Trần Gia Phụng
Chế độ Cộng Sản Việt Nam bắt đầu xuất hiện từ ngày 2-9-1945. Ngày nầy đánh dấu sự khởi đầu quốc nạn độc tài đảng trị toàn trị trên đất nước chúng ta cho đến ngày nay.
1. CHỦ TRƯƠNG ĐỘC QUYỀN CAI TRỊ
Ngày 2-9-1945, đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) và Mặt trận Việt Minh (VM), một tổ chức ngoại vi của đảng CSĐD, cướp chính quyền. Lúc đó, đảng CSĐD chỉ có khoảng 5,000 đảng viên. (Philippe Devillers, Histoire du Viet-Nam đe 1940 à 1952, Paris: Éditions du Seuil, 1952, tr. 182.) Những người nầy thuộc ba nhóm chính:
Ngày 11-9-1945, tức chỉ gần 10 ngày sau khi chính phủ VNDCCH ra mắt, hội nghị Trung ương đảng CSĐD tại Hà Nội đưa ra nguyên tắc căn bản là đảng CSĐD nắm độc quyền điều khiển mặt trận VM, và một mình thực hiện cách mạng. (Philippe Devillers, sđd. tr. 143.) Đảng CSĐD nắm độc quyền mặt trận VM. Mặt trận VM đang nắm chính quyền, cai trị đất nước. Như thế có nghĩa là đảng CSĐD độc quyền cai trị đất nước.
Do chủ trương độc tôn quyền lực, VMCS thực hiện hai kế hoạch: Thứ nhất tiêu diệt tất cả những thành phần đối lập, theo chủ nghĩa dân tộc. Thứ hai, thương thuyết với các thế lực nước ngoài (Trung Quốc và Pháp) nhằm duy trì quyền lực.
Kế hoạch tiêu diệt thành phần đối lập được VM gọi là “giết tiềm lực”. Chỉ những ai chịu sự điều động của VM, thì được tồn tại. Còn những ai có năng lực nhưng không hợp tác với VM, dầu không chống đối VM, cũng bị VM tiêu diệt để loại bỏ những khả năng tiềm ẩn, có thể bất lợi về sau cho VM. Cho đến nay chưa có thống kê đầy đủ tổng cộng số người bị VM sát hại vì lý do chính trị và tôn giáo từ cấp cao nhất ở trung ương và các thành phố lớn, đến cấp thấp ở các làng xã trên toàn quốc, trong giai đoạn từ khi VM nắm quyền năm 1945. Con số phỏng chừng không dưới một trăm ngàn người trên toàn quốc trong cuộc giết tiềm lực của VM. Con số xem ra lớn lao, nhưng tính trung bình từng tỉnh hoặc thành phố, nhân lên tổng số tỉnh trên toàn quốc thì sẽ thấy rõ. Xin chú ý thêm rằng những người bị VM giết đa số là nhân tài của đất nước, có thể nguy hiểm cho cộng sản, nên mới bị cộng sản giết.
2. BƯỚC ĐẦU THI HÀNH ĐỘC TÀI
Việt Minh nắm hết ngay tất cả những phương tiện truyền thông, đài phát thanh, các nhà máy in, các cơ sở sản xuất giấy và buôn bán giấy. Báo Cứu Quốc của mặt trận VM trước đây phát hành bí mật, nay ra công khai từ ngày 24-8-1945. Báo Sự Thật, cơ quan ngôn luận của nhà nước VM, xuất bản số đầu ngày 5-12-1945. Việt Minh thành lập ban chỉ đạo báo chí và văn sĩ, huấn luyện cán bộ tuyên truyền cho chế độ để hướng dẫn quần chúng.
Ngay khi vừa được thành lập, tuy chưa có quốc hội để quyết định, chính phủ VNDCCH đặt thủ đô tại Hà Nội. Ngày 5-9-1945, bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký văn thư quy định quốc kỳ là “Cờ đỏ sao vàng”, vốn là cờ của mặt trận Việt Minh, và bài “Tiến quân ca” của nhạc sĩ Văn Cao là quốc ca.
Lúc đó, quốc kỳ của CSVN có ngôi sao vàng ở giữa mập đầy, chứ không thon và sắc cạnh như về sau. Cờ nầy phỏng theo cờ của các đảng CSTH và Liên Xô. Theo tài liệu của CSVN, quốc kỳ và quốc ca của nhà nước VM đã được quyết định tại “Đại hội đại biểu quốc dân” ngày 16-8-1945 ở Tân Trào. (Bộ Quốc Phòng, Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Hà Nội: Nxb. Quân Đội Nhân Dân, 2004, tr. 911.)
Về hành chánh, VM ban hành sắc lệnh ngày 5-9-1945 dẹp bỏ toàn bộ hệ thống quan lại cũ ở thành thị cũng như hào lý ở nông thôn, và lập ra những Uỷ ban nhân dân trên toàn quốc theo các cấp xã, huyện, tỉnh, bộ (kỳ). Uỷ ban nầy gồm những cán bộ VM và những người thân VM, trong đó đa số chưa thông thạo công việc hành chánh.
Nghị định ngày 8-9-1945 quy định tổ chức phổ thông đầu phiếu trong vòng hai tháng để bầu cử Quốc dân đại biểu đại hội (Quốc hội lập hiến). Tất cả công dân trên 18 tuổi đều được ứng cử và bầu cử, không phân biệt giới tính (nam, nữ), sắc tộc.
Tuy nói là hai tháng, nhưng VMCS tìm cách trì hoãn bầu cử. Mãi đến khi các đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc, từ Trung Quốc trở về Việt Nam sau thế chiến thứ hai, đòi hỏi quyết liệt, quốc hội lập hiến mới được bầu ngày 6-1-1946. Do sự chỉ định và áp đặt của VM, đa số đại biểu VM và than VM đắc cử. Chỉ có một thiểu số nhân vật các đảng phái được đưa vào quốc hội. Cựu hoàng Bảo Đại cho biết sau khi ra Hà Nội, ông bị đưa đi “nghỉ mát” ở Thanh Hóa. Việt Minh cho người đến mời ông ứng cử. Ông không tranh cử, nhưng lạ lùng là ông vẫn được đắc cử ở Thanh Hóa với số phiếu là 92% cử tri đi bầu. (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, California: Nguyễn Phước tộc xuất bản, 1990, tt. 221-222.)
Quốc hội soạn xong bản hiến pháp và thông qua ngày 9-11-1946, gồm “Lời nói đầu”, 7 chương và 70 điều. Lúc đó, các lãnh tụ đối lập với VM bị khủng bố đã rút lui hay bỏ qua Trung Quốc, không còn ai đối lập với VM. Vì vậy, Hiến pháp chưa được chính phủ ban hành, thì ngày 14-11-1946 quốc hội gồm đa số đại biểu VM còn lại, tuyên bố đình chỉ thi hành hiến pháp vừa thông qua. (Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua, 1945-1964, Sài Gòn: 1965, California: Nxb Xuân Thu tái bản, không đề năm, tr. 28.)
Trong chế độ cộng sản đảng trị, nhà nước VM chỉ là cánh tay nối dài của đảng CS và chỉ tuân theo những nghị quyết của đảng bộ cộng sản, thường được gọi là đảng ủy các cấp, từ trung ương xuống địa phương, chứ không theo luật pháp quy định. Nghị quyết là quyết định của một nhóm người (tức các đảng bộ VM) đưa ra trong một hội nghị, theo từng hoàn cảnh, chủ quan chính trị và quyền lợi của nhóm người đó. Vì vậy, để độc tôn quyền lực, nhà nước VM không cần đến hiến pháp nhằm tránh bị hiến pháp ràng buộc.
Ngày 11-9-1945, Hồ Chí Minh gởi thông báo cho các tỉnh trên toàn quốc, chỉ dẫn cách thức tổ chức Ủy ban nhân dân tỉnh. Mỗi ủy ban tỉnh gồm có từ 5 đến 7 người: chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký, và 4 ủy viên (chính trị, kinh tế, quân sự, xã hội). Ủy viên chính trị có nhiệm vụ thành lập tòa án nhân dân trừng trị những kẻ phạm tội, trái luật, do thám, Việt gian, tuyên truyền và huấn luyện chính trị cho nhân dân. (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, sđd. tt. 21-23.)
Việt gian là từ ngữ xuất hiện từ năm 1945 mà VM dùng để chỉ những người không đồng chánh kiến với VM, theo các đảng phái khác, hay cộng tác với người Pháp hoặc người Nhật (VM gọi là tay sai). Việt Minh muốn hãm hại ai, thì chỉ cần chụp mũ Việt Gian là bắt giết. Trong khi đó, Hồ Chí Minh và VM cộng tác và làm tay sai cho Liên Xô và Cộng sản Trung Quốc thì sao?
Về danh xưng các đơn vị hành chánh, ngày 14-9-1945, VM lấy tên danh nhân hay tên cán bộ cộng sản đặt tên các địa phương, thay thế tên cũ. Đại khái tên các thành phố và tỉnh thành như sau: Thành phố Hoàng Diệu (Hà Nội); Nguyễn Trãi (Hà Đông); Đề Thám (Bắc Giang); Lý Thường Kiệt (Bắc Ninh); Ngô Duy Phường (Thái Bình); Tán Thuật (Hưng Yên); Trần Hưng Đạo (Nam Định); Hoa Lư (Ninh Bình); Trưng Trắc (Phúc Yên); Nguyễn Thái Học (Vĩnh Yên); Đội Cấn (Thái Nguyên); Ngô Quyền (Sơn Tây); Tô Hiệu (Hải Phòng); Phạm Ngũ Lão (Hải Dương); Thái Phiên (Đà Nẵng); Trần Cao Vân (Quảng Nam); Lê Trung Đình (Quảng Ngãi); Cao Thắng (Phú Yên); Nguyễn Huệ (Quy Nhơn) …
Tuy nhiên, người Việt không có thói quen dùng tên người để đặt tên thành phố theo kiểu Tây phương, nên ngày 9-10-1945, Hội đồng chính phủ quyết định các địa phương đều phải lấy lại tên cũ. Trong thời gian nầy, chính phủ VM chia nước thành 14 khu, vừa có tính chất hành chính, vừa có tính chất quân sự, và dùng con số để đặt tên các khu. Bắc Bộ có 7 khu (1, 2, 3, 10, 11, 12, 14). Trung Bộ có 4 khu (4, 5, 6, 15). Nam Bộ có 3 khu (7, 8, 9). Số thứ tự các khu về sau sẽ được điều chỉnh.
Điều đáng nói thêm là để thi hành chủ trương độc tài đảng trị, đảng CS và VM áp dụng chính sách “giáo dục phục vụ nhân dân” hay “giáo dục phục vụ chính trị”. Đó là nền giáo dục nhằm mục đích trên lý thuyết là phục vụ nhân dân, phục vụ công nhân lao động, nhưng trên thực tế là phục vụ chính trị, tức phục vụ chế độ do đảng CSĐD lãnh đạo.
Chính sách nầy do thứ trưởng Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn nhập cảng từ Liên Xô. Có người cho rằng chính sách nầy ở Liên Xô do bộ trưởng Liên Xô là Kalenikov (?) đưa ra. Nguyễn Khánh Toàn có tên Nga là Minin, đã tòng học tại Học viện Thợ thuyền Đông phương (Université des Travailleurs d’Orient) ở Moscow (Liên Xô) từ năm 1928 đến năm 1931.
Trong nền giáo dục nầy, chương trình học tập cho học sinh theo đúng lập trường đảng CSĐD, nhất là các môn nhân văn (quốc văn, sử địa, công dân hay chính trị). Chỉ những người có thẩm quyền trong đảng mới được soạn sách giáo khoa và sách giáo khoa được xem là pháp lệnh, không giáo viên nào được giảng dạy ra ngoài sách giáo khoa. Giáo viên, học sinh đều phải “hồng” hơn “chuyên”, tức phải mang tính đảng hơn là khả năng chuyên môn. Với một nền giáo dục như thế, CSVN chỉ đào tạo được những người biết vâng lời hơn là biết suy nghĩ. Cộng sản chỉ cần như thế để ap đặt chế độc độc tài toàn trị. Tuy nhiên, chính đó là nguyên nhân suy thoái của Việt Nam ngày nay.
Chỉ sơ lược như trên, rõ ràng ngày 2-9 chẳng có gì vui mừng để gọi là “quốc khánh”, mà là ngày mở đầu cho quốc nạn và quốc nhục độc tài đảng trị và toàn trị của dân chúng Việt Nam.
Trần Gia Phụng
(Toronto, 30-8-2011)
Chế độ Cộng Sản Việt Nam bắt đầu xuất hiện từ ngày 2-9-1945. Ngày nầy đánh dấu sự khởi đầu quốc nạn độc tài đảng trị toàn trị trên đất nước chúng ta cho đến ngày nay.
1. CHỦ TRƯƠNG ĐỘC QUYỀN CAI TRỊ
Ngày 2-9-1945, đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) và Mặt trận Việt Minh (VM), một tổ chức ngoại vi của đảng CSĐD, cướp chính quyền. Lúc đó, đảng CSĐD chỉ có khoảng 5,000 đảng viên. (Philippe Devillers, Histoire du Viet-Nam đe 1940 à 1952, Paris: Éditions du Seuil, 1952, tr. 182.) Những người nầy thuộc ba nhóm chính:
- 1. Nhóm theo Hồ Chí Minh từ khi còn hoạt động ở Trung Quốc.
2. Nhóm trong nước từ thời Trần Phú và trước đó.
3. Nhóm từ Liên Xô đi thẳng về miền Nam. Tuy nhiên cả ba nhóm đều thuộc đảng CSĐD, dưới sự chỉ huy của Ủy ban Trung ương đảng CSĐD, và nằm trong hệ thống CSQT do Liên Xô lãnh đạo.
Ngày 11-9-1945, tức chỉ gần 10 ngày sau khi chính phủ VNDCCH ra mắt, hội nghị Trung ương đảng CSĐD tại Hà Nội đưa ra nguyên tắc căn bản là đảng CSĐD nắm độc quyền điều khiển mặt trận VM, và một mình thực hiện cách mạng. (Philippe Devillers, sđd. tr. 143.) Đảng CSĐD nắm độc quyền mặt trận VM. Mặt trận VM đang nắm chính quyền, cai trị đất nước. Như thế có nghĩa là đảng CSĐD độc quyền cai trị đất nước.
Do chủ trương độc tôn quyền lực, VMCS thực hiện hai kế hoạch: Thứ nhất tiêu diệt tất cả những thành phần đối lập, theo chủ nghĩa dân tộc. Thứ hai, thương thuyết với các thế lực nước ngoài (Trung Quốc và Pháp) nhằm duy trì quyền lực.
Kế hoạch tiêu diệt thành phần đối lập được VM gọi là “giết tiềm lực”. Chỉ những ai chịu sự điều động của VM, thì được tồn tại. Còn những ai có năng lực nhưng không hợp tác với VM, dầu không chống đối VM, cũng bị VM tiêu diệt để loại bỏ những khả năng tiềm ẩn, có thể bất lợi về sau cho VM. Cho đến nay chưa có thống kê đầy đủ tổng cộng số người bị VM sát hại vì lý do chính trị và tôn giáo từ cấp cao nhất ở trung ương và các thành phố lớn, đến cấp thấp ở các làng xã trên toàn quốc, trong giai đoạn từ khi VM nắm quyền năm 1945. Con số phỏng chừng không dưới một trăm ngàn người trên toàn quốc trong cuộc giết tiềm lực của VM. Con số xem ra lớn lao, nhưng tính trung bình từng tỉnh hoặc thành phố, nhân lên tổng số tỉnh trên toàn quốc thì sẽ thấy rõ. Xin chú ý thêm rằng những người bị VM giết đa số là nhân tài của đất nước, có thể nguy hiểm cho cộng sản, nên mới bị cộng sản giết.
2. BƯỚC ĐẦU THI HÀNH ĐỘC TÀI
Việt Minh nắm hết ngay tất cả những phương tiện truyền thông, đài phát thanh, các nhà máy in, các cơ sở sản xuất giấy và buôn bán giấy. Báo Cứu Quốc của mặt trận VM trước đây phát hành bí mật, nay ra công khai từ ngày 24-8-1945. Báo Sự Thật, cơ quan ngôn luận của nhà nước VM, xuất bản số đầu ngày 5-12-1945. Việt Minh thành lập ban chỉ đạo báo chí và văn sĩ, huấn luyện cán bộ tuyên truyền cho chế độ để hướng dẫn quần chúng.
Ngay khi vừa được thành lập, tuy chưa có quốc hội để quyết định, chính phủ VNDCCH đặt thủ đô tại Hà Nội. Ngày 5-9-1945, bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký văn thư quy định quốc kỳ là “Cờ đỏ sao vàng”, vốn là cờ của mặt trận Việt Minh, và bài “Tiến quân ca” của nhạc sĩ Văn Cao là quốc ca.
Lúc đó, quốc kỳ của CSVN có ngôi sao vàng ở giữa mập đầy, chứ không thon và sắc cạnh như về sau. Cờ nầy phỏng theo cờ của các đảng CSTH và Liên Xô. Theo tài liệu của CSVN, quốc kỳ và quốc ca của nhà nước VM đã được quyết định tại “Đại hội đại biểu quốc dân” ngày 16-8-1945 ở Tân Trào. (Bộ Quốc Phòng, Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Hà Nội: Nxb. Quân Đội Nhân Dân, 2004, tr. 911.)
Về hành chánh, VM ban hành sắc lệnh ngày 5-9-1945 dẹp bỏ toàn bộ hệ thống quan lại cũ ở thành thị cũng như hào lý ở nông thôn, và lập ra những Uỷ ban nhân dân trên toàn quốc theo các cấp xã, huyện, tỉnh, bộ (kỳ). Uỷ ban nầy gồm những cán bộ VM và những người thân VM, trong đó đa số chưa thông thạo công việc hành chánh.
Nghị định ngày 8-9-1945 quy định tổ chức phổ thông đầu phiếu trong vòng hai tháng để bầu cử Quốc dân đại biểu đại hội (Quốc hội lập hiến). Tất cả công dân trên 18 tuổi đều được ứng cử và bầu cử, không phân biệt giới tính (nam, nữ), sắc tộc.
Tuy nói là hai tháng, nhưng VMCS tìm cách trì hoãn bầu cử. Mãi đến khi các đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc, từ Trung Quốc trở về Việt Nam sau thế chiến thứ hai, đòi hỏi quyết liệt, quốc hội lập hiến mới được bầu ngày 6-1-1946. Do sự chỉ định và áp đặt của VM, đa số đại biểu VM và than VM đắc cử. Chỉ có một thiểu số nhân vật các đảng phái được đưa vào quốc hội. Cựu hoàng Bảo Đại cho biết sau khi ra Hà Nội, ông bị đưa đi “nghỉ mát” ở Thanh Hóa. Việt Minh cho người đến mời ông ứng cử. Ông không tranh cử, nhưng lạ lùng là ông vẫn được đắc cử ở Thanh Hóa với số phiếu là 92% cử tri đi bầu. (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, California: Nguyễn Phước tộc xuất bản, 1990, tt. 221-222.)
Quốc hội soạn xong bản hiến pháp và thông qua ngày 9-11-1946, gồm “Lời nói đầu”, 7 chương và 70 điều. Lúc đó, các lãnh tụ đối lập với VM bị khủng bố đã rút lui hay bỏ qua Trung Quốc, không còn ai đối lập với VM. Vì vậy, Hiến pháp chưa được chính phủ ban hành, thì ngày 14-11-1946 quốc hội gồm đa số đại biểu VM còn lại, tuyên bố đình chỉ thi hành hiến pháp vừa thông qua. (Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua, 1945-1964, Sài Gòn: 1965, California: Nxb Xuân Thu tái bản, không đề năm, tr. 28.)
Trong chế độ cộng sản đảng trị, nhà nước VM chỉ là cánh tay nối dài của đảng CS và chỉ tuân theo những nghị quyết của đảng bộ cộng sản, thường được gọi là đảng ủy các cấp, từ trung ương xuống địa phương, chứ không theo luật pháp quy định. Nghị quyết là quyết định của một nhóm người (tức các đảng bộ VM) đưa ra trong một hội nghị, theo từng hoàn cảnh, chủ quan chính trị và quyền lợi của nhóm người đó. Vì vậy, để độc tôn quyền lực, nhà nước VM không cần đến hiến pháp nhằm tránh bị hiến pháp ràng buộc.
Ngày 11-9-1945, Hồ Chí Minh gởi thông báo cho các tỉnh trên toàn quốc, chỉ dẫn cách thức tổ chức Ủy ban nhân dân tỉnh. Mỗi ủy ban tỉnh gồm có từ 5 đến 7 người: chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký, và 4 ủy viên (chính trị, kinh tế, quân sự, xã hội). Ủy viên chính trị có nhiệm vụ thành lập tòa án nhân dân trừng trị những kẻ phạm tội, trái luật, do thám, Việt gian, tuyên truyền và huấn luyện chính trị cho nhân dân. (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, sđd. tt. 21-23.)
Việt gian là từ ngữ xuất hiện từ năm 1945 mà VM dùng để chỉ những người không đồng chánh kiến với VM, theo các đảng phái khác, hay cộng tác với người Pháp hoặc người Nhật (VM gọi là tay sai). Việt Minh muốn hãm hại ai, thì chỉ cần chụp mũ Việt Gian là bắt giết. Trong khi đó, Hồ Chí Minh và VM cộng tác và làm tay sai cho Liên Xô và Cộng sản Trung Quốc thì sao?
Về danh xưng các đơn vị hành chánh, ngày 14-9-1945, VM lấy tên danh nhân hay tên cán bộ cộng sản đặt tên các địa phương, thay thế tên cũ. Đại khái tên các thành phố và tỉnh thành như sau: Thành phố Hoàng Diệu (Hà Nội); Nguyễn Trãi (Hà Đông); Đề Thám (Bắc Giang); Lý Thường Kiệt (Bắc Ninh); Ngô Duy Phường (Thái Bình); Tán Thuật (Hưng Yên); Trần Hưng Đạo (Nam Định); Hoa Lư (Ninh Bình); Trưng Trắc (Phúc Yên); Nguyễn Thái Học (Vĩnh Yên); Đội Cấn (Thái Nguyên); Ngô Quyền (Sơn Tây); Tô Hiệu (Hải Phòng); Phạm Ngũ Lão (Hải Dương); Thái Phiên (Đà Nẵng); Trần Cao Vân (Quảng Nam); Lê Trung Đình (Quảng Ngãi); Cao Thắng (Phú Yên); Nguyễn Huệ (Quy Nhơn) …
Tuy nhiên, người Việt không có thói quen dùng tên người để đặt tên thành phố theo kiểu Tây phương, nên ngày 9-10-1945, Hội đồng chính phủ quyết định các địa phương đều phải lấy lại tên cũ. Trong thời gian nầy, chính phủ VM chia nước thành 14 khu, vừa có tính chất hành chính, vừa có tính chất quân sự, và dùng con số để đặt tên các khu. Bắc Bộ có 7 khu (1, 2, 3, 10, 11, 12, 14). Trung Bộ có 4 khu (4, 5, 6, 15). Nam Bộ có 3 khu (7, 8, 9). Số thứ tự các khu về sau sẽ được điều chỉnh.
Điều đáng nói thêm là để thi hành chủ trương độc tài đảng trị, đảng CS và VM áp dụng chính sách “giáo dục phục vụ nhân dân” hay “giáo dục phục vụ chính trị”. Đó là nền giáo dục nhằm mục đích trên lý thuyết là phục vụ nhân dân, phục vụ công nhân lao động, nhưng trên thực tế là phục vụ chính trị, tức phục vụ chế độ do đảng CSĐD lãnh đạo.
Chính sách nầy do thứ trưởng Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn nhập cảng từ Liên Xô. Có người cho rằng chính sách nầy ở Liên Xô do bộ trưởng Liên Xô là Kalenikov (?) đưa ra. Nguyễn Khánh Toàn có tên Nga là Minin, đã tòng học tại Học viện Thợ thuyền Đông phương (Université des Travailleurs d’Orient) ở Moscow (Liên Xô) từ năm 1928 đến năm 1931.
Trong nền giáo dục nầy, chương trình học tập cho học sinh theo đúng lập trường đảng CSĐD, nhất là các môn nhân văn (quốc văn, sử địa, công dân hay chính trị). Chỉ những người có thẩm quyền trong đảng mới được soạn sách giáo khoa và sách giáo khoa được xem là pháp lệnh, không giáo viên nào được giảng dạy ra ngoài sách giáo khoa. Giáo viên, học sinh đều phải “hồng” hơn “chuyên”, tức phải mang tính đảng hơn là khả năng chuyên môn. Với một nền giáo dục như thế, CSVN chỉ đào tạo được những người biết vâng lời hơn là biết suy nghĩ. Cộng sản chỉ cần như thế để ap đặt chế độc độc tài toàn trị. Tuy nhiên, chính đó là nguyên nhân suy thoái của Việt Nam ngày nay.
Chỉ sơ lược như trên, rõ ràng ngày 2-9 chẳng có gì vui mừng để gọi là “quốc khánh”, mà là ngày mở đầu cho quốc nạn và quốc nhục độc tài đảng trị và toàn trị của dân chúng Việt Nam.
Trần Gia Phụng
(Toronto, 30-8-2011)
No comments:
Post a Comment