Thursday, December 29, 2011

Cuối năm 2011. Địt mẹ ! tao chửi chúng mày một tiếng đảng cộng sản Việt Nam - teolangthang

Địt mẹ, đảng cộng sản Việt Nam
    LỜI CẦU NGUYỆN CỦA LS LÊ DUY SAN
    1. Việt Cộng chết hết và chết một cách thảm khốc cả gia đình và dòng họ.
    2. Thân Cộng chết hết và chết một cách thảm thương cả gia đình và dòng họ.
    3. Những kẻ có những lời nói, hành động cố ý làm lợi cho Việt Cộng hay gây chia rẽ hàng ngũ người Việt Quốc Gia, mạ lỵ những người chống Cộng cũng chết hết và chết một cách thảm hại cả gia đình và dòng họ.

Vô Tôn Giáo - Đinh Lâm Thanh

Đinh Lâm Thanh

Theo "lý lịch trích ngang" của 16 ủy viên bộ chính trị trung ương đảng cộng sản Việt Nam thì không một tên nào có cha mẹ cũng như không theo bất cứ một đạo nào. Đó là chủ trương vô gia đình, vô tôn giáo và vô tổ quốc theo cái thuyết khốn nạn mà các tay tổ cộng sản đẻ ra nhằm biến con người thành con vật để dễ dàng cai trị ! Như vậy bất cứ tên cộng sản lớn nhỏ nào cũng không xứng đáng để được gọi là con người. Chúng còn tệ hơn cả loài thú dữ, dù ăn thịt đồng loại, nhưng con vật vẫn còn biết được đâu là tổ ấm gia đình, đâu là phần đất cần phải bảo vệ. Cọp beo, trăn rắn, kên kên …. lúc chập chững còn biết nguồn gốc tổ ấm, bám theo cha mẹ, tìm về hang động, bảo vệ lẫn nhau và chung sức chống đối kẻ thù hơn những tên cướp xuất thân từ rừng xanh, khi khôn lớn thì tự cho mình từ đất chui ra và từ chối luôn cả cha lẫn mẹ. Vậy chúng là thành phần đội phân trồi lên, chẳng khác gì dòi bọ ở các hầm cầu. Còn nữa, đã là cộng sản thì chúng luôn luôn kỵ tôn giáo và xem ‘đạo’ như một thứ thuốc phiện ru ngủ con người đồng thời là mầm mống nguy hiểm chống lại chế độ của chúng.

Có thể nói rằng, loài người là một tuyệt phẩm mà Thượng Đế đã tạo ra, nhưng muốn được gọi là con người thì phải có một bộ óc hiểu biết và một con tim nhạy cảm hơn các loài động vật khác…để từ đó con người mới biết tôn trọng lẫn nhau, sống hòa hợp, phân công và góp sức xây dựng một xã hội tốt đẹp và tiện nghi. Nhưng cái gì có thể giúp cho con người làm được những điều nầy? Phải chăng vai trò giáo dục có thể giúp con người biết điều hay lẽ phải, biết tôn trọng luật pháp, biết tu thân tích đức và làm lành tránh dữ…Như vậy muốn trở nên một con người hữu ích thì phải có một ‘lực’ linh thiêng nào đó để kềm ép thể xác tránh được những cái dục vọng, gian ác tầm thường trong mỗi con người. ‘Lực’ đó chính là căn bản của tôn giáo.

Khi đề cập đến vấn đề tôn giáo, xin hiểu rộng và đừng hạn chế trong một phạm vi hạn hẹp là tôn giáo chỉ có thờ phượng các Đấng Thượng Đế, Chúa, Allah, Phật, Ông Bà … mà phải nói đến các hình thức tôn giáo lớn nhỏ khác của loài người vượt qua ranh giới không gian và thời gian. Ví dụ như từ Thần Sông, Thần Núi, Thần Biển, Thần Rừng, Thần Đất, Thần Mưa, Thần Gió… đến Ông Voi (cá), Ông Địa, Ông Táo, Ông Tài, Ông Phước, Ông Lộc, Ông Thọ cũng như Đình Làng, Cây Đa, Khóm Tre, Gốc Cây, Ngọn Cỏ … đối với người Việt Nam nói riêng, hoặc Á Châu hay các sắc tộc khác, nói chung, là những Vị Linh Thiêng mà con người dựa vào đó để tin tưởng, khấn vái, cầu xin và sám hối. Vậy có thể nói rằng dù ở thời đại hay chân trời góc biển nào, đã là con người, không nhiều thì ít cũng mang nguồn gốc ‘hữu thần’ trong quả tim và trí óc, nghĩa là chấp nhận sự hiện diện các Đấng Linh Thiêng trong đời sống của họ để tôn sùng, cầu xin, sám hối và (được) phán xét.

Tại sao cộng sản sợ tôn giáo?

- Thứ nhất: Tôn giáo là niềm tin và điểm tựa của đời sống tâm linh, là đường dẫn con người đến với Đấng Linh Thiêng. Kẻ có tôn giáo tức là có đời sống hướng thiện, thường nghĩ rằng trần thế chỉ là tạm bợ, họ tin tưởng có thưởng có phạt trong kiếp sau, do đó họ phải làm lành tránh dữ, chống lại những gì giả dối gian manh thiếu luân lý đạo đức. Vậy, đối với cộng sản, bất cứ tôn giáo nào cũng là những cái gai nguy hiểm đối với chế độ, chúng chủ trương phải nhổ bỏ tận gốc. Nhưng thực tế, cộng sản đã lầm và lịch sử chứng minh rằng không bao giờ chúng diệt được cái gốc hữu thần trong con người. Vậy để gây chia rẽ các khối tôn giáo chính thống, chúng phải dựng lên một hình thức tín ngưỡng mới là thần thánh hóa các tên lãnh tụ để bắt dân chúng phải tôn thờ nhằm thế chỗ Thượng Đế, Chúa, Phật, Thần Thánh …

- Thứ hai: Tôn giáo là những tổ chức mạnh mẽ về đời cũng như đạo, có chiều sâu, có căn bản, có thực lực về lượng và phẩm thì đây chính là mối nguy trầm trọng đối chế độ cộng sản. Trên 60 năm qua chúng đã hoàn toàn thất bại trong âm mưu xóa sổ các tôn giáo lớn tại Việt Nam. Để đối phó với vấn đề nầy, bọn việt gian cộng sản đã quỷ quyệt dùng vật chất mua chuộc những kẻ tu hành còn nặng nợ trần gian, hoặc biến công an thành tu sĩ để lập những tổ chức tôn giáo quốc doanh nhà nước và đặt dưới quyền điều động của Mặt Trận Tổ Quốc. Do đó hiện giờ các tôn giáo lớn tại Việt Nam đều có hai giáo hội hoạt động song song, một bên được ưu đãi và bên kia bị cô lập, theo dõi, kiểm soát và hăm dọa.

Để đi vào chi tiết, tại sao phải có tôn giáo trong đời sống con người? Vậy xin tóm tắt qua ba lãnh vực.

Tôn giáo là nguồn gốc tình người:

Đạo nào cũng dạy con người phải biết thương yêu, đùm bọc, chia sẻ từ miếng cơm manh áo cho nhau. Tình yêu không chỉ hạn chế trong phạm vi gia đình, dòng họ, bạn bè, lối xóm với nhau mà phải bao gồm giữa những con người cùng chung dòng máu, giữa dân tộc nầy sắc dân khác, kể luôn đối với kẻ thù. Xã hội dưới chế độ cộng sản mất hẳn tình thương, do đó người ta không lạ gì khi hận thù vẫn còn phủ kín trên mảnh đất quê hương. Thù hận từ trong gia đình, thôn xóm ra đến xã hội, giữa kẻ nghèo người giàu, giữa người Bắc với Nam, giữa hai chế độ mới cũ, giữa tôn giáo nầy với tôn giáo kia. Hơn nữa tình trạng vô tôn giáo đã thật sự đưa con người dưới chế độ cộng sản hiện nay đến tình trạng ‘người bóc lột người’ một cách tàn nhẫn mà loài người không bao giờ tìm thấy trên quả đất nầy! Cũng vì thiếu tình người mà hàng trăm khách qua đường đã ngoảnh mặt làm ngơ khi một em bé bị tai nạn nằm rên la suốt cả nửa ngày ngay giữa đường chính trong thành phố. Đây chính là hình ảnh rất thực chứng minh tình người đã biến mất tại Việt Nam hiện nay.

Tôn giáo là cội nguồn đạo lý:

Tôn giáo dạy con người phải biết đạo làm người, đạo đối với cha mẹ, đạo với tổ quốc (bảo vệ giang sơn), đạo với Trời Đất. Một xã hội thiếu đạo đức thì con người không còn biết trái phải và chỉ hành xử với nhau theo bản năng vật chất và nhục dục. Cũng tại Việt Nam vì thiếu đạo đức, người trở thành con thú, cha mẹ cần tiền bán con vào động điếm, vợ chồng giết nhau chỉ vì chút lợi nhỏ, hàng xóm chém nhau chẳng qua một miếng ăn. Cũng vì vắng đạo đức mà hiệu trưởng biến trường học thành động đĩ để bán dâm cho cấp trên, bọn cầm quyền đóng thùng xuất khẩu hàng triệu gái ra nước ngoài làm vợ người, cán bộ ăn cắp tiền và phẩm vật cứu trợ của nạn nhân bảo lụt, các nhà tu hành ngủ với tín đồ phật tử và lấy tiền dâng cúng để bao gái. Những tệ trạng nầy xảy ra hằng ngày dưới cái thiên đường ‘đỉnh cao trí tuệ’ cộng sản. Và cũng vì vắng đạo đức, nhiều khách sạn nhà nước đã biến thành ổ mại dâm để cho hàng ngàn sinh viên học sinh tại Hà nội hành nghề ! (tin ngày 23.12.2011).

Tôn giáo là căn bản xã hội:

Nếu không có tôn giáo, nghĩa là thiếu công bằng, luật nằm trong tay kẻ mạnh, như thế xã hội mất hẳn tính chất minh bạch của con người khi đối xử với nhau ngay từ hạ tầng cơ sở. Dưới, mạnh ai thì nấy cướp cạn. Trên, bóc lột đã có môn bài. Không ai sợ tội, không ai khuyên nhủ và cũng không một lực nào để ngăn cản tội ác đang bộc phát và hoành hành trong mỗi con người. Một xã hội mà trên tham lam vơ vét của người nghèo, ăn cắp tài sản quốc gia thì không thể nào ngăn cấm răn đe cấp dưới làm lành tránh dữ và giáo hóa uốn nắn họ trở về với đường ngay lẽ phải.

Tóm lại nếu một xã hội vắng tình thương và thiếu đạo đức thì sẽ trở thành một địa ngục, ở đó vật chất và quyền lực là nấc thang để phân loại con người và là vũ khí để hành hạ chém giết lẫn nhau. Chính vì vô tôn giao, việt gian cộng sản đã biến dân lành Việt Nam thành những tên lưu manh, đểu cáng, trộm cắp, móc túi theo tư tưởng và lời dạy của già dịch mang tên Hồ. Thành phần nầy có mặt đầy dẫy không những từ hạ tầng cơ sở như đường phố, bến chợ mà còn trong các cơ quan du lịch, thương mại và ngoại giao tại nội địa cũng như hải ngoại.

Để kết luận, một đám người từ rừng chui ra, chỉ biết dùng bạo lực để biến đất nước thành một xã hội vô tổ quốc, vô gia đình nhất là vô tôn giáo thì lương tâm, quả tim và đầu óc của bọn chúng hoàn toàn bị tiêu diệt bởi nhục dục và tham vọng. Chúng là những khối thịt, chỉ biết ăn thật no hưởng thật nhiều và vơ vét cho đầy túi. Như vậy đất nước Việt Nam trên nửa thế kỷ nay bị cai trị bởi đám súc vật nầy thì thế giới đâu có lạ khi xã hộiViệt Nam ngày nay dưới chế độ cộng sản không còn chút gì để gọi là đạo lý và tình người…

Đinh Lâm Thanh

Saturday, December 24, 2011

Cánh chung luận là gì? - L.m. Andre Đỗ Xuân Quế o.p

    Cánh chung luận là gì?
"Đó là một sự mạo nhận không mấy lương thiện, một sự gán ghép giả tạo, vì “Mác-xít là một hệ tư tưởng vô thần cho nên không có cánh chung luận”. Đúng như thế, chứ không phải ngược lại."

L.m. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p

Cụm từ này khó hiểu vì không có trong từ điển và trong đời thường. Trong tự điển, chỉ thấy những từ như chung kết, chung cục, chứ không thấy cánh chung. Còn trong đời thường, chỉ thấy nói đến cánh chim, cánh cửa, cánh kiến, cánh nhạn v.v…, chứ không thấy nói đến cánh chung, sở dĩ như vậy vì từ cánh chung mới xuật hiện vài chục năm nay thôi, khi linh mục Nguyễn Thế Thuấn nói đến “nhỡn giới cánh chung” ở trang 560 trong bản dịch Kinh thánh của mình. Đàng khác, cánh chung là một cái gì rất xa lạ đối với đời thường của dân chúng.

Khi muốn dịch từ eschaton ƐσχαƮoν (những sự sau) trong Kinh thánh và eschatos logos ƐσχαƮoς λογος (lời về sự sau) trong thần học, nhiều người không biết dùng từ nào, nên mượn từ cánh chung của linh mục Thuấn cho tiện. Từ đó dần dần cánh chung trở thành chữ phổ thông trong sách báo công giáo.

Vậy chính ra, cánh chung là gì và cánh chung luận là thế nào? Theo nguyên ngữ Hy lạp eschaton là những sự sau và eschatos logos là lời về những sự sau. Eschatos logos trở thành eschatology trong tiếng Anh và eschatologie trong tiếng Pháp. Đây là môn học về những sự sau, gọi là tứ chung hay bốn sự sau, tức sự sống, sự chết, thiên đàng, hỏa ngục trong khoa thần học công giáo mà hiện nay người ta nói cách văn vẻ là cánh chung luận.

Sự sống, sự chết, thiên đàng, hỏa ngục là nội dung được bàn đến trong cánh chung luận. Đây là những tín điều người công giáo phải tuyên xưng trong các Chúa nhật và các ngày lễ trọng. Họ buộc phải tin rằng khi chết rồi, mỗi người phải ra trước tòa Chúa để bị phán xét về các việc mình làm khi còn sống. Nếu ăn ngay ờ lành thì được thưởng. Nếu ăn ở bất nhân thì bị phạt. Người lành được thưởng trên thiên đàng còn kẻ dữ bị phạt sa hỏa ngục. Bài Tin Mừng trong lễ Chúa Giê-su Vua vũ trụ cho thấy cảnh tượng đó đối với những người ăn ngay ở lành:

“Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng, Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han.” (Mt 25,34-36)

Còn đối với những kẻ bất nhân :

“Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỉ và các sứ thần của nó. vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng.” (Mt. 25, 41-43)

Ngày cánh chung là ngày cuối cùng, ngày chu kỳ lịch sử loài người hoàn tất, ngày Chúa ngự giá mây trời mà đến trong tư thế lẫm liệt uy hùng, để phán xét người sống và kẻ chết.

Qua những lời Chúa phán trong ngày phán xét chung, những người được ân thưởng là những người làm những việc từ thiện bác ái. Những người này không phải là những người chỉ biết sống cho riêng mình mà là những người có các mối liên hệ với xã hội, với con người. Các Ki-tô hữu được thánh Phê-rô và thánh Phao-lô dạy rằng quê hương của họ ở trên trời: “Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Ki-tô từ trời đến cứu chúng ta” (Pl 3,20) và họ ở trần gian này như lữ khách: “Anh em thân mến, anh em là khách lạ và lữ hành, tôi khuyên anh em hãy tránh xa những đam mê xác thịt vốn gây chiến với linh hồn”. (1 Pr 2,11)

Quê trời là đích điểm cùa những người tin Chúa. Vì thế, cánh chung phải là ngày các Ki-tô hữu nhắm tới. Vì ngày đó mà họ cố sống theo lời Chúa dạy, khi còn ở trần gian này.

Quê hương Ki-tô hữu ở trên trời và họ ở trần gian này như những lữ khách, nhưng không phải vì thế mà họ xa lạ với trần gian. Hiến chế Vui mừng và Hy vọng cũng như học thuyết xã hội của Hội thánh luôn đặt Ki-tô hữu trước những bổn phận đối với trần gian theo cái nhìn của đức tin. Phải góp phần vào việc xây dựng xã hội trần gian để đem ơn cứu độ của Chúa cho xã hội đó.

Căn cứ vào nội dung môn cánh chung luận trong thần học công giáo thì không một triết thuyết hay chủ nghĩa nào có thể mang danh hiệu là cánh chung luận, vì triết thuyết hay chủ nghĩa đó không nhìn nhận Thiên Chúa là Chủ tể càn khôn và cùng đích của loài người, Đấng thưởng người lành và phạt kẻ dữ trong ngày chung thẩm. Vì vậy, nói rằng:

“Bất cứ một tôn giáo nào cũng hàm chứa bên trong một cánh chung luận, triết thuyết nào có khả năng cung cấp cho con người một cánh chung luận hấp dẫn, cũng có nghĩa là cung cấp một niềm hy vọng có sức thuyết phục thì triết thuyết đó cuốn hút con người. Tôi lấy một cái thí dụ, ta đang sống rất là cụ thể trong một đất nước xã hội chủ nghĩa, dựa trên cái nền tảng triết học của Marx. Thế thì có nhiều người có thể nghĩ Mác xít vốn là một hệ tư tưởng vô thần cho nên là không có cánh chung luận. Không phải thế, trái lại nó có một cánh chung luận rất là hấp dẫn, rất là cụ thể, nó đã trình bày cái điểm tới của lịch sử nhân loại, là một xã hội cộng sản hoàn hảo trong đó: không còn cảnh người bóc lột người, mà mỗi một người trong anh chị em và tôi chỉ cần làm việc theo khả năng còn nhu cầu có bao nhiêu là cứ việc xài. Người ta sống với nhau trong tình huynh đệ, một thiên đàng tại thế, và khi mà có cái điểm tới của lịch sử cả nhân loại như thế, thì mỗi cá nhân trong lịch sử đó khám phá ra cái ý nghĩa của một sư hy sinh mình chịu. Tôi chết đi nhưng sư nghiệp của tôi vẫn còn tồn tại mãi trong nhân dân. Tôi hy sinh nhưng mà sự hy sinh đấy không vô nghĩa, bởi vì nó xây dựng cho thế hệ tương lai, xây dựng cho nhân dân, Trong cái cánh chung luận rất là cụ thể và hấp dẫn và chính vì thế nó đã cuốn hút cả triệu con người chấp nhận bao nhiêu hy sinh để xây dựng tương lai, cho nên có chứ không phải không đâu…” (Ngưng trích bài giảng về lễ Chúa Giê-su Vua vũ trụ ngày 20.11.2011 đọc thấy trên mạng NVCL của ĐC Phê-rô Nguyễn Khảm).

Thì đó là một sự mạo nhận không mấy lương thiện, một sự gán ghép giả tạo, vì “Mác-xít là một hệ tư tưởng vô thần cho nên không có cánh chung luận”. Đúng như thế, chứ không phải ngược lại.

Thuyết Mác-xít có chăng thì chỉ là một cái bánh vẽ, một sự mơ tưởng hão huyền về một tương lai tốt đẹp cho con người, một sự ru ngủ những người cả tin vào những lời đường mật của những kẻ khéo nói có tài che đậy, để lường gạt thiên hạ mà thôi. Cứ nhìn xem những gì đã xẩy ra hay còn đang xẩy ra tại những nước áp dụng chủ nghĩa Mác-xít mà Cuốn sách đen về chủ nghĩa Cộng sản, là đủ thấy.

L.m. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.


ÔNG GIÁM MỤC và CÁNH CHUNG LUẬN - Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Giám mục Nguyễn Văn Khảm vốn là một nhân vật nổi tiếng về khoa ăn nói, dân nhà quê như người viết gọi là lẻo mép, còn bậc trí thức người ta kêu là hùng biện. Một nhà hùng biện làm tới giám mục giáng về vấn đề “Cánh Chung” trong đạo thì nhất định là đúng người, đúng việc rồi chứ có gì mà phải théc méc. Ấy vậy mà sau khi ngài giám mục giảng, con chiên bổn đạo nổi lên nhao nhao phản đối. Sự thể đáng sợ thật, chỉ sợ tội thôi, bởi vì Chúa dậy trong Phúc Âm rằng tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ kia mà. “Họ” ở đây là chỉ các “đấng làm thầy” (tiếng nhà đạo). Dám cãi lại lời đức cha là tội trọng, chết sa hỏa ngục chứ chẳng chơi. Thế nhưng, đọc kỹ lại đoạn Phúc Âm thì mới thấy yên tâm. Chúa khuyên người Do Thái nên nghe lời giảng dậy của các kinh sư khi họ ngồi trên tòa Moyses để giảng lời Chúa, chứ không phải Chúa bảo bổn đạo VN phải nghe lời giảng của giám mục Nguyễn Văn Khảm. Vì rằng, bài giảng của ngài giám mục không dính dáng đến Chúa, mà nói về Marx. Như vậy không những là lạc đề, mà còn đưa đến nhiều nghi ngờ trong con chiên bổn đạo nữa.

Ngày lễ kính Chúa Kitô Vua (Christ the King), giám mục Khảm không giảng theo nội dung của ngày lễ, mà lại lái sang vấn đề cánh chung, còn là cánh chung của Karl Marx mới chết, không lạc đề thì còn là gì nữa. Nói thế thật ra cũng chưa đúng hẳn, vì Phúc Âm ngày lễ Chúa Kitô Vua theo thánh sử Mathew có đề cập đến vấn đề Cánh Chung. Nhưng cánh chung ở đây là ngày tận thế, Chúa quang lâm ngự xuống phán xét nhân loại, người lành cũng như kẻ dữ. Cuối cùng Thánh Sử kết luận: Thế là họ (kẻ dữ) ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời. Đấy là giáo lý và là học thuyết về Cánh Chung của người công giáo.

Ít nữa trong ngày lễ này, người tông đồ của Chúa như giám mục Khảm phải giảng thuyết làm sao chứng minh cho giáo dân thấy, và để thuyết phục những người chưa tin Chúa, nhất là bọn cộng sản vô thần chung quanh ông rằng, Chúa Giêsu là một vị đế vương. Ngài xứng đáng là vua thật. Hơn nữa còn là một minh quân, một vị hoàng đế rất thương yêu dân, biết lo cho dân, nhưng vấn đề thưởng phạt của Ngài cũng rất mực công bình, không thiên vị ai bao giờ. Con người chết đi bị Ngài xét xử để được luận thưởng hoặc phạt theo những việc làm của họ khi còn tại thế. Đó là sự cánh chung của người công giáo. Cũng nên nói cho bọn cộng sản chung quanh ông hay rằng tuy Chúa là vua, nhưng chúng mày đừng có sợ. Ngài không tranh quyền đoạt vị của chúng mày đâu, bởi vì chính Ngài đã xác nhận trước mặt Tổng Trấn Philatô, đại diện của Hoàng Đế La Mã rằng, nước của Ngài không phải là quốc gia trần tục, mà là Nước Trời. Tài cán và hùng biện như giám mục Nguyễn Văn Khảm mà sao không vẽ ra được một thiên quốc hấp dẫn để chiêu hồi bọn cộng sản. Rằng, Nước Trời là một quốc gia có tự do, và cũng có kỷ cương, chứ không loạn xà ngầu giống như nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa của chúng mày, bởi vì ở đấy có một vị vua anh minh là Chúa Kitô. Ngài lấy đức mà trị dân. Người dân trong nước của Ngài lấy thương yêu bác ái để đối xử với nhau trong tình huynh đệ. Do đó Nước Tròi của Chúa mới là Thiên Đường thực, khác xa cái thiên đàng viển vông của Karl Marx nơi trần thế. Ở Nước Trời không bao giờ có chuyện ngưòi bóc lột người. Ở đó mới có công bình và công lý thật. Mọi công dân trong Nước Trời của Chúa mới sống đích thực mình vì mọi người và mọi người vì mình. Họ không phải lao động cực nhọc mà vẫn sung mãn và hạnh phúc tràn trề ……

Thiếu gì chuyện để diễn giảng về vương quyền và lòng nhân hậu của Vua Giêsu ông giám mục không nói tới, mà lại nói về vấn đề Cánh Chung của Karl Marx, thế mới là trật duộc và sinh chuyện. Cánh Chung là gì thì lời giải thích và thí dụ ông giám mục đưa dẫn chứng cũng lại sai bét luôn. Theo từ điển Thiều Chửu, Cánh có nghĩa là trọn vẹn, sau rốt. Thí dụ như: hữu chí cánh thành nghĩa là có chí sau cùng nhất định sẽ thành công. Hoặc, cứu cánh nghĩa là xét đến cùng của sự việc. Còn chữ Chung có nghĩa là hết hoặc chết. Cánh Chung là một từ kép hán nôm, các nhà dịch giả và chú giải Kinh Thánh dùng để nói về ngày tận thế, Chúa quang lâm để phán xét loài người. Tiếng Anh chữ Cánh Chung là Eschatology, là môn nghiên cứu về những sự việc sau hết (the study of the “last things”). Last Things trong ngoặc kép muốn nói là những sự việc sau cùng của cuộc đời sau khi con người nhắm mắt xuôi tay. Đây là một luận đề phổ thông trong các tôn giáo, nhất là Thiên Chúa Giáo và Do Thái Giáo. Eschatology bàn về số phận sau cùng của thế giới, của loài người, và của mỗi cá nhân. Cánh Chung trong giáo lý Công Giáo bao gồm các học thuyết về sự chết, sự sống lại, thiên đàng, hỏa ngục, sự trở lại của Chúa Giêsu và việc phán xét của Ngài. Như vậy Cánh Chung luận là luận về sự việc gì xẩy ra ngay sau cái ngày tàn của vũ trụ vạn vật hay cái chết của mỗi con người, hoàn toàn không phải là đường lối giải quyết những vấn đề thực tại của xã hội trần tục. Rõ ràng, một đàng là những vấn đề sau cái chết, còn một đàng là những vấn đề của con người còn đang sống. Hai vấn đề hoàn tòan khác nhau. Giám mục Nguyễn Văn Khảm đã thuyết giảng ra ngoài vấn đề của ngày lễ, và còn giảng sai về đề tài mà ông đề cập tới. Dưới đây xin trích lại phần chính diễn giải chữ Cánh Chung trong bài thuyết giảng của giám mục Nguyễn Văn Khảm:

“Dĩ nhiên, bất cứ một tôn giáo nào cũng hàm chứa bên trong một cánh chung luận, triết thuyết nào có khả năng cung cấp cho con người một cánh chung luận hấp dẫn, cũng có nghĩa là cung cấp một niềm hy vọng có sức thuyết phục thì triết thuyết đó cuốn hút con người. Tôi lấy một cái thí dụ, ta đang sống rất là cụ thể trong một đất nước xã hội chủ nghĩa, dựa trên cái nền tảng triết học của Marx. Thế thì có nhiều người có thể nghĩ Mác xít vốn là một hệ tư tưởng vô thần cho nên là không có cánh chung luận. Không phải thế, trái lại nó có một cánh chung luận rất là hấp dẫn, rất là cụ thể, nó đã trình bày cái điểm tới của lịch sử nhân loại, là một xã hội cộng sản hoàn hảo trong đó:

- không còn cảnh người bóc lột người,

- mà mỗi một người trong anh chị em và tôi chỉ cần làm việc theo khả năng còn như cầu có bao nhiêu là cứ việc xài.

Người ta sống với nhau trong tình huynh đệ, một thiên đàng tại thế, và khi mà có cái điểm tới của lịch sử cả nhân loại như thế, thì mỗi cá nhân trong lịch sử đó khám phá ra cái ý nghĩa của một sự hy sinh mình chịu. Tôi chết đi nhưng sự nghiệp của tôi vẫn còn tồn tại mãi trong nhân dân. Tôi hy sinh nhưng mà sự hy sinh đấy không vô nghĩa, bởi vì nó xây dựng cho thế hệ tương lai, xây dựng cho nhân dân.

Trong cái cánh chung luận rất là cụ thể và hấp dẫn và chính vì thế nó đã cuốn hút cả triệu con người chấp nhận bao nhiêu hy sinh để xây dựng tương lai, cho nên có chứ không phải không đâu…”

Trích đoạn ngắn trên đây có thể nói là bản copy bức tranh cảnh thiên đàng trần thế mà Karl Marx đã tưởng tượng ra. Đó là một xã hội trong đó mọi người yêu thương nhau như anh em, không ai hà hiếp bóc lột ai, mọi người tự giác làm việc đúng khả năng và hưởng cái công lao động tùy theo nhu cầu của mình. Khung cảnh thiên đường tốt đẹp mà Marx vẽ ra hấp dẫn đến độ có hàng triệu con người dám hy sinh cả cuộc đời để kiến tạo nên nó. Những con người này chết đi chẳng cầu Niết Bàn của Đức Phật, cũng không mơ tưởng Thiên Đàng của Chúa. Họ cho là họ đã mãn nguyện rồi vì, “sự nghiệp của tôi vẫn còn tồn tại mãi mãi trong nhân dân.” Vô thần mà, đâu còn cái gì nữa sau khi chết. Câu này nói rõ ý nghĩa “cánh chung” của người vô thần. Đấy là Cánh Chung Luận của CS theo giám mục Nguyễn Văn Khảm. Ông không bình luận, nhưng sự diễn tả của ông cho thấy ông rất ngưõng mộ luận điểm Cánh Chung của Marx. Giám mục Khảm nói: “Trong cái cánh chung luận rất là cụ thể và hấp dẫn và chính vì thế nó đã cuốn hút cả triệu con người chấp nhận bao nhiêu hy sinh để xây dựng tương lai ....” Bởi vì ông giám mục giảng cho bổn đạo trong một thánh lễ, lời giảng của ông tức là lời giáo huấn, cho nên phải hiểu rằng giám mục Khảm chủ tâm dậy bổn đạo nên noi theo hàng triệu con người CS kia mà thực hiện cái cánh chung của Marx: mãi mãi để lại sự nghiệp trong nhân dân. Thế thôi, Thiên đàng là chuyện vớ vẩn chăng?

Cánh Chung của Marx tốt đẹp và hấp dẫn như thế, nhưng Marx là ai, và người đầu tiên có công lao nhất thực hiện Cánh Chung Luận của Marx là Lenin đã suy nghĩ thế nào về luận điểm này thì giám mục Nguyễn Văn Khảm lại không nói tới cho giáo dân của ông biết.

Hầu như mọi người trên thế gian này đều cho rằng Marx là một người vô thần (atheist). Điều đó chỉ đúng trên sách vở. Thực ra Marx là một ngưòi hữu thần. Ông ta không tin có Thiên Chúa hay bất cứ thần linh nào, nhưng ông lại là một tín đồ ngoan đạo của giáo phái thờ Satan (Satanist cult). Linh mục Richard Wurmbrand, một tác giả nghiên cứu thâm sâu về Marx, phát giác ra rằng Marx là một đệ tử của giáo chủ Joana Southcott, tông đồ của thần Shiloh tức Satan. Ngay từ hồi còn là sinh viên, Marx đã sáng tác những vần thơ ma quái như thế này:

    The hellish vapors rise anh fill the brain,
    Till I go mad and my heart is utterly changed.
    See the sword?
    The prince of darkness
    Sold it to me.
    For me he beats the time and gives the signs.
    Ever more boldly I play the dance of death.


(Xin tạm dịch: những luồng gió địa ngục nổi lên tràn đầy cả trí óc, cho đến khi tôi bị điên loạn, và tim tôi hoàn toàn đổi khác. Có thấy không cây kiếm mà vị hoàng tử của tối tăm đã trao nó cho tôi. Nó đánh nhịp và ra dấu cho tôi. Cứ như thế tôi càng hăng tiết đùa dỡn với tử thần.)

Một câu hỏi đặt ra là, thế thì Karl Marx xướng xuất ra thuyết duy vật vô thần không phải là vô lý sao? Không đâu, lý thuyết Marx đẻ ra chỉ là để triệt hạ các tôn giáo, nhất là Thiên Chúa Giáo, sau đó xây dựng một thế giới mới không còn có thần linh mà chỉ tôn thờ tiền tài, danh vọng, và dục vọng mà thôi.

Nếu như Cánh Chung Luận của Marx đáng trân quí thật như Gm Nguyễn Văn Khảm ca tụng thì người thực hiện lý thuyết của Marx là Lenin đã chẳng phải hối hận trước khi nhắm mắt lìa đời. Trên giường bệnh, Lenin đã cay đắng thố lộ tâm sự thật của lòng mình như sau: I committed a great error. My nightmare is to have the feeling that I’m lost in an ocean of blood from the imnumerable victims. It is too late to return. To save our country, Russia, we would have needed men like Francis of Assisi (*). With ten men like him, we would have save Russia

(xin tạm dịch: tôi đã phạm phải một sai lầm lớn. Cơn ác mộng của tôi là cảm thấy như mình bị rơi vào trong một đại dương toàn máu của không biết bao nhiêu là nạn nhân. Quá trễ để quay đầu trở lại rồi. Để cứu nước Nga, quê hương của chúng ta, chúng ta cần có những con người như Francis Assisi. Được 10 người như ông ta, chúng ta có thể cứu vãn được nước Nga.)

Giám mục Nguyễn Văn Khảm nói chắc như định đóng cột rằng, bất cứ một tôn giáo nào cũng hàm chứa bên trong một cánh chung luận. Câu khẳng định này thiết tưởng cần phải được ngài giám mục làm sáng tỏ. Một vị gám mục tiến sĩ thần học không thể nói năng mù mờ được. Nếu hiểu chữ cánh chung trong lý thuyết của Marx như giám mục Khảm diễn giải thì vấn đề khỏi bàn tới, vì sự diễn giải của giám mục sai rồi như chúng tôi đã trình bầy ở trên. Cánh chung trong triết thuyết của Marx là mục tiêu xây dựng xã hội mà ông mơ ước đạt tới. Nhưng nếu hiểu chữ cánh chung như học thuyết công giáo dậy thì quả thật câu nói của giám mục Khảm đã trở nên hàm hồ. Khổng Giáo chẳng hạn thì Cánh Chung Luận của đạo Khổng là gì. Khổng Tử đã chẳng nói: Đạo khả đạo phi thường đạo. Và ông còn muốn cho quan điểm của mình về các vấn đề siêu hình được rõ ràng hơn, cho rằng, với quỉ thần chỉ nên kính nhi viền chi mà không nên đề cập tới. Hay như Phật Giáo thì thật sự Cánh Chung Luận của đạo Phật giải thích ra sao khi mà Đức Phật dậy rằng vũ trụ vạn vật là một chuỗi tiếp nối “sinh diệt - diệt sinh.” Con người chết đi đầu thai vào một kiếp sống khác. Đó có phải là một chung cuộc đâu?

Cứ cho rằng trong lý thuyết của Marx có bao gồm Cánh Chung Luận như giám mục Nguyễn Văn Khảm khẳng định, nhưng điều khó hiểu là học thuyết này của Marx ngày nay đã bị cả loài người vứt bỏ vì nó sai lầm và không tưởng rồi. Thế nhưng tại sao người môn đệ tông truyền của Chúa lại nhắc lại trong ngày lễ kính Chúa Kitô Vua, vị tôn sư của mình, và còn ca tụng nó ngụ ý là khuyên tín hữu thực hành con đường Marx vạch ra. Hầu như mọi tín hữu đều băn khoăn và thắc mắc về điểm đó. Câu trả lời đã có thể tìm ra được ngay trong Phúc Âm rồi. Chúa dậy: “… Vì lòng có đầy thì miệng mới nói ra. Người tốt thì rút cái tốt từ kho tàng tốt của mình; kẻ xấu thì rút cái xấu từ kho tàng xấu của mình …” (Mt 12, 34-35). Nếu giám mục Khảm không ấp ủ Marx canh cánh bên lòng thì ông đã không rao giảng về Cánh Chung Luận của Marx trong ngày lễ kính Chúa Kitô Vua, người thầy của các tông đồ.

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

* Francis of Assisi là một vị Thánh công giáo sống vào đầu thế kỷ thứ 13. Thánh nhân sinh ra trong một gia đình thương buôn giầu có người Ý, nhưng Ngài đã từ bỏ hết của cải, sống đời khó nghèo và lo giúp đõ cho những ngưòi vần cùng và bất hạnh.



Về Bài Giảng Của Giám Mục Nguyễn Văn Khảm - Nguyễn Tiến Cảnh




Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh

Tôi đã tính không định viết, nhưng nghĩ đi nghĩ lại thấy “Đã Quá Sức Rồi”, lời bố mẹ trách con cái không những đã cãi lời cha mẹ mà còn chửi thẳng vào mặt cha mẹ, thành thử tôi phải viết để nói lên ý nghĩ của tôi và có lẽ cũng của đa số bà con công giáo VN nói riêng và cả thế giới nói chung. Bởi vì vấn đề đã quá rõ ràng cả trên lý thuyết lẫn thực tế mà khắp thế giới ai cũng nhìn thấy.

Số là có người đã lợi dụng tòa giảng trong nhà thờ chánh tòa Saigon, mượn danh Phúc Âm tôn giáo để ca tụng chủ thuyết cs. Nghe xong bài giảng, tôi không ngờ vị giảng thuyết lại là một chức sắc lớn trong Giáo Hội CGVN, và có lẽ ông đang ngắm nghé một tước vị cao hơn nữa là Tổng Giám Mục Saigon hay Hanoi, rồi có thể là Hồng Y? Tôi không ngờ vị đó lại là GM Nguyễn văn Khảm.

Cho đến giờ này, có thể tất cả trong và ngoài nước, ai cũng biết GM Khảm ca tụng cs như thế nào rồi. Ông đã mượn bài Phúc Âm ngày lễ kính Chúa Giêsu Vua nói về thời cánh chung đê so sánh với cái thiên đàng địa giới của cs mà ông tổ Marx đã đề ra để mê hoặc con người. Gm Khảm đã đồng hóa đạo Công Giáo với thuyết cộng sản một cách bừa bãi.

KHÔNG PHẢI TRỪU TƯỢNG NHƯ KIỂU GIÁM MỤC KHẢM NÓI

Ngày Cánh Chung là ngày phán xét sau cùng của Chúa để xét sử, phân biệt giũa người lành và kẻ dữ. Người lành là những người trong cuộc sống ở trần gian đã ăn ngay ở lành, lấy tình yêu thương đối xử với nhau, không ăn gian nói dối, không hận thù oán ghét, không cướp của giết người và bóc lột nhau. Kẻ dữ là những kẻ vô đạo đức, có những hành động không giống người lành, nghĩa là họ chuyên môn ăn gian nói dỗi, có nói thành không, không thành có, dùng hận thù ganh ghét làm ân oán, cướp của giết người không nương tay, miễn sao được việc cho mình. Chúa sẽ thưởng phúc thiên đàng cho người ngay lành và phạt xuống địa ngục khốn khổ đời đời những kẻ gian ác. Như vậy quả là công bằng và hợp lý chẳng có gì là trừu tượng như Gm Khảm đã mập mờ phê phán.

MARX MỚI THỰC LÀ KHÔNG TƯỞNG

Ngược lại, Gm Khảm đã bạo gan so sánh ngày cánh chung của Chúa với thiên đàng địa giới của Marx. Ông ca tụng Marx là thực tế, cái thực tế chết người mà cả thế kỷ nay đã có bao nhiêu triệu con người phải chết đi mà chưa thấy một mảy may gì là thực tế, đến nỗi ngay chính địa danh tổ của cs là Nga Sô Viết, Đông Âu, những nước cs anh em đều đã trà đạp và từ bỏ nó, ngoại trừ Trung cộng và VN vẫn cố bám lấy để tiếp tục ru ngủ dân chúng hầu cướp đoạt tài sản của dân của nước, chia nhau miếng đỉnh chung bất kể nỗi khốn khổ cơ cực nghèo đói của dân lành cho đến khi nào không thể tiếp tục giữ được nữa mới chịu nhả ra..

Gm Khảm đã nhắc lại cái bánh vẽ mà Marx đã đưa ra. Ông rất khôn khéo, có tài ngụỵ biện, phủ dụ người nghe, giáo dân là triết thuyết nào, tôn giáo nào, cũng có cánh chung luận, nhưng nơi nào đưa ra được một cánh chung luận hấp dẫn, thực tế mới thuyết phục được lòng người. Rồi ông lấy ngay thí dụ của XHCN VN với chủ thuyết Marx và cho rằng nó có một cánh chung luận rất hấp dẫn và cụ thể, không phải là vô thần, một xã hội hoàn hảo trong đó:
  • Không còn cảnh người bóc lột người.
  • Mỗi người trong anh chị em và tôi chỉ cần làm việc theo khả năng, còn nhu cầu có bao nhiêu cứ việc sài.
  • Người ta sống với nhau trong tình huynh đệ, một thiên đàng dịa giới.
Không biết Gm Khảm được huấn luyện về Marx ở đâu mà đã trở thành Marx hơn cả Marx, cs hơn cả cs. Trước tiên ông trích lời Marx cũng sai. Nói là sai, nhưng có lẽ ông cố ý nói trại đi một tý để người nghe dễ lọt tai hơn chăng? Marx nói “Mọi người làm việc theo khả năng, nhưng hưởng thụ theo nhu cầu”, nhưng ông lại nói: “…Nhu cầu có bao nhiêu cứ việc sài”. Chắc quý vị nhận ra sự khác biệt giữa câu nói của Marx và lời trích của Gm Khảm. “Hưởng thu theo nhu cầu” hẳn phải khác với “Nhu cầu có bao nhiêu cứ việc sài”. Bao che cho cs hay đến thế là cùng. Hưởng thụ kiểu đó thì đâu còn là công bằng nhỉ? Đó là lý do tôi nói Gm Khảm ma lanh mánh khóe hơn cả cs. Còn nói không còn cảnh người bóc lột người thì thực tế cho thấy tại những nước cs, tại TQ và VN hiện nay cảnh người bóc lột người còn tàn tệ và kinh khủng hơn cả thời phong kiến thực dân nữa ai chẳng biết. Gm Khảm quả là bạo phổi thật.

Một sai lầm nữa là Gm Khảm đã cố tình so sánh bừa bãi thời cánh chung của Chúa vời thiên dàng địa giới của Marx. Sau ngày cánh chung là đời sau của con người sau khi chết, còn thiên đàng địa giới của Marx là cuộc sống trên trần thế khi cách mạng của cs, của Marx đã thàng công. Chúng ta thử chờ xem đến bao giờ mới có thiên đàng địa giới như Marx đã vẽ ra.

Gm Khảm có biết rằng để có ngày cánh chung tốt đẹp, Chúa và Marx đã dạy chúng ta thế nào không? Có lẽ ông biết rõ Chúa đã dạy những gì, nhưng ông lờ đi để chỉ ca tụng Marx với mục đích riêng tư của ông.

CĂN BẢN ĐẠO CHÚA LÀ TÌNH YÊU

Chúa Giêsu giáng trần làm người phàm như chúng ta là để cứu chuộc nhân loại khỏi tội lỗi, để có ngày cánh chung tốt cho mọi người. Ngài lấy tình yêu thương làm căn bản của đạo. Hai chữ TÌNH YÊU được chính Chúa thể hiện qua cái chết của ngài trên thập giá. “Yêu cho đến chết”. Một quá trình giảng huấn của Chúa Giêsu trong 30 năm trời chỉ tóm gọn lại hai chữ Yêu Thương. Tất cả moị người không phân biệt giàu nghèo sang hèn đều như nhau, là anh em một nhà, cùng một cha chung ở trên trời ( ) Anh em hãy yêu thương nhau như yêu thương chính mình vậy (Mat,22: 39). Thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói quá sâu sắc và ý nghĩa về hai chữ Tình Yêu rồi tưởng Gm Khảm cũng đã biết.

THIÊN ĐÀNG ĐỊA GIỚI CỦA CS / MARX ĐẶT CĂN BẢN TRÊN BẠO ĐỘNG, HẬN THÙ, ĐẤU TRANH GIAI CẤP.

Vây mà GM Khảm lơ đi để ca tụng Cánh chung luận của Marx / thiên đàng địa giới của cs. Ai cũng biết Marx chủ trương đấu tranh giai cấp, ân oán hận thù làm căn bản, đường lối thực hành để đi tới thiên đàng địa giới không cần biết việc đó tốt hay xấu, hoàn toàn ngược lại với giáo thuyết yêu thương của Chúa. Phương Châm “Cứu cánh biện minh cho phương tiện” của người cs đã bị thế giới, nhất là những nhà đạo đức và Giáo Hội CG cực lực phản đối. Cả hàng triêu triệu người chết dưới bàn tay cs từ ngày chủ thuyết cs xâm nhập và được thi hành ở Nga Sô Viết, Đông Âu và tất cả các nước cs trên thê giới, ngay cả cho đến giờ này ở TQ và VN vẫn còn tràn ngập chết chóc oán hận và tù ngục. Đọc lại những câu thơ mới đây dưới thời cs mà lòng vẫn cảm thấy rùng rợn:
    Bước đi trên hè phố
    Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ
    (Trần Dần)
Hoặc:
    Giết, giết, giết..…
    Cho đồng cỏ xanh tươi!
    (Huy Cận)
Đạo Chúa, đạo của Gm Khảm có bao giờ chủ trương “Giết, Giết...”, đấu tranh giai cấp, oán ghét hận thù như vậy đâu mà ông ca tụng những người nằm xuống để có được cái gì để lại cho hậu thế, một cánh chung, môt thiên đàng địa giới của cs. Lừa bịp. Đọc suốt 4 Phúc Âm Thư, Công Vụ Tông Đồ, Sách Khải Huyền chưa hề thấy có một chữ nào nói hoặc cổ võ cho chém giết hận thù như vậy. Trái lại Chúa còn dạy “Nếu ai tát anh má này hãy đưa má kia cho họ” hay “Thầy không biểu tha thứ bảy lần, mà là bảy mươi bày lần” (Mat.18:22). Gm Khảm lại cho rằng thiên đàng địa giới của Marx thực tế hơn cả canh chung của Chúa, “không còn cảnh người bóc lột người” thì quả là bạo gan thật. Nhìn vào VN hiện giờ thì ai bóc lột ai? Gm Khảm đã ngụy biện, dùng duy vật biện chứng để chối bỏ học thuyết công giáo, ca tụng cs!

MARX LÀ BẤT CÔNG NHẤT

Đến đây vẫn chưa đủ, Gm Khảm còn công khai nói lên toàn bộ cái mà cs đế cao thiên đàng địa giới là :
    Không còn cảnh người bóc lột người
    Mọi người làm việc theo khả năng, còn nhu cầu có bao nhiêu thì sài
    Mọi người sống chung thương yêu nhau….
Đọc thì thấy hay lắm, đẹp lắm, nhưng:
    Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào….(Kiều)
Chúng tôi nghe những điều này khi ở trong nhà tù cải tạo chỉ biết bụm miệng không dám cười ra tiếng. Người cs biết suy nghĩ, có chút đỉnh lương tâm cũng phải nói thầm trong bụng: Thằng cha này tối dạ quá, đến giờ này mà vẫn chưa sáng mắt tỉnh ngộ. Có nịnh thì cũng vừa vừa thôi chứ. Có thật không còn cảnh người bóc lột người không, khi mà xã hội VN hiện nay, cái cảnh người bóc lột người còn lộ liễu tàn ác và lan tràn hơn bao giờ hết. Cán bộ nhà nước, các ông lớn chiếm đoạt tài sản, ruộng vường của dân là hiển nhiên và công khai. Tham nhũng hối lộ là chuyện bình thường không dấu diếm. Làn sóng người từ Nam chí Bắc lũ lượt vể Saigon, Hanội khiếu kiện suốt năm này tháng nọ mà nhà nước đâu thèm giải quyết. Chiếm đoạt tài sản của tôn giáo, của giáo hội CG như tòa khâm sứ, dòng chúa cứu thế Thái Hà ở Hanội v.v… làm chốn ăn chơi, thương mại, bè phái chia chác nhau làm của riêng vẫn hiển nhiên hiện đang xẩy ra. Có thật mọi người sống với nhau yêu thương tình huynh đệ không Gm Khảm ? Chắc chắn chẳng ai công nhận có tình trạng «dễ thương» đó ở nước CHXHCN-VN hiện giờ. Máu vẫn đổ, người chết oan uổng vẫn thường xuyên xẩy ra ở VN hiện nay. Công an đánh người chết tỉnh bơ chỉ vì tội rất bình thường là phạm luật giao thông, đả thương giáo dân đốt nến đòi hỏi công lý và sự thật, tranh đấu cho tự do tôn giáo một cách ôn hòa ở Thái Hà, Đồng Chiêm, ……vẫn còn rõ ràng như vừa xẩy ra hôm nay. Bắt người bỏ tù vô cớ như cơm bữa. Gm Khảm có nhìn thấy những hiện tượng đó không ? hay chỉ ngồi trong tháp ngà nghe những ông chính ủy giảng thuyết cho nhuần nhuyễn lý thuyết cũ rích của cs không một chút thực tế. Nếu bố mẹ, anh em bà con của Gm Khảm có ai chạy trốn cs từ Bắc vào Nam năm 1954, rồi liều chết chạy ra hải ngoại tỵ nạn chính trị từ 1975 thì hãy hỏi họ tại sao họ lại chạy trốn cs, bỏ lại cái thiên đàng cs mà giám mục đang ca tụng xem họ trả lời ra sao?

Có thât là làm việc theo khả năng và hưởng thụ theo nhu cầu không ? Hoàn toàn là xạo, bịp và không tưởng. Tại sao giám mục Khảm lại ngồi mát ăn bát vàng sung sướng trong toà giám mục ở Saigòn, muốn nói gì thì nòi, muốn ăn gì thì phán trong khi các linh mục ở xứ xa xôi hẻo lánh nơi truyền giáo như ở Kontum, Ban mê Thuật… thì sống kham khổ, cơ cực, không được nói, không được ăn, không được hành đạo theo ý mình ? Họ cũng có nhu cầu như Gm Khảm vậy, có khi còn hơn nữa vì nhu cầu Chúa đòi hỏi.

Cho rằng có như vậy đi nữa thì cũng là lỗi phép công bằng. Ngụ ngôn nén bạc mà chúng ta mới nghe trong ngày Chúa Nhật gần đây nói lên sự công bằng. Làm nhiều thì hưởng hiều, làm ìt thì hưởng ìt, không làm thì không được hưởng, có khi còn bị phạt nữa (Mat.25 : 14-30). Không thể cào bằng như kiểu cs làm cho người giàu thành nghèo, hoặc Giáo hội CG miền Bắc từ xưa vẫn kiên trì với Chúa và Giáo Hội chống lại bất công của bạo quyền vô thần cs thì phải được cào bằng với GH miền Nam để cùng cúi đầu vâng phục bạo quyền chống Chúa lừa GH như trong bài giảng của Gm Khảm giảng cho các linh mục và tu sĩ của giáo đoàn Hanội mới đây trong dịp cấm phòng hàng năm với sự đồng lõa của TGM Nguyễn văn Nhơn. Té ra quí vị lợi dụng tòa giảng, lời Chúa, việc nuôi dưỡng đời sống tâm linh của giaó si, giáo dân để ca tụng cs, lôi cuốn những người không đồng ý với mình về với cs.

KẾT LUẬN

Quá lắm rồi. Nhắc lại, tôi tính không viết nữa như đã ngồi yên từ lâu, nhưng nay cảm thấy không thể cứ thụ đông như vậy được nữa nên phải lên tiếng, mặc dù sẽ có vị cho là «chửi cha mắng chúa» thì cũng chịu. Nếu có thực như ý gán ghép của những người nào đó vì không ưa thì cũng chỉ là chửi các «cha», tức những linh mục, giám mục hay hồng y đi theo cs thôi chứ không dám đụng đến Đức Giáo Hoàng, còn «Chúa» là Thiên Chúa thì nhất quyết và tuyệt đối là không bao giờ, mà chỉ do thiên hạ đổ vạ cho thôi. Chúa và những vị hiểu lòng chúng tôi chắc không trách mà có thể còn thầm khen trong bụng và khuyến khích. Xin hết lòng cám ơn. Nhưng với bài giảng của Gm Nguyễn văn Khảm thì thực sự ông đã chửi Cha tức là Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, người đã viết thông điệp Thiên Chúa là Tình Yêu và phê phán rất gắt gao những kẻ chủ trương chủ nghĩa thực dụng, những kẻ đầy tớ của Chúa là những con chó câm không biết sủa khi sói lang đến ăn thịt đoàn chiên của mình, nhưng ngược lại, lại đồng thanh cùng với tiếng sủa của sói, sủa inh ỏi để ca tụng rước sói vào nhà. Mắng Chúa phải chăng là chối Chúa, vì vô hình chung Gm Khảm đã đồng ý với Marx chấp nhận oán thù, đấu tranh giai cấp … trái ngược với lời Chúa truyền dạy là «Hãy Yêu Thương Nhau Như Anh Em», ca tụng kẻ chủ trương Tam Vô: Vô gia đình, vô tổ quốc và nhất là Vô Tôn Giáo. Cs rõ ràng chủ trương, không chấp nhận có tôn giáo, không có Chúa là đấng linh thiêng, không có linh hồn. Vậy mà Gm Khảm dám công khai bào chữa, vỗ vào mặt Chúa nói cs không vô thần. Đó chẳng phải là mắng Chúa hay sao.

Không biết phải nói Nguyễn văn Khảm là giám mục của Chúa hay của cộng sản ?

Nguyễn Tiến Cảnh
Fleming Island, Florida
Dec 12, 2011


Wednesday, December 21, 2011

Another Dictator is Dead


North Korean Dictator Kim Jong Il




Saturday, December 17, 2011

THEO CS ĐỂ GIỮ ĐẠO VÀ DIỆT CS ĐỂ CỨU ĐẠO - Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

CUỘC CHIẾN GIỮA HAI KHUYNH HƯỚNG THEO CS ĐỂ GIỮ ĐẠO VÀ DIỆT CS ĐỂ CỨU ĐẠO.
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Trong một bài viết trước đây, chúng tôi có đưa ra nhận định rằng “rất có thể Giáo Hội Việt Nam (GHVN), cả hai thành phần trong và ngoài nước, sẽ đi đến một cuộc nội chiến vì ý thức hệ trong một ngày không xa. Một bên là chủ trương đi theo CS để giữ lấy GH, còn bên kia là phải tiêu diệt CS để cứu GH và cứu đất nước”. Hôm nay, chúng tôi muốn mượn ý này, đặt thành một đề tài và khai triển thêm để chia sẻ với quý bạn đọc.

Bài viết này sẽ lần lượt đề cập đến hai đề mục nằm trong chủ đề trên:

- Một là cuộc xung đột trong các tôn giáo tại Việt Nam hiện nay, và cuộc xung đột vì ý thức hệ trong Giáo Hội Công Giáo.

- Hai là Giáo Hội Công Giáo giữa hai khuynh hướng theo CS để giữ Đạo và diệt CS để cứu Đạo: nguyên nhân và những xung đột.

I. Nội Chiến Tôn Giáo Và Sự Xung Đột Vì Ý Thức Hệ

1. Nội Chiến Trong Các Tôn Giáo

Sợ rằng nói đến chữ “chiến tranh” hay “xung đột” trong tôn giáo, nhiều người, và nhất là người công giáo không hiểu và không tin được nên sẽ bị dội ngược, người viết vì thế buộc lòng phải dài dòng một chút để giải tỏa những nghi ngờ trong tâm trí bạn đọc về những từ ngữ dùng có thể bị coi là cuồng ngôn loạn ngữ này.

Chiến tranh là sự xung đột, xẩy ra dưới muôn hình vạn trạng. Chẳng hạn những nỗ lực đẩy lui sự dốt nát thường gọi là “giặc dốt”, người ta nói là cuộc chiến chống nạn mù chữ. Chính sách của một chính quyền nhằm tiêu trừ bọn tham quan sâu dân mọt nước gọi là cuộc chiến chống tham nhũng. Hai nhà văn, hay hai văn đàn tranh cãi nhau trên báo chí về một quan điểm nhân sinh hay văn học, trong chừng mục nào đó sự việc mang ý nghĩa xung đột, người ta gọi là bút chiến. Hai chánh khách vận động ứng cử, cãi nhau tóe lửa trước cử tri về các chánh sách quốc gia gọi là khẩu chiến. Từ đó suy ra, khái niệm về một cuộc xung đột hay chiến tranh không chỉ giới hạn trong ý nghĩa là phải có những đoàn quân ăn mặc uniform, trang bị súng ống, xe tăng, tầu chiến, máy bay bắn giết nhau loạn xạ, máu đổ đầu rơi. Hễ cứ có hai bên tranh dành nhau mà kết quả là kẻ thắng người thua, kẻ còn người mất thì đều có thể gọi là xung đột hay chiến tranh cả. Tiếng Anh cũng dùng chữ như vậy. Chẳng hạn trên tờ San Jose Mercury News số phát hành ngày 26-9 vừa qua, ngay trên cuối trang nhất, người ta gọi là “War of Words” hai bài diễn văn của hai đối thủ là Tổng Thống Mỹ George W. Bush và Tổng Thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đọc trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.

Chuyện cụ Lý Văn Hợp bị lôi cổ ra khỏi bữa tiệc tiếp đón G/M Châu Ngọc Tri, chuyện bài viết Mục Vụ Xin Tiền của Lm Nguyễn Hữu Lễ, chuyện các vị Thượng Tọa Tuệ Sĩ và Trí Siêu đầu quân vào hệ thống Phật Giáo quốc doanh, chuyện Đại Hội Phật Giáo quốc doanh sắp tới tại Hànội âm mưu thôn tính và sát nhập Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất, vân vân và vân vân, chuyện nào cũng kéo theo những bài viết, những ý kiến đóng góp gay gắt trên các diễn đàn điện tử và báo chí, tất cả đều được coi là những trận bút chiến. Chưa hết, các vấn đề đó đôi khi cũng khuấy lên những cuộc đấu khẩu dữ dội trong các buổi hội họp của các hội đoàn hay từng nhóm bạn bè. Các cuộc đấu võ mồm này không thể nói gì khác hơn là những trận khẩu chiến.

Mỗi chuyện đáng tiếc kia, theo cách nhìn của con nhà lính, có thể coi là một trận đánh (battle). Nếu liên kết những trận đánh lẻ tẻ rời rạc lại, đặt chúng vào trong toàn cảnh của đất nước ta dưới chế độ cai trị của bọn thảo khấu ngoại hạng lưu manh và xảo quyệt hiện nay, chúng ta sẽ có thể kết luận rằng các tôn giáo chính của người VN đang thực sự lâm vào một cuộc chiến tranh (war) có thật. Cuộc chiến giới hạn trong nội bộ một tôn giáo, gọi là cuộc nội chiến tôn giáo tưởng cũng không phải là ngoa ngữ. Hình thức nội chiến này xẩy ra trong tất cả các giáo hội của các tôn giáo có mặt tại Việt Nam hiện nay. Đáng chú ý nhất trong lúc này là cuộc chiến giữa hai phe Phật Giáo. Tin tức dồn dập trong những ngày gần đây cho thấy đã đến lúc tình hình có thể là một mất một còn giữa hai Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất và Giáo Hội Phật Giáo VN thường được gọi là Phật Giáo quốc doanh. Các giáo hội Tin Lành, Cao Đài và Hòa Hảo cũng không thoát khỏi tình trạng bi đát tương tự. Kẻ gây nên tình trạng thương đau này chính là đảng CSVN. Có thể khẳng định rằng tình trạng xung đột trong nội bộ các giáo hội nhất định sẽ không còn nữa nếu CS bị tiêu diệt. Nói cách khác, bao lâu còn CS tại VN, bấy lâu các tôn giáo còn xào xáo nhau không dứt, và đó là lý do chúng tôi phải xử dụng đến cụm từ “Nội chiến tôn giáo” để nói đến tình trạng này. Nghĩ mà coi, thời phong kiến không thế, thời thực dân không thế, các thời Cộng Hòa không thế. Tại sao thời CS lại xẩy ra như thế, xẩy ra đều khắp trong tất cả các tôn giáo, chứ không riêng một tôn giáo nào. Sự thật rõ ràng đây là một chính sách rất thâm độc và nham hiểm của CS: không tiêu diệt được tôn giáo thì gây ra loạn để trị loạn. Hay còn nói là dùng địch đánh địch hầu làm tiêu hao thế lực địch. Trước sau gì thì vẫn là nằm trong kinh điển CS: tôn giáo là thuốc phiện, cần phải tiêu diệt. Hoặc: Xóa bỏ tôn giáo, một thứ hạnh phúc ảo tưởng của nhân dân, là đòi hỏi hạnh phúc thật sự của nhân dân. Tùy hoàn cảnh và tùy thời gian, chính sách không thay đổi, chỉ thay đổi phương thức hành động.

Cũng nên biết thêm, không phải chỉ có các tôn giáo mới gặp cảnh nội chiến, mà các tổ chức, các đoàn thể, các cộng đồng ở hải ngoại, các nhóm đấu tranh ở trong nước đều lâm vào tình trạng tương tự toàn là do bàn tay ác độc của CS gây ra.

Cuộc chiến trong lòng các tôn giáo tại VN hiện nay gọi là “nội chiến Tôn Giáo” tuy miễn cưỡng một tý, nhưng đó là sự diễn tả đúng và thực tế nhất. Bởi vì, nếu nói đây chỉ là một sự chia rẽ nội bộ, thì sự việc không đáng quan ngại lắm. Sự chia rẽ thường chỉ gây nên bởi những bất đồng nhỏ nhặt về hình thức, có thể là phương thức điều hành cơ cấu, hay đường lối thực hiện chánh sách. Loại bất đồng như thế còn có thể hàn gắn được, miễn là hai bên biết tương nhượng nhau. Nhưng một khi đôi bên đã đối nghịch nhau trên căn bản tư tưởng thì nhất định chuyện ngã ngũ là phải có kẻ thắng người thua. Nó thực sự là một cuộc đấu tranh, một cuộc chiến.

Riêng đối với đạo Công Giáo có thể nói là một GH có kỷ cương và kỷ luật nhất, tình trạng xung đột có hơi khác về hình thức, nhưng tựu chung vẫn là nằm trong chủ trương tiêu diệt Công Giáo của CS. Cuộc nội chiến trong GHCG là điều có thể tránh được nếu các thành phần trong GH biết nhìn vào sự thực, nhưng vẫn cứ để xẩy ra thật là một điều đáng buồn.

2. Nội Chiến Vì Ý Thức Hệ Trong Công Giáo

Nằm trong hệ ý thức, tức giáo lý của GHCG là niềm tin vào sự trường tồn vĩnh cửu của Hội Thánh do chính Chúa lập nên. Chính Chúa đã khẳng định: Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi (Mt 16,18).

Không người CG nào lại không tin như thế. Ngoài đức tin ra thì thực tế và lịch sử 2000 năm nay đã chứng minh rằng đạo CG tuy có lúc thịnh lúc suy, nhưng vẫn tồn tại và lan rộng. Chính đức tin và giáo lý của đạo đã biến người CG, mỗi cá nhân trở thành một người chiến sĩ có nhiệm vụ bảo vệ và phát triển GH. Nhưng có lẽ không mấy ai ngờ rằng cuộc nội chiến cay đắng hiện nay trong GHVN lại nằm ngay trong chính cái tinh thần hăng say bảo vệ và phát triển GH của người công giáo VN. Thật vậy, cũng là để bảo vệ và phát triển GH, một bên mà đa số thuộc hàng giáo phẩm, chủ trương quy thuận và đi theo CS để đạt mục đích giữ lấy đạo và phát triển đạo. Còn bên kia là phần đông đảo giáo dân cùng với một số ít ỏi trong hàng lãnh đạo, chủ trương ngược lại, phải tiêu diệt CS để cứu lấy GH và cứu đất nước. Phe chủ trương “giữ lấy đạo trước đã” không đưa ra một lời giải thích nào (chứ chưa nói đến một lý thuyết) cho đường lối của mình. Phe chủ trương “chống CS để cứu đạo” cũng vậy, nhưng qua những bài viết của nhiều người, người ta có thể đọc được hai luận điểm như sau của phe này:
    - Một là CS là một tập đoàn bán nước hại dân.GH cũng là một thành phần của dân tộc nên phải đứng trên lập trường dân tộc trước sự suy vong của đất nước. GH đi theo CS khó khỏi mang tiếng đồng lõa, đắc tội với Tổ Quốc.

    - Hai là nhiều hiện tượng coi là phản chứng của đường lối Phúc Âm xẩy ra trong GH nhưng không thấy hàng lãnh đạo sửa sai. Vì thế giáo dân không đồng ý và không hiểu nổi nên không thể đồng tình với lãnh đạo GH. Họ lên tiếng mạnh mẽ để phản đối.
Không ai không biết rằng trên căn bản học thuyết, CG và CS là hai ý thức hệ đối nghịch nhau tuyệt đối, một bên hữu thần, một bên vô thần, một bên tự do, một bên độc tài. Chúng phủ định nhau tự bản thân. Do đó không thể có vấn đề sống chung hòa hợp với nhau được. Trước kia toàn thể khối người CGVN theo đuổi cùng một học thuyết đứng chung cùng một lập trường, thực hành cùng một đường lối đối với CS. Nay các nhà lãnh đạo GH đi theo một hướng khác ngược lại với hướng đi cũ và với đại đa số giáo dân. Do đó, sự việc làm phát sinh một cuộc xung đột giữa hai khuynh hướng như nói trên. Những chuyện xẩy ra giữa hàng giáo phẩm và giáo dân thường xẩy ra mới đây là những thí dụ về tình trạng xung đột. Nói đây là một cuộc xung đột, hơn nữa là cuộc xung đột vì ý thức bảo tồn và phát huy GH nên gọi là cuộc nội chiến ý thức hệ có lẽ cũng không phải là vô lý.

Chủ trương sống chung hòa bình với CS như hiện nay của GH phát sinh từ lúc chế độ CS nằm trên bờ vực của sự sụp đổ vào khoảng năm 1979 sau khi CS xua quân tấn công nước láng giềng Campuchea. Năm sau tức 1980, HĐGMVN họp và đưa ra đường lối “sống Phúc Âm trong lòng dân tộc”, và khẳng định “GH đồng hành cùng dân tộc”. Đây rõ ràng là một thông điệp chính trị ngụ ý mời gọi gởi cho đảng CS. GH đã nhận ra rằng CS không còn đủ nội lực để cùng một lúc chống lại tất cả mọi kẻ thù nên đã nhanh tay nắm lấy cơ hội đi bước trước trong cái thế hai kẻ thù phải bám lấy nhau để tồn tại. Sau đó ít năm, tức là từ 1986 khi VN mở cửa, lúc CS đứng vững trở lại cũng là lúc GH bắt đầu được thong dong hơn để phát triển. Thực tại này được nhận thấy qua các cơ sở vật chất được thiết lập, các tiện nghi được trang bị, nhân sự được bổ xung dồi dào, và việc xuất ngoại của các chức sắc được tự do thoải mái.

Có người hỏi rằng đi với CS có phải là GH đã thực hành chủ trương của Tòa Thánh có từ thời đức cố Giáo Hoàng Gioan XXIII không ?. Câu trả lời là không hẳn như thế. Các triều đại Giáo Hoàng Gioan XXIII và PhaoLô VI, Tòa Thánh hòa hoãn với CS và thường tỏ ra thiên vị CS. Nhưng dưới triều đức cố Giáo Hoàng Gioan Phalô II thì khác. Không ai nói được là Đức Gioan PhaoLô II đi theo đường lối của hai vị tiền nhiệm. Ngài là người chống cộng triệt để ai cũng biết. Ngài đã khuyên các giám mục VN chấp nhận những thách đố mà Phúc Âm đem lại, noi gương các Thánh Tử Đạo đi trên con đường Đức Tin khi các vị này sang triều kiến Roma theo lệ Ad Limina Apostolorum. Đức Thánh Cha còn mạnh dạn thúc dục các vị hãy “ra khơi”, nhưng nào có ai nghe đâu.

Cũng có người cho rằng đường lối của HĐGMVN hiện nay đặt căn bản trên quan điểm của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan XXIII về CS. Điều này tuy là đúng nhưng cũng sai. Quả thật Đức Cố Giáo Hoàng Gioan XXIII, trong Thông Điệp Hòa Bình Trên Trái Đất (Pacem in Terris) đã chỉ dậy rằng phải sáng suốt phân biệt và công bình đối với những lý thuyết và phong trào phản lại con người. Thông Điệp viết:
    “Cũng vậy, không thể đồng hóa những thứ triết thuyết sai lầm về bản tính, nguồn gốc, và cứu cánh của vũ trụ và con người, với những phong trào lịch sử được thiết lập vì mục đích kinh tế, xã hội, văn hóa, hay chính trị, dù cho các phong trào ấy bắt nguồn hay khởi hứng từ các triết tuyết ấy. Một học thuyết một khi đã thành hình và cố định thì không thay đổi nữa, trong khi các phong trào thì lấy hoàn cảnh cụ thể và biến đổi của cuộc sống làm đối tượng, nên không thể không bị ảnh hưởng vì sự biến đổi …”.
Lời dậy của Đức Giáo Hoàng ngụ ý là lý thuyết CS thì mãi mãi sai, nhưng những người thực hành lý thuyết đó là các đảng CS thì họ có thể thay đổi. Để tránh bị mang tiếng là quá khích và cố chấp trong cách phát biểu về GH cũng như về CSVN, chúng tôi xin minh định việc thừa nhận là đúng lời dậy bảo của Đức Thánh Cha. Nhưng chúng tôi cũng tin tưởng rằng lời dậy của Ngài chỉ đúng về mặt lý luận, và chưa bao giờ được chứng minh là đúng về mặt thực hành đối với đảng và chế độ CS. Người VN quen nói “chó đen giữ mực”, nghĩa là con chó lông đen cho đến chết vẫn là đen, không thể đổi thành mầu khác được. CS cho dù thành hình dưới hình thức là một đảng phái hay phong trào, qua thời gian, nó vẫn luôn luôn mang bản chất vô thần với đặc tính độc đoán, lưu manh và thảo khấu (predatory). Thực tế tại VN hơn 6 chục năm qua đã chứng minh điều đó. Đảng CSVN xem ra có thay đổi, nhưng thay đổi từ nham hiểm tàn ác đến nham hiểm tàn ác hơn, từ lưu manh điếm đàng đến lưu manh điếm đàng hơn. Tóm lại CSVN có thay đổi, nhưng thay đổi từ tình trạng đã tệ hại tiến đến tình trạng càng ngày càng tệ hại hơn rất nhiều. Cứ thử so sánh nội dung 2 văn kiện trước và sau về tôn giáo của CSVN ta sẽ thấy. Pháp Lệnh Tôn Giáo ban hành ngày 15-11-2004 còn độc ác và bóp nghẹt ghê gớm hơn gấp trăm gấp ngàn lần Sắc Lệnh về Tôn Giáo Hồ Chí Minh ký ban hành 49 năm trước, tức vào ngày 14-6-1955. Chính HY Phạm Minh Mẫn cũng đã phải xác nhận Pháp Lệnh Tôn Giáo 2004 khắt khe hơn Sắc Lệnh Tôn Giáo 1955 của Hồ Chí Minh nhiều, và ngài kết luận: “Đừng nên ban hành Pháp Lệnh này thì hơn”. Kinh nghiệm về CS thì ngay một tay đầu sỏ CS Nga là ông Boris Yelsin đã phải nhìn nhận: CS dứt khoát phải thay thế thôi chứ không thể thay đổi được. Chúng tôi không nghi ngờ rằng bảo đảm vững vàng nhất cho sự tin tưởng của mình là việc Đức Thánh Cha Benedicto XVI trong bài giảng lễ Đức Mẹ Lên Trời ngày 15-8-2007, đã xác định Con Rồng Đỏ với các đặc tính của nó trong sách Khải Huyền chính là chế độ toàn trị Stalin. Ngài nói: “……. there is the immemsely strong, red dragon with a striking and disturbing manifestation of power without grace, without love, of absolute selfishness, terror and violence …” (tạm dịch: ….. con rồng đỏ mạnh khủng khiếp, nó phô trương sức mạnh thô bạo và bất nhân một cách quyến rũ và khuấy đảo, tính ích kỷ tuyệt đối, sự kinh hoàng và bạo lực …). CSVN là con đẻ của chế độ ghê tởm này. Đức Thánh Cha đã chỉ đích danh con rồng đỏ là CS. Do đó không còn nghi ngờ gì nữa, nghĩ rằng CSVN đã thay đổi bản chất nên có thể hòa hợp và sống chung được với nó là một sai lầm nghiêm trọng không thể tưởng tượng được. Đáng tiếc là GHVN đang ở trong vũng lầy sai lầm đó.

II. Giáo Hội Giữa 2 Khuynh Hướng Giữ Đạo và Cứu Đạo

Cách tốt nhất để hiểu được sự khác biệt giữa hai khuynh hướng “Giữ Đạo” và “Cứu Đạo” là so sánh giữa hai đường lối sống đạo trong lòng chế độ CS của GH miền Bắc trước năm 1975 và của GH toàn quốc sau 1975, và nhất là hiện nay.

Hiệp Định Genève 1954 chia cắt Tổ Quốc VN cũng đồng thời chia cắt GHCGVN. Tại miền Bắc, GH rơi vào tình trạng sống không nổi mà chết cũng không xong, người ta gọi là GH sau bức màn sắt. Đức khâm sứ Tòa Thánh và các linh mục thừa sai ngoại quốc lần lượt bị trục xuất. Hàng giáo phẩm trong nước một số bị tù, bị đầy ải biệt tích, còn lại tất cả đều bị cô lập và quản chế tại chỗ. Nhiều thánh đường và hầu hết các cơ sở giáo dục và xã hội của GH bị tịch thu. Tại nhiều vùng quê xa tỉnh thành, giáo dân không được phép tụ họp đọc kinh xem lễ, hoặc bị cấm cản tinh vi bằng cách bị lùa đi lao động vào các giờ kinh lễ. Việc dậy giáo lý bị cấm tuyệt đối. Không còn chủng viện. Không có đào tạo linh mục. Không còn truyền chức. Nhiều linh mục, kể cả giám mục như đức cha Đinh Đức Trụ, giám mục Thái Bình phải tự túc sinh nhai bằng cách tăng gia sản xuất. Tóm lại có thể nói CG miền Bắc là một GH chết về mặt sinh hoạt. Dùng chữ “tê liệt” coi như còn quá nương tay.

Thế nhưng lạ lùng thay, GH đó vẫn không chết. Trái lại nó sống rất hào hùng và sinh động. Không có thánh đường huy hoàng, nhưng thánh đường trong tâm hồn của mỗi giáo dân luôn tưng bừng thờ phượng Chúa. Có nhiều chuyện kể trong dân gian về cách sống đạo đầy ấn tượng của giáo dân và chủ chăn miền Bắc. Nhiều cá nhân nêu gương sống đức tin đáng khâm phục. Cái gì CS cấm thì chịu vậy. Cái gì còn làm được thì làm. Tuyệt đối từ thuợng tầng lãnh đạo xuống đến người giáo dân bình thường không bao giờ ngửa tay xin xỏ hay cầu khẩn bạo quyền bất cứ ơn huệ nào. Thành ra duới chế độ CS tại miền Bắc, GH không lệ thuộc vào cơ chế Xin/Cho để phải đánh đổi quyền lợi như ta thấy ngày nay. Nói đúng ra GH miền Bắc đã bị tước đoạt sạch sẽ nên chẳng còn gì để đổi chác. Cái mất mát là những quyền lợi vật chất. Nhưng ít ra GH miền Bắc còn giữ được những quyền lợi tinh thần như quyền tuyển chọn và giáo dục chủng sinh, quyền truyền chức và bổ nhiệm linh mục v.v. Các quyền tự do cao quý này chỉ trong tình trạng đông lạnh nhưng không mất. Bị đàn áp nặng nề như thế, nhưng trong GH không xẩy ra một vụ bê bối nào làm mất thanh danh của GH. Đám linh mục theo CS, một con số rất nhỏ nhưng họ cũng không có hành động gì quá đáng làm thương tổn nặng nề đến GH.

Những cái mất đi của GH miền Bắc là những cái GH toàn quốc hiện nay phải ngửa tay xin lại từ CS. Ngược lại những cái còn giữ được của GH miền Bắc trước kia là những cái mà GH ngày nay đã để mất vào tay CS. Đó là hậu quả hay nói đúng hơn là hệ lụy của 2 đường lối ứng xử đối với CS của GH trước và bây giờ. Đường lối tại miền Bắc trước đây được gọi là đường lối “bất hợp tác”. Đường lối hiện nay của GH được sơn phết hoa hòe hoa sói dưới cụm từ “đồng hành cùng dân tộc”. Ngày nay, khuynh hướng bất hợp tác với CS không phải đã chết đi, mà nó biến thành một phong trào phản kháng vừa thụ động vừa tích cực. Người trong nước dưới chế độ kìm kẹp nên hầu hết đều thụ động, nhưng cũng không thiếu những cá nhân đứng lên công khai phản kháng như các linh mục Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi v.v. Ở hải ngoại, người CG tỵ nạn đứng lên phản kháng một cách công khai và mạnh bạo hơn. Sụ thể cho thấy khuynh hướng này hiển nhiên đi theo chủ trương phải tiêu diệt CS mới cứu được GH và đất nước, ngược lại với khuynh hướng đồng hành với đảng CS để giữ lấy GH mà HĐGM đang theo đuổi.

Đã rõ ràng là GH miền Bắc ngày trước thà chịu bắt bớ đàn áp nhưng mà còn giữ được cái “hồn” của đạo. Ngược lại, GH hiện nay dễ dãi thỏa hiệp với CS thì chỉ giữ được cái “xác” đạo mà bỏ mất đi cái “hồn” của đạo rồi. Như vậy người CG tốt nhất là phải tiêu diệt CS thì mới giữ được GH của mình toàn vẹn cả hồn lẫn xác.

1. Những Nguyên Nhân Tạo Xung Đột

Nguyên Nhân 1: GH Tự Tách Mình Ra khỏi Cộng Đồng Dân Tộc

“GH đồng hành cùng Dân Tộc” là khẩu hiệu chiến lược của GH được đưa ra trong môi trường CSVN Bolshevik hóa toàn dân. Điều này có nghĩa là GH cũng chấp nhận mình bị Bolshevik hóa. Việc khó có thể tưởng tượng được nếu chữ nghĩa cứ được hiểu trần trụi như thế. Nếu không hiểu được ý nghĩa bên trong thì chỉ còn cách nhìn và đánh giá những hành động bên ngoài để hiểu mà thôi.

Đồng hành nói nôm na là cùng đi chung với nhau trên một con đường. Nhưng không phải cứ đi với nhau là đồng hành theo ý nghĩa sâu xa của từ ngữ. Một ông đồ nho đi hát cô đầu hay đến nhà bạn chơi tổ tôm có dăm ba chú tiểu đồng lếch thếch theo sau, đứa cầm ô (dù), đứa cắp tráp, đứa sách giỏ trầu, đứa mang bầu rượu. Họ đi với nhau nhưng không phải đồng hành, vì ông đồ đi du hí, còn đám tiểu đồng đi hầu hạ phục dịch cho ông. Trong ý nghĩa sâu xa của từ ngữ này, những người đi với nhau phải là những người tự do và trong nhiều trường hợp còn phải đồng đẳng nữa. Mục tiêu tiến tới cũng phải là mục tiêu chung. Chữ đồng hành còn hàm ý một sự ràng buộc tinh thần giữa những người cùng đi. Nghĩa là, nói theo người bình dân, có vui cùng chia, có khổ cùng chịu, sống chết có nhau. Tinh thần đó đáng lẽ GH nên chia sẻ chung với các thành phần dân tộc khác. Nhưng không, GH lại tìm cách gắn bó với đảng CS. Với đảng CS, Giáo Hội không phải là một thực thể tự do, cũng chẳng đồng đẳng, và dĩ nhiên mục tiêu tiến tới của cả hai cũng khác nhau, và cuối cùng GH không thể sống chết với CS. Chế độ CS sẽ qua đi, nhưng GH phải mãi mãi tồn tại với dân tộc.

Ta hãy thử xem GH đã đồng hành cùng Dân Tộc Việt Nam như thế nào. Chỉ xét đến thời gian sau Thư Chung tuyên bố việc đồng hành, tức từ năm 1980 tới nay.
    - Trong phong trào vượt biên, vượt biển, CS bán bến, bán bãi, lừa gạt tiền bạc của đồng bào rồi đẩy con người vào chỗ may rủi. Bao nhiêu đau thương và chết chóc. GH đã làm gì để giảm bớt dòng lệ của con chiên và của đồng bào? - Im lặng!

    - Sau khi thôn tính miền Nam, CS bắt đi cải tạo 300.000 quân, dân, cán, chính VNCH trong đó có cả hàng ngàn linh mục tuyên úy, gây ra bao nhiêu thảm cảnh: cuộc sống điêu đứng, gia đình tan vỡ, trẻ thơ thất học v.v. Trước tình trạng này GH làm gì? - Im lặng.

    - Trưóc việc các tôn giáo bạn như Tin Lành Mennonite, Phật Giáo VN Thống Nhất, Phật Giáo Hòa Hảo bị đàn áp và xách nhiễu, việc Đức TGM Nguyễn Kim Điền bị CS đầu độc, Lm Nguyễn Văn Lý bị cần tù v.v. GH làm gì để ngăn bàn tay tội ác lại? - Im lặng.

    - Trước cảnh xã hội bị băng hoại, đạo đức suy đồi, cán bộ CS mau chóng trở thành đại tư bản, trong khi đó, dân nghèo càng ngày càng nghèo mạt đến nỗi cha mẹ phải bán con vị thành niên đi làm đĩ tứ xứ, thiếu nữ ham lấy chồng ngoại quốc chỉ vì nghèo đói, cả dân quê lẫn thành thị bị cán bộ, đảng viên dựa vào quyền lực để cướp nhà cướp đất tạo thành phong trào dân oan trên cả nước. GH làm gì để vơi đi những bất công kia? – Im lặng.

    - Nạn phá thai tại VN được ghi nhận là cao nhất thế giới. Mỗi năm trung bình có từ 2 triệu rưởi đến 3 triệu phụ nữ phá thai. Trước vấn đề nhức nhối này, GH cũng chỉ im lặng.
Còn nhiều, rất nhiều nữa. GH vẫn không làm gì, mà chỉ một mực im lặng. GH đã đồng hành với Dân Tộc VN như thế đấy. Nếu GH chỉ dám nói lên tiếng nói vì nhân quyền, vì công lý trong điều kiện được tự do thoải mái thì việc đó dễ dàng quá, ai mà không làm được, cứ gì phải là tông đồ của Chúa?

Tôn giáo được lập ra cho con người. Cái gốc gác của con người là tổ tiên. Tổ tiên sống hợp quần trong một khu vực với văn hóa, văn minh, phong tục tập quán và tiếng nói riêng gọi là tổ quốc. Giới răn thứ 4 trong 10 giới răn của Chúa là thảo kính cha mẹ. Từ cha mẹ tính ngược lên là tổ tiên đến tổ quốc. Người công giáo không yêu và phụng sự tổ quốc thì làm sao giữ trọn được giới răn thảo kính cha mẹ. Trong thân thể của một GHCG, phần “Công Giáo”, tạm coi như phần hình nhi thượng là phần của Vatican. Còn phần “Giáo Hội”, tức phần hình nhi hạ là phần thuộc về dân tộc. Nếu GH chỉ coi trọng phần hình nhi thượng mà coi phần hình nhi hạ như không có, thì nên gọi là GH Vatican thì hơn. Gọi là GHVN thật chẳng hợp lý tý nào. Một GH Vatican như vậy sẽ phát sinh ra hệ quả là người CGVN sẽ là người ngoại quốc sống trên đất nước của mình chứ không còn phải là những công dân VN nữa. Nên nhớ rằng văn hóa VN ta lấy chữ Hiếu làm đầu. Do đó không thể quên sự thật lịch sử là trước kia, một trong những nguyên nhân khiến vua chúa cấm đạo là vì cho rằng CG cấm người ta thờ kính cha mẹ, tổ tiên, và các bậc anh hùng dân tộc. Ngày nay, nếu GH không đau được cái đau của các thành phần dân tộc khác, không chịu nhục được nỗi nhục của họ thì đúng là GH đang đứng bên lề dòng lịch sử của dân tộc, điều mà Hội Nghị Các Giám Mục Á Châu đã cảnh giác ngay từ khi CS chiếm miền Nam. GH đang đồng hành cùng đảng CSVN chứ không phải với dân tộc VN. Cái đảng chính trị này theo lịch sử đảng ghi chép, thực chất chỉ là một chi bộ của đảng CS Liên Sô, chứ không phải một đảng chính trị của người VN. Nó đấu tranh để xích hóa dân tộc VN cho Đệ Tam Quốc Tế CS, tức đế quốc Liên Sô, chứ không phải với mục đích đem lại độc lập, tự do và phú cường cho dân tộc VN. Vì thế bản chất của nó là bán nước.

Một khía cạnh khác, nếu GH cho rằng lên tiếng vạch trần những tội ác của đảng CS và báo động trước những tai họa của đất nước là làm chính trị, thì không biết GH hiểu chữ chính trị là cái gì. Đức cố HY Jaime Sin của Phi Luật Tân, TGM Pius Ncube của Zimbabwe, TGM Oscar Romero của El Salvador v.v. đều là các chức sắc cao cấp tại các GH địa phương đã công khai lên tiếng và hoạt động chống lại các chính quyền tham nhũng và đàn áp dân chúng. Trường hợp các ngài phải giải thích thế nào: làm chính trị hay không làm chính trị? Hơn nữa nếu coi hành động ái quốc là làm chính trị thì việc Vatican phong thánh cho cô gái Jeanne d’Arc của nước Pháp đáng gọi là cái gì, một trò đùa chăng?

Nguyên Nhân 2: Những Hành Động Cụ Thể

Chuyện giáo dân chống đối HĐGM nói chung xuất phát từ nguyên nhân xa là việc GH tự tách mình ra khỏi công đồng dân tộc, đi theo CS như đã trình bầy trên. Nhưng cũng có những nguyên nhân gần và cụ thể trực tiếp dẫn đến tình trạng này.

- Một vị giám mục sang Mỹ xin tiền từ chối bước vào nơi tiếp đón có treo cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Đó phải chăng là một thái độ chính trị: ngài chọn chỗ đứng dưới lá cờ đỏ sao vàng nên từ chối bước vào nơi có lá cờ của con chiên tỵ nạn? Nếu không thì cũng biểu lộ một cử chỉ thiếu lịch sự và khinh mạn đối với những người tiếp đón mình, không đếm xỉa đến tâm tư tình cảm và lối sống của con chiên. Người lãnh đạo thiết tưởng phải biết như thế hơn những người khác mới phải.

- Nhiều vị khác, giám mục có, linh mục có, sơ siếc có cố đấm ăn xôi mặc luôn lễ phục cầm bịch nylon đứng nơi cửa nhà thờ trước mặt ông đi qua bà đi lại vì không được phép giám mục địa phương quyên tiền trong nhà thờ. Chuyện thật là khó coi nhưng các vị vẫn làm được. Có phải vì đồng tiền con người đã mất hết cả tự trọng và nhân cách? Con chiên tỵ nạn đã quen sống trong xã hội văn minh nên cảm thấy ngượng ngùng và khó chịu. Các vị đã không chịu học câu “nhập gia tùy tục” trước khi đi.

- Ở trong nước, có nơi trước tòa giám mục dựng bia Mân Côi bằng đá quý mua từ ngoại quốc khắc kinh Mân Côi bằng đủ 150 ngôn ngữ trên thế giới. Để làm gì? Sùng đạo hay chơi nổi?

- Có nơi giám mục phá bỏ nhà thờ cổ kính và kiên cố đã tồn tại hàng trăm năm để xây nhà thờ mới lớn nhất VN với những công trình tự khoe là hoành tráng và nghệ thuật, bàn thờ mạ toàn vàng ròng 24 carat. Để làm gì, trong khi Thiên Chúa chỉ muốn ngự nơi đền thờ “tâm hồn con người”?

- Có nơi đã chịu chi (đấm mõm bọn CS) 4 triệu dollars (khoảng 70 tỷ tiền Hồ) để được mở chủng viện. Đi với ma mặc áo giấy là lẽ thế gian thường tình, nhưng vấn đề là giáo lý Phúc Âm có cho phép các tông đồ của Chúa điều hành công việc GH theo cung cách thế gian như thế không. Không lẽ xử dụng đường lối ma quỉ để mở nước Chúa được coi là chính đáng?

- Một số giám mục kết án cha Lý làm chính trị nhưng lại thả cho các linh mục thuộc quyền tham gia phỉ quyền các cấp của CS. Như vậy là giáo lý áp dụng hai tiêu chuẩn luân lý, và giáo luật thi hành hai tiêu chẩn hành động? Thời nào kỷ cương nấy. Thời CS ta theo kỷ cương CS mới hợp thời? Khổ nỗi cái kỷ cương của thời xã hội chủ nghĩa là vô kỷ cương, là xài luật rừng.

- Quốc doanh Phan Khắc Từ có vợ con công khai mà vẫn thi hành chức linh mục. Ông Vatican không cho phép nhưng HY Phạm Minh Mẫn không cấm. Làm gì được nhau đây? Có phải phép vua chịu thua lệ làng? Ông cha có vợ con không bị cấm làm mục vụ. Nhưng bổn đạo để cho con cái lấy vợ, lấy chồng khác tôn giáo bị ông cha rút phép thông công, chết không được xưng tội, xức dầu, không được chôn trong đất thánh (Lm Pio Ngô Đức Hậu, Nhật Ký Truyền Giáo p. 41-42). Rừng nào cọp nấy hay luật rừng chăng?

Trên đây chúng tôi chỉ nêu một số những việc điển hình. Những chuyện tương tự thì vô vàn vô số không sao kể ra cho xiết được. Toàn là những chuyện giáo dân không hiểu nổi. Có những chuyện xẩy ra phản chứng Tin Mừng không thể chối cãi được, nhưng vẫn không được hàng giáo phẩm lên tiếng biện minh hay giải thích. Vì thế khó tránh được sự bất mãn trong GH. Điều nguy hiểm nhất là giáo dân VN ngày nay, kể cả một số giáo sĩ và tu sĩ, hầu như đã đánh mất ý thức về sự sai trái, thậm chí về tội lỗi. Đút lót để được xây nhà thờ, để được chịu chức linh mục, để xin đi ngước ngoài, nhận đút lót, hối lộ, ăn gian nói dối v.v. đều được coi là chuyện bình thường trong xã hội ngày nay, không có gì phải thắc mắc. Người ta giải thích: gặp thời thế thế thời phải thế là chuyện đương nhiên. Ông cha có vợ con công khai vẫn cứ làm mục vụ, vẫn làm lễ, giải tội cho bổn đạo có sao đâu. Cũng vẫn là chuyện gặp thời thế thế thời phải thế, có gì phải bận tâm. Lương tâm con người ngày nay vẫn yên ổn với những chuyện như thế. Nếu có gì không ổn thì các cha đã nói, giáo dân biện luận. Tôn giáo biến thành mê tín khi người có đạo cho những việc làm trái đạo lý là chuyện bình thường.

Trưóc việc GH quay lưng với các khổ đau của Dân Tộc và chỉ lo trau chuốt vẻ bề ngoài của mình như thế, và trước một xã hội loạn với những việc suy thoái đạo đức như thế, ai còn chút lương tri mà không đau lòng. Có những người giỏi nín nhịn, họ âm thầm chịu đựng nhưng trong bụng không khỏi bất mãn. Những người kém sức chịu đựng, họ phản ứng bằng lời nói, có khi bằng hành động. Hành động thông thường nhất là viết bài đăng báo, phóng lên internet. Những gì họ nói đều là những việc có thật, nói có sách mách có chứng chứ không phải là những vu cáo hàm hồ. Nhưng những con chiên mê tín thấy vậy thì bất kể phải trái, nổi sùng lên. Thế là có chuyện. Cuộc chiến bắt đầu.

Trong khi đánh phá những người chống sai lầm xẩy ra trong GH, và nhắm mắt bênh vực GH bất kể phải trái, những con chiên mê tín phơi bầy ra 3 cái khuyết tật trong lối sống đạo cằn cỗi của họ. Trước hết là sự bất lực tư duy, thứ đến là cái não trạng ông bình vôi, và cuối cùng là thói quen phản ứng lưỡi gỗ.

- Sự bất lực tư duy: Về nhận thức, những kẻ mê tín không đủ khả năng phân biệt thế nào là GH, và thế nào là hàng giáo phẩm. Họ tự nhiên đồng hóa hàng giáo phẩm với GH y chang như bọn Việt gian CS đồng hóa đảng CS của chúng với dân tộc VN. Vì thế họ cho rằng chống những sai lầm trong GH là chống GH, thậm chí chống Thiên Chúa. Cũng như người dân VN đụng tới bất cứ cái gì của đảng CS cũng đều bị ghép vào tội phản quốc.

- Não Trạng ông bình vôi: Những kẻ mê tín không nhìn thấy những người chống đối đứng trên vị trí nào để chống đối và người ta chống đối với mục đích gì. Họ phải biết rằng người tín hữu đồng thời cũng là công dân của đất nước nên có quyền và có bổn phận chống những tên phản quốc và những kẻ tán trợ tội phản quốc. Cứ xem những nguyên nhân đưa đến chống đối, người ta có thể biết những người chống đối đứng ở vị trí nào và hành động cho mục đích gì. Họ không chống đối hoặc phê phán bất cứ một giáo điều hay luật lệ nào của GH, mà chỉ chống đối đường lối và những hành động của HĐGM liên quan đến đất nước gây tác hại cho Dân Tộc. Như vậy rõ ràng là những người chống đối họ đứng trên cương vị công dân để hành động, chứ không phải trên cương vị người tín hữu. Và mục đích của họ là để bảo vệ đất nước và đồng thời cũng bảo vệ GH. Đồng bào khác tôn giáo cũng chia sẻ quan điểm của những người chống đối, nhưng vì sự tế nhị của vấn đề, họ không lên tiếng.

- Phản ứng lưỡi gỗ: Trong một xã hội văn minh và có văn hóa, nguyên tắc đi tìm sự thật cho các vấn đề tranh cãi là tranh luận dân chủ và ngay thẳng. Đám con chiên mê tín không biết lý luận. Họ chỉ biết chửi rủa những gì mà đầu óc đặc sệt của họ cho là chống GH. Điều làm ngạc nhiên là có cả một số linh mục cũng làm như thế. Các linh mục này không giảng giải điều hơn lẽ thiệt, không phân tích cái đúng cái sai cho con chiên, mà cũng chỉ chửi. Họ chửi bới những người không mê tín như họ là kiêu căng, thiếu lòng đạo, ngu dốt, vô giáo dục, hạ cấp. Thậm chí họ chửi người khác là đồ chó săn, quân súc sanh, loài cầm thú, “bọn bất lương nhất thế gian, quỷ sẽ đưa cả nhà chúng mày xuống hỏa ngục”. Ôi, tinh thần Phúc Âm, lòng đạo đức của những “con chiên ngoan đạo” là như thế!. Quý bạn đọc cần kiểm chứng cứ vào các trang web công giáo sẽ thấy. Hiện nay những bài chửi đểu, đã được lấy bớt xuống rồi không biết vì lý do gì. Nếu là người đạo hạnh, có văn hóa, họ nên viết lách đàng hoàng, dùng cái đầu để suy nghĩ, dùng ngòi bút để lý luận, để phản biện những người không mê tín như họ. Sự thể cho thấy một khi lòng đạo mất đi lý trí và sự khôn ngoan, niềm tin tôn giáo nơi con người sẽ trở thành mê tín. Người tín hữu dễ trở thành cuồng tín nếu có bàn tay nào đó thọc vào khích động. Nguy hiểm nhất là có những linh mục có học hành đàng hoàng, lợi dụng tính mê tín của con chiên để củng cố địa vị hoặc thủ lợi riêng. Hậu quả càng thê thảm hơn gấp bội.

Thay Cho Lời Kết

Chúng tôi xin mượn một mẩu chuyện nhỏ trong trong cuốn Nhật Ký Truyền Giáo của Lm Piô Ngô Phúc Hậu làm phần kết cho bài viết này. Chuyện như sau:
    Cái Răng, … (Thời VNCH, Cái Răng là một quận lỵ cách thị xã Cần Thơ 5 km trên đường Cần Thơ đi SócTrăng. Ghi chú của người viết)

    Hôm nay mình (cha Hậu) ghé chủng viện Cái Răng. Phòng đầu tiên mà mình bấm chuông là phòng cha giáo Chương. Cha giáo đang duyệt phim.

    - Cha Piô coi phim Les Missions chưa?

    - Về phim ảnh thì mình dốt đặc cán mai, dài cán thón. Bác tóm tắt dùm em coi. Hết sức vắn tắt thôi.

    - Phim mô tả thực dân da trắng tấn công các bộ lạc da đỏ. Các cha truyền giáo thì có hai thái độ: Thái độ một: đứng hẳn về phía người da đỏ, cầm vũ khí chống lại thực dân. Thái độ hai: khước từ bạo lực, chỉ rao giảng và cầu nguyện. Nhưng cuối cùng thì thực dân tấn công và tiêu diệt tất cả. Hàng giám mục địa phương báo cáo về Tòa Thánh như sau:

    “Hàng giáo sĩ của chúng tôi đã đứng ra bênh vực người da đỏ, chống lại thực dân. Có người dùng bạo lực. Có người dùng lời cầu nguyện. Cả hai đều đã chết, nhưng dường như họ vẫn sống. Còn chúng tôi, hàng giám mục thì vẫn còn đang sống. Chúng tôi đang sống, nhưng dường như chúng tôi đã chết.”

    Nội dung chuyện phim cùng với giọng truyền cảm của cha giáo Chương làm mình bị xúc động. Có lẽ mình còn phải suy nghĩ về đề tài này nhiều năm nữa (Lm Ngô Phúc Hậu, Nhật Ký Truyền Giáo trang 78-79).

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất


Luật sư Lê Duy San nguyện cầu

    LỜI CẦU NGUYỆN CỦA LS LÊ DUY SAN
    1. Việt Cộng chết hết và chết một cách thảm khốc cả gia đình và dòng họ.
    2. Thân Cộng chết hết và chết một cách thảm thương cả gia đình và dòng họ.
    3. Những kẻ có những lời nói, hành động cố ý làm lợi cho Việt Cộng hay gây chia rẽ hàng ngũ người Việt Quốc Gia, mạ lỵ những ngưòi chống Cộng cũng chết hết và chết một cách thảm hại cả gia đình và dòng họ.
     
     

Friday, December 16, 2011

Nhạc


Ngũ Hổ Tướng
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Tuẫn Tiết Ngày 30-04-1975


Tạ Ơn Người
Nhạc: Anh Việt Thu
Tiếng hát: Duy Khánh



Tôi Sẽ Về
Nhạc và lời: Duy Khánh
Tiếng hát: Duy Khánh




Sunday, December 4, 2011

Miền Bắc Việt Nam sau Hiệp định Genève (20-7-1954) - Trần Gia Phụng

Trần Gia Phụng

Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (Hiệp định đình chiến Genève) ngày 20-7-1954 chia hai nước Việt Nam tại sông Bến Hải, thuộc tỉnh Quảng Trị. Sông Bến Hải nằm ở vĩ tuyến 17. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ở phía bắc và Quốc Gia Việt Nam ở phía nam.

1. VIỆC ĐỐI NỘI

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa rộng khoảng 60,900 dặm vuông (khoảng 158,340 km2), (1) do đảng Lao Động (LĐ) cai trị, Hồ Chí Minh làm chủ tịch nước, Phạm Văn Đồng làm thủ tướng. Đảng LĐ chủ trương độc đảng, độc tài toàn trị, một mình nắm chặt chính quyền. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là nước cộng sản đầu tiên và duy nhất ở Đông Nam Á.

Ngoài thủ đô là Hà Nội, VNDCCH còn có các hải cảng quan trọng là Hải Phòng, Vinh. Dân số năm 1955 ở miền Bắc là 13,574,000 người. (2) Các tỉnh phía bắc vĩ tuyến 17 vào thời điểm nhà nước VNDCCH tiếp thu, có thể kể:

Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Ninh, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Sơn Tây, Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Kiến An, Quảng Yên, Hải Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, bắc Quảng Trị.

Quân đội Việt Minh (VM) tiếp thu Hà Nội ngày 10-10-1954. Chủ tịch Uỷ ban Quân quản Hà Nội của VM là Vương Thừa Vũ tức Nguyễn Văn Đồi, người đã chỉ huy cuộc tấn công Hà Nội ngày 19-12-1946 và trở thành tư lệnh sư đoàn đầu tiên của VM là sư đoàn 308. Hồ Chí Minh từ vùng chiến khu Việt Bắc về Hà Nội ngày 15-10-1954, bắt đầu thiết lập tổ chức cầm quyền miền Bắc.

Hải Phòng, điểm tập trung đồng bào miền Bắc muốn di cư vào miền Nam bằng tàu thủy, do VM tiếp thu ngày 13-5-1955. Những toán lính Pháp cuối cùng rời đảo Cát Bà (vịnh Hạ Long, vùng Hải Phòng) ngày 22-5-1955, thì VM mới thật sự làm chủ hoàn toàn miền Bắc.

Thời điểm nầy cũng chấm dứt luôn thời hạn 300 ngày ở miền Bắc mà bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954” cho phép dân chúng được tự do di chuyển từ khu vực thuộc phía bên nầy sang khu vực thuộc phía bên kia.

Số người từ miền Nam tập kết ra Bắc không được thống kê đầy đủ. Theo sự trình bày của Võ Nguyên Giáp tại Hội nghị Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Hoa) từ ngày 3-7-1954 giữa Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Quốc, trước khi chiến tranh kết thúc, VM dự tính bước đầu rút ra Bắc khoảng 60,000 người, trong đó 50,000 người là bộ đội và 10,000 người làm công tác chính trị, nhất là những người "đỏ" quá, bị lộ diện, không thể ở lại. (3) Đây chỉ là số lượng Võ Nguyên Giáp dự tính, trong khi có tài liệu cộng sản cho rằng số người tập kết ra Bắc khoảng 175,000 cán bộ và 15,000 học sinh. (Đặng Phong (chủ biên), sđd. tr. 45.)

Số người từ miền Bắc di cư vào miền Nam lên đến khoảng gần 900,000 người. (4) Những thành phần chống cộng, đối lập, bất đồng chính kiến, những nhân vật trong các đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc, đều rút về miền Nam. Điều nầy có lợi cho việc cai trị của đảng LĐ tức đảng Cộng sản Bắc Việt vì không còn, hay còn ít người đối kháng với chế độ cộng sản ở lại đất Bắc.

Từ tháng 9-1954, nghĩa là sau hiệp định Genève và trước khi về Hà Nội, Phạm Văn Đồng được cử giữ chức thủ tướng chính phủ VNDCCH thay Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, mãi đến tháng 9-1955, đảng LĐ mới triệu tập trở lại những thành viên còn sót lại từ quốc hội Khóa I (bầu ngày 6-1-1946). Trong phiên họp tại Hà Nội ngày 20-9-1955, quốc hội nầy thông qua thành phần chính phủ Phạm Văn Đồng như sau:

Chủ tịch VNDCCH Hồ Chí Minh
Thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng
Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Nội vụ Phan Kế Toại
Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp
Phó thủ tướng kiêm Chủ nhiệm ỦB Khoa học nhà nước Trường Chinh (từ tháng 4-1958)
Phó thủ tướng Phạm Hùng (từ tháng 4-1958)
Bộ trưởng bộ Công an Trần Quốc Hoàn
Bộ trưởng bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên
Bộ trưởng bộ Tài chánh Lê Văn Hiến (đến tháng 5-1958)

Hoàng Anh (từ tháng 6-1958)
Bộ trưởng Giao thông và Bưu điện Nguyễn Văn Trân
Bộ trưởng Thủy lợi và Kiến trúc Trần Đăng Khoa (đến tháng 4-1958)
Bộ trưởng Thủy lợi Trần Đăng Khoa (từ tháng 4-1958)
Bộ trưởng Kiến trúc Bùi Quang Tạo (từ tháng 4-1958)
Bộ trưởng Công nghiệp Lê Thanh Nghị
Bộ trưởng Thương nghiệp Phan Anh (đến tháng 4-1958)
Bộ trưởng Ngoại thương Phan Anh (từ tháng 4-1958)
Bộ trưởng Nội thương Đỗ Mười ( từ tháng 4-1958)
Bộ trưởng Y tế Hoàng Tích Tri (đến tháng 12-1958

Phạm Ngọc Thạch (từ tháng 12-1958)
Bộ trưởng Lao động Nguyễn Văn Tạo
Bộ trưởng Tư pháp Vũ Đình Hòe
Bộ trưởng Văn hóa Hoàng Minh Giám
Bộ trưởng Thương binh Vũ Đình Tụng (giải thể tháng 5-1959)
Bộ trưởng Cứu tế Nguyễn Xiển (giải thể tháng 5-1959)
Bộ trưởng Nông lâm Nghiêm Xuân Yêm
Bộ trưởng Phủ thủ tướng Phạm Hùng (đến tháng 4-1958)

Nguyễn Duy Trinh (4/1958 – 12/1958)

Nguyễn Khan (từ tháng 5-1959)
Chủ nhiệm ỦB Kế hoạch Nhà nước Nguyễn Văn Trân (4-1958 đến 12-1958)

Nguyễn Duy Trinh (từ tháng 12-1958)
Bộ trưởng, Phó chủ nhiệm UBKHNN Nguyễn Văn Trân (từ tháng 12-1958)

Lê Văn Hiến (từ 12-1958) (5)

Chính phủ hoạt động theo những nghị quyết của Bộ chính trị và Uỷ ban Trung ương đảng LĐ. Ngoài ra, chính phủ còn được sự hỗ trợ của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), một bộ phận ngoại vi của đảng LĐ. Nguyên trước đây, ngày 27-5-1946, Việt Minh thành lập Mặt trận Liên Việt (Liên hiệp Quốc dân Việt Nam), do Huỳnh Thúc Kháng làm chủ tịch, Tôn Đức Thắng, phó chủ tịch. Năm 1947, Huỳnh Thúc Kháng từ trần, Tôn Đức Thắng lên thay. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 24.) Trong Đại hội từ 5 đến 10-9-1955, Mặt trận Liên Việt tuyên bố hoàn thành nhiệm vụ và tự giải tán, chuyển qua thành MTTQ cũng do Tôn Đức Thắng làm chủ tịch.

Theo kế hoạch của CSVN, giai đoạn từ 1955 đến 1960 được gọi là giai đoạn xây dựng miền Bắc, chia thành hai thời kỳ: ổn định trật tự xã hội, khôi phục kinh tế (1955-1957) và cải tạo xã hội chủ nghĩa theo đường lối cộng sản, tức kinh tế chỉ huy (1958-1960). Để thực hiện các kế hoạch nầy, nhà nước cộng sản mở lại cuộc Cải cách ruộng đất (CCRĐ) với nhiều mục tiêu cùng một lúc, và chận đứng phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm, đóng khung chính trị và văn hóa theo khuôn khổ chủ nghĩa cộng sản.

2. VIỆC ĐỐI NGOẠI

Bắc Việt Nam liên lạc ngoại giao chính với các nước trong khối cộng sản và thêm một số nước trung lập. Lúc đó, hai cường quốc cộng sản là Liên Xô và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đang tranh chấp nhau. Cuộc tranh chấp Nga Hoa vừa gây khó khăn, đồng thời cũng có lợi cho Bắc Việt Nam. Khó khăn vì Bắc Việt Nam phải giữ thăng bằng trong việc ngoại giao với hai cường quốc cộng sản. Có lợi vì Bắc Việt Nam lợi dụng cuộc tranh cãi giữa hai bên, để mặc cả, thương lượng và xin hai nước viện trợ tối đa. Cả hai bên đều tranh đua gia tăng viện trợ nhằm lôi kéo Bắc Việt Nam về phe mình.

Theo chủ trương chung sống hòa bình, vào đầu năm 1957, Liên Xô đề nghị hai miền Bắc và Nam Việt Nam cùng vào Liên Hiệp Quốc (LHQ) như hai nước riêng biệt. Chính phủ Bắc Việt quyết liệt phản đối.(6) Sau khi phó thủ tướng Liên Xô, Anatas Mikoyan, đến Trung Quốc vào tháng 4-1956 giải thích chính sách mới của Liên Xô, thì vào giữa tháng 5-1957, Kliment Voroshilov, chủ tịch đoàn Chủ tịch Tối cao Liên Xô, đến thăm Hà Nội.

Có thể trước đó Liên Xô đã thăm dò ý kiến Bắc Việt và sợ rằng Bắc Việt sẽ xích gần với Trung Quốc nếu Liên Xô không ủng hộ Bắc Việt, nên sau khi gặp các lãnh tụ Bắc Việt tại Hà Nội, Voroshilov tuyên bố rằng Liên Sô bảo đảm sẽ không chấp nhận cho Việt Nam Cộng Hòa gia nhập LHQ và sẽ gia tăng viện trợ cho Bắc Việt. (Vào tháng 9-1957, Liên Xô phủ quyết khi vấn đề nầy được đưa ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.)(7)

Việc quyết tâm xâm lăng miền Nam đưa đến một nhu cầu lớn lao cho đảng LĐ: đó là viện trợ từ các nước ngoài. Về quân sự, Bắc Việt rất cần thiết bị, quân xa, quân dụng, súng ống tối tân để chống lại võ khí Hoa Kỳ ở miền Nam. Trong khi đó, nền kinh tế và kỹ nghệ Bắc Việt suy kiệt một cách trầm trọng, không đủ nuôi dân cũng như không thể cung ứng nhu cầu chiến trường. Từ tháng 9-1954, khi đảng LĐ mới cầm quyền ở Bắc Việt, Bắc Việt xảy ra nạn đói.(8) Nạn đói kéo dài trong giai đoạn CCRĐ.

Bắc Việt chỉ còn cách duy nhất là cầu viện cả hai cường quốc cộng sản là Liên Xô và Trung Quốc mới có thể tấn công miền Nam. Trước tình trạng khối CSQT bắt đầu rạn nứt, Bắc Việt không muốn làm mất lòng một trong hai nước nói trên, đồng thời muốn lợi dụng tình trạng nầy để kêu gọi cả hai cường quốc cộng sản viện trợ tối đa cho Bắc Việt Nam.

Ngoài nhu cầu viện trợ quân sự và kinh tế, giữa hai chính sách đối ngoại của hai nước Liên Xô và Trung Quốc, chính sách lúc đó vừa bảo thủ vừa hiếu chiến và cứng rắn của Trung Quốc, sẵn sàng yểm trợ và viện trợ các phong trào cộng sản tại các quốc gia trên thế giới, để khuynh đảo chính trị, nhất là lập trường cương quyết chống Mỹ ở bất cứ nơi nào trên thế giới, thích hợp với lập trường hiếu chiến của Bắc Việt, đang kiếm cách xâm lăng miền Nam dưới chiêu bài "chống Mỹ cứu nước". Vì vậy, tuy bề ngoài Bắc Việt giữ thăng bằng giữa hai nước, nhưng bên trong, những nhà lãnh đạo đảng LĐ theo chủ trương của Trung Quốc hơn là Liên Xô. Cũng vì vậy, năm 1958, Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt Nam đã ký công hàm ngày 14-9-1958, ủng hộ tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chu Ân Lai, thủ tướng CHNDTQ.

Nguyên từ 24-2 đến 29-4-1958, các thành viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) họp tại Genève bàn về luật biển. Hội nghị ký kết bốn quy ước về luật biển. Riêng quy ước về hải phận mỗi nước, có 3 đề nghị: 3 hải lý, 12 hải lý và 200 hải lý. Không đề nghị nào hội đủ túc số 2/3, nên LHQ chưa có quyết định thống nhất. Lúc đó, Trung Quốc và hai miền Nam và Bắc Việt Nam không phải là thành viên LHQ nên không tham dự hội nghị nầy.

Trước sự tranh cãi về hải phận, ngày 28-6-1958, Mao Trạch Đông tuyên bố với nhóm tướng lãnh thân cận: “Ngày nay, Thái Bình Dương không yên ổn. Thái Bình Dương chỉ yên ổn khi nào chúng ta làm chủ nó.”(9) Sau khi Khrushchev viếng thăm Bắc Kinh từ 31-7 đến 3-8- 1958, Trung Quốc pháo kích và đe dọa hai quần đảo Kim Môn và Mã Tổ (Kinmen and Matsu) ngày 23-8-1958. Phải chăng hành động nầy nhắm đòi hỏi chủ quyền trên hai quần đảo nầy, hay để xác định chiều rộng của hải phận của Trung Quốc?

Hai quần đảo nầy nằm gần lục địa Trung Quốc nhưng thuộc quyền quản lý hành chánh của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Hoa Kỳ liền gởi Hải và Không quân đến bảo vệ hai quần đảo nầy theo Hiệp định Phòng thủ Hỗ tương giữa Hoa Kỳ và THDQ, ký kết tại Đài Bắc (Taipei) ngày 2-12-1954. đưa đến cuộc khủng hoảng khá trầm trọng ở eo biển Đài Loan.

Tiếp đó, ngày 4-9-1958, Trung Quốc đưa ra tuyên bố về hải phận gồm 4 điểm, trong đó điểm 1 và điểm 4 được dịch như sau:

(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Điều lệ nầy áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa [Xisha tức Hoàng Sa], quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa [Nansha tức Trường Sa], và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
. . . . . . . . . . . . . .

(4) Điều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Đài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu [Bành Hồ], quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc ... (Bản dịch của Trung Tâm Dữ Kiện. http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm)

Mục đích của bản tuyên bố ngày 4-9-1958 nhằm xác định hải phận của Trung Quốc là 12 hải lý. Tuy nhiên điểm 1 và điểm 4 của bản tuyên bố cố ý lập lại và khẳng định chắc chắn rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (vốn của Việt Nam) thuộc chủ quyền của Trung Quốc và Trung Quốc gọi theo tên Trung Quốc là Xisha [Tây Sa tức Hoàng Sa] và Nansha [Nam Sa tức Trường Sa].

Như thế, rõ ràng bản tuyên cáo ngày 4-9-1958 của CHNDTQ đưa ra hai chủ điểm:
    1. Xác định hải phận của Trung Quốc là 12 hải lý.

    2. Xác định chủ quyền của Trung Quốc trên một số quần đảo trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vốn của Việt Nam từ lâu đời.
Vì muốn lấy lòng Trung Quốc để được viện trợ, Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt, ký công hàm ngày 14-9-1958, tán thành quyết định về hải phận của Trung Quốc, nguyên văn như sau:

“Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc trên mặt bể.” (Nguồn: Internet)

Cần chú ý là nhà cầm quyền VNDCCH chỉ là cánh tay nối dài của đảng Lao Động (LĐ), nên công hàm của Phạm Văn Đồng phải được Hồ Chí Minh và lãnh đạo đảng LĐ chuẩn thuận.

Chuyện hải phận 12 hải lý là chuyện của Trung Quốc. Hồ Chí Minh và đảng LĐ ủng hộ hay không, dân chúng Việt Nam không cần quan tâm. Tuy nhiên, đối với dân chúng Việt Nam, chuyện Phạm Văn Đồng cùng Hồ Chí Minh và đảng LĐ tán thành “quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc” là một hành vi phản quốc đáng lên án còn hơn cả Trần Ích Tắc vào thế kỷ 13 hay bà thái hậu nhà Lê qua cầu viện quân Thanh vào thế kỷ 18, vì đã ngang nhiên giao hải đảo do tổ tiên để lại cho ngoại bang.

KẾT LUẬN

Sau hiệp định Genève (20-7-1954), Hồ Chí Minh, Việt Minh và đảng LĐ nắm quyền cai trị ở miền Bắc khá thuận lợi vì sẵn có bộ máy cầm quyền độc tài toàn trị chặt chẽ, trong khi những người theo chủ nghĩa dân tộc đều đã bỏ đất Bắc, di cư vào Nam, không có một tổ chức nào gài người ở lại miền Bắc.

Chính phủ VNDCCH là cánh tay nối dài và là công cụ thi hành những quyết định của đảng LĐ, bắt tay ngay vào việc áp đặt hệ thống kinh tế chỉ huy của chế độ cộng sản, nhằm ổn định tuyệt đối ở miền Bắc, để chuẩn bị tiếp tục chiến tranh đánh chiếm miền Nam.

Vì quyết tâm xâm lăng miền Nam, cần sự viện trợ của ngoại bang, ngày 14-9-1958 đảng LĐ lên tiếng thừa nhận tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc về vấn đề hải phận. Trong tuyên bố ngày 4-9-1958, Trung Quốc khẳng định rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc và Trung Quốc đặt tên là Tây Sa và Nam Sa. Việc thừa nhận nầy của đảng LĐ là một hành vi phản quốc trắng trợn, vì lịch sử cho thấy hai quần đảo nầy thuộc quyền sở hữu của Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước. (Trích từ Việt sử đại cương tập VI, sẽ xuất bản.)

Trần Gia Phụng
(Toronto, 01-12-2011)

CHÚ THÍCH

1. William Bridgwater và Seymour Kurtz, The Illustrated Columbia Encyclopedia, Vol. 21, New York: Columbia University Press, mục “Viet Nam”, tr. 6481. [Số trang liên tục từ tập đầu đến tập cuối.]

2. Đặng Phong chủ biên, Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, tập II: 1955-1975, Hà Nội: Nxb. Khoa Học Xã Hội, 2005, tr. 174.

3. Tiền Giang, Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị [Chu Ân Lai và hội nghị Genève], Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, 2005, bản dịch của Dương Danh Dy, Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954, ch. 27 "Hội nghị Liễu Châu then chốt".[Nguồn: Internet.]

4. Theo Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua: Việc từng ngày (1945-1964), Sài Gòn 1966, Xuân Thu California, tái bản không đề năm, tr. 195, đến ngày 30-10-1955 là ngày chính thức chấm dứt cuộc di cư, số lượng người di cư tỵ nạn là 887,890 người. Thực tế ở ngoài còn cao hơn nhiều. Theo Đặng Phong, sđd. tr. 52, tổng số di cư vào Nam là 860,000 người.

5. Tô Tử Hạ và một nhóm tác giả, 60 năm chính phủ Việt Nam 1945-2005, Hà Nội: Nxb. Thông Tấn, 2005, tr. 99.

6. Nguyễn Minh Cần, Công lý đòi hỏi, California: Nxb. Văn Nghệ, 1997, tt. 87-88.

7. William J. Duiker, Ho Chi Minh, Nxb. Hyperion, New York, 2000, tr 500.

8. Lê Mậu Hãn, Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, Hà Nội: Nxb Giáo Dục, 2001, tr. 141.

9. Jung Chang and Jon Halliday, The Unknown Story MAO, New York: Alfred A. Knopf, Publisher, 2005, tr. 426.