Friday, March 21, 2008

Đêm trong mật khu Xuân Nhị và Trịnh Công Sơn


Trần Quan Long & Bắc Phong Sài Gòn

Trịnh Công Sơn, không hẳn chỉ là một tên nhạc sĩ phản chiến a dua theo VC, mà hắn là một tên cộng sản nằm vùng. Và hắn cho biết “tôi cảm thấy không có gì ân hận” về con đường theo cộng sản của hắn.

Trong một bài viết tựa đề “Ca khúc mang đến sự cảm thông giữa mỗi người” đăng trên báo “Ðại Ðoàn Kết” và được trích đăng lại trên báo Nhân Dân ngày 27/9/99, cơ quan ngôn luận của đảng CSVN. Ðây là một đoạn trên báo Nhân Dân, chúng tôi xin trích đăng từ một tiểu đoạn có tên như sau:

Thuở ấy Nhị Xuân. Em ở nông trường. Em ra biên giới
“Ðêm Nhị Xuân không còn thấy rõ màu đất đỏ và những bãi mía, bãi dứa cùng lán trại cũng khoác một mầu áo. Mưa xuống, hội trường dã chiến như một cái rá lọc nước thả xuống những giọt dài. Chúng tôi (Phạm Trọng Cầu, Trần Long Ẩn và tôi...) cùng anh em thanh niên xung phong nam nữ hát với nhau dưới một bầu trời được trang trí lạ mắt như thế. Ðêm cứ dài ra, và những tiếng hát cứ dài ra. Nước ở con kênh dâng lên. Mặc kệ. Cứ đứng, cứ ngồi, cứ hát. Những bàn tay xiết chặt, những cái vẫy tay trong đêm không nhìn thấy.Quá giờ giới nghiêm, xe nằm lại giữa đường, không được và thành phố. Ngủ lại chờ sáng. Về lại thành phố, trở lại công việc thường ngày. Nhưng ở Nhị Xuân, có hai mươi người con gái thanh niên xung phong đi về phía khác. Mấy tháng sau, tôi được tin tất cả hai mươi khuôn mặt tôi đã nhìn, đã gặp trong đêm hôm nào ở Nhị Xuân cùng nhau ca hát, đã hy sinh ở biên giới Tây Nam....” ( Trịnh Công Sơn )

Thế là đã rõ như ban ngày, từ “Nối Vòng Tay Lớn”, đến “Gia Tài Của Mẹ”, đến “ Người Con Gái Việt Nam Gia Vàng”... rồi sau đó, khi cả nước tang thương trong ngục tù thù hận, cả nước đói từng hơi thở tới miếng ăn, Trịnh Công Sơn lại ra “Em ra đi nơi này vẫn thế!”... Tất cả không là phản chiến trong cái nghĩa lương thiện của nó, mà là những lời nhạc của một tên cộng sản nằm vùng, phản bội, phục vụ có chỉ đạo từ bưng biền mật khu, từ Hà Nội... cho sách lược nhuộm đỏ miền Nam.

Bao nhiêu người đã chết vì ảnh hưởng, hậu quả, hệ quả của lời nhạc Trịnh Công Sơn? Vô số! Vô lượng! Vậy mà giờ đây vẫn có người bao che cho TCS, bênh vực TCS, chào đón TCS khi hắn ra nước ngoài, qua Canada... Dường như người ta không biết hắn là một tên VC đêm đêm lén ra mật khu với cộng sản, làm việc cho cộng sản. Chỉ hát với Phạm Trọng Cầu, với Trần Long An, với thanh niên xung phong tải đạn AK không sao? Chẳng lẽ từ Sài Gon lẻn ra bưng với VC chỉ để dạo đàn “Nối Vòng Tay Lớn”?. Còn “Bác cùng chúng cháu hành quân” để đâu?.

Theo chúng tôi được biết, về sau, để trả công lao cho tên nhạc sĩ nằm vùng này, Hà Nội đã cho Trịnh Công Sơn đi thăm Mạc Tư Khoa, tại cái nôi vô sản này của thế giới cộng sản, Trịnh Công Sơn đã lần đến lăng Lenin và sáng tác nhạc phẩm “Ánh Sáng Mạc Tư Khoa”. Về lại Hà Nội, bài này được hát trên đài vài hôm thì biến động ở Nga xẩy ra, và sau đó, đế quốc Liên Sô sụp đổ, “Ánh Sáng Mạc Tư Khoa” cũng theo đó mà chìm vào đêm tối thiên thu.

Không biết bên cạnh Trịnh Công Sơn, có bao nhiêu nhạc sĩ du ca, phản chiến ở Miền Nam làm việc cho cộng sản, nhất là những tên chưa lộ mặt ra ánh sáng và còn ẩn mình trong vỏ áo quốc gia chống cộng?.

Sau khi chúng tôi đưa ra ánh sáng về trường hợp Trịnh Công Sơn, không biết những ai từng là nạn nhân của cộng sản, có thấy lương tâm vẩn đục khi vẫn còn coi Trịnh Công Sơn là thần tượng, trong những chương trình hát theo đĩa, trong băng nhạc, trong âm thanh. Người ta sẽ thật vô tình khi vẫn để Trịnh Công Sơn ngồi chễm chệ trên nỗi đau của mình mà không biết tủi nhục.

Trần Quan Long & Bắc Phong Sài Gòn

No comments:

Post a Comment