Phạm Minh-Tâm
Giữa lúc Giáo-hội Công-giáo Việt-Nam đang nỗ-lực chuẩn-bị cho Đại-hội Dân Chúa đuợc tổ-chức rộn-ràng từ ngày 21 đến 25-11-2010 thì Giáo-phận Kontum xẩy ra chuyện, chuyện muôn năm giữa nhà nước cộng-sản Việt-Nam và những người tin vào Đức Ki-tô.
Theo một văn-thư chính-thức số 142/VT/10/Tgmkt của Giáo-phận Kontum do Đức giám-mục Micae Hoàng Đức Oanh gửi gia-đình Giáo Phận Kontum ngày 11-11-2010 để giải-thích những sự việc đã xẩy ra trong ngày 07-11-2010 là Đức cha và 15 người nữa gồm linh-mục, tu-sĩ và giáo dân tháp tùng trong chuyến đi dâng lễ tại Kon Chro và K’Bang hôm Chúa nhật 07.11.2010 nhưng đã bị các cán-bộ nhà nước ngăn chặn, gây khó dễ và cấm tái-phạm có nghĩa là từ nay không được làm như vậy nữa. Đức cha Hoàng Đức Oanh đã giải-thích lý-do để phải có văn-thư này vì “Mấy ngày nay tôi liên tục nhận được điện thoại, điện thư, tin nhắn từ nhiều nơi, từ một vài Tòa Đại Sứ và cả từ Thánh Bộ ở Rôma. Tất cả đều hiệp thông về chuyến đi dâng lễ tại Kon Chro và K’Bang hôm Chúa nhật 07.11.2010 vừa qua. Tôi không chủ trương đưa lên mạng. Nhưng chuyện đã ra công khai. Có anh chị em muốn tôi làm sáng tỏ. Tôi thiết nghĩ anh chị em trong gia đình giáo phận có quyền được biết rõ đầu đuôi câu chuyện để khỏi hoang mang và diễn dịch không lợi cho ai., để tất cả dồn tâm sức cho việc xây dựng Đất Nước thân yêu”.
Như nội-dung đã được Đức Giám-mục Kontum thuật lại thì nơi đức cha và phái-đoàn đến dâng lễ là các căn cứ địa mà truớc 1975 nằm trong vùng hoạt-động của cộng-sản ... “như Kon Chro, như K’Bang, như Ia Grai, như Chư Prông … rất tự hào về quá khứ nhưng lại đóng kín với vấn đề tôn giáo, cách riêng với Kitô giáo. Hiểu biết của các cán bộ về tôn giáo thật hạn hẹp, nhiều người còn nghịch chống, nên các vùng cứ địa này được kể là những “vùng đặc biệt”, những vùng anh hùng, những “vùng trắng”, những vùng đã “sạch bóng mê tín dị đoan”, những vùng bất khả xâm phạm! “Người lạ” bước vào các vùng này thật khó! Về tôn giáo, tại các vùng này, đều có hiện tượng giống nhau: hiện tượng “3 không”: Không nhà thờ, không linh mục, không phụng tự hay sinh hoạt tôn giáo! Có xin phép cũng không cho. Tại những vùng này vẫn có đông đảo anh chị em giáo dân cũng như có rất nhiều người muốn được nghe Tin Mừng, muốn được bước vào ngôi nhà Hội Thánh công giáo. Biết rõ thế, nên “… vào ngày 11.09.2010 tôi đã gửi cho Ông Chủ Tịch Tỉnh Gialai chương trình dâng lễ - bản sao gửi đủ ban ngành từ tỉnh xuống xã cũng như các gia đình tại 3 họ đạo này (*). Trong văn thư, tôi cũng đề nghị Ông Chủ Tịch Tỉnh hoặc cơ quan thừa hành cứu xét nếu không chấp thuận thì cũng cho tôi xin một văn bản từ chối. Sau 57 ngày (từ 11.09 đến 07.11.2010), tôi không nhận được bất cứ văn bản hay lời chối từ nào, nên sáng 07.11.2010 tôi đã lên đường tới Yang Trung, An Trung và Sơn Lang”…
Khi tin này đuợc loan đi và nhất là nguyên-bản văn-thư này đuợc nhiều nguời cũng như nhiều nhóm chuyển đi rộng-rãi thì cộng-đồng dân Chúa Việt-Nam lại thêm một lần nữa bắt đầu mở to mắt nhìn về tập-thể các đấng các bậc trong Hội-đồng Giám-mục Việt-Nam để chờ một thái-độ, một phản-ứng chung của những người mang danh là lãnh nhận từ Thiên Chúa cái trọng-trách như giám-mục Bùi Văn Đọc đã từng tuyên-tín rằng “Sứ vụ chính yếu của chúng tôi ngày hôm nay vẫn là sứ vụ loan báo Tin Mừng. Chúa chỉ đòi hỏi chúng tôi “can đảm nói sự thật khi cần”, dù phải trả giá bằng mạng sống”. Vậy thì, sự-kiện này đích thị là sứ vụ loan báo Tin Mừng rồi nên cho dù có ngồi ở góc độ nào hay ngự-lãm từ trên toà cao sang nào thì cũng không thể bắt bẻ đuợc như trước đây các vị đã từng nương theo gió chướng mà bẻ quẹo thành “những vụ việc địa phương”. Nhất là trong Tài Liệu Làm Việc của Ban-tổ-chức Đại Hội Dân Chúa Việt-Nam cũng nêu nơi chương II và chương III của phần I về tinh-thần hiệp-thông và sbáo Tin Mừng mà rồi đây trong những ngày hội họp, cử-toạ sẽ được nghe mỏi tai những điệp-khúc ứ-mạng loan này, thì đúng ra đây phải là việc chung của cả Hôi-đồng Giám-mục mới là phải lẽ. Vậy mà cùng trong chiều hướng thi-hành sứ-vụ chính yếu đó, đức giám-mục Kontum đã dấn-thân len-lỏi làm nhiệm-vụ chăn dắt của mình trên những điạ-bàn heo-hút của Giáo-phận vì “tại những vùng này vẫn có đông đảo anh chị em giáo dân cũng như có rất nhiều người muốn được nghe Tin Mừng, muốn được bước vào ngôi nhà Hội Thánh Công giáo” thì đã chạm mặt ngay với một sự thật rất thực và rất đau lòng là “Người lạ” bước vào các vùng này thật khó. Có xin phép cũng không cho và đã nhiều năm qua các tín-hữu bị cách biệt với Giáo-phận trong tình-trạng không nhà thờ, không linh mục, không phụng tự hay sinh hoạt tôn giáo trong khi các vị đồng-sự của ngài thì đang chuẩn-bị áo mão xênh-xang cho một cuộc Đại-hội cứ như Giáo-hội Công-giáo Việt-Nam đang gặp mùa hợp tấu.
Thật là một sự trùng hợp nhiệm-mầu khi chỉ mấy ngày nữa đây Đại Hội Dân Chúa sẽ tưng-bừng khai-mạc mà trong đó sẽ rộn-ràng những màn trình-diễn hỗn hợp tốt đạo đẹp đời thì một chủ chăn đã vì lặn-lội với những con chiên xa cách mà bị chính-quyền làm khó dễ và như Đức giám-mục Hoàng Đức Oanh khẳng-định “Câu chuyện đã từng xảy ra và sẽ còn có thể xảy ra, nếu chính quyền hôm nay vẫn còn quan niệm tự do tôn giáo như một ân huệ trao ban thay vì đó là một trong những quyền căn bản nhất của con người”. Thành ra cho dù Đức cha Kontum phát-biểu nhẹ-nhàng là “câu chuyện chỉ có thế” nhưng ai cũng biết là cộng-đồng Dân Chúa có thể dùng đấy như cái kính chiếu yêu mà soi cho ra những sự thật của lương-tri và những dụ-hoặc của thế-gian. Người ta đang nhìn và chờ nghe tiếng lương-tâm của các đấng bậc về sự việc ngày 07-11-2010 ở Giáo-phận Kontum, của những người mà vừa mới đây đồng thuận nắn-nót lên mấy chục trang giấy đặt tên là “Tài Liệu Làm Việc Đại Hội Dân Chúa Việt Nam” với những tiêu-đề như “Giáo Hội như dấu chỉ và khí cụ của sự hiệp nhất giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau. Giáo Hội Việt Nam và sứ mạng loan báo Tin Mừng. Công bằng xã hội và thực thi bác ái”. Sự chờ đợi này không hẳn là tuyệt-đối mang ý-nghĩa của hy-vọng mà còn có tất cả mọi chiều kích của một sự nghiệm-duyệt thêm để không những sẽ là giọt nước làm tràn khỏi miệng ly về một niềm tin mệt-mỏi đã vì Đức-tin mà bấy lâu nay cộng-đồng tín-hữu đặt uổng phí vào những bàn tay lãnh cảm luôn buông xuôi của các “đấng làm thầy” nói riêng mà còn là dịp của cả “quan trên trông xuống, người ta trông vào” thẩm-định thêm về cung cách “can đảm nói sự thật khi cần” của các vị chủ chăn. Như trong văn-thư có nói thì Đức giám-mục Kontum đã nhận đuợc sự quan ngại từ một vài Tòa Đại Sứ và cả từ Thánh Bộ ở Rôma, nhưng từ anh em cùng chung sứ-vụ thì người ta vẫn đang còn chờ với sự nghi ngờ chẳng lẽ những gì Đức cha Hoàng Đức Oanh và những người liên-hệ mới trải qua ngày 07-11-2010 cũng sẽ đuợc bỏ chung vào danh sách những vụ việc của từng địa-phương nối tiếp theo chân Toà Khâm-sứ, Thái-hà, Vinh, Loan-lý, Đồng Chiêm trước đây và Cồn Dầu còn đang âm-ỉ. Vậy thì tưng-bừng tổ-chức Đại Hội Dân Chúa để làm gì và để cho ai?
Bằng vào hiện-trạng Giáo-hội với quá nhiều biến-cố dồn-dập xẩy đến trong mấy năm gần đây và cũng ôn lại những kinh-nghiệm xót-xa mà cộng-đồng tín-hữu đã có đuợc từ nơi các ‘bề trên” của mình rồi đem đối chiếu với nội-dung "Tài liệu làm việc - Đại-hội Dân Chúa Việt-Nam" thực tình người ta càng thất vọng vì có quá nhiều vấn-đề để buồn và nản. Toàn bộ nội-dung không có gì là mới lạ, chỉ lập lại sách vở là chính. Còn nếu đoạn nào "sáng tác" ra đuợc thì lại lo né, lo biện-minh và tìm thế dựa vào các định-đề chung của Giáo-hội hoàn-vũ như một cách cầu an trên lối đi mòn. Có lẽ vì ngại-ngùng không muốn đi vào chiều sâu nên không cảm thấy đuợc chính xác những điều cần phải nói mà phải cố nặn ra những điều gượng ép, phải dùng giáo-thuyết của Hội-thánh để thay thế. Chẳng hạn, một đại-hội dành cho Dân Chúa Việt-Nam giữa lúc này, trong một xã-hội như hiện nay sao lại chen vào các mục như "di dân, hội nhập văn hoá, hiệp thông trong cộng-đồng nhân loại, chiều kích Ki-tô học trong Mầu nhiệm Giáo hội" ... còn những chuyện như người nghèo, hiệp thông là những điều căn bản trong giáo-lý có từ ngàn xưa rồi, bây giờ mà còn đặt ra thì chỉ có nghĩa là "câu giờ", thay vì phải tính sổ về những điều thiếu sót, phải kiểm-điểm để xem làm đuợc bao nhiêu khi nhìn lại cộng đồng Dân Chúa Việt-Nam sau 36 năm sống dưới chế-độ cộng-sản ra sao và hướng tới tương-lai như thế nào, nhất là khi mà trên cánh đồng lúa Việt-Nam lại có những “vùng đặc biệt”, những vùng anh hùng, những “vùng trắng”, những vùng đã “sạch bóng mê tín dị đoan”, những vùng bất khả xâm phạm! “Người lạ” bước vào các vùng này thật khó! Về tôn giáo, tại các vùng này, đều có hiện tượng giống nhau: hiện tượng “3 không”: Không nhà thờ, không linh mục, không phụng tự hay sinh hoạt tôn giáo! mà lại không đuợc đại-hội đề-cập đến như một trọng-trách phải chu-toàn ... chứ nêu ra toàn những hạng mục kiểu ước-lệ thì có nghĩa là quá rỗng, nếu không muốn nói là trong năm ngày đại-hội sẽ chỉ giống như đi họp Legio hay đi tĩnh-tâm mà thôi. Trong câu 22 mang tiểu-đề "Với nền văn-hoá dân-tộc”, người ta sẽ chẳng hiểu phải làm gì khi bản văn viết rằng “trong cuộc đối thoại với văn hoá ... Giáo hội tại Việt-Nam”. Làm sao để đối-thoại với văn-hoá và sao không là Giáo hội Việt Nam mà lại là tại Việt-Nam? Cả bản văn đuợc một câu thực-tế nhất, đúng việc nhất thì lại là “ăn gian” khi viết cũng không ngần ngại đối thoại với chính quyền dân sự ... có nghĩa là còn phải chờ đến khi nào Việt-Nam chuyển sang chính quyền dân sự thì quý vị mới không ngần-ngại, còn vì bây giờ vẫn đang là chính-quyền đảng trị nên quý vị phải ngần ngại .
Tóm lại, khi đọc tài-liệu làm việc này xong thì cho dù là ai còn giữ đầu óc vâng lời tối mặt cũng sẽ không mường tượng ra đuợc Ban-tổ-chức muốn ban bố giáo-điều gì đây hoặc định cho mọi người làm gì trong những ngày Đại Hội ngoài việc cứ nhẩn-nha nghe các đấng “trả bài thần-học thuộc lòng” về các huấn-giáo tổng-quát của Hội-thánh. Thật là tội nghiệp quá những lời lẽ "khuôn vàng thước ngọc" đã bị các đấng mất công sao đi sao lại suốt 36 năm nay kiểu như Descartes với Cogito ergo sum - chúng tôi lập lại bấy nhiêu sự để chúng tôi còn là Hội-đồng Giám-mục Việt-Nam. Bởi vì, các huấn-giáo của Giáo-hội là những định-hướng phổ-quát cho mọi thời và mọi nơi, nhưng khi mỗi Giáo-hội đem về giảng dạy tại điạ-phương mình thì những nguyên-tắc lý-thuyết phải đuợc thực hiện bằng nếp sống, bằng hành-động thiết thực cho cộng đồng Dân Thánh tại địa-phương đó. Chẳng hạn, những lý-thuyết về bệnh-lý-học và kiến-thức căn-bản về cơ-thể-học là nền-tảng không thể thiếu đối với một sinh-viên y-khoa. Nhưng sau khi ra trường thành bác-sĩ điều-trị thì phải đem phần lý-thuyết luôn chứa trong đầu ra phối-hợp với khả-năng nhận thức và tâm-tư nghề-nghiệp để áp-dụng ngay trên bệnh trạng và thể-lý khác nhau của từng con bệnh rồi ra tay chữa trị bằng thuốc, bằng giải-phẫu hay bằng cách phán-đoán thực-tế chứ không phải đọc đi đọc lại cho con bệnh đang rên siết nghe suông những pho sách y-lý đã học thuộc lòng. Có vậy, Đức Thánh Cha Phao-lô VI mới nói “Con người thời-đại chúng ta thích nghe các chứng-nhân hơn là các bậc thầy, hoặc nếu có nghe các bậc thầy thì chính vì những vị thầy này là chứng-nhân”. Thành ra, thay vì nói lý-thuyết như những kẻ hoạt đầu chính-trị vẫn đang ra-rả khua náo thì Hội-đồng Giám-mục Việt-Nam cần chân thành với sứ-vụ Đức Ki-tô đã đòi hỏi và đã đuợc Giáo-hội quy-định trong Giáo-luật rồi tác-giả Lê Thiên đã tóm lược trong bài viết “Hội Đồng Giám Mục: Giáo luật và thực tiễn tại Việt Nam” rằng “… theo nội dung Bộ Giáo Luật, HĐGM là một tập thể những vị Chủ Chăn cùng liên đới trách nhiệm làm ‘tiếng nói cho những người không có tiếng nói’ trong một quốc gia. Bất cứ lúc nào và ở đâu trong địa bàn hoạt động của mình, khi xảy ra một biến cố đụng chạm đến đàn Chiên, thì tập thể Chủ Chăn trong HĐGM cũng đều nhanh chóng can dự vào bằng cách này hoặc cách khác, chứ không lưỡng lự ‘lên tiếng hay không lên tiếng’ để rồi đi tới chỗ vô cảm, vô can và… vô trách nhiệm”. Và rất thực-tế, tác-giả Lê Thiên đã đề-cập thẳng cái tội mà tuyệt-đại đa-số các vị trong Hội-đồng Giám-mục Việt-Nam đã phạm triền-miên là những điều thiếu sót “Những vụ xúc phạm đến các biểu tượng thiêng liêng của người tín hữu, như xúc phạm tới Thánh giá, tới các ảnh tượng và nơi thánh, dù xảy ra ở bất cứ nơi nào trên đất nước, đều không thể coi là chuyện riêng của một cá nhân, một nhóm người, một giáo xứ hay giáo phận”.
Trong những biến cố dầu sôi lửa bỏng như trên, hay những vụ đàn áp bắt bớ, tù đày, gây thương tích hoặc làm chết người, làm sao HĐGM có thể nhẫn tâm chần chờ, đắn đo để xem có nên “lên tiếng hay không lên tiếng” ? Chưa nói tới khía cạnh đạo đức và tình người, mà chỉ căn cứ vào mệnh lệnh của Giáo Luật, thái độ không dứt khoát hay cố tình tránh né trách nhiệm ấy khó có thể biện minh dù bằng bất cứ lý lẽ nào. Chẳng những thế, thái độ ấy còn làm cho niềm tin bị giao động và lung lay tận gốc ... Còn nếu hết năm này qua năm nọ cứ trích đoạn những nguyên-tắc chung chung mà không đuợc thực thi thì có khác gì chỉ tri mà không hành, là đức tin không có việc làm và còn tệ hại hơn nữa chỉ là ầu-ơ ví dầu một bài hát ru ... càng hát thì càng dễ ngủ, ngủ vật-vờ trong niềm tin của tín-hữu vì họ không biết có Hội-đồng Giám-mục để làm gì.
Phạm Minh-Tâm
Giữa lúc Giáo-hội Công-giáo Việt-Nam đang nỗ-lực chuẩn-bị cho Đại-hội Dân Chúa đuợc tổ-chức rộn-ràng từ ngày 21 đến 25-11-2010 thì Giáo-phận Kontum xẩy ra chuyện, chuyện muôn năm giữa nhà nước cộng-sản Việt-Nam và những người tin vào Đức Ki-tô.
Theo một văn-thư chính-thức số 142/VT/10/Tgmkt của Giáo-phận Kontum do Đức giám-mục Micae Hoàng Đức Oanh gửi gia-đình Giáo Phận Kontum ngày 11-11-2010 để giải-thích những sự việc đã xẩy ra trong ngày 07-11-2010 là Đức cha và 15 người nữa gồm linh-mục, tu-sĩ và giáo dân tháp tùng trong chuyến đi dâng lễ tại Kon Chro và K’Bang hôm Chúa nhật 07.11.2010 nhưng đã bị các cán-bộ nhà nước ngăn chặn, gây khó dễ và cấm tái-phạm có nghĩa là từ nay không được làm như vậy nữa. Đức cha Hoàng Đức Oanh đã giải-thích lý-do để phải có văn-thư này vì “Mấy ngày nay tôi liên tục nhận được điện thoại, điện thư, tin nhắn từ nhiều nơi, từ một vài Tòa Đại Sứ và cả từ Thánh Bộ ở Rôma. Tất cả đều hiệp thông về chuyến đi dâng lễ tại Kon Chro và K’Bang hôm Chúa nhật 07.11.2010 vừa qua. Tôi không chủ trương đưa lên mạng. Nhưng chuyện đã ra công khai. Có anh chị em muốn tôi làm sáng tỏ. Tôi thiết nghĩ anh chị em trong gia đình giáo phận có quyền được biết rõ đầu đuôi câu chuyện để khỏi hoang mang và diễn dịch không lợi cho ai., để tất cả dồn tâm sức cho việc xây dựng Đất Nước thân yêu”.
Như nội-dung đã được Đức Giám-mục Kontum thuật lại thì nơi đức cha và phái-đoàn đến dâng lễ là các căn cứ địa mà truớc 1975 nằm trong vùng hoạt-động của cộng-sản ... “như Kon Chro, như K’Bang, như Ia Grai, như Chư Prông … rất tự hào về quá khứ nhưng lại đóng kín với vấn đề tôn giáo, cách riêng với Kitô giáo. Hiểu biết của các cán bộ về tôn giáo thật hạn hẹp, nhiều người còn nghịch chống, nên các vùng cứ địa này được kể là những “vùng đặc biệt”, những vùng anh hùng, những “vùng trắng”, những vùng đã “sạch bóng mê tín dị đoan”, những vùng bất khả xâm phạm! “Người lạ” bước vào các vùng này thật khó! Về tôn giáo, tại các vùng này, đều có hiện tượng giống nhau: hiện tượng “3 không”: Không nhà thờ, không linh mục, không phụng tự hay sinh hoạt tôn giáo! Có xin phép cũng không cho. Tại những vùng này vẫn có đông đảo anh chị em giáo dân cũng như có rất nhiều người muốn được nghe Tin Mừng, muốn được bước vào ngôi nhà Hội Thánh công giáo. Biết rõ thế, nên “… vào ngày 11.09.2010 tôi đã gửi cho Ông Chủ Tịch Tỉnh Gialai chương trình dâng lễ - bản sao gửi đủ ban ngành từ tỉnh xuống xã cũng như các gia đình tại 3 họ đạo này (*). Trong văn thư, tôi cũng đề nghị Ông Chủ Tịch Tỉnh hoặc cơ quan thừa hành cứu xét nếu không chấp thuận thì cũng cho tôi xin một văn bản từ chối. Sau 57 ngày (từ 11.09 đến 07.11.2010), tôi không nhận được bất cứ văn bản hay lời chối từ nào, nên sáng 07.11.2010 tôi đã lên đường tới Yang Trung, An Trung và Sơn Lang”…
Khi tin này đuợc loan đi và nhất là nguyên-bản văn-thư này đuợc nhiều nguời cũng như nhiều nhóm chuyển đi rộng-rãi thì cộng-đồng dân Chúa Việt-Nam lại thêm một lần nữa bắt đầu mở to mắt nhìn về tập-thể các đấng các bậc trong Hội-đồng Giám-mục Việt-Nam để chờ một thái-độ, một phản-ứng chung của những người mang danh là lãnh nhận từ Thiên Chúa cái trọng-trách như giám-mục Bùi Văn Đọc đã từng tuyên-tín rằng “Sứ vụ chính yếu của chúng tôi ngày hôm nay vẫn là sứ vụ loan báo Tin Mừng. Chúa chỉ đòi hỏi chúng tôi “can đảm nói sự thật khi cần”, dù phải trả giá bằng mạng sống”. Vậy thì, sự-kiện này đích thị là sứ vụ loan báo Tin Mừng rồi nên cho dù có ngồi ở góc độ nào hay ngự-lãm từ trên toà cao sang nào thì cũng không thể bắt bẻ đuợc như trước đây các vị đã từng nương theo gió chướng mà bẻ quẹo thành “những vụ việc địa phương”. Nhất là trong Tài Liệu Làm Việc của Ban-tổ-chức Đại Hội Dân Chúa Việt-Nam cũng nêu nơi chương II và chương III của phần I về tinh-thần hiệp-thông và sbáo Tin Mừng mà rồi đây trong những ngày hội họp, cử-toạ sẽ được nghe mỏi tai những điệp-khúc ứ-mạng loan này, thì đúng ra đây phải là việc chung của cả Hôi-đồng Giám-mục mới là phải lẽ. Vậy mà cùng trong chiều hướng thi-hành sứ-vụ chính yếu đó, đức giám-mục Kontum đã dấn-thân len-lỏi làm nhiệm-vụ chăn dắt của mình trên những điạ-bàn heo-hút của Giáo-phận vì “tại những vùng này vẫn có đông đảo anh chị em giáo dân cũng như có rất nhiều người muốn được nghe Tin Mừng, muốn được bước vào ngôi nhà Hội Thánh Công giáo” thì đã chạm mặt ngay với một sự thật rất thực và rất đau lòng là “Người lạ” bước vào các vùng này thật khó. Có xin phép cũng không cho và đã nhiều năm qua các tín-hữu bị cách biệt với Giáo-phận trong tình-trạng không nhà thờ, không linh mục, không phụng tự hay sinh hoạt tôn giáo trong khi các vị đồng-sự của ngài thì đang chuẩn-bị áo mão xênh-xang cho một cuộc Đại-hội cứ như Giáo-hội Công-giáo Việt-Nam đang gặp mùa hợp tấu.
Thật là một sự trùng hợp nhiệm-mầu khi chỉ mấy ngày nữa đây Đại Hội Dân Chúa sẽ tưng-bừng khai-mạc mà trong đó sẽ rộn-ràng những màn trình-diễn hỗn hợp tốt đạo đẹp đời thì một chủ chăn đã vì lặn-lội với những con chiên xa cách mà bị chính-quyền làm khó dễ và như Đức giám-mục Hoàng Đức Oanh khẳng-định “Câu chuyện đã từng xảy ra và sẽ còn có thể xảy ra, nếu chính quyền hôm nay vẫn còn quan niệm tự do tôn giáo như một ân huệ trao ban thay vì đó là một trong những quyền căn bản nhất của con người”. Thành ra cho dù Đức cha Kontum phát-biểu nhẹ-nhàng là “câu chuyện chỉ có thế” nhưng ai cũng biết là cộng-đồng Dân Chúa có thể dùng đấy như cái kính chiếu yêu mà soi cho ra những sự thật của lương-tri và những dụ-hoặc của thế-gian. Người ta đang nhìn và chờ nghe tiếng lương-tâm của các đấng bậc về sự việc ngày 07-11-2010 ở Giáo-phận Kontum, của những người mà vừa mới đây đồng thuận nắn-nót lên mấy chục trang giấy đặt tên là “Tài Liệu Làm Việc Đại Hội Dân Chúa Việt Nam” với những tiêu-đề như “Giáo Hội như dấu chỉ và khí cụ của sự hiệp nhất giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau. Giáo Hội Việt Nam và sứ mạng loan báo Tin Mừng. Công bằng xã hội và thực thi bác ái”. Sự chờ đợi này không hẳn là tuyệt-đối mang ý-nghĩa của hy-vọng mà còn có tất cả mọi chiều kích của một sự nghiệm-duyệt thêm để không những sẽ là giọt nước làm tràn khỏi miệng ly về một niềm tin mệt-mỏi đã vì Đức-tin mà bấy lâu nay cộng-đồng tín-hữu đặt uổng phí vào những bàn tay lãnh cảm luôn buông xuôi của các “đấng làm thầy” nói riêng mà còn là dịp của cả “quan trên trông xuống, người ta trông vào” thẩm-định thêm về cung cách “can đảm nói sự thật khi cần” của các vị chủ chăn. Như trong văn-thư có nói thì Đức giám-mục Kontum đã nhận đuợc sự quan ngại từ một vài Tòa Đại Sứ và cả từ Thánh Bộ ở Rôma, nhưng từ anh em cùng chung sứ-vụ thì người ta vẫn đang còn chờ với sự nghi ngờ chẳng lẽ những gì Đức cha Hoàng Đức Oanh và những người liên-hệ mới trải qua ngày 07-11-2010 cũng sẽ đuợc bỏ chung vào danh sách những vụ việc của từng địa-phương nối tiếp theo chân Toà Khâm-sứ, Thái-hà, Vinh, Loan-lý, Đồng Chiêm trước đây và Cồn Dầu còn đang âm-ỉ. Vậy thì tưng-bừng tổ-chức Đại Hội Dân Chúa để làm gì và để cho ai?
Bằng vào hiện-trạng Giáo-hội với quá nhiều biến-cố dồn-dập xẩy đến trong mấy năm gần đây và cũng ôn lại những kinh-nghiệm xót-xa mà cộng-đồng tín-hữu đã có đuợc từ nơi các ‘bề trên” của mình rồi đem đối chiếu với nội-dung "Tài liệu làm việc - Đại-hội Dân Chúa Việt-Nam" thực tình người ta càng thất vọng vì có quá nhiều vấn-đề để buồn và nản. Toàn bộ nội-dung không có gì là mới lạ, chỉ lập lại sách vở là chính. Còn nếu đoạn nào "sáng tác" ra đuợc thì lại lo né, lo biện-minh và tìm thế dựa vào các định-đề chung của Giáo-hội hoàn-vũ như một cách cầu an trên lối đi mòn. Có lẽ vì ngại-ngùng không muốn đi vào chiều sâu nên không cảm thấy đuợc chính xác những điều cần phải nói mà phải cố nặn ra những điều gượng ép, phải dùng giáo-thuyết của Hội-thánh để thay thế. Chẳng hạn, một đại-hội dành cho Dân Chúa Việt-Nam giữa lúc này, trong một xã-hội như hiện nay sao lại chen vào các mục như "di dân, hội nhập văn hoá, hiệp thông trong cộng-đồng nhân loại, chiều kích Ki-tô học trong Mầu nhiệm Giáo hội" ... còn những chuyện như người nghèo, hiệp thông là những điều căn bản trong giáo-lý có từ ngàn xưa rồi, bây giờ mà còn đặt ra thì chỉ có nghĩa là "câu giờ", thay vì phải tính sổ về những điều thiếu sót, phải kiểm-điểm để xem làm đuợc bao nhiêu khi nhìn lại cộng đồng Dân Chúa Việt-Nam sau 36 năm sống dưới chế-độ cộng-sản ra sao và hướng tới tương-lai như thế nào, nhất là khi mà trên cánh đồng lúa Việt-Nam lại có những “vùng đặc biệt”, những vùng anh hùng, những “vùng trắng”, những vùng đã “sạch bóng mê tín dị đoan”, những vùng bất khả xâm phạm! “Người lạ” bước vào các vùng này thật khó! Về tôn giáo, tại các vùng này, đều có hiện tượng giống nhau: hiện tượng “3 không”: Không nhà thờ, không linh mục, không phụng tự hay sinh hoạt tôn giáo! mà lại không đuợc đại-hội đề-cập đến như một trọng-trách phải chu-toàn ... chứ nêu ra toàn những hạng mục kiểu ước-lệ thì có nghĩa là quá rỗng, nếu không muốn nói là trong năm ngày đại-hội sẽ chỉ giống như đi họp Legio hay đi tĩnh-tâm mà thôi. Trong câu 22 mang tiểu-đề "Với nền văn-hoá dân-tộc”, người ta sẽ chẳng hiểu phải làm gì khi bản văn viết rằng “trong cuộc đối thoại với văn hoá ... Giáo hội tại Việt-Nam”. Làm sao để đối-thoại với văn-hoá và sao không là Giáo hội Việt Nam mà lại là tại Việt-Nam? Cả bản văn đuợc một câu thực-tế nhất, đúng việc nhất thì lại là “ăn gian” khi viết cũng không ngần ngại đối thoại với chính quyền dân sự ... có nghĩa là còn phải chờ đến khi nào Việt-Nam chuyển sang chính quyền dân sự thì quý vị mới không ngần-ngại, còn vì bây giờ vẫn đang là chính-quyền đảng trị nên quý vị phải ngần ngại .
Tóm lại, khi đọc tài-liệu làm việc này xong thì cho dù là ai còn giữ đầu óc vâng lời tối mặt cũng sẽ không mường tượng ra đuợc Ban-tổ-chức muốn ban bố giáo-điều gì đây hoặc định cho mọi người làm gì trong những ngày Đại Hội ngoài việc cứ nhẩn-nha nghe các đấng “trả bài thần-học thuộc lòng” về các huấn-giáo tổng-quát của Hội-thánh. Thật là tội nghiệp quá những lời lẽ "khuôn vàng thước ngọc" đã bị các đấng mất công sao đi sao lại suốt 36 năm nay kiểu như Descartes với Cogito ergo sum - chúng tôi lập lại bấy nhiêu sự để chúng tôi còn là Hội-đồng Giám-mục Việt-Nam. Bởi vì, các huấn-giáo của Giáo-hội là những định-hướng phổ-quát cho mọi thời và mọi nơi, nhưng khi mỗi Giáo-hội đem về giảng dạy tại điạ-phương mình thì những nguyên-tắc lý-thuyết phải đuợc thực hiện bằng nếp sống, bằng hành-động thiết thực cho cộng đồng Dân Thánh tại địa-phương đó. Chẳng hạn, những lý-thuyết về bệnh-lý-học và kiến-thức căn-bản về cơ-thể-học là nền-tảng không thể thiếu đối với một sinh-viên y-khoa. Nhưng sau khi ra trường thành bác-sĩ điều-trị thì phải đem phần lý-thuyết luôn chứa trong đầu ra phối-hợp với khả-năng nhận thức và tâm-tư nghề-nghiệp để áp-dụng ngay trên bệnh trạng và thể-lý khác nhau của từng con bệnh rồi ra tay chữa trị bằng thuốc, bằng giải-phẫu hay bằng cách phán-đoán thực-tế chứ không phải đọc đi đọc lại cho con bệnh đang rên siết nghe suông những pho sách y-lý đã học thuộc lòng. Có vậy, Đức Thánh Cha Phao-lô VI mới nói “Con người thời-đại chúng ta thích nghe các chứng-nhân hơn là các bậc thầy, hoặc nếu có nghe các bậc thầy thì chính vì những vị thầy này là chứng-nhân”. Thành ra, thay vì nói lý-thuyết như những kẻ hoạt đầu chính-trị vẫn đang ra-rả khua náo thì Hội-đồng Giám-mục Việt-Nam cần chân thành với sứ-vụ Đức Ki-tô đã đòi hỏi và đã đuợc Giáo-hội quy-định trong Giáo-luật rồi tác-giả Lê Thiên đã tóm lược trong bài viết “Hội Đồng Giám Mục: Giáo luật và thực tiễn tại Việt Nam” rằng “… theo nội dung Bộ Giáo Luật, HĐGM là một tập thể những vị Chủ Chăn cùng liên đới trách nhiệm làm ‘tiếng nói cho những người không có tiếng nói’ trong một quốc gia. Bất cứ lúc nào và ở đâu trong địa bàn hoạt động của mình, khi xảy ra một biến cố đụng chạm đến đàn Chiên, thì tập thể Chủ Chăn trong HĐGM cũng đều nhanh chóng can dự vào bằng cách này hoặc cách khác, chứ không lưỡng lự ‘lên tiếng hay không lên tiếng’ để rồi đi tới chỗ vô cảm, vô can và… vô trách nhiệm”. Và rất thực-tế, tác-giả Lê Thiên đã đề-cập thẳng cái tội mà tuyệt-đại đa-số các vị trong Hội-đồng Giám-mục Việt-Nam đã phạm triền-miên là những điều thiếu sót “Những vụ xúc phạm đến các biểu tượng thiêng liêng của người tín hữu, như xúc phạm tới Thánh giá, tới các ảnh tượng và nơi thánh, dù xảy ra ở bất cứ nơi nào trên đất nước, đều không thể coi là chuyện riêng của một cá nhân, một nhóm người, một giáo xứ hay giáo phận”.
Trong những biến cố dầu sôi lửa bỏng như trên, hay những vụ đàn áp bắt bớ, tù đày, gây thương tích hoặc làm chết người, làm sao HĐGM có thể nhẫn tâm chần chờ, đắn đo để xem có nên “lên tiếng hay không lên tiếng” ? Chưa nói tới khía cạnh đạo đức và tình người, mà chỉ căn cứ vào mệnh lệnh của Giáo Luật, thái độ không dứt khoát hay cố tình tránh né trách nhiệm ấy khó có thể biện minh dù bằng bất cứ lý lẽ nào. Chẳng những thế, thái độ ấy còn làm cho niềm tin bị giao động và lung lay tận gốc ... Còn nếu hết năm này qua năm nọ cứ trích đoạn những nguyên-tắc chung chung mà không đuợc thực thi thì có khác gì chỉ tri mà không hành, là đức tin không có việc làm và còn tệ hại hơn nữa chỉ là ầu-ơ ví dầu một bài hát ru ... càng hát thì càng dễ ngủ, ngủ vật-vờ trong niềm tin của tín-hữu vì họ không biết có Hội-đồng Giám-mục để làm gì.
Phạm Minh-Tâm
No comments:
Post a Comment