Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
Chuyện đang gây sôi nổi trên mạng thông tin tiếng Việt hiện nay là vấn đề cái chết của hai anh em đại tá Lê Quang Tung và thiếu tá Lê Quang Triệu trong biến cố đảo chánh ngày 1/11/1963 tại Saigon. Nhiều người đóng góp ý kiến, trong đó có ông thẩm phán Lữ Giang tức nhà báo Tú Gàn. Chúng tôi cũng xin được tham gia một vài điều cho thêm phần náo nhiệt, và xin lấy bài của ông Tú Gàn làm điểm gốc để vào chuyện. Lý do bởi vì bài của ông Tú Gàn có nêu dẫn chứng để chứng minh cho điều mà ông muốn kết luận. Ông Tú Gàn kết luận thế này: Nếu tướng Lê Minh Đảo có dính líu đến vụ này, chắc cũng đã bị giết rồi.
Câu đầu tiên chúng tôi muốn nói là: ông Tú Gàn (Lữ Giang) lại tào lao nữa rồi. Thật vậy, ông Tú Gàn viết: "Các nhân chứng cho biết, Nguyễn Văn Nhung nói cả hai người đều bị giết trên đường từ Nghĩa Trang Bắc Việt đi ra đường Võ Di Nguy, Phú Nhuận, cách xa gốc từ đường trong Tổng Tham Mưu đi ra và quẹo phải một khúc ngắn. Hai binh sĩ đã đào lổ và chôn Đại Tá Tung rồi Thiếu Tá Triệu tại đó ..."
Sự thực không có con đường nào đi từ nghĩa trang Bắc Việt ra đường Võ Di Nguy hết. Chỉ có con đường từ nghĩa trang BV đi ra đường Võ Tánh Gia Định mà thôi. Đường Võ Tánh Gia Định nếu tính từ ngã tư Phú Nhận hướng về phi trường Tân Sơn Nhất, nó chạy ngang trước mặt Bộ TTM. Trong Bộ TTM ra đường Võ Tánh có 3 cổng. Cổng số 1 là cổng chính gần phi trường TSN. Trước mặt cổng số 1 là một ngã 3, tay mặt đi vào phi trường Tân Sơn Nhất (khu dân sự), tay trái mang tên đường Võ Tánh đi qua nhà thờ Tân Sa Châu, tới cổng chính phi trường TSN (khu quân sự có canh gác), quẹo trái tới ngã tư Bẩy Hiền. Đi chừng trên trăm mét từ cổng số 1 về hướng Saigon là cổng số 2. Cổng này vô khu cư xá sĩ quan cấp tướng. Đi tiếp khoảng trên trăm mét nữa đến cống số 4. Cổng này dành cho quân nhân và xe 2 bánh ra vô. Tuy nhiên lối này cũng đủ rộng để xe 4 bánh đi lại. Đường Võ Di Nguy nếu tính từ ngã tư Phú Nhuận nhắm hướng TSN, nó sẽ chạy qua Bệnh Viện Cộng Hòa, quẹo mặt xuống Gò Vấp, quẹo trái xuống An Nhơn, Xóm Mới. Như vậy Bộ TTM nằm kẹp ở khúc giữa của hai con đường Võ Tánh và đường Võ Di Nguy. Trên đường Võ Di Nguy, chỉ có cổng số 3 duy nhất vô ra được Bộ TTM. Qua khỏi cổng này, phía trái là trường sinh ngữ quân đội. Theo đường chim bay, cứ thẳng tới là cổng số 4 quay mặt ra đưòng Võ Tánh như vừa nói. Như vậy ông Tú Gàn bảo rằng "Nguyễn Văn Nhung nói cả hai người đều bị giết trên đường từ Nghĩa Trang Bắc Việt đi ra đường Võ Di Nguy, Phú Nhuận, cách xa gốc từ đường trong Tổng Tham Mưu đi ra và quẹo phải một khúc ngắn." là hoàn toàn sai. Nếu Nguyễn Văn Nhung đem đại tá Tung ra giết và vùi thây tại nghĩa trang Bắc Việt thì con đường Nhung phải đi hợp lý nhất là từ tòa nhà chính Bộ TTM ra cổng số 1, tới đường Võ Tánh quẹo tay mặt lối vào phi trường Tân Sơn Nhất (khu dân sự), đi khoảng dăm chục mét, quẹo tay mặt nữa vào con đường vô trại LLĐB, trại gia binh Truyền Tin, và vô nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế.
Về địa danh của sự kiện, ông Tú Gàn đã viết sai. Về lý luận, ông thẩm phán Lữ Giang tức Tú Gàn cũng chẳng chứng minh được gì cả. Ông không minh thị phủ nhận việc tướng Lê Minh Đảo giết anh em đại tá Lê Quang Tung và thiếu tá Lê Quang Triệu. Nhưng, sau khi đã đưa ra những dẫn chứng của tướng Trần Văn Đôn, tướng Lâm Quang Thi, đại tá Dương Ngọc Lắm về việc giết người không gớm tay của Nguyễn Văn Nhung, ông Tú Gàn kết luận như sau: "Nếu Tướng Lê Minh Đảo có dính líu đến vụ này (tức vụ giết đại tá Tung và thiếu tá Triệu), chắc cũng đã bị giết rồi". Câu này nên được hiểu là: Nguyễn Văn Nhung vì đã giết đại tá Tung và thiếu tá Triệu nên mới bị thanh toán. Nói cách khác, tướng Lê Minh Đảo vì không dính líu đến việc giết đại tá Tung và thiếu tá Triệu nên đã không bị giết. Câu hỏi đặt ra ở đây là có phải người ta giết Nhung chỉ vì Nhung đã giết hai anh em đại tá Tung và Triệu? Dám chắc rằng không ai tin như thế. Như vậy câu kết luận của ông Tú Gàn: Nếu tướng Lê Minh Đảo có dính líu đến vụ này, chắc cũng đã bị giết rồi, rõ ràng không nói lên được cái gì cả, bởi vì:
Trước hết, nói bao quát hơn, cho dù Nguyễn Văn Nhung có dính líu đến cái chết của nhiều người trong vụ đảo chánh 1/11/63 là anh em TT Điệm và anh em đại tá Tung, nên mới bị thanh toán, nhưng tại sao các ông đại úy Dương Hiếu Nghĩa cũng dính líu đến cái chết của anh em TT Diệm, Hải Quân trung úy Nguyễn văn Lưc, dính líu đến cái chết của Tư Lệnh Hải Quân Hồ Tấn Quyền, họ không bị giết, trái lại, vẫn sống nhăn và vẫn lên lon? Tướng LMĐ không dính líu đến cái chết của đại tá Tung và thiếu tá Triệu nên mới không bị giết. Lập luận của ông Tú Gàn không đứng vững được.
Đàng khác, theo tâm lý thông thường: Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy điệm, nếu việc đảo chánh 1/11/63 có chính nghĩa thì bọn tướng tá làm đảo chánh đã khoe công rùm beng rồi, chứ đâu có chuyện cả bọn đứa nào cũng lấm la lấm lét như chó ăn vụng bột. Nếu việc giết các ông Diệm, Nhu, Tung, Quyền, Triệu là chính đáng thì tụi nó cũng đã vỗ ngực khoe thành tích um ti lên rồi. Đàng này không thấy đứa nào dám nhận mình hành động cả, trái lại cả lũ giấu như mèo giấu cứt, lại còn đổ vấy cho nhau để chạy tội. Tại sao lại có hiện tượng tâm lý nghịch chiều này? Xin thưa là bởi vì cuộc đảo chánh, giết hại những người yêu nước là một tội ác đáng ghê tởm. Xét cho cùng thì đó là tội phản quốc, bởi vì cuộc đảo chánh đã đưa đến việc làm mất chủ quyền quốc gia vào tay Hoa Kỳ, và cuối cùng đi đến mất nước vào tay VGCS. Nếu việc giết chết anh em TT Diệm và anh em đại tá Tung là công lao, thì Nhung đã được vinh danh chứ đâu có bị giết. Nguyễn Văn Nhung bị giết chẳng có ai lên tiếng bênh vực. Điều đó cho thấy Nhung đã nhúng tay vào máu người vô tội, gây hệ lụy thê thảm cho cả Dân Tộc, cho dù hắn chỉ là kẻ thừa hành.
Việc Nguyễn Văn Nhung bị giết chỉ có thể được giải thích theo 2 cách: giết để bịt miệng, hoặc giết cho hả giận.
* Giết để bịt miệng - Làm đảo chánh, giết Tổng Thống là một tội ác quá lớn. Bọn đảo chánh muốn thanh toán kẻ đã tham dự vào việc giết TT Diệm, cố vấn Nhu, đại tá Tung, và thiếu tá Triệu để bịt miệng là chuyện có lý lắm. Nhưng nếu giết để bịt miệng, thì người muốn giết Nhung phải là Dương Văn Minh mới phải, vì Minh là chủ tướng của Nhung và Minh ra lệnh cho Nhung làm bậy, nên Minh mới là kẻ cần phải bịt miệng Nhung. Muốn bịt miệng Nhung thì Minh phải ra tay khi Minh còn nắm quyền hành. Đợi đến khi bị tướng Khánh làm chỉnh lý để hất cẳng Minh rồi bắt Nhung giao cho Nhẩy Dù, thì Minh còn quyền hành gì nữa để ra tay giết đứa đầy tớ trung thành của mình mà bịt miệng? Cho nên nói rằng Dương Văn Minh hay người nào đó giết Nhung để bịt miệng là không có căn cứ.
Ông Tú Gàn còn nói tướng Nguyễn Chánh Thi đã nói với ông rằng chính tướng Thi ra lệnh giết Nhung. Chuyện này càng khó tin hơn, bởi vì thứ nhất, tướng Thi không có quyền hành gì đối với Nhẩy Dù cả, ông đã không còn là tư lệnh Dù từ lâu rồi, và thứ hai, giết TT Diệm là một công trạng lớn đối với phe PG Ấn Quang, mà tướng Thi lại là đệ tử trung thành của các thầy Ấn Quang. Như vậy tướng Thi phải coi Nguyễn Văn Nhung là người có công cần phải được che chở mới đúng, chứ sao ông lại ra lệnh giết Nhung? Chuyện thật vô lý.
* Giết cho hả giận - Nên nhớ là tướng Khánh khi làm chỉnh lý, đã bắt Nhung giao cho Nhẩy Dù. Vào lúc họp đảo chánh tại Bộ TTM, đại tá Cao Văn Viên tư lệnh nhẩy dù lúc đó không chịu theo phe đảo chánh nên bị tướng Minh ra lệnh cho Nhung còng tay nhốt trong phòng riêng. May nhờ có tướng Khiêm can thiệp với Dương Văn Minh nên đại tá Viên mới tránh khỏi bị giết. Đại tá Lê Quang Tung chống bọn đảo chánh nên mới chết thảm. Đây có lẽ là là lý do thuyết phục nhất: Nhẩy Dù ra tay giết Nguyễn Văn Nhung để rửa hận cho ông đại tá tư lệnh của mình đã bị Nhung làm hỗn.
Như vậy, ông Tú Gàn đem việc Nguyễn Văn Nhung bị giết ra để chứng minh tướng Lê Minh Đảo không dính líu đến cái chết của hai anh em đại tá Tung và thiếu tá Triệu nên coi là chuyện lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia. Lý luận của ông thẩm phán Lữ Giang không phải là luận lý của con nhà luật. Ông hàm hồ quá. Người viết xin nói cho rõ, phản bác lý luận của ông Tú Gàn không có nghĩa là người viết khẳng định tướng Lê Minh Đảo là thủ phạm giết đại tá Tung và thiếu tá Triệu. Không, chúng tôi chỉ muốn đi tìm sự thật. Điều mà ông Tú Gàn muốn chứng minh là sự thật chẳng nói lên được một cái gì.
Từ trước đến nay, đa số dư luận tin rằng Nguyễn Văn Nhung là người giết TT Ngô Đình Diệm, ông cố vấn Ngô Đình Nhu, và còn giết luôn cả đại tá Lê Quang Tung và người em của ông là thiếu tá Lê Quang Triệu nữa, nên khi thấy chị Hàn Giang Trần Lệ Tuyền cho biết tướng Lê Minh Đảo mới chính là thủ phạm đối với cái chết của anh em đại tá Tung, nhiều người đâm sửng sốt. Chính kẻ viết bài này cũng rất ngạc nhiên nên đã gởi e-mail riêng cho chị Hàn Giang Trần Lệ Tuyền để tìm hiểu vấn đề. Trong e-mail trả lời cho người viết, chị Trần Lệ Tuyền cho biết (nguyên văn): chính Tướng Hoàng Lạc đã cho biết cựu tướng Lê Minh Đảo đã giết chết cả nhị vị huynh đệ của Cố Đại tá Lê Quang Tung …. Lệ Tuyền không bao giờ dám làm một điều gì để cho những bài viết của mình bị phản tác dụng. Vì như thế, hóa ra cái công lao của mình lại làm hại đến uy danh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Rất mau chóng, thiếu tướng LMĐ đã lên tiếng phủ nhận sự tiết lộ của chị Lệ Tuyền, và, ngay lập tức chị Lệ Tuyền đã trưng dẫn bằng chứng lên internet. Thì ra lời cáo buộc của chị Lệ Tuyền là dữ kiện lấy từ cuốn sách “Nam Việt Nam 1954-1975 Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới” của hai tác giả thiếu tướng Hoàng Văn Lạc và đại tá Hà Mai Việt. Chị Hàn Giang Trần Lệ Tuyền chỉ là người nhắc lại sự kiện mà hai tác giả viết thành sách và đã được phổ biến.
Cuốn sách đã xuất bản từ năm 1990, nghĩa là trên hai chục năm rồi. Các tác giả, tướng Hoàng Văn Lạc là một vị tướng lãnh hầu như là hữu danh vô thực, không phải ông kém tài cán, nhưng do bản tính ưa thầm lặng của ông. Đại tá Hà Mai Việt ở hải ngoại này có lẽ người ta biết ông là một nhà văn hơn là một đại tá của quân đội. Xưa nay người ta chưa hề nghe thấy các tác giả xuất hiện trong các tranh luận về các vấn đề chính trị, nhất là chính trị VN. Như vậy các tác giả là những nhà văn biên khảo hơn là những nhà đấu tranh chính trị, và cuốn sách “Nam VN 1954-1975 Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới” nên được coi là một cuốn sử liệu. Tác phẩm này chưa phải là một cuốn sách sử, bởi vì những dữ kiện trong cuốn sách còn cần phải được thời gian gạn lọc. Cũng không thấy ai nêu thắc mắc có sự tư thù nào đó giữa các tác giả và tướng Lê Minh Đảo. Như thế, tính xác thực của sự việc được đề cập trong cuốn sách cũng coi như được bảo đảm phần nào.
Về phần tướng Lê Minh Đảo, ông chỉ nói một tiếng “KHÔNG” thôi không đủ. Như thế không giải quyết được vấn đề. Ông cần phải chứng minh trong thời gian xẩy ra vụ giết hại anh em đại tá Tung ông ở đâu và làm gì. Tôi biết tôi không có quyền đòi hỏi ông như vậy, nhưng vì danh dự của một vị tướng lãnh QLVNCH mà trong đó tôi là một thành phần cấp dưới. Ông không cần bắt chước hành động của Samurai Nhật bản, nhưng nên theo tinh thần Samurai để bảo vệ danh dự của con nhà tướng. Điều mà người ta có thể tin được là vào thời điểm xẩy ra cuộc đảo chánh, ông cũng có mặt tại tòa nhà chính Bộ TTM, bởi vì vào lúc đó ông là sĩ quan tùy viên của tướng Lê Văn Kim. Tướng Kim là ai và liên hệ với cuộc đảo chánh như thế nào thì nay người ta đã biết qua lời đại tướng Trần Thiện Khiêm mà đại tá Phạm Bá Hoa, chánh văn phòng của tướng Khiêm thuật lại. Nguyên văn lời đại tướng Khiêm: “Chú (đại tá Hoa) thấy chưa? Nhóm ông Minh với nhóm ông Kim độc ác quá! Ông Diệm gọi điện thoại bảo cho xe đến đón, tức là ổng đầu hàng rồi, tại sao lại giết người đầu hàng? Trước đó, ông Minh ông Kim đồng ý với Anh là để ông Diệm bình yên và lưu vong, tại sao lại giết? Cho nên từ đó Anh bất mãn với ông Minh ông Kim”. Rõ ràng tướng Lê Văn Kim là một nhân vật rất quan trọng và có thế giá trong cuộc đảo chánh ngày 1-11-63. Phải giết TT Diệm là quyết định đồng thuận của hai tướng Dương Văn Minh và Lê Văn Kim. Ở vào vị trí sĩ quan tùy viên của tướng Kim, đại úy (lúc đó) Lê Minh Đảo nhất định phải biết được nhiều chuyện quan trọng trong vụ đảo chánh. Có chuyện gì mà tướng Đảo không dám nói ra?
Tướng Đảo còn đem danh dự của một sĩ quan QLVNCH ra để bảo đảm cho việc ông phủ nhận lời cáo buộc. Việc này đáng hoan nghênh đấy, nhưng người viết thành thật nghi ngờ rằng danh dự của người sĩ quan QLVNCH không biết có còn đủ cho tướng Đảo dùng để bảo đảm không! Lý do là vì bọn tướng tá làm đảo chánh đã làm tiêu tùng muốn hết cả danh dự của quân đội rồi. Thật vậy, tướng tá nhận tiền của Mỹ mướn làm đảo chánh và giết người thì làm gì mà còn danh dự? Còn lại được bao nhiêu, ra đến hải ngoại này, bọn tướng tá vô liêm sỉ như Nguyễn Cao Kỳ, Đỗ Mậu v.v. hủy hoại một lần nữa. Thế là hết sách. Thành ra danh dự của đa số tướng lãnh QLVNCH có thể nói đã bị bankrupcy mất rồi. Ít người còn tin lắm. Cái bi thảm là ở chỗ đó. Tướng Đảo đánh CS một trận chí tử ở Xuân Lộc trước ngày 30-4-75 mang lại danh dự cho QLVNCH và cho cá nhân ông. Thật đáng khen. Nhưng tướng Đảo đem lại cái gì cho Quân Đội và cho đất nước khi ông thành lập Tập Thể Chiến Sĩ rồi trao nó cho Việt Tân để bọn này rao giảng chiêu bài hòa hợp và hòa giải với VGCS?
Cuốn tài liệu lịch sử “Nam Việt Nam 1954-1975 Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới” đã xuất bản trên hai mươi năm rồi. Thiếu tướng Lê Minh Đảo sang Mỹ ít ra cũng đã mười mấy năm. Đáng lý ra ông phải biết và phải buộc các tác giả trả lại danh dự cho ông nếu có điều gì các tác giả viết về ông là không đúng. Có thể ông không biết vì không đọc cuốn sách. Chị Hàn Giang Trần Lệ Tuyền nhắc lại cho ông thấy. Đây là một cái may cho ông. Ông nên cám ơn mới phải, chẳng nên có lời lẽ hằn học. Bởi vì đã quá lâu mà không thấy tướng Đảo lên tiếng phủ nhận hoặc cải chính điều sách vở viết sai về mình, chị Lệ Tuyền cho rằng việc xẩy ra đã trở thành sự kiện lịch sử rồi cũng là chuyện có thể hiểu được. Cách tốt nhất bây giờ tướng Lê Minh Đảo nên làm, như Aladin Nguyen gợi ý trên internet, là ông nên nhờ pháp luật giải quyết. Ông đưa hai tác giả Hoàng Văn Lạc và Hà Mai Việt ra tòa về tội xúc phạm danh dự (defamation) của ông. Trước mặt tòa án bó buộc hai tác giả phải chứng minh sự việc. Nếu tướng Đảo không làn như thế thì tương lai không xa, phát giác về ông trong cuốn sách của hai tác giả kia sẽ trở thành sự kiện lịch sử. Sau khi đã về thế giới bên kia rồi thì dù có bị oan ức, tướng Đảo cũng không còn cơ hội cải chính nữa. Những nhà viết sử, người ta tin vào tài liệu của các tác giả độc lập hơn là tin vào lời chứng của loại tướng tá bất nhân dù họ là những người trong cuộc. Bọn này đều là những tên nói láo, dám làm nhưng không dám nhận. Những chứng cớ của chúng thường là ngụy tạo để trốn tránh trách nhiệm và chạy tội.
Vấn đề ai là thủ phạm gây ra cái chết của anh em cố đại tá Lê Quang Tung Lê Quang Triệu vẫn còn là một nghi án lịch sử, bấy lâu nay đã bị bỏ quên. Chị Lệ Tuyền đã dám nhắc lại để chất vấn một vị tướng lãnh còn được khá nhiều người nể vì để tìm ra chân tướng của sự thật. Chị quả là một người phụ nữ can đảm, một ngòi bút tiết tháo. Sự thật đang nằm ở đâu, trong tay thiếu tướng Lê Minh Đảo hay trên mình thiếu tá Nguyễn Văn Nhung? Nhung đã chết chỉ còn tướng Đảo. Nếu tướng Đảo là người vô tội, ông cần phải chứng minh sự vô tội của mình. Ông vô tội thì danh dự và danh tiếng của ông càng được sáng chói hơn. Có gì đâu mà một số người đã phải cả vú lấp miệng em. Lịch sử không thể bị che dấu.
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
Chuyện đang gây sôi nổi trên mạng thông tin tiếng Việt hiện nay là vấn đề cái chết của hai anh em đại tá Lê Quang Tung và thiếu tá Lê Quang Triệu trong biến cố đảo chánh ngày 1/11/1963 tại Saigon. Nhiều người đóng góp ý kiến, trong đó có ông thẩm phán Lữ Giang tức nhà báo Tú Gàn. Chúng tôi cũng xin được tham gia một vài điều cho thêm phần náo nhiệt, và xin lấy bài của ông Tú Gàn làm điểm gốc để vào chuyện. Lý do bởi vì bài của ông Tú Gàn có nêu dẫn chứng để chứng minh cho điều mà ông muốn kết luận. Ông Tú Gàn kết luận thế này: Nếu tướng Lê Minh Đảo có dính líu đến vụ này, chắc cũng đã bị giết rồi.
Câu đầu tiên chúng tôi muốn nói là: ông Tú Gàn (Lữ Giang) lại tào lao nữa rồi. Thật vậy, ông Tú Gàn viết: "Các nhân chứng cho biết, Nguyễn Văn Nhung nói cả hai người đều bị giết trên đường từ Nghĩa Trang Bắc Việt đi ra đường Võ Di Nguy, Phú Nhuận, cách xa gốc từ đường trong Tổng Tham Mưu đi ra và quẹo phải một khúc ngắn. Hai binh sĩ đã đào lổ và chôn Đại Tá Tung rồi Thiếu Tá Triệu tại đó ..."
Sự thực không có con đường nào đi từ nghĩa trang Bắc Việt ra đường Võ Di Nguy hết. Chỉ có con đường từ nghĩa trang BV đi ra đường Võ Tánh Gia Định mà thôi. Đường Võ Tánh Gia Định nếu tính từ ngã tư Phú Nhận hướng về phi trường Tân Sơn Nhất, nó chạy ngang trước mặt Bộ TTM. Trong Bộ TTM ra đường Võ Tánh có 3 cổng. Cổng số 1 là cổng chính gần phi trường TSN. Trước mặt cổng số 1 là một ngã 3, tay mặt đi vào phi trường Tân Sơn Nhất (khu dân sự), tay trái mang tên đường Võ Tánh đi qua nhà thờ Tân Sa Châu, tới cổng chính phi trường TSN (khu quân sự có canh gác), quẹo trái tới ngã tư Bẩy Hiền. Đi chừng trên trăm mét từ cổng số 1 về hướng Saigon là cổng số 2. Cổng này vô khu cư xá sĩ quan cấp tướng. Đi tiếp khoảng trên trăm mét nữa đến cống số 4. Cổng này dành cho quân nhân và xe 2 bánh ra vô. Tuy nhiên lối này cũng đủ rộng để xe 4 bánh đi lại. Đường Võ Di Nguy nếu tính từ ngã tư Phú Nhuận nhắm hướng TSN, nó sẽ chạy qua Bệnh Viện Cộng Hòa, quẹo mặt xuống Gò Vấp, quẹo trái xuống An Nhơn, Xóm Mới. Như vậy Bộ TTM nằm kẹp ở khúc giữa của hai con đường Võ Tánh và đường Võ Di Nguy. Trên đường Võ Di Nguy, chỉ có cổng số 3 duy nhất vô ra được Bộ TTM. Qua khỏi cổng này, phía trái là trường sinh ngữ quân đội. Theo đường chim bay, cứ thẳng tới là cổng số 4 quay mặt ra đưòng Võ Tánh như vừa nói. Như vậy ông Tú Gàn bảo rằng "Nguyễn Văn Nhung nói cả hai người đều bị giết trên đường từ Nghĩa Trang Bắc Việt đi ra đường Võ Di Nguy, Phú Nhuận, cách xa gốc từ đường trong Tổng Tham Mưu đi ra và quẹo phải một khúc ngắn." là hoàn toàn sai. Nếu Nguyễn Văn Nhung đem đại tá Tung ra giết và vùi thây tại nghĩa trang Bắc Việt thì con đường Nhung phải đi hợp lý nhất là từ tòa nhà chính Bộ TTM ra cổng số 1, tới đường Võ Tánh quẹo tay mặt lối vào phi trường Tân Sơn Nhất (khu dân sự), đi khoảng dăm chục mét, quẹo tay mặt nữa vào con đường vô trại LLĐB, trại gia binh Truyền Tin, và vô nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế.
Về địa danh của sự kiện, ông Tú Gàn đã viết sai. Về lý luận, ông thẩm phán Lữ Giang tức Tú Gàn cũng chẳng chứng minh được gì cả. Ông không minh thị phủ nhận việc tướng Lê Minh Đảo giết anh em đại tá Lê Quang Tung và thiếu tá Lê Quang Triệu. Nhưng, sau khi đã đưa ra những dẫn chứng của tướng Trần Văn Đôn, tướng Lâm Quang Thi, đại tá Dương Ngọc Lắm về việc giết người không gớm tay của Nguyễn Văn Nhung, ông Tú Gàn kết luận như sau: "Nếu Tướng Lê Minh Đảo có dính líu đến vụ này (tức vụ giết đại tá Tung và thiếu tá Triệu), chắc cũng đã bị giết rồi". Câu này nên được hiểu là: Nguyễn Văn Nhung vì đã giết đại tá Tung và thiếu tá Triệu nên mới bị thanh toán. Nói cách khác, tướng Lê Minh Đảo vì không dính líu đến việc giết đại tá Tung và thiếu tá Triệu nên đã không bị giết. Câu hỏi đặt ra ở đây là có phải người ta giết Nhung chỉ vì Nhung đã giết hai anh em đại tá Tung và Triệu? Dám chắc rằng không ai tin như thế. Như vậy câu kết luận của ông Tú Gàn: Nếu tướng Lê Minh Đảo có dính líu đến vụ này, chắc cũng đã bị giết rồi, rõ ràng không nói lên được cái gì cả, bởi vì:
Trước hết, nói bao quát hơn, cho dù Nguyễn Văn Nhung có dính líu đến cái chết của nhiều người trong vụ đảo chánh 1/11/63 là anh em TT Điệm và anh em đại tá Tung, nên mới bị thanh toán, nhưng tại sao các ông đại úy Dương Hiếu Nghĩa cũng dính líu đến cái chết của anh em TT Diệm, Hải Quân trung úy Nguyễn văn Lưc, dính líu đến cái chết của Tư Lệnh Hải Quân Hồ Tấn Quyền, họ không bị giết, trái lại, vẫn sống nhăn và vẫn lên lon? Tướng LMĐ không dính líu đến cái chết của đại tá Tung và thiếu tá Triệu nên mới không bị giết. Lập luận của ông Tú Gàn không đứng vững được.
Đàng khác, theo tâm lý thông thường: Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy điệm, nếu việc đảo chánh 1/11/63 có chính nghĩa thì bọn tướng tá làm đảo chánh đã khoe công rùm beng rồi, chứ đâu có chuyện cả bọn đứa nào cũng lấm la lấm lét như chó ăn vụng bột. Nếu việc giết các ông Diệm, Nhu, Tung, Quyền, Triệu là chính đáng thì tụi nó cũng đã vỗ ngực khoe thành tích um ti lên rồi. Đàng này không thấy đứa nào dám nhận mình hành động cả, trái lại cả lũ giấu như mèo giấu cứt, lại còn đổ vấy cho nhau để chạy tội. Tại sao lại có hiện tượng tâm lý nghịch chiều này? Xin thưa là bởi vì cuộc đảo chánh, giết hại những người yêu nước là một tội ác đáng ghê tởm. Xét cho cùng thì đó là tội phản quốc, bởi vì cuộc đảo chánh đã đưa đến việc làm mất chủ quyền quốc gia vào tay Hoa Kỳ, và cuối cùng đi đến mất nước vào tay VGCS. Nếu việc giết chết anh em TT Diệm và anh em đại tá Tung là công lao, thì Nhung đã được vinh danh chứ đâu có bị giết. Nguyễn Văn Nhung bị giết chẳng có ai lên tiếng bênh vực. Điều đó cho thấy Nhung đã nhúng tay vào máu người vô tội, gây hệ lụy thê thảm cho cả Dân Tộc, cho dù hắn chỉ là kẻ thừa hành.
Việc Nguyễn Văn Nhung bị giết chỉ có thể được giải thích theo 2 cách: giết để bịt miệng, hoặc giết cho hả giận.
* Giết để bịt miệng - Làm đảo chánh, giết Tổng Thống là một tội ác quá lớn. Bọn đảo chánh muốn thanh toán kẻ đã tham dự vào việc giết TT Diệm, cố vấn Nhu, đại tá Tung, và thiếu tá Triệu để bịt miệng là chuyện có lý lắm. Nhưng nếu giết để bịt miệng, thì người muốn giết Nhung phải là Dương Văn Minh mới phải, vì Minh là chủ tướng của Nhung và Minh ra lệnh cho Nhung làm bậy, nên Minh mới là kẻ cần phải bịt miệng Nhung. Muốn bịt miệng Nhung thì Minh phải ra tay khi Minh còn nắm quyền hành. Đợi đến khi bị tướng Khánh làm chỉnh lý để hất cẳng Minh rồi bắt Nhung giao cho Nhẩy Dù, thì Minh còn quyền hành gì nữa để ra tay giết đứa đầy tớ trung thành của mình mà bịt miệng? Cho nên nói rằng Dương Văn Minh hay người nào đó giết Nhung để bịt miệng là không có căn cứ.
Ông Tú Gàn còn nói tướng Nguyễn Chánh Thi đã nói với ông rằng chính tướng Thi ra lệnh giết Nhung. Chuyện này càng khó tin hơn, bởi vì thứ nhất, tướng Thi không có quyền hành gì đối với Nhẩy Dù cả, ông đã không còn là tư lệnh Dù từ lâu rồi, và thứ hai, giết TT Diệm là một công trạng lớn đối với phe PG Ấn Quang, mà tướng Thi lại là đệ tử trung thành của các thầy Ấn Quang. Như vậy tướng Thi phải coi Nguyễn Văn Nhung là người có công cần phải được che chở mới đúng, chứ sao ông lại ra lệnh giết Nhung? Chuyện thật vô lý.
* Giết cho hả giận - Nên nhớ là tướng Khánh khi làm chỉnh lý, đã bắt Nhung giao cho Nhẩy Dù. Vào lúc họp đảo chánh tại Bộ TTM, đại tá Cao Văn Viên tư lệnh nhẩy dù lúc đó không chịu theo phe đảo chánh nên bị tướng Minh ra lệnh cho Nhung còng tay nhốt trong phòng riêng. May nhờ có tướng Khiêm can thiệp với Dương Văn Minh nên đại tá Viên mới tránh khỏi bị giết. Đại tá Lê Quang Tung chống bọn đảo chánh nên mới chết thảm. Đây có lẽ là là lý do thuyết phục nhất: Nhẩy Dù ra tay giết Nguyễn Văn Nhung để rửa hận cho ông đại tá tư lệnh của mình đã bị Nhung làm hỗn.
Như vậy, ông Tú Gàn đem việc Nguyễn Văn Nhung bị giết ra để chứng minh tướng Lê Minh Đảo không dính líu đến cái chết của hai anh em đại tá Tung và thiếu tá Triệu nên coi là chuyện lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia. Lý luận của ông thẩm phán Lữ Giang không phải là luận lý của con nhà luật. Ông hàm hồ quá. Người viết xin nói cho rõ, phản bác lý luận của ông Tú Gàn không có nghĩa là người viết khẳng định tướng Lê Minh Đảo là thủ phạm giết đại tá Tung và thiếu tá Triệu. Không, chúng tôi chỉ muốn đi tìm sự thật. Điều mà ông Tú Gàn muốn chứng minh là sự thật chẳng nói lên được một cái gì.
Từ trước đến nay, đa số dư luận tin rằng Nguyễn Văn Nhung là người giết TT Ngô Đình Diệm, ông cố vấn Ngô Đình Nhu, và còn giết luôn cả đại tá Lê Quang Tung và người em của ông là thiếu tá Lê Quang Triệu nữa, nên khi thấy chị Hàn Giang Trần Lệ Tuyền cho biết tướng Lê Minh Đảo mới chính là thủ phạm đối với cái chết của anh em đại tá Tung, nhiều người đâm sửng sốt. Chính kẻ viết bài này cũng rất ngạc nhiên nên đã gởi e-mail riêng cho chị Hàn Giang Trần Lệ Tuyền để tìm hiểu vấn đề. Trong e-mail trả lời cho người viết, chị Trần Lệ Tuyền cho biết (nguyên văn): chính Tướng Hoàng Lạc đã cho biết cựu tướng Lê Minh Đảo đã giết chết cả nhị vị huynh đệ của Cố Đại tá Lê Quang Tung …. Lệ Tuyền không bao giờ dám làm một điều gì để cho những bài viết của mình bị phản tác dụng. Vì như thế, hóa ra cái công lao của mình lại làm hại đến uy danh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Rất mau chóng, thiếu tướng LMĐ đã lên tiếng phủ nhận sự tiết lộ của chị Lệ Tuyền, và, ngay lập tức chị Lệ Tuyền đã trưng dẫn bằng chứng lên internet. Thì ra lời cáo buộc của chị Lệ Tuyền là dữ kiện lấy từ cuốn sách “Nam Việt Nam 1954-1975 Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới” của hai tác giả thiếu tướng Hoàng Văn Lạc và đại tá Hà Mai Việt. Chị Hàn Giang Trần Lệ Tuyền chỉ là người nhắc lại sự kiện mà hai tác giả viết thành sách và đã được phổ biến.
Cuốn sách đã xuất bản từ năm 1990, nghĩa là trên hai chục năm rồi. Các tác giả, tướng Hoàng Văn Lạc là một vị tướng lãnh hầu như là hữu danh vô thực, không phải ông kém tài cán, nhưng do bản tính ưa thầm lặng của ông. Đại tá Hà Mai Việt ở hải ngoại này có lẽ người ta biết ông là một nhà văn hơn là một đại tá của quân đội. Xưa nay người ta chưa hề nghe thấy các tác giả xuất hiện trong các tranh luận về các vấn đề chính trị, nhất là chính trị VN. Như vậy các tác giả là những nhà văn biên khảo hơn là những nhà đấu tranh chính trị, và cuốn sách “Nam VN 1954-1975 Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới” nên được coi là một cuốn sử liệu. Tác phẩm này chưa phải là một cuốn sách sử, bởi vì những dữ kiện trong cuốn sách còn cần phải được thời gian gạn lọc. Cũng không thấy ai nêu thắc mắc có sự tư thù nào đó giữa các tác giả và tướng Lê Minh Đảo. Như thế, tính xác thực của sự việc được đề cập trong cuốn sách cũng coi như được bảo đảm phần nào.
Về phần tướng Lê Minh Đảo, ông chỉ nói một tiếng “KHÔNG” thôi không đủ. Như thế không giải quyết được vấn đề. Ông cần phải chứng minh trong thời gian xẩy ra vụ giết hại anh em đại tá Tung ông ở đâu và làm gì. Tôi biết tôi không có quyền đòi hỏi ông như vậy, nhưng vì danh dự của một vị tướng lãnh QLVNCH mà trong đó tôi là một thành phần cấp dưới. Ông không cần bắt chước hành động của Samurai Nhật bản, nhưng nên theo tinh thần Samurai để bảo vệ danh dự của con nhà tướng. Điều mà người ta có thể tin được là vào thời điểm xẩy ra cuộc đảo chánh, ông cũng có mặt tại tòa nhà chính Bộ TTM, bởi vì vào lúc đó ông là sĩ quan tùy viên của tướng Lê Văn Kim. Tướng Kim là ai và liên hệ với cuộc đảo chánh như thế nào thì nay người ta đã biết qua lời đại tướng Trần Thiện Khiêm mà đại tá Phạm Bá Hoa, chánh văn phòng của tướng Khiêm thuật lại. Nguyên văn lời đại tướng Khiêm: “Chú (đại tá Hoa) thấy chưa? Nhóm ông Minh với nhóm ông Kim độc ác quá! Ông Diệm gọi điện thoại bảo cho xe đến đón, tức là ổng đầu hàng rồi, tại sao lại giết người đầu hàng? Trước đó, ông Minh ông Kim đồng ý với Anh là để ông Diệm bình yên và lưu vong, tại sao lại giết? Cho nên từ đó Anh bất mãn với ông Minh ông Kim”. Rõ ràng tướng Lê Văn Kim là một nhân vật rất quan trọng và có thế giá trong cuộc đảo chánh ngày 1-11-63. Phải giết TT Diệm là quyết định đồng thuận của hai tướng Dương Văn Minh và Lê Văn Kim. Ở vào vị trí sĩ quan tùy viên của tướng Kim, đại úy (lúc đó) Lê Minh Đảo nhất định phải biết được nhiều chuyện quan trọng trong vụ đảo chánh. Có chuyện gì mà tướng Đảo không dám nói ra?
Tướng Đảo còn đem danh dự của một sĩ quan QLVNCH ra để bảo đảm cho việc ông phủ nhận lời cáo buộc. Việc này đáng hoan nghênh đấy, nhưng người viết thành thật nghi ngờ rằng danh dự của người sĩ quan QLVNCH không biết có còn đủ cho tướng Đảo dùng để bảo đảm không! Lý do là vì bọn tướng tá làm đảo chánh đã làm tiêu tùng muốn hết cả danh dự của quân đội rồi. Thật vậy, tướng tá nhận tiền của Mỹ mướn làm đảo chánh và giết người thì làm gì mà còn danh dự? Còn lại được bao nhiêu, ra đến hải ngoại này, bọn tướng tá vô liêm sỉ như Nguyễn Cao Kỳ, Đỗ Mậu v.v. hủy hoại một lần nữa. Thế là hết sách. Thành ra danh dự của đa số tướng lãnh QLVNCH có thể nói đã bị bankrupcy mất rồi. Ít người còn tin lắm. Cái bi thảm là ở chỗ đó. Tướng Đảo đánh CS một trận chí tử ở Xuân Lộc trước ngày 30-4-75 mang lại danh dự cho QLVNCH và cho cá nhân ông. Thật đáng khen. Nhưng tướng Đảo đem lại cái gì cho Quân Đội và cho đất nước khi ông thành lập Tập Thể Chiến Sĩ rồi trao nó cho Việt Tân để bọn này rao giảng chiêu bài hòa hợp và hòa giải với VGCS?
Cuốn tài liệu lịch sử “Nam Việt Nam 1954-1975 Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới” đã xuất bản trên hai mươi năm rồi. Thiếu tướng Lê Minh Đảo sang Mỹ ít ra cũng đã mười mấy năm. Đáng lý ra ông phải biết và phải buộc các tác giả trả lại danh dự cho ông nếu có điều gì các tác giả viết về ông là không đúng. Có thể ông không biết vì không đọc cuốn sách. Chị Hàn Giang Trần Lệ Tuyền nhắc lại cho ông thấy. Đây là một cái may cho ông. Ông nên cám ơn mới phải, chẳng nên có lời lẽ hằn học. Bởi vì đã quá lâu mà không thấy tướng Đảo lên tiếng phủ nhận hoặc cải chính điều sách vở viết sai về mình, chị Lệ Tuyền cho rằng việc xẩy ra đã trở thành sự kiện lịch sử rồi cũng là chuyện có thể hiểu được. Cách tốt nhất bây giờ tướng Lê Minh Đảo nên làm, như Aladin Nguyen gợi ý trên internet, là ông nên nhờ pháp luật giải quyết. Ông đưa hai tác giả Hoàng Văn Lạc và Hà Mai Việt ra tòa về tội xúc phạm danh dự (defamation) của ông. Trước mặt tòa án bó buộc hai tác giả phải chứng minh sự việc. Nếu tướng Đảo không làn như thế thì tương lai không xa, phát giác về ông trong cuốn sách của hai tác giả kia sẽ trở thành sự kiện lịch sử. Sau khi đã về thế giới bên kia rồi thì dù có bị oan ức, tướng Đảo cũng không còn cơ hội cải chính nữa. Những nhà viết sử, người ta tin vào tài liệu của các tác giả độc lập hơn là tin vào lời chứng của loại tướng tá bất nhân dù họ là những người trong cuộc. Bọn này đều là những tên nói láo, dám làm nhưng không dám nhận. Những chứng cớ của chúng thường là ngụy tạo để trốn tránh trách nhiệm và chạy tội.
Vấn đề ai là thủ phạm gây ra cái chết của anh em cố đại tá Lê Quang Tung Lê Quang Triệu vẫn còn là một nghi án lịch sử, bấy lâu nay đã bị bỏ quên. Chị Lệ Tuyền đã dám nhắc lại để chất vấn một vị tướng lãnh còn được khá nhiều người nể vì để tìm ra chân tướng của sự thật. Chị quả là một người phụ nữ can đảm, một ngòi bút tiết tháo. Sự thật đang nằm ở đâu, trong tay thiếu tướng Lê Minh Đảo hay trên mình thiếu tá Nguyễn Văn Nhung? Nhung đã chết chỉ còn tướng Đảo. Nếu tướng Đảo là người vô tội, ông cần phải chứng minh sự vô tội của mình. Ông vô tội thì danh dự và danh tiếng của ông càng được sáng chói hơn. Có gì đâu mà một số người đã phải cả vú lấp miệng em. Lịch sử không thể bị che dấu.
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
No comments:
Post a Comment