Saturday, February 28, 2015

Hội sử-học Việt-Nam kêu gọi BPSOS Nguyễn đình Thắng

    Hội sử-học Việt-Nam kêu gọi BPSOS Nguyễn đình Thắng không dùng ngày Quân Lực 19-06 để xóa ngày quốc hận 30-04.
 http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-235_15-2_4-6099/
    Ngày quốc hận 30-04 có những ý nghĩa lịch sử lớn lao như sau:
1. Đánh dấu ngày nước Việt-Nam Cộng-Hòa (VNCH) rơi vào vòng thống trị của quân Trung cộng xâm lược;

2. Đánh dấu sự hy sinh to lớn của toàn dân tộc Việt-Nam cũng như của các chiến sĩ đồng minh đã hy sinh để bảo vệ sự tự do và tồn tại của nước VNCH nói riêng và dân tộc Việt-Nam nói chung;

3. Tưởng-niệm trên 250.000 ngàn anh linh tử sĩ VNCH đã tử trận từ năm 1946 đến 1975 cũng như hơn 55.000 ngàn quân nhân Hoa Kỳ và các nước đồng minh đã hy sinh cho lý tưởng tự do ;

4. Tưởng-niệm trên 700.000 ngàn thuyền nhân, bộ nhân đã tử nạn trên đường tìm tự do ;

5. Tưởng-niệm 165.000 ngàn tù chính trị VNCH đã bị bạo quyền Việt cộng giết chết trong các trại tù từ Nam chí Bắc kể từ sau ngày 30-04-1975; cũng như trên 100.000 ngàn người khác đã bị Vc hành quyết tại chỗ không xét xử. Gần đây nhất, các chiến sĩ Trương-văn-Sương (người tù xuyên thế kỷ), Nguyễn-văn-Trại (chết năm 2011), Bùi-đăng-Thủy bị việt cộng giết chết trong trại tù năm 2013.

6. Đánh dấu mối hận thù lớn lao của dân tộc Việt-Nam đối với tập đoàn phản quốc bán nước đảng cộng sản việt nam cũng như đảng cộng sản tàu;

7. Đánh dấu tội ác của đảng cộng sản việt nam khi bỏ tù hàng triệu quân dân cán chính VNCH vô tội và không cần xét xử từ 1 ngày cho đến 38 năm rưỡi (trường hợp của đại úy nhạc sĩ Nguyễn-hữu-Cầu mới được trả tự do tháng 4 năm 2014);

8. Đánh dấu tội ác của đảng cộng sản việt nam khi đày ải hàng triệu người miền Nam Việt-Nam lên các vùng kinh tế mới. Sau đó, nhà cửa, của cải của họ đã bị đảng viên cộng sản các cấp cướp làm của riêng;

9. Đánh dấu tội ác đảng cộng sản diệt chủng văn hóa VN qua chiến dịch "bài trừ văn hóa mỹ ngụy"; cũng như tội ác cướp của miền Nam khi tổ chức các chiến dịch «đánh tư sản mại bản»;

10. Cộng sản việt nam và cộng sản tàu là những loại độc dược làm tiêu vong đất nước Việt và Tàu; Do đó, Ngày 30-04 đánh dấu một lời thề nguyền kiên quyết và sâu sắc của dân tộc Việt-Nam quyết tâm đánh đuổi bạo quyền Việt cộng và quân cướp nước Trung cộng ra khỏi bờ cõi nước Nam bằng «vận dụng tất cả nỗ lực, mà chúng ta có thể cung cấp, để loại trừ độc dược đó ra ngoài cơ thể của cộng đồng dân tộc» -ngưng trích- Chính Đề, tác giả Tùng-Phong Ngô-đình-Nhu.

Thế nhưng, quốc hận năm nay 30-04-2015 tưởng-niệm 40 năm cuộc khổ nạn của dân tộc Việt-Nam đã có những cá nhân, tổ chức thay phiên nhau, vô tình hay hữu ý, tìm cách xóa đi ngày tưởng-niệm thiêng liêng này:

1. Thượng nghị sĩ Ngô thanh Hải (thượng viện Gia Nã Đại) dùng dự luật S219 ngày Hành Trình Đến Tự Do để xóa ngày quốc hận 30-04;

2. Dược sĩ Nguyễn Quốc Nam, cư dân Pháp quốc, phó chủ tịch Liên Minh Dân Chủ Việt-Nam lên tiếng binh vực cho dự luật S219 đồng tình với việc xóa ngày quốc hận 30-04;

3. Linh mục Phan-văn-Lợi thuộc ban điều hành lâm thời khối 8406 quốc nội lên tiếng binh vực dự luật S219 và chê bai người Việt tỵ nạn chống cộng;

4. Tiến sĩ Nguyễn-đình-Thắng, giám đốc tổ chức cứu người vượt biển BPSOS dùng việc tổ chức ngày quân lực 19-06-2015 ở Kennedy Center Hoa Thịnh Đốn để xóa ngày quốc hận 30-04 và biến thành ngày Hành Trình Đến Tự Do theo thượng nghị sĩ Ngô-thanh-Hải.

Đối với các trường hợp 1, 2, 3 đã có các bài viết phản bác, bản lên tiếng này, chúng tôi xoay quanh những ý nghĩa hệ trọng do BPSOS phổ biến qua bài Ý nghĩa của 2015: 4 sinh hoạt quan trọng trong 3 ngày tháng 6 -ngưng trích- http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=3001

Xin quý độc giả khắp nơi hãy chú ý những ý nghĩa đặc biệt luân lưu giữa những dòng chữ trong bản văn Ý nghĩa của 2015: 4 sinh hoạt quan trọng trong 3 ngày tháng 6 -ngưng trích-!

Riêng chúng tôi ghi nhận bài viết có một số điểm quan trọng như sau:

«Cả triệu người đã hy sinh trong và sau cuộc chiến mang ý nghĩa gì, hay chỉ là phí hoài, vô ích? - ngưng trích-

"Hành Trình Đến Tự Do" của chúng ta từ 40 năm qua sẽ và phải dẫn đến "Hành Trình Đến Tự Do" cho cả dân tộc Việt Nam trong một tương lai gần. Năm 2015 sẽ là bước ngoặt lịch sử cho điều ấy xẩy ra, với điều kiện chúng ta -ngưng trích-

- «Khép chương sử cận đại bi hùng của dân tộc trong công tâm và vinh dự» -ngưng trích-

Có nghĩa là muốn đạt «hành trình đến tự do« -ngưng trích- cần phải «Khép chương sử cận đại bi hùng của dân tộc trong công tâm và vinh dự» -ngưng trích-

Tiến sĩ Nguyễn-đình-Thắng đưa ra điều kiện muốn có tự do thì phải «Khép chương sử cận đại bi hùng của dân tộc» -ngưng trích- tức là quên đi quá khứ thù hận với đảng cộng sản, quên đi sự đau thương của dân tộc!

Tại sao phải quên đi quá khứ thù hận, khép lại sự đau thương của dân tộc? Dân tộc Việt-Nam hiện vẫn còn đang sống dưới ách thống trị của bọn giặc Tàu ở Hà Nội và Bắc Kinh; những đau thương, mất mát của cuộc chiến 1954-1975_1975-2015 không, chưa hề được nguôi ngoai; những kẻ tội phạm chiến tranh như mao trạch đông, hồ chí minh, võ nguyên giáp nhẫn đến trương tấn sang, nguyễn tấn dũng, nguyễn phú trọng, lê đức anh, nguyễn trọng vĩnh v.v... vẫn chưa bị đưa ra tòa án hình sự quốc tế để xét xử.

«Khép chương sử cận đại bi hùng của dân tộc» -ngưng trích- chẳng khác nào kêu gọi hoà hợp hòa giải với bạo quyền Việt cộng cũng như xóa bỏ hận thù quên đi những đau thương đối với những nạn nhân mà hiện vết thương vẫn còn đang rướm máu; mặt khác đối với các thành phần thủ phạm thì lại bỏ qua, dung túng cho họ tiếp tục gây tội ác? Điều này hoàn toàn vô lý, dứt khoát không bao giờ chấp nhận được.

Lịch sử cận đại bi hùng cần phải mở hoài, vẫn phải nhắc hoài để toàn dân tộc nhớ đến mối thù cướp Việt đối với bọn giặc Tàu phương Bắc và bán nước của đảng Việt cộng. Khi viết «Khép chương sử cận đại bi hùng của dân tộc» -ngưng trích- tức là kêu gọi đầu hàng buông vũ khí nạp mạng cho kẻ thù. Dứt khoát là không!

«Đây là lúc để chúng ta một lần chính thức nói lên, với nhau và với thế giới» -ngưng trích- Việc vinh danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ mấy mươi năm nay, các tổ chức người Việt tự do cũng như quốc tế đã và sẽ rất nhiều lần lên tiếng vinh danh, bày tỏ lòng tri ân đối với những anh-hùng dân-tộc Việt-Nam. Sự vinh danh tri ân sẽ mãi mãi tồn tại với thời gian và không gian chứ không phải chỉ vinh danh, tri ân «một lần chính thức nói lên với nhau và với thế giới» -ngưng trích- rồi để chìm vào trong bóng tối.

"Hành Trình Đến Tự Do" của chúng ta từ 40 năm qua – ngưng trích- Đây là câu nói lập lại từ dự luật S219 của tns Ngô Thanh Hải, một dự luật với chủ ý xóa bỏ ngày quốc hận 30-04. Cho dù ngày tổ chức vào dịp tháng 6 nhưng mang trọn vẹn ý nghĩa như dự luật S219 của tns NTHải.

"Hành Trình Đến Tự Do" cho cả dân tộc Việt Nam trong một tương lai gần» -ngưng trích- và «chúng ta quyết tâm hoàn thành sứ mạng lịch sử này năm 2020» -ngưng trích- Năm 2020 là năm Việt-Nam chính thức trở thành tỉnh quốc của nước Tàu cộng sản qua hiệp định Thành Đô ký năm 1990 giữa nguyễn văn linh (đảng cộng sản Việt-Nam) và giang trạch dân (đảng cộng sản Tàu). Như vậy «hành trình đến tự do làm nô lệ giặc tàu« phải vậy không ts nguyễn đình thắng?

Toàn bộ văn bản Ý nghĩa của 2015: 4 sinh hoạt quan trọng trong 3 ngày tháng 6 -ngưng trích- cho thấy ts Nguyễn-đình-Thắng BPSOS muốn xử dụng ngày quân lực 19-06-2015, cũng như việc Vận Động Tự Do và Dân Chủ cho Việt Nam làm hỏa mù để cổ võ cho chiêu bài hòa giải hòa hợp với việt cộng qua ý niệm hành trình đến tự do hay hành trình đến tự do làm nô lệ giặc tàu, rồi từ đó xóa bỏ ngày quốc hận 30-04.

Việc Vận Động Tự Do và Dân Chủ cho Việt Nam, cho dẫu như thế nào (văn bản ghi 1000 người tham dự), công việc này không có nhiều ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh vừa nêu ở hàng trên.

Đó là chưa kể tới những việc BPSOS đang tạo tư thế cho một số tổ chức xã hội dân sự tại Việt-Nam cũng như bloggers bị tình nghi là cánh tay nối dài, đối lập cuội do Việt cộng lập ra. Độc giả có thể tự phối kiểm về cách làm việc của những tổ chức đó...

Một số điểm căn bản để tự phối kiểm:

1. Những tổ chức vừa nêu không hề có chủ trương dứt khoát chống đảng csvn;

2. Họ mượn cớ chống giặc tàu qua các hình thức biểu kiến nhưng không tấn công vào điểm chết của giặc Tàu mục đích chỉ để quảng cáo cho sự hiện diện của tổ chức;

3. Xử dụng những mục tiêu trung gian, như hòa hợp hòa giải với cộng sản Việt-Nam (theo nghị quyết 36) là một thí dụ điển hình hoặc cố tình tung hỏa mù làm tản lực đấu tranh hầu kéo dài thời gian có lợi cho giặc cướp nước.

Trong đó, Huỳnh thục vy là một thí dụ điển hình (*)

Những việc làm nêu trong văn bản Ý nghĩa của 2015: 4 sinh hoạt quan trọng trong 3 ngày tháng 6 -ngưng trích- của BPSOS Nguyễn-đình-Thắng hoàn toàn không phục vụ cho tinh thần, tình cảm và sự lợi ích của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại. Mặc dù đã có khoảng 20 dân biểu Hoa-Kỳ hứa sẽ tham dự buổi lễ do BPSOS tổ chức.

Hội sử-học Việt-Nam dứt khoát bác bỏ, không ủng hộ những buổi lễ nêu trong văn bản Ý nghĩa của 2015: 4 sinh hoạt quan trọng trong 3 ngày tháng 6 -ngưng trích-.

Chúng tôi kêu gọi ts Nguyễn-đình-Thắng cũng như những thành viên trong ban tổ chức hãy: «...biết suy nghĩ vì vận nước hết lòng cảnh giác những người làm chánh trị vì danh vị quyền lực, hãy suy đi nghĩ lại cho kỹ kẻo mang tội cùng Đất nước và Dân tộc vì a tòng với việt cộng, kéo dài khổ nạn cộng sản tàn phá Đất nước và làm khổ dân tình« -ngưng trích- Câu chuyện thổi bong bóng trâu đi về đâu? Nguyễn-Nhơn - http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-235_4-6094_15-2/

Và «Tự do không cho không biếu không. PHẢI TRANH ĐẤU ĐỔ MÁU MỚI CÓ» -ngưng trích- Đôi dòng viết vội về vụ thổi bong bóng trâu dũng xà mâu, Nguyễn-Nhơn - http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-235_4-6095_15-2/

Nếu ts Nguyễn-đình-Thắng thật lòng muốn vinh danh và tri ân Quân Lực Việt-Nam Cộng-Hòa thì không nên tổ chức ngày 19-06-2015 mà phải tổ chức vào ngày 26-10, vừa mừng Quốc Khánh Việt-Nam Cộng-Hòa vừa mừng ngày Quân Lực và rất gần với lễ tạ ơn của Hoa Kỳ. Cũng như các việc Làm sáng chính nghĩa của người Việt tị nạn, Đưa con thuyền dân tộc đến bờ tự do v.v...-ngưng trích-

"...ngày 19/6 chỉ là một ngày mang ý nghĩa là các chính phủ dân sự, sau cuộc phản loạn 1963, đã không thể đảm trách được nhiệm vụ điều hành quốc gia, vì vậy các chính phủ dân sự đó đã trao lại trách nhiệm điều hành quốc gia cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 19/6 là ngày Kỷ niệm ngày QLVNCH đứng ra nhận lãnh trách nhiệm để ổn định tình hình đất nước lúc đó mà thôi"...

Như vậy ngày 26/10 là ngày Quân Lực VNCH là sự lựa chọn đúng nhất" -ngưng trích- Góp ý ngày quân lực 19-06 và 26-10, Liên-Thành.

Vì vậy, «Ngày Quốc Khánh & QL.VNCH- 26-10-2015, có tính truyền thống- thuần Việt- yêu nước của Người Việt Quốc Gia tỵ nan cộng sản, hơn là ngày QL.VNCH- 19-6- 2015, vì nó có tính cách giai đoạn quốc tế hóa chiến tranh. Và hơn thế nữa," Việt Nam hóa" chiến tranh của Hoa Kỳ đã chấm dứt sau biến cố lịch sử 30-4- 1975. Với sứ mệnh VN bị trao đổi làm con tin " chiến bại " cho quốc tế Cộng Sản Nga Tầu, để đổi lấy an ninh, hòa bình cho thế giới Tự Do. Đã chấm dứt cho Việt Nam thảm hại. thì cớ gì, Người Việt phải mang cái ngày 19/6/ 2015 để kỷ niệm ngày QL.VNCH do Mỹ tạo dựng lên và bị Mỹ bỏ rơi...?!. Dẫu biết rằng Người Việt Nam ta vẫn còn nhớ ơn và mang ơn họ một thời trên cùng một chiến tuyến Tự Do!!!» -ngưng trích- Góp ý ngày quân lực 19-06 và 26-10, Nguyễn-huỳnh-Mai, cựu sĩ quan QLVNCH.

Hãy noi gương các bạn trẻ ở đất Hương Cảng. Sau một loạt các cuộc đình công, biểu tình lớn vào cuối năm 2014 chưa đạt được thắng lợi về việc đòi hỏi Bắc kinh phải thay đổi thể thức bầu cử dân chủ cho vùng đất này vào năm 2017. Giờ đây những thành phần trẻ cầm đầu phong trào đòi dân chủ đã mạnh dạn thay đổi chiến lược quyết liệt hơn, dứt khoát hơn, đó là đấu tranh đòi tự trị cho đảo quốc. Đây là một bước tiến dài đáng ca ngợi.

Văn bản Ý nghĩa của 2015: 4 sinh hoạt quan trọng trong 3 ngày tháng 6 -ngưng trích- hiện tượng là những điều đáng hoan nghinh, nhưng bản chất thực sự là những bước lùi chiến lược cũng như chiến thuật!

Vì vậy chúng tôi kêu gọi tất cả người Việt-Nam nào thật sự quan tâm đến vận mạng đất nước, hãy

Nói KHÔNG với việc tổ chức ngày quân lực 19-06-2015 làm hỏa mù để cổ võ cho chiêu bài hòa giải hòa hợp với việt cộng qua ý niệm hành trình đến tự do, rồi từ đó xóa bỏ ngày quốc hận 30-04 của BPSOS Nguyễn đình Thắng.

Liên Âu, ngày 07 tháng 02 năm 2015, tưởng-niệm 40 quốc hận quốc tang 30-04-1975_30-04-2015

Trúc Lâm Nguyễn-việt phúc-Lộc, tổng thư ký Hội Sử-Học Việt-Nam.

Tham khảo:

- (*) Bản Lên Tiếng của Tịnh Ngọc, Trưởng Khối Kỹ Thuật UBTTTADCSVN, Về Việc Đặt Tên Chó của Huỳnh Thục Vy và Huỳnh Thục Vy cùng Huỳnh Trọng Hiếu đã bẻ cong lịch sử khi bôi nhọ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Cố Vấn Ngô Đình Nhu, và Đệ I Việt Nam Cộng Hòa trên Facebook - http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-235_4-6100_15-2/
- Đôi dòng viết vội về vụ thổi bong bóng trâu dũng xà mâu - http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-235_15-2_4-6095/
- Câu chuyện thổi bong bóng trâu đi về đâu? - http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-235_15-2_4-6094/
- Ngày Quân Lực 26-10 Và Ngày Quân Lực 19-06 (hiệu đính nhân ngày Hoàng-Sa 19-01-2015) - http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-235_4-6084_15-2/
- Ý nghĩa của 2015: 4 sinh hoạt quan trọng trong 3 ngày tháng 6 - http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=3001
- Hội Sử-Học Việt-Nam phản đối dự luật công nhận 30/4 là Ngày Hành Trình Đến Tự Do do TNS Ngô Thanh Hải_Gia Nã Đại đề xướng - http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-235_4-6021_15-2/



30/4: NGÀY QUỐC HẬN - Hoàng Trọng Thanh

30/4: NGÀY QUỐC HẬN
-(Sự thật kinh hoàng của Tháng Tư Đen)-

30 Tháng Tư phải là “Ngày Quốc Hận” !
Ai đã đổi thành “Ngày Nam Việt Nam ” ? (*)
Đây quả là manh tâm của Việt gian
Trong thủ đoạn làm sai lạc Việt Sử !

Ngày Quốc Hận : Miền Nam bị bức tử
Ngày Việt cộng gây máu đổ, lệ trào
Tạo dâu bể bằng thú tính Hồ-Mao
Tội ác đó đâu bút nào tả xiết !

Chỉ sơ lược nỗi khổ đau dân Việt
Tháng Tư Đen miền Nam chịu ra sao :
Nào “cải tạo” Cộng tắm máu đồng bào
“Đánh tư sản” cướp hầu bao dân chúng !
“Kinh tế mới” lừa cướp nhà... trưng dụng
Đặt “chế tài” để kìm kẹp dân đen
“Tổ dân phố” bắt vào khuôn sống hèn
Đường lối đảng “hồng hơn chuyên” làm chuẩn !

Mặt khác nữa với nỗi đau “Quốc Hận”
Bao chiến sĩ đã tuẫn tiết hy sinh...
Nửa triệu người phải bỏ Nước liều mình
Tìm tự do... trong điêu linh vượt biển !
Lắm kẻ bị chết bởi cơn đột biến :
Gặp bão bùng nổi sóng cuốn thuyền con
Nạn hải tặc cướp chẳng thứ nào còn
Hoặc bị bắt tù ngay từ bến bãi !...

Ôi, Tháng Tư ! Nỗi đau dài thảm hại
Tác động liên hồi mãi tới ngày nay
Nam-Trung-Bắc đều bị Cộng đọa đày
Dưới liềm búa độc tôn quyền đảng trị !

Nay tà quyền, thằng nào cũng tiền tỷ
Chúng dựa Tàu trù dập đồng bào ta
Thậm thụt với Mỹ mong kiếm dollars
Cắt bán sơn hà chia nhau hưởng thụ !...

Việt Nam nay đã hết quyền tự chủ
Chỉ vì bày lang sói máu tanh hôi !
Bao công lao tiền nhân dựng tô bồi
Còn đâu nữa thời vàng son oanh liệt !

Nghĩ mà đau trước nghiệt oan thống thiết
Nợ-Nước-thù-nhà chưa được trả xong
Thế mà “Ai đó” lại nỡ trở lòng
Phản Tổ Quốc và người dân chống cộng !

Này những kẻ tội đồ còn tham sống
Thôi chớ âm mưu thay chữ đổi tên
Tiếp tay Việt cộng làm chuyện đớn hèn
Bóp méo lịch sử _Chỉ đen nhân cách !

Sống trên đời nên giữ danh trong sạch
Trí tâm đâu sao lại quá mê cuồng !?
Ngày Quốc Hận là để nhắc đau thương
Ngày mất Nước – Muôn đời ta phải nhớ !!!


Hoàng Trọng Thanh



30-04-1975: Máu và Nuớc Mắt - Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

    30-04-1975: Máu và Nuớc Mắt
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

Kể từ giờ phút tên phản tặc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng để dâng Miền Nam Tự Do vào tay của cộng sản Hà Nội; thì hàng năm cứ đến ngày Quốc Hận 30- 04, là mọi người dân Việt, dù ở quốc nội, hay nơi hải ngoại cũng đều cảm thấy xót đau; bởi tất cả đều không bao giờ quên; và mãi mãi vẫn nhớ đến một ngày tang thương đã trùm phủ xuống quê hương. Ngày nước Việt Nam Cộng Hòa rơi vào tay giặc thù cộng sản.

Nhưng riêng thành phố Đà Nẵng quê hương tôi vì nhờ có «công lao» của «Lực lượng Hòa hợp Hòa giải Phật Giáo Thống Nhất (Ấn Quang)» đã đưa từng đoàn xe ra tận núi rừng để đón rước bộ đội Bắc Việt vào thành phố sớm hơn một tháng. Ngày 29/03/1975.

Từ ngày vượt biển ra hải ngoại cho đến hôm nay, tôi vẫn hằng mong đợi một bài viết thật trung thực và đầy đủ về những cuộc bạo loạn, cũng như những ngày cuối cùng của thành phố Đà Nẵng trước khi mất nước. Song, cho đến giờ phút này tôi vẫn chưa hề thấy, nên tôi, một phụ nữ không biết gì về văn chương lại thấp kém về mọi mặt. Nhưng, bởi mấy chục năm qua lòng tôi vẫn xót đau, khi những hình ảnh của những người đã bị chết oan, trong đó có những bé thơ, cứ hiện về như trách móc bảo tôi hãy lên tiếng. Vì thế, tôi phải hết sức cố gắng để viết lại những gì mà chính tôi đã mắt thấy, tai nghe, những điều mà có rất nhiều người đã biết, nhưng vì một lẽ nào đó nên tất cả đều im lặng. Họ không muốn hay không dám nói.

Tôi đã chứng kiến từ ngày 20/03/1975, với từng đoàn người di tản từ các tỉnh Trị-Thiên, Nam-Tín-Ngãi, đổ về Đà Nẵng mỗi ngày một đông, họ chỉ mong được lên tàu di tản vì ở những nơi đó VC đã hoàn toàn kiểm soát, không còn gì để hy vọng.

Tại Đà Nẵng, trong khi từng đoàn người bồng bế nhau chạy xuống bến Bạch Đằng, thì từng loạt pháo kích của VC bắn theo nổ chặn đường, làm kẻ chết, người bị thương, ai còn sống, bỏ tất cả lại để chạy thoát thân. Nhưng rồi chuyến tầu cuối cùng cũng đã rời bến Bạch Đằng; những người còn lại đành quay trở về. Trên đường phố từng toán người dìu dắt nhau trở lại, sau khi trở về nhà, họ đóng cửa, chỉ nhìn ra đường qua cửa sổ, họ đã sống trong những giờ phút hãi hùng, chờ đợi, không biết những gì sẽ xảy ra. Thành phố ngưng mọi sinh hoạt.

Thầy chùa đã đưa xe ra tận núi rừng để đón Cộng quân vào Đà Nẵng:

Tôi vẫn nhớ mãi về buổi sáng 29/03/1975, lúc ấy, vì phải đi tìm người thân bị thất lạc nên tôi có mặt tại ngã ba Huế, nhìn kim đồng hồ tay đương chỉ đúng tám giờ, khi nghe những tiếng động ồn ào, đồng bào mở cửa nhìn ra. Tôi cùng đồng bào đều nhìn thấy trên đường phố, từng đoàn xe đủ loại, xe Jeep, xe chở khách, xe nhà binh của các đơn vị quân sự bỏ lại. Trên các đầu xe, tất cả đều có cắm song song một lá cờ ngũ sắc của Phật giáo và một lá cờ nửa đỏ, nửa xanh, ở giữa có ngôi sao vàng của «Mặt trận Giải phóng miền Nam» tất cả đều có gắn loa phóng thanh đang ầm ầm tiến ra hai ngã một về phía Hòa Mỹ hướng ra đèo Hải Vân để đi Huế; và một về phía Phước Tường hướng về Hòa Cầm để đi vào Tam Kỳ-Quảng Nam. (xin lỗi tôi phải nói như thế, để các vị chưa biết về Đà Nẵng sẽ dễ hiểu hơn).

Đến 13 giờ cùng ngày, cả thành phố đều nghe những tiếng hô vang dậy:

«Chúng tôi Lực luợng Hòa hợp-Hòa giải Thị bộ Đà Nẵng, yêu cầu đồng bào hãy mau mau mở cửa ra để chào mừng và hoan hô bộ đội giải phóng miền Nam anh hùng!».

Cả thành phố đều mở cửa nhìn ra. Trên đường phố từng đoàn xe từ hai ngã đang tiến vào thành phố, đồng bào nhìn kỹ thì ra là hai đoàn xe đã ra đi hồi tám giờ sáng, chỉ khác hơn là trên các xe bây giờ chở đầy bộ đội miền Bắc, còn được cắm thêm những cành lá mà trước kia VC thường gọi «cành lá ngụy trang». Tiếp theo sau là những xe thiết giáp trang bị đầy đủ hỏa tiển phòng không, đại bác và tiếng hô vẫn tiếp tục vang vang, bây giờ mọi người mới nhìn thấy rõ ràng, tất cả các xe, ngoài người tài xế, còn có một «ông hoà giải» và một «vị sư» mặc áo cà sa vàng ngồi bên cạnh, và những tiếng hô đó cứ thay phiên phát ra từ hai cái mồm của hai người này.

Đến chiều, vẫn chưa tìm được người thân, tôi được tin là có nhiều người đã bị «An ninh Phật giáo» bắt giam ở các «chùa», nên tôi đến chùa Pháp Lâm tức chùa tỉnh Giáo hội Phật giáo Quảng Nam - Đà Nẵng, số 500 đường Ông Ích Khiêm ĐN, để cầu cứu «Thượng tọa» Thích Quang Thể, Chánh đại diện Phật giáo QN-ĐN. Vì thế, khoảng 17 giờ tôi nhìn thấy một chiếc xe Jeep nhà binh dừng lại ngay cổng chùa, từ trên xe có hai «thầy» bước xuống đó là «Đại đức» Thích Minh Tuấn, người Huế, Hiệu trưởng trường trung học Bồ Đề, Phó Đại diện tỉnh Giáo hội QN-ĐN, Thích Minh Tuấn là một trong những người lãnh đạo trong Viện Hóa Đạo 1 của Ấn Quang. Sau đó là Thượng tọa-Thị giả của Hòa Thượng Thích Huyền Quang tại Tu viện Nguyên Thiều. Và hiện nay là Thượng tọa Viện chủ Tu viện Nguyên Thiều, Bình Định. Và «Đại đức» Thích Như Ký tức Mai Đăng Em, quê ở Mân Lập, quận 3, Đà Nẵng, Tổng thư ký Giáo hội Tăng già Quảng Nam - Đà Nẵng. Tiếp theo là hai «ông hòa giải» quần tây, áo sơ mi trắng, cả hai cùng mang băng đỏ như hai «thầy». Cả bốn người cùng vào nhà khách của chùa gặp Thượng tọa Thích Quang Thể.

Mở đầu bằng giọng Huế, Thích Minh Tuấn nói:

«Bạch Thượng Tọa, tôi đã đưa xe ra tận đèo Phú Gia rước sư đoàn Sao Vàng của tướng Nguyễn Chon vào thành phố, mọi việc đều tốt».

Tiếp theo, Thích Như ký nói:

«Bạch Thượng Tọa, tôi đã đưa xe vô tận Hà Lam, Thăng Bình, đã đón bộ đội ta, do Đại Tá Phan Hoan chỉ huy vào thành phố một cách an toàn».

«Thượng tọa» Thích Quang Thể gật đầu vui vẻ định nói gì với hai «thầy», Nhưng ngay lúc đó Lê Quang Hòa (Trung tướng Việt cộng) tức Nguyễn Văn Hòa, quê Điện Bàn, Quảng Nam, tập kết ra Bắc trở về, là Tư lệnh phó quân khu 5 cùng đi với mấy tên cận vệ bước vào chùa, Thượng Tọa Thích Quang Thể đứng lên chào, Lê Quang Hòa nói:

«Tôi đến đây để thăm chùa, đồng thời để nói lên lời cám ơn Thượng Tọa và giáo hội đã tích cực trong công việc đưa, đón bộ đội giải phóng vào thành phố, một thành quả không ngờ, vì khi nghe Ngô Quang Trưởng tuyên bố: Các Lực luợng Quân-Cán-Chính tại Đà Nẵng sẽ tử thủ và có 45 ngày để dân Đà Nẵng di tản. Chúng tôi nghĩ là sẽ có môt lực luợng hùng hậu, nên Bộ tư lệnh quân khu 5 đã dự tính lập vòng đai bao vây trong vòng ba tháng, mới có thể vào thành phố Đà Nẵng được. Vì vậy, khi các thầy đưa xe ra đón, chúng tôi không tin, nên phải lấy tin từ quân báo thật chính xác, mới dám cho bộ đội lên xe của các thầy.»

Quay sang hai «thầy» Lê Quang Hòa nói:

«Tôi đặc biệt khen ngợi Đại đức Thích Minh Tuấn đã đưa xe ra tận đèo Phú Gia để đón Sư đoàn Sao Vàng của tướng Nguyễn Chon vào thành phố một cách an toàn. Tướng Chon rất vui mừng khi được trở lại quê hương Thanh Khê, Đà Nẵng, và công lao của Đại đức Thích Như Ký cũng không kém vì Đại đức cũng đưa xe vào tận Hà Lam, Thăng Bình để đón bộ đội của Đại tá Phan Hoan vào thành phố không hề gặp trở ngại».

Giữa lúc đó, tôi nhìn thấy Thượng tọa Thích Quang Thể quay vào phía góc chùa nhìn tôi một cách ái ngại. Tôi hiểu ý, nên liền chào Thượng tọa và ra về.

Sau đó, "Lực luợng Hòa hợp-Hòa giải Phật giáo" đã hướng dẫn các đoàn xe của bộ đội VC vào chiếm giữ các đơn vị của quân đội cũ, và lại dùng loa phóng thanh kêu gọi:

«Yêu cầu tất cả đồng bào hãy treo cờ Phật giáo!»

Phải công nhận là Phật giáo nói Phật tử chiếm 80% là đúng, Nhưng chỉ đúng trong những ngày này mà thôi, vì thấy các «chùa» đồng loạt treo cờ «Mặt trận giải phóng» cũng như thấy khí thế của Phật giáo như vậy, nên nhiều người bình thường chỉ theo đạo thờ cúng ông bà hoặc Khổng Giáo nhưng vì muốn an thân, họ đã đến các «chùa» mua cờ ngũ sắc đem về treo trước cửa, xem như là lá bùa hộ mệnh. Trừ ba tôn giáo đã chấp nhận mọi thứ, cương quyết không treo cờ Phật giáo đó là Công Giáo, Tin Lành và Cao Đài.

Ngoài ra, để lập công với «cách mạng» Đại đức Thích Minh Tuấn, đã nhân danh: «Là phó đại diện tỉnh giáo hội Phật giáo QN-ĐN, Hiệu trưởng trường Trung tiểu học Bồ Đề, xin dâng hiến tất cả các trường Bồ Đề và các cơ sở khác của giáo hội cho cách mạng». Thấy vậy, có nhiều Phật tử phản đối, Thích Minh Tuấn trả lời:

«Bây giờ mình đâu có cần gì những thứ đó nữa, vì chúng ta có công đánh đuổi Mỹ-Ngụy, thống nhất đất nuớc, mọi việc Giáo hội cần đến thì có chính phủ giúp đỡ».

Khi nói đến LLHG, thì ngoài những công lao trên họ còn có những thành tích khác đáng kể như sau đây:

Trong lúc đồng bào trên đường di tản, LLHG đã xuống tận bến Bạch Đằng dùng loa phóng thanh kêu gọi:

«Chúng tôi Lực lượng Hòa hợp, Hòa giải thị bộ Đà Nẵng. Trụ sở đặt tại chùa Pháp Lâm ở số 500 đường Ông Ích Khiêm Đà Nẵng, thiết tha kêu gọi đồng bào đừng di tản, hãy ở lại với chính quyền cách mạng ; ngụy quân, ngụy quyền cấp bậc, chức vụ gì sẽ được trả nguyên cấp bậc và chức vụ ấy.»

Vì thế, mà ở trại cải tạo T.154, Tiên Phước, Quảng Nam, tôi biết có người không phải sĩ quan mà đã khai là «Trung úy», mục đích để được «trả lại» … cấp bậc cũ! Nhưng không ngờ, rồi sau đó đã phải ở tù như những sĩ quan thật. Và rồi, cấp bậc, chức vụ gì thì phải ở tù theo cấp bậc, chức vụ ấy!!!

Nhân đây, tôi xin viết thêm một trường hợp khác. Trong cơn say máu người, Hòa giải Phật giáo cũng đã đến nhà ông bà Trần Quốc Thái ở số 06 đường Lý Thường Kiệt, Đà Nẵng, Nhưng khi ập vào nhà thì chỉ còn căn nhà trống. Ông bà Trần Quốc Thái đã chạy thoát, mất mồi, chúng tức tối la hét, đập phá lung tung. Tôi nghĩ là ông bà Trần Quốc Thái đã có được một hồng ân quá lớn, nếu không thì chúng đã xé xác ông rồi, nhẹ lắm cũng như ông Trần Sô vậy.

Nhân đây, tôi xin nói rõ về ngôi nhà này: Tôi biết ông bà Trần Quốc Thái đã vay muợn của nhiều người để xây cất, Nhưng sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị bọn đâm thuê chém mướn giết chết, Hội đồng Gian nhân Phản loạn đã tịch thu với lý do là «tài sản của đảng Cần Lao» và dùng làm cơ quan Nha Cảnh sát Quốc gia vùng 1. Ông bà Trần Quốc Thái đã dắt con cái đi ở nhờ nhà người khác, Nhưng cũng phải thắt lưng, buộc bụng để có tiền trả cho đến mười năm mới hết nợ làm nhà.

Năm 1973, vì truy tìm mãi vẫn không có bằng chứng là «tài sản của Cần Lao» nên ngôi nhà mới được trả lại cho ông bà Trần Quốc Thái.

Đến năm 1975, Hòa giải Phật giáo chiếm giữ, sau đó giao cho VC lấy làm Bộ chỉ huy công an vũ trang.

Từ ngày 30/04/1975, Việt cộng ra lệnh truy tầm ông Trần Quốc Thái, «Bí thư đảng Cần Lao miền Trung». Tôi cũng biết ông Trần Quốc Thái là người Bắc di cư, thời Đệ Nhất Cộng Hòa có làm Quận trưởng quận Điện Bàn, Quảng Nam, còn có Cần lao hay không thì khó biết được, vì đảng Cần Lao không công khai hoạt động như các đảng phái khác.

Một nạn nhân khác là ông Trần Quốc Dân, người Thanh Khê, quận 2, Đà Nẵng, đi kháng chiến chống Pháp, sau đó là Thiếu tá Quân đội Bắc Việt xâm nhập vào Nam. Lúc đó, ông là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Sao Vàng, (sau là Sư đoàn Sao Vàng) Nguyễn Chon cũng người Thanh Khê, Đà Nẵng là Trung đoàn phó. Ông là người đầu tiên rời bỏ hàng ngũ VC trở về với Chính Nghĩa Quốc Gia vào năm 1962. Ông kể với người thân:

"Trước đó tôi có gặp người của ông Ngô Đình Cẩn, nên mới dám quyết định trở về. Sau khi quyết định, tôi đã lợi dụng trong một lần giao tranh với quân đội VNCH tại chiến trường Đại Lộc, Quảng Nam, tôi vượt sông Thu Bồn và theo sự hướng dẫn của người tôi đã gặp, tôi được gặp ông Ngô Đình Cẩn. Và tôi được sự giới thiệu của ông Cố vấn nên tôi vào Sài Gòn trình diện Tổng Thống Ngô Đình Diêm., vì tôi tin tưởng rằng Tổng Thống chắc chắn hiểu được những người đi tham gia kháng chiến. Và tôi đã nghĩ đúng, vì khi gặp mặt Tổng Thống, sau khi nói rõ về mình và trình bày ý nguyện của tôi, thì Tổng Thống dạy rằng:

Tôi đã hiểu được chú em, bây giờ đáng lẽ ra tôi trả lại em quân hàm Trung tá, vì ngoài đó có cấp Thượng tá, Nhưng thôi vì danh dự Quốc Gia em hãy nhận quân hàm Thiếu tá. Tôi xin được ra chiến đấu, Nhưng Tổng Thống bảo:

Không được, hãy về đoàn tụ với gia đình trước khi nhận công tác. Và Tổng Thống ban thưởng tôi ba trăm ngàn đồng từ tay của Tổng Thống".

Ông trần Quốc Dân trở về Đà Nẵng, sau một thời gian ngắn ông mua một căn nhà tại đường Trần Cao Vân và cuới vợ. Rồi ông được làm việc tại Bộ Công Dân Vụ.

Một năm sau, Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị bọn đâm thuê, chém mướn giết chết. Là một người cứng cỏi, Nhưng ông Dân đã rơi nuớc mắt, ông kêu lên:

"Thế là hết! Tổng Thống không còn nữa, thì sẽ không còn ai hiểu tôi ngoài Tổng Thống".

Vài tháng sau ông tâm sự với người thân:

"Tôi chán nản trước nạn kiêu binh và kiêu tăng ngày càng lộng hành trên đất nuớc, chắc tôi sẽ xin xuất ngũ".

Tôi không nhớ rõ ngày tháng, Nhưng sau đó ông đã xin xuất ngũ và cộng tác với cụ Vũ Hồng Khanh. Chức vụ cuối cùng VNQDĐ của ông là một trong bốn Phó chủ tịch Thành bộ Đà Nẵng.

Ngày 24-03-1975, trong lúc ông Trần Quốc Dân chuẩn bị đưa gia đình đi di tản, thì bất ngờ hai ông: Đại đức Thích Như Ký, Tổng thư ký Giáo hội Tăng già Quảng Nam-Đà Nẵng cùng Huỳnh Phổ, cư sĩ Chánh đại diện Giáo hội Phật giáo quận 2, Đà Nẵng (cả hai đều là cố vấn của LLHG Thị bộ ĐN) dắt theo một đám "Thanh niên Phật tử" có vũ trang đến nơi (sau này tất cả trở thành công an VC). Hai người này vào nhà ông Dân, Thích Như Ký nói:

"Chúng tôi Ban lãnh đạo Lực luợng Hòa giải Thị bộ Đà Nẵng, mời ông lên chùa tỉnh Giáo hội để cùng làm việc, ông hãy tin tưởng vào chúng tôi và ông sẽ có một chỗ đứng trong lòng lịch sử".

Nói là "mời" Nhưng đám thanh niên Phật tử đứng sau lưng hai ông, tên nào cũng lăm lăm tay súng. Không còn cách nào khác, ông Dân đành phải theo chúng lên chùa.

Ông Dân đi rồi, gia đình biết ông sẽ gặp nguy, nên vợ ông dắt hai đứa con thơ của ông bà đến chùa Pháp Lâm tức chùa Tỉnh Giáo hội Phật giáo Quảng Nam-Đà Nẵng để xin gặp chồng; Nhưng đội An ninh Phật tử chặn ngay ở ngoài cổng không cho vào. Vợ ông Dân khóc lóc, van lạy thế nào cũng không được, nên đành dắt hai con trở về.

Ngày 30-03-1975, khoảng 10 giờ sáng, LLHG Phật giáo đưa ông Dân từ chùa Pháp Lâm đến nhà giam Kho Đạn ở số 15, đường Đào Duy Từ, Đà Nẵng. Lúc giải giao, chúng đã trói hai tay ông ra sau, còn tròng thêm một vòng thòng lọng lên cổ, cách trói này giống như chúng đã trói các vị QCCVNCH, trong cuộc bạo loạn bàn Phật xuống đường, vào mùa hè 1966; khi áp giải các vị nói trên đến chùa Phổ Đà. Bởi cách trói này, nếu nạn nhân bỏ chạy, thì sợi dây sẽ tự thắt cổ lại mà chết. Như thế, vẫn chưa đủ, mà đội "An ninh Phật tử" còn cầm súng đi kèm hai bên. Thấy vậy, đồng bào Đà Nẵng đã gọi chúng là "Ủy ban Áp giải".

Ngày 03-04-1975, khoảng 21 giờ tối, Nguyễn Chon, tướng VC. Đến nhận ông Dân tại nhà giam Kho Đạn. Sáng hôm sau, người ta phát hiện xác chết của ông Dân đã chết, xác được bỏ vào Nhà Vĩnh Biệt của Quân Y Viện Duy Tân ĐN, trên thân thể của ông có nhiều vết đạn.

Chúng tôi xin nhắc lại. Năm 1962, ông Dân là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Sao Vàng, thì Nguyễn Chon là Trung đoàn phó. Sau khi ông Dân bỏ đơn vị trở về với Chính Nghĩa Quốc Gia, thì Nguyễn Chon đã thay thế ông Trần Quốc Dân làm Trung đoàn trưởng. Đến 1975, Nguyễn Chon lên tướng. Như vậy, cho chúng ta thấy, một mặt Phật giáo đã bắt ông Trần Quốc Dân đem giam trong chùa Pháp Lâm. Mặt khác ra lệnh cho Thích Minh Tuấn đem xe ra tận đèo Phú Gia để rước Sư đoàn Sao Vàng của Nguyễn Chon (tướng VC), rồi sau đó giao ông Dân cho Nguyễn Chon xử bắn, theo chỉ thị của VC một cách rõ ràng không thể chối cãi.

Sau khi ông Dân chết, bọn "An ninh Phật tử" đã hướng dẫn VC, xông vào nhà ông Trần Quốc Dân dùng bạo lực đuổi vợ con ông ra khỏi nhà, mà chúng nói là "Nhà của Diệm".

Vợ ông Dân chỉ được ôm mấy bộ áo quần và dắt các con ông bà về nương tựa với gia đinh tại chợ Tân Lập, Đà Nẵng.

Những người đã chết dưới bàn tay tàn bạo của "Lực luợng An ninh Phật giáo Ấn Quang":

Tối 29-03-1975, Đội "An ninh Phật giáo" Đà bắn chết bảy người tại quận 3 Đà Nẵng. Trong số này chúng tôi biết mặt, biết tên bốn người, đó là các ông:

1. Hồ Hân, quê Quảng Ngãi, nhà ở An Thị, An Hải Bắc, nguyên Trưởng ban Thẩm vấn Ty Cảnh sát Quốc gia, thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Năm 1964, ông bị Phật giáo bắt đánh về tội "Dư đảng Cần Lao".

2. Nguyễn Phận, nhà ở An Tân, An Hải Bắc, nhân viên ban 2 Chi khu quận 3, đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, thuộc Khu đảng bộ Yên Bái.

3. Phạm Lý, quê Tứ Câu, Thanh Thủy, Điện Bàn, Quảng Nam, nhà ở An Cu 3, An Hải Đông, công nhân sở Mỹ, đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng. Cả hai vị nói trên đều trực thuộc Trung ương Pháp định do cụ Vũ Hồng Khanh lãnh đạo.

4. Riêng ông Bùi Ngọc Cang, Phường trưởng Phường An Hải Bắc. Thời Đệ Nhất Cộng Hòa ông là nhân viên phòng 2, Thị đoàn Bảo An Đà Nẵng. Năm 1964, ông bị Phật giáo bắt đánh về tội "Dư đảng Cần Lao".

Lúc "Lực luợng An Ninh Phật giáo đến nhà, vợ ông Cang ra mở cửa. Vừa thấy mặt ông Cang là một tên Đà bắn xả vào người ông liền mấy phát. Ông Bùi Ngọc Cang gục chết ngay giữa nhà, trước sự kinh hoàng của vợ con; bà Cang ngất xỉu, các con ông gào thét lên kêu cứu, còn "Đội An Ninh Phật Giáo lạnh lùng bỏ đi ra!!!

Cùng bị bắn với bốn vị kể trên, còn có ba người nữa. Tôi nhớ một người tên Mua, một người tôi quên tên cả hai người này đều là người An Hải Đông, quận 3 Đà Nẵng, là Cán bộ Liên hiệp Nghiệp đoàn lao công, đảng viên Đảng Công Nông do Chủ tịch Trung ương Trần Quốc Bửu lãnh đạo; và một người khác là nhân viên Cảnh sát, người Quảng Trị (chúng tôi cũng quên tên) đã bị bắn chết ngay trước Trại Ngô Quyền, An Hải Bắc, quận 3. Sau khi chết được đồng bào chôn cất ngay tại chỗ. Cho đến trước ngày vuợt biển chúng tôi vẫn còn thấy nấm mộ của người này tại đó, đồng bào vẫn thường đến thắp hương cho nấm mộ vô chủ này. Không biết bây giờ có dời đi nơi khác hay không?

Ngoài ra, vào buổi chiều 29-03-1975, khoảng 19 giờ, vì không lên tầu di tản được, tôi trở về nhà, khi xe tôi chạy đến ngã ba Huế, bỗng thấy một đám đông vây quanh trước một căn nhà ở góc phía trái thuộc phuờng An Khê, quận 2, Đà Nẵng làm kẹt xe. Tôi phải dừng lại, trước mặt tôi là một lũ "An ninh Phật giáo" Đang đằng đằng sát khí trực chỉ vào một căn nhà khá khang trang, đang đóng cửa, bọn này la hét:

"Tất cả mọi người ở trong nhà phải đều ra ngoài hết, nếu không thì chúng tao sẽ đốt nhà".

Sau một hồi lâu không thấy động tĩnh; tôi nhận thấy trên khuôn mặt của đồng bào ai cũng đều lo sợ. Có lẽ ở gần nhà nên họ biết về những người trong nhà này. Trong lúc đồng bào đang lo lắng, thì bỗng có hai người đàn ông khoảng chưa tới ba mươi tuổi đã mở cánh cửa ở bên hông trái của căn nhà bước ra. Nhưng thật bất ngờ là khi hai người này vừa bước xuống chưa hết bậc tam cấp; thì bọn "An Ninh Phật Tử" liền nổ súng bắn xả vào hai người này. Cả hai vị đều gục chết trên vũng máu, thân thể nằm vắt ngang nửa trên nửa dưới của bậc tam cấp nơi thềm nhà của họ. Thấy vậy, tôi mới hỏi thăm đồng bào ở đó và tôi được biết: hai vị đó là hai anh em ruột và đều là nhân viên Cảnh Sát.

Trước cái chết của hai vị này, đồng bào đã khiếp đảm vội giải tán ngay, ai về nhà nấy, tôi cũng phải rời hiện trường lập tức. Nhưng cho đến bây giờ và mãi mãi, tôi vẫn không bao giờ quên được hình ảnh của hai vị cũng như căn nhà của họ, tôi vẫn tâm nguyện sẽ có một ngày được trở lại quê hương để tìm cho ra tên họ của những người đã chết một cách tức tuởi và oan uổng dưới bàn tay tàn ác của Phật giáo Ấn Quang; bởi tôi không muốn tên tuổi của họ sẽ bị đi vào quên lãng.

«Ủy ban lãnh đạo Lực luợng hòa hợp, hòa giải dân tộc thị bộ Đà Nẵng»:

Người đứng đầu cái Ủy ban nầy là La Thành Tỵ, một tên tàn ác đã từng ra tay sát hại đồng bào trong cuộc tấn công phuờng Thanh Bồ - Đức Lợi, làm Chủ tịch LLHHHG Thị bộ, trụ sở được đặt tại chùa Pháp Lâm ở số 500 đường Ông Ích Khiêm Đà Nẵng, nơi trụ trì của Thượng tọa Thích Quang Thể, Chánh Đại diện Phật giáo Quảng Nam - Đà Nẵng.

Chúng tôi vẫn nhớ, bắt đầu từ ngày 01/04/1975, sau khi đã có công ra tận vùng giặc đón VC vào thành phố, LLHHHG liên tiếp từng ngày cho xe chạy khắp đường phố dùng loa phóng thanh kêu gọi:

«Chúng tôi Lực luợng Hòa hợp-Hòa giải Thị bộ Đà Nẵng. Yêu cầu tất cả ngụy quân, ngụy quyền, đảng phái chính trị thuộc chế độ Sài Gòn, hãy mau mau tập trung về chùa Pháp Lâm, tức chùa tỉnh giáo hội giao nộp vũ khí và trình diện.»

Đối với Quân, cán, chính VNCH đều chưa biết số phận mình sẽ ra sao, khi nghe lời kêu gọi đó họ đã đến «chùa» để trình diện.

Một điều mà chắc nhiều người còn nhớ, là lúc chạy giặc đa số sĩ quan vứt bỏ súng, khi đến chùa trình diện không có súng đã bị La Thành Tỵ, một trong những tên sát thủ trong cuộc tấn công hai Phường Thanh Bồ - Đức Lợi, 24-8-1964. Lúc này là Chủ tịch LLHHHG thị bộ Đà Nẵng, cùng lũ lâu la trong cái thị bộ này, lớn tiếng la lối, nạt nộ đủ điều:

«Các anh phải giao nộp súng ngắn, vì sì quan phải có súng ngắn, các anh giữ súng lại để tìm cách chống phá cách mạng à? Không có súng ngắn chúng tôi không cấp giấy chứng nhận đâu».

Vậy là các vị sĩ quan này phải về đi tìm súng, Nhưng súng còn đâu nữa mà tìm, bởi lúc hỗn loạn xảy ra, La Thành Tỵ đã ra lệnh cho thanh niên Phật tử phải đi thu nhặt hết đem về chất trước sân chùa. Nhưng có vị đã đi đến những hang cùng, ngõ hẻm tìm được súng, có vị tìm được cả chục khẩu súng như M.16, R.15... vác lên chùa. Trong số đó, tôi biết có một người là Thiếu Tá Đỗ Công Hào, Thuộc Tiểu đoàn 10, Chiến Tranh Chính Trị, cũng ôm một bó súng, ông yên tâm đem vào chùa; Nhưng không ngờ khi nộp súng ông lại càng bị La Thành Tỵ la hét càng to hơn nữa:

"Các anh có đem hàng trăm súng dài cũng không được, vì Sĩ quan thì phải giao nộp súng ngắn, các anh phải nộp súng ngay, không thì đừng có trách".

Đến nuớc này, thì các vị không có "súng ngắn" chỉ còn có một cách là về nhà đem tiền lên chùa để đưa cho "Lực Luợng An Ninh phật Giáo" đám này hễ ai có tiền thì chúng lấy những cây "súng ngắn" trong cái đống súng ở trước sân chùa trao cho, để nộp và để đổi lấy cái "Giấy chứng nhận trình diện" của "Thị Bộ Hòa Hợp-Hòa Giải". Thiếu tá Đỗ Công Hào cũng phải đem tiền mua súng. Sau đó, ông đã phải vào nhà tù "cải tạo" T.154, đến gần mười năm sau khi đã bị què một chân mới được ra tù. Và bây giờ, dù đã trải qua những năm dài bị hành hạ, đọa đày, nhưng Thiếu tá Đỗ Công Hào vẫn còn giữ nguyên được cái cây... súng ngắn. Chẳng biết bây giờ bọn Hòa hợp-Hòa giải Phật giáo có còn muốn đòi Thiếu tá Đỗ Công Hào phải trình ra cái cây ... súng ngắn nữa không???

Việt Cộng trả công cho "Lực luợng Hòa hợp Hòa giải Phật giáo Ấn Quang":

Trở lại với cái gọi là LLHHHG, sau khi Quân, cán, chính VNCH Đà giao nộp vũ khí, thì trước sân chùa một đống súng cao như núi; thì Lực luợng Hòa hợp - Hòa giải đã đến Tòa Thị Chính mời "Ủy ban Quân quản" đến nhận súng. UBQQ cử Hoàng văn Lai, ủy viên an ninh (sau Lai là Đại tá Trưởng ty công an QN-ĐN) đến chùa Pháp Lâm, Lai đứng ở sân «chùa» dằn từng tiếng:

«Các anh hãy trả lời: Cách mạng chiến thắng hay Phật giáo chiến thắng? Hòa giải là cái gì? Mỹ, ngụy bỏ chạy, chúng tôi tiếp thu chớ có có ai đánh đâu mà hòa giải, còn súng, chúng tôi không cần, cho các anh đấy!!!".

Bấy giờ đến luợt «Ban lãnh đạo hòa giải» lạy Hoàng văn Lai để y chở đống súng đi, vì để đống súng nằm hoài ở sân chùa thì … không tiện.

Sau đó «Ủy ban quân quản» ra lệnh như sau:

“- Sĩ quan trình diện tại số 03 Duy Tân.

- Ngụy quyền trình diện tại số 12 Bạch Đằng.

- Đảng phái chính trị trình diện tập thể tại số 09 Gia Long”.

Có người nghĩ rằng đã có giấy chứng nhận của «Lực lượng Hòa hợp, Hòa giải Phật giáo» nên không đi trình diện nữa. Nhưng nhiều vị đã bị bắt vì không có giấy chứng nhận của "Ủy ban quân quản", có người xuất trình giấy chứng nhận của «LLHHHG» thì bọn an ninh nói:

«Giấy chứng nhận của hòa giải hãy bỏ vào sọt rác vì không có giá trị, chỉ có giấy chứng nhận của ủy ban quân quản, có chữ ký của ông Hoàng văn Lai mới có giá trị».

Cuối cùng Quân, Cán, Chính VNCH ở thành phố phải đi trình diện hai lần, Nhưng may là lần sau không bị đòi nộp súng ngắn nữa!!!

Bây giờ đến lượt «cách mạng thưởng công» cho «Lực luợng hòa giải»:

Qua sự thanh lọc, một số đông bị rớt, riêng La thành Tỵ được tiếp tục làm việc trong «Mặt trận tổ quốc» hiện nay La Thành Tỵ là «Trưởng ban hướng dẫn gia đinh Phật tử Quảng Nam - Đà Nẵng».

" Chính quyền Phật Giáo":

Một điều, hơn ai hết chính LLHG Phật giáo chắc khó quên, ấy là trong thời gian hơn một tháng từ 20/03/1975, LLHG đã nổi lên cướp chính quyền phường, khóm xã, thôn, bởi chính quyền cũ có người đã di tản, còn những người kẹt lại vì thấy những bộ mặt đằng đằng sát khí của những «ông» hòa giải nên chẳng ai dám nói gì. Họ cũng tự xưng là Phường trưởng, Xã trưởng, Thôn, Khóm trưởng, đã làm mưa làm gió, bắt giết người, lập tòa án nhân dân đấu tố nhiều người đến 29/03/1975, VC vào thành phố rồi, chúng cũng không hề nói gì mà còn vui vẻ bắt tay «các ông» hòa giải gọi là «đồng chí». Nhưng sau ngày 30/04/1975, Việt cộng mới yêu cầu các khuôn hội bàn giao chính quyền cho chúng. Điều này đã làm «Hòa giải Phật giáo» bị mất mặt trước dân chúng, nên «Chính quyền Hòa giải» nhất định không chịu bàn giao, vì đã nắm quyền hơn một tháng rồi, giết người chẳng ít, bắt giam cũng nhiều (như tôi đã viết ở bài trước). Nên chính quyền hòa giải đòi VC phải hợp thức hóa cho họ trở thành những cán bộ lãnh đạo phuờng, khóm, xã, thôn vì đã có công lao đưa xe đi đón bộ đội Bắc Việt vào thành phố.

Cuối cùng Việt cộng tổ chức một cuộc mít-tinh tại Đài phát thanh Đà Nẵng, trong buổi mít tinh ban tổ chức Đà giới thiệu tên Trần Thận, Thường vụ tỉnh ủy Quảng-Đà lên phát biểu nhu sau:

«Sở dĩ có cuộc mét-tinh hôm nay là do sự đòi hỏi của Phật giáo. Tôi nhấn mạnh là Phật giáo chớ không có hòa hợp, hòa giải chi hết á. Vì cái chiêu bài hòa hợp, hòa giải là chỉ do Phật giáo tổ chức ra để lừa bịp với chế độ Sài Gòn mà thôi. Chúng tôi công nhận Phật giáo Ấn Quang đã có công đóng góp với cách mạng đánh đổ Mỹ- ngụy. Nhưng, đó là nghĩa vụ công dân chớ không vì thế mà Phật giáo đòi cầm quyền. Hiện nay, còn có một số phuờng, khóm, xã, thôn thuộc các khuôn hội còn nắm giữ không chịu bàn giao cho ủy ban nhân dân các địa phương. Phật giáo nên biết, ngày xưa ông Lý Vạn Hạnh là cha ruột ông Lý Công Uẩn nên Phật giáo muốn làm gì thì làm, còn hiện nay ông Đôn Hậu không phải là cha của đồng chí Lê Duẩn, và chính quyền cách mạng chứ không phải là triều Lý. Vậy chúng tôi yêu cầu Phật giáo phải khẩn trương bàn giao gấp, nếu chậm trễ chúng tôi sẽ có biện pháp …».

Nói đến đây, y nổi nóng vung tay hét:

«Nay đất nước đã có độc lập tự do rồi mà không lo tu thân, tăng gia sản xuất để góp phần xây dựng đất nuớc, mà cứ đòi cầm quyền! Phật giáo lấy tư cách gì để đòi cầm quyền? Ai cho cầm quyền? Phật giáo chỉ có cầm … cầm … cầm …»

Bỗng nhiên có tiếng cười nổi lên, nhiều bà cuời lớn quá khiến tên Thận phải khựng lại, rồi không biết phải nói tiếp những gì nên y nói đại:

«O … cầm … cầm … cầm … cái gì cũng được Nhưng không được cầm quyền».

Thích Đôn Hậu bắt buộc đồng bào phải đi diễn hành mừng sinh nhật Hồ Chí Minh:

Ngày 18/05/1975, Thích Đôn Hậu chỉ thị tỉnh giáo hội Quảng Nam - Đà Nẵng và Thị bộ Hòa giải tổ chức sinh nhật Hồ Chí Minh tại chùa Pháp Lâm. Trước khi tổ chức sinh nhật, các khuôn hội tại các quận lân cận và thành phố Đà Nẵng Đà ra lệnh cho đồng bào phải tập trung về «chùa» Phổ Đà «để bắt đầu cuộc diễn hành chào mừng chiến thắng và dự sinh nhật của bác Hồ vị cha già của dân tộc». "Lực luợng Hòa hợp-Hòa giải " đã bắt đồng bào ở các quận như: Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An, Hòa Vang… phải đi bộ, mọi người phải tay cầm đèn gió để đem xuống thì thắp sáng lên cho nó ra vẻ «phấn khởi hồ hởi» và gói cơm đem theo để ăn dọc đường vì có nơi phải đi bộ một ngày một đêm mới tới Đà Nẵng. Trước khi đi, các khuôn hội đã tập dượt cho đồng bào hô khẩu hiệu như sau: Khi những «ông» hòa giải tay cầm loa phóng thanh, mồm hô:

«Hoan hô bộ đội giải phóng miền nam anh hùng.» thì đồng bào phải hô lớn «hoan hô … hoan hô …» còn khi mấy «ông» hô: «Đả Đảo đế quốc Mỹ và ngụy quyền tay sai bán nuớc», thì đồng bào phải hô «đả đảo … đả đảo …»

Nhưng sau một đêm ngày đi bộ vì mệt và buồn ngủ, nên đồng bào chẳng còn nhớ những gì khác cả, mà chỉ còn nhớ bốn tiếng «hoan hô» và «đả đảo» mà thôi. Tôi vẫn nhớ như in vào đêm ấy đã hơn một giờ sáng ngày 19/05/1975. Lúc đó tôi đang ngủ, thì bỗng nghe tiếng chân người đi, tiếng ồn ào, tiếng loa phóng thanh cùng với tiếng hô «hoan hô … đả đảo …» Bây giờ mỗi lần nhớ lại chuyện đêm ấy, nếu có ai thì tôi kể lại để cùng cười, còn nếu chỉ mình tôi, thì tôi … cười một mình.

Đêm ấy, khi đoàn người đã bị các «ông» hòa giải hành hạ đang đi qua nhà, tôi đã vừa cảm thương đồng bào vừa không nén được tiếng cuời, khi nghe mấy «ông» hòa giải tay cầm loa phóng thanh mồm la ơi ới:

«Bà con ơi! ai rớt gói cơm?» thì có tiếng của đồng bào đáp trả: «hoan hô ... hoan hô …»

Nghe vậy mấy «ông» hòa giải lại la lớn:

«Bà con ơi! gói cơm ai rớt?»

Đồng bào lại hô «đả đảo … đả đảo …». Cứ tiếp tục như vậy, một hồi lâu, đồng bào cứ mắt nhắm, mắt mở cũng chỉ biết có «hoan hô» với «đả đảo» cái ... gói cơm.

Cuối cùng, các «ông Hòa giải» tức quá mới đi tới gần từng nhóm người, tay đập mạnh vào người họ mồm hét:

«Gần sáng rồi, tỉnh táo đi, nghe chúng tôi nói đây nè ai … làm … rớt … gói … cơm … thì nhận lại, chứ nghe cái gì đâu mà cứ hoan hô với đả đảo hoài … vậy hả?» Lúc đó đồng bào mới biết là có «sự cố».

Nên biết là lúc đó, đồng bào rất sợ Hòa giải Phật giáo, các khuôn hội buộc mỗi gia đình ít nhất phải có một người phải cầm đèn gió đi diễn hành. Tại thành phố Đà Nẵng, để cho nó có «hệ thống» trước khi diễn hành đến « chùa » Pháp lâm, các khuôn hội dùng loa phóng thanh kêu gọi:

"Yêu cầu tất cả đồng bào hãy tập trung về tại «chùa» Phổ Đà ở số 340 đường Phan Châu Trinh ĐN, tức Phật học viện Trung phần, để bắt đầu cuộc diễn hành trên khắp thành phố suốt đêm để mừng cách mạng chiến thắng, cho đến sáng ngày 19-05, trước khi đến chùa Pháp Lâm tại số 500, đường Ông Ích Khiêm để mừng sinh nhật Hồ Chủ tịch vĩ đại"

Trở lại với cuộc diễn hành hay đúng hơn là Hành diễn. Sau khi đã thấy những sự kiện kể trên, tôi nghĩ chờ Trời sáng sẽ xuống chùa Pháp Lâm xem thử mọi việc ra sao.

Khi đến đến «chùa» Pháp Lâm, tôi cùng vào với đồng bào diễn hành. Chúng tôi đã chứng kiến «Thượng tọa» Thích Đôn Hậu ngỏ lời nói:

«Yêu cầu đồng bào từ nay hãy lập tại nhà một bàn thờ thật trang trọng, phải có ảnh bác Hồ kính yêu để thờ vị cha già của dân tộc, ảnh đang có tại các chùa, đồng bào hãy đến để mua đem về mà thờ».

Tiếp theo Thích Đôn Hậu (dân Đà Nẵng thường gọi là Thích Đoản Hậu hoặc Thích Đâm Hậu), giới thiệu một «cán bộ cách mạng lên nói chuyện với đồng bào» khi người này lên nói chuyện đã tự giới thiệu tên là Hoàng Châu Ký, Giám đốc Sở Thông tin văn hóa khu trung, Trung bộ.

Hoàng Châu Ký đã ngỏ lời khen ngợi có đoạn như sau:

«… Quý Thượng tọa, đại đức và quý vị thuộc lực luợng hòa hợp hòa giải, là những người đã có công với cách mạng, tham gia đánh đổ Mỹ- ngụy, thật là đáng ngợi khen. Trước đây, quý vị nói là bị Mỹ-Ngụy áp bức, kềm kẹp không có tự do, nay cách mạng đã giải phóng, không còn ai bị áp bức nữa. Từ nay, quý vị tu sĩ đều được tự do ở lại chùa tu hành. Ngoài ra, cách mạng sẽ giúp đỡ bằng cách tạo điều kiện cho có đất đai để quý vị được tự do làm chủ, tự do lao động sản xuất, để góp phần xây dựng đất nước, và để được vinh dự là không còn ăn bám vào thiên hạ nữa.

Còn đối với những người không phải tu hành, tôi biết ở đây có nhiều người có bằng cấp cao như tiến sĩ, bác sĩ, giáo sư, kỹ sư … Các anh sẽ được trọng dụng trở lại, làm việc theo nghành nghề chuyên môn, bác sĩ trở lại bệnh viện, giáo sư trở lại trường học … Các anh sẽ được bình đẳng như những giáo sư, bác sĩ, kỹ sư cách mạng miền Bắc. Nghĩa là, hàng tháng họ được bao nhiêu ký rau muống, bao nhiêu mì chính (bột ngọt) … thì các anh cũng được lãnh bấy nhiêu. Ngoài ra, muốn cải thiện, nếu ở thành phố không có đất, chúng tôi sẽ giúp đỡ cho các anh có điều kiện để tự do nuôi heo, tự do nuôi gà, tự do nuôi vịt, tự do … tự do ...».

Hoàng Châu Ký còn nói thêm nhiều thứ tự do nữa, Nhưng sao tôi thấy trên từng khuôn mặt của những «vị trí thức» này bỗng trở nên nhợt nhạt khi biết mình đã có đầy đủ những thứ … tự do!!!

Trong lúc y còn nói chuyện, Nhưng chúng tôi không thể đứng nhìn những đồng bào tội nghiệp của mình, mà chúng tôi biết chắc chắn là họ phải nằm đường, ngủ chợ, lê lết một ngày, một đêm nữa mới trở về đến nhà của họ, nên chúng tôi phải ra về.

"Trại Cải Tạo T.154":

Đến đây, tôi xin nói qua về trại cải tạo T.154, là hậu thân của trại cải tạo Đá Trắng. Nhân đây, vì tôi vốn là dân gốc tại làng Thạnh Bình, Tiên Phước, Quảng Nam; từ nhà tôi đến nhà cụ Huỳnh Thúc Kháng chỉ cần đi bộ, tôi biết rất rõ về trại này, nơi Bác ruột của tôi Đà bỏ mình tại trại vào năm 1964, nên tôi phải nói rõ về cái tên T.154. Bởi khi quận Tiên Phước mất vào ngày 13/03/1975, thì VC Đà cấp tốc khởi công phá bỏ trại Đá Trắng vốn ở dưới hầm, để thành lập trại tù mới lớn hơn, từ lúc đầu VC đã bắt thanh niên quận Tiên Phước làm công việc xây dựng bằng nhà tranh vách đất, đến ngày 15/04/1975, Việt cộng cho «khánh thành» và trại Đá Trắng chính thức đổi tên thành "Trại cải tạo T.154", để rồi các vị ai đã vào đấy, thì ít có vị nào ra trại trước muời năm, có vị đã bỏ mình tại trại vì bị hành hạ đến bệnh tật không được điều trị, có vị bị xử bắn, bị bỏ đói chết trong nhà biệt giam.

Sau đó, khi đưa tất cả các vị QCCVNCH đã trình diện tại «chùa» Pháp Lâm vào đây, VC lại bắt các vị tù trong trại tự xây nhà tù mới, mái lợp ngói, nền lát gạch. Trại chính là Trại 1, bên nam gồm có 12 (mười hai) nhà, mỗi nhà có bốn phòng, mỗi phòng có hai dãy sạp gỗ dài song song và một sạp chiếc, mỗi sạp chứa được trên dưới 20 ( hai mươi) người. Tất cả các phòng, các cánh cửa đều có gài một thanh sắt dài có gắn khóa sắt, để mỗi tối sau một ngày lao động, mọi người tù phải vào phòng để một công an gọi là «Cán bộ trực trại» điểm danh xong rồi khóa cửa lại. Nhưng chưa đủ mà còn có một nhà Biệt Giam, trong nhà nầy có những thanh sắt gài hai chiếc cùm sắt xuyên qua Tường gạch kiên cố, để cùm hai chân người tù, phòng chỉ bốn mét vuông, không có cửa sổ, chỉ có một lỗ thông hơi hình tròn đường kính khoảng 08 cm (tám phân), bên ngoài là cánh cửa sắt có gài một thanh sắt có khóa sắt. Trong trại còn có nhà cấp duỡng ( nhà bếp) một trạm xá. Ngoài ra, quanh trại VC còn xây thêm các phân trại như các trại: Trại Thôn Năm, Thôn Tư, Na Son, Nà Thao, Lò gạch, Nhà chăn nuôi, Nhà máy ly tâm sản xuất đường (chỉ phân phối cho công an, còn tù cải tạo thì chỉ được nhìn mà thôi). Đầu năm 1979, vì đánh nhau với Tàu nên VC chuẩn bị đưa một số vị tù ra Bắc, đã phải ngưng lại, thay vào đó VC đã lập thêm nhà biệt giam 02.79 (Đồng Mộ). Rồi thay vì đưa ra Bắc; vào đêm 03-05-1979, các vị này đã bị trói dính chặt vào nhau. Sau đó, các vị đã bị công an vũ trang dao kề cổ, súng kề lưng, đưa vào nhà biệt giam 02.79 (Đồng Mộ) trong một đêm khuya tối Trời. Trong số này có bốn vị tu sĩ đó là quý ngài: Linh mục Đặng Đình Canh, hiện nay quản nhiệm giáo xứ Thanh Bồ, Đà Nẵng, Linh mục Vũ Dần, hiện nay quản nhiệm giáo xứ Phú Thượng, Đà Nẵng, Linh mục Nguyễn Đình Ánh. Riêng Linh Mục Tống Kiên Hùng sau khi ra tù ngài trở về giáo xứ Tam Tòa, Nhưng công an QN-ĐN đã trục xuất ngài vào miền Nam, rồi ngài sang Hoa Kỳ, hiện nay ngài đã vào dòng tu kín tại Hoa Kỳ, và Mục sư Dương Đình Nguyện, hiện cũng đã tiếp tục hầu việc Chúa ở Hoa Kỳ.

Ngoài các trại tù nam, VC cũng lập thêm phân Trại Nữ gồm có năm nhà, có nhà cấp dưỡng, trạm xá riêng, các phòng cũng kiên cố như trại nam. Nhưng mỗi khi nữ tù «vi phạm nội quy» thì công an trại nữ lại "Lập biên bản" để đưa vào cùm trong nhà biệt giam của trại nam, vì trại nữ không có nhà cùm biệt giam. Ví thế, nữ tù vì mắc cỡ nên rất sợ bị vào nhà cùm ở bên trại nam; bởi bất kể một nữ tù nào chỉ cần có một giờ bị ôm áo quần đi vào nhà cùm ở trại nam, là cả hai trại nam - nữ tù đều biết tất cả.

Hai trại nam, nữ cách nhau một giòng suối nhỏ, «tuy xa mà gần, tuy gần mà xa» chung một hội trường để hai trại nam, nữ cùng học tập chính trị, hoặc họp toàn trại mỗi khi trong trại có nhiều người «vi phạm nội quy» hoặc xem văn nghệ vào dịp Tết, hay ngày 2/09, «nghệ sĩ» là các anh chị em đa số là các anh chị em thuộc Chiến Tranh Chính Trị cũ.

Nói đến nhà tù này, thật là kinh hoàng, khủng khiếp!!! Vì là nhà tù lao động chuyên về nông nghiệp, nên cả nam lẫn nữ tù đều phải làm những công việc vô cùng nặng nhọc. Hàng ngày, nữ tù chúng tôi thường đi làm chung với quý vị nhà 08 do Trung tá Nguyễn Văn Chuớc «Tự quản» (nhà trưởng) quý vị này đã từng qua nhà biệt giam 02-79 (Đồng Mộ) và nhà 10 do Thiếu tá Trương Quang Dõng làm nhà trưởng, ngày nào hai nhà này cũng thay phiên lao động bên nữ tù. Các anh đã thay trâu bò cày, bừa cho nữ cấy, gặt. Với chỉ tiêu chung, ba người một sào, bắt buộc phải đạt trong ngày. Ngoài ra phải leo lên đồi cao cuốc đất trồng sắn, mỗi ngày với chỉ tiêu vừa cuốc vừa trồng phải «đạt» 500 cây hom sắn, hay cuốc đất trồng mía, tỉa đậu, trồng khoai, lên rừng nam đốn củi, nữ vác xuống chất thành mét khối, cũng phải "đạt chỉ tiêu". Nói tóm lại làm việc gì cung phải «đạt chỉ tiêu» hết.

Nhưng không phải «đạt chỉ tiêu» rồi mà tối về phòng được ngủ sớm, mà tất cả chúng tôi, sau giờ ăn tối còn phải «làm tranh thủ» hái đậu phụng (lạc) cũng «chỉ tiêu» cho ba người đầy một thúng mới được về phòng, đặt lưng xuống chưa được bao lâu thì 06 giờ sáng phải thức dậy để bắt đầu một ngày lao động khác. Có khi vừa ăn tối xong, phải «tranh thủ» làm cỏ mía ... Thôi thì đủ thứ «tranh thủ» không làm sao kể hết.

Chúng tôi vẫn nhớ, có những lần suốt ngày dầm mình dưới sình, lầy, tới ngực, tới bụng làm mồi cho đỉa; Nhưng vẫn "không đạt chỉ tiêu". Vì vậy, đến chiều về trại, chúng tôi đã bị phạt, bằng cách không cho tắm rửa. Những lần như thế, chúng tôi cứ khóc như mưa, chẳng làm sao nuốt nổi chén sắn độn cơm, cũng không sao ngủ được vì trên người còn dây dính những bùn lầy, hôi hám!!!

Chúng tôi cũng không bao giờ quên những năm tháng lao động bên các vị Quân, cán, chính VNCH, thuộc nhà 08 và nhà 10. Tôi vẫn nhớ mãi những ánh mắt đầy thương cảm và lo lắng của các anh, khi nhìn chúng tôi với những tấm thân yếu đuối, mà các anh chỉ nhìn thấy từ bụng, từ ngực nổi trên sình lầy, trong những ngày đông buốt giá, đến những ngày hạ nắng như thiêu đốt. Đôi chân của chúng tôi lúc nào cũng phải lần bước theo những cây đà, do chính các anh đốn từ trên rừng đem bỏ xuống ruộng. Các anh luôn luôn lưu ý đến chúng tôi, để khi nào nữ tù có ai lỡ trượt chân khỏi cây đà, thì các anh kịp thời nối cuốc, nối tay, kéo chúng tôi lên. Vì thế, có nhiều người rơi xuống ruộng, Nhưng không hề có một ai bị chết vùi thân dưới sình lầy cả

Nhưng với tôi, mặc dù bị tù đày. Tôi vẫn thấy mình có cái «may mắn» là «được» chứng kiến những trận đòn thù dã man, tàn bạo nhất mà công an trại đã giáng trên những tấm thân gầy yếu, trơ xương của nhiều vị tù, nhưng vì là một bài viết có hạn, nên tôi chỉ nói đến những trường hợp như sau đây:

- Thiếu tá Hồ Minh, ông đã bị «kỷ luật» cùm tay, chân, miệng, và ở phòng biệt giam. Chẳng những thế, mà ông còn bị công an trại dùng những khúc củi đánh đập nhiều lần, đến nỗi mỗi lần ông bị đánh, tù nhân chỉ nghe tiếng hét, tiếng rú của ông chứ không hề nghe tiếng ông nói thành lời. Một lần, tù nhân nghe tiếng mở cửa của thanh sắt phòng biệt giam. Họ thấy ông Hồ Minh bị hai tên công an vũ trang lôi ra khỏi phòng, rồi dùng những khúc củi đánh tới tấp lên người ông. Đau quá, ông bỏ chạy quanh khu biệt giam, lúc ấy, nhiều người mới nhìn thấy chiếc cùm đã không còn trên miệng của ông nữa, Nhưng ông không còn hét thành lời, mà chỉ có tiếng rú vô cùng man dại, đôi mắt vô hồn, nét mặt thất thần, có lẽ ông đã mất trí, cũng có thể vì chiếc cùm lâu ngày trên miệng đã làm ông không còn nói được nữa. Nhưng bọn công an vẫn đánh vì nói ông giả câm, chúng cứ tiếp tục đánh, buộc ông phải nói. Khi ông ngã sấp xuống mặt đất thì chúng không đánh bằng những khúc củi nữa, mà chúng thẳng chân giày đạp lên đầu, lên lưng ông, cho đến lúc ông nằm bất động, chúng mới cho «trật tự» trại khiêng xuống trạm xá trại 1. Nhưng đã quá trể, vì khi vào trạm xá, thì thân xác ông Đà lạnh ngắt tự bao giờ. Mọi người mới hay rằng bọn công an trại đã đạp lên cái xác chết của ông.

- Đại úy Nguyễn Phuợng, bị cùm bỏ đói cho đến chết. Khi chết rồi, mà đôi chân của ông vẫn còn trong đôi cùm sắt treo trên Tường, thân thể quắt queo trên nền gạch lạnh lẽo của phòng biệt giam tăm tối!!!

-Thiếu tá Nguyễn Xuân Giáo, cựu Trưởng ty Cảnh sát Quốc gia Quảng Nam (thời Đệ Nhất Cộng Hòa). Trước khi chết, ông đã bị hành hạ đến không còn nhìn ra được là con người nữa. Ngày ông chết trong nhà biệt giam, khi đưa ra ngoài, không biết là vô tình hay hữu ý, mà bọn công an đã cho người con trai ruột của ông cùng đồng tù là anh Nguyễn Xuân Đức khiêng xác đi chôn, mà vẫn không biết đó là cha ruột của mình. Cho đến khi huyệt mộ Đà lấp đất xong, tên công an trại ra lệnh cho « trật tự » trại mang tấm bảng gỗ đến và viết tên Nguyễn Xuân Giáo, đem cắm dưới chân mộ. Lúc ấy, anh Đức mới kinh hoàng, chết điếng ngã lăn xuống đất, ôm lấy nấm mộ của đấng sinh thành vừa lạy vừa kêu Trời. Nhưng Trời thì ở trên cao và xa quá, còn công an thì ở gần, nên chúng ra lệnh cho «trật tự» trại vực anh dậy và lôi về phòng. Trước cảnh Trời sầu, đất thảm ấy, tất cả tù nhân chỉ biết rơi lệ vì cảm thương và đau xót!!!

- Chúng tôi cũng đãà chứng kiến tại "Đồng Cừ", hôm ấy là ngày cấy lúa, bọn công an bảo Trung tá Không quân, anh Nguyễn Văn Đức nấu ăn, đến khi dọn cơm ra cho chúng, bỗng chúng nói anh rửa rau muống không sạch, là muốn đầu độc chúng, rồi mấy tên công an vũ trang đã dùng báng súng, dùng giày, đánh, đạp vào người anh đến ngã ngụy xuống mặt đất trước mặt Mục sư Dương Đình Nguyện và Giáo sư Đồng Sĩ Ninh, là hai vị tù chịu trách nhiệm đắp nước ruộng và đồi sắn tại "Đồng Cừ", cùng đông đảo tù cải tạo. Chúng tôi hết sức kinh hoàng và vô cùng đau đớn, nhưng không biết phải làm gì hơn là cúi mặt để dấu đi những dòng nuớt mắt cứ trào tuôn từ đáy lòng thương cảm, và cũng từ nỗi uất hận. Bởi, anh Đức đã lớn tuổi, mắt kém nhưng không có kính, nếu anh có rửa rau không được sạch thì đó không phải là lỗi của anh. Tại sao chúng không bảo những người tù khác mắt còn nhìn rõ hơn để nấu ăn cho chúng. Vả lại, chúng biết rõ là anh Nguyễn Văn Đức không có ý đầu độc chúng, Nhưng chúng muốn đánh anh vì lòng thù hận. Nên biết, bọn công an luôn luôn tìm một sơ hở nhỏ nào đó của tù cải tạo để có cớ mà đánh, đập, cùm kẹp để hành hạ trả thù mà thôi.

- Trung tá Nguyễn Tối Lạc, quận trưởng quận Đức Dục, người từng bị cùm cả tay, chân, có khi bị cùm cả miệng. Trước khi bị cùm miệng, ông đã xin Linh mục Vũ Dần, Linh Mục Đặng Đình Canh, Linh Mục Nguyễn Đình Ánh, Linh Mục Tống Kiên Hùng, truyền dạy Kinh Thánh cho ông, nên mỗi lần bị cùm miệng, nhưng còn hai tai nên qua cái lỗ thông hơi của phòng biệt giam, ông vẫn học thuộc hai câu Kinh Thánh mỗi ngày. Và nhiệm mầu thay, ông đã thoát chết. Bây giờ ông đã sang Hoa Kỳ theo diện tù cải tạo.

Người ta thường bảo khi cùng đường, sắp chết mới thấy Trời. Quả đúng như vậy, khi vào các nhà tù của Việt Cộng là đi vào tử lộ, và chính ở nơi ấy con người mới biết đến Đấng Toàn Năng.

- Ngoài ra, còn có nhiều vị bị xử bắn tại trại như Đại tá Nguyễn Văn Bình … Đặc biệt là Kỹ sư Trung úy Trần Quang Trân đã bị xử bắn vì tổ chức giải thoát tất cả tù nhân. Nên biết, ông Trần Quang Trân là một Kỹ sư điện tử, từng được tu nghiệp tại Nhật và Hoa Kỳ, ông được công an trại giao cho tất cả công việc bảo quản điện, đài trong trại, được tự do về thành phố Đà Nẵng mua phụ tùng các loại máy móc cho trại, ông cũng là một tay trống của đội văn nghệ trại, Nhưng ông không thể ung dung để huởng những ưu đãi của Việt cộng, không thể nhìn những người đồng cảnh ngộ bị đọa đày. Nên ông phải hành động, để rồi ông phải chịu chết thảm!!!

- Ngày ông Trần Quang Trân bị xử bắn, một buổi chiều khoảng 06 h 30 ngày 27/05/1982, khi cả hai trại nam, nữ đã ăn «cơm» xong. Trại nam đã điểm danh khóa cửa, nhưng trại nữ chưa điểm danh. Vì thế, chúng tôi còn rủ nhau đi quanh sân trại để «tâm sự». Bỗng nhiên, chúng tôi thấy một tiểu đội công an vũ trang xuất hiện, chúng kềm ông Trần Quang Trân ở giữa và dắt theo bốn nam «trật tự» khiêng một chiếc quan tài, tất cả đang đi về hướng Hố Ông Hức, là nơi dành để chôn tù cải tạo. Riêng tôi, là thợ cắt, may được Âu-Việt phục, nên thỉnh thoảng công an trại bảo đi lấy số đo ở gia đình chúng để vào may trong trại nam, vì trại nam có bốn máy may, trại nữ không có, máy may chỉ dành để may áo quần cho công an, còn tù phải tự vá áo quần rách bằng những sợi nylon, tách ra từ bao cát mà ngày xưa thường dùng để làm hầm tránh đạn. Mỗi lần một «cán bộ» nào muốn nhờ tôi cắt, may, thì chính « cán bộ » ấy phải đích thân ra trại nữ xin phép «cán bộ trực trại» để nhận và cùng đi với tôi đến nhà, sau khi đo, đến ngày tôi vào trại nam để may công an cũng phải đi kèm, may xong, lại dắt tôi về trả cho «cán bộ trực trại».

Vì vậy, lúc ấy tôi đang từ nhà của vợ chồng Phó giám thị Nguyễn Văn Bá và vợ là Nguyễn Thị Thanh Yên người Kỳ Hà, quận Lý Tín, Quảng Tín. Yên là «cán bộ y tế» Thời gian này Nguyễn Văn Bá đã lên Phân trại Thôn 05 để kiêm luôn chức Trưởng trại Thôn 05. Nhưng không hiểu vì quên giờ hành quyết ông Trần Quang Trân, hay vì tôi đo áo quần cho cả gia đinh nên bị chậm trễ giờ giấc. Nhà của vợ chồng tên Bá ở gần Hố ông Hức. Trên đường về trại có «cán bộ» Yên đi kèm, tôi đã nhìn thấy ông Trần Quang Trân bị bịt mắt và cùm miệng, vì sợ ông Trân có thể có lời nói bất lợi, hoặc hô khẩu hiệu, ngay như Trung tá Nguyễn Tối Lạc, khi bị kỷ luật cũng phải bị cùm miệng, bọn công an trong trại không bao giờ cho tù nói những lời mình muốn nói.. Ông Trần Quang Trân bị đưa đến Hố ông Hức.Vừa thấy tôi, mấy tên công an hét lớn, bảo tôi nhanh chân về trại, «cán bộ» Yên bảo tôi chạy ngay về trại, không được nhìn cái gì cả, còn y thị cũng chạy biến vào đám mía của nhà «Phó giám thị » Nguyễn Văn Tài và vợ là Trần thị Lệ cán bộ phụ trách hồ sơ tù cải tạo. Tôi lén nhìn ông Trân rồi cúi đầu đi thẳng. Khi về trại, tôi thấy mọi nữ tù đều khóc, vì họ cũng đã thấy, và đã biết những gì sẽ xảy ra!!! Khoảng nửa giờ sau, có mấy phát súng nổ. Mặc dù trừ bốn «trật tự» và đội công an hành quyết, không có một ai biết, hay thấy được giây phút cuối cùng của ông Trần Quang Trân, Nhưng nữ tù đều hiểu khi nhìn thấy chiếc quan tài khiêng đi bên cạnh ông, nên họ biết chắc chắn những phát súng đó là đã bắn vào ông Trân. Không cầm lòng được nữa, cả trại nữ khóc thét lên, tiếng khóc thấu Trời, làm bọn công an trên cơ quan nghe được. Vì thế, «cán bộ trực trại» tên Trịnh Thị Thu vợ của «giám thị» Huỳnh văn Hung người Bình Dương, Thăng Bình, Quảng Nam, đã xuống trại, y thị phùng mang trợn mắt hét chúng tôi, bảo tất cả vào phòng khóa cửa lại. Y còn nói: «Nếu các chị còn khóc tui sẽ cùm đầu hết». Nhưng chúng tôi không sợ, vì cùm hết thì lấy ai ngày mai đi lao động.

Trong những ngày đi cắt bổi (cắt những cành lá trên ngọn để bỏ vào chuồng trâu, bò làm phân bón ruộng) quanh Hố ông Hức, tôi đã bốn lần lén lút đến gần ngôi mộ ông Trần Quang Trân. Ông được chôn riêng trên ngọn đồi, dưới chân mộ là một gốc cây cao, có bóng mát tỏa xuống chở che một nắm xương tàn, một linh hồn, mà lúc sinh tiền là một tâm hồn cao Thượng. Những ngày bị cùm kẹp trong phòng biệt giam, những vị tù bị cùm bên cạnh phòng của ông, vẫn thường nghe ông hát lên những Bài Thánh Ca với lời nguyện cầu cho đất nuớc, cho đồng bào, cho những người tù đồng cảnh ngộ. Mỗi lần viếng mộ ông, tôi chỉ vừa đi vừa nhìn, chứ không bao giờ dám đứng lại, vì tất cả tù nhân nếu ai đến thăm mộ ông mà bị chúng bắt được, sẽ bị vào nhà cùm biệt giam cả.

Tôi cũng biết chắc chắn, khi VC mở tòa án tại trại để tuyên án tử hình ông Trần Quang Trân, cũng nhu lúc xử bắn VC đều không cho thân nhân và vợ, con ông ở Xuân Hòa, Xuân Lộc, Đồng Nai được biết.

Nói về những vị đã chết trong trại tù còn nhiều lắm, khó có thể viết đầy đủ trên một trang báo. Nên tôi lại xin phép nữa để viết về một hòan cảnh thương tâm khác của một người, hay nói đúng hơn là của một gia đình đã bị VC đọa đày đến cảnh khốn cùng, nếu không có niềm tin nơi Đấng Tối Cao thì tôi chắc họ đã không làm sao vuợt qua được những đớn đau, nghiệt ngã, oan khiên mà đảng Cộng sản Việt Nam đã giáng cho gia đình ấy, đó là trường hợp của gia đình Giáo Sư Thượng Nghị Sĩ Bùi Văn Giải. Khi di cư vào Nam năm 1954, ông làm nghề dạy học, bà tảo tần buôn bán, tiết kiệm dành dụm tạo được một căn nhà tại phuờng Tam Tòa, đường Trần Cao Vân Đà Nẵng. Khi ông vào tù cải tạo, công an Đà Nẵng đa4 tịch thu căn nhà của ông bà. Bà đau buồn, ngã bệnh rồi mất ở tuổi đời 36. Ngày mất mẹ, các con ông và người thân đồng cầu khẩn VC cho ông về chôn cất vợ xong rồi tiếp tục vào tù, Nhưng VC vẫn không cho. Ông đã không được nhìn mặt người bạn trăm năm vào giây phút cuối cùng!!! Nhờ bà con giúp đỡ, các con ông chôn mẹ, trong lúc cha vẫn ở trong tù!!! Chỉ có Trời cao mới thấu được nỗi đau thương của các con ông Bùi Văn Giải khi vấn vành khăn tang khóc mẹ, cũng như nỗi đớn Đàu của ông Bùi Văn Giải ở trong trại tù "cải tạo"!!!

Những năm dài ở trong lao lý, Giáo Sư Bùi Văn Giải đã từng bị đưa vào nhà "Biệt giam 2.79" tức Đồng Mộ và nhà "Biệt giam Nhà Trắng" cùng với nhiều vị sĩ quan cao cấp và các vị cán bộ lãnh đạo cao cấp của các chính đảng. Khi bị bênh nặng Giáo sư Bùi Văn Giải phải vào bệnh xá Trại 1 (trại chính), khi xuất viện ông lao động ở tổ rau xanh sau trại nữ, thời gian này tôi vẫn thường thấy ông với mái tóc bạc phơ, tấm thân gầy yếu, Nhưng tiếng hát của ông qua những Bài Thánh Ca nghe vẫn vút cao như bay đến tận Trời xanh.

Ngày ra tù, theo lời Thầy, tôi đến thăm các con của Thầy. Được biết khi tịch thu nhà, công an Đà Nẵng nói là vì «nhân đạo» nên chừa lại một phòng trong căn nhà của ông bà chỉ bốn mét vuông, để các con ông ăn, ngủ, còn nấu nuớng thì phải nhóm bếp ngoài sân. Nhưng những ngày mưa và mùa đông thì phải dời bếp vào phòng, bốn đứa con ông bà phải ăn, ngủ chung với tro và khói bếp. Nhưng chưa đủ, công an còn buộc các con của Giáo Sư Bùi Văn Giải phải trả tiền nhà hàng tháng cho Ty nhà đất, vì căn nhà đã thuộc sự quản lý của nhà nuớc!!!

Với hoàn cảnh bơ vơ, cha ở tù, mất mẹ, các con ông phải bỏ học, đứa vá xe đạp, đứa làm thuê. Riêng Thu con gái út, là con gái yếu đuối lại còn nhỏ, nên phải làm nghề thêu, may mướn để góp phần trả tiền thuê cho chính căn nhà mà do mồ hôi, nuớc mắt của cha mẹ mình đã tạo nên. Vì nếu không trả thì sẽ bị đuổi ra khỏi phòng, rồi phải lang thang đầu đường xó chợ. Sau 13 năm tù cải tạo, ông đã sang Hoa Kỳ và hiện đang là Chủ nhiệm Nguyệt san Về Bên Mẹ La Vang tại Portland, Hoa Kỳ.

Tạm thay lời kết:

Khi viết đến những dòng này, tôi bỗng thấy có hơi buồn; bởi chúng tôi biết có rất nhiều người đã biết, đã thấy những hành vi tàn ác của Phật Giáo Ấn Quang trong suốt bao nhiêu năm qua. Song cho đến giờ này cũng chỉ thấy xuất hiện một số ít bài viết về các biến cố như: Cuộc thảm sát tại Thanh Bồ - Đức Lợi, 24-08-1964- Cuộc Bạo Loạn tại miền Trung, mùa hè 1966, Cuộc Thảm Sát Tết Mậu Thân, 1968 và về ngày nước Việt Nam Cộng Hòa đã rơi vào tay của cộng sản Hà Nội: 30-04-1975. Nhưng, tất cả họ đã vì một lẽ nào đó, nên đều tránh né, không muốn hay không dám viết hết những sự thật. Chúng tôi nghĩ rằng, có thể bởi bị ám ảnh với những hình ảnh giết người của Ấn Quang nên họ sợ đụng chạm, hoặc vì đang đứng ở vào một tổ chức nào đó mà phải cần đến Ấn Quang; và còn một lý do khác nữa là họ sợ một ngày nào đó phải cần đến lá phiếu của Ấn Quang. Riêng kẻ viết bài này là một người không hề có tham vọng về chính trị, nên dù bất kể một thế lực nào cầm quyền tại Việt Nam, kẻ này cũng không màng đến một địa vị, chức tước gì cả. Vì thế, nên không bao giờ cần đến bất cứ một lá phiếu nào; mà điều duy nhất của người viết những loạt bài này là đã tâm nguyện: Suốt đời chỉ làm một người cầm bút, để viết lên tất cả những gì mắt thấy, tai nghe, thấy sao nói vậy, nhớ đâu viết đó. Viết với tất cả tâm thành để cho lớp trẻ sau này còn biết đến những hành vi tàn ác, bất nhân của những kẻ đã từng gieo rắc tang thương, máu lệ cho đồng bào vô tội; hầu cho họ biết đường mà tránh xa phuờng lục lâm, tặc phỉ, để khỏi rơi xuống hố sâu của tội ác. Bởi đó, chính là lương tâm và trách nhiệm của người cầm bút.

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền.


Ai âm mưu biến ngày Quốc Hận 30/4...?

DỪNG NGAY LẠI Ý ĐỒ ĐEN TỐI !
    Ai âm mưu biến Ngày Quốc Hận 30 tháng tư của công dân quốc gia Việt Nam Cộng Hòa bị xâm lăng, bức tử trở thành một Ngày Vui, Đại Hội, Diễn Hành, Vinh Danh, Tri Ân v.v... dưới danh hiệu trơ trẽn, lừa bịp?!
     (Ngày 30/4/1975 là ngày Việt Cộng bức tử nốt miền Nam Việt Nam và đưa toàn dân Việt Nam vào bao nỗi tù tội, chết chóc, điêu linh, thống khổ, vì thế, những nạn nhân VC đều gọi là NGÀY QUỐC HẬN. Thế mà lại có những người đã và đang âm mưu thay tên Ngày Quốc Hận bằng những cái tên vô nghĩa để mong thực hiện xóa bỏ hận thù, làm mờ lằn ranh Quốc Cộng và tạo cho thế hệ trẻ VN có cái nhìn sai lệch về lịch sử, đồng thời giúp Việt Cộng xóa tội giết dân bán nước hơn nửa thế kỷ qua).
Xin nói rõ về một ngày thống hận
Ngày oan hờn tang tóc của quê hương
Ngày kết cuộc của nhiều năm xâm lấn
Ngày cộng mở đầu vạn nỗi đau thương

Ngày mở đầu của bao màn bi kịch
Của tang thương, chết chóc, của lao tù
Của ngờ vực giữa họ hàng thân thích
Của cha con, hai chiến tuyến nghịch thù !

Ngày hỏa ngục, ngày đau thương ly biệt
Người chết ven đường, kẻ chết biển khơi
Già trẻ, gái trai, xác nằm la liệt
Đạn xé, lửa thiêu không vẹn hình người !

Ngày mở đầu của gạt lừa, gian dối
Bắt vợ xa chồng, con phải lìa cha
Ngày tan nát, ngày nhục nhằn, hận tủi
Máu lệ cùm gông tràn ngập sơn hà

Ngày mở đầu cướp của dân nhà, đất
Nhưng cắt Hoàng Sa - Nam - Giốc dâng Tàu
Coi mạng con người không bằng con vật
Đời sống dân lành thua kiếp ngựa trâu ...

Ngày mở đầu của hờn đau chất ngất
Ngày dân Nam gục xuống bởi bạo tàn
Người yêu nước gọi là "NGÀY QUỐC HẬN"
Bởi thương giống nòi và xót giang san

Thương lính kiên cường, phục người trai Việt
Sống đã hiên ngang chết cũng anh hùng !
Thành dù mất nhưng anh linh tuấn kiệt
Mãi muôn đời bất tử với non sông

Chỉ kẻ không tim, bất lương, tán tận
Mới quên hờn dân tộc, Tháng Tư Đen
Mới đổi tên ngày đau thương, quốc hận
Thành những từ vô nghĩa để mờ quên !

Nghe rõ nhé, cộng còn gieo oan khuất
Còn giết dân và dâng đất cho Tàu
Thì mỗi ngày sẽ là ngày quốc hận
Không chỉ một ngày cuối tháng Tư đâu !!!

Này, Việt cộng mới lập lờ, gian xảo
Mới mị lừa và qủy quyệt thế thôi
Dừng ngay lại hỡi ý đồ đen tối
Nếu thật thiện lương và óc, tim người


Ngô Minh Hằng


Mậu Thân 1968, Cố Ðô Kinh Hoàng! - Elje Vannema

Mậu Thân 1968, Cố Ðô Kinh Hoàng!
Elje Vannema
      Mới sáng tinh sương đã thấy quân Mặt Trận (Giải Phóng Miền Nam) hiện diện trong thành phố. Họ là những người lo mặt chính trị trong cuộc chiếm cứ. Ngày hôm trước, họ vào sổ gần hết mọi người, ghi tên, tuổi, phái tính. Họ quan tâm đặc biệt đối với phái nam, chia những người này ra thành nhiều nhóm: công chức, những người có liên hệ với quân đội cộng hòa, và những kẻ khác. Nhiều trường hợp họ ghi chú đầy đủ cả gia đình, cả tên con cái nữa. Mỗi nhóm họ chỉ định một người đại diện, mang trách nhiệm mọi mặt về tất cả thành viên trong nhóm. Nếu có người thoát thì người đại diện phải lãnh đủ. Dân chúng được lệnh không tụ họp đông người, trừ khi được kêu đi dự mít tinh, không được nghe đài, không được phao tin đồn đãi...
      Ngày hôm sau, du kích và nằm vùng địa phương tỏa ra đi tìm những người có tên trong danh sách viết tay nguệch ngoạc. Họ được đưa về Tiểu chủng viện, nơi dựng tòa án nhân dân. Một anh cựu sinh viên chủ tọa phiên tòa với sự hiện diện của một người Bắc Việt và hai sinh viên khác. Hai sinh viên này chúng tôi biết...
      Các phiên tòa nhân dân mấy ngày trước đã chấm dứt. Dân chúng hiện diện khá đông tại các phiên tòa ở Tiểu chủng viện, ở Gia Hội bên kia cầu và ở trong thành. Tòa án ở Tiểu chủng viện do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì. Anh này tốt nghiệp đại học Huế và là cựu lãnh tụ sinh viên trong Ủy Ban Phật Giáo chống chính quyền trước đây. Cầm đầu ở Gia Hội là Nguyễn Ðắc Xuân, trước kia là một liên lạc viên cộng sản nay đột nhiên lại xuất hiện. Tòa trong thành do hai sinh viên Nguyễn Ðọc và Nguyễn Thị Ðoan điều khiển. Các phiên tòa vang lên những lời đe dọa với khẩu hiệu tuyên truyền, kết tội, qui chụp. Hầu hết những người bị lôi ra tòa chẳng biết lý do mình bị bắt. Nhưng tất cả đều bị kết tội, một số bị tử hình tức khắc.
      Sau hai ngày phiên tòa kết thúc, nhường chỗ cho những công tác khủng bố dân chúng khác. Một người trộm mở nghe đài (radio) bị bắn giữa thanh thiên bạch nhật để làm gương. Một anh sinh viên không tới dự lớp học tập cũng bị bắn công khai. Nguyễn Ðọc bắn nhiều người trong đó có người bạn thân đồng lớp là Mu Ty, chỉ vì bạn không chịu hợp tác với y. Bước vào ngày thứ hai bắt đầu kiểm soát lương thực, thực phẩm. Ngày thứ bốn, vì không tuân hành lệnh cách mạng, một gia đình bị xử. Người chủ gia đình bị bắn tức khắc. Dưới áp lực khủng bố gia tăng, nhiều người bỏ trốn, nhưng ít kẻ thoát. Vùng Gia Hội có nhiều người thoát hơn nhờ ban đêm chèo bè qua sông sang làng Ðập Ðá. Thường bị bắn theo nhưng cố chèo.
      Những người nằm vùng xuất đầu lộ diện, ra tay truy lùng nạn nhân. Bộ đội Bắc Việt và quân chính quy Mặt Trận lo chuyện quân sự và chiến lược. Nằm vùng địa phương lo việc chính trị, hành chính, bình định, tuyên truyền, và tiêu diệt kẻ thù. Ðám này bắt và giết người bất kể, nhiều khi chỉ vì hiềm thù cá nhân. Cán bộ miền Bắc có mặt ở tòa án nhân dân xem ra ít nắm vững chuyện chính trị và đóng vai trò ít quan trọng trong các bản án. Ðịa phương quyết định mọi chuyện. Trước khi lên danh sách, thường đám nằm vùng đã quyết định bắt ai rồi. Chỉ còn việc ra lệnh thanh toán những ai họ nhắm nữa mà thôi. Có lẽ họ lý luận rằng, thà giết lầm hơn bỏ sót, vì bỏ sót thì sau này mình sẽ bị nhận diện. Một cách hệ thống, công chức, quân nhân, sinh viên có tinh thần quốc gia, có khả năng lãnh đạo và có thể gây trở ngại cho cách mạng, chính trị gia đối lập, tất thảy đều được đoái hoài. Danh sách bất tận.
      Dân chúng tập trung ở nhà thờ chính tòa được lệnh vào bên trong, không ai được đứng bên ngoài. Phụ nữ và trẻ con được lệnh ngồi xuống. Ðàn ông và thiếu niên từ 15 tuổi trở lên đứng. Ở bệnh viện, trò tương tự cũng đã diễn ra. Dân quanh vùng, đặc biệt là vùng quanh căn cứ Mỹ, được lệnh tập trung vào bệnh viện vì cộng sản sợ giao tranh có thể xảy ra ở đó. Dân lúc này còn sợ súng máy và hỏa tiễn trực thăng hơn quân chiếm đóng nên ngoan ngoãn làm theo lệnh. Sau ba ngày, đàn bà con nít được lệnh ngồi, đàn ông đứng dậy để hai tên nằm vùng nhận diện, trước mặt hai cán bộ miền Bắc và hai bộ đội Mặt Trận. Hai người nằm vùng này mới được xổ tù khi Việt cộng chiếm thành phố. Cả hai đều là thành viên kỳ cựu của Mặt Trận. Một số người, trẻ có già có, được cấp thẻ và dẫn về nhà thờ chính tòa.
      Bên trong nhà thờ đàn ông và thiếu niên được lệnh sắp thành hàng rồi bước ra ngoài với cán bộ hộ tống. Từ nhà thờ họ băng qua các đường Phủ Cam lên Chùa Từ Ðàm. Bị giữ ở đấy một ngày rồi lại tiếp tục đi về phía Nam, hướng Nam Giao. Ðàn bà trẻ con nhao lên nhưng được trấn an rằng cha, chồng, con họ phải ra phục dịch bên ngoài thành. Một số bà đi theo xa xa, nhưng rồi bị chặn lại. Trong số người ra đi có anh lính trẻ cộng hòa và Lương (nhân vật kể lại câu chuyện này). Ngày kế tiếp, cuộc hành trình kéo dài suốt chiều tới tối, thoạt tiên rời Từ Ðàm đi về hướng Nam rồi bẻ hướng Ðông Nam. Sáu cây số đường đi mà Lương nghĩ là một cuộc trường chinh. Không ai nói với ai. Chỉ một lần yên lặng bị cắt đứt bởi một câu hỏi của ai đó "Ta đi mô đây". Có tiếng phụ họa "Lên núi hay tới chỗ chết?".
      Bộ đội Mặt Trận nói là họ được đưa đi học tập. Không ai biết mình đi đâu nhưng tự thâm tâm nhiều người tin rằng có lẽ đời mình sắp kết thúc. Ông già đi bên cạnh Lương bỗng ngã quỵ. Cho tới lúc đó anh không biết có ông già đi bên mình. "Bắt gió cho ông ta " tiếng ai đó vang lên... Lương ôm lấy ông cho tới khi người canh gác tới. Mắt ông già hé mở trong chiều xẩm tối. Tiếng nói lạc giọng thều thào. "Xin để tui đi, để tui ở lại đây", ông van xin, bàn tay xương xẩu níu lấy cánh tay người gác. "Tui không đi xa hơn được nữa".
      "Ðứng dậy".
      Ông già gượng dậy, cố thẳng người thêm được vài bước rồi lại ngã. Người gác đoàn lúc này hết kiên nhẫn, đạp ông ra lề đường rồi bỏ đi. Vài phút sau, một phát súng xé không khí cùng với một tiếng kêu yếu ớt vang lên. Làm thế để chắc ăn, không ai chứng kiến. Xác ông được dập vào một hố gần đó, hai tù nhân được lệnh lấp đất. Một tháng sau xác ông được đồng bào khám phá.
      Vô vọng, đoàn người bước đi càng lúc càng chậm, câm lặng uất nén. Người gác càng hối thúc. Rồi có tiếng hô "Dừng lại". Lương thấy đám người phía trước được lệnh bỏ túi xách xuống và ngồi xuống. Họ đã tới đích. Ðám canh gác phía sau miệng hét thúc kẻ này đi nhanh, chân đá vào sườn kẻ khác... Sau này, Lương nhớ lại mình đã đi qua thôn Tu Tay. Theo anh, chừng 18 người đã bị kêu lên phía trước và bị quân Mặt Trận tố có tội ác với nhân dân. Các nạn nhân bị lôi đi ngay. Chả ai biết gì về số phận họ vì chẳng bao giờ gặp lại họ nữa. Những người khác được lệnh đi về phía lăng Ðồng Khánh.
      Sau một giờ đi họ lại được lệnh dừng, chia thành hai nhóm nhỏ và bắt đầu được lệnh đào hầm rãnh. Họ đào mồ cho lớp người tới sau, chứ chính họ thì chỉ vài mạng phải nằm ở đây mà thôi. Như một ác mộng kinh hoàng thăm viếng địa cầu, nhưng ác mộng không do quỷ ma nào cả mà do chính con người tạo ra.
      Thoạt tiên, Lương nghĩ chắc mình sẽ không qua khỏi. Dù vậy, anh và người lính trẻ vẫn cố tìm cách thoát thân, trong một hoàn cảnh có thể nói là tuyệt vọng. Hai người thất thần nhìn nhau, mắt mở lớn. Chung quanh Lương, đám người đói, lạnh, có kẻ đau, không ai dám quay về nhìn thành phố thân yêu đổ nát đang chìm trong bóng tối sau lưng họ. Họ đào đã hai, ba tiếng, ai nấy im lặng gặm nhấm suy nghĩ của mình. Hố đào là để trú ẩn và làm mương dẫn nước, người ta nói thế. Một tiếng nổ kèm với tiếng la vang lên. Thần chết vây bủa không gian. Tại sao mình ở đây?
      Ða số họ là công giáo, chả ai quan tâm tới chính trị, một số do hoàn cảnh lịch sử phải bước vào lính như bao nhiêu thanh niên Việt Nam và trên khắp thế giới đến tuổi khác.
      Sau khi đào xong một hố rãnh, đám đông được lệnh đi tới một đụn cát để nghỉ đêm. Vài người bị dẫn đi. Một số la thét lên vì sợ. Lương thấy người bạn ở cùng phố mà anh quen từ mấy năm nay bật khóc nức nở. Một người hoảng lên chạy quẩn để rồi bị bắt giữ lại. Lương hoảng hốt. Chân anh như điện giật. Anh nghĩ phải liều ngay. Chung quanh cán bộ gác đầy dẫy, nhưng nếu lao vào được bóng tối thì có cơ thoát. Ác mộng tiếp tục. Người la. Kẻ bị đánh. Người rú lên cười kinh hoàng. Lương ở trong một đám khá đông đang bước đi. Ðám người khập khễnh lê lết xuyên qua một đám cây rậm đi xuống đụn cát phía Nam. Khi họ xuống đồi, Lương lách người lao vào bóng tối. Một viên đạn rít bên tai. Anh phóng qua đám rừng, tai vẫn nghe tiếng đạn và tiếng la hét. Chỉ vài phút anh tới một con suối và chạy theo dòng nước hướng về phía Ðông. Anh đi suốt đêm, thỉnh thoảng bị khuất động bởi trái sáng thả từ máy bay và tiếng đại bác. Sáng ra thấy mình băng qua một con đường sắt. Từ đó tiếp tục đi tới quốc lộ, lòng mong ngóng sớm thoát được vùng tử địa. Xế chiều anh tới con đường phía Nam cách Phú Bài mấy dặm. Mãi tới ngày 16 tháng 2 Lương mới về lại được thành và kể cho chị Kim những gì đã xảy ra...
      Người ta đoán rằng đám nạn nhân từ Phú Cam tiếp tục đi nhiều ngày nữa về hướng Nam, xuyên qua một vùng cây cối khó đi. Mãi tới trung tuần tháng 9-69 người ta mới tìm thấy xác họ trong một con suối nhỏ, khe Ðá Mài, con suối chảy ra khe Ðại đổ vào sông Hương... Trong số 428 bộ cốt tìm được ở đó, rất ít được nhận diện. Vì không tìm thấy ở đâu khác, gia đình họ Nguyễn (thân nhân người lính trẻ) tin rằng con mình đã chấm dứt cuộc đời nơi khe suối này...
      Mồ Tập Thể
      Mồ tập thể được khám phá đầu tiên ở trường trung học Gia Hội, nằm bên cạnh khu dân cư. Sở dĩ cư dân gần đó biết được là vì họ nghe tiếng súng và biết ở đó có mở tòa án nhân dân. Một số người sau khi tham dự phiên tòa đầu tiên đã liều trốn và may mắn thoát. Một số khác nhờ bơi qua sông. Trước ngôi trường có tất cả 14 hố gồm 101 tử thi. Sau ba ngày tìm kiếm, người ta khám phá thêm một số hố rải rác trước, sau và bên hông trường, nâng tổng số tử thi lên 203, gồm xác thanh niên, người già và phụ nữ.
      Trong số xác trẻ có 18 sinh viên. Một số trong bọn họ là những sinh viên đã bỏ vô bưng theo Mặt Trận sau vụ đấu tranh chống chính quyền, nay trở về bắt các sinh viên khác theo họ. Khi Mặt Trận chuẩn bị rút, các sinh viên được phép chọn hoặc vô bưng hoặc ở lại thành. Kẻ chọn ở lại bị giết và chôn tại trường. Những sinh viên khác của Gia Hội không theo Mặt Trận cũng chịu chung số phận. Có hố vừa chôn được hai hoặc ba tuần; số còn lại rất mới. Những xác đầu tiên được lính Thủy Quân Lục Chiến Cộng Hòa khám phá ngày 26-02-1968.
      Trong số nạn nhân có cô Hoàng Thị Tam Tuy (các tên riêng và địa danh nào không đoán được sẽ ghi lại đúng như tác giả đã ghi - Người dịch), 26 tuổi, rất xinh, bán hàng ở chợ, nhà tại đường Tô Hiến Thành, Gia Hội. Bị quân Mặt Trận, theo lời kể của chị/em cô, vào nhà bắt đi đưa vào trường điều tra ngày 22 tháng 2, rồi chẳng thấy trở về. Xác cô chân tay bị trói, miệng nhét đầy giẻ, mình mẩy không thấy một vết thương nào. Xác cô nằm chung với bốn nạn nhân khác, mà hai trong số đó có bà con với chị/em dâu cô. Trong số các nạn nhân khác có bà góa Dương Thi Co, 55 tuổi, nghề bán guốc, 4 con. Bị bắt tại nhà ngày 22-02, đưa vào trường Gia Hội và bắn chết. Xác bà được các con nhận diện ngày 26-02. Người thứ ba là Lê Văn Thắng, 21 tuổi sinh viên ở Gia Hội. Anh bị bắt đi tham dự lớp huấn luyện ngày 14-02. Xác được gia đình phát hiện và nhận diện ngày 16-03, chung hố với hai nạn nhân khác trong khuôn viên trường.
      Người thứ tư là Trần Ðình Trọng, sinh viên kỹ thuật và mới lập gia đình. Bị bắt ngày 06-02, tìm thấy xác ngày 26-02. Người thứ năm Nguyễn Văn Dong, cảnh sát 42 tuổi, bị bắt ngày 17-02 ở nhà một người quen và bị chôn sống, tay trói tại trường Gia Hội. Tìm thấy xác ngày 26-02. Người thứ sáu là Lê Văn Phú, 47 tuổi, cảnh sát. Bị bắt tại gia ngày 08-02. Vợ con van xin Mặt Trận cho phép chồng ở lại nhà, nhưng tối hôm đó bị hành quyết, bị bắn vào đầu, xác tìm thấy ngày 26-02, ở khuôn viên trường. Người thứ bảy, bà Nguyễn Thi Lao, buôn thúng bán bưng, 48 tuổi. Bị bắt trên đường lộ. Xác tìm thấy ở trường học, tay bị trói, miệng nhét đầy giẻ; mình mẩy không bị một vết thương nào. Có lẽ bà bị chôn sống. Những xác khác tìm thấy gồm một đại úy cộng hòa, hai trung úy, ba trung sĩ và mấy viên chức hành chánh. Bốn xác người của Mặt Trận.
      Vùng mồ lớn thứ hai được khám phá gồm 12 hố với 43 tử thi ở Chùa Theravada, thường gọi là Tăng Quang Tự.
      Vùng thứ ba tại Bãi Dâu với 3 hố, 26 xác. Trong số nạn nhân ở Chùa có ông Phan Ban Soan, 60 tuổi, sinh tại Phú Vang, Thừa Thiên, nhà ở đường Tô Hiến Thành, có gia đình, 5 con. Ông Soan làm nghề thợ may, trước có tham gia vụ Phật giáo chống tổng thống Diệm. Năm 1961 bị bắt vì chống chính quyền, được thả năm 1967. Bị Việt cộng bắt đi tối 12-02 trên đường Chi Lăng, Gia Hội. Cộng sản phân công ông chôn xác chết và phân phối gạo. Xác ông tay bị trói, bị bắn xuyên đầu, dập cùng hố với 7 người khác.
      Một người khác tìm thấy ở Chùa là ông Ðặng Cơ, 46 tuổi, nghề thầu khoán, bị bắt tại gia ngày 06-02, tìm thấy xác ngày 26-02. Một người khác nữa là ông Ngô Thông, 66 tuổi, nhân viên hành chánh hồi hưu, bị bắt ngày 08-02, xác dập chung với 10 người khác. Một số tử thi có vết thương, một số tay bị trói giật cánh khỉ bằng dây thép gai, và một số miệng bị nhét giẻ.
      Lần đầu tiên nói chuyện với đồng bào trong vùng, tôi tưởng chỉ có 16 xác ở Chùa và 3 xác khác ở Bãi Dâu. Nhưng bên hông và sau Bãi Dâu có nhiều hố chôn. Tất cả ở đây chết vì bị trả thù. Một vài người là thành viên Mặt Trận nhưng bị giết vì muốn ở lại thành. Họ đều là dân Gia Hội. Bốn tháng sau, tháng 08-68, tôi trở lại đây để tìm hiểu thêm uẩn khúc của những cái chết. Thân nhân các nạn nhân lẫn dân địa phương đều xác nhận những điểm trên.
      Tiết lộ về "mồ chôn tập thể" đầu tiên của chính quyền miền Nam là vào ngày 28-02-68, khi phát ngôn nhân chính phủ cho biết về một hầm "ghê gớm ở Cồn Hến gồm 100 xác công chức và quân nhân bị bắt khoảng đầu tháng". Cũng theo phát ngôn viên, "các nạn nhân bị Việt cộng giết, thân xác họ không được lành lặn". Cồn Hến nằm giữa sông Hương. Lúc đầu Mặt Trận không màng chiếm Cồn. Nhưng sau nó trở thành một vị trí chiến lược cho việc tiến quân và rút quân từ Gia Hội ra vùng cát Ðông Nam, vùng họ chiếm từ nhiều năm nay. Chính quyền xác nhận có 101 xác trong hầm. Theo đồng bào chạy thoát từ Cồn thì trong số nạn nhân có nhiều người nam mang quân phục, một vài người bận đồ kaki của Mặt Trận, một số khác bận áo dòng ngắn, một vài người mang quân phục lính cộng hòa và một vài người bận thường phục. Tôi hỏi nhân viên chính quyền địa phương về tên tuổi các nạn nhân thì được trả lời là các tử thi không được nhận diện đầy đủ; họ xác nhận là không thể nào quả quyết tất cả đều bị hành quyết; một vài nạn nhân có thể đã chết trong khi giao tranh và vài xác khác, cũng theo họ, là của quân thù.
      Vùng chôn thật sự thứ tư nằm sau Tiểu chủng viện, nơi dựng tòa án nhân dân. Hai hầm chứa xác ba người Việt làm việc cho tòa đại sứ Hoa Kỳ, hai xác người Mỹ là ông Miller và ông Gompertz, nhân viên USOM, và xác một giáo sư trung học người Pháp bị giết vì lầm là người Mỹ. Tất cả đều bị trói tay. Xác tìm thấy và liệm ngày 09-02. Xác hai người Mỹ và người Pháp được đưa về Ðà Nẵng.
      Quận Tả Ngạn, vùng thứ năm, do một quân nhân người Úc khám phá ngày 10-03-68. Ba hầm rãnh với 21 tử thi, tất cả đều nam giới, tay bị trói, đạn bắn xuyên đầu và cổ. Một hầm khác, vùng thứ sáu, nằm cách Huế 5 dặm về hướng Ðông, được khám phá ngày 14-03-68 do một cố vấn quân sự Mỹ cùng toán lính Việt đi kèm. Hai lăm xác, tất cả đều bị bắn vào đầu, tay trói giật cánh khủyu. Nhờ một cánh tay của một nạn nhân nhôi ra khỏi mặt đất mà hầm được khám phá.
      Phía Nam Huế qua hoàng thành ở Nam Giao là nơi mộ phần của vua Tự Ðức và Ðồng Khánh. Nơi đây là vùng chôn tập thể thứ bảy. Ðây đó trên dưới hai chục hầm, có cái giữa đất bằng, có cái dưới bụi cây, có cái bên bờ suối. Bên cạnh hầm lớn, có những hố nhỏ chứa một, hai hoặc ba xác. Hầm đầu tiên được khai quật ngày 19-03-68, nhưng mãi cho tới tháng 6-69 vẫn còn xác được tiếp tục phát hiện. Ban đầu còn dễ nhận dạng, vài xác mang quân phục, ngoài ra còn lại thường phục. Ðặc biệt ở đây không có xác phụ nữ và trẻ con. Càng về sau việc nhận diện trở nên khó khăn. Dù vậy, cuối hè 1969, người ta cũng nhận diện được xác bố của ông thôn trưởng thôn Than Duong. Vì con trai vắng mặt nên cụ già bị bắt thay con. Về sau con đi tìm cha mãi không gặp. Xác cha, đạn xuyên đầu và ót, được tìm thấy tháng 6-69.
      Cũng trên đường hướng Nam đó là Tu viện Thiên An, nơi xảy ra trận chiến ác liệt trong thời gian cộng sản tấn công. Khi buộc phải triệt thoái, cánh quân chiếm đóng phía Nam thành phố rút lên núi và chiếm giữ ngôi Tu viện xây cách đây 26 năm, cách Huế 6 cây số hướng Nam, vào ngày 21-02. Lúc đó Tu viện đang là nơi lánh nạn cho hơn 3000 người. Mặc cho các cha dòng van xin, cộng sản đã cho thần hỏa thiêu rụi tòa nhà chính trong vòng hai ngày. Các tòa nhà bên là chỗ sinh kế của nhà dòng cũng bị lửa đạn thiêu hủy. Thư viện gồm những pho thư khố và thủ bút quý thời vua chúa cũng chung số phận.
      Cha Dom Romain Guillaume, một trong những linh mục của dòng, bị một lính Việt cộng bắn vào vai lúc rời khỏi tòa nhà cháy sau khi đã di tản hầu hết dân tỵ nạn. Một linh mục người Việt bị bắn vào chân. Khi rút khỏi đống gạch vụn Tu viện ngày 25-02, Cộng quân mang theo trên 200 người, trong đó 2 linh mục người Pháp, cha Urbain, 52 tuổi, và cha Guy, 48 tuổi và một số tu sĩ linh mục, tập sinh và người giúp việc. Những người này bị lọc bắt trong thời gian cộng quân chiếm Nhà dòng và được dẫn đi về hướng Nam. Ða số bọn họ kết liễu cuộc đời gần chỗ lăng các vua. Tới tháng 6-69, tổng cộng 203 xác được khai quật. Trong số nạn nhân ở lăng Tự Ðức có Ðoàn Xuân Tòng, 20 tuổi học sinh trung học, nhà ở làng Nguyệt Biểu, quận Hương Thủy. Em biến mất khỏi nhà ngày 06-02-68. Xác em được thân nhân tìm thấy bên cạnh lăng vua ngày 19-03-68, chôn chung với năm người khác cùng làng. Tại lăng Ðồng Khánh có xác linh mục Urbain lấp cùng một hố với 10 người khác. Một người Việt khai quật xác cho tôi hay tay linh mục bị trói, mình không có một vết thương, chứng tỏ có lẽ bị chôn sống. Xác ông liệm ngày 23-03-68 và sau đó được một linh mục đồng dòng nhận diện. Vị linh mục này không thể xác nhận được là tay cha Urbain có bị trói hay không. Sự kiện không có xác đàn bà và con trẻ trong các hầm chứng tỏ các nạn nhân đã bị hành huyết dã man chứ không phải chết trong lúc giao chiến. Nếu bị pháo kích hoặc oanh tạc thì chắc chắn đã có người bị thương và sống sót, hoặc có người chết không toàn thây. Và chắc rằng họ không phải bị chôn tại chỗ, bởi theo phong tục người chết luôn được mang về nhà mình để hồn họ khỏi phải vất vưởng muôn kiếp.
      Vì thế nguyên tắc của đối phương là phải giấu nạn nhân thế nào để không bị khám phá, mà nếu có bị khám phá thì cũng không nhận diện được là ai.
      Ngoài thi hài cha Urbain, thi hài cha Guy dòng Thiên An cũng được tìm thấy trong một hầm riêng ngày 27-03-68 gần lăng Ðồng Khánh, với vết đạn ở đầu và cổ.
      Vùng chôn thứ tám ở cầu An Ninh khám phá ngày 01-03 với 20 xác. Trong số tử thi có ông Trương Văn Triệu, trung sĩ lính Cộng hòa. Trung sĩ Triệu có vợ và 5 con. Du kích cộng sản địa phương bắt ông ở trường mẫu giáo Kim Long, nơi ông ẩn trốn. Bị trói và dẫn đi. Nhờ dân chúng gần đó cho hay Việt cộng có chôn xác người gần cầu nên vợ ông đã tìm được xác chồng sau đó.
      Xác ông Trần Hy, thuộc lực lượng Nhân Dân Tự Vệ, có vợ 4 con, cũng được lấp cùng hầm với ông Triệu. Ông bị bắt ngày 20-02 khi đang trốn trong nhà một láng giềng. Tay bị trói cánh khuỷu, người không có vết thương nào.
      Vùng chôn thứ chín ở cửa Ðông Ba, nơi xảy ra giao tranh lớn. Ðây chỉ có một hầm 7 người bị bắt tại gia và giết sau đó. Trong đó có ông Tôn Thất Quyền, 42 tuổi. Có gia đình với 10 người con, bị bắt và dẫn đi hôm 08-02-68. Gia đình tìm được xác ông ngày 05-05-68.
      Ðịa điểm thứ mười là trường tiểu học An Ninh Hạ, một hầm 4 xác, trong đó có cảnh sát Trần Triệu Túc, 52 tuổi, có vợ 7 con. Ông bị bắt tại nhà và mang đi ngày 05-02-68. Xác tìm được ngày 17-03-68 ở trường, mang vết thương ở đầu và cổ. Ba xác còn lại: một sinh viên, một quân nhân và một cảnh sát.
      Ðịa điểm thứ mười một là trường Van Chi, một hầm 8 xác. Trong đó có anh Lê Văn Loang, thợ máy, 35 tuổi, có vợ 6 con. Theo lời chị Loang, anh bị bắt đi dự lớp huấn luyện ngày 06-02. Khi bị dẫn đi, chị và các cháu chạy theo van xin nhưng vô hiệu. Họ ra lệnh mẹ con chị phải quay trở về. Xác anh được những gia đình đi tìm xác người thân tìm thấy ngày 10-03-68 gần trường. Một vài xác bận quân phục, 4 xác chắc chắn là thường dân, trong đó có một sinh viên.
      Ðịa điểm thứ mười hai ở chợ Thông, cách nội thành 2 cây số về hướng Tây. Tìm được 102 xác. Trong đó có ông Nguyễn Ty, 44 tuổi, thợ xây gạch, có vợ 6 con. Bị bắt ngày 02-02-68 và có lẽ bị giết ở chợ cùng với nhiều nạn nhân khác. Tìm được xác ngày 01-03, tay bị trói, một viên đạn từ ót bung ra cửa miệng. Nhiều người khác cũng bị bắn, tay trói. Có nhiều xác đàn bà nhưng không có trẻ con.
      Ðịa điểm thứ mười ba là vùng lăng Gia Long, ở Thiện Hàm bên bờ sông Hương, cách thành phố khoảng 16 cây số hướng Nam và cách Ðàn Nam Giao cỡ 13 cây số Tây Nam. Gần 200 xác được tìm thấy dưới các đám cây và bụi rậm, gồm học sinh, sinh viên, nhân viên hành chính, quân nhân và nhiều phụ nữ. 27 người thuộc làng lân cận. Sau khi an ninh tạm vãn hồi, các bà đi tìm chồng đã khám phá ra địa điểm này. Lúc đầu, họ không dám đi quá xa. Nhưng hai ngày sau, 25-03-68, họ đụng vào một miếng đất mới đào trên triền một trong nhiều thung lũng nhỏ trong vùng. Xác người thân họ nằm nơi đây, tay bị trói cánh khủy, đạn bắn từ sau cổ xuyên qua miệng.
      Có nhiều rãnh hầm nối nhau với nhiều xác. Một số nạn nhân từ nội thành, những người khác từ các làng lân cận. Một số là sinh viên từ Huế về nhà ăn tết.
      Ðịa điểm thứ mười bốn nằm ở giữa Chùa Tăng Quang và Tường Vân, 2,5 cây số Tây Nam Huế. Ở đó có xác 4 người Ðức, 3 bác sĩ và một bà vợ, tìm thấy ngày 02-04-68.
      Ðịa điểm mười lăm ở Ðông Gi, 16 cây số phía đông Huế trên đường ra bờ biển, tìm thấy ngày 01-04-68. 101 xác, đa số bị trói và miệng nhét đầy giẻ. Tất cả đều nam giới, trong đó có15 sinh viên, nhiều quân nhân và nhân viên hành chính, già lẫn trẻ. Một vài xác không thể nhận diện được.
      Tới tháng 05-68, tổng cộng có trên 900 xác người bị coi là mất tích đã được tìm thấy. Dĩ nhiên còn nhiều người chưa được tính... Ðầu năm 1969 nhiều địa điểm khác được khám phá.
      Ðiểm chôn thứ mười sáu: Ðầu tiên ở làng Vinh Thái. Ðịa điểm thứ hai ở làng Phú Lương. Ðịa điểm thứ ba ở làng Phú Xuân, tất cả thuộc quận Phú Thứ. Tất cả được tìm thấy trong khoảng từ tháng 01 tới tháng 08-69. Quận này với quận kế bên bị cộng sản chiếm nhiều năm và nơi đây xảy ra nhiều cuộc không tập kéo dài nhiều tháng. Mãi tới đầu năm 1969 quân Cộng hòa mới tiến vào được vùng này...
      Ba làng này cách thị xã Huế chừng 15 cây số về các hướng Ðông và Ðông Nam, cách bờ biển từ 3 tới 5 cây. Theo các viên chức địa phương, trên 800 xác được tìm thấy trong các vùng trên trong vòng 6 tháng. Có hầm đào sâu, có hầm cạn. Nhiều xác chôn lâu rồi, quần áo đã mục...
      Trong số nạn nhân người ta nhận diện được 16 học sinh trung học, theo học ở Huế nhưng về quê ăn tết. Cả nhân viên hành chính, đàn ông, đàn bà, trẻ em, già lẫn trẻ. Một số tay bị trói, đa số đều chôn cùng một hố. Vùng làng Vinh Thái đào được 135 xác; làng Phú Lương 22; và làng Phú Xuân đợt đầu 230, đợt sau, khám phá vào cuối năm 69, 375 xác. Dù thời gian qua lâu, nhưng nhờ lượng muối cao của đất vùng này giữ, đa số tử thi hãy còn có thể nhận diện được. Nhiều nhân viên hành chính và quân nhân, bị bắn ở cổ và đầu. Ða số nạn nhân thuộc nam giới. Một vài phụ nữ và trẻ em và một vài người mang nhiều loại vết thương. Có các linh mục, tu sĩ và chủng sinh của các làng lân cận mất tích từ hơn 20 tháng kể từ biến cố tháng 02-68. Trong số 357 xác có cha Bửu Ðồng, một cha sở quận Phú Vang và 2 chủng sinh. Cha Đồng dấu được trong túi sau bộ đồ ngủ đen trên người một hộp mắt kính trong đó có ba bức thư tiếng Việt. Một trong ba lá thư này, có bản chụp trưng bày ở nhà thờ chính tòa Huế, ông viết cho bổn đạo mình (thư tìm thấy trên thi thể ngày 8-11-69).
      «Các con yêu dấu,
 
      «Ðây là bút tích cuối cùng để nhắc cho các con ghi nhớ bài phúc âm thánh Phêrô trên thuyền bão táp... (3 chữ đọc không ra) đức tin. Lời cầu chúc của Cha ngày đầu xuân cho mọi công việc Tông đồ của Cha giữa chúng con, nhớ... (hai chữ đọc không ra) khi sự sống của Cha sắp kết liễu theo ý Chúa.
 
      «Hãy mến Mẹ sốt sắng lần hột, tha mọi lỗi lầm của Cha, xin cám ơn Chúa với Cha, xin Chúa tha tội cho Cha và tận tình thương nhớ cầu nguyện cho Cha được sống trong tin tưởng, kiên nhẫn, trong khắc khổ để kiến tạo hòa bình của Chúa Kitô và phục vụ tinh thần Chúa và mọi người trong Mẹ Maria. Xin cầu nguyện cho Cha bình an sáng suốt và can đảm cùng mọi sự đau khổ tinh thần, thể xác và gởi mạng sống cho Chúa qua tay Ðức Mẹ.
 
      «Hẹn ngày tái ngộ trên nước Trời. Chúc lành cho chúng con”.
      (Chữ ký Cha Ðồng)
      Ðiểm chôn thứ mười bảy ở làng Thượng Hòa, quận Nam Hòa, bên bờ sông Tả Trạch, một phụ lưu sông Hương phía Nam lăng Gia Long. 11 xác được tìm thấy giữa các lùm cây trong tháng 07-69. Chỉ có ba xác nhận diện được là người của làng bên cạnh. Tất cả đều mang vết thương cổ và đầu, dấu chỉ của sự hành quyết.
      Ðiểm thứ mười tám ở Thúy Thạnh, quận Hương Thủy, tìm thấy tháng 04-69, và ở làng Vinh Hưng, quận Vinh Lộc, tìm thấy tháng 07-69. Cả hai làng nằm trong vùng bị cộng sản chiếm từ lâu... Trên 70 xác, nhiều xác không còn nhận diện được nữa, đa số là đàn ông, vài đàn bà và trẻ con. Họ được nhận diện là người của các làng lân cận và vài người có thể bị chết vì chiến cuộc bởi mình họ mang nhiều vết thương và xác không toàn vẹn. Các nạn nhân khác bị bắn ở cổ và đầu.
      Ðiểm thứ mười chín tìm thấy vào tháng 09-69 ở Khe Ðá Mài, quận Nam Hòa, một con suối nhỏ chảy vào Khe Ðại, phụ lưu sông Hương. Khe chứa đầy xương người, có xương đủ bộ, có xương nằm riêng, sọ nằm riêng; tất cả được nước suối mài trắng tinh. Dân đi cưa gỗ tìm thấy địa điểm này. Nạn nhân có lẽ đã được chôn bên bờ suối trong mùa mưa và nước suối đã dần soi mòn đất để lộ xác ra, cũng có thể là nạn nhân bị vất xuống suối, chứng cớ là các mảnh quần áo được tìm thấy dọc bờ hoặc ngay dưới khe, thì việc chôn lấp nạn nhân có lẽ xảy ra trong các tháng mùa mưa (tháng hai, ba, tư). Và điều này có nghĩa là nạn nhân đã được dẫn thẳng tới đây hoặc được mang tới đây sau khi bị bắt một thời gian ngắn. Nếu chôn trong mùa suối khô, thì sự kiện xảy ra trong khoảng từ tháng 06 tới 10.
      Có lẽ để giữ bí mật khi rút lui Việt cộng đã thanh toán vội vàng các nạn nhân tại đây. Theo luật thông thường, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, kẻ thù thường chôn cất xác đồng đội đàng hoàng. Tuy nhiên cũng có thể đây là xương và sọ của lính Mặt Trận và Bắc Việt. Như vậy thì số phận nào cho những người Phủ Cam bị mất tích?
      Nghiên cứu các phúc trình quân sự Mỹ thì không thấy có một cuộc không tạc lớn hoặc của máy bay B52 nào ở vùng trên, ngoại trừ trận chiến gần Lộc Sơn vào hạ tuần tháng 04-68, một địa điểm cách xa nơi đó chừng 10 cây số. Vả lại lập luận mang người bị chết vì bom B52 băng qua vùng đất gập ghềnh để đưa về chôn ở suối này quả không vững. Ðường lên núi dễ dàng hơn nhiều. Cũng vậy, nếu kẻ thù bị thiệt hại nặng ở trận Lộc Sơn và, theo thói quen sẵn có, đã mang xác 500 đồng đội đi thì hẳn lộ trình phải là hướng núi, gần và dễ di chuyển hơn nhiều, chứ làm sao mà chọn băng qua cánh rừng dày đặc khó xuyên qua được này.
      Trong thời gian cuộc tấn công của cộng sản có xảy ra giao tranh lớn kéo dài từ Huế qua Bến Ngự, tới gần cầu Nam Giao và trong Nhà dòng Thiên An. Nhưng đã không có tiếp tục đánh nhau lớn về mạn Nam, khi quân thù chọn đường rút lui lên núi, hướng trái với Ðá Mài. Khe Ðá Mài nằm cách thành phố 40 cây số về hướng Nam, bên ngoài vùng lăng tẩm; nơi nầy được coi là vùng không người, chỉ có cộng quân lai vãng. Khe chứa 500 sọ. Ðịa thế cách trở, cách xa mọi văn minh bởi rừng đồi vách đá cho thấy người ta không muốn để số xác kia, xác của những người mang từ Huế ra bị khám phá, mà nếu có khám phá thì cũng không nhận diện được. Nằm lẫn với xương là các mảnh quần áo thường, không phải kaki hay vải màu xanh bộ đội miền Bắc hoặc quân phục Mặt Trận. Các sọ vỡ xương trán tất thảy cho thấy bị đánh bởi một vật gì nặng. Một số sọ khác không thấy vết tích gì ở xương, đây có thể là nạn nhân chết trong lúc giao tranh. Lần lượt tất cả hài cốt được chuyển về thành phố, nơi họ ra đi và tống táng trong an bình... Sau khi Ðá Mài được khám phá, vẫn còn vài trăm người mất tích. Trong số đó có một số sinh viên, điển hình là các anh Ngô Anh Vũ, Nguyễn Văn Bích. Cả hai bị bắt ở nhà thờ Phủ Cam. Những người khác, viên chức hành chánh, thành viên chính đảng, thanh niên công giáo, Phật giáo, tu sinh, giáo chức và quân nhân. Họ bị bắt đi, biệt tăm tin tức.
      Bên cạnh các hầm chôn tập thể, còn có các nạn nhân lẻ tẻ, bị giết tức tưởi. Có khi cả gia đình bị tiêu diệt như gia đình ông Nam Long, thợ buôn, bị bắn cùng vợ và 5 con tại nhà. Ông Ngô Bá Nhuận bị bắn dã man trước rạp chiếu bóng địa phương và ông Phan Văn Tường, lao công, bị giết ngoài nhà ông với bốn đứa con...
      The Vietcong Massacre at Hue. Vintage Press, New York, 1976