Friday, November 26, 2010

NGƯỜI TA ĐÃ PHỤ TÔI RỒI ….. - Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Nghe ông Ngô Kỷ la thất thanh: Ngưòi ta đã phụ tôi rồi (Chúa ơi), nhiều người giật mình, không biết có phải ông bị tình phụ không, bởi vì xưa nay ông Ngô Kỷ rất kỵ đàn bà. Ngưòi ta đây tưởng ai, đọc Thông Báo của ông Ngô Kỷ thì hóa ra là người Mỹ. Đúng là người Mỹ đã phụ ông Ngô Kỷ thiệt. Và như ông Ngô Kỷ nói, người Mỹ đã phụ cả cộng đồng người Việt tỵ nạn chúng ta. Thông báo của ông Ngô Kỷ viết: …… các viên chức chính quyền tiểu bang Calififornia gồm Thống Đốc Arnold Schwarzenegger (Cộng Hòa), Thị Trưởng San Francisco Gavin Newsom (Dân Chủ, và cũng vừa đắc cử Phó Thống Đốc California vào tháng 11 năm 2010 vừa qua), và Phó Chủ Tịch Thượng Viện California Leland Y. Yee (Dân Chủ) đã gởi thư và Tuyên Cáo cho Tổng Lãnh Sự Cộng Sản Lê Quốc Hùng để công nhận ngày 2 tháng 9 là Ngày Quốc Khánh Việt Nam và cũng là Ngày Truyền Thống của cộng đồng Người Mỹ Gốc Việt, và khen ngợi tên Việt cộng Lê Quốc Hùng đã khéo léo lãnh đạo cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

Theo thiển ý của người viết, ông Ngô Kỷ là một người chống CS kiên trì và có lý tưởng. Từ Nam chí Bắc California, hầu như không mấy người là không biết điều đó. Ông là một người Việt tỵ nạn rất hiếm hoi đại diện đảng Công Hòa trong nhiều Đại Hội Đảng. Ông có học (cử nhân luật Đại Học Luật Khoa Saigon?), thông thạo tiếng Mỹ như người Mỹ, giao du chụp hình với các chính khách đảng CH Mỹ như bạn bè, kể cả tổng thống. Ông hy sinh hạnh phúc riêng tư, không vợ con, sống như dân homeless (có người gọi ông là homeless thật) để hoạt động chống cộng. Ông cống hiến cuộc đời cho lý tưởng Quốc Gia. Người viết khâm phục ông ở những điểm son đó. Thế nhưng xin phép được nghi ngờ về khả năng của ông ở một điểm, chỉ một điểm thôi. Đó là xem ra ông chẳng hiểu gì về mấy ông chính khứa Mỹ cả. Hình như ông Ngô Kỷ quá ngây thơ và khờ khạo đối với những người này. Vì thế ông bị phụ là đúng thôi. Trên thế gian này, các ông chính quyền Mỹ phụ người ta là chuyện cơm bữa, chẳng có gì là lạ. Các ngài Tưởng Giới Thạch, Lý Thừa Vãn, Ngô Đình Diệm v.v... còn bị Mỹ phụ nữa là. Một cái Quyết Định hành chánh, một tấm bằng khen chẳng là gì đối với chính khứa Mỹ. Họ ký xong rồi xé bỏ không áy náy. Khi làm việc với người Mỹ, ông Ngô Kỷ có thể vẫn thường được họ tấm tắc khen “wonderful” hay “good job” v.v., có đúng không? Chắc ông Ngô Kỷ tưởng là người ta khen thiệt. Họ khen cho ông mát bụng để ông giang thân làm chết bỏ cho họ đấy. Sự thực là chẳng có gì khác biệt giữa cái quyết định, cái bằng khen, hay một lời khen. Chỉ tiếc rằng ông đã không học được bài học từ những người đi trước, và trong cuộc sống thường ngày. Cho nên khi nghe ông Ngô Kỷ la hoảng cũng đừng có nóng lòng quá. Một người dân ngu cu đen bị Mỹ phụ không là chuyện lạ. Một người tin Mỹ, phục Mỹ, và theo Mỹ (tiếng của VGCS đấy) như ông Ngô Kỷ mà để cho Mỹ nó phụ mới đau. Giả như Mỹ Dân Chủ phụ ông Ngô Kỷ còn nghe được. Mỹ Cộng Hòa phụ ông thì thật là hết biết, còn đau hơn hoạn nữa. Hàng chục năm qua, ông bôn ba, lăn lộn cho đảng Cộng Hòa trong cộng đồng tỵ nạn, thế mà nay Họ đối xử với ông như vậy thì còn gì nữa là đạo nghĩa? Như vậy, thiết tưởng cũng nên tìm hiểu xem chính khứa Mỹ là hạng người nào?

Câu hỏi khá bao quát, nhưng một tác giả Mỹ, ông Ted Flynn trả lời vắn tắt và đầy đủ như sau: trên tầng lớp niên trưởng của đám lãnh đạo chóp bu, họ là những kẻ chẳng trung thành với cái gì cả. Không có gì khác biệt giữa Cộng Hòa, Dân Chủ, Tự Do, Xã Hội, Cải Cách hay Bull Moose (nhóm progressive tách ra từ đảng Cộng Hòa thời TT Roosevelt). (At the senior levels of the elite cabal are men with no loyalties. There is an indifference to Republican, Democrat, Libertine, Socialist, Reform, or the Bull Moose Party. The issue is, can they control the individual? -Ted Flynn: Hope of the Wicked, The Master Plan to Rule the World, p.119.) Vấn đề là họ có thể kiểm soát được con người hay không mà thôi. Đó là điểm đồng quy của tư bản và cộng sản: kiểm soát con người và kiểm soát tất cả. Việc hứa lèo hứa cuội, nói ở đầu môi quên chót môi của các chánh khách Mỹ chỉ là mầu mè riêu cua thêm một tý cho vui. Chính vì cái bản chất bất trung (disloyalty) của chính quyền Mỹ nên ngày nay cả thế giới mới ghê tởm nước Mỹ.

Ở đâu cũng thế, tham vọng của các nhà chính trị là quyền lực và tiền tài. Ít có người, vì có nhiều tiền bạc rồi, nên chê lương lương của nhà nước như ông thống đốc Arnold Schwarzenegger. Ông từ chối lương thống đốc hàng năm 175.000 Mỹ kim. Ngược lại, Clinton thì khác. Lúc tập tểnh vô chính trị, ông kể lể: “I never had a nickel to my name”. (Tôi không có lấy một xu dính túi). Nhưng nay ông thừa nhận: “Now I’m a millionaire” (bây giờ tôi là triệu phú rồi). Ngoài lương hưu, ông Clinton mỗi tháng còn kiếm thêm 84.550 USD nữa, (xin nhớ một tháng thôi đấy) bằng một anh MBA làm mửa mật một năm trời. Nói tóm lại thì quyền hành bao giờ cũng đi đôi với tiền bạc. Có quyền tất có tiền. Trừ người như ông Arnold vì ông đã quá thừa tiền rồi, chỉ say mê quyền lực thôi.

Cái tham vọng, và hơn thế nữa, là khát vọng của các chánh khách là quyền lực. W. Cleon Skousen viết trong cuốn sách của ông The Naked Capitalist: “Quyền lực bất cứ từ đâu tới đều dẫn đến khuynh hướng tạo ra sự thèm khát quyền lực. Điều không tránh được là, kẻ đã giầu nứt khố đổ vách mơ một ngày nào đó kiểm soát không những tài sản của riêng mình, mà còn luôn tài sản của cả thế giới. Để đạt mục đích này, người ta nuôi dưỡng tính đam mê của những chính trị gia lắm mưu đồ, luôn đói khát quyền lực muốn lật đổ mọi chính quyền hiện hữu để thiết lập một nền độc tài trên toàn thế giới”. Ở Mỹ, muốn leo cao trên con đường danh vọng tức quyền lực, con người phải vong thân. Vong thân ở đây có nghĩa là bán mình cho các tổ chức nắm được cái cán quyền lực trong tay. Vô các hội kín dễ thăng tiến danh vọng hơn. Khát vọng quyền lực đòi hỏi con người phải có lòng khao khát quyền hành, và sẵn sành dứt bỏ những nguyên tắc đạo đức mà con người hấp thụ được từ các tôn giáo để sống lương thiện. Xin nêu vài nhân vật mà ông Ngô Kỷ đã kể tên.

- Arnold Schwarzenegger: Ký giả Leigh mô tả Arnold là một con người bị ma ám (obsessed) bởi quyền lực. Arnold nói: “Tôi muốn là một thành phần nhỏ thôi trong số rất ít các nhà lãnh đạo, chứ không muốn ở trong cái đám đông theo đuôi. Tôi đã thấy những người lãnh đạo sử dụng toàn khả năng của mình. Tôi luôn luôn bị quyến rũ bởi việc con người này kiểm soát được người khác”. Thế nhưng tháng Tư vừa qua, nhóm Bảo Vệ Đạo Đức ( Ethics Watchdog Group) đánh giá Arnold là một trong số 11 thống đốc tồi tệ nhất.

- Gavin Newsom: San Francisco là một thành phố của đồng tính luyến ái và same sex marriage. Để lấy phiếu của hai giới này, năm 2004, Gavin chỉ thị cho thư ký thành phố cấp hôn thú cho giới đồng tính. Điều này vi phạm luật Tiểu Bang. Tháng 8-2004, Tối Cao Pháp Viện California hủy bỏ các giá thú do Gavin ký, nhưng Gavin chuyển vấn đề ra dư luận toàn quốc bằng cách nêu vấn đề quyền đồng tính kết hôn và quyền đồng tính luyến ái để tranh thủ hậu thuẫn chính trị tại San Francisco.

- Tiện đây cũng nên nói một chút về ông TT Hussein Obama. Cha của Obama là một tín đồ Muslim, nên khi sinh ra, Obama khó lòng không phải là người Muslim theo luật Hồi Giáo. Năm 2006 khi còn là thượng nghị sĩ, Obama tuyên bố mập mờ có chủ đích: Cho dù đã có thời chúng ta là gì, nhưng bây giờ chúng ta không còn phải là quốc gia Thiên Chúa Giáo nữa. Ít ra lúc này thì chưa, nhưng biết đâu chừng chúng ta sẽ là một quốc gia Do Thái Giáo, Hồi Giáo, Phật Giáo, Ấn Giáo, hay là một quốc gia vô thần. (Whatever we once were, we’re no longer a Christian nation. At least not just. We are also a Jewish nation, a Muslim nation, and a Buddhist nation, and a Hindu nation, and a nation of nonbelievers.) Điều trớ trêu là khi tuyên thệ nhậm chức, TT Obama phải đặt tay trên cuốn Thánh Kinh Thiên Chúa Giáo mà tuyên thệ. Khi tuyên thệ, không biết vì vô tình hay cố ý, ông đã đọc sai đi một chút để đến mỗi ông tòa Tối Cao sau đó phải bắt ông tuyên thệ lại trong phòng riêng.

Ông Obama coi niềm tin tôn giáo chỉ là một trò đùa chỉ biểu diễn để mị dân. Các ông Arnold và Gavin đều là tin đồ Công Giáo nhưng ly dị và làm ngược lại giáo lý của Đạo để đạt được quyền hành. Có thể rút ra một nhận định chung từ các thí dụ cá nhân trên là, cho dù theo bất cứ một tôn giáo nào, con ngưòi cần phải trung thành với điều mình đã tin theo, bởi vì đây là một niềm tin khắc cốt nhất đối với con người. Một khi đã chối bỏ hoặc coi thường niềm tin nơi tâm linh thì con người không thể là người lương thiện được, họ chẳng trung thành với ai hết. Cộng sản cũng bởi vì vô thần nên chúng mới dã man và tàn bạo như chúng ta thấy. Làm sao ông Ngô Kỷ bắt buộc các ông Arnold Schwarzenegger và Gavin Newsom, những con người bất trung thành với niềm tin khắc cốt nhất của mình phải trung thành với ông được.

Muốn các chính khách Mỹ trung thành với những cam kết họ đã hứa, chúng ta nên thực tế một chút. Người Mỹ rất thực tế. Lối sống của họ là trao đổi lợi lộc, không hơn không kém. Chúng ta không thể chống cộng bằng hai bàn tay trắng. Hoặc là phải có tiền, hoặc là phải có trong tay một cái gì đó để trao đổi. Tiền bạc, nếu không được bằng Nhà Rothschild, Rockefeller, hay Morgan, thực lực, nếu không huy động nổi ít nữa vài ba trăm ngàn lá phiếu trên tổng số 3 triệu dân tỵ nạn, chúng ta đừng hy vọng nói chuyện phải quấy với mấy ông chính khứa Mỹ. Chúng ta nên hiểu tại sao nước Mỹ lại bênh vực chằm chằm thằng bé Do Thái tí hon, vùng đất chó ăn đá gà ăn sỏi mà bỏ rơi anh chàng khổng lồ Ả Rập với lòng đất đầy ắp mỏ vàng đen.

Sau hơn ba chục năm kể từ ngày mất nước, người tỵ nạn vẫn cứ đi theo lối mòn chống cộng bằng biểu tình, kiến nghị, thỉnh nguyện thư v.v... Chẳng đi đến đâu cả. Một thí dụ cụ thể, chúng ta biểu tình chống văn công VGCS chẳng hạn, văn công đã không hết, mà càng ngày càng xuất hiện nhiều hơn, hát hò công khai hơn. Báo cáo IRS chúng hát lậu cũng chẳng ăn thua gì. Sở thuế làm ngơ. Vấn đề là, nếu chúng ta không coi hát thì chúng hát cho ai nghe đây, cho Mỹ đen hay cho Ấn Độ nghe à. Dân Mỹ đen ưa chơi nhạc Rap. Dân Ấn khoái nhạc kèn đám ma. Chỉ có vậy mà chúng ta không làm được thì còn làm cái gì. Hy sinh một chút lạc thú nhỏ nhoi thôi mà không hy sinh nổi thì làm sao chống cộng.

Sống trên đất Mỹ, người Việt tỵ nạn chúng ta nên học hỏi cách đấu tranh của người Mỹ da đen. Một điểm đáng chê trách mà người tỵ nạn cần phải đấm ngực xám hối là chúng ta rất nặng đầu óc kỳ thị, rất hay coi thường người Mỹ da đen. Về cơ sở để gắn bó với nhau, người Mỹ da đen hoàn toàn không có điểm nào được như chúng ta, ngoài một điểm duy nhất là mầu da trên thân thể. Chúng ta là một chủng tộc thuần nhất, người Mỹ đen có nguồn gốc từ rất nhiều bộ lạc, sắc tộc, quốc gia trên khắp châu Phi. Người Mỹ đen đã mất tiếng nói riêng, trong khi chúng ta vẫn còn giữ được tiếng nói và chữ viết. Họ không còn chút gì gọi là văn hóa dân tộc, chúng ta vẫn giữ nguyên phong tục, tập quán, và lối sống riêng như lễ tết, tang ma, cưới hỏi v.v... Thế nhưng phải thừa nhận rằng cái gì người Việt tỵ nạn cũng thua xa người Mỹ da đen. Ở đây chúng tôi chỉ nêu lên sự yếu kém trong cung cách đấu tranh của chúng ta so với người da đen.

Có hai mục tiêu đấu tranh: đấu tranh dành quyền lợi và đấu tranh đòi công lý. Chúng tôi không đi vào chi tiết mà chỉ nêu lên vài trường hợp làm điển hình để học hỏi. Nói đến vấn đề đấu tranh dành quyền lợi của người da đen tại Hoa Kỳ thì họ là số một. Chắc chắn rằng nếu không có cuộc tuần hành của mục sư Martin Luther King Jr. tại Washington D.C tháng 8-1963 thì cho đến bây giờ người da đen vẫn chưa thoát ra được khỏi cái nạn kỳ thị trong xã hội Mỹ. 13 triệu người Mỹ da đen đã được giải phóng sau cuộc biểu dương của 250.000 người cùng mầu da. Người ta chỉ có chung cùng một mầu da thôi, ấy thế mà khi ông mục sư Luther King hô lên một tiếng, đã có mấy trăm ngàn người tập hợp lại sau lưng ông. Chúng ta có làm được như họ không? Trong các điều kiện ký kết để được gia nhập WTO, VGCS phải chấp nhận công bằng trao đổi hai chiều các văn hoá phẩm của hai bên. Chính quyền Mỹ để chiều chuộng bọn VGCS, đã để mặc cho VGCS cấm nhập cảng sách báo của người Mỹ gốc Việt chúng ta. Nếu chúng ta tập trung được vài trăm ngàn trên tổng số 3 triệu người Việt tỵ nạn trên đất Mỹ để đòi lại quyền lợi này thì thử xem chính quyền Mỹ có dám thiên vị nữa không. Ít ra nếu cấm thì phải cùng cấm, còn nếu tự do thì cũng phải tự do đồng đều. Đó là quyền lợi mà người Mỹ gốc Việt chúng ta để mất mát thiệt thòi. Còn nhiều quyền lợi chúng ta bị chơi ép nữa chỉ vì chính sách thiên vị của chánh quyền Mỹ. Tại sao chúng ta không biết đòi hỏi như người da đen mà cứ phải khúm núm xin xỏ: thỉnh nguyện, kiến nghị lôi thôi?

Vấn đề tranh đấu đòi công lý cũng thế. Nếu chúng ta so sánh vụ Rodney King bị cảnh sát hành hạ với vụ Trần Thị Bích Câu bị cảnh sát bắn chết không có lý do, rồi tòa án xử ra làm sao, chúng ta sẽ thấy công lý phải đòi lại bằng cách nào. Cách thức tranh đấu đòi công lý của người da đen cho Rodney King so với cách thức đòi công lý của người Việt cho chị Bích Câu, rõ ràng cách của người da đen có hiệu quả hơn. Nó hữu hiệu đến độ sau đó 3 năm, năm 1995 xẩy ra vụ OJ Simpson giết vợ đã ly dị và tình địch, tòa án đã không dám xử Simpson có tội vì sợ người da đen xuống đường làm loạn. Rodney King là một anh chàng chẳng tử tế gì, việc người da đen xuống đường bạo động là hành động quá đáng, chúng tôi hiểu. Ở đây chúng tôi chỉ muốn nói đến cái tinh thần đoàn kết tương thân tương trợ của người da đen đáng làm gương cho người Việt tỵ nạn chúng ta. Chúng ta nên nhìn vào mà tự vấn. Trong vụ Rodney King, chẳng ai hô hào người da đen xuống đường cả. Khi xẩy ra nội vu tại Los Angeles, hàng trăm ngàn người da đen trên nhiều thành phố, nhiều tiểu bang trên nước Mỹ đã tự động xuống đường vì thấy người đồng mầu da với mình bị xúc phạm. Đã có không ít đồng bào chúng ta bị cảnh sát bắn chết vô tội vạ, tòa xử cảnh sát vô tội nhưng rồi vấn đề bị chìm vào quên lãng, và cộng đồng vẫn thản nhiên như chuyện hàng xóm.

Bây giờ đến chuyện mấy ông chính khứa Mỹ tung hê thằng lãnh sự VGCS Lê Quốc Hùng thì ông Ngô Kỷ mới nghĩ rằng mấy ông chính khứa Mỹ phụ ông là hơi muộn rồi đấy. Người Mỹ đã phụ ông từ lâu lắm rồi. Nhưng nói đi thì cũng phải có nói lại, chính nhiều người Việt tỵ nạn bây giờ cũng tự gọi mình là VIỆT KIỀU rồi thì ông Thống Đốc hay ông Thị Trưởng bảo rằng thằng lãnh sự VGCS lãnh đạo cộng đồng người Mỹ gốc Việt có gì là sai. Tiên trách kỷ thì hậu mới trách nhân được. Muốn cho người Mỹ nói đúng thì cách hữu hiệu nhất nên làm là học đòi cách đấu tranh của người da đen. Nhìn vào thực tế mà coi, giới lãnh đạo Mỹ đều là hạng người ưa nặng chứ không ưa nhẹ đâu. Thằng VGCS nó đập Mỹ những đòn chí tử, chửi Mỹ y như chửi chó, còn người Quốc Gia coi Mỹ thân thiết như bạn bè, thế mà mấy ông chính khứa Mỹ lại dã tâm giết chết bạn bè, coi thằng VGCS như ông cố nội của mình vậy. Còn như đấu tranh chống VGCS, chúng tôi xin lặp lại một lần nữa, không có phương pháp nào tốt hơn phương pháp boycott và embargo được.

Làm thế nào để chận được 10 tỷ bạc mỗi năm người tỵ nạn tiếp sức cho VGCS, chúng ta mới có cơ thắng được chúng. Và, chừng nào lãnh sự quán VGCS tại San Francisco vắng như chùa Bà Đanh, không còn người đến xin visa nữa thì tên Lê Quốc Hùng cũng dẹp tiệm, cuốn gói trở về Hànội thôi.

Lúc đó mấy ông chính khứa Mỹ mới trung thành với người Việt tỵ nạn chúng ta.

Happy ThanksGiving Day

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất


Sự Thật về vụ ai đã giết cố Đaị Tá Lê Quang Tung - Trần Doãn Thường

Trần Doãn Thường

Kính thưa quý vị

Trong thời gian gần đây đã có những bài viết về vụ Ai Đã Giết Đại Tá Lê Quang Tung và Thiếu Tá Lê Quang Triệu.
    1. Khởi sự là Bà Lệ Tuyền với lòi lẽ có vẻ hơi gay gắt như bó buộc cựu Th/Tướng Lê Minh Đảo rằng Th/Tg LMĐ đã giết cố Đại Tá Lề Quang Tung và cố Th/Tá Lê Quang Triệu và nếu tuớng Lê Minh Đảo không chịu nhận tôi thì bà Lệ Tuyền sẽ đưa nhân chứng ra.

    2. Tướng Lê Minh Đảo viết rằng Th/Tg Đ đã không liện hệ gì tới cái chết của anh em Lê Quang Tung và Lê Quang Triệu.

    3. Bà Lệ Tuyền liền dẫn chứng băng những gì Th/Tg Hoàng Lạc và Đ/Tá Hà Mai Việt viết trong hai trang sách của cuốn “Nam Việt Nam 1954-1975. Nhừng sự thật chưa hề nhắc tới”. Bà Lệ Tuyền vô can vì bà CHỈ viết theo hai trang sách của Th/Tg HL và Đại Tá HMV xuất bản năm 1990.

    4. Bài nhận định của Lữ Giang khẳng định Tướng Lê Minh Đảo không giết Đại Tá Ta Tung và viết đại khái như là nếu đã giết thì cũng bị chết rồi.

    5. Cựu Tr.Tá Paul Vân viết rằng theo cuộc hội kiến với Cô Đ/Tg Cao văn Viên thì đại úy Nguyễn văn Nhung đã giết anh em Đại Tá LQ Tung và LQ Triệu.

    6. Đoàn Kết Chống Cộng ngày 15/11/10 đã viết chi tiêt về vụ triệu tập buổi họp như thế nào để Đ/T LQT tới họp và rồi bị Đại úy Nhung giết do lệnh của Tg Dương Văn Minh.

    7. V..v...
Những điều đáng lưu ý trong những bài viết của quý vị đà Kể trên và vài vị khác tôi đã mạn phép tô mầu tím. . Xin mời qúy vị vui lòng miễn trách, vì mục đích cốt để rõ nét và để qúy vị dẽ dàng tìm kiếm đọc lại lập luận của mỗi vị.

Vậy thì
    SỰ THẬT AI ĐÃ GIẾT CỐ ĐẠI TÁ LÊ QUANG TUNG?
Tôi xin mạn phép thưa qúy vị vài điều trước khi trả lời câu hỏi trên.

Đối với những ai chưa biết, tôi xin thưa rằng tôi là Cựu Đại Tá Trần Doãn Thường, thuộc Binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt. Vào thời điểm đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Tôi là Chánh Văn Phòng của Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm mà Th/Tg LVN là một thành viên trong hàng ngũ sĩ quan đảo chánh, như vậy những điều cố Thiếu Tướng LVN thuật với tôi là Chánh Văn Phòng ắt Phải là những điều khả tín và có giá trị A1.

Tại sao tôi đã không lên tiếng khi biết sự thật Ai đã giết Đại Tá Lê Quang Tung từ 47 năm trước mà nay lại viết ra? Lý do là:
    a. Vào thời điểm đó, không khí “cách mạng” sục xôi, nói những điều mà không khí cách mạng và tình thế chưa ổn định thì kẻ “hớt lẻo” đương nhiên là sẽ và phải chịu hậu quả khó lường.

    b. Vào thời điểm khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn văn Khiêm cầm quyền thì mọi sự coi như đã ổn cố, nếu tiết lộ bí mật ra chắc sẽ gây xáo trộn và hậu quả chắc không mấy tốt đẹp.

    c. Sau 1975 nếu tiết lộ bí mật này ra thì Để làm gì khi nước đã mất, nhà đã tan?
Tại sao nay tôi lại lên tiếng sau khi đã im lặng 47 năm từ 1963 tới nay? Lý do là tôi đã thấy:
    a. Những sự buộc tội gây hàm oan cho người khác là Th/ Tg Lê Minh Đảo.

    b. Những sự vu khống, bịa đặt cho người đã chết là đại úy Nguyễn văn Nhung. Vu khống để buộc tội cho người đã chết, đã có thành tích giết cố TT NĐD và CV NĐN là chuyện quá dễ và thông thường vì Người chết không đội mồ lên mà cải chính hàm oan được.

    c. Những vị viết hồi ký có thể là đã có thoả thuận quy kết cho đại úy Nhung giết Đai Tá LQT, một là để chạy tội hai là để kết tội, ba là như ngạn ngữ “Chúng khẩu đồng từ, ông sư cũng chết”.
Chuyện này chỉ những ai ngây thơ mù quáng tin tưởng vào các hồi kỳ để chạy tội và buộc tội hoặc là các vị trong trường phái viết sử PHỊA có thể làm được.
    AI ĐÃ GIẾT CỐ ĐẠI TÁ LÊ QUANG TUNG?
Đó là một trung sĩ Quân Cảnh canh gác ở Tòa Nhà Chính Bộ Tổng Tham Mưu.

ĐẠI TÁ LÊ QUANG TUNG ĐÃ BỊ GIẾT NHƯ THẾ NÀO?

Theo lời Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm thuật lai cho tôi và hai sĩ quan cấp úy thường chầu chực tại tư dinh th/tg LVN vào chiếu tối 2/11/1963 thì:

Do lệnh của Tướng Dương Văn Minh, Trung Tướng Trần văn Đôn đã điện thoại kêu Đại Tá LQT tới bộ TTM họp vì có tin có kẻ định ám sát và đảo chánh TT NĐD. Đại Tá Tung liền qua họp, (không phải là để qua dự Lunch Party)

Tr/tg Trần văn Đôn đã ra lệnh cho Quân Cảnh canh gác trước phòng hội Toà Nhà Chính Bộ TTM là “BẤT CỨ AI BƯỚC RA KHỎI PHÒNG HỌP NÀY LÀ PHẢI BẮN CHẾT NGAY”

Trong khi họp đã có tuyên bố là sẽ đảo chánh TT NĐD và nếu ai không đồng ý thì cứ việc ra về. Đại Tá Tung liền bở ra và bị bắn chết ngay tại hành lang của toà nhà chính nới có phòng họp.

Sự thật mà Th/Tg Lê Văn Nghiêm đã thuật cho nghe là như vậy. Tóm lược là:
    1. Đại Tá Tung được mời qua dự họp.

    2. Lý do là để thảo luận kế hoạch vì có tin ám sát TT NĐD và đảo chánh.

    3. Cố Đại Tá LQT bị bắn chết ngay khi bước ra khỏi phòng họp.

    4. Không có chuyện cố Đại Tá LQT chửi bới, mắng nhiếc.

    5. Không có chuyện ép cố Đại Tá Tung gọi điện thoại vì dã bị giết ngay khi bước ra khỏi phòng họp.

    6.
    Không có chuyện đại úy Nhung lôi anh em LQT và LQTr lên sân thượng toà nhà chính Bộ TTM để bắn chết ngay vì Th/Ta LQTr chỉ tới Bộ TTM vào buỏi tối khi đi kiếm cố Đại Tá LQT.

    7. Chi tiết những lời trung thực của Tướng Lê Văn Nghiêm có thể không đúng 100% nhưng đại ý là như vậy.
Tướng LVN đã không nói gì về những mắng chửi của cố Đại Tá LQT và cũng không nói gì về ai đã hạ sát th/tá LQTriệu, vì thế tôi khẳng định là không hề có chuyện cố Đại Tá LQT mắng chửi, và bị đại úy Nguyễn văn Nhung đưa hai anh em đại Tá Tung và Triệu lên sân thượng và bắn chết ở chòi canh, hoặc đưa hai anh em LQT & LQTr ra sân cỏ sát trường bay để bắn chết và vùi thây xuống huyệt nông.

Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự trung thực trong lời thuật lại của Th/Tg Lê văn Nghìêm. Tôi xin quý vị nên vì danh dự cá nhân, nhất là danh dự của một sĩ quan QLVNCH hãy đừng “Phịa” chuyện để bôi nhọ người chết vì người chết không thể đội mồ dậy để minh oan, hoặc nhục mạ người sống khi người sống khinh bỉ mà không thèm lên tiếng.

Xin hãy nhớ câu người xưa thường nói “Lời nói là đọi máu”“Lời nói có quỷ thần hai vai chứng giám”.

Kính

Trần Doãn Thường

Wednesday, November 24, 2010

Chiến dịch thủ tiêu các cột mốc biên giới VIỆT TRUNG

Chiến dịch thủ tiêu các cột mốc biên giới VIỆT TRUNG
với sự hợp tác của việt gian cộng sản Việt Nam và Tàu cộng
Chiến dịch đã phát động vào ngày 20/07/2010.

Hàng loạt những cột mốc lịch sử quốc giới Trung-Việt đã bị Trung Cộng và CS Việt Gian
tất bật tháo gỡ đưa vào các Bảo Tàng Lịch Sử địa phương mà chúng gọi:

Chiến dịch “bài trừ các mốc biên giới cũ”












Sunday, November 21, 2010

Lời ru buồn - Phạm Minh-Tâm



Phạm Minh-Tâm

Giữa lúc Giáo-hội Công-giáo Việt-Nam đang nỗ-lực chuẩn-bị cho Đại-hội Dân Chúa đuợc tổ-chức rộn-ràng từ ngày 21 đến 25-11-2010 thì Giáo-phận Kontum xẩy ra chuyện, chuyện muôn năm giữa nhà nước cộng-sản Việt-Nam và những người tin vào Đức Ki-tô.

Theo một văn-thư chính-thức số 142/VT/10/Tgmkt của Giáo-phận Kontum do Đức giám-mục Micae Hoàng Đức Oanh gửi gia-đình Giáo Phận Kontum ngày 11-11-2010 để giải-thích những sự việc đã xẩy ra trong ngày 07-11-2010 là Đức cha và 15 người nữa gồm linh-mục, tu-sĩ và giáo dân tháp tùng trong chuyến đi dâng lễ tại Kon Chro và K’Bang hôm Chúa nhật 07.11.2010 nhưng đã bị các cán-bộ nhà nước ngăn chặn, gây khó dễ và cấm tái-phạm có nghĩa là từ nay không được làm như vậy nữa. Đức cha Hoàng Đức Oanh đã giải-thích lý-do để phải có văn-thư này vì “Mấy ngày nay tôi liên tục nhận được điện thoại, điện thư, tin nhắn từ nhiều nơi, từ một vài Tòa Đại Sứ và cả từ Thánh Bộ ở Rôma. Tất cả đều hiệp thông về chuyến đi dâng lễ tại Kon Chro và K’Bang hôm Chúa nhật 07.11.2010 vừa qua. Tôi không chủ trương đưa lên mạng. Nhưng chuyện đã ra công khai. Có anh chị em muốn tôi làm sáng tỏ. Tôi thiết nghĩ anh chị em trong gia đình giáo phận có quyền được biết rõ đầu đuôi câu chuyện để khỏi hoang mang và diễn dịch không lợi cho ai., để tất cả dồn tâm sức cho việc xây dựng Đất Nước thân yêu”.

Như nội-dung đã được Đức Giám-mục Kontum thuật lại thì nơi đức cha và phái-đoàn đến dâng lễ là các căn cứ địa mà truớc 1975 nằm trong vùng hoạt-động của cộng-sản ... “như Kon Chro, như K’Bang, như Ia Grai, như Chư Prông … rất tự hào về quá khứ nhưng lại đóng kín với vấn đề tôn giáo, cách riêng với Kitô giáo. Hiểu biết của các cán bộ về tôn giáo thật hạn hẹp, nhiều người còn nghịch chống, nên các vùng cứ địa này được kể là những “vùng đặc biệt”, những vùng anh hùng, những “vùng trắng”, những vùng đã “sạch bóng mê tín dị đoan”, những vùng bất khả xâm phạm! “Người lạ” bước vào các vùng này thật khó! Về tôn giáo, tại các vùng này, đều có hiện tượng giống nhau: hiện tượng “3 không”: Không nhà thờ, không linh mục, không phụng tự hay sinh hoạt tôn giáo! Có xin phép cũng không cho. Tại những vùng này vẫn có đông đảo anh chị em giáo dân cũng như có rất nhiều người muốn được nghe Tin Mừng, muốn được bước vào ngôi nhà Hội Thánh công giáo. Biết rõ thế, nên “… vào ngày 11.09.2010 tôi đã gửi cho Ông Chủ Tịch Tỉnh Gialai chương trình dâng lễ - bản sao gửi đủ ban ngành từ tỉnh xuống xã cũng như các gia đình tại 3 họ đạo này (*). Trong văn thư, tôi cũng đề nghị Ông Chủ Tịch Tỉnh hoặc cơ quan thừa hành cứu xét nếu không chấp thuận thì cũng cho tôi xin một văn bản từ chối. Sau 57 ngày (từ 11.09 đến 07.11.2010), tôi không nhận được bất cứ văn bản hay lời chối từ nào, nên sáng 07.11.2010 tôi đã lên đường tới Yang Trung, An Trung và Sơn Lang”…

Khi tin này đuợc loan đi và nhất là nguyên-bản văn-thư này đuợc nhiều nguời cũng như nhiều nhóm chuyển đi rộng-rãi thì cộng-đồng dân Chúa Việt-Nam lại thêm một lần nữa bắt đầu mở to mắt nhìn về tập-thể các đấng các bậc trong Hội-đồng Giám-mục Việt-Nam để chờ một thái-độ, một phản-ứng chung của những người mang danh là lãnh nhận từ Thiên Chúa cái trọng-trách như giám-mục Bùi Văn Đọc đã từng tuyên-tín rằng “Sứ vụ chính yếu của chúng tôi ngày hôm nay vẫn là sứ vụ loan báo Tin Mừng. Chúa chỉ đòi hỏi chúng tôi “can đảm nói sự thật khi cần”, dù phải trả giá bằng mạng sống”. Vậy thì, sự-kiện này đích thị là sứ vụ loan báo Tin Mừng rồi nên cho dù có ngồi ở góc độ nào hay ngự-lãm từ trên toà cao sang nào thì cũng không thể bắt bẻ đuợc như trước đây các vị đã từng nương theo gió chướng mà bẻ quẹo thành “những vụ việc địa phương”. Nhất là trong Tài Liệu Làm Việc của Ban-tổ-chức Đại Hội Dân Chúa Việt-Nam cũng nêu nơi chương II và chương III của phần I về tinh-thần hiệp-thông và sbáo Tin Mừng mà rồi đây trong những ngày hội họp, cử-toạ sẽ được nghe mỏi tai những điệp-khúc ứ-mạng loan này, thì đúng ra đây phải là việc chung của cả Hôi-đồng Giám-mục mới là phải lẽ. Vậy mà cùng trong chiều hướng thi-hành sứ-vụ chính yếu đó, đức giám-mục Kontum đã dấn-thân len-lỏi làm nhiệm-vụ chăn dắt của mình trên những điạ-bàn heo-hút của Giáo-phận vì “tại những vùng này vẫn có đông đảo anh chị em giáo dân cũng như có rất nhiều người muốn được nghe Tin Mừng, muốn được bước vào ngôi nhà Hội Thánh Công giáo” thì đã chạm mặt ngay với một sự thật rất thực và rất đau lòng là “Người lạ” bước vào các vùng này thật khó. Có xin phép cũng không cho và đã nhiều năm qua các tín-hữu bị cách biệt với Giáo-phận trong tình-trạng không nhà thờ, không linh mục, không phụng tự hay sinh hoạt tôn giáo trong khi các vị đồng-sự của ngài thì đang chuẩn-bị áo mão xênh-xang cho một cuộc Đại-hội cứ như Giáo-hội Công-giáo Việt-Nam đang gặp mùa hợp tấu.

Thật là một sự trùng hợp nhiệm-mầu khi chỉ mấy ngày nữa đây Đại Hội Dân Chúa sẽ tưng-bừng khai-mạc mà trong đó sẽ rộn-ràng những màn trình-diễn hỗn hợp tốt đạo đẹp đời thì một chủ chăn đã vì lặn-lội với những con chiên xa cách mà bị chính-quyền làm khó dễ và như Đức giám-mục Hoàng Đức Oanh khẳng-định “Câu chuyện đã từng xảy ra và sẽ còn có thể xảy ra, nếu chính quyền hôm nay vẫn còn quan niệm tự do tôn giáo như một ân huệ trao ban thay vì đó là một trong những quyền căn bản nhất của con người”. Thành ra cho dù Đức cha Kontum phát-biểu nhẹ-nhàng là “câu chuyện chỉ có thế” nhưng ai cũng biết là cộng-đồng Dân Chúa có thể dùng đấy như cái kính chiếu yêu mà soi cho ra những sự thật của lương-tri và những dụ-hoặc của thế-gian. Người ta đang nhìn và chờ nghe tiếng lương-tâm của các đấng bậc về sự việc ngày 07-11-2010 ở Giáo-phận Kontum, của những người mà vừa mới đây đồng thuận nắn-nót lên mấy chục trang giấy đặt tên là “Tài Liệu Làm Việc Đại Hội Dân Chúa Việt Nam” với những tiêu-đề như “Giáo Hội như dấu chỉ và khí cụ của sự hiệp nhất giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau. Giáo Hội Việt Nam và sứ mạng loan báo Tin Mừng. Công bằng xã hội và thực thi bác ái”. Sự chờ đợi này không hẳn là tuyệt-đối mang ý-nghĩa của hy-vọng mà còn có tất cả mọi chiều kích của một sự nghiệm-duyệt thêm để không những sẽ là giọt nước làm tràn khỏi miệng ly về một niềm tin mệt-mỏi đã vì Đức-tin mà bấy lâu nay cộng-đồng tín-hữu đặt uổng phí vào những bàn tay lãnh cảm luôn buông xuôi của các “đấng làm thầy” nói riêng mà còn là dịp của cả “quan trên trông xuống, người ta trông vào” thẩm-định thêm về cung cách “can đảm nói sự thật khi cần” của các vị chủ chăn. Như trong văn-thư có nói thì Đức giám-mục Kontum đã nhận đuợc sự quan ngại từ một vài Tòa Đại Sứ và cả từ Thánh Bộ ở Rôma, nhưng từ anh em cùng chung sứ-vụ thì người ta vẫn đang còn chờ với sự nghi ngờ chẳng lẽ những gì Đức cha Hoàng Đức Oanh và những người liên-hệ mới trải qua ngày 07-11-2010 cũng sẽ đuợc bỏ chung vào danh sách những vụ việc của từng địa-phương nối tiếp theo chân Toà Khâm-sứ, Thái-hà, Vinh, Loan-lý, Đồng Chiêm trước đây và Cồn Dầu còn đang âm-ỉ. Vậy thì tưng-bừng tổ-chức Đại Hội Dân Chúa để làm gì và để cho ai?

Bằng vào hiện-trạng Giáo-hội với quá nhiều biến-cố dồn-dập xẩy đến trong mấy năm gần đây và cũng ôn lại những kinh-nghiệm xót-xa mà cộng-đồng tín-hữu đã có đuợc từ nơi các ‘bề trên” của mình rồi đem đối chiếu với nội-dung "Tài liệu làm việc - Đại-hội Dân Chúa Việt-Nam" thực tình người ta càng thất vọng vì có quá nhiều vấn-đề để buồn và nản. Toàn bộ nội-dung không có gì là mới lạ, chỉ lập lại sách vở là chính. Còn nếu đoạn nào "sáng tác" ra đuợc thì lại lo né, lo biện-minh và tìm thế dựa vào các định-đề chung của Giáo-hội hoàn-vũ như một cách cầu an trên lối đi mòn. Có lẽ vì ngại-ngùng không muốn đi vào chiều sâu nên không cảm thấy đuợc chính xác những điều cần phải nói mà phải cố nặn ra những điều gượng ép, phải dùng giáo-thuyết của Hội-thánh để thay thế. Chẳng hạn, một đại-hội dành cho Dân Chúa Việt-Nam giữa lúc này, trong một xã-hội như hiện nay sao lại chen vào các mục như "di dân, hội nhập văn hoá, hiệp thông trong cộng-đồng nhân loại, chiều kích Ki-tô học trong Mầu nhiệm Giáo hội" ... còn những chuyện như người nghèo, hiệp thông là những điều căn bản trong giáo-lý có từ ngàn xưa rồi, bây giờ mà còn đặt ra thì chỉ có nghĩa là "câu giờ", thay vì phải tính sổ về những điều thiếu sót, phải kiểm-điểm để xem làm đuợc bao nhiêu khi nhìn lại cộng đồng Dân Chúa Việt-Nam sau 36 năm sống dưới chế-độ cộng-sản ra sao và hướng tới tương-lai như thế nào, nhất là khi mà trên cánh đồng lúa Việt-Nam lại có những “vùng đặc biệt”, những vùng anh hùng, những “vùng trắng”, những vùng đã “sạch bóng mê tín dị đoan”, những vùng bất khả xâm phạm! “Người lạ” bước vào các vùng này thật khó! Về tôn giáo, tại các vùng này, đều có hiện tượng giống nhau: hiện tượng “3 không”: Không nhà thờ, không linh mục, không phụng tự hay sinh hoạt tôn giáo! mà lại không đuợc đại-hội đề-cập đến như một trọng-trách phải chu-toàn ... chứ nêu ra toàn những hạng mục kiểu ước-lệ thì có nghĩa là quá rỗng, nếu không muốn nói là trong năm ngày đại-hội sẽ chỉ giống như đi họp Legio hay đi tĩnh-tâm mà thôi. Trong câu 22 mang tiểu-đề "Với nền văn-hoá dân-tộc”, người ta sẽ chẳng hiểu phải làm gì khi bản văn viết rằng “trong cuộc đối thoại với văn hoá ... Giáo hội tại Việt-Nam”. Làm sao để đối-thoại với văn-hoá và sao không là Giáo hội Việt Nam mà lại là tại Việt-Nam? Cả bản văn đuợc một câu thực-tế nhất, đúng việc nhất thì lại là “ăn gian” khi viết cũng không ngần ngại đối thoại với chính quyền dân sự ... có nghĩa là còn phải chờ đến khi nào Việt-Nam chuyển sang chính quyền dân sự thì quý vị mới không ngần-ngại, còn vì bây giờ vẫn đang là chính-quyền đảng trị nên quý vị phải ngần ngại .

Tóm lại, khi đọc tài-liệu làm việc này xong thì cho dù là ai còn giữ đầu óc vâng lời tối mặt cũng sẽ không mường tượng ra đuợc Ban-tổ-chức muốn ban bố giáo-điều gì đây hoặc định cho mọi người làm gì trong những ngày Đại Hội ngoài việc cứ nhẩn-nha nghe các đấng “trả bài thần-học thuộc lòng” về các huấn-giáo tổng-quát của Hội-thánh. Thật là tội nghiệp quá những lời lẽ "khuôn vàng thước ngọc" đã bị các đấng mất công sao đi sao lại suốt 36 năm nay kiểu như Descartes với Cogito ergo sum - chúng tôi lập lại bấy nhiêu sự để chúng tôi còn là Hội-đồng Giám-mục Việt-Nam. Bởi vì, các huấn-giáo của Giáo-hội là những định-hướng phổ-quát cho mọi thời và mọi nơi, nhưng khi mỗi Giáo-hội đem về giảng dạy tại điạ-phương mình thì những nguyên-tắc lý-thuyết phải đuợc thực hiện bằng nếp sống, bằng hành-động thiết thực cho cộng đồng Dân Thánh tại địa-phương đó. Chẳng hạn, những lý-thuyết về bệnh-lý-học và kiến-thức căn-bản về cơ-thể-học là nền-tảng không thể thiếu đối với một sinh-viên y-khoa. Nhưng sau khi ra trường thành bác-sĩ điều-trị thì phải đem phần lý-thuyết luôn chứa trong đầu ra phối-hợp với khả-năng nhận thức và tâm-tư nghề-nghiệp để áp-dụng ngay trên bệnh trạng và thể-lý khác nhau của từng con bệnh rồi ra tay chữa trị bằng thuốc, bằng giải-phẫu hay bằng cách phán-đoán thực-tế chứ không phải đọc đi đọc lại cho con bệnh đang rên siết nghe suông những pho sách y-lý đã học thuộc lòng. Có vậy, Đức Thánh Cha Phao-lô VI mới nói “Con người thời-đại chúng ta thích nghe các chứng-nhân hơn là các bậc thầy, hoặc nếu có nghe các bậc thầy thì chính vì những vị thầy này là chứng-nhân”. Thành ra, thay vì nói lý-thuyết như những kẻ hoạt đầu chính-trị vẫn đang ra-rả khua náo thì Hội-đồng Giám-mục Việt-Nam cần chân thành với sứ-vụ Đức Ki-tô đã đòi hỏi và đã đuợc Giáo-hội quy-định trong Giáo-luật rồi tác-giả Lê Thiên đã tóm lược trong bài viết “Hội Đồng Giám Mục: Giáo luật và thực tiễn tại Việt Nam” rằng “… theo nội dung Bộ Giáo Luật, HĐGM là một tập thể những vị Chủ Chăn cùng liên đới trách nhiệm làm ‘tiếng nói cho những người không có tiếng nói’ trong một quốc gia. Bất cứ lúc nào và ở đâu trong địa bàn hoạt động của mình, khi xảy ra một biến cố đụng chạm đến đàn Chiên, thì tập thể Chủ Chăn trong HĐGM cũng đều nhanh chóng can dự vào bằng cách này hoặc cách khác, chứ không lưỡng lự ‘lên tiếng hay không lên tiếng’ để rồi đi tới chỗ vô cảm, vô can và… vô trách nhiệm”. Và rất thực-tế, tác-giả Lê Thiên đã đề-cập thẳng cái tội mà tuyệt-đại đa-số các vị trong Hội-đồng Giám-mục Việt-Nam đã phạm triền-miên là những điều thiếu sót “Những vụ xúc phạm đến các biểu tượng thiêng liêng của người tín hữu, như xúc phạm tới Thánh giá, tới các ảnh tượng và nơi thánh, dù xảy ra ở bất cứ nơi nào trên đất nước, đều không thể coi là chuyện riêng của một cá nhân, một nhóm người, một giáo xứ hay giáo phận.

Trong những biến cố dầu sôi lửa bỏng như trên, hay những vụ đàn áp bắt bớ, tù đày, gây thương tích hoặc làm chết người, làm sao HĐGM có thể nhẫn tâm chần chờ, đắn đo để xem có nên “lên tiếng hay không lên tiếng” ? Chưa nói tới khía cạnh đạo đức và tình người, mà chỉ căn cứ vào mệnh lệnh của Giáo Luật, thái độ không dứt khoát hay cố tình tránh né trách nhiệm ấy khó có thể biện minh dù bằng bất cứ lý lẽ nào. Chẳng những thế, thái độ ấy còn làm cho niềm tin bị giao động và lung lay tận gốc ... Còn nếu hết năm này qua năm nọ cứ trích đoạn những nguyên-tắc chung chung mà không đuợc thực thi thì có khác gì chỉ tri mà không hành, là đức tin không có việc làm và còn tệ hại hơn nữa chỉ là ầu-ơ ví dầu một bài hát ru ... càng hát thì càng dễ ngủ, ngủ vật-vờ trong niềm tin của tín-hữu vì họ không biết có Hội-đồng Giám-mục để làm gì.

Phạm Minh-Tâm


Saturday, November 20, 2010

Minh Triết Dẫn Đạo Chính Trị - Lê Việt Thường

Lê Việt Thường

Trong bài:
“Cần Phải Chính Danh Từ Ngữ “Văn Hoá”, chúng tôi có viết:

“Lý do là Văn Hóa nếu đạt đến trình độ Minh Triết thì phải có khả năng hướng dẫn Tư Tưởng và Hành Động chi phối tất cả sinh hoạt CHÍNH TRỊ, xã hội, kinh tế v.v. của một Dân Tộc, ngay cả của Nhân Loại nữa”.

Vậy mà hình như có người (hay những người ?) gán cho chúng tôi chủ trương “Văn Hóa Phi Chính Trị”, thì có lẽ người (hay những người ?) này đã HIỂU SAI từ Căn Bản !

Trước khi tiếp tục, có lẽ chúng ta nên đánh một “vòng chân trời” để xem “thiên hạ” hiểu từ ngữ “Văn Hóa” như thế nào ?

* A. VĂN HÓA LÀ GÌ ?

Có người hiểu “Văn Hóa theo bốn nghĩa, hai nghĩa hẹp và hai nghĩa rộng.

Nghĩa hẹp thứ nhất, Văn Hóa chỉ kiến thức hay học vấn.

Theo nghĩa hẹp thứ hai, Văn Hóa dùng để chỉ văn chương và nghệ thuật, trong đó có đủ các bộ môn ca, nhạc, vũ, hội họa, điêu khắc, kiến thức, kịch trường, điện ảnh.

Nghĩa thứ ba là nghĩa rộng, Văn Hóa chỉ phần sinh hoạt của loài người trong lãnh vực tinh thần. Đó là những học thuyết, những triết thuyết đưa dẫn suy tư của con người lên một bình diện cao hơn đời sống vật chất hàng ngày.

Ở nghĩa thứ tư, nghĩa rộng nhất, Văn Hóa bao gồm cả Văn Minh vì Văn Hóa chính là sự tiến bộ của con người cả phương diện tinh thần lẫn vật chất hầu làm cho đời sống con người được hạnh phúc hơn. Hay nói cách khác là tiến gần tới chân, thiện, mỹ, lợi và thú hơn …

Trong Kinh Dịch có câu:

“Quan thiên VĂN dĩ sát thời biến
Quan nhân văn HÓA thành thiên hạ”

Có nghĩa: nhìn hiện tượng trên trời để xét lại sự biến đổi của thời tiết. Nhìn hiện tượng của người ta trong xã hội để sửa đổi thiên hạ”.(1)

Rồi tác giả kết luận:

“VĂN là nét vẽ, thể hiện vẻ đẹp bề ngoài. HÓA là biến đổi cho tốt đẹp hơn” (2)

Qua phần trình bày ở trên, tác giả đoạn văn nêu trên chứng tỏ nỗ lực nhằm bao quát các khía cạnh khác nhau của vai trò Văn Hóa trong đời sống con người. Tuy nhiên, qua định nghĩa của từ VĂN, vì tác giả chỉ dừng lại ở “vẻ đẹp bên ngoài” mà thôi, nên có lẽ vì vậy mà đối với tác giả cũng như đối với nhiều người khác, “Văn Hóa” thường bị “đồng hoá” với văn chương, văn nghệ, nghệ thuật v.v.

Trái lại, bằng một phương pháp có phần tương tự phương pháp Ngôn Ngữ học của Triết Gia Heidegger, từ những ý nghĩa đã bị “sa đọa”, Cố Triết Gia Kim Định đã lần cho ra ý nghĩa Uyên Nguyên, Căn Để của từ “Văn Hóa”. Và giống như chữ “Nghệ” viết theo bộ đơn, chữ VĂN theo Nguyên Nghĩa, cũng nói rõ lên được hai nét ĐẤT và TRỜI Giao Hội với nhau để làm nên Đạo Làm NGƯỜI vì “Nhân giả kỳ Thiên Địa chi Đức ...” (= Người chính là Đức của Trời Đất) Và đó có lẽ cũng là Ý Nghĩa của hai từ MINH TRIẾT và ĐẠO HỌC.

Lý do là Minh Triết hay TRIẾT Viết Hoa là cái BIẾT có tính cách Căn Để, Cùng Cực bao gồm cả Lý Trí lẫn Tiềm Thức, Siêu Thức nơi cõi Tâm Linh của con người Đại Ngã toàn diện.

Hiểu như thế thì Minh Triết và Đạo Học là một. Vì với chữ “Đạo” kép bởi bộ “Xước” “đi”“Thủ” “đầu”, Đạo Học là đường đi về Bản Gốc của mình, là con đường “phục quy kỳ căn”, trở lại Căn Cơ nguồn ngọn của con người muôn thuở. (3)

Tóm lại, Văn Hóa, Minh Triết hay Đạo Học theo nguyên nghĩa là Đạo TRỜI, Đạo ĐẤT, Đạo NGƯỜI còn gọi là TAM TÀI bao gồm cả Vũ Trụ, Càn Khôn cùng với Con Người trong đó, vậy nên KHÔNG có gì có thể nằm ở ngoài được, kể cả các sinh hoạt CHÍNH TRỊ. Do đó, một trong những định nghĩa của An Vi và Việt Nho về MINH TRIẾT là “Nghệ Thuật tối cao trong việc sắp xếp chuyện Nhà và chuyện Nước cũng như tổ chức cuộc sống sao cho mọi người được Hạnh Phúc”, (4) mà nội dung lẽ dĩ nhiên liên quan đến lãnh vực Chính Trị, nhưng là loại chính trị cao cấp kiểu “Chính dã Chính dã” chứ không phải loại chính trị thường nhật như thường được hiểu ngày nay!

* B. NHẤN MẠNH VĂN HÓA HƠN CHÍNH TRI CHỨ KHÔNG PHẢI “VĂN HÓA PHI CHÍNH TRỊ”

Ngoài ra, Văn Hóa, Minh Triết hay Đạo Học khi áp dụng vào Vương Nho có tên là TRUNG DUNG, vào Việt Nho thì gọi là AN VI.

Có câu sách giải thích “Trung Dung” như sau: “Chấp kỳ lưỡng đoan nhi dụng kỳ trung ư dân” [= cầm hai đầu mối và áp dụng giải pháp “trung độ” (= “ở giữa” ) vào việc cai trị quần chúng”].

Mạnh Tử giúp soi sáng thêm ý nghĩa của Trung Dung như sau: “Tóm tắt một cuộc tranh luận giữa các trường phái, Mạnh Tử nói: một bên có những kẻ ca ngợi thuyết “tất cả vì mình” (Dương Tử): “dẫu nhổ một mảy lông trên mình mà lợi ích cho cả thiên hạ, ông ấy cũng không chịu làm”; bên kia là những người thi hành chủ nghĩa kiêm ái” (Mặc Tử): “dẫu mòn nát tấm thân từ đỉnh đầu cho đến gót chân, mà có lợi ích cho thiên hạ, ông ấy cũng vui lòng hy sinh”... Lại có những người thứ ba (Tử Mạc) “bảo thủ chủ nghĩa chấp trung” ở giữa những lập trường trái nghịch nhau trên kia ….”.

Mạnh Tử một mặt khen chủ trương “chấp trung” của Tử Mạc là “gần với đạo lý”, nhưng mặt khác, lại chê Tử Mạc ở điểm “chấp trung mà chẳng biết quyền biến”, “cứ khư khư câu nệ một bề vậy thôi”. Và Mạnh Tử kết luận: “Ta sở dĩ chán kẻ chấp nhất, là vì kẻ ấy cố ý giữ ý kiến thiên lệch làm hại đạo lý. Kẻ cử động theo một bề thì làm hỏng cả trăm bề”. (5)

Câu hỏi được được đặt ra ở đây là tại sao Mạnh Tử phê bình không những các chủ trương có tính “Chấp Nhất” như thuyết Vị Kỷ của Dương Chu hay Kiêm Ái của Mặc Tử (có lẽ vì tính quá khích, cực đoan của chúng), mà ngay cả chủ trương “Chấp Trung” của Tử Mạc ?!

Nhận xét đầu tiên là chủ trương “Chấp Trung” của Tử Mạc có vẻ gần giống quan niệm “Juste Milieu” của Aristotle có thể hiểu là điểm “trung độ đúng mực” ở giữa hai tính trái ngược như giữa sự “bất cập” và “thái quá”…. .vv. Mà chúng ta còn biết rằng về vũ trụ luận, Aristotle chủ trương “Tứ Tố” là một loại Quân Bình TĨNH (2-2). Vậy nên quan niệm “Juste Milieu” về đạo đức học của Aristotle cũng có tính cách Tĩnh Chỉ giống như quan niệm “Tứ Tố” của ông về vũ trụ luận vậy !

Mà Khoa Học ngày nay cho thấy là môi trường sinh sống của vũ trụ vạn vật con người có tính chất Quân Bình ĐỘNG ĐÍCH (3-2) như chủ trương “Tham Thiên Lưỡng Địa” của thuyết Ngũ Hành. Vậy nên trong một thế giới ĐỘNG, để giữ được Đạo Trung Dung hay thế Quân Bình Động Đích, đôi khi hành giả phải ‘nghiêng về một bên” như NHẤN MẠNH trên cực Dương (3) hơn cực Âm (2), hoặc ngược lại. Những “đầu óc” DUY LÝ Một Chiều không hiểu được như vậy, do đó khi đọc bài viết trước đây, thấy chúng tôi NHẤN MẠNH đến Văn Hóa (3) hơn Chính Trị (2) thì lại “la làng” lên là “Văn Hóa Phi Chính Trị” ! Trước khi giải thích thêm lý do khiến chúng tôi hành động như trên và để cho dễ hiểu hơn, chúng ta thử lấy một thí dụ tương tự trong Kinh Dịch.

Chúng ta biết triết lý của Kinh Dịch là Âm Dương hai chiều, cũng như Kinh Dịch chủ trương Thực Tại làm bằng hai tầng: vòng TRONG và vòng NGOÀI.

Vòng Ngoài là thế giới HIỆN TƯỢNG bị chi phối bởi luật “Thành-Thịnh- Suy-Hủy”. Còn vòng Trong là thế giới NỘI TÂM được điều hướng bởi các nguyên lý “Nguyên-Hanh-Lợi-Trinh” với “Nguyên” là điểm khởi phát, “Hanh” là chặng phát huy hanh thông, “Lợi” là chặng tựu thành và “Trinh” là kéo dài thành quả. Câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao Kinh Dịch ở quẻ KIỀN chẳng hạn, chỉ bàn đến các trạng thái tiến hóa của TÂM THỨC với các nguyên lý “Nguyên-Hanh-Lợi-Trinh”, mà không đề cập gì đến thế giới Hiện Tượng ?

Có lẽ do lý do dễ hiểu như sau: thế giới Hiện Tượng với luật “Thành-Thịnh- Suy-Hủy” bày ra trước mắt mọi người: đại đa số ai cũng có thể thấy và hiểu được. Do đó, các vị Hiền Triết xưa khi viết Kinh Dịch ở quẻ KIỀN tuy vẫn giả thiết có một thế giới Hiện Tượng song hành, nhưng lại NHẤN MẠNH hơn đến thế giới Tâm Linh với các nguyên lý “Nguyên-Hanh-Lợi-Trinh” vì điều này tối cần thiết cho việc Tu Thân và Xử Thế của hành giả.

Một cách tương tự, không phải chúng tôi không biết là có một thế giới CHÍNH TRỊ hiện diện khắp nơi trên “Internet” ngày nay với các đề mục mà đa số độc giả đều có thể đọc và hiểu được cũng như có nhiều người phụ trách quảng bá trong lãnh vực này. Giống như mọi người, chúng tôi cũng theo dõi tin tức và đọc các bài bình luận về Chính Trị. Tuy nhiên, tương tự các vị tác giả Kinh Dịch đã được đề cập ở trên, chúng tôi ý thức và cảm thấy rằng có lẽ mình sẽ làm đúng vai trò viết lách của mình hơn bằng cách NHẤN MẠNH trên Văn Hóa hơn Chính Trị (vì đã có nhiều người viết về Chính Trị rồi) chứ KHÔNG phải làm “Văn Hóa Phi Chính Trị” như những “đầu óc” DUY LÝ Một Chiều vì HIỂU SAI nên tưởng lầm như vậy!

Thật vậy, trong một thế giới Động Đích, hành giả có khi phải Nhấn Mạnh trên một Cực này, khi khác trên một Cực khác, vậy mà vẫn ‘Trung Dung”, tức vẫn ĐỒNG THỜI bao gồm Đối Cực (Âm hay Dương còn tùy nơi, tùy lúc). Như trường hợp chúng tôi mới xem bề ngoài có vẻ Nhấn Mạnh đến VĂN HÓA nhưng vẫn giữ được Đạo “Trung Dung” nghĩa là Đồng Thời vẫn bao gồm khía cạnh CHÍNH TRỊ trong đó. Giáo Sư Francois Jullien giải thích điểm này như sau:

“Tôi có thể là người đam mê nhất, mà có thể là người thản nhiên nhất; có thể lao hết mình vào cuộc chơi, mà cũng có thể trở về chốn đơn độc; có thể hôm nay chuyên tâm vào công việc mà ngày mai mải mê lạc thú – tôi sẽ lần lượt sống cả hai kiểu cho đến TẬN CÙNG, kiểu này càng hay thì kiểu kia càng tốt, và KHÔNG QUÁ LẠM về bất cứ một phía nào … Bởi vì, cần phải hiểu từ đâu mà có cái “Trung Dung”: KHÔNG phải dừng lại ở nửa chừng, mà là có thể chuyển MỘT CÁCH BẰNG NHAU từ cái này sang cái kia, có thể như thế này CŨNG CÓ THỂ như thế kia, mà không sa lầy vào bất cứ bên nào, chính điều đó tạo ra “Khả Năng” TRUNG DUNG”. (6)

Tức là Trung Dung không có nghĩa là “nửa vời”, “lưng chừng”, “không nóng không lạnh”…. (7) hoặc Trung Dung hay An Vi KHÔNG phải là sự “Cộng Lại” một cách “tạp pí lù” như phương pháp ‘Tổng Cộng” thường làm: một chút khuynh hướng này với chút ít đường lối kia, “ít chút” quyền lợi này với chút ít quyền lợi nọ ...v.v.

Chưa kể VĂN HÓA nếu đạt đến được trình độ MINH TRIẾT sẽ đề cập đến Triết Lý về CHÍNH TRỊ nhằm Dẫn Đạo Chính Trị đi đúng hướng phục vụ nhân quần kèm với các mục tiêu Tự Do và No Ấm cho mọi người, như Khổng Tử đã làm đối với Viễn Đông trước kia, mà ảnh hưởng vẫn còn đối với Nhân Loại hôm nay. Cũng như VĂN HÓA chân chính sẽ bàn đến Triết Lý trong các lãnh vực khác nữa nhằm giúp con người đi đúng đường và đạt được Hạnh Phúc là tất cả Cứu Cánh của đời người vậy !

Tóm lại, như đã nói ở trên, VĂN HÓA Viết Hoa, tức là đã đạt đến trình độ MINH TRIẾT, đi theo lối TỔNG HỢP nhằm vươn lên một bình diện Cao Hơn (chứ không theo lối Tổng Cộng) nên có khả năng Giàn Hòa cũng như DẪN ĐẠO Tư Tưởng và Hành Động chi phối tất cả sinh hoạt CHÍNH TRỊ, xã hội, kinh tế ...v.v. của một Dân Tộc, ngay cả của Nhân Loại nữa.”

Chứ VĂN HÓA chân chính Viết Hoa KHÔNG chạy “Theo Đuôi” các giá trị “Thời Thượng” để “hoan hô” hay “đả đảo”, hoặc “suy tôn” lãnh tụ như các đảng phái chính trị được ! Làm như thế tức đi theo lối “Tổng Cộng” mà phương pháp này vì Thiếu khả năng vươn lên một trình độ Cao Hơn như đường lối Tổng Hợp do đó KHÔNG “chơi” nổi vai trò GIÀN HÒA các Đối Cực được.

Hệ quả mà phương pháp Tổng Cộng có thể mang tới là tính chất Xu Thời, Vá Víu, Mâu Thuẫn, Thiếu Nhất Quán ... thật KHÔNG Xứng Đáng với VĂN HÓA Viết Hoa, cũng như đồng thời có nguy cơ kéo theo não trạng “Thời Cơ Chủ Nghĩa” có vẻ đã đạt đến Tột Đỉnh của nó rồi ! Vì hình như tình thế đã thật “chín mùi” đến mức “không có điều gì mà người ta không dám làm”!

Thật vậy, người ta có thể khi thì “ Hoan Hô Hồ Chủ Tịch”, lúc khác lại “Suy Tôn Ngô Tổng Thống” cũng như đồng thời chủ trương “Hòa Giải Hòa Hợp” ...v.v. không trừ một “món” gì cả !!!

Lê Việt Thường

* CHÚ THÍCH

(1) Mặc Giao, “Một Cái Nhìn Khác Về Văn Hóa Việt Nam”, Tin Vui, HK, 2004, tr. 13-15
(2) Idem
(3) Kim Định, “Triết Lý Giáo Dục”, Ca Dao, VN, SG, 1975
(4) Kim Định, “Sứ Điệp Trống Đồng”, An Việt San José, USA, 1999 tr. 385
(5) Francois Jullien, “Un Sage Est Sans Idée Ou L’Autre De La Philosophie”, Du Seuil, 1998
Nguyên Ngọc (dịch) “Minh Triết Phương Đông Và Triết Học Phương Tây Hay Thể Trạng Khác Của Triết Học”, nxb Đà Nẵng, 2003, VN, tr. 60-61
(6) Idem, tr. 58
(7) Idem, tr. 16
ooOoo
    CẦN PHẢI CHÍNH DANH TỪ NGỮ “VĂN HÓA”
Lê Việt Thường

Có một số vấn đề mà chúng tôi cảm thấy cần phải bàn đến liên quan đến một “Web” mà chúng tôi tạm thời không nêu danh tính ở đây.

“Web” này mới xem qua, có vẻ chủ trương như chúng tôi là phổ biến An Vi và Việt Nho mà như chúng ta biết, người khởi xướng và khai phá chính yếu Chủ Thuyết này là Cố Triết Gia Kim Định. Từ lâu, chúng tôi đã không đồng ý về một số điểm liên quan đến “Web” này về cả hai mặt Lý Thuyết và Hành Động nhưng chúng tôi chưa vội lên tiếng, Tuy nhiên, trong thời gian gần đây tình thế đã đạt đến mức độ mà chúng tôi thiết nghĩ là đủ Nghiêm Trọng khiến chúng tôi cảm thấy rằng lần này Không Thể không lên tiếng được.

Điểm đầu tiên là theo thiển ý, một “Web” Văn Hóa chân chính, nhất là nhằm phổ biến An Vi và Việt Nho là nền Minh Triết của dân tộc VIỆT không thể có những chủ trương hay hành vi tương tự bất cứ một “web” chính trị thông thường nào được.

Lý do là Văn Hóa nếu đạt đến trình độ Minh Triết thì phải có khả năng hướng dẫn Tư Tưởng và Hành Động chi phối tất cả sinh hoạt chính trị, xã hội, kinh tế ...v.v.v ... của một Dân Tộc, ngay cả của Nhân Loại nữa.

Dẫu chưa đạt đến trình độ Minh Triết nêu trên thì Văn Hóa chân chính nếu không hướng đạo thì ít nhất cũng đồng hành với các đoàn thể khác như đảng phái chính trị chẳng hạn ... trên đường đi tìm Chân Lý. Tuy nhiên ngay trong trường hợp này, người làm Văn Hóa thiết nghĩ phải có tư cách, tác phong riêng KHÁC với người làm Chính Trị. Lý do là Văn Hóa nhắm đến các giá trị “Vượt Thời Không” (mà chữ Nho gọi là “Thiên Viên”), còn Chính Trị thì nhằm áp dụng Lý Thuyết vào một “thời không” nhất định (mà chữ Nho gọi là “Địa Phương”).

Chứ Văn Hóa chân chính KHÔNG chạy “theo đuôi” các giá trị “thời thượng” để “hoan hô” hay “đả đảo”, hoặc “suy tôn” lãnh tụ như các đảng phái chính trị được ! Một người làm Văn Hóa mà hành động như trên thì đã đánh mất bản thân của mình rồi (còn gọi là Vong Thân) nên KHÔNG Chính Danh, tức không xứng đáng với chữ VĂN HÓA Viết Hoa!

Đó là điểm đầu tiên và cũng là tình trạng “không Chính Danh’ như vừa gọi ở trên, mà chúng tôi nhận thấy về cả hai mặt Hình Thức lẫn Nội Dung nơi “Web” mà chúng tôi đang đề cập.

Điểm thứ hai là lúc sinh thời, Cố Triết Gia Kim Định rất ưu tư khi nhận thấy tình trạng “Tụt Hậu”, Sa Đọa của dân tộc chúng ta trong mọi lãnh vực ở thời cận đại này gây ra do tình trạng CHIA RẼ vì những lý do như : ý thức hệ, chính trị, tôn giáo, bắc-nam, trí thức-quần chúng, thành thị-thôn quê ...v.v... Sau nhiều năm nghiên cứu Văn Hóa Triết Học Đông Tây Kim Cổ, Ngài đã rút tỉa ra được kết luận sau đây: Nguyên nhân chính yếu gây ra tình trạng nêu trên, theo Cố Triết Gia là tại giới Trí Thức VN cận đại du nhập một cách bừa bãi không cân nhắc các giá trị của nền Văn Hóa Tây Phương mà nét đặc trưng là tính chất DUY LÝ Một Chiều. Mà giải pháp theo Ngài để giải quyết vấn đề Chia Rẽ nêu trên là Trở Về với Văn Hóa DÂN TỘC phải là điểm HỘI TỤ cho tất cả con dân nước VIỆT.

Vậy nên, Cố Triết Gia mới nhấn mạnh chẳng hạn đến Ý Nghĩa của chữ VIỆT có nghĩa là VƯỢT, tức Vượt lên các Dị Biệt riêng tư về mặt ý thức hệ, chính trị, tôn giáo, bắc-nam ...v.v.v ... để về với Mẫu Số CHUNG là Văn Hóa DÂN TỘC.

Ở trên chúng tôi có đề cập đến một trong những lý do gây ra Chia Rẽ giữa người dân Việt với nhau là vấn đề Tôn Giáo. Trong bao nhiêu năm, có rất nhiều người có lẽ chưa bao giờ đọc một cuốn sách của Ngài, và chỉ nghe “truyền miệng” cũng như chỉ dừng lại ở hình thức bên ngoài mà thôi nên khiến nảy sinh ra nhiều điều Hiểu Lầm, Ngộ Nhận về Ngài trên phương diện Tôn Giáo. Thật ra, nếu ai chịu khó bỏ chút thì giờ đọc các tác phẩm của Ngài thì sẽ nhận thấy rằng Cố Triết Gia có lẽ là một trong số ít người đã VƯỢT LÊN được những gì có tính cách Tư Riêng của chính bản thân mình kể cả Tôn Giáo, để hướng tầm nhìn về Cứu Cánh CHUNG của cả dân tộc VIỆT, cũng như đặt Nền Tảng cho cả cuộc đời Suy Tư và Hoạt Động của Ngài trên Văn Hóa DÂN TỘC.

Trong những năm gần đây, có lẽ nhờ Nỗ Lực của một số môn sinh của Ngài trong việc truyền bá An Vi và Việt Nho, nên những Thành Kiến nêu trên có vẻ trên đà giảm dần. Và một trong những lý do chính yếu khiến chúng tôi phải lên tiếng lần này là tại “Web” mà chúng tôi đang đề cập có vẻ đang TẠO ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÁC THÀNH KIẾN NÊU TRÊN TRỞ LẠI.

Điểm thứ ba là “Web” này có vẻ KHÔNG dành cho Cố Triết Gia một sự Kính Trọng tương xứng, đầy đủ đối với Người mà người chủ trương đang nhân danh Triết Thuyết như đường lối của “Web” mình. Chúng tôi xin đơn cử một thí dụ. Nhân dịp nhà cầm quyền CSVN tổ chức “Nghìn Năm Thăng Long”, một người trong nhóm người thường tự nhận là “nhà Dân Chủ” CHỈ CÒN VÀI NGÀY ĐỀN NGÀY LỄ NÀY mới viết một lá thơ lên tiếng chỉ trích lề lối hành xử của nhà cầm quyền CSVN vào dịp này như tổ chức “Nghìn Năm Thăng Long” trúng vào ngày Quốc Khánh của CSTH ...v.v.v...

Vấn đề mà chúng tôi đặt ra ở đây nhắm vào không phải nội dung của lá thơ đó mà tính cách CHIẾU LỆ trong hành vi của người này. Vì nếu đương sự có hành động phản đối thật sự thì theo thiển ý phải bắt đầu vài ba tháng ít nhất trước đó (nếu không nói là còn phải lâu hơn thế nữa) thì mới có đủ thì giờ thực hiện những việc cần thiết như vận động chữ ký của những người cùng chia sẻ quan điểm với mình ...v.v.v... và nếu được, gây ra một phong trào chống đối vào dịp này. CHỨ KHÔNG PHẢI ĐỢI ĐẾN PHÚT CHÓT RỒI VIẾT MỘT LÁ THƠ CHIẾU LỆ “CHO CÓ” VÀI BA NGÀY TRƯỚC ĐÓ như người này đã làm. Đó là lý do khiến người ta nghi ngờ về động lực thúc đẩy người này làm công việc trên.

Lá thơ ngỏ có tính cách chiếu lệ “cho có” nêu trên lại được vị chủ “Web” này để lên trên bài viết của Cố Triết Gia Kim Định là người còn được vị này gọi là “Thầy”. Vấn đề là điều tương tự không chỉ xảy ra lần này, mà đã xảy ra rất nhiều lần trước đó đối với những bài viết có nội dung không lấy gì làm quan trọng lắm đã được đặt lên trên bài viết của “Thầy” mình! Vậy nên, đâu là sự Kính Trọng tối thiểu mà người ta phải có đối với Người mà mình gọi là Thầy ?

Còn nhiều điều khác nữa. Ở trên chúng tôi chỉ đưa ra một vài thí dụ Điển Hình về tình trạng mà chúng tôi nghĩ là có nguy cơ ĐI NGƯỢC LẠI với tinh thần của chủ thuyết AN VI và VIỆT NHO mà Cố Triết Gia Kim Định đã đề xướng. Vì là môn sinh của Cố Triết Gia, chúng tôi cảm thấy có trách nhiệm không những trong việc tích cực truyền bá Chủ Thuyết An Vi và Việt Nho đến với mọi người, mà còn có bổn phận phải lên tiếng cảnh báo nếu xảy ra những thái độ và hành vi Tiêu Cực mà cách trực tiếp hay gián tiếp có thể khiến cho công cuộc truyền bá An Vi và Việt Nho không những không tiến thêm được một bước nào nữa mà trái lại có nguy cơ TỤT HẬU !

Đó là chưa bàn đến tính CHÍNH DANH của danh tính hay tên gọi của “Web” này sau những thỏa thuận đã đạt được trong nội bộ.

Tóm lại, phần trên trình bày sơ lược những lý do khiến chúng tôi KHÔNG THỂ không lên tiếng lần này về các vấn đề liên hệ.

Lê Việt Thường

Lịch sử không thể bị che dấu - Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Chuyện đang gây sôi nổi trên mạng thông tin tiếng Việt hiện nay là vấn đề cái chết của hai anh em đại tá Lê Quang Tung và thiếu tá Lê Quang Triệu trong biến cố đảo chánh ngày 1/11/1963 tại Saigon. Nhiều người đóng góp ý kiến, trong đó có ông thẩm phán Lữ Giang tức nhà báo Tú Gàn. Chúng tôi cũng xin được tham gia một vài điều cho thêm phần náo nhiệt, và xin lấy bài của ông Tú Gàn làm điểm gốc để vào chuyện. Lý do bởi vì bài của ông Tú Gàn có nêu dẫn chứng để chứng minh cho điều mà ông muốn kết luận. Ông Tú Gàn kết luận thế này: Nếu tướng Lê Minh Đảo có dính líu đến vụ này, chắc cũng đã bị giết rồi.

Câu đầu tiên chúng tôi muốn nói là: ông Tú Gàn (Lữ Giang) lại tào lao nữa rồi. Thật vậy, ông Tú Gàn viết: "Các nhân chứng cho biết, Nguyễn Văn Nhung nói cả hai người đều bị giết trên đường từ Nghĩa Trang Bắc Việt đi ra đường Võ Di Nguy, Phú Nhuận, cách xa gốc từ đường trong Tổng Tham Mưu đi ra và quẹo phải một khúc ngắn. Hai binh sĩ đã đào lổ và chôn Đại Tá Tung rồi Thiếu Tá Triệu tại đó ..."

Sự thực không có con đường nào đi từ nghĩa trang Bắc Việt ra đường Võ Di Nguy hết. Chỉ có con đường từ nghĩa trang BV đi ra đường Võ Tánh Gia Định mà thôi. Đường Võ Tánh Gia Định nếu tính từ ngã tư Phú Nhận hướng về phi trường Tân Sơn Nhất, nó chạy ngang trước mặt Bộ TTM. Trong Bộ TTM ra đường Võ Tánh có 3 cổng. Cổng số 1 là cổng chính gần phi trường TSN. Trước mặt cổng số 1 là một ngã 3, tay mặt đi vào phi trường Tân Sơn Nhất (khu dân sự), tay trái mang tên đường Võ Tánh đi qua nhà thờ Tân Sa Châu, tới cổng chính phi trường TSN (khu quân sự có canh gác), quẹo trái tới ngã tư Bẩy Hiền. Đi chừng trên trăm mét từ cổng số 1 về hướng Saigon là cổng số 2. Cổng này vô khu cư xá sĩ quan cấp tướng. Đi tiếp khoảng trên trăm mét nữa đến cống số 4. Cổng này dành cho quân nhân và xe 2 bánh ra vô. Tuy nhiên lối này cũng đủ rộng để xe 4 bánh đi lại. Đường Võ Di Nguy nếu tính từ ngã tư Phú Nhuận nhắm hướng TSN, nó sẽ chạy qua Bệnh Viện Cộng Hòa, quẹo mặt xuống Gò Vấp, quẹo trái xuống An Nhơn, Xóm Mới. Như vậy Bộ TTM nằm kẹp ở khúc giữa của hai con đường Võ Tánh và đường Võ Di Nguy. Trên đường Võ Di Nguy, chỉ có cổng số 3 duy nhất vô ra được Bộ TTM. Qua khỏi cổng này, phía trái là trường sinh ngữ quân đội. Theo đường chim bay, cứ thẳng tới là cổng số 4 quay mặt ra đưòng Võ Tánh như vừa nói. Như vậy ông Tú Gàn bảo rằng "Nguyễn Văn Nhung nói cả hai người đều bị giết trên đường từ Nghĩa Trang Bắc Việt đi ra đường Võ Di Nguy, Phú Nhuận, cách xa gốc từ đường trong Tổng Tham Mưu đi ra và quẹo phải một khúc ngắn." là hoàn toàn sai. Nếu Nguyễn Văn Nhung đem đại tá Tung ra giết và vùi thây tại nghĩa trang Bắc Việt thì con đường Nhung phải đi hợp lý nhất là từ tòa nhà chính Bộ TTM ra cổng số 1, tới đường Võ Tánh quẹo tay mặt lối vào phi trường Tân Sơn Nhất (khu dân sự), đi khoảng dăm chục mét, quẹo tay mặt nữa vào con đường vô trại LLĐB, trại gia binh Truyền Tin, và vô nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế.

Về địa danh của sự kiện, ông Tú Gàn đã viết sai. Về lý luận, ông thẩm phán Lữ Giang tức Tú Gàn cũng chẳng chứng minh được gì cả. Ông không minh thị phủ nhận việc tướng Lê Minh Đảo giết anh em đại tá Lê Quang Tung và thiếu tá Lê Quang Triệu. Nhưng, sau khi đã đưa ra những dẫn chứng của tướng Trần Văn Đôn, tướng Lâm Quang Thi, đại tá Dương Ngọc Lắm về việc giết người không gớm tay của Nguyễn Văn Nhung, ông Tú Gàn kết luận như sau: "Nếu Tướng Lê Minh Đảo có dính líu đến vụ này (tức vụ giết đại tá Tung và thiếu tá Triệu), chắc cũng đã bị giết rồi". Câu này nên được hiểu là: Nguyễn Văn Nhung vì đã giết đại tá Tung và thiếu tá Triệu nên mới bị thanh toán. Nói cách khác, tướng Lê Minh Đảo vì không dính líu đến việc giết đại tá Tung và thiếu tá Triệu nên đã không bị giết. Câu hỏi đặt ra ở đây là có phải người ta giết Nhung chỉ vì Nhung đã giết hai anh em đại tá Tung và Triệu? Dám chắc rằng không ai tin như thế. Như vậy câu kết luận của ông Tú Gàn: Nếu tướng Lê Minh Đảo có dính líu đến vụ này, chắc cũng đã bị giết rồi, rõ ràng không nói lên được cái gì cả, bởi vì:

Trước hết, nói bao quát hơn, cho dù Nguyễn Văn Nhung có dính líu đến cái chết của nhiều người trong vụ đảo chánh 1/11/63 là anh em TT Điệm và anh em đại tá Tung, nên mới bị thanh toán, nhưng tại sao các ông đại úy Dương Hiếu Nghĩa cũng dính líu đến cái chết của anh em TT Diệm, Hải Quân trung úy Nguyễn văn Lưc, dính líu đến cái chết của Tư Lệnh Hải Quân Hồ Tấn Quyền, họ không bị giết, trái lại, vẫn sống nhăn và vẫn lên lon? Tướng LMĐ không dính líu đến cái chết của đại tá Tung và thiếu tá Triệu nên mới không bị giết. Lập luận của ông Tú Gàn không đứng vững được.

Đàng khác, theo tâm lý thông thường: Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy điệm, nếu việc đảo chánh 1/11/63 có chính nghĩa thì bọn tướng tá làm đảo chánh đã khoe công rùm beng rồi, chứ đâu có chuyện cả bọn đứa nào cũng lấm la lấm lét như chó ăn vụng bột. Nếu việc giết các ông Diệm, Nhu, Tung, Quyền, Triệu là chính đáng thì tụi nó cũng đã vỗ ngực khoe thành tích um ti lên rồi. Đàng này không thấy đứa nào dám nhận mình hành động cả, trái lại cả lũ giấu như mèo giấu cứt, lại còn đổ vấy cho nhau để chạy tội. Tại sao lại có hiện tượng tâm lý nghịch chiều này? Xin thưa là bởi vì cuộc đảo chánh, giết hại những người yêu nước là một tội ác đáng ghê tởm. Xét cho cùng thì đó là tội phản quốc, bởi vì cuộc đảo chánh đã đưa đến việc làm mất chủ quyền quốc gia vào tay Hoa Kỳ, và cuối cùng đi đến mất nước vào tay VGCS. Nếu việc giết chết anh em TT Diệm và anh em đại tá Tung là công lao, thì Nhung đã được vinh danh chứ đâu có bị giết. Nguyễn Văn Nhung bị giết chẳng có ai lên tiếng bênh vực. Điều đó cho thấy Nhung đã nhúng tay vào máu người vô tội, gây hệ lụy thê thảm cho cả Dân Tộc, cho dù hắn chỉ là kẻ thừa hành.

Việc Nguyễn Văn Nhung bị giết chỉ có thể được giải thích theo 2 cách: giết để bịt miệng, hoặc giết cho hả giận.

* Giết để bịt miệng - Làm đảo chánh, giết Tổng Thống là một tội ác quá lớn. Bọn đảo chánh muốn thanh toán kẻ đã tham dự vào việc giết TT Diệm, cố vấn Nhu, đại tá Tung, và thiếu tá Triệu để bịt miệng là chuyện có lý lắm. Nhưng nếu giết để bịt miệng, thì người muốn giết Nhung phải là Dương Văn Minh mới phải, vì Minh là chủ tướng của Nhung và Minh ra lệnh cho Nhung làm bậy, nên Minh mới là kẻ cần phải bịt miệng Nhung. Muốn bịt miệng Nhung thì Minh phải ra tay khi Minh còn nắm quyền hành. Đợi đến khi bị tướng Khánh làm chỉnh lý để hất cẳng Minh rồi bắt Nhung giao cho Nhẩy Dù, thì Minh còn quyền hành gì nữa để ra tay giết đứa đầy tớ trung thành của mình mà bịt miệng? Cho nên nói rằng Dương Văn Minh hay người nào đó giết Nhung để bịt miệng là không có căn cứ.

Ông Tú Gàn còn nói tướng Nguyễn Chánh Thi đã nói với ông rằng chính tướng Thi ra lệnh giết Nhung. Chuyện này càng khó tin hơn, bởi vì thứ nhất, tướng Thi không có quyền hành gì đối với Nhẩy Dù cả, ông đã không còn là tư lệnh Dù từ lâu rồi, và thứ hai, giết TT Diệm là một công trạng lớn đối với phe PG Ấn Quang, mà tướng Thi lại là đệ tử trung thành của các thầy Ấn Quang. Như vậy tướng Thi phải coi Nguyễn Văn Nhung là người có công cần phải được che chở mới đúng, chứ sao ông lại ra lệnh giết Nhung? Chuyện thật vô lý.

* Giết cho hả giận - Nên nhớ là tướng Khánh khi làm chỉnh lý, đã bắt Nhung giao cho Nhẩy Dù. Vào lúc họp đảo chánh tại Bộ TTM, đại tá Cao Văn Viên tư lệnh nhẩy dù lúc đó không chịu theo phe đảo chánh nên bị tướng Minh ra lệnh cho Nhung còng tay nhốt trong phòng riêng. May nhờ có tướng Khiêm can thiệp với Dương Văn Minh nên đại tá Viên mới tránh khỏi bị giết. Đại tá Lê Quang Tung chống bọn đảo chánh nên mới chết thảm. Đây có lẽ là là lý do thuyết phục nhất: Nhẩy Dù ra tay giết Nguyễn Văn Nhung để rửa hận cho ông đại tá tư lệnh của mình đã bị Nhung làm hỗn.

Như vậy, ông Tú Gàn đem việc Nguyễn Văn Nhung bị giết ra để chứng minh tướng Lê Minh Đảo không dính líu đến cái chết của hai anh em đại tá Tung và thiếu tá Triệu nên coi là chuyện lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia. Lý luận của ông thẩm phán Lữ Giang không phải là luận lý của con nhà luật. Ông hàm hồ quá. Người viết xin nói cho rõ, phản bác lý luận của ông Tú Gàn không có nghĩa là người viết khẳng định tướng Lê Minh Đảo là thủ phạm giết đại tá Tung và thiếu tá Triệu. Không, chúng tôi chỉ muốn đi tìm sự thật. Điều mà ông Tú Gàn muốn chứng minh là sự thật chẳng nói lên được một cái gì.

Từ trước đến nay, đa số dư luận tin rằng Nguyễn Văn Nhung là người giết TT Ngô Đình Diệm, ông cố vấn Ngô Đình Nhu, và còn giết luôn cả đại tá Lê Quang Tung và người em của ông là thiếu tá Lê Quang Triệu nữa, nên khi thấy chị Hàn Giang Trần Lệ Tuyền cho biết tướng Lê Minh Đảo mới chính là thủ phạm đối với cái chết của anh em đại tá Tung, nhiều người đâm sửng sốt. Chính kẻ viết bài này cũng rất ngạc nhiên nên đã gởi e-mail riêng cho chị Hàn Giang Trần Lệ Tuyền để tìm hiểu vấn đề. Trong e-mail trả lời cho người viết, chị Trần Lệ Tuyền cho biết (nguyên văn): chính Tướng Hoàng Lạc đã cho biết cựu tướng Lê Minh Đảo đã giết chết cả nhị vị huynh đệ của Cố Đại tá Lê Quang Tung …. Lệ Tuyền không bao giờ dám làm một điều gì để cho những bài viết của mình bị phản tác dụng. Vì như thế, hóa ra cái công lao của mình lại làm hại đến uy danh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Rất mau chóng, thiếu tướng LMĐ đã lên tiếng phủ nhận sự tiết lộ của chị Lệ Tuyền, và, ngay lập tức chị Lệ Tuyền đã trưng dẫn bằng chứng lên internet. Thì ra lời cáo buộc của chị Lệ Tuyền là dữ kiện lấy từ cuốn sách “Nam Việt Nam 1954-1975 Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới” của hai tác giả thiếu tướng Hoàng Văn Lạc và đại tá Hà Mai Việt. Chị Hàn Giang Trần Lệ Tuyền chỉ là người nhắc lại sự kiện mà hai tác giả viết thành sách và đã được phổ biến.

Cuốn sách đã xuất bản từ năm 1990, nghĩa là trên hai chục năm rồi. Các tác giả, tướng Hoàng Văn Lạc là một vị tướng lãnh hầu như là hữu danh vô thực, không phải ông kém tài cán, nhưng do bản tính ưa thầm lặng của ông. Đại tá Hà Mai Việt ở hải ngoại này có lẽ người ta biết ông là một nhà văn hơn là một đại tá của quân đội. Xưa nay người ta chưa hề nghe thấy các tác giả xuất hiện trong các tranh luận về các vấn đề chính trị, nhất là chính trị VN. Như vậy các tác giả là những nhà văn biên khảo hơn là những nhà đấu tranh chính trị, và cuốn sách “Nam VN 1954-1975 Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới” nên được coi là một cuốn sử liệu. Tác phẩm này chưa phải là một cuốn sách sử, bởi vì những dữ kiện trong cuốn sách còn cần phải được thời gian gạn lọc. Cũng không thấy ai nêu thắc mắc có sự tư thù nào đó giữa các tác giả và tướng Lê Minh Đảo. Như thế, tính xác thực của sự việc được đề cập trong cuốn sách cũng coi như được bảo đảm phần nào.

Về phần tướng Lê Minh Đảo, ông chỉ nói một tiếng “KHÔNG” thôi không đủ. Như thế không giải quyết được vấn đề. Ông cần phải chứng minh trong thời gian xẩy ra vụ giết hại anh em đại tá Tung ông ở đâu và làm gì. Tôi biết tôi không có quyền đòi hỏi ông như vậy, nhưng vì danh dự của một vị tướng lãnh QLVNCH mà trong đó tôi là một thành phần cấp dưới. Ông không cần bắt chước hành động của Samurai Nhật bản, nhưng nên theo tinh thần Samurai để bảo vệ danh dự của con nhà tướng. Điều mà người ta có thể tin được là vào thời điểm xẩy ra cuộc đảo chánh, ông cũng có mặt tại tòa nhà chính Bộ TTM, bởi vì vào lúc đó ông là sĩ quan tùy viên của tướng Lê Văn Kim. Tướng Kim là ai và liên hệ với cuộc đảo chánh như thế nào thì nay người ta đã biết qua lời đại tướng Trần Thiện Khiêm mà đại tá Phạm Bá Hoa, chánh văn phòng của tướng Khiêm thuật lại. Nguyên văn lời đại tướng Khiêm: “Chú (đại tá Hoa) thấy chưa? Nhóm ông Minh với nhóm ông Kim độc ác quá! Ông Diệm gọi điện thoại bảo cho xe đến đón, tức là ổng đầu hàng rồi, tại sao lại giết người đầu hàng? Trước đó, ông Minh ông Kim đồng ý với Anh là để ông Diệm bình yên và lưu vong, tại sao lại giết? Cho nên từ đó Anh bất mãn với ông Minh ông Kim”. Rõ ràng tướng Lê Văn Kim là một nhân vật rất quan trọng và có thế giá trong cuộc đảo chánh ngày 1-11-63. Phải giết TT Diệm là quyết định đồng thuận của hai tướng Dương Văn Minh và Lê Văn Kim. Ở vào vị trí sĩ quan tùy viên của tướng Kim, đại úy (lúc đó) Lê Minh Đảo nhất định phải biết được nhiều chuyện quan trọng trong vụ đảo chánh. Có chuyện gì mà tướng Đảo không dám nói ra?

Tướng Đảo còn đem danh dự của một sĩ quan QLVNCH ra để bảo đảm cho việc ông phủ nhận lời cáo buộc. Việc này đáng hoan nghênh đấy, nhưng người viết thành thật nghi ngờ rằng danh dự của người sĩ quan QLVNCH không biết có còn đủ cho tướng Đảo dùng để bảo đảm không! Lý do là vì bọn tướng tá làm đảo chánh đã làm tiêu tùng muốn hết cả danh dự của quân đội rồi. Thật vậy, tướng tá nhận tiền của Mỹ mướn làm đảo chánh và giết người thì làm gì mà còn danh dự? Còn lại được bao nhiêu, ra đến hải ngoại này, bọn tướng tá vô liêm sỉ như Nguyễn Cao Kỳ, Đỗ Mậu v.v. hủy hoại một lần nữa. Thế là hết sách. Thành ra danh dự của đa số tướng lãnh QLVNCH có thể nói đã bị bankrupcy mất rồi. Ít người còn tin lắm. Cái bi thảm là ở chỗ đó. Tướng Đảo đánh CS một trận chí tử ở Xuân Lộc trước ngày 30-4-75 mang lại danh dự cho QLVNCH và cho cá nhân ông. Thật đáng khen. Nhưng tướng Đảo đem lại cái gì cho Quân Đội và cho đất nước khi ông thành lập Tập Thể Chiến Sĩ rồi trao nó cho Việt Tân để bọn này rao giảng chiêu bài hòa hợp và hòa giải với VGCS?

Cuốn tài liệu lịch sử “Nam Việt Nam 1954-1975 Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới” đã xuất bản trên hai mươi năm rồi. Thiếu tướng Lê Minh Đảo sang Mỹ ít ra cũng đã mười mấy năm. Đáng lý ra ông phải biết và phải buộc các tác giả trả lại danh dự cho ông nếu có điều gì các tác giả viết về ông là không đúng. Có thể ông không biết vì không đọc cuốn sách. Chị Hàn Giang Trần Lệ Tuyền nhắc lại cho ông thấy. Đây là một cái may cho ông. Ông nên cám ơn mới phải, chẳng nên có lời lẽ hằn học. Bởi vì đã quá lâu mà không thấy tướng Đảo lên tiếng phủ nhận hoặc cải chính điều sách vở viết sai về mình, chị Lệ Tuyền cho rằng việc xẩy ra đã trở thành sự kiện lịch sử rồi cũng là chuyện có thể hiểu được. Cách tốt nhất bây giờ tướng Lê Minh Đảo nên làm, như Aladin Nguyen gợi ý trên internet, là ông nên nhờ pháp luật giải quyết. Ông đưa hai tác giả Hoàng Văn Lạc và Hà Mai Việt ra tòa về tội xúc phạm danh dự (defamation) của ông. Trước mặt tòa án bó buộc hai tác giả phải chứng minh sự việc. Nếu tướng Đảo không làn như thế thì tương lai không xa, phát giác về ông trong cuốn sách của hai tác giả kia sẽ trở thành sự kiện lịch sử. Sau khi đã về thế giới bên kia rồi thì dù có bị oan ức, tướng Đảo cũng không còn cơ hội cải chính nữa. Những nhà viết sử, người ta tin vào tài liệu của các tác giả độc lập hơn là tin vào lời chứng của loại tướng tá bất nhân dù họ là những người trong cuộc. Bọn này đều là những tên nói láo, dám làm nhưng không dám nhận. Những chứng cớ của chúng thường là ngụy tạo để trốn tránh trách nhiệm và chạy tội.

Vấn đề ai là thủ phạm gây ra cái chết của anh em cố đại tá Lê Quang Tung Lê Quang Triệu vẫn còn là một nghi án lịch sử, bấy lâu nay đã bị bỏ quên. Chị Lệ Tuyền đã dám nhắc lại để chất vấn một vị tướng lãnh còn được khá nhiều người nể vì để tìm ra chân tướng của sự thật. Chị quả là một người phụ nữ can đảm, một ngòi bút tiết tháo. Sự thật đang nằm ở đâu, trong tay thiếu tướng Lê Minh Đảo hay trên mình thiếu tá Nguyễn Văn Nhung? Nhung đã chết chỉ còn tướng Đảo. Nếu tướng Đảo là người vô tội, ông cần phải chứng minh sự vô tội của mình. Ông vô tội thì danh dự và danh tiếng của ông càng được sáng chói hơn. Có gì đâu mà một số người đã phải cả vú lấp miệng em. Lịch sử không thể bị che dấu.

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất



Thursday, November 18, 2010

TỔNG GIÁO PHẬN TP HỒ CHÍ MINH : "CÁI TÊN QUÁI GỞ" - Bác sĩ Vũ Linh Huy

Bác sĩ Vũ Linh Huy

Thưa Quý Vị và các bạn thân mến,

Gần đây Tổng Giáo Phận Huế ngang nhiên bỏ tên Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc của Thánh Địa La Vang là tên Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đặt năm 1961 và thay bằng tên Trung Tâm Hành Hương La Vang. Nghe thì chẳng có chi quan trọng, nhưng thực chất thì tên Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc khiến cộng sản và tay sai nhột nhạt vì Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã chọn La Vang để xây một công trình ghi nhớ "... Ơn Mẹ đã cứu chúng con thoát nạn cộng sản vô thần". Còn giữ tên TTTMTQ là còn nhắc nhở người công giáo VN về cộng sản vô thần. Việc đổi tên này khiến chúng ta nhớ lại việc đổi tên Tổng Giáo phận Saigon thân thương thành cái tên quái gở "TGP. Thành Phố Hồ Chí Minh". Mời quý vị và các bạn cùng đọc lại một bài tôi viết năm 2006 về việc đổi tên quái đản và mờ ám này.

Trân trọng,
BS. Vũ Linh Huy
___________
    Một Vài Sự Kiện Liên Quan Đến Việc Khai Sinh Cái Tên Quái Gở
    “TỔNG GIÁO PHẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
Từ ngày CS chiếm trọn Miền Nam Tự Do thân yêu cuả chúng ta đến nay đã hơn 31 năm, vậy mà tôi vẫn không thể nào quên được những hành động ngông cuồng, những lời phát biểu lộng ngôn phạm thượng xúc phạm tới Thiên Chuá và Giáo Hội cuả nhóm linh mục và giáo dân thân cộng tại Saigon ngay từ ngày đầu tiên khi CS tiến vào Saigon tháng 4 năm 1975. Mấy hành động nổi bật cuả họ gồm có:

- Tấn công Toà Khâm sứ Toà Thánh tại Saigon, trục xuất Đức Khâm Sứ Toà Thánh ra khỏi Việt Nam.

- Trong một buổi tuần hành ăn mừng chiến thắng của cộng sản, người ta thấy một cờ ảnh rất lớn do một người mặc tu phục Dòng Phan-xi-cô mang đi một cách hết sức trang trọng, cung kính. Cờ có bốn dây tua lớn do bốn người khác kính cẩn cầm nắm. Đây là loại cờ rất thông dụng trong các họ đạo công giáo gốc Miền Bắc, thường thêu ảnh Chuá, Đức Mẹ hoặc các Thánh và được cung nghinh long trọng trong các buổi rước kiệu. Chỉ có một điểm khác biệt: cờ ảnh hôm đó thêu hình Hồ Chí Minh!

- Trong một bài bình luận về Lễ Giáng Sinh đăng trên một tạp chí “công giáo”, tác giả đã ví “sao vàng” của cộng sản đang hướng dẫn toàn dân đi theo “cách mạng” với ngôi sao Sinh Nhật dẫn đường cho Ba Vua thuở nào.

- Thư Chung Lễ Phục Sinh Năm 1976 của Đức Tổng Giám Mục Phao-Lồ Nguyễn văn Bình không bắt đầu bằng một câu Kinh Thánh mà bắt đầu bằng cách nhắc lại việc Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945.

- Cao điểm là việc đổi tên TGP Saigon thành TGP Thành Phố Hồ Chí Minh. Với việc làm quái gở ấy, tên Hồ Chí Minh bỗng nhiên chễm chệ xuất hiện nơi trang bìa của các sách lễ, sách thánh in sau tháng 11 năm 1976 và do đó, được hiện diện trên các Bàn Thờ Thiên Chúa trên toàn cõi Việt Nam!

Từ đó đến nay đã gần ba mươi năm, hàng giáo phẩm Việt Nam thản nhiên dùng tên TGP. Thành Phố Hồ Chí mà không hề thấy ngượng miệng hay thắc mắc gì. Gần đây, khi Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ thành lập phong trào vận động Tòa Thánh bỏ cái tên quái gở đó (TGP. Thành Phố Hồ Chí Minh), có người vẫn ngoan cố lập luận rằng tên hành chánh cuả thành phố đổi thì tên giáo phận cũng đổi theo, có sao đâu? Đó là một cách bào chữa vụng về, đầy tính chất ngụy biện, vì mấy lý do sau đây:

1. Khi thành lập một giáo phận, Giáo Hội thường chọn tên thị xã, thị trấn hay thành phố nơi đặt toà giám mục làm tên cho giáo phận. Thí dụ:

- Giáo Phận Xuân Lộc, bao gồm các tỉnh Long Khánh, Biên Hòa và Phước Tuy và Thành Phố Vũng Tàu nhưng vì tòa giám mục đặt tại Thị Trấn Xuân Lộc nên Giáo Phận gọi là Xuân Lộc.

- Giáo Phận Saigon, khi mới thành lập, bao gồm rất nhiều tỉnh, thành phố, nhưng gọi là Giáo Phận Saigon vì tòa giám mục đặt tại Saigon. Sau đó, khi nhiều giáo phận mới được thành lập và tách ra khỏi GP. Saigon thì Giáo Phận Saigon chỉ còn lại Saigon, Chợ Lớn và Tỉnh Gia Định, nhưng vẫn giữ tên GP. Saigon, rồi TGP Saigon vì tòa giám mục vẫn ở Saigon. Ngay hôm nay đây, khi các linh mục và các Ban Mục Vụ từ khắp các quân huyện, mỗi khi về Tòa Tổng Giám Mục để họp, vẫn nói là “lên Sai-Gòn họp”, không ai nói “lên TP/HCM họp cả. Như vậy là tên Saigon vẫn còn đó, và dĩ nhiên là Toà TGM vẫn còn ở đó. Nếu trong tương lai Giáo Hội tách Gia Định hay Chợ Lớn ra để thành lập một hoặc hai giáo phận mới, thì phần còn lại sẽ được gọi bằng tên gì bấy giờ?

- Cách đặt tên của phần lớn các giáo phận từ nam chí bắc đều theo cách thức nêu trên, như Lạng Sơn, Hưng Hóa, Bùi Chu, Phát Diệm, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Đà Lạt, Phan Thiết, Xuân Lộc, Mỹ Tho, Long Xuyên, Vĩnh Long, Cần Thơ v.v..., đều đặt tên theo thị xã hay thành phố nơi đặt toà giám mục, dù lãnh thổ của giáo phận thuộc về tỉnh nào cũng vậy. Chỉ có vài trường hợp ngoại lệ. Một là Giáo Phận Thái Bình (trùng tên với Tỉnh Thái Bình) vì toà giám mục đặt tại Tỉnh Lỵ Thái Bình. Hai là Giáo Phận Thanh Hoá (trùng tên với Tỉnh Thanh Hoá), tôi không rõ lý do tại sao, không biết có phải vì toà giám mục đặt tại Tỉnh Lỵ Thanh Hoá hay không? Có trường hợp ngoại lệ nào nữa không thì tôi không rõ.

2. Sau ngày 30 tháng 4 năm 75, ngoài việc sát nhập Tỉnh Gia Định vào Thành Phố Saigon-Chợ Lớn và gọi tên mới là Thành Phố Hồ Chí Minh, CS còn sát nhập rất nhiều tỉnh, thành phố vào với nhau để lập các tỉnh mới. Nhiều tỉnh mới lại bao gồm gần như trọn vẹn lãnh thổ cuả một giáo phận công giáo. Đà Nẵng nhập với Quảng Nam thành Tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (lãnh thổ của Giáo Phận Đà Nẵng). Bình Định nhập với Quảng Ngãi thành Tỉnh Nghĩa Bình (lãnh thổ của Giáo Phận Quy Nhơn). Biên Hoà, Long Khánh, Phước Tuy, Vũng Tàu nhập thành Tỉnh Đồng Nai (lãnh thổ của Giáo Phận Xuân Lộc), v.v... Vậy mà không một giáo phận nào cải tên theo tên hành chánh mới của lãnh thổ mình, ngoại trừ Tổng Giáo Phận Saigon! Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tổng Giáo Phận Saigon (nay là Tổng Giáo Phận Thành Phố Hồ Chí Minh) gỉải thích thế nào về việc này? Nếu chư vị có ý kiến gì, xin cho giáo dân và quần chúng được rõ.

Điều đáng buồn và đáng lo ngại hơn nữa là những kẻ trực tiếp tham gia hay chủ mưu những hành vi ngông cuồng, xấc xược nói ở phần trên (đuổi Đức Khâm Sứ Toà Thánh, mặc tu phục công giáo cung nghinh cờ ảnh Hồ Chí Minh, bày biểu, xúi dục Đức TGM. Nguyễn Văn Bình trưng dẫn lời Hồ Chí Minh trong thư chung Phục Sinh 1976, so sánh Ngôi Sao Sinh Nhật với sao vàng cộng sản, lèo lái việc cải tên TGP. Saigon thành cái tên quái gở TGP. TP. Hồ Chí Minh, v.v...) hiện vẫn hiên ngang nắm giữ nhiều thế lực tại Tổng Giáo Phận Saigon. Ai có thể lường được ảnh hưởng của họ trên đường hướng của Tổng Giáo Phận Saigon, của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và trong việc tuyển chọn các giám mục cho Saigon cũng như cho các giáo phận khác?

Để kết thúc, tôi xin tóm gọn mấy điều tôi vừa trình bày vào mấy vần thơ mộc mạc sau đây để quý vị và các bạn cùng đọc cho vui:
    Khai Sinh Tổng Giáo Phận TP. Hồ Chí Minh

    Cái tên quái gở “Giáo Phận Hồ”
    Khai sinh bởi một lũ cuồng đồ:
    Khâm Sứ nhân từ: xua, nhục mạ;
    Cáo già gian ác: rước, tung hô
    Giáo huấn Phục Sinh: trưng Hồ tặc;
    Sao xưa Sinh Nhật: sánh sao cờ.
    Thay tên giáo phận là cao điểm:
    Để “danh” Hồ tặc ngự bàn thờ!
Bác sĩ Vũ Linh Huy

Monday, November 15, 2010

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam khác nhau chỗ nào ? - Thích Viên Định

Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
International Buddhist Information Bureau
Bureau International d'Information Bouddhiste
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France)
Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61
E-mail: ubcv.ibib@free.fr
Web: http://www.queme.net
*******************************************************************************
    THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 15.11.2010
    Thượng tọa Thích Viên Định phân tích sự sai khác giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và Giáo hội Phật giáo Việt Nam của Hà Nội
PARIS, ngày 15.11.2010 (PTTPGQT) - Thượng tọa Thích Viên Định, Phó Viện trưởng kiêm Tổng Thư ký Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, có bài viết phân tích sự khác biệt từ nội dung đến hình thức giữa Giáo hội dân lập và lịch sử gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và Giáo hội công cụ do Đảng Cộng sản thiết lập năm 1981 có tên Giáo hội Phật giáo Việt Nam mà quần chúng thường gọi là Giáo hội Nhà nước hay Giáo hội Quốc doanh.

Xin mời bạn đọc vào xem nguyên văn bài viết ấy sau đây:

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam khác nhau chỗ nào ?

Thích Viên Định

Trong các cuộc thẩm vấn những thành viên thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Công an thường hỏi một cách căng thẳng và thách thức rằng: “Tại sao đi theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) mà không chọn Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) ?”. Đây là cuộc áp đảo chính trị lớn. Bài này chúng tôi phân tích cho rõ trắng đen.

Chủ thuyết Vô thần Mác-Lê Nin chủ trương tiêu diệt tôn giáo vì xem tôn giáo là thuốc phiện. Nếu không tiêu diệt được thì tìm cách kiểm soát để lợi dụng làm công cụ cho Đảng Cộng sản theo phương châm của Lê-Nin: “Đảng phải thông qua tôn giáo để tập hợp quần chúng”.

Năm 1980, Ông Nguyễn Văn Linh, Thành Uỷ Sài Gòn đã nói tại cuộc họp đủ mặt các vị Giáo Phẩm các Giáo Hội và Hội Đoàn Phật Giáo rằng: “Phải thống nhất Phật giáo để làm chỗ dựa vững chắc cho Đảng CSVN”.

Năm 1981, sau 6 năm đàn áp, tù tội, khủng bố, đe doạ. Cộng sản đã mua chuộc, dụ dỗ, khuất phục được một số chư Tăng trong hàng lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) tham gia vào việc thành lập Giáo hội mới của nhà nước gọi là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN). Ngoài một số vị đã vượt biển ra nước ngoài và cố Hoà thượng Thích Thiện Minh bị tra tấn đến chết trong tù, chỉ còn hai Hoà thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ là chống đối đến cùng, không chịu đem GHPGVNTN, một Giáo hội dân lập truyền thống, sáp nhập vào Giáo Hội tân lập của nhà nước, nên hai Ngài bị Nhà cầm quyền CS bắt đưa đi lưu đày về nguyên quán, một vị ở miền Trung hẻo lánh, một vị ở miền Bắc xa xôi.

Tại sao nhị vị Hoà thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ lại chống đối quyết liệt việc sáp nhập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất truyền thống vào Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam của nhà nước đến như vậy ?

Trong Tuyên Cáo Giải Trừ Quốc nạn và Pháp Nạn ngày 20.11.1993, Đại Lão Hoà thượng Thích Huyền Quang đã viết: “Với mục tiêu đàn áp tôn giáo nói chung, giải thể GHPGVNTN nói riêng, khởi phát sau ngày 30.4.1975 không thành. Năm 1981, Nhà cầm quyền Cộng sản đã thay đổi chiến lược bằng cách tạo dựng một Giáo hội công cụ tay sai để dùng người Phật giáo đánh phá Phật giáo theo chính sách chia để trị”.

Và trong bức thư gửi Nhà cầm quyền Hà Nội, nói về “Sáu điều sai trái của Nhà cầm quyền Cộng sản và 5 điều xác định của GHPGVNTN”, Đại Lão Hoà thượng Thích Huyền Quang cũng khẳng định rằng :

“Giáo Hội chúng tôi không muốn cho Giáo Hội của mình biến thành chiếc ghế để Đảng Cộng Sản Việt Nam ngồi lên cho vững. Như lời ông Nguyễn Văn Linh tuyên bố tại cuộc họp với chúng tôi hai ngày 12 và 13.2.1980. Chúng tôi xem lời tuyên bố đó là sự xúc phạm tôn giáo thiêng liêng của chúng tôi. Khinh rẽ Giáo Hội chúng tôi, vì xem Giáo Hội như chiếc ghế sử dụng tạm thời cho Đảng”.

Khái quát về GHPGVN, trong “Chín điểm yêu sách” của Đại Lão Hoà thượng Thích Huyền Quang, gửi Nhà cầm quyền Cộng sản Hà Nội, lúc còn bị lưu đày ở Quảng Ngãi, Ngài nhận định rằng:

“Cuối năm 1981, một tổ chức mang tên “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” được Nhà nước dựng lên tại Hà nội. Chính quyền đã dùng Giáo hội Nhà nước chụp lên đầu Giáo hội chúng tôi. Tuy Giáo hội Nhà nước này được thông qua một Đại hội, nhưng đại hội đó đã do Nhà nước chỉ đạo, sắp đặt tất cả, chứ không phải một Đại hội do chư vị Cao Tăng, Tăng Ni, Phật tử bầu lên theo truyền thống Phật giáo Việt Nam. Cho nên chúng tôi khằng định Giáo hội Nhà nước là một Giáo hội chính trị, thời đại, công cụ của chế độ hiện tại và đã bỏ rơi quần chúng Phật tử. Một Giáo hội như vậy không đủ tư cách để hưởng sự truyền thừa chính thống của Phật giáo Việt Nam. Giáo hội ấy chỉ là hậu thân của (các tổ chức tuyên truyền trước kia từng được gọi là) “Phật giáo Liên Lạc” và “Phật giáo Yêu nước”.

Lược qua những trích dẫn và ghi nhận trên, đã thấy có sự khác biệt giữa hai Giáo Hội, khác biệt từ mục đích đến hình thành, từ nội dung đến hình thức.

I. Mục đích và hình thành GHPGVNTN

1. Sự hình thành GHPGVNTN

Đại Lão Hoà thượng Thích Huyền Quang đã nêu tổng quát sự hình thành GHPGVNTN trong Bản Tuyên Cáo của Quyền Viện Trưởng Viện Hoá Đạo ngày 20.11.1993:

“GHPGVNTN trong thực tế Việt Nam, kế thừa nền Phật giáo dân tộc từ 20 thế kỷ qua, đại diện cho 80% quần chúng Việt Nam. Trên pháp lý, GHPGVNTN đã thống hợp sáu tập đoàn Tăng, Ni và Cư sĩ đại diện khắp ba miền Bắc, Trung, Nam tại đại hội toàn quốc ở chùa Từ Đàm Huế ngày 6.5.1951, thành lập “Tổng hội Phật giáo Việt nam”, tiền thân của GHPGVNTN. Gọi là Tổng hội vì dưới thời Pháp thuộc, Dụ số 10 cấm nền Phật giáo dân tộc không được dùng danh xưng Giáo Hội, trên pháp lý chỉ được hiện hữu như một hiệp hội. Tuy nhiên cuộc tranh đấu bảo vệ Chánh pháp và yêu sách tự do tôn giáo của Phật giáo đồ khởi phát từ tháng 5 năm 1963 đã thành công huỷ bỏ Dụ số 10, phục hồi danh xưng và hoạt động cổ truyền của Giáo hội, tức GHPGVNTN, tại đại hội Phật giáo đầu năm 1964 ...”

2. Mục đích và lập trường của GHPGVNTN

- Lời Mở đầu bản Hiến Chương GHPGVNTN xác định rằng:

“Công bố lý-tưởng hòa-bình của giáo-lý Ðức Phật, các tông phái Phật-giáo, Bắc Tông và Nam Tông tại Việt-Nam, thực-hiện nguyện-vọng thống-nhất thực-sự đã hoài-bão từ lâu để phục-vụ nhân-loại và dân-tộc: đó là lập-trường thuần nhất của Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống-Nhất.

Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống-Nhất không đặt sự tồn tại của mình nơi nguyên vị cá biệt, mà đặt sự tồn tại ấy trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc.

Quan niệm thống nhất Phật Giáo Việt Nam được thể hiện theo chủ trương điều hợp, nghĩa là giáo lý, giới luật và nếp sống của các tông phái, cũng như của hai giới tăng sĩ và cư sĩ, chẳng những được tôn trọng mà còn phải nỗ lực phát triển trong sự kết hợp có chỉ đạo. Chính đó là sắc thái đặc biệt của nền Phật Giáo Thống Nhất tại Việt Nam”.

- Điều thứ 4 Hiến Chương cũng ghi rõ: “Giáo Hội Phật Giáo Việt nam Thống Nhất được thành lập với mục đích phục vụ Nhân Loại và Dân Tộc bằng cách Hoằng Dương Chánh Pháp”. Đó chính là lý tưởng, “Thượng cầu Phật đạo, hạ hoá chúng sanh”, đem giáo lý giác ngộ, giải thoát truyền bá đến với mọi người trong tận hang cùng ngõ hẻm.

II. Mục đích và hình thành GHPGVN

1. Sự hình thành GHPGVN được ông Đỗ Trung Hiếu nêu rõ trong tập tài liệu “Thống nhất Phật Giáo” (do Phòng Thông Tin Phật giáo Quốc tế tại Paris ấn hành)

“Thực sự đại biểu là giữa Phật giáo của ta và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN). Ban Vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam đều là đại biểu dự Ðại hội, trong đó đại biểu của ta đa số (tức Ðảng Cộng sản). Chín tổ chức và hệ phái Phật giáo, GHPGVNTN là một, còn lại tám với những danh nghĩa khác nhau, nhưng tất cả đều hoặc là ta hoặc là chịu sự lãnh đạo của Ðảng (...). Cuộc thống nhất Phật giáo lần này, bên ngoài do các Hòa thượng gánh vác, nhưng bên trong bàn tay Ðảng Cộng sản Việt Nam xuyên suốt quá trình thống nhất để nắm và biến tướng Phật giáo Việt Nam trở thành một tổ chức bù nhìn của Ðảng”.

Ông Hiếu còn cho biết Ban Dân vận Trung ương chỉ thị khống chế Phật Giáo như sau:

“Nội dung đề án (thống nhất) là biến hoàn toàn Phật giáo Việt Nam thành một hội đoàn quần chúng. Còn thấp hơn hội đoàn, vì chỉ có Tăng, Ni, không có Phật tử; chỉ có tổ chức bên trên không có tổ chức bên dưới, tên gọi là Hội Phật giáo Việt Nam (...) Nội dung hoạt động là lo việc cúng bái chùa chiền, không có hoạt động gì liên quan tới quần chúng và xã hội (...) Lấy chùa làm cơ sở chứ không phải lấy quần chúng Phật tử làm đơn vị của tổ chức Giáo hội”.

2. Mục đích của GHPGVN là kiểm soát và hướng dẫn chư Tăng theo sự lãnh đạo của Đảng, như lời xác nhận của ông Đổ Trung Hiếu

“Dưới chế độ chuyên chính vô sản tất cả các tổ chức và cá nhân nhất nhất đều phải tuân thủ sự lãnh đạo chỉ đạo của đảng một cách cụ thể chi ly. Trong tôn giáo lại càng chặt chẽ kỷ lưỡng hơn nhiều”.

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam lấy khẩu hiệu: “Đạo Pháp - Dân tộc - Xã Hội Chủ Nghĩa” làm phương châm, dùng chư Tăng làm bình phong để trang hoàng và làm công cụ tuyên truyền cho chế độ. Nhà cầm quyền Cộng sản còn sử dụng Cơ chế Giáo Hội, Pháp lệnh tôn giáo để kiểm soát và cô lập làm cho chư Tăng xa lìa và bỏ rơi quần chúng.

Để quản lý chặt chẽ, GHPGVN nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức ngoại vi, công cụ của Đảng Cộng sản. Vì là thành viên, nên tiếng nói của GHPGVN phải thông qua cơ quan chủ quản là Mặt Trận Tổ Quốc, nhưng Mặt Trận Tổ Quốc lại do Đảng lãnh đạo. Do đó, GHPGVN không có tiếng nói riêng của mình. Tờ báo Giác Ngộ cũng là tờ báo của Đảng CS, mặc dù mang hình thức Phật giáo, nhưng thực chất chỉ là công cụ tuyên truyền cho Đảng.

Trong khi cả thế giới đều lên án Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam chà đạp nhân quyền, đàn áp tự do tôn giáo, thì GHPGVN lại im lặng, không ngó ngàng gì đến niềm ước mơ được tự do, dân chủ, nhân quyền của dân tộc mà còn làm ngược lại.

Theo sự chỉ đạo của Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, ngày 03.12.2003 tại chùa Phổ Quang, Phú Nhuận, nhân khai mở Đại Giới Đàn, một đại lễ thiêng liêng trong Phật giáo, GHPGVN (Nhà nước) đã lợi dụng, lấy chữ ký của Giới tử, biến Giới Đàn thành cuộc mít tin phản đối Nghị Quyết 427 của Hạ viện Hoa Kỳ ngày 19.11.2003 và Nghị Quyết của Nghị viện Âu châu ngày 20.11.2003, cả hai Nghị quyết đều lên án Nhà cầm quyền Cộng sản đàn áp nhân quyền và GHPGVNTN.

III. Các tên thường gọi theo mục đích và nguyên nhân hình thành

1. Giáo hội chính thống và Giáo hội chính thức

- Theo Lời Ngỏ của bản Hiến Chương, GHPGVNTN được thành lập “Trên cơ sở tự nguyện, tổng hợp các hệ phái Nam Bắc Tông, Việt Miên, Hoa Tông để hình thành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất năm 1964 để đoàn kết, để bảo vệ lẫn nhau trước những âm mưu chia rẽ, áp bức của các thế lực chính trị phi dân tộc chứ không do các chế độ cầm quyền dựng lên để sai sử”. GHPGVNTN đã kế thừa lịch sử truyền thống 2000 năm của Phật giáo Việt Nam, do chư vị Trưởng Lão Đại Tăng, cao Tăng, danh Tăng và Phật tử lập thành, chứ không do một thế lực chính trị thế tục nào lập ra. Nên GHPGVNTN là “Giáo hội chính thống”.

- GHPGVN do Nhà cầm quyền Cộng sản áp đặt dựng lên năm 1981, tại chùa Quán Sứ Hà Nội, là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức ngoại vi của đảng Cộng sản. Nên, trên mặt pháp lý, GHPGVN được gọi là “Giáo hội chính thức”.

2. Giáo Hội Truyền thống và Giáo Hội Tân lập

- GHPGVNTN được truyền thừa từ ngàn xưa của chư Tổ mà vị Tăng Thống đầu tiên là Ngài Khuông Việt tức Thiền sư Ngô Chân Lưu thời Tiền Lê, nên gọi là Giáo Hội Truyền Thống.

- GHPGVN mới được Nhà cầm quyền Cộng sản thành lập năm 1981, nên gọi là Giáo Hội Tân lập.

3. Giáo Hội Dân tộc và Giáo Hội Nhà nước

- GHPGVNTN do chư Tăng và Phật tử cùng nhau tự nguyện dựng lên, vì vậy, GHPGVNTN là “Giáo hội Dân tộc”.

- GHPGVN do Nhà cầm quyền cộng sản dựng lên, là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức chính trị ngoại vi của Đảng CS, nên GHPGVN là “Giáo Hội Nhà nước” (quần chúng thường gọi nôm na là Giáo Hội Quốc Doanh).

4. Giáo Hội thuần tuý và Giáo hội chính trị

- GHPGVNTN chỉ hoạt động thuần tuý tôn giáo, đem giáo lý giải thoát, giác ngộ đến cho chúng sanh. Chư Tăng không baơ giờ đảm nhận chức vị gì của thế gian. Nên GHPGVNTN là Giáo hội Thuần tuý.

- GHPGVN là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức chính trị. GHPGVN đưa người ra tranh cử các chức vị thế gian như Hội Đồng Nhân Dân, Dân biểu quốc hội. Nên GHPGVN là Giáo Hội chính trị.

5. Giáo Hội và Hiệp hội

GHPGVNTN được thành lập sau cuộc tranh đấu thành công năm 1963, hủy bỏ được Dụ số 10 thời Pháp thuộc. Dụ số 10 của Thực dân Pháp chỉ công nhận Thiên Chúa giáo là Giáo Hội, các tôn giáo khác chỉ là Hiệp hội. GHPGVNTN đã là Giáo Hội, độc lập hoàn toàn với các tổ chức khác.

GHPGVN thuộc quy chế Hiệp Hội, không độc lập, vì là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc, chịu mọi sự chi phối, điều khiển của tổ chức chính trị này. Trong tiếng Việt, viết là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam cho dễ coi, chứ trong bản tiếng Anh thì viết là “Vietnam Association for Buddhism” tức là Hội Phật Giáo Việt Nam. Chữ Association chỉ là Hội. Đúng với mục đích ban đầu của Ban Dân Vận: “Nội dung đề án là biến hoàn toàn Phật giáo Việt Nam thành một hội đoàn quần chúng. Còn thấp hơn hội đoàn vì chỉ có tăng ni không có Phật tử, chỉ có tổ chức bên trên không có tổ chức bên dưới, tên gọi là Hội Phật giáo Việt Nam (HPGVN).

Sau khi một số thành viên lãnh đạo GHPGVNTN rời bỏ con thuyền Giáo Hội để bước sang thuyền khác, đau đớn về việc này, Hoà Thượng Thích Đức Nhuận, Cố Vấn Viện Hoá Đạo, GHPGVNTN, than rằng: “Ðau xót biết bao, khi Phật giáo Việt nam từ con lạch nhỏ vùng thoát ra được biển khơi, thì nay quí Hòa-thượng lại tự bước vào nước vũng ao tù” (trích thư của cố Hòa thượng Thích Ðức-Nhuận).

IV. Pháp lý, Địa vị, Cơ sở

1. GHPGVNTN

“Pháp lý là gì ? Ở đây và hiện nay, pháp lý chỉ là mảnh giấy được viết và cấp phát cho một tổ chức tân lập để hỗ trợ những mục tiêu riêng tư, cục bộ phi Phật giáo. Trái lại, Giáo hội ta có mặt trên dải đất này đã 2000 năm rồi. Đinh, Lê, Lý, Trần đã chấp nhận Phật giáo. Do đó, mà những khẩu hiệu như thế này đã vang lên ở Đại Hội bất thường của GHPGVNTN sau năm 1975 tại Hội trường Ấn Quang ở Sài gòn … :

- “Pháp lý của Giáo Hội là 2000 năm dựng Văn mở Đạo trên đất nước Việt Nam này !

- “Địa vị của Giáo Hội là 80% dân chúng già, trẻ, lớn, bé !

- “Cơ sở của Giáo Hội là nông thôn, thành thị, cao nguyên và hải đảo !”

2. GHPGVN

- Pháp lý của GHPGVN là giấy công nhận của Nhà nước Cộng sản Việt Nam do Thủ Tướng Phạm Văn Đồng ký, kèm với bản “lý lịch”, viết về quá trình thành lập GHPGVN của ông Đỗ Trung Hiếu bí danh Mười Anh.

- Địa vị của GHPGVN là thành viên đứng trong tổ chức chính trị Mặt Trận Tổ Quốc.

- Cơ sở của GHPGVN là các Tự Viện, Tịnh Xá, Tịnh Thất, Niệm Phật Đường, đã chiếm đoạt của GHPGVNTN chứ GHPGVN không có gì cả.

V. Hệ thống tổ chức

- Theo Hiến Chương GHPGVNTN, Điều 6, Chương Thứ Tư, “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là một trong những Quốc Gia Phật Giáo sáng lập và là trung tâm điểm địa phương của Phật Giáo Thế Giới”.

Hệ thống tổ chức gồm có: Trung Ương và các Tỉnh, Thành, Thị Xã, Quận, Huyện, Xã, Phường, Thôn, Khóm, Khuôn hội, Vức hội ở các địa phương. GHPGVNTN lấy quần chúng Phật tử làm cơ sở. Mỗi đơn vị đều có Ban Đại Diện hành chánh hợp pháp.

- Hệ thống GHPGVN của Nhà nước chỉ có 2 cấp Trung Ương và Tỉnh, không có Quận, Huyện, Xã, Thôn, Khuôn, Vức. Sau này có thành lập thêm Quận hội, nhưng chỉ như Ban liên lạc giữa các chùa với Tỉnh hội mà thôi. Toàn bộ hệ thống tổ chức như “HÌNH THÁP – LỘN NGƯỢC, chỉ có tổ chức bên trên, không có tổ chức bên dưới.” (trích Đỗ Trung Hiếu). GHPGVN lấy Tự Viện, Tịnh Xá, Tịnh Thất, Niệm Phật Đường làm cơ sở. Tại địa phương chỉ có Ban Hộ Tự tức là Ban giữ chùa mà thôi.

VI. Nhân sự và phạm vi hoạt động

1. Về Nhân Sự

- GHPGVNTN được thành lập từ những tổ chức địa phương tiến đến cả nước, từ những Hội đoàn riêng biệt tiến đến thống nhất cả nước. Nơi nào có tín đồ Phật giáo, nơi đó có tổ chức Giáo hội. Tất cả nhân sự, chức vụ đều do chư Tăng, Ni và Phật tử hội ý thỉnh cử mà không bị bất cứ áp lực nào từ bên ngoài.

Hiện nay, GHPGVNTN vừa mới phục hoạt, vẫn đang bị Cộng sản tìm đủ cách đánh phá. Trong nước thì không hội họp được. Ngay cả các chi nhánh Giáo hội ở hải ngoại cũng bị đánh phá dữ dội như “Tài Liệu Mật” của Bộ Công An ghi rõ:

- “Đề nghị Ban Việt kiều liên lạc với các cộng đồng Phật giáo ở nước ngoài, để tổ chức tập hợp lực lượng phân hoá cô lập bọn phản động”.

- “Đề nghị Ban Bí thư tổ chức họp các ngành: dân vận, tôn giáo, nội vụ, ngoại giao, Việt kiều để thống nhất tình hình và chương trình hành động chung đối với Phật giáo”. (trích tập Hồi ký “Sự thật về việc thống nhất Phật giáo của Đỗ Trung Hiếu”)

Với tình hình và hoàn cảnh hiện nay, GHPGVNTN phải uyển chuyển trong nguyên tắc điều hành nhân sự cốt làm sao để bảo toàn sự tồn tại của Giáo Hội.

- GHPGVN là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc, nên vấn đề nhân sự phải chịu sự chi phối, điều hành của tổ chức chính trị này. Ngoài ra còn phải qua sự thanh lọc của Công an, Ban Tôn giáo và cuối cùng là Uỷ Ban Nhân Dân. Nhân sự GHPGVN từ cấp trung ương cho đến địa phương đều do Nhà cầm quyền lựa chọn.

Trả lời thắc mắc của một vị Tăng: “Tại sao có vị mới xuất gia, có thê tử, đạo hạnh chưa cao, lại được giữ chức vị cao cấp trong Ban Trị sự Giáo Hội Tỉnh như vậy ?”. Một vị chức sự trong một Ban Trị Sự Giáo Hội Tỉnh nói rằng: “Ban Tôn giáo sắp xếp tất cả chứ mình (chư Tăng) đâu có quyền gì !”. Thật vậy, Tài Liệu Mật của Bộ Công An, có chỉ thị rằng: “Công an các địa phương cần chủ động tính toán đưa một số đặc tình tham gia vào các thành phần lãnh đạo Giáo hội các cấp”. Nhà cầm quyền Cộng sản kiểm soát tất cả các thành phần nhân sự, từ vị Trụ Trì các Tự viện, cho đến Chức sự trong Giáo hội các cấp, từ Tăng sinh đến Giáo Thọ, Ban Giám Hiệu các Trường Phật học, từ Giới tử đến Thập Sư các Giới Đàn đều phải qua sự kiểm soát, chọn lọc bắt đầu từ Công an qua Mặt Trận Tổ Quốc đến Ban Tôn giáo và cuối cùng là Uỷ Ban Nhân Dân.

Ngay cả việc tấn phong Thượng toạ, Hoà thượng là việc cao quý trong Giáo Hội, cũng phải qua sự duyệt xét của Nhà cầm quyền các cấp, biến việc thiêng liêng này thành việc mua danh, bán tước, đút lót, xin xỏ, gây ra nhiều chuyện buồn cười. Tại Sài gòn, chư Tăng đã kể chuyện về một vị Thượng toạ tuổi gần 80, theo thể lệ của GHPGVN, muốn được tấn phong lên Hoà thượng, phải làm đơn xin từ cấp Địa phương lên đến Trung ương mới được (riêng tấn phong Thượng toạ thì Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh, hoặc Thành Phố chấp thuận là được). Ngài đem đủ giấy tờ, nào là Khai sanh, Lý lịch, Căn cước ra phường xin xác nhận. Anh cán bộ Công an Phường, tuổi chừng 25-27, chỉ đáng cháu nội vị Thượng toạ, đã đặt bút phê một câu thấm thía khó quên: “Thầy này còn mê tín dị đoan, nhưng địa phương đồng ý cho lên Hoà thượng, hứa sẽ giáo dục sau !”

Ở miền Trung, lại xảy ra một trường hợp khác. Có một vị Thượng toạ đem giấy tờ hồ sơ xin tấn phong Hoà thượng ra Xã, Huyện xác nhận xong, rồi đem thẳng vào Văn Phòng II tại Sài gòn, nhờ người quen thông qua, để chuyển lên Trung ương mà không qua sự phê duyệt của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh, vì sợ Tỉnh không chấp thuận. Khi Trung Ương đã ký duyệt xong, chuyển về, thì Tỉnh lại không chịu công nhận, vì cho rằng vị Thượng toạ này đã qua mặt Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh, gây ra chuyện dở khóc dở cười, Hoà thượng cũng được mà Thượng toạ cũng xong.

Ở miền Nam, chư Tăng lại kể chuyện công an xét lý lịch tấn phong dễ hay khó tuỳ theo “thành tích”. Có một vị, tu hành không suông sẻ, có thời gian ra đời, nhưng vì được xét có “thành tích tốt”, nên khi làm đơn xin tấn phong Thượng toạ thì Công an bỏ qua chuyện ấy. Nhưng về sau, vị này đã có những lời phát biểu trái ý Nhà cầm quyền, nên khi làm đơn xin tấn phong lên Hoà thượng, bị moi lại chuyện cũ, Công an phê là: “Có thời gian gián đoạn”, nên không được xét cho tấn phong lên Hoà thượng.

Nhận định về nhân sự lãnh đạo trong GHPGVN, Bản Tự Thuật của Đức Tăng Thống, Đại Lão Hoà thượng Thích Huyền Quang, có đoạn: “Giáo Hội Nhà nước ngày nay còn thua kém Giáo Hội Tăng già thời 1930. Tăng già lúc đó có tổ chức, có chọn lọc. Thành phần Tăng sĩ của Giáo Hội Nhà nước hiện nay đa phần là các vị có thê noa, giới luật không tu trì, đạo hạnh suy thoái. Tệ nạn cửa quyền, tham nhũng, bê tha trong các cấp Giáo Hội Nhà nước cũng giống hệt như các cấp trong Chính quyền hiện tại…” (Trích Bản Tự Thuật của Hoà thượng Thích Huyền Quang trong sách “Một Đời Vì Đạo Vì Dân”, do NXB Quê Mẹ tại Paris ấn hành.).

2. Về hoạt động

- GHPGVNTN được thành lập với mục đích phụng sự cho nhân loại và dân tộc. Nên chỉ trong 10 năm từ 1964-1975, bên trong, Giáo hội đã đào tạo chư Tăng, bên ngoài hỗ trợ cho xã hội rất nhiều về các mặt văn hoá, giáo dục, từ thiện xã hội, y tế như : khai mở nhiều Phật Học Viện, thành lập Viện Đại Học Vạn Hạnh, tạo dựng hàng trăm Trường Bồ Đề, hàng chục Cô ký nhi viện, Trường Mẫu giáo, ra báo chí, làm nhà in để truyền bá giáo lý đến với quần chúng nhằm đưa dân tộc, xã hội đến cuộc sống giải thoát, an vui.

- GHPGVN của Nhà nước 30 năm nay chỉ hoạt động giới hạn trong việc trùng tu tự viện và giáo dục Tăng sinh, không hề tham gia vào các phương diện văn hoá, giáo dục, xã hội trong dân chúng. Nên không có trường học, không nhà in, không báo chí ... Nói chung chỉ lo cho chư Tăng mà không lo cho Phật tử. Chỉ lo sửa chùa, không lo phục vụ xã hội.

Về vấn đề này, Đức Tăng Thống, Đại Lão Hoà thượng Thích Huyền Quang, lúc còn bị lưu đày ở Quảng Ngãi, trong Bản Tự Thuật (trong sách “Một Đời Vì Đạo Vì Dân”, do NXB Quê Mẹ tại Paris ấn hành), Ngài có nhận định rằng:

“Giáo hội Nhà nước chỉ biết có Tăng đồ, bỏ rơi thê thảm hàng chục triệu tín đồ cư sĩ ở hạ tâng thôn xã toàn quốc. Khiến họ bơ vơ không nơi nương tựa. Nếu bị khó khăn gì về tín ngưỡng thì Giáo hội đó không biết đến, không can thiệp ! Thậm chí ở Quảng Ngãi, chùa bị đốt mà Giáo hội Nhà nước chẳng phản ứng gì cả. Tín đồ đau khổ thế nào Giáo hội Nhà nước cũng chẳng biết, chẳng quan tâm ! Đất đai của chùa bị chiếm dụng, Giáo hội cũng chẳng can thiệp. Thậm chí chùa lớn của Phật giáo Quảng Ngãi bị chính quyền chiếm dụng làm trường Đảng, mà Giáo hội cũng không một lần chất vấn, đòi hỏi. Hằng 4 năm cho ra trường độ 100 Tăng sinh tốt nghiệp cao cấp Phật học, nhưng Giáo hội cũng chẳng lo điều động đi giảng đạo các nơi. Vì Giáo hội Nhà nước đâu có quần chúng để thực hiện việc này”.

VII. Tổng kết

Tóm lại, Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đánh phá Phật giáo bằng cách dùng: “các Chỉ thị của Đảng, Nghị quyết của chính phủ, sự điều động của Ban Dân vận, Mặt trận hay Công an theo sách lược “vừa đánh vừa kéo”. “Vừa đánh” là sử dụng trấn áp, khủng bố, bắt, giết, quản chế … ; “Vừa kéo” là dụ dỗ bằng món mồi lợi dưỡng hay hăm doạ. “Vừa đánh” là bức tử Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, một Giáo hội dân lập và truyền thống có quá trình lịch sử hai nghìn năm. “Vừa kéo” bằng cách thiết lập tập đoàn công cụ gọi là Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, mà nhân dân gọi tắt là Phật giáo Nhà nước hay Phật giáo Quốc doanh.” (trích Nhận định của Phòng Thông Tin Phật giáo Quốc tế).

Dù vậy, Nhà cầm quyền cũng không vừa lòng về Giáo hội này, như nhận định trong Tài Liệu Mật:

“Số cao Tăng Phật giáo Ấn Quang tham gia Giáo hội Phật giáo hiện nay (HT Thích Trí Tịnh, HT Thích Thiện Siêu, HT Thích Minh Châu, TT Thích Trí Quảng …). Nói chung họ có tư tưởng, thái độ tốt, nhưng có nhiều tâm trạng khác nhau. Trước đây, họ không có vị trí ảnh hưởng trong Phật giáo Ấn Quang. Hiện nay là lãnh đạo Giáo hội mới nên nằm trong thế e ngại không dám đấu tranh, nên không phát huy được vai trò lãnh đạo của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, không đủ uy tín và tầm cở để tập hợp Giáo hội đấu tranh nên ngày càng dựa vào Nhà nước, do đó uy tín càng bị giảm. “Đề nghị Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ xem xét lại thực chất cơ cấu tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay đã thật sự đại diện cho toàn thể Phật giáo Việt Nam chưa ?”

Vì bị khống chế, bị áp lực, bị mua chuộc hoặc vì cầu an, nên một số chư Tăng trở nên thụ động. Nếu chủ trương, tự tu, tự độ, không nghĩ đến độ tha, chỉ lo cho chư Tăng, không lo cho Phật tử, chỉ chú trọng chùa chiền, không màng đến xã hội, thì Phật tử lấy đâu mà nương tựa, dân tộc biết đâu để trông chờ. Vì bịt mắt bưng tai, không nghe tiếng dân oan kêu than dậy đất, tiếng rên siết của dân tộc bị áp bức, đoạ đày. Không thấy người dân bị cướp mất tự do, tước đoạt dân chủ, chà đạp nhân quyền. Không thấy tổ quốc đang bị Bắc phương xâm lăng lấn chiếm. Đau xót về thái độ mũ ni che tai này, Hoà thượng Thích Quảng Độ đã làm bài thơ Liên ngâm dại khôn (trích tập Thơ Tù do NXB Quê Mẹ ở Paris ấn hành):
    Đêm ngày tôi dạy cái thằng tôi
    Đạo pháp suy vi: bởi lẽ trời
    Thấy kẻ phá chùa: khoanh tay đứng
    Nhìn người đập tượng: nhắm mắt ngồi
    Bắt bớ Tăng Ni: thây mẹ nó
    Giam cầm Phật tử: mặc cha đời
    Miễn được yên thân là khôn đấy
    Can chi ặm oẹ để thiệt thòi
    .
Truyền thống Phật giáo Việt Nam luôn gắn bó, không xa lìa dân tộc: “Phật giáo Việt Nam luôn hoà nhập, thăng trầm theo vận mạng của dân tộc. Thiền sư Việt nam luôn ghi nhớ Giới Luật là mạng mạch của đạo pháp, nhưng các Ngài cũng không quên Độ sanh là sự nghiệp của chư Tăng. Với tinh thần Bồ Tát Đạo, “vô ngã vị tha”, các Thiền sư không chỉ cầu giải thoát cho riêng mình mà thờ ơ với xã hội. Các Ngài luôn tâm nguyện giải thoát mọi sự đau khổ cho đời. Các Thiền sư, khi thì làm ông chèo đò, khi thì đi sứ, lúc xông pha chiến trận, muôn hình vạn trạng, nhưng khi xong việc, các ngài đều quay về nơi chốn tòng lâm, không nhận chức tước của thế gian, giữ vững truyền thống: “Sa môn bất bái vương giả”…” (trích “Nhân một ngàn năm Thăng Long, nghĩ đến Đạo pháp và Dân tộc” của TVĐ do Phòng Thông Tin Phật giáo Quốc tế ấn hành).

Sáu mươi lăm năm qua, Cộng sản đã theo chủ thuyết vô thần Mác-Lênin, đấu tranh giai cấp, củng cố nền cai trị độc tài của Đảng cộng sản, không dung hoà với các thành phần dân tộc khác, là phá hoại sự đoàn kết dân tộc. Năm 1981, Cộng sản lập Giáo hội Nhà nước, thành viên của Mặt trận Tổ Quốc, một tổ chức ngoại vi công cụ của đảng Cộng sản, để chống lại Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất dân lập truyền thống, là phá hoại nội bộ Phật giáo. Từ năm 1992, sau 10 năm triệt phá làm cho GHPGVNTN bị tê liệt, vẫn còn chưa đủ, Cộng sản lại tiếp tục tìm cách đánh phá để tiêu diệt cho bằng được mới thôi. Tài liệu tuyệt mật của Bộ Công an đã chỉ thị hai biện pháp tấn công cơ bản:

- “Phân hoá cao hàng ngũ giáo sĩ, tranh thủ số có xu hướng tiến bộ, lôi kéo số lưng chừng; răn đe những biểu tượng có biểu hiện tiêu cực; đối với số cực đoan chống đối phải cắt đứt tay chân, lấy giáo luật, pháp luật đấu tranh, không cho chúng co cụm đánh phá ta”.

- “Củng cố nòng cốt, cốt cán của ta đặt biệt là trong tăng tín đồ Phật giáo, thúc đẩy cách mạng trong vùng giáo”.

Phá hoại nội bộ Phật giáo, phá hoại đoàn kết dân tộc, thì đến bao giờ, Tổ quốc Việt Nam mới hùng mạnh, tự chủ, tự cường để sánh vai cùng các dân tộc văn minh khác trên thế giới ?

Thích Viên Định