rất rõ rằng sớm muộn gì rồi chế độ độc tài của họ cũng sẽ đi cùng một hướng và chịu chung một số phận vì:

• Con người không bao giờ chấp nhận độc tài độc đảng. Đả đảo Cộng Sản VN…
• Con người không bao giờ chấp nhận áp bức, đàn áp, áp chế. Đả đảo Cộng Sản VN…
• Con người không bao giờ chấp nhận phi dân chủ hay những gì không do họ tự do chọn lựa hay bầu lên. Đả đảo Cộng Sản VN…
• Con người không bao giờ chấp nhận tội ác. Đả đảo Cộng Sản VN…
• Con người không bao giờ chấp nhận bất công. Đả đảo Cộng Sản VN…
• Con người không bao giờ chấp nhận gian trá và bất chánh. Đả đảo Cộng Sản VN… và
• Con người không bao giờ chấp nhận những kẻ phản bội Tổ Quốc, Bán Nước Cầu Vinh. Đả đảo Cộng Sản VN…

Bạo quyền CSVN biết rằng bạo lực và vũ khí chỉ có thể tạm thời giết được một số người nhưng không thể giết chết hoặc trấn áp hết tất cả mọi người. Càng độc tài thì càng gây phẫn nộ và chán ghét. Một ngày nào đó khi con người bị áp bức không còn sợ nữa thì ngày đó là ngày tàn của chế độ. Đó là những gì đã và đang xảy ra từ cuộc cách mạng Hoa Lài. Vì khi “Tức nước ắt phải vỡ bờ” “Bong bóng bơm quá căng ắt phải nổ” và “Nơi nào có Độc Tài, Bất Công và Áp Bức, nơi đó sẽ có Nổi Dậy và Cách Mạng” và vì con người đã KHÔNG CÒN SỢ NỮA kể cả đến cái chết.

Chính vì thế mà hôm nay đây, sau 36 năm cai trị tàn ác, dã man, vô nhơn đạo, bất công và độc tài của Bạo Quyền CSVN. Quả Bóng đã đến hồi nổ tung, cái đập ác ôn kia đã đến hồi vỡ nát vì toàn dân Việt trong cũng như ngoài nước đã hết sức chịu đựng rồi. Đồng bào trong nước đã bước qua ngưỡng cửa của sự sợ hãi rồi. Người dân VN đã không còn chọn lựa nào khác hơn là phải đứng lên sống chết một phen với bè lũ bán nước hại dân này vì chế độ này đã ép con người đến chỗ tận cùng của bất công, tận cùng của nghèo đói, tận cùng của dã man, tận cùng của áp bức và tận cùng của sự chịu đựng.

Vì thế, Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Úc Châu chúng tôi hôm nay thề quyết sẽ cùng với đồng bào quốc nội:

• Quyết tâm giải thể chế độ CSVN bằng mọi giá. Chúng phải ra đi… Ra đi, ra đi, ra đi.
• Đồng chung quan niệm rằng chủ quyền của đất nước sẽ lâm nguy, tự do và nhân quyền của người dân VN sẽ không bao giờ có được ngày nào tà quyền CS còn cai trị VN. Chúng phải ra đi….
• Đòi hỏi Tà quyền CSVN phải bước xuống ngay lập tức và vô điều kiện hầu toàn dân có thể cứu nguy Tổ Quốc từ tay giặc Tàu xâm lăng. Chúng phải ra đi
• Đòi hỏi Tà Quyền CSVN phải lập tức giải thể vô điều kiện vì chế độ do Hồ Chí Minh tạo ra là một chế độ ăn cướp chánh quyền, bất hợp pháp. Chúng phải ra đi….
• Đòi hỏi Tà Quyền CSVN phải lập tức giải thể vô điều kiện vì tà quyền này hoàn toàn phi dân chủ và độc tài đảng trị không do dân thực sự được tự do chọn lựa và bầu lên. Chúng phải ra đi….
• Đòi hỏi Tà Quyền CSVN phải lập tức giải thể vô điều kiện vì tà quyền này là một đảng cướp Mafia đỏ vừa làm trọng tài thổi còi vừa đá banh vừa quyết định giải thưởng cho chính mình. Nhà Nước của CSVN không phải là một nhà nước pháp quyền mà là một nhà nước đạo tặc. Chúng phải ra đi…..
• Đòi hỏi Tà Quyền CSVN phải lập tức giải thể vô điều kiện vì tà quyền này là một nguỵ quyền diệt chủng, tàn ác, giết người, thủ tiêu không gớm tay: “Cải Cách Ruộng Đất, Mậu Thân, Mùa Hè Đỏ Lửa, Đại Lộ Kinh Hoàng, Tập Trung Cải Tạo, Đánh Tư Sản Mại Bản, Vùng Kinh Tế Mới, Thanh Niên Xung Phong, Vượt Biên, tiêu diệt Người Dân Tộc Thiểu Số, T àn sát Hoà Hảo, Cao Đài v.v...” Tội ác của tà quyền này quá nhiều lá rừng không đủ viết. Chúng phải ra đi….

Hỡi những cán bộ và đảng viên CS còn lương tâm và lòng yêu nước hãy đoái công chuộc tội bằng cách đứng lên và đứng về phía đồng bào và chánh nghĩa khi toàn dân nổi dậy lật đổ bạo quyền.

Hỡi những sĩ quan, tướng lãnh và bộ đội còn lương tâm và lòng yêu nước trong quân đội, hãy đoái công chuộc tội bằng cách đứng lên lật đổ bạo quyền phản quốc và hại dân hiện nay và tuyệt đối đứng về phía đồng bào khi toàn dân nổi dậy đòi tự do, dân chủ và quyền bảo vệ đất nước.

Hỡi toàn thể đồng bào trong nước, thời cơ đã đến, vận nước đã đến hồi thay đổi, bạo quyền đã hết thời, cộng đồng thế giới đã chứng tỏ ý chí và khả năng hổ trợ cuộc nổi dậy chánh đáng của người dân các quốc gia đã nổi dậy. Đừng sợ nữa. Kẻ sợ hãi đây phải chính là CS chứ không phải chúng ta vì “Ý dân là ý Trời” mà ý của toàn dân VN là TỰ DO – DÂN CHỦ - VÀ TOÀN VẸN LÃNH THỔ.

Do đó đây cũng là ý của Trời. Hãy đứng lên hỡi đồng bào ơi. Hãi ngoại chúng tôi nguyện hỗ trợ hết lòng bằng mọi phương tiện, tài chánh và thông tin có được cho cuộc nổi dậy lật đổ bạo quyền của đồng bào.

Và hỡi những đảng viên hay tay sai CS ngoan cố không đọc được ý dân và ý trời hãy lắng nghe bài vè và lời cảnh báo sau đây của toàn dân VN để mà quay đầu trở về với đồng bào và chánh nghĩa trước khi quá muộn. Bài vè dân gian này nói về cái tượng Lê-nin mà CSVN cho dựng đối diện với Cột Cờ tại Hà-Nội. Bài vè ấy như sau:
    Lê-nin quê ở nước Nga
    Cớ sao lại đứng vườn hoa nước này?
    Ông vênh mặt, ông chỉ tay:
    “Tự -Do, Hạnh Phúc? Lũ mày còn xa.
    Kìa xem gương của nước Nga
    Bảy mươi năm lẻ có ra đếch gì?”
    Đảng mình cái đảng vứt đi
    Chúng ta theo Đảng còn gì là thân?
• VN Tự Do Muôn Năm
• VN Dân Chủ Muôn Năm
• VN Toàn Vẹn Lãnh Thổ Muôn Năm
• Đồng Bào Quốc Nội Muôn Năm
• Các nhà đấu tranh dân chủ và nhân quyền muôn năm.











    Lễ đặt vòng hoa tại Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận vong







Senator Gary Humphires
Liberal Senator for the ACT








- Bài diễn văn tại Tượng Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh VN – Canberra ngày 30-4-2011

Nguyễn Thế Phong

Kính thưa quý vị quan khách và đồng hương,

Trong khi chúng ta tề tựu nơi đây để vinh danh sự hy sinh tột cùng và cao cã của những lính Úc và người lính quân đội VNCH cho tự do và dân chủ của miền Nam VN cách đây 36 năm thì đã có một nguồn tin báo chí cho biết rằng vị Chủ tịch của Hội Cựu Chiến Binh (RSL) Úc Châu đã tìm cách tổ chức một cuộc diễn hành của cựu chiến binh Úc và Việt-Cộng vào năm 2012 hầu kỷ niệm 50 năm ngày quân đội Úc khởi sự tham chiến tại VN.

Bản tin này đã gây một cơn bàng hoàng, thất vọng, đau đớn và giận dữ cho những cựu chiến binh người Úc gốc Việt , cộng đồng người Việt và những cựu chiến binh Úc là những chiến hữu đã từng chiến đấu, vào sanh ra tử sát cánh với QLVNCH chống lại cuộc xâm lăng của quân đội CS gần 50 năm qua.

Ý tưởng diễn hành với Việt Cộng để kỷ niệm ngày quân đội Úc tham gia chiến trường VN là một ý tưởng cực kỳ sai trái và vô đạo đức trên mọi phương diện:

1. Không giống như Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản và Đức Quốc, những quốc gia kẻ thù của người lính Úc nay đã là những nước tự do và dân chủ. Ngày hôm nay, VN vẫn còn bị cai trị bỡi những kẻ thù khát máu của 504 chiến binh Úc tử trận và không có tự do, không có dân chủ và không có nhân quyền. Những chiến binh Úc tham chiến và tử trận tại VN đã chiến đấu và bảo vệ cho 3 quyền căn bản quý giá này của người dân VNCH, đó là: Tự-Do, Nhân-Quyền và Dân-Chủ. Đi diễn hành với kẻ thù trong khi chúng chưa thay đổi và còn tiếp tục tước bỏ, chà đạp trên những nhân quyền căn bản nhất của con người ngày hôm nay là một hành động làm ô uế và sĩ nhục đến danh dự và sự hy sinh của các chiến sĩ Hoàng Gia Úc Đại Lợi đã nằm xuống và tham chiến tại VN.

2. Không giống như mục đích cao cã và danh dự của quân đội Hoàng Gia Úc khi tham gia vào cuộc chiến VN là để bảo vệ Tự Do và Dân Chủ cách đây gần 50 năm, mục đích của bộ đội Việt Cộng là tiêu diệt Tự Do hầu áp đặt thể chế Độc Tài và Cộng Sản trên người dân VN. Nước Úc và những cựu chiến binh Úc tham chiến tại VN của chúng ta vì thế không có gì để phải hoà giải với kẻ thù và quân đội của kẻ thù của Tự Do và Dân Chủ cả. Chúng ta cũng không có gì phải Xin Lổi hay xin xỏ từ Bạo quyền CSVN cả. Nếu có chăng là chính những kẻ thù này phải XIN LỖI và BƯỚC XUỐNG để trao trả lại cho người dân VN những gì mà các chiến binhÚc đã chiến đấu và hy sinh cho. Đó là: Tự Do và Dân Chủ. Nếu có chăng là Hội Cựu Chiến Binh Úc Châu phải vinh danh và bảo vệ danh dự của những chiến sĩ Úc đã hy sinh và tử trận bằng cách tham gia và đồng hành với Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn CS tại Úc Châu, cộng tác với Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH Úc Châu và lên tiếng hổ trợ tối đa cho người dân VN để đòi hỏi DÂN CHỦ và TỰ DO cho VN thay vì nghĩ đến việc diễn hành chung với chế độ ĐỘC TÀI và CHÀ ĐẠP NHÂN QUYỀN CSVN.

Vào năm 2012, chúng ta hãy nhất quyết bằng mọi giá bảo đảm được rằng Ngày Kỷ Niệm 50 Năm Quân Đội Hoàng Gia Úc Đại Lợi Tham Chiến Tại VN phải được tổ chức một cách DANH DỰ và ĐÚNG ĐẮN tại nơi đây và tại đất nước này và những cựu chiến binh Úc tham chiến tại VN đi diễn hành cùng với những chiến hữu của QLVNCH và Quân Đội Đồng Minh ĐỒNG CHIẾN TUYẾN. Tôi xin được lặp lại lời tuyên bố của ông Nguyễn Văn Bon, Chủ tịch CĐNVTD-VIC khi ông nói: “Quý vị phải chọn lựa một trong hai điều: hoặc là diễn hành với Bạn hay là diễn hành với Kẻ Thù – Quý vị không thể làm cả hai”. Sự chọn lựa và bổn phận của Hội Cựu Chiến Binh Úc RSL trong trường hợp này cực kỳ đơn giản và rõ ràng: RSL ÚC TUYỆT ĐỐI KHÔNG THỂ ĐI DIỄN HÀNH VỚI KẺ THÙ.

Xin đừng để cho sự hy sinh và những cái chết vinh dự và cao cã của các ccựu chiến binh Úc Đại Lợi của chúng ta trở thành công cụ tuyên truyền cho Tà quyền độc tài CSVN. Đừng để cho họ xử dụng nó để cứu vãn chế độ đang bị dân chúng VN cực kỳ chán ghét và đang bị đe doạ bởi cơn sóng thần lật đổ các chế độ độc tài khởi đi từ Bắc Phi và Trung Đông hiện nay.

Mọi người trong chúng ta hãy vinh danh tên tuổi của các chiến sĩ Úc-Việt Nam Cộng Hoà. Xin hãy bảo vệ thanh danh của họ. Xin đừng baop giờ quên rằng họ đã chết cho: TỰ DO và DÂN CHỦ. Cuộc chiến mà họ đã chiến đấu chưa chấm dứt. VN ngày nay vẫn chưa có TỰ DO và DÂN CHỦ. Cách thức và hành động thích hợp và xứng đáng nhất chúng ta những người còn sống có thể làm được để vinh danh những người chiến sĩ Úc-Việt Nam Cộng Hoà đã nằm xuống là: TIẾP TỤC ĐẤU TRANH CHO ĐẾN KHI VN HOÀN TOÀN TỰ DO và DÂN CHỦ.

• Các chiến sĩ Hoàng Gia Úc Đại Lợi dũng cảm hy sinh cho TỰ DO và DÂN CHỦ tại VN muôn năm.
• Các chiến sĩ VNCH đã anh dũng chiến đấu và hy sinh bên cạnh các chiến sĩ Úc và Đồng Minh cho TỰ DO và DÂN CHỦ muôn năm.
• Các nhà đấu tranh DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN và TỰ DO tại VN muôn năm.

LEST WE FORGET
---
    30-4-2011 speech at the VN War Memorial in Canberra
Ladies and gentlemen,

As we gathering here this year to honour the ultimate sacrifice of the Australian soldiers and the soldiers of the Republic of Viet-Nam for freedom and democracy 36 years ago, there was a reported attempt by the National President of the Australian RSL to organise a parade of Australian ex-servicemen and the Viet-Cong troops in 2012 to commemorate the beginning of Australian troops involvement in VN War.

The reported news has caused tremendous shock, disbelief, anger and disappointment among tens of thousands of Vietnamese Vietnamese-Australian veterans, Vietnamese-Australians and Vietnam veterans who had fought side-by-side with us against the Communist invasion forces nearly 50 years ago.

The idea of marching with the Viet-Cong to mark the Australian troops’ involvement in VN War is fundamentally flawed and immoral in many aspects:

1. Unlike Gallipoli, Japan, Germany, the Australian soldiers’ former enemy countries are now free and democratic. Today, VN is still ruled by the ruthless enemy of our 504 Australian dead soldiers with no freedom, no human rights and no democracy. These soldiers and more than 50 thousand Vietnam veterans had died and fought to protect these 3 precious and fundamental things for the people of the Republic of VN: FREEDOM, HUMAN RIGHTS and DEMOCRACY. To march with their enemy who has not changed and still denying the people they had fought and died for these fundamental rights TODAY is to sully and desecrate their sacrifices and deaths.

2. Unlike the honourable purpose of the Royal Australian Arm Forces’ involvement in VN War that was to defend democracy and freedom 50 years ago, the purpose of the Viet-Cong army was to destroy democracy and freedom, to impose dictatorship and communism against the wish of the Vietnamese people.

Australia and our rightful Australian diggers have NOTHING to reconciliate with the enemy of freedom and democracy and its ex-soldiers. WE have NOTHING to apologise for or favour to be asked from the evil Vietnamese Communist regime. If anything, it is them who must APOLOGISE and STEP DOWN to give back the Vietnamese people the freedom and democracy our soldiers had died and fought for. If anything, the RSL Australia should honour the sacrifices of our diggers by joining with the Vietnamese-Australian community, the Vietnamese veterans and with the people of VN to fight for DEMOCRACY and FREEDOM today and not considering marching with the Dictatorial and Human Rights abusive regime.

In 2012, let us make sure that the 50th Anniversary to commemorate the involvement of our Australian Royal Arm Forces (Aussie diggers) in VN War is PROPERLY and HONOURABLY marked HERE in Australia with their proper comrades-in-arms: the ex-service men and women of the Republic of Viet-Nam and former allied forces ex-servicemen. I would like to echo the expression of Mr Bon Nguyen – President of the VCA-VIC, who said: “ You must either march with your friends or with your foes – you cannot do both”. The choice and the obligation the RSL has on this matter is clear. It MUST NOT MARCH WITH THE FOES.

Do not let the holy and honourable deaths and sacrifices of our Australian soldiers become a propaganda tool for the evil and dictatorial Vietnamese Communist government to prop up their unpopular and hatred regime against the tidal waves of anti-dictatorial regimes in North Africa and the Middle East.

Let us honour their names. Let us protect their names. Let us never forget what they had died for: FREEDOM and DEMOCRACY. The battle and the war they fought have not yet finished. VN today is not yet FREE and DEMOCRATIC. The best and the most appropriate way for each and every one of us to honour our Australian soldiers’ deaths in VN is to fight on on their behalf until VN is finally FREE and DEMOCRATIC.

• Long live our heroic Australian soldiers who died for FREEDOM and DEMOCRACY in VN.
• Long live our heroic Republic of Viet-Nam soldiers who fought and died side-by-side with the Australian soldiers for FREEDOM and DEMOCRACY in VN
• Long live the freedom and democracy campaigners in VN.

LEST WE FORGET
_____________

VTVN: Phóng sự Biểu tình Quốc Hận 30/4 ở Canberra
VNTV (Channel 31) - Melbourne Australia


http://www.c31.org.au/schedule/view/episode/20893
http://www.c31.org.au/schedule/view/episode/20912



Monday, April 25, 2011

Tin buồn



ROME (NV)
– Bà Ngô Đình Nhu nhũ danh Trần Lệ Xuân đã về nước Chúa vào hồi hai giờ sáng lễ Phục Sinh, Chúa nhật 24 tháng 4 năm 2011 tại một bệnh viện ở thủ đô La Mã của nước Ý.

Bà Ngô Đình Nhu đã trút hơi thở cuối cùng thanh thản và an bình với tất cả các con và cháu nội ngoại quây quần bên giường bệnh.

Bà đã nhận lãnh các phép bí tích cuối cùng với tràn đầy ân sủng của Chúa Phục Sinh.

Bây giờ Bà đã “đoàn tụ” với Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và cô trưởng nữ Ngô Đình Lệ Thuỷ mà bà hết lòng yêu thương quý mến.

Xin quý vị độc giả dâng lời cầu nguyện cho linh hồn Maria an vui trên Thiên Quốc.
    Trân trọng báo tin,

    Trương Phú Thứ (Luật Sư)
    Ngô Đình Trác (con trai bà Ngô Đình Nhu)
ooOoo



Bà Ngô Đình Nhu, nhũ danh Trần Lệ Xuân, đã qua đời hồi 2 giờ sáng Chủ nhật, trùng ngày lễ Phục Sinh 2011, tại một bệnh viện ở Rome, Ý.

Luật sư Trương Phú Thứ, người duy nhất phỏng vấn bà Nhu thời gian sau chiến tranh, và đang liên lạc với bà Nhu thường xuyên để thực hiện cuốn hồi ký của bà, loan báo tin này qua email hôm Chủ Nhật.

Bà Ngô Đình Nhu "trút hơi thở cuối cùng thanh thản và an bình với tất cả các con và cháu nội ngoại quây quần bên giường bệnh," theo tin của Luật sư Trương Phú Thứ. "Bà đã nhận lãnh các phép bí tích cuối cùng với tràn đầy ân sủng của Chúa Phục Sinh."

Bà Nhu, sinh năm 1924, là quả phụ ông Ngô Đình Nhu, em trai và cố vấn Tổng thống Ngô Đình Diệm. Vì Tổng thống Diệm không có gia đình, bà Nhu được xem là Đệ Nhất Phu Nhân Việt Nam Cộng Hòa.

Sinh trưởng trong một gia đình trí thức quý tộc, bà học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, tốt nghiệp tú tài Pháp. Thân mẫu bà là cháu ngoại vua Đồng Khánh; thân phụ bà là Luật sư Trần Văn Chương, sau này là đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ.

Năm 1943, bà kết hôn với ông Ngô Đình Nhu, và chuyển sang đạo Công Giáo. Bà lấy tên thánh là Maria.

Trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa, bà Nhu là Dân biểu, chủ tịch Hội Phụ nữ Liên đới. Tuy nhiên, nhiều lời phát biểu của bà trên báo chí và một số hành động khác của bà bị cho là góp phần gia tăng sự bất mãn, dẫn tới cuộc đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963.

Vào lúc cuộc đảo chánh xảy ra, bà Nhu và trưởng nữ Ngô Đình Lệ Thủy đang công du Hoa Kỳ để vận động công chúng Mỹ ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa. Sau đảo chánh, bà không về lại Việt Nam.

Bà có bốn người con, hai trai hai gái, trong đó trưởng nữ Ngô Đình Lệ Thủy đã thiệt mạng năm 1968 trong một tai nạn giao thông ở Paris.

Saturday, April 23, 2011

Tháng Tư Buồn - Gs Mai Thanh Truyết




Mai Thanh Truyết

Không biết tự lúc nào sau ngày 30 tháng tư năm 1975, mỗi năm vào dịp nầy lòng tôi dường như chùng xuống. Mặc dù công việc hàng ngày vẫn chu toàn 8 giờ để trả nợ áo cơm, một vài giờ cho cái business consultant của tôi, và thì giờ cho các buổi phỏng vấn hay ngồi suy tư và viết bài hay đi đó đi đây… tôi vẫn cảm nhận được một nỗi niềm u uẩn nào đó trong tôi.

Bỏ qua những ngày tháng nghiệt ngã còn lại ở Việt Nam trước khi vượt biên, phải thành thật mà nói lúc đó tôi không có thì giờ để buồn như hôm nay, vì miếng cơm manh áo và mãi lo tìm đường ra đi (cứu nước?) cho một gánh nặng với 4 đứa con dại…

Bỏ qua những năm đầu tiên sống đời tị nạn, tôi cũng chưa thực sự quan tâm gì mấy cũng như không co thì giờ để buồn…như tôi buồn hôm nay vì cuộc vật lộn với cuộc sống mới

Chỉ trong vòng 20 năm trở lại đây, khi gia đình tương đối ổn định và sau khi bắt đầu bước vào con đường tranh đấu cho Việt Nam qua ngã môi trường, tôi mới thực sự cảm thấy buồn. Và mỗi năm nỗi buồn đo càng se sắc hơn, ngậm ngùi hơn.

Buồn để mà buồn một mình!

Không thể nào nói tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn được. Mà tôi hiểu và hiểu rất rõ nỗi buồn thực sự của tôi vì hai lý do: - Đất Nước còn điêu linh, - và Bà con mình vẫn còn chìm đắm trong nỗi nhục nhằn làm công dân hạng hai cho một chế độ phản dân tộc chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam.

Nhìn lại những ngày bắt đầu từ giữa tháng tư năm 75, có thể nói cả thành phố Sài Gòn đang lên cơn sốt. Nào là chạy đôn chạy đáo thăm dò tình hình…mặc dù biết rằng miền Nam đang trong cơn hấp hối, nhưng cũng mong tìm và hy vọng một phép lạ. Nào là, đối với những người có chút tiền, lo chạy đi đổi tiền, làm…áp phe, hay do là tin tức tìm đươờng ra đi.

Tin tức đồn đãi nhiều khi trái ngược nhau, tin vui lẫn với tin buồn.

Nhưng nỗi buồn của tôi thực sự buồn khi rời trụ sở USAID ở đường Lê Văn Duyệt sau khi làm thủ tục…ra đi. Cầm tấm thẻ vô tri có hình của một ông giáo trẻ đầy nhiệt huyết, mà khi về lại Việt Nam năm 1973, nguyện sẽ làm một cái gì cho thanh niên Việt Nam. Tôi không thiết ăn cơm chiều hôm đó. Nếu tôi nhớ không lầm, đó là ngày thứ tư 09/4/1975.

Tới thứ hai tuần sau đó, lên Đại học Cao Đài Tây Ninh, tôi lại được mấy anh chàng CIA trẻ đóng trên đài phát tuyến ở đỉnh Núi Bà cho tôi biết rằng ngày mai, họ sẽ rút về Mỹ và khuyên tôi nên rời bỏ quê hương qua một giọng Bắc rất rành rọt. Suốt các buổi lên lớp sau đó, tôi nói như người mất hồn, một tâm trạng mà chính giờ phút viết lên dòng chữ nầy, tôi lại thêm một lần phiêu diêu nữa.

Đi? Ở? Hai chữ nầy ám ảnh mãi nơi tôi trong suốt thời gian còn lại cho đến ngày 30/4 năm đó.

Hình ảnh Ba tôi lẩn quẩn trong đầu. Hình ảnh một ông giáo già đã về hưu từ lâu, căm cuội viết thư cho con mình đi du học mỗi buổi sáng thứ năm trong tuần, để rồi, sang sáng thứ bảy đem thư ra Bưu điện gửi đi cho kịp chuyến máy bay Air France bay về Pháp, để cho con mình nhận được thư đúng ngày thứ hai. Việc nầy xảy ra đúng như in, không hề sai sót suốt hơn hai năm trời cho đến khi Ba tôi mất. Ba tôi mất ngày chủ nhựt và thứ hai sau đó tôi vẫn nhận được thư ba tôi viết trước khi nhận được điện tín của anh tôi.

Còn Má tôi. Một người mẹ già gặp lại và sống với con chưa đầy hai năm…Mà cũng chính trong thời gian nầy, tôi luôn bận bịu với những đam mê cho cuộc sống, chuẩn bị cho con đường công danh của mình… thì làm sao tôi có thì giờ chăm sóc hay hỏi han đến mẹ già. Và mỗi khi nhìn lại mình, chính tôi cũng phải tự thú rằng mình cũng không có thì giờ để nghĩ đến mẹ mình nữa trong thời gian nầy. Tôi thật có tội với má tôi.

Trở lại thời gian giữa tháng 4 năm xưa. Tâm trí tôi luôn bị ray rứt với tâm trang nửa Ở nửa Đi.

Đi không đành cũng vì mẹ già đơn côi.

Đi không đành cũng vì bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ kíu kéo lại để làm một cái gì cho quê hương.

Và đi cũng không đành vì một suy nghĩ non dại (mà chắc cũng có nhiểu người suy nghĩ như tôi), đó là Mình có thể đối thoại với người cộng sản, vì trước khi họ là cộng sản, họ là người Việt Nam với đầy đủ dân tộc tính; vì vậy mình có thể hợp tác được.

Khi đã biết sai lầm thì đã muộn, tôi phải trả cái giá gần 8 năm trong nhà tù lớn Việt Nam dưới chế độ nầy.

Chiều thứ hai 28/4, khi một tên phi công (tôi không muốn nhắc tới tên nầy lên đây, vì làm sao tôi quên được tên những kẻ phản bội quê hương) dội bom dinh Độc Lập, và từ đó lịnh giới nghiêm 24/24 được ban hành. Tôi liền chạy lên nhà một người bạn vong niên trên cư xá giáo chức ở đường Tự Đức.

Tôi đã chứng kiến được gì và đã học được gì?

Xin ghi lại vài dòng để chiêm nghiệm nỗi đau thương, nhục nhằn của những đứa con Việt trước cảnh quốc phá gia vong. Đó là:

Hình ảnh một Trung tá TQLC chạy từ Đà Nẵng về nhà người anh cũng ở cùng cư xá, hình ảnh giọt nước mắt lưng tròng khi anh cổi chiếc áo trận và cắt từng nút áo cũng như hai bông mai bạc trên cầu vai. Anh nói với người anh qua giọt nước mắt và trong từng tiếng nấc Anh xem như em đã chết rồi ngày hôm nay.

Hình ảnh từng đoàn trực thăng Mỹ chiếu đèn sáng rọi vào mặt chúng tôi trên sân thượng của cư xá trong lúc tháo chạy và chở người đi ra hạm đội.

Hình ảnh những người lính tôi không còn nhớ Dù hay Thủy Quân Lục Chiến tiếp tục chiến đấu ở cầu Phan Thanh Giản trên con đường đi ra Ngã tư Hàng Sanh. Tiếng súng bắt đầu ngay sau khi tướng Minh tuyên bố đầu hàng lúc 10 giờ 37 phút sáng 30/4. Tiếng súng chỉ im lặng lúc xế trưa, có nghĩa là tất cả anh em binh sĩ đã chiến đấu cho đến quả lựu đạn cuối cùng.

Chuyện ĐI và Ở đã được tôi quyết định ở khúc quành định mệnh nầy.

Qua ngày thứ năm 1/5, lệnh trên radio yêu cầu (bắt thì đúng hơn) mọi công chức phải đến trình diện tại trụ sở làm việc của mình. Sáng đó, tại cư xá có mặt Ông Khoa trưởng, Ông Phó Khoa trưởng và một số giáo sư, tôi và một giảng nghiệm viên tình nguyện vào Trường Sư phạm xem tình hình.

Mọi sự có vẻ êm xuôi vì họ chưa có người vào tiếp quản, ngoài một số cơ sở địa phương thôi. Nhưng một hình ảnh khác làm bẽ bàng và làm đảo lộn những suy nghĩ tốt đẹp trong tôi khi nhìn thấy một số đồng nghiệp của mình mới chỉ vừa cách đây một ngày, nay đã mang băng đỏ cách mạng từ cung cách hướng dẫn chỗ để xe, cho tới thái độ trong lúc nói chuyện. Đáng phỉ nhổ nhựt là những người ngày nào thưa anh, xưng em với tôi, mà nay trở mặt dương dương tự đắc tự xưng tôi, tôi, anh, anh một cách trơ trẻn.

Có những chị giáo sư thước tha, dịu hiền trong khi lên lớp mà nay ngoài băng đỏ, thậm chí còn để lá cờ vàng ba sọc đỏ dưới chỗ chân bàn đạp xe hơi nữa. Và hơn nữa, có giáo sư trong suốt thời gian chưa đầy hai năm ngắn ngũi của tôi, đã xem tôi như thần tượng mặc dù biết tôi đã lập gia đình rồi, thường xuyên đi ăn uống chung; thậm chí đã dám cùng tôi nhậu thịt chó nữa… Người đó bây giờ là một công thần của chế độ.

Trên đây, tôi xin diễn lại bức tranh vân cẩu chập chùng những ý nghĩ lộn xộn trong những ngày quốc phá gia vong. Xin chia xẻ cùng bà con. Đây không phải là lời tự thú hay than thở, hay nói về mình.

Nơi đây tôi chỉ muốn nói lên vài điều suy nghĩ chủ quan. Đó là:

Truyết, mầy đừng bao giờ mơ tưởng người Việt cộng sản là người Việt Nam.

Tình đời như chiếc lá, đổi trắng thay đen và lòng người thật khó lường (hơi cải lương một chút).

Và để thoát khỏi ý nghĩ tiêu cực trong những ngày đau thương của Đất và Nước, tôi tự điều hướng cho chính mình cần phải hành xử trong tương lai như:

Đứng trước quá khứ, hãy ngả mũ. Đứng trước tương lai, hãy XẮN TAY ÁO (H.L.Mencken).

Người khôn ngoan đi tìm nguyên do lỗi lầm ở bản thân. Kẻ khờ dại đi tìm nguyên do ở người khác. (Câu nói của Khổng Tử giản dị như vậy mà còn có kẻ không học được!).

Xin góp phần vào những Ngày Buồn Tháng Tư .

Mai Thanh Truyết
West Covina 15/4/2011

Sunday, April 17, 2011

Văn hóa của "nhà" đấu tranh dân chủ trong chế độ xuống hàng chó ngựa

    Di Chúc của Tạ Phong Tần: Bắt người trái pháp luật còn lật lọng vu cáo
    April 15, 2011, 8:31 AM
Tạ Phong Tần: "Nhà cầm quyền VN tiếp tục chà đạp quyền con người, quyền tự do tôn giáo"

Tôi cứ “phát liên tục”, lúc nào mệt thì ngừng, hết mệt phát tiếp. Chúng nó đi ra khỏi phòng thì tôi đi theo. Chúng nó xúm nhau lôi tôi trở vô. Tôi đập bàn hỏi: “Tao phạm tội gì? Chúng mày bắt tao nhốt trong phòng này để làm gì? Trả lời tao nghe. Không nói được là tao đi ra. Tao đâu phải tù của chúng mày”. Câu này tôi lặp đi lặp lại từ sáng đến chiều hơn một trăm lần nhưng không có thằng nào trả lời. Chúng nó lôi vô thì tôi đi trở ra, tôi giằng co chống cự lại. Một thằng già già, ốm, mặc áo sơ mi sọc dùng tay chém vô cổ tôi. Tôi gào lên: “Thằng súc sinh, mày đánh đi, đánh cho tao chết tại chỗ này mày mới giỏi đó. Tao sống từng tuổi này mà còn sợ chúng mày dọa nạt sao. Tao sẵn sàng chết tại chỗ này, chết vì súc vật chúng mày, để thức tỉnh lương tâm người dân Việt, để khơi lên ngọn lửa căm hờn để người dân Việt đốt cháy chế độ cộng sản ăn cướp, chế độ cộng sản bất lương, chế độ cộng sản khát máu, chế độ cộng sản thối nát đê hèn của chúng mày. Tương lai chúng mày cũng sẽ như lũ độc tài tham nhũng ở Trung Đông thôi”.

8 giờ sáng ngày 25/2/2011,

Tôi định đến quán café ở gần nhà nên không mang gì theo người, trong túi chỉ có vài chục ngàn đồng. Vừa mở cửa sắt bước ra ngoài thì thấy trước nhà đã có sẵn một đám đông đứng lố nhố. Tôi đếm được 6 người là cán bộ an ninh CA TPHCM (PA35), trong đó có 2 người tôi biết tên là Nguyễn Minh Thắng và Trương Văn Hổ, còn 4 người cũng quen mặt nhưng không biết tên gì. Bọn chúng đã nhiều lần tham gia cùng đồng bọn xông vào nơi ở của tôi bắt cóc, cướp đoạt tài sản của tôi. Có thêm CSKV Nguyễn Văn Riết mặc đồ cảnh sát và 2 người mặc đồng phục dân phòng.

Nguyễn Văn Riết cầm cái giấy mời đưa cho tôi nói: “Công an phường mời chị đến cơ quan làm việc ngay bây giờ”. Tôi nhìn nội dung giấy thấy ghi: “Làm việc về vấn đề lưu trú”. Tôi nói: “Mời thì đưa giấy đây. Tôi đi uống café, ăn sáng đã. Rồi tôi sắp xếp công việc xong tôi sẽ đến. Còn cái kiểu mới sáng sớm dí cái giấy vào mặt người ta bắt đi liền thì tôi không chấp nhận kiểu mời lưu manh, mất dạy ấy”. Nguyễn Văn Riết còn đang đứng chần ngần chưa biết ứng phó thế nào với tôi thì một thằng mặc thường phục già khoảng hơn 50 tuổi ra lệnh cho Riết đi về, rồi hắn kêu bọn đàn em và 2 dân phòng chộp tay tôi lôi đi. Tôi kêu to lên cho hàng xóm và người đi đường biết bọn chúng bắt người trái pháp luật: “Tao phạm tội gì thì tụi bây cứ đem lệnh bắt tới đây mà bắt tao, lập biên bản, mời chủ nhà, hàng xóm chứng kiến công khai. Đừng có giở trò lưu manh, bắt cóc, xã hội đen. Bà con cô bác nhìn mặt mấy thằng này, chúng nó xưng nó là công an, mà chúng hành xử lưu manh côn đồ với tôi, chúng ỷ đông bắt tôi trái pháp luật. Bọn bây là quân súc sinh chớ công an nhân dân gì”.

Một tên thấy lôi kéo tôi như vậy thì người đi đường xúm vào xem càng đông nên chúng gọi điện cho một xe 4 bánh màu đen (trên có gắn đèn xanh vàng đỏ 3 màu, người dân ở đây kêu là xe 113) đến rồi xúm nhau lôi tôi lên xe nhét vào cái chỗ để chân giữa 2 hàng ghế trước-sau để tôi không ngồi dậy được. Chúng ra lệnh 1 dân phòng béo mập tên Hùng leo lên xe ngồi đè tôi xuống cái kẹt đó rồi xe chạy về trụ sở CAP8 (quận 3, đường Huỳnh Tịnh Của). Đôi dép tôi đang mang trong chân bị chúng lôi kéo đứt quai, không sử dụng được nữa.

Bọn chúng mở cửa xe xúm nhau lôi sểnh tôi ném vào một căn phòng ở lầu 1. Tôi đứng dậy đi ra ngoài thì chúng xô tôi trở vào. Tôi hỏi: “Chúng mày bắt tao đến đây để làm gì?” thì không thằng nào trả lời. Tôi nhìn xuống sân, thấy Nguyễn Văn Riết đang ngồi “múa mỏ” với 2 công an phường khác. Tôi bèn gọi to: “Ê, Nguyễn Văn Riết. Mày nói mời tao về phường để làm việc về lưu trú thì bây giờ tao ở đây rồi nè. Sao không làm việc? Mày lên đây làm việc cho tao coi”. Nguyễn Văn Riết vội vàng đứng dậy bỏ chạy. Tôi nói với theo: “Thằng Riết mày nhớ nghe! Mày bỏ chạy thì từ đây về sau đừng có mở miệng nói “làm diệc làm cò” gì với tao nữa nghe. Mày nhớ tránh cái mặt tao luôn nghe. Tao mà thấy mày ở bất cứ đâu ngoài đường là tao níu áo mày đó”.

Đám an ninh mặc thường phục tôi xô trở vô trong phòng. Thằng Nguyễn Minh Thắng làm bộ giả lả: “Trên blog chị có nhiều bài viết về nấu ăn thấy ngon quá, bữa nào phải học nấu theo mới được”. Tôi nói: “Học làm gì. Mấy món đó để cho thường dân ăn, mày đâu có ăn được. Tụi mày ăn bã thằng sếp tụi mày là đủ rồi”.

Chúng nó ngồi vây quanh thì tôi cũng leo lên cái bàn lớn giữa phòng ngồi “mở máy volume cực đại” phát chương trình “giáo dục công dân” cho chúng nó nghe.

- Tổ cha chúng mày, đồ cái quân lưu manh, bất nhân bất hiếu bất nghĩa. Cả lũ chúng mày từ trên xuống dưới, từ những thằng tay sai ở đây cho tới những thằng sếp ra lệnh cho chúng mày. Cả bộ máy nhà nước cộng sản ăn cướp lưu manh. Tao có giành trâu cướp ruộng, giựt vợ giựt chồng của chúng mày không mà chúng mày bắt cóc tao vô đây? Tao phạm tội gì mà chúng bây lôi tao vô đây. Cái bộ máy nhà nước cộng sản ăn cướp này nó đã ăn cướp mà nó còn muốn bịt miệng nạn nhân, một lũ buôn dân bán nước, với Tàu thì bợ đít bưng bô, với dân thì hung hăng đàn áp. Nhà nước gì chúng mày, một đám súc sinh không có tính người, một lũ sâu bọ côn trùng đội lốt người. Chúng mày ỷ số đông hành hung, ra oai với tao. Một đám cả chục thằng đàn ông già có trẻ có, mập có ốm có, xúm vô đàn áp một mình tao. Sao không kéo nhau ra mà đánh Tàu giành lại biên giới, hải đảo đi. Chúng mày làm được chuyện đó thì nhân dân sẽ khen chúng mày, mang ơn chúng mày. Còn chúng mày đàn ông sức dài vai rộng, đàn áp 1 mình tao là đàn bà tay không tấc sắt thì nhục nhã cả những thằng con nào để ra cái lũ đê tiện chúng mày, nhục nhã cả tổ tiên dòng họ chúng mày, nhục nhã cả con cháu chúng mày. Chúng mày có dám ra đường khoe: ngày hôm nay, tao- họ tên gì đó, cùng với những thằng tên gì tên gì, đã cùng nhau lôi được con mẹ Tạ Phong Tần vô công an phường nhốt để nghe nó đào bới xới đâm cả tổ tiên dòng họ, chết rồi cũng không yên thân.

Chúng mày thấy không? Cái nhà nước cộng sản đê tiện này, nó nói Trung Quốc nước lớn nên phải sợ, phải nhường. Việt Nam này mấy ngàn năm có bao giờ lớn hơn TQ đâu, vậy mà không mất đất, còn bây giờ, vô tay chúng nó thì mất đất, mất biển. Lào, Thái Lan, Campuchia có lớn hơn Việt Nam không? Hồi xưa, từ đời Nguyễn Gia Long, Lào, Thái Lan, Campuchia đều phải triều cống cho Việt Nam. Còn bây giờ, nhà nước cộng sản Việt Nam triều cống lại cho Campuchia. Điện người Việt không đủ mà xài, phải mua điện giá cao cho TQ, chúng nó đem triều cống điện cho Campuchia, để Campuchia bắt người Khmer Việt trốn qua Canpuchia trả về cho nó bỏ tù, chớ người Việt trong nước được lợi lộc gì. Bày đặt nói bán, bán bao nhiêu tiền, không ai biết hết. Con trong nhà đói không có cơm ăn, cha mẹ đem gạo cho hàng xóm. Nói chuyện ngược ngạo kiểu chúng nó chỉ có chó nghe chớ ai nghe.

Một chế độ mà sợ anh gặp em, sợ vợ gặp chồng, sợ bạn bè gặp nhau, sợ giáo dân gặp linh mục, sợ đám ma, sợ đám cưới, thấy chổ nào người ta tụ tập hơi nhiều người một chút cũng sợ, nhìn quanh thấy dân người nào cũng đáng sợ, thì cái chế độ cộng sản này nó đến hồi mạt vận, đến hồi sụp đổ rồi.

Lào, Thái Lan muốn xây cái đập chắn sông Mekông đó. Đập xây xong thì đồng bằng sông Cửu Long chết, vựa lúa lớn nhất Việt Nam chết, người dân Việt Nam đói chết. Cái tập đoàn tội ác cộng sản Việt Nam đó không thằng nào dám mạnh dạn nói một tiếng là “không được xây” mà chỉ dám lí nhí “tạm hoãn”. “Tạm hoãn” là sao? Năm nay không xây, thì năm khác Lào, Thái Lan nó cũng xây. Cho vài người lên báo Việt Nam la làng thì ai nghe? Lào, Thái nó có đọc báo tiếng Việt đâu. Lúc nào cũng vỗ ngực xưng “đại diện nhân dân” mà không biết bảo vệ quyền lợi dân, với dân thì ra oai đàn áp. Có thằng nào “đại diện nhân dân” đứng đơn kiện Lào, Thái ra Liên Hiệp Quốc, kiện ra Tòa án quốc tế chưa hay là lo tham nhũng, lo bốc hốt vơ vét cho nhiều rồi chạy trốn?

Sợ TQ, sợ Thái, sợ Lào, sợ luôn một đám cướp biển Somalia nữa. Nhà nước ăn cướp ăn cướp của dân, gặp cướp biển thiệt thì sợ. Tụi cướp Somalia đó, nó cướp tàu, nó bắt ngư dân, nó đòi tiền chuộc đủ thứ, nhà nước thì im thin thít như cứt chó, không biết làm gì để cứu dân của mình. Nhục nhã chưa? Tất cả chúng mày từ trên xuống dưới qua bên Hàn Quốc mà liếm đít thằng đô đốc hải quân Hàn Quốc đó để hưởng chút hơi thừa cho bớt hèn đi. Liếm rồi hỏi nó ăn cái gì mà sao nó anh hùng quá, nó thông minh quá, nó đánh tan tác bọn cướp Somalia, rồi bắt chước mà làm theo nó. Hung hăng ra oai với tao thì có ích gì? Ai khen chúng mày!

Chúng mày, nhìn mặt cũng sáng sủa mà sao thiếu đầu óc quá vậy. Về lấy tờ báo mở ra so cái mặt thằng Nghị với mặt tụi bây coi mặt thằng nào sáng hơn? Tao không thèm nịnh chúng mày, chúng mày là cái thá gì mà tao phải nịnh. Chúng mày so đi để thấy, cái mặt nó tối như đêm ba mươi, nhưng nó lãnh đạo chúng mày, nó ngồi trên đầu trên cổ chúng mày, nó chỉ huy chúng mày. Còn thằng kia thì đàn ông mà mặt mỏng quẹt như bánh tráng, giống y đàn bà. “Con vua thì được làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa”. Có thấy nhục nhã cho cái thân phận tay sai, công cụ của chúng mày chưa?

Bộ quần áo tụi bây đang mặc, cái nón đang đội trên đầu, đôi giày đang mang dưới chân, điện thoại đang xài, cái xe tụi bây đang đi … đều là tiền của dân. Tụi bây ăn cơm dân, xài đồ của dân, mập mạp béo tốt nhờ dân mà không biết bảo vệ dân, quay ra đàn áp dân. Đồ lừa thầy phản bạn, đồ ăn cây táo rào cây sung, đồ bất nhân, bất nghĩa, bất hiếu. Tụi bây còn thua con chó. Nhìn cái gương thằng kia mà sửa mình. Gom góp tiền cho nhiều, xây biệt thự cho sang, ở trong phòng như ông hoàng, mua bảo hiểm cho vợ con cả đống, mà để cho mẹ già ở trong cái nhà tranh vách đất trị giá 2 triệu đồng, tệ hơn nhà tình thương. Cuối cùng không sống được để mà hưởng, con vợ nó đốt chết, cái nút áo người ta cũng cắt lại chớ không theo được món gì. Cất nhà cho mẹ ở đàng hoàng thì con vợ nó đâu có đòi bán nhà được. Bất hiếu nên trời phạt. Chúng mày bất nhân, bất hiếu, bất nghĩa thì cũng chết đốt như nó.

Tôi cứ “phát liên tục”, lúc nào mệt thì ngừng, hết mệt phát tiếp. Chúng nó đi ra khỏi phòng thì tôi đi theo. Chúng nó xúm nhau lôi tôi trở vô. Tôi đập bàn hỏi: “Tao phạm tội gì? Chúng mày bắt tao nhốt trong phòng này để làm gì? Trả lời tao nghe. Không nói được là tao đi ra. Tao đâu phải tù của chúng mày”. Câu này tôi lặp đi lặp lại từ sáng đến chiều hơn một trăm lần nhưng không có thằng nào trả lời. Chúng nó lôi vô thì tôi đi trở ra, tôi giằng co chống cự lại. Một thằng già già, ốm, mặc áo sơ mi sọc dùng tay chém vô cổ tôi. Tôi gào lên: “Thằng súc sinh, mày đánh đi, đánh cho tao chết tại chổ này mày mới giỏi đó. Tao sống từng tuổi này mà còn sợ chúng mày dọa nạt sao. Tao sẳn sàng chết tại chổ này, chết vì súc vật chúng mày, để thức tỉnh lương tâm người dân Việt, để khơi lên ngọn lửa căm hờn để người dân Việt đốt cháy chế độ cộng sản ăn cướp, chế độ cộng sản bất lương, chế độ cộng sản khát máu, chế độ cộng sản thối nát đê hèn của chúng mày. Tương lai chúng mày cũng sẽ như lũ độc tài tham nhũng ở Trung Đông thôi”.

Chúng lôi tôi vô rồi thằng Nguyễn Minh Thắng kéo cái ghế ngồi chặn cửa không cho tôi ra ngoài. Tôi phát tiếp: “Ê! Thằng Thắng. Mày từ sáng đến giờ làm được chuyện gì ích nước lợi dân nói tao nghe coi? Hay là mày chỉ biết vục đầu ăn cho béo mập, rồi hung hăng với tao, bắt cóc tao, lôi kéo tao đến đây để nghe tao rủa xả 3 đời dòng họ nhà mày, mày gục mặt chơi game?”. Thằng Thắng nói: “Bây giờ là giờ nghỉ trưa chớ không phải là giờ làm việc”. Tôi nói: “Tao không cần biết là giờ gì. Mày ăn tiền dân thì mày phải làm việc cho dân, chớ không phải làm việc cho cái lũ cộng sản khủng bố. Mày làm được việc gì cho dân từ sáng đến giờ?”. Nó nói: “Bà nói nhiều quá? Nói ít một chút đi”. “Tao nói nhiều mà còn chưa thủng lỗ tai trâu của mày nữa. Phải nói nhiều chớ, có tiền của tao trong đó mà sao tao lại không nói. Tao xài điện, xài nước, xài điện thoại, xài internet tao đều phải đóng thuế. Tao mua sắm cái giống chó gì tao cũng phải thuế cho chúng mày thì tao có quyền nói”.

Một thằng khác ngồi trên cái ghế ngoài cửa phòng ngủ gục. Tôi la to lên: “Ê! Thằng đó, không được ngủ mày. Mày phải nghe tao nói chớ không được ngủ”. Nó dụi mắt, ngồi ngay lại nhìn tôi. Tôi nói: “Người ta làm việc 8 giờ 1 ngày, hết việc về nhà, nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi đàng hoàng. Mày lãnh một tháng vài triệu bạc, mà chúng nó bóc lột đến tận xương tủy mày. Chúng coi mày như cái máy, chúng muốn nhất nút bắt mày làm việc lúc nào là nhấn, bất kể giờ giấc. Người ta trưa nằm giường thoải mái ngáy pho pho, mày ngồi đây gật gù ngủ gục. Mày không làm cái chân tay sai chó chết này thì giờ này mày cũng nằm giường ngủ thoải mái như thiên hạ rồi”. Nó chỉ nhe răng cười cười.

Tôi lại gào lên:

“Tao tội gì mà chúng mày bắt tao nhốt vào cái phòng này? Đây là cái ổ trộm cướp, cái ổ xã hội đen, cái ổ chứa những quân súc sinh, lưu manh, côn đồ. Công an nhân dân gì, đội lốt nhân dân chớ nhân dân cái gì. Chúng mày lột cái bảng công an nhân dân xuống, thay cái bảng khác ghi “ổ trộm cướp lưu manh phường 8 quận 3” thì mới đúng. Ăn cơm của dân xong rồi quẹt mỏ như gà. Vừa phản phúc, vừa ngu xuẩn. Công an nhân dân mà “chỉ biết còn đảng còn mình” là sao. Cái đảng cướp này nó bị nhân dân đập chết thì chúng mày cũng chết theo luôn à? Ăn cơm trắng cá tươi hay ăn gì mà ngu dữ vậy? Vậy mà dám treo cái pa-nô đó lên ngay trụ sở Bộ công an nữa chứ, chẳng khác nào tự tát vào mặt mình”.

“Con người ta, có tài năng, có nghề nghiệp chính đáng. Được tặng bằng khen, giải thưởng, huy chương này nọ thì người ta đầu ngẩng cao, ngực ưỡn lên, giày nện côm cốp mà đi lên nhận giải thưởng. Rồi chụp hình, rồi đăng báo, rồi cha mẹ vác hình đi khoe bà con lối xóm, làm mở mày mở mặt ông bà tổ tiên. Còn tụi mày, có thằng nào được cái vinh dự làm cha mẹ hãnh diện chưa? Hay là phải dấm dúi lén lút? Tụi mày là một lũ ngu, bán thân đổi mấy đồng xu làm tay sai cho cho một lũ tham nhũng độc tài. Có khen thưởng gì thì tụi sếp nó lãnh hết, quy định phần trăm mà, tụi mày lính láp làm gì có đến lượt tụi mày. Tụi mày có công gì thì chúng nó cũng có “công chỉ đạo” của chúng nó hớt hết rồi. Bữa nay, mấy thằng mày về viết cái bảng thành tích nội dung là: ngày này tháng này, tôi đã cùng với thằng A, thằng B, thằng C… rất nhiều thằng đã lập được thành tích xuất sắc là lôi cổ được con mẹ Tạ Phong Tần đến cái ổ trộm cướp phường 8 quận 3 ngồi cắm mặt nghe con mẹ đó nó lôi cả dòng họ tổ tiên ra đào bới, rủa xả. Rồi chúng nó sẽ quẳng cho vài trăm ngàn bạc rách cho chúng mày”.

Có một thằng mặc áo sơ mi trắng, quần đen, khoảng 50 tuổi, ốm, mặt choắt, da ngăm, nói giọng trọ trẹ lết lên lầu nhìn tôi chòng chọc. Thằng này nó nói: “Bà không nói cũng đâu ai bảo bà câm. Sao nói nhiều quá”. Tôi quát nó: “Mày không muốn nghe thì đi chỗ khác. Mày không lết lên đây cũng đâu có ai nói mày què mà mày phải ráng lết lên. Tao cứ nói, mày làm gì được tao hả thằng súc sinh. Tao không cần biết mày là thằng nào, nhưng mày là thung dung leo lên được cái lầu này như là nhà của mày thì mày cũng là đồng bọn với quân súc sinh trộm cướp ở đây, mày xứng đáng để tao rủa xả mày. Mày có vơ vét cho nhiều, tham nhũng cho lắm, ăn nhiều thiệt nhiều nhưng sán lãi nó cũng ăn hết, nên mày mới ốm nhách các xác như con mắm, mặt mày như 2 ngón tay chéo mà chưa biết thân”. Tên áo trắng xách mặt chạy mất.

Tôi lại đi ra khỏi phòng. Cả bọn chúng xúm vào lôi lại. Tôi chống lại, thằng già già mắt ốc nhồi quát tôi: “Đi vào”. Tôi trợn mắt quát nó lại: “Mày là cái thá gì mà ra lệnh cho tao. Việc gì tao phải nghe lời mày”. Nó nhìn tôi như muốn ăn tươi nuốt sống. Tôi cũng quắc mắt lại: “Sao? Mày muốn đánh tao à? Hay muốn giết tao? Mày cứ làm thử xem. Tao chờ mày làm đó”. Thằng này và thằng Nguyễn Minh Thắng hùng hổ xách tay tôi lôi vào, tôi kháng cự lại, thằng Thắng đánh tôi vào lưng, vào ngực và nó chộp sợi chuỗi đá tràng hạt Mân Côi màu đen (có ảnh Đức Mẹ và thánh giá) ném đi. Tôi gào lên réo tên Nguyễn Minh Thắng và cha mẹ, dòng họ Nguyễn Minh Thắng mà nguyền rủa. Thằng Thắng bỏ đi. Thằng Phúc thấy vậy nó đi tìm quanh được sợ tràng hạt bị đứt đưa cho tôi. Thằng này mới tới thay ca buổi chiều. Nó hỏi tôi sao không mang dép. Tôi nói: “Đồng bọn của mày làm đứt dép của tao, sao mang được. Nhưng tao sẽ đem về, không bỏ đâu, cái tràng hạt này cũng vậy. Đây là bằng chứng tội ác của chúng mày”.

Đến hơn 5 giờ chiều. Thằng Phúc nói để nó chở tôi về nhà. Tôi trả lời: “Không cần. Tao có chân tao tự về”. Tôi xách dép, đi chân không ra ngoài. Đến cổng công an phường 8, tôi dừng lại gào lên cho cả khu phố biết bọn súc sinh trong đó bắt cóc tôi đến giờ đó mới thả ra. Tôi dùng tay đập thình thình vào tấm bảng “Công an phường…” treo ngoài cột cổng: “Quân súc sinh chúng mày lột cái bảng này xuống đi nghe. Thay cái bảng khác ghi là “ổ trộm cướp phường 8 quận 3”. Tụi bây mà công an cái gì, tụi bây là quân súc sinh, lưu manh, côn đồ, bắt cóc, tống tiền, ăn cướp”.

Trong sân có 1 công an phường đeo hàm Trung úy ngồi cười cầu tài. Hắn nói: “Tôi có biết gì đâu”.

Tôi đi bộ về nhà.

Ngày 26/2/2011

Cả ngày thứ 7, tôi bị khan tiếng, đau cổ họng. Một người quen báo cho tôi biết là một đám chừng mười mấy tên có đủ quân chủng lẫn thường phục đang bâu xung quanh nhà tôi như ruồi bâu đít trâu. Mà trong nhà lại không có sẳn loa với micro nên tôi không chỉa ra để giảng bài “giáo dục công dân” cho lũ ruồi ấy được nên thôi không đi ra ngoài.

27/2/2011

Như thường lệ, chủ nhật nào cũng vậy, khoảng 8 giờ kém 15 phút là tôi đi lễ ở nhà thờ Kỳ Đồng. Một người quan lại báo cho tôi biết là trước nhà tôi có 1 xe 113, 6 người mặc thường phục đi xe máy, 3 người mặc đồ cảnh sát, 4 người mặc đồ dân phòng với đầy đủ các loại dùi cui sẳn sàng chờ tôi. Trong số này chỉ có 1 đứa tôi biết tên là Trương Văn Hổ, những đứa còn lại biết mặt vì chúng nhiều lần xông vào nhà bắt cóc và cướp tài sản của tôi. Các tên mặc thường phục này đều là tụi PA35.

Hôm nay, tôi mặc một bộ áo dài màu xanh biển đính cườm, kim tuyến lóng lánh. Tôi vừa kéo cửa sắt lên đi ra thì cả bọn chúng xô vào nói: “Không được đi. Không được đi”. Tôi nói to lên: “Tôi ở đây gần 2 năm nay, sáng chủ nhật nào tôi cũng đi lễ nhà thờ cả khu phố này biết. Đi đâu là quyền tự do của tôi. Bà con xem cái nhà nước cộng sản súc sinh côn đồ này nó cho một đám công an ngăn chặn không cho tôi đi lễ. Cái nhà nước cộng sản hèn nhát này nó cản trở quyền tự do tôn giáo, quyền tự do đi lại của công dân đây nè”. Bọn chúng xúm vào lôi kéo tôi. Tôi tiếp tục gào to hơn, hàng xóm và người đi đường dừng lại xem. Bọn chúng vội vàng nhét tôi lên xe chở về công an phường 8. Đến nơi, chúng lôi tôi ra khỏi xe rồi 4 tên, mỗi tên nắm 1 tay, 1 chân tôi khiêng lên lầu 1, tống tôi vào căn phòng hôm trước.

Tôi bị đứt hết nút áo cổ, quần áo xốc xếch, dơ dáy. Bọn an ninh mặc thường phục vây quanh tôi. Tôi nói: “Hôm nay tao vui vẻ, không đào ông bới cha tụi mày ra chửi nữa. Tụi mày có biết tại sao tao vui không?”. Ba bốn thằng vội xúm quanh hỏi: “Sao vậy? Sao vậy?”. Tôi nói: “Vì tao nghe có nhiều lời kêu gọi biểu tình của những nhân vật mới tinh xuất hiện, điều đó chứng tỏ có sự thay đổi nhận thức, hành động của đông đảo người dân bình thường ở phương diện rộng. Binh pháp có câu: “Xuất kỳ bất ý, công kỳ vô bị”. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế kêu gọi, quá cũ. Cha Nguyễn Văn Lý kêu gọi, cũng cũ xì luôn. Tạ Phong Tần mà có kêu gọi thì cũng cũ mèm. Cái lực lượng mới vô danh vô ảnh đông đảo bất thình lình xuất hiện, mai hiện chổ này, mốt hiện chổ kia nó mới là nỗi khiếp đảm, sự hãi hùng của cái chế độ ăn cướp lưu manh này”.

Chúng nó thấy tôi không chửi nên xúm nhau xum xoe “chị chị em em” rối rít. Một thằng nói: “Móng tay chị nhọn quá. Hôm nay chị gây thương tích cho hơi bị nhiều người”. Tôi nói: “Móng tay tao ăn thua gì. Người ta còn dán thêm móng tay giả nữa kìa”. Một thằng khác lại nói: “Móng dán yếu lắm”. “Nó dán bằng keo dán sắt, dán móng dầy và nhọn. Mày nói yếu thì lần sau tao dán, mày có muốn thử không?”. Nó nói: “Trời ơi, thôi đi, còn hẹn lần sau nữa”. Chúng bèn nhân cơ hội “kể khổ” với tôi rằng chúng chẳng qua thực hiện lệnh này kia kia nọ, chớ chúng không muốn làm, mà tôi thì quậy bọn chúng dữ quá, làm bọn chúng khổ sở hết sức, v.v… và v.v…

Tôi bèn ngồi “bình luận” thời sự cho bọn nó nghe. “Bình luận thời sự” cũng không khác mấy bài “giáo dục” công dân ở trên, nhưng tôi không nói động gì đến cá nhân, gia đình chúng nó cả. Tôi nói cho chúng nó nghe những vụ án bất công, những kiểu phá hoại công trình di tích lịch sử của đám dốt ham làm quan…

Ba thằng trẻ trẻ ngồi xung quanh cũng “ý kiến ý cò” xôm tụ lắm.

Thằng an ninh già già mắt ốc nhồi chen vào. Tôi đang chửi nhà nước ăn cướp thì thằng này nhảy dựng lên nói: “Chị nói nhà nước ăn cướp là chị vu cáo”. Tôi nổi nóng lên xô ghế đứng dậy chỉ vào mặt hắn: “Tao cứ nói cái nhà nước này ăn cướp đó, mày làm gì được tao? Mày và đồng bọn của mày có vào nhà tao cướp máy tính của tao không? Có cướp máy chụp hình của tao không? Có cướp 2.700 USD của tao không? Có cướp giấy tờ của tao không? Không phải tao nói ở đây lần đầu, mà tao nói nhiều lần trên mạng nữa. Biết điều đem tài sản trả tao, xin lỗi tao thì tao không nói, còn ăn cướp của tao thì tao nói”. Hắn nói: “Cái đó người ta giữ chớ sao nói ăn cướp”. Tôi chỉ vào mặt hắn thét lên: “Ai cho phép mày giữ, tao có gởi cho chúng mày đâu mà chúng mày giữ, luật pháp nào cho phép mày xông vào nhà người dân lấy tài sản rồi nói là giữ. Cái thân mày là thằng ăn cướp thì khi tao chửi ăn cướp mày liệu hồn câm cái miệng mày lại. Mày ăn cướp rồi còn dám nói tao vu cáo hả? Cái quân vừa ăn cướp vừa la làng. Tao chọi cái chai này vô đầu mày chết mẹ mày bây giờ” (Tay tôi cầm cái nước tinh khiết giơ lên cao). Mấy đứa kia vội vàng nắm tay tôi lại, kéo tôi ngồi xuống năn nỉ tôi: “Thôi thôi, chị đừng nóng quá”.

Hôm nay, “đài” phát âm thanh không được to lắm nên “đài” trèo lên bàn nằm ngủ một giấc đến chiều.

7 giờ, chúng lần lần đi hết, để một mình thằng Phúc ở lại. 7 giờ 30 phút, thằng Phúc nói: “Để em chở chị về nhà”. Tôi nói: “Mày hôm nay hên đó nghen. Được chở tao về là hãnh diện đó, hỏi coi mấy thằng kia có thằng nào tao đồng ý lên xe nó không. Mày trẻ người non dạ nhất đám đó nên tao tội nghiệp mày”. Thằng Phúc lấy xe máy chở tôi về đến tận cửa nhà.

Tạ Phong Tần
_________________________

Tạ Phong Tần

Hai hôm liên tục (02/3 và 03/3/2011), buổi trưa nào cũng có người đến đấm cửa nhà tôi đang ở ầm ầm. Hàng xóm của tôi cho tôi hay rằng đó là một nhóm hơn chục người có đủ sắc phục, xanh, vàng, xám (dân phòng), 5-6 thanh niên mặc thường phục (là những kẻ thường xuyên xuất hiện xưng là CA TPHCM mỗi lần bọn chúng bắt cóc tôi), kèm theo 1 cái xe 4 bánh màu đen (xe 113) đậu gần đó. Riêng ngày 02/3/2011, kẻ đấm cửa là một người cao lớn mặc sắc phục rằn ri.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 04/3/2011, tôi đang đi ngoài đường Trần Quốc Toản thì nghe có người gọi sau lưng, quay lại thấy người gọi là thiếu tá Nguyễn Văn Riết (CSKV CAP8 Q3). Tôi hỏi: “Hôm trước anh nói đưa giấy mời tôi lên phường làm việc, tôi lên thì anh bỏ chạy, giờ muốn gì mà kêu réo nữa?”. Ông Riết nói: “Trên quận kêu tôi đưa giấy mời thì tôi đưa chớ tôi không muốn gì hết. Chị nhận giấy ký nhận dùm tôi”. Tôi cầm giấy xem thì thấy giấy mời của Phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra CAQ3 là ông Thượng tá Nguyễn Văn Chiến ký, mời tôi lúc 8 giờ ngày 4/3/2011 (tức là tôi phải đi ngay lúc đó). Lý do mời “Để hỏi nội dung CAP8/Q3 mời bà tới CAP8/Q3 làm việc và nội dung sự việc xô sát giữa bà với CAP8/Q3” (ghi lại nguyên văn, kể cả lỗi chính tả). Tôi nói: “Đưa thì tôi nhận, không ký kiếc gì hết. Thông báo cho anh biết là tôi không rảnh để đi hầu các anh những chuyện vớ vẩn như thế này nhé”. Ông Riết đưa giấy cho tôi và nói: “Chị muốn đi lúc nào thì tùy ý chị”.

Nguyên ngày 25/2/2011 và ngày 27/2/2011, bọn an ninh PA35 CA TPHCM mặc thường phục đã dùng vũ lực bắt tôi trái pháp luật, lôi tôi đến trụ sở CAP8 Q3 nhốt tôi trong phòng trên lầu từ sáng sớm đến chiều tối, kể cả ngày chủ nhật chúng cũng cản trở không cho tôi đi lễ nhà thờ, tôi đã có bài tường thuật sự việc tựa đề “Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục chà đạp quyền con người, quyền tự do tôn giáo”. Bây giờ, theo giấy mời này thì an ninh PA35 mặc thường phục được ông Thượng tá Nguyễn Văn Chiến phù phép thành CAP8/Q3, hành vi lạm dụng quyền lực nhà nước bắt người trái pháp luật của bọn an ninh PA35 biến thành CAP8/Q3, cả một lũ súc sinh đầu trâu mặt ngựa an ninh PA35 bọn chúng “ào ào như sôi” xông vào bắt tôi ầm ĩ cả khu phố lại biến thành “xô sát” với CAP8/Q3, còn thủ phạm là an ninh PA35 thì biến đi đàng nào mất dạng.

Thật là đê tiện và bỉ ổi, với tôi thì chúng giở thủ đoạn “ném đá giấu tay”, với cán bộ CAP8 Q3 thì chúng dùng chiêu “gắp lửa bỏ tay người”. Bọn chúng bắt cóc tôi ném vào xe, hành động như một lũ côn đồ, xã hội đen có giấy phép thì chúng “đổi trắng thay đen” thành: Tôi- một phụ nữ đơn thân độc mã tay không tấc sắt đã đánh nhau lung tung (sô xát) với cán bộ CAP8 Q3. Trong khi từ đầu đến cuối hành vi dùng vũ lực khủng bố man rợ đối với tôi đều do bọn an ninh PA35 thực hiện, thời gian chúng nhốt tôi bên trong trụ sở CAP8 Q3 cũng đều do chúng dùng vũ lực khống chế tôi. Thiếu tá Nguyễn Văn Riết gặp tôi thì bỏ chạy, Đại úy Bùi Duy Hải gặp tôi đứng nhìn từ xa nhe răng cười kiểu cầu tài, Thiếu úy Nguyễn Trường Thành thì chỉ nói được một câu: “Nghe tên chị đã lâu bữa nay mới biết mặt. Em có biết gì đâu, chị đừng nhè ngay em mà nói. Tội nghiệp em”. Không một cán bộ CAP8 Q3 nào dám léo hánh lại gần tôi, trừ Nguyễn Trường Thành thì không ai nói câu gì.

Tôi, Tạ Phong Tần, với tư cách cựu CSKV, cựu CSĐT, cựu đồng nghiệp của các anh CAP8 Q3 và các anh CSĐT CAQ3, tôi kêu gọi các anh hãy nhìn vào trường hợp của tôi để thấy bản chất hèn hạ đê tiện của những kẻ ra lệnh cho các anh hành xử trái pháp luật với tôi. Các anh là những người có họ tên, có cấp bậc rõ ràng, có nhà cửa, có vợ con vì các anh đang sống gần dân, sống với nhân dân. Bọn chúng làm sai rồi đổ vạ cho các anh “giơ đầu chịu báng”, các anh là những người phải chịu trách nhiệm với nhân dân, còn bọn đê tiện ra lệnh cho các anh chúng rút vào xó tối trốn tránh trách nhiệm ngay lập tức. Các anh đừng nên vì vài triệu đồng lương mà nghe lệnh bọn bất lương hèn hạ chỉ biết khủng bố dân lành. Quay đầu là bờ, ngày hôm nay quay đầu vẫn còn chưa muộn.

Kể từ hôm nay (04/3/2011) tôi long trọng tuyên bố:

1. Trong bất cứ trường hợp nào tôi bị bắt, đều là do nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vu cáo và bịa đặt để bịt miệng tôi- kẻ đã công khai dám tố cáo tội ác man rợ của nhà nước Việt Nam và bộ máy tay sai;

2. Nếu tôi bị tai nạn hay chết vì bất cứ lý do gì, thủ phạm đều do nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thực hiện trực tiếp hay gián tiếp;

3. Trong trường hợp tôi chết, xin quý thân bằng quyến thuộc đừng nghe lời phỉnh phờ của bất cứ ai mà hỏa táng xác. Tử thi phải được khám nghiệm và kết luận bởi một tổ chức khoa học nước ngoài để đảm bảo tính khách quan;

4. Đừng bao giờ đem xác tôi về quê, hãy đem đến nơi cần đến để kêu đòi công lý;

5. Cái kệ sách của tôi đang dùng là của Luật sư Nguyễn Quốc Đạt, xin mang trả cho Đạt dùm. Số sách trong đó gồm: 7 quyển từ điển tiếng Hoa và các sách tiếng Hoa; 7 quyển Kinh thánh và các sách về tôn giáo; một số sách văn học cổ điển Trung Quốc, sách học làm người, sách luật, sách và vở ghi ghép chương trình Cao cấp lý luận chính trị Mác-Lê, sách linh tinh khác… tôi tặng lại cho Tu viện DCCT VN sẽ hữu ích hơn;

6. Quần áo của tôi, trừ mấy bộ áo dài, xin gởi về cho em gái tôi, còn lại tôi tặng cho người nghèo, ai sử dụng được thì sử dụng. Tôi còn có được mấy bộ áo dài, các em tôi, nhờ ơn nhà nước XHCN nên đều thất học, dốt nát vì nghèo đói. Tôi không còn tài sản gì khác, tất cả đều bị cái nhà nước ăn cướp này chúng nó ăn cướp hết rồi;

7. Tôi thà chết để bảo vệ quyền con người của tôi, chớ tôi không bao giờ cúi đầu khuất phục một cái nhà nước bất lương “hèn với giặc, ác với dân”. Hy vọng người dân Việt Nam được đứng thẳng làm Người.

Sài Gòn, ngày 04/3/2011
Tạ Phong Tần


Saturday, April 16, 2011

Sáu (6) bài quốc ca Hãi Hùng nhất

6 National Anthems That Will Make You Tremble With Fear
    Here are six that take pride in their land to a whole new and insanely violent level.

    1. Vietnam - "Tien Quan Ca"/"Army March"

    Anyone who didn't see trouble coming when we went to war with Vietnam had clearly never taken a gander at their national anthem. If they had, they would have seen that this is a country that does not take war lightly. Most of the other anthems on this list mix in a little bit of talk about peace, national pride or whatever else. The blood and guts talk just finds its way into a verse or two at random. Vietnam's anthem, on the other hand, is all war, all the time.

    The lyrics start with the line "armies of Vietnam, forward!" And guess what? They mean it! There's blood on the flag! Guns are rumbling! Bases are being built! There are chains to be broken! di chuyen no goddammit!

    Vietnam's national anthem kicks more ass in two short verses than most countries do in a lifetime.

    Most Awesomely Violent Lyrics

    "Our flag, red with the blood of victory, bears the spirit of the country."

    "The distant rumbling of the guns mingles with our marching song."

    "The path to glory is built by the bodies of our foes."

    "For too long have we swallowed our hatred. Be ready for all sacrifices."

    Most Awesomely Violent Lyrics

    "The bloody flag is raised, the bloody flag is raised."

    "Do you hear in the countryside, the roar of these savage soldiers, they come right into our arms, to cut the throats of your sons!"

    "May a tainted blood irrigate our furrows!"



    2. France - "Le Marseillaise"/"The Song of Marseille"

    "La Marseillaise" was written in April of 1792 by Claude-Joseph Rouget de Lisle in the midst of the French Revolution. It was originally called "Chant de guerre de l'armee du Rhin" ("War Song of the Army of the Rhine") but the name was later changed due to the song's popularity with volunteers on the streets of Marseilles. And, presumably, because "Chant de guerre de l'armee du Rhin" is a pretty goddamned long name for a song.

    Depending on where you're reading it, the translation of the lyrics varies. But hey, you say a tainted blood irrigates your furrow, we say their impure blood should water our fields. To-mae-to, to-mah-to. Whichever you prefer, somebody's getting fucked up.

    Most Awesomely Violent Lyrics

    "The bloody flag is raised, the bloody flag is raised."

    "Do you hear in the countryside, the roar of these savage soldiers, they come right into our arms, to cut the throats of your sons!"

    "May a tainted blood irrigate our furrows!"


    3. Turkey - "İstiklal Marşı/Independence March"

    Another anthem, another fight for independence. Noting that Turkish fighters were having a fair amount of success defending themselves against European invaders, it was decided that a motivational song to spur them onto victory and celebrate their inevitable success was in order. Basically, Independence March was the Super Bowl Shuffle of its day.

    The lyrics focus mainly on how unbelievably awesome it would be to die for your country. We would prefer to, you know, defend our country while at the same time remaining alive. But that's why we write dick jokes and not national anthems.

    Most Awesomely Violent Lyrics

    "I'm like the roaring flood; powerful and independent, I'll tear apart mountains, exceed the heavens and still gush out!"

    "Render your chest as armor and your body as trench!"

    "For only then, shall my fatigued tombstone, if there is one, prostrate a thousand times in ecstasy, and tears of fiery blood shall flow out of my every wound, and my lifeless body shall gush out from the earth like an eternal spirit."

    4. Hungary - "Himnusz/Hymn"

    Unlike most of the other anthems on this list, Hungary's really has no cause to be as violent as it is. There was no war for independence on the horizon. No foreign invader was occupying their homeland. Basically, a whole bunch of nothing was going on. It would appear that overall, Hungary is just such a shitty place to live that some dude decided to ask God to help him out.

    That's right, this anthem is written as a direct address to God. Most national anthems implore the citizens of their grand country to take up arms and fight against oppression, transgression, whatever. Himnusz is having no part of that. Really, it's a bit unclear what the problem was at all. But whatever was up their ass, it apparently required divine intervention. It's basically the national anthem equivalent of what an unemployed, alcoholic friend might call and moan to you at 2:30 in the morning.

    Most Awesomely Violent Lyrics

    "No freedom's flowers return, from the spilt blood of the dead, and the tears of slavery burn, which the eyes of orphans shed."

    5. Italy - "Il Canto degli Italiani"/"The Song of the Italians"

    Throughout the majority of the Italian national anthem, things sound pretty bleak. Hell, the main line in the chorus is "we are ready to die!" But Goffredo Mameli, the 20 year old poet who wrote the lyrics, clearly understood that one can only be down for so long.

    Like most good national anthems, this one was written in the shadow of a looming war for independence, this time with Austria. Listening to the first few verses, you would think Mameli thought independence was a lost cause. But then, the final verse rolls around and Mameli goes from defeated poet to a Nostradamus-like teller of fortunes.

    On an unrelated note, can you imagine what state our collective national anthems would be in if written by the 20-year olds of today? Booty booty booty booty bursting everywhere!

    Most Awesomely Violent Lyrics

    "Mercenary swords, they're feeble reeds. The Austrian eagle has already lost its plumes. The blood of Italy and the Polish blood it drank, along with the Cossack. But it burned its heart."

    6. Algeria - "Qassaman"/"We Pledge"

    Though it pre-dates both heavy metal and rap by several decades, the Algerian national anthem's lyrics expertly incorporate the prominent cornerstones of both genres' most violent moments. Destructive lightning? Check. Gratuitous bloodshed? Check. Machine guns? Check. Being held down by the man? Word up, son.

    The lyrics, written in 1956 by Moufdi Zakaria, are about two "hos" shy of being a Lil' Wayne single. At the time of the writing, Zakaria was being held captive in Algiers by French colonial forces. Realizing that it was, in fact, France that was holding him and his country down, he spent his downtime penning a tune about the ass whooping his fellow countrymen would surely be dishing out sometime in the near future.

    Most Awesomely Violent Lyrics

    "We swear by the lightning that destroys, By the streams of generous blood being shed"

    "When we spoke, none listened to us, So we have taken the noise of gunpowder as our rhythm, And the sound of machine guns as our melody"

    Source: http://www.dailycognition.com/index.php/2008/12/14/6-national-anthems-that-will-make-you-tremble-with-fear.html


Tháng Tư Quốc Hận 30-04-1975




Máu Trung Tá Long đã thấm xuống lòng đất mẹ

Duyên Anh

Tôi không hiểu, trong Dinh Độc Lập, Dương văn Minh và bọn hàng thần lơ láo đến mức độ nào trước ống kính xấc xược của bọn phóng viên cộng sản và trước những câu hạch hỏi hỗn láo của bộ đội giải phóng cấp tá. Họ có nghe những tiếng súng danh dự, trách nhiệm, tổ quốc của lính văn nghệ diệt T-54 ở cầu Thị Nghè, của lính nhẩy dù cách cổng Dinh Độc Lập chẳng bao xa? Chúng tôi vào trung tâm thành phố. Dân chúng đang bu kín công viên dựng hai người chiến sĩ thủy quân lục chiến Việt Nam họng súng nhắm thằng vào Hạ Viện. Những chiếc loa gắn trên cây cao đã oang oang giọng nói mới chào mừng giải phóng miền Nam. Bài hát Tiến vào Sài gòn ta quét sạch giặc thù muốn rung chuyển thành phố. Nhưng trời vẫn thiếu nắng. Cộng sản đã tiếp thu Đài phát thanh, Bưu điện ... Giọng nói cầy cáo của Lý Quý Chung, của việt gian cộng sản Trịnh Công Sơn và ca khúc Nối vòng tay lớn không còn nữa.

Chúng tôi lách đám đông. Dưới chân tượng đài của thủy quân lục chiến, xác một người cảnh sát nằm đó. Máu ở đầu ông ta chẩy ra tươi rói. Người sĩ quan cảnh sát đeo lon Trung tá. ông ta mặc đồng phục màu xanh. Nắp túi ngực in chữ Long. Trung tá cảnh sát Long đã tự sát ở đây Cộng sản để mặc ông ta nằm gối đầu trên vũng máu. Phóng viên truyền hình Pháp quay rất lâu cảnh này. Lúc tôi đến là 14 giờ 30. Dân chúng đứng mặc niệm trung tá Long, nước mắt đầm đìa. Những người không khóc thì mắt đỏ hoe, chớp nhanh. Tất cả im lặng, thây kệ những bài ca cách mạng, những lởi hoan hô bộ đội giải phóng.

Trung tá Long đã chọn đúng chỗ để tuẫn tiết. Tướng giữ thành Sài gòn là Tổng trấn Sài gòn đã đào ngũ. Tướng giữ thành Sài gòn là Đô trưởng Sài gòn đã đào ngũ. Tướng giữ thành Sài gòn là Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia đã đào ngũ. Không có Hoàng Diệu, ở những trạng lịch sử chó đẻ của thời đại chúng ta. Và trên những tiểu thuyết đấu tranh, những hồi ký chiến đấu của những con người tự nhởn sống hùng mọi hoàn cảnh, người ta không thấy một dòng nào viết về cái chết tuyệt vời của trung tá Cảnh sát tên Long. Cộng sản đã chẳng ngu dại phong anh hùng, liệt sĩ cho quốc gia. Họ độc quyền anh hùng, liệt sĩ. Ở những cuộc đấu thầu anh hùng, liệt sĩ quốc gia tại hải ngoại, chưa thấy một nén tâm hương tưởng mộ trung tá Long. Có lẽ, liệt sĩ đích thật không lãi lớn bằng liệt sĩ giả vờ thế thì thời đại chúng ta đang sống là cái thời đại gì nhỉ? Nó không chịu, không thích vinh tôn cái thật, đã đành, nó còn nhởn chìm cái thật và vấy bẩn lên cái thật một cách thô bạo, ẩn ý và lạnh lùng. Khi cái thật bị nhận chìm, bị vấy bẩn, cái giả nổi bật, sáng giá và chói lọi, thơm tho. Như vậy, mọi giá trị về tinh thần, về đạo nghĩa bị nhởn chìm theo. Rốt cuộc, bọn giả hình sống với cái giả của chúng, huyễn hoặc mọi người bằng cái giả với bạo lực của quyền uy hợp pháp và cả quyền uy ảo tưởng hậu thuẫn. Và người công chính thụ động, buông xuôi. Cuối cùng, con cháu chúng ta sẽ chỉ biết liệt sĩ đất sét, anh hùng gian dối, vĩ nhân phường tuồng.

Tôi muốn biểu dương trung tá Long như Hoàng Diệu hôm nay, Hoàng Diệu của Sài gòn. ông ta đang nằm kia, dưới chân tượng đài thủy quân lục chiến Việt Nam anh dũng. Máu trung tá Long đã thấm xuống lòng đất mẹ. Cái chết của trung tá Long nếu chưa thức tỉnh được sự u mê của thế giới tự do thân cộng, của bọn phản chiến làm dáng thì, ít ra, nó cũng biểu lộ cái khí phách của một sĩ quan Việt Nam không biết hàng giặc. Tôi không mấy hy vọng cái chết của trung tá Long lay động nổi cái bóng tối vô liêm sỉ trùm đặc tâm hồn những ông tướng đào ngũ. Chúng ta hãnh diện làm người Việt Nam lưu vong vì chúng ta còn trung tá Long không đào ngũ, không đầu hàng giặc và biết chết cho danh dự miền Nam, danh dự của tổ quốc.

- Tôi chứng kiến tự phút đầu.
- Ông nói sao?
- Tôi nhìn rõ ông ta rút súng bắn vào thái dương mình.
- Thật chứ?
- Đáng lẽ tôi phải nói dối.
- Tại sao?
- Vì nói thật lúc này không có lợi.

Tôi nghe hai người Sài gòn nói chuyện. Và tôi được nghe "Huyền sử một người mang tên Long" do một trong hai người kể. Truyện như vầy: 10 giờ 30, Dương văn Minh đọc lệnh đầu hàng, quân đội và cảnh sát tuân lệnh Tổng thống, lột quần áo, giầy vớ, nón mũ, vất súng đạn bỏ chạy về nhà mình hay nhà thân nhân của mình. Một mình trung tá Long không lột chiến bào, không phi tang tích huân chương, không liệng súng đạn. Trung tá Long từ nơi nào đến, chẳng ai rõ. ông xuất hiện ở công viên trước Hạ Viện hồi 12 giờ. Ngồi trên ghế đá, ông ta trầm ngâm hút thuốc. Rồi ông ta nhìn trước, nhìn sau, ngó ngang, ngó dọc. Rồi ông ta đưa tay ôm lấy đầu, cúi thấp. Khi ấy, Sài gòn đã ồn ào tiếng hoan hô cộng sản giải phóng. Bất chợt, ông ta đứng dậy, chậm rãi bước gần chân tượng đài. Trung tá Long đứng thẳng. ông ta ngẩng mặt. Thản nhiên, ông ta rút khẩu Colt, kê họng súng vào thái dương mình bóp cò. Tiếng đạn nổ trùm lấp tiếng hoan hô cộng sản. Trung tá Long đổ rạp.

- Đó, diễn tiến cái chết của Trung Tá Long.
- Ông có mặt ở đây trước lúc trung tá Long xuất hiện?
- Phải. Tôi tuyệt vọng, không thiết về nhà nữa.
- Rồi sao?
- Dân chúng bu quanh xác trung tá Long. Cộng sản chưa có thì giờ kéo xác ông ta đi. Phóng viên truyền hình Pháp thu cảnh này kỹ lắm. Chỉ tiếc họ đã không thu được cái oai phong lẫm liệt của trung tá Long. Họ đến quá chậm và họ chỉ quay phim một xác chết. ông hãy nhìn cho kỹ. Trung Tá Long tuẫn tiết cùng chiến bào, cùng cấp bậc, cùng tên mình.

Tôi đã nhìn kỹ. Lịch sử của chúng ta đã có những vị anh hùng chỉ có tên mà không có họ. Như Đô đốc Tuyết, Đô đốc Long... Hôm nay, chúng ta có thêm trung tá Long. Những ai sẽ viết lịch sử? Và liệu sử gia đời sau có soi tỏ niềm u ẩn của Trung tá Long chảy máu mắt nhìn quê hương lạc vào tay quân thù mà bất lực cứu quê hương, mà chỉ còn biết đem cái chết tạ tội quê hương, dân tộc. Đã hàng tỉ tỉ chữ viết về những chuyện khốn nạn, viết về những tên khốn kiếp, viết về những sự việc khốn cùng. Dòng chữ nào đã viết về Trung tá Long? Người ta đã viết cả pho sách dày cộm để nguyền rủa xác chết. Người ta cũng đã viết cả pho sách dầy cộm để suy tôn xác sống. Người ta ồn ào. Người ta vo ve. Dòng chữ nào đã viết về Trung tá Long? Ai đã làm công việc sưu tầm lý lịch đầy đủ của vị liệt sĩ đích thực này? Than ôi, lịch sử đã hóa thành huyền sử. Cho nên người ta nhìn quốc kỳ mà không cảm giác linh hồn tổ quốc phấp phới bay. Chúng ta đang bị sống trong cái thời đại của những ông tướng đào ngũ, của những ông tổng trưởng đào nhiệm không hề biết xấu hổ. Thời đại của chúng ta còn đòi đoạn ở chỗ, kẻ sĩ và kẻ vô lại đồng hóa trong "lý tưởng" nguyền rủa xác chết và suy tôn xác sống.
    Xưa, Hàm Nghi 8 tuổi, hỏi cận thần:
    - Tay bẩn lấy gì rửa? Cận thần đáp:
    - Nước.

    Hàm Nghi hỏi thêm:
    - Nước bẩn lấy gì rửa?

    Cận thần ngơ ngác:
    - Tâu bệ hạ, thần không hiểu.

    Hàm Nghi nói:
    - Nước bẩn lấy máu mà rửa!
Trung tá Long đã lấy máu rửa một vết ô nhục 30-4. Lính nhẩy dù đã lấy máu rửa một vết ô nhục 30-4. Lính văn nghệ đã lấy máu rửa một vết ô nhục 30-4. Những kẻ tạo ra ô nhục 30-4 lấy gì nhỉ? Họ đang cầm ca, cầm đĩa xếp hàng ngửa tay lấy cơm, lấy nước ở đảo Guam. Biết đâu chẳng xẩy ra tranh cơm như tranh quyền bính. Và biết đâu chẳng bị ông quân cảnh Mỹ đen tặng một vài cái tát xiếc! Những kẻ này vẫn thừa thãi vô liêm sỉ để họp bàn, hiến kết cứu nước. Lịch sử lại thêm vài phụ trang chó đẻ.

Giải phóng quân đã đổ đầy trước thềm Hạ Viện. Cỏ đuôi chó hoan hô tưng bừng. Dân chúng chiêm ngưỡng Trung Tá Long tản mạn. Trung Tá Long nằm nguyên chỗ ông ngã rạp cho máu rửa nhục Sài gòn. Giã từ liệt sĩ! Vĩnh quyết liệt sĩ. Xin hãy phù hộ tôi kéo dài cuộc sống hèn để có ngày được viết vài dòng về Trung Tá.

Duyên Anh
____

*_ Qua nhiều bài viết về Trung Tá Nguyễn Văn Long mà chúng tôi có dịp đọc trước đây, chúng tôi vẫn cảm thấy có điều gì đó còn thiếu sót, nếu không muốn nói là chưa thỏa mãn được những gì mà chúng ta muốn biết về Trung Tá Long. Người mà chúng tôi nghĩ đến có thể bổ túc cho những thiếu sót đó không ai khác hơn là cựu Trung Tá Nguyễn An Vinh, nguyên Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc gia Đà Nẳng, người đã có thời gian dài được gần gũi với Trung Tá Long, trong phạm vi Bộ Chỉ Huy Khu I, cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Kính mời quý vị xem bài của cựu Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Nguyễn An Vinh

Sau chính biến 1 tháng 11 năm 1963 lật đổ nền Ðệ nhất Cộng Hòa, Quốc Gia trải qua một thời kỳ hỗn loạn. Tại miền Trung, đặc biệt là Thừa Thiên Huế, họat động ngành an ninh trật tự hoàn toàn tê liệt. Chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm mà đã thay đổi sáu Giám-Ðốc Nha Công An. Có ông chỉ tại chức 32 ngày. Hai Trưởng Ty Công An Thừa Thiên và Cảnh Sát Huế đều là cơ sở nòng cốt Cộng Sản, một vài tay chân của nhóm Phật Giáo Ấn Quang tranh đấu ly khai xuống đường phá rối. An ninh trật tự hoàn toàn suy sụp.

Ðể đối phó với tình hình rối ren của vùng I, tháng 6 năm 1966 Trung Ương quyết-định bổ nhiệm Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, và ngay lập tức, ông cho chấn chỉnh lại những hoạt động của Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại địa phương đầy biến động này, đồng thời bổ nhiệm Quận Trưởng Cảnh-Sát Võ Lương giữ chức Giám-Ðốc Cảnh Sát Quốc-Gia Vùng. Quận Trưởng Cảnh Sát Võ Lương là Giám-Ðốc thứ bảy kể từ năm 1963 và là người đầu tiên giữ vững đựơc kỷ cương trật tự sau một thời gian hỗn loạn quá dài. Ðể mau chóng ổn định nhân-sự cũng như họat động, Ông cho lệnh di chuyển Nha CSQG từ Huế vào Ðà-Nẳng. Ông cho tất cả nhân viên dễ dàng trong một tháng để thu xếp gia-đình.

Trong vòng một tháng đó, phần đông nhân-viên đã có đủ thì giờ để ổn định việc nhà cửa và chuyện con cái học hành. Chỉ riêng Trung Tá Long, lúc ấy vừa được bổ nhiệm chức Chủ-Sự Phòng An Ninh Nội Bộ kiêm Thanh Tra, là còn loay hoay chưa kiếm ra nơi tá túc cho gia-đình. Hết hạn 1 tháng, Ông không thèm xoay sở nữa mà đã sáng kiến thực hiện một việc cổ kim không giống ai:

Thấy có một khoảng đất công trống trên đường Duy Tân, giữa lòng Thành Phố, Ông dựng lên một cái chái lợp tôn, dựa lưng vào bức tường thành của một Công Sở. Ðó là nơi gia đình ông đang cư trú, không điện không nước.

Có hai nhân viên thuộc quyền ghé thăm thấy cả nhà ban đêm thắp hai ngọn đèn dầu lù mù, họ rủ nhau hùn tiền mua đến cho ông một cái đèn Manchon. Ông từ chối nhất định không lấy, nói thế nào ông cũng không chịu, bắt họ đem đi trả lại.

Câu chuyện nhà ông Long thắp đèn dầu được nhiều người kể đi kể lại ở sở. Một hôm nhân có dịp ngồi chung xe với ông Giám Ðốc lên họp Quân Ðoàn, tôi kể Ông nghe câu chuyện về cái đèn Manchon. Ông Giám Đốc lắc đầu nói: “...tính của Long là vậy, tôi biết chả từ lâu, từ hồi còn làm bên Công An Liên Bang. Ðó là một người rất tốt, thanh liêm và cương trực, đông con nhà nghèo...”. Từ lúc đó cho đến khi vào họp Ông không nói thêm lời nào. Ông lặng lẽ, dường như có điều tính toán suy nghĩ, ngó mông lung ra ngoài đường. Tuần lễ sau, tôi ghé nhà Long thăm đã thấy có điện nước. Hỏi ra thì biết trong lúc Ông Long đi làm, có 2 người tới bắt cho 2 bóng đèn và 2 lỗ cắm điện, một vòi nước. Họ không lấy tiền cũng không cho biết ai sai tới. Tôi biết ngay là do sự can thiệp kín đáo của Ông Giám đốc. Biết Ông không ra mặt tôi cũng làm thinh luôn.

Liền sau đó, trong một phiên họp khoáng đại, ông Giám Ðốc hỏi nhỏ tôi, nhà Long có điện chưa. Tôi trả lời có rồi, có cả nước nữa. Ông gật đầu, mỉn cười nhìn về phía Long, nét mặt hiền lành khoan dung. Ông vui vì đã giúp được thuộc cấp một việc tuy nhỏ nhưng rất cấp bách cần thiết. Tính Ông quảng đại, kín đáo và chi-tiết. Nhiều khi làm ơn từ việc nhỏ đến việc lớn, không cần cho ai biết.

Dạo ấy, vì cơ sở mới dọn từ Huế vào, phòng ốc chưa đủ, Ông Giám-đốc cũng không có tư dinh phải ở tạm một phòng trong khách sạn Grand Hotel trên đường Bạch Ðằng. Trong khách sạn có sẵn Restaurant. Ông thường dùng bữa vớí nhiều viên chức khác ngành, vừa ăn vừa luận bàn công việc. Những lúc không mời ai, Ông gọi tôi tới ăn cơm chung. Nhờ có chút khả năng giao-thiệp, quen biết nhiều người và luôn sẵn những chuyện tếu vô hại, Ông thường ngồi nhiều giờ với tôi, bàn về đủ mọi thứ, phần lớn là những việc trên trời dưới đất, không dính dấp gì tới công vụ. Nhân một lúc vui vẻ, cởi mở, tôi nhắc lại chuyện Trung Tá Long và hỏi Ông lý do không cho Long biết việc Ông can thiệp bắt điện nước vào nhà. Ông cườì rồi từ từ kể. Sau đây là những gì Ông Giám đốc Võ Lương nói về Trung Tá Nguyễn văn Long:

“... Tôi biết Long từ những thập niên 1940, khi Giả ( tiếng thông dụng miền Trung có nghĩa là Anh ấy, Ông ấy ) mới gia-nhập Ngành An ninh thời Tây. Giả nổi tiếng1à siêng năng cần mẫn, kỷ-luật và trong sạch. Lương bổng không đến nỗi tệ nhưng gia-đình đông con lại suốt đời không tơ hào những bổng lộc phi nghĩa nên thời nào cũng nghèo. Cả đời ở nhà mướn. Ðúng ra, trước năm 1963 Giả cũng có một căn nhà tương đối được, ở đường Phạm Hồng Thái, Thành Phố Huế. Nhà này có từ nhiều năm trước, có thể do cha mẹ để lạị. Trước đảo chánh Ông Diệm, Giả bị bắt giam trong vụ Gián Ðiệp Miền Trung do Phan Quang Ðông điều tra khai thác. Trong thời gian bị ngưng chức không lương tiền hàng tháng, bà vợ đã phải bán căn nhà này để đong gạo cho gia đình...

... Giả sống rất chừng mực, lương thiện, không có khả năng xoay xở, lại càng không muốn xoay xở bậy bạ. Nhũng lúc gặp khó khăn thì cắn răng chịu đựng, không hề muốn nhờ vả ai. Giả rất khó chịu khi phải chịu ơn người khác. Ðiều này giải thích được tại sao tôi không trực tiếp cho biết đã nhờ người bắt điện nước cho gia đình Giả. Chuyện nhỏ không muốn Giả có mặc cảm mang ơn ....

... Là viên chức kỳ cựu, phuc vụ trong ngành đã hơn 20 năm, Long có khá nhiều cơ hội để khá hơn, nhưng cơ hội nào Giả cũng bỏ qua, có khi còn quyết liệt từ chối thẳng tay, nên đến bây giờ vẫn sống chật hẹp với đồng lương của một công chức.

... Giả bị bắt giam trong vụ Gián Ðiệp Miền Trung năm 1962 nên sau khi Chính Phủ Ngô Ðình Diệm bị lật đổ, Long được cử ngay làm Trưởng Ban Công Tác Ðặc nhiệm điều tra tội ác và tài sản chế độ cũ cũng như của nhóm Cần Lao. Nhiều người cứ tưởng dịp này Long tha hồ ân oán giang hồ. Nhưng trái với mọi suy đoán, Long hành xử trách nhiệm hoàn toàn vô tư, không nghe lời xúc xiểm, không thành kiến, cũng như không bới lông tìm vết. Ðể tránh mấy tay môi giới chạy chọt xin xỏ đút lót lôi thôi, Long cắm trại luôn trong sở, thật khuya mớí lạch cạch đạp xe về nhà. Dạo ấy cả gia-đình đã theo đạo Công Giáo, nhà thuê ngay kế bên Dòng Chúa Cứu Thế Huế.. Nhà Long cữa đóng then cài. Long không tiếp bất cứ ai.

... Năm 1965, Long đưọc bổ nhiệm làm Trưởng Ty Công an Ðặc Biệt Bến Hải, đóng dọc theo Nam Vĩ Tuyến 17 thuộc Quận Trung Lương, Tỉnh Quảng Trị. Nhận việc chưa bao lâu thì Phòng Lương Bổng, Vật Liệu , Kế Toán đưa cho Giả một phong bì đầy tiền. Long hỏi cái gì thì họ cho biết, như thông lệ từ trước, đây là số tiền bán bớt xăng nhớt và văn phòng phẩm nạp cho Trưởng Ty làm mật phí giao tế. Giả đỏ mặt, trợn mắt đòi bỏ tù cả đám. Từ đó hết ai dám léng phéng chuyện tiền nong lem nhem với Long...”

Kể đến đây Ông Giám Ðốc cườì thành tiếng và nói đùa: “...Nếu Long chịu nhận vàì ba mớ phong bì như thế thì đâu đến nỗi bây giờ phải cắm dùi đường Duy Tân. Nên nhớ Long đang là chức Trưởng Ty khi được lệnh di chuyển từ Quảng Trị vào Ðà-Nẵng. Một Ông Tưởng Ty mà ngày trước ngày sau phải ở bụi ở đường thì thế gian chỉ có một Nguyễn văn Long mà thôi, không có người thứ hai. Bổ nhiệm Long vào chức An Ninh Nội Bộ và Thanh Tra, tôi yên tâm nhưng cũng có nhiều anh khó chịu không vui đấy...”

Khi tôi hỏi về Vụ Gián Ðiệp Miền Trung , Ông cho biết vụ ấy không hẳn là có thật mà chỉ do Pháp cố ý dựng chuyện lên để phá thối. Công việc của Phan Quang Ðông là huấn luyện và tung mạng lưới tình báo gián điệp ra Bắc hoạt động vùng Thanh Nghệ Tĩnh mà thôi. Ðông không dính líu gì đến vấn đề nội chính và an ninh quốc nội. Ðông bị xử tử hình để bịt miệng, do áp lực từ Cộng Sản trong nhóm tranh đấu, gây rối Mìền Trung. Không có vụ gián điệp thì Ðông cũng bị giết.

Hình như Long biết sự kiện này cho nên ngày xử bắn Phan Quang Ðông tại Sân Vận Ðộng Chi Lăng, mấy người bạn cùng vụ rủ Long đi coi, Long từ chối. Long nói:

“... chuyện Ðông có những điều chưa minh bạch, xét xử vội vàng và có quá nhiều áp lực. Ðông đâu đáng tội chết! Vả lại oán thù nên cởi, không nên buộc... Ông Giám Ðốc kết luận:...Long khắt khe sắt thép với chính mình nhưng khoan dung nhân hậu, công bằng và rộng lượng với kẻ khác, cả với kẻ vừa mới giam giữ mình ...”

Năm 1970 , tôi bàn giao chức Chỉ Huy Trưởng cho Thiếu Tá Trần Hàng để ra Ðà-Nẵng. Vừa nhận việc chưa được bao lâu thì Thành Phố chịu một cơn bão lụt Sóng Thần khủng khiếp chưa từng thấy trong cả trăm năm. Mưa như trút nước. Sóng biển gầm thét dữ dội. Một phần đường trong thành phố ngập nước quá đầu gối. Giáp ranh phía Bắc Thành Phố là Bãi Thanh Bình thành một vùng nước mênh mông. Nhưng ngặt nghèo và nguy hiểm nhất là khu tạm cư Ngọc Quang. Khu này là một giải cát bồi thoai thoảỉ nằm dài giửa Bãi Thanh Bình và biển cả, không một bóng cây. Từ tầm xa nhìn tới , toàn khu hoàn toàn biến mất, chỉ còn thấy lác đác ít nóc nhà nhấp nhô theo sóng dữ. Gió rất mạnh, thổi giật từng cơn. Bộ Chỉ Huy Cành Sát Quốc Gia huy động toàn bộ lực lượng cơ hữu như Giang Ðoàn và trưng dụng thêm một số ghe thuyền tư nhân trong nỗ lực di tản dân chúng vào khu an toàn, lúc ấy là sân Trường Kỹ Thuật ở đường Cao Thắng và chung quanh 2 Thánh Ðường Họ Giáo Ngọc Quang và Giáo Xứ Thanh Ðức.

Qua máy truyền tin, Giang Ðoàn cho tôi biết gia-đình Trung Tá Long ở vào một khu nguy hiểm nhất. Nhà có thể bị cuốn trôi ra biển bất cứ lúc nào. Cả gia-đình đã lên được đất liền nhưng Trung Tá Long đang ngồi trên một cái chõng tre, tay cầm chai rượu thuốc, nói là để ở lại giữ nhà, không chịu đi đâu hết. Tôi nghe mà lạnh người. Cũng lại cái “Ông Trời sợ” này nữa. Tôi không thể quên vụ Ông cắm dùi ở đường Duy Tân năm nào và việc Ông Giám Ðốc Võ Lương kín đáo giúp đỡ bắt điện nước cho Long.

Tôi nhờ Giang Ðoàn ra tận nơi, đưa máy truyền tin cho tôi nói chuyện với Long. Nghe tiếng tôi, Ông nói ngay: Chào Ông Chỉ Huy Trưởng, tôi không sao đâu. Sau một hồi giải thích gần như năn nỉ, cuối cùng phải viện dẫn lý do an ninh cũng như xin Ông hợp tác để làm gương cho đồng bào. Cuối cùng Ông mới chịu vào bờ.

Dọn dẹp bão lụt xong, dân chúng lo sửa sang những thứ đỗ nát. Tôi điện thoại cho Ông hỏi thăm nhà cửa hư hại ra sao. Ông trả lời tỉnh bơ: Nhà chỉ có mấy tấm ván, xẹp xuống rồi dựng lại lên, có chi mà hư hại. Tuần này tôi xin nghỉ mấy ngày phép và mất một mớ đinh là xong ngay.Tôi bái phục cái thái độ bình tâm giản dị gần như bất cần của Ông, nhưng quyết định phải ra tận nơi coi cho biết. Tôi mặc thường phục cùng với mấy tay bài trừ du đãng đi Honda, luồn lách ra Ngọc Quang. Tới nhà Ông Long, tôi hết hồn.

Căn nhà của Ông chỉ là một tác phẩm chắp nối vội vàng và lỏng lẻo gồm mọi thứ tạp nhạp không đáng gọi là vật liệu, góp nhặt từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Nhà nằm lọt vào khu vực tạm cư hỗn độn gồm các gia đình đổ về từ những vùng quê Quảng Nam mất an ninh. Giây điện và giây phơi áo quần chằng chịt. Rất mau, tôi vụt nhớ đến một bản báo cáo của Cảnh Sát Ðặc Biệt về việc Cộng Sản cài người vào dân tị nạn và vụ xe ông Trưởng Phòng Ðặc Biệt Nha tên Diệp đi mua vật liệu bên Quận Ba bị đặt Plastic chết banh xác trên gần Chợ Cồn năm nào. Thương Ông, tôi nhất định phải đưa Ông vào thành phố.

Ngay ngày hôm sau tôi nhờ các Phường Quận tìm dùm một miếng đất cho Ông Long cất nhà. Các nơi tìm được khá nhiều nhưng tôi chọn ra 4 chỗ. Tôi lái xe đưa Ông đi xem. Cả 4 chỗ Ông không chê nhưng ngần ngại không quyết định, viện dẫn nhiều lý do nghe cũng được. Chuyện không thể chậm trễ, tôi nói ngay: hay là Ông vô ở chung với tôi. Ông cười khẩy, tưởng tôi bực mình nói lời mỉa mai. Sự thực khi nói câu đó, tôi nghĩ đến khu đất trống sau tư dinh dành cho gia đình Chỉ Huy Trưởng số 37 Nguyễn Thị Giang, ngay trung tâm thành phố, sát tường rào Trường Nam Tiểu Học, có thể mở lối đi riêng. Tôi chỉ cho Ông. Ông chịu liền nhưng còn bán tín bán nghi. Ðể xác nhận không phải chuyện bông đùa, tôi đưa Ông tới một trại cây đường Phan đình Phùng, nói với bà chủ chọn cho Ông một số cây ván thứ tốt, hoá đơn gởi cho tôi. Tới đây Ông mới tin là chuyện thật và bắt tay tôi vui vẻ, nói lời cám ơn.

Không chờ đợi lâu, Ông cho tháo căn nhà từ Ngọc Quang, cha con chồng vợ cả gần chục người hớn hở dựng căn nhà mới. Chỉ trong vòng chừng 2 tuần là xong, điện nước từ nhà tôi câu qua. Gia đình Ông Long vui vẻ đã đành, phần tôi cũng vui không ít.

Những ngày tiếp theo, tôi chờ hoài không thấy trại gỗ đưa hóa đơn tới, hỏi ra mới biết: thấy tôi tận tâm, nể mất lòng, Ông chỉ lấy một ít ván gắn vào mặt tiền coi cho được còn bao nhiêu Ông mua các thứ tạp nhạp từ một bãi phế thải ở đường Ông Ích Khiêm chở mấy xe Ba Gác về, đóng phía trong phía ngoài khá tươm tất. Một lần nữa tôi cảm phục tính lương thiện và sòng phẳng của Ông. Dọn vào nhà mới xong, ít lâu sau Ông thăng Trung Tá và được bổ nhiệm Chánh Sở Tư Pháp, tiếp tục phục vụ tại Bộ Chỉ Huy Vùng. Từ đây Ông yên tâm ở bên cạnh nhà tôi và tôi cũng có cơ hội làm một chút quan sát:

Nhà Ông rất đông con. Một vợ một chồng, sinh 12 lần, nuôi 13 đứa, có cả cặp sinh đôi sau cùng, một trai một gái. Ông còn cưu mang thêm một đứa cháu mồ côi, anh nó đi lính tận trên Pleiku, giao luôn cho Ông giữ. Chưa hết. Nhà còn có thêm một con heo con. Bà Long nói phải nuôi thêm con heo làm lợi, cho đứa cháu mồ côi thêm tiền ăn học. Chuyện nhà Ông Long nuôi heo nhiều người không tin, đòi đến coi. Làm gì giữa thành phố, ngay cạnh tư dinh Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát mà lai có người dám nuôi heo. Ai nói gì thì nói, hiểu rõ hoàn cảnh gia-đình, cùng cái lý do chân thật và tội nghiệp đối với Bà Long, tôi không phản đối. Mấy đứa con nhỏ của tôi cũng rất ưa thích con heo. Ði học về, tụi nhỏ chạy sang xem, cho heo ăn, trầm trồ khen heo sạch sẽ và mau lớn. Thấy các con ưa thích, tôi cũng vui. Bà Long lại càng vui hơn.

Ông Long dạy con rất nghiêm nhưng không hề ồn ào to tiếng. Ông ưa nói chuyện gương trung liệt người xưa và lấy chuyện sách đèn của các con làm trọng. Ông thường dặn con: dù hoàn cảnh nào cũng ráng kiếm cho được ba mớ chữ. Câu Ông thưòng nhắc đi nhắc lại với các con là: Khi nào cái đầu cũng ở trên. Cái đầu phải có kiến-thức để điều khiển toàn thân làm những việc khá hơn là việc tay chân lao động.

Những lúc rảnh rỗi nhà tôi hay sang chơi, khen mấy cháu học giỏi và thường dấm dúi cho các em chút đỉnh tiền để khi thì mua cái cặp sách, khi thì mua bộ áo quần. Ðặc biệt đứa cháu mồ côi là nhà tôi thương nhất. Ông Long có mấy con đã trưởng thành. Hai anh đi không quân, một thiết giáp, ba Cảnh Sát. Đứa đầu lòng tên Phụng, Sĩ Quan Biệt Ðộng Quân, tử trận. Thỉnh thoảng các cháu về phép, nhà tôi thường dặn dò phải cận thận giữ mình, đôi khi còn có chút ít tiền cho các cháu cà phê. Những cử chỉ thương yêu nhẹ nhàng kín đáo như thế chỉ có các con và Bà Long biết, Ông Long thì không. Qua tôi, nhà tôi đã hiểu tính Ông Long rất tự ái và không ưa nhờ vả ai, dù là từ những người thân.

Trong năm năm sống cạnh nhau, Ông Long chỉ sang nhà tôi có một lần, đi chung với Ông Võ Hoàng, anh Ông Giám Ðốc Võ Lương. Lúc ấy tôi vừa cho thêm một người bạn khác, Ông Huỳnh Giáo cựu Trưởng Ty Công-An Quảng Tín làm căn nhà đằng sau , phía bên phải. Nhà Ông Long bên trái. Ông Võ Hoàng là một nhà phong thủy cho biết hai căn nhà phía sau Tư dinh là một phối trí phong thủy tuyệt hảo, che chắn hết mọi bất trắc, rủi ro, không sợ đao kiếm cùng kẻ xấu chém lén sau lưng. Ông Chỉ Huy Trưởng sẽ yên vị tại chức lâu dài. Tôi không biết nhiều về phong thủy, cũng không hẳn tin. Tôi chỉ muốn làm một việc tử tế khi có cơ hội để giúp cho hai người bạn mà tôi rất thương yêu và mến phục.

Sống bên nhà tôi lâu như thế mà gia-đình Ông Long không bao giờ xin ân huệ cho mình cũng như cho bất cứ ai. Họ sống lặng lẽ, âm thầm gần như cam chịu. Bà Long thường nói đây là căn nhà vừa ý nhất từ trước đến nay và ao ước được ở đây mãi mãi.. Niềm ao ước bình thường giản dị ấy không được bao lâu thì Ðà-Nẵng thất thủ, cuối tháng ba 75. Tai trời ách nước đổ sập xuống, chúng tôi tan tác mỗi người một nơi.

Tôi thoát đi được trong gang tấc, theo một tàu Mỹ vào Cam Ranh. Tại đây dùng tàu đò dân-sự vào Vũng Tàu. Khi vừa mới từ bờ ra lại biển khơi, tôi gặp Ông Long đi trên một ghe đánh cá từ Ðà-Nẵng vào. Tôi đổi tàu cùng Ông xuôi Nam. Về đến Saì-Gòn chia tay mỗi người một ngã. Tôi tìm cách cùng gia đình thoát thân lần nữa. Qua tới Guam được mấy ngày thì được tin Long tự sát. Tôi bàng hoàng xúc động, thương Ông suốt một đời lận đận và kết thúc tức tưởi thế kia. Từ đó tôi bị thúc bách và tự cho như có bổn phận phải tìm thêm tin tức của Long:

Ở Mỹ, tôi theo dõi các báo lớn ngoại quốc có đăng trang bìa hình Long tự sát trước tượng đài Thủy Quân Lục Chiến khu tiền đình Trụ Sở Quốc Hội, sắc phục và cấp bậc Sĩ Quan Cảnh Sát ngay ngắn đàng hoàng, nhưng không có báo nào nói xác Long ai đem đi đâu. Tôi cứ nghĩ thi thể vô thừa nhận đã bị vùi dập ở một xó xỉnh nào.

Nhưng không. Khoảng hơn hai tuần sau, Bà Long nhận đươc giấy báo vào nhà thương Grall nhận xác. Nguyên do là khi tuẫn tiết, trong túi áo Long có thẻ căn cước địa chỉ 37 Nguyễn Thị Giang, Ðà-Nẵng. Nhà thương cứ theo địa chỉ đó mà báo tin. Tôi nhớ là cái căn cước bọc nhựa ấy tôi đổi lại cho Long khi vừa mới dọn vào ở chung, đặc biệt có chữ ký của tôi làm kỷ niệm, không phải chữ ký của Thiếu Tá Chỉ Huy Phó như những căn cước khác. Tự nhiên tôi có chút suy nghĩ sao mà cái việc nhỏ nhặt như việc đổi cái thẻ căn cước bọc nhựa năm xưa lại đưa đến một sự việc quá quan trọng như thế. Cái căn cước có chữ ký của tôi đó không phải vì nhu-cầu mà chỉ vì chút cảm tình, nhưng lại chính nhờ nó mà gia-đình nhận đươc xác của Long. Ðây có phải chỉ là một diễn tiến tình cờ hay là một tính toán cẩn thận của Long. Giả thuyết thứ hai hợp lý hơn.

Ðà-nẵng mất mau quá, Long chưa kịp lãnh lương tháng ba nên nhà không có tiền vào Sàigon. Tội nghiệp chỉ có cô Tâm, con thứ ba vào nhận xác. Tới SàiGòn ngày 17 tháng 5 cô Tâm cùng với một người chị thứ hai tên Ðào và người em gái tên Thuận đang làm việc ở Sai-Gòn tới nhà thương Grall. Tại dây nhân viên Bệnh Viện, như có được lệnh của Ban Giám Ðốc, đã dành mọi dễ dàng, chỉ vẽ tận tâm chu đáo và tỏ ra có thiện cảm đặc biệt với người chết. Họ tắm rửa, thoa thuốc, uốn nắn và chăm sóc thi thể nhẹ nhàng tử tế đến độ làm các con cảm-động và ngạc nhiên. Ngày chôn cất có ban hậu sự Nhà Thương sắc phục và xe tang đàng hoàng, khoan thai đưa tiễn tới Nghĩa Trang. Tất cả đều hoàn toàn miễn phí. Thi hài được mai táng tại Nghĩa Trang Giáo Xứ Công Giáo Bà Quẹo với đầy đủ lễ nghi tôn giáo. Có Linh-Mục đến làm phép xác. Rõ ràng là cái chết công khai và lẩm liệt của một Anh Hùng vị Quốc vong thân, ngay lập tức đã có người trân trọng. Ít năm sau gia đình cải táng. Lần này thì khăn tang trắng một vùng, đầy đủ vợ và các con, các cháu, xác được hỏa thiêu. Tro ký thác tại Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài-Gòn, đường Kỳ Ðồng.

Ngày mất nước 30 tháng 4 năm 75, khi biết mọi sự đã hỏng hết, nhiều Tướng Lãnh, Sĩ Quan, Binh Lính, Cảnh Sát và cả nhân- viên Dân Chính đã tự sát tại nhiều nơi và bằng nhiều cách, cách nào cũng nói lên chí khí bất khuất không đầu hàng, không để cho thân rơi vào tay giặc. Nhưng cái chết của Trung Tá Nguyễn văn Long mới được cả thế giới biết đến mau nhất, gây xúc động mạnh nhất. Long đã chọn cách thế, giờ giấc cho cái chết có mục đích tại một địa điểm không thể có nơi nào thích hợp hơn. Trước Tòa Nhà Quốc Hội, dưới chân Tượng Ðài Chiến Sĩ là nơi biểu tương Trái Tim đang thoi thóp của Miền Nam. Ông đã nằm xuống đó để chấm dứt nhịp đập trái tim Ông. Ông dâng hiến máu tươi và mạch sống cho Tổ Quốc. Khỏi cần phải luận bàn dông dài, cả thế giới cùng công nhận Long đã bình tĩnh sửa soạn cho cái chết từng chi-tiết. Long mặc sắc phục, cấp bậc chỉnh tề, thẻ căn cước cài trong túi áo. Trước lúc bắn vào đầu, Long đứng nghiêm, chào kính Tượng Ðài rồi khoan thai nằm xuống. Chỉ một phát súng dứt khoát và chính xác, Long anh dũng đền ơn nước.

Ðã một thời sống gần và làm việc chung, tôi thương mến Long lúc sinh thời, kính phục Long khi đã chết và sẽ mãi mãi nhớ Long. Cái chết của Long là một cái chết bất tử.