Tuesday, July 5, 2011

Ngày vui của bà Trần Khải Thanh Thủy qua mau!

    Ngày vui qua mau!
Đào Nương
Nhật báo Saigòn Nhỏ ngày 2 tháng 7, 2011


Trong bài viết tuần trước, Đào Nương tôi đã “welcome” bà TKTT đến Hoa Kỳ và lo sợ khi bà được Việt cộng cho đi tỵ nạn Hoa Kỳ vì “lý do nhân đạo” nhưng lại giữ “phân nửa” của bà ở Việt Nam. Thật là ... no good! Có mụ già nhà quê lưu vong thuộc mẫu người “si tình” thường trực rất “sợ” “thiên đường của bác” tại quê nhà nhưng cho rằng ra đi như thế thì thà đừng đi. Nếu chúng ép phải ra khỏi nước thì phải gọi đó là hành động cưỡng bức ... vô nhân đạo của bọn Viêt gian cộng sản dành cho một người đấu tranh vì dân chủ. Đi như thế, có khác nào “người đi một nửa hồn tôi chết, một nửa hồn kia, đợi ... ủ tờ”. Sống xa “nửa kia” như thế thì chết còn hơn. Ngày rời Việt Nam dù để lại con tim hay khối óc thì đều là hoàn cảnh khốn khổ cho một phụ nữ lưu vong. Nói làm chi đến chuyện tiếp tục cầm bút tranh đấu cho dân chủ? Hành động cưỡng bức này của Việt cộng trên thông cáo chính thức của hai bên Mỹ và Việt cộng lại là vì “lý do nhân đạo” thì quả thật là khó nghe với một nhà tranh đấu cho dân chủ.

Hệ thống báo Saigòn Nhỏ hân hoan đón chào bà Trần Khải Thanh Thủy và hy vọng khi đã chiến đấu anh dũng trong xã hội cộng sản và sống sót trong lao tù cộng sản thì giờ đây bà cũng sẽ chiến đấu anh dũng, sẽ tiếp tục đứng thẳng để đối phó với những “mặt trận” mới đang chờ đợi bà nơi xứ người. Đào Nương tôi chợt thấy lo sợ cho bà, “thân gái dặm trường” với những kẻ thù dấu mặt. Trong tù cộng sản, chúng ta có thể nhận diện kẻ thù dễ dàng. Nhưng trong tình thế đấu tranh chống cộng hiện nay ở hải ngoại, sự nhận diện kẻ thù khó hơn nhiều. Nó đòi hỏi một nhận định sắc bén và sự kiên định lập trường, nhìn vào hậu quả để phán quyết chứ không dùng cảm tính. Điều này khó thể đòi hỏi nơi một người vừa mới đặt chân đến vùng đất tự do “tư bản” sau những năm tù đày trong ngục tù cộng sản, dù là với một nhà tranh đấu cho dân chủ như bà Trần Khải Thanh Thủy.

Trong 26 năm làm báo, Đào Nương tôi đã chào đón nhiều nhà chống đối, đấu tranh dân chủ được Việt cộng “thả” và Hoa Kỳ “nhận” cho tỵ nạn chính trị. Có những cuộc đón tiếp rất ồn ào như trường hợp của Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Chí Thiện nhưng cũng có “những bước chân âm thầm” như trường hợp của Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Dương Thu Hương. Hiện nay, tất cả đều đã rõ trắng đen. Việc lột mặt nạ của một người có hoạt động tình báo thì cộng đồng người Việt hải ngoại không làm được. Nhưng phân tích những bài viết (dù có vẻ chống cộng) nhưng hoàn toàn có tác dụng tuyên truyền cho cộng sản thì người Việt hải ngoại nhận định được ngay sau một thời gian dù lối viết luồn lách có kỹ thuật cao. Nhưng lối văn viết báo, chửi cộng sản, chửi ông Hồ “ào ào” của bà Trần Khải Thanh Thủy thì lại là một chuyện thường ở huyện trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Bà Thanh Thủy chỉ “ăn khách” khi bà “đánh trâu” trong nước - ở Hà Nội, nhưng khi ra hải ngoại thì bà cũng sẽ chỉ là một trong hàng trăm ngàn cây bút chống cộng từ 36 năm qua.

Sự kiện đảng “ăn cắp” Việt Tân (để phân biệt với đảng “ăn cướp” CSVN) trở thành “bầu show” tổ chức cho bà ra mắt đồng bào ở thủ đô tỵ nạn Little Saigòn ở Nam Cali ngày Thứ Bảy 2 tháng 7, 2011 lại khiến cho Đào Nương tôi nhớ lại chuyện cũ. Tổ chức cũng là “bầu show” của ông Alibaba Nguyễn Chí Thiện. Nhưng khi ông Alibaba này bị lột tẩy vì tội cầm nhầm tập thơ Vô Đề thì “đảng ăn cắp” này lại im thin thít không dám tranh luận hay bênh vực. Lại càng không dám thú nhận là mình đã sai lầm. Tất cả những sự kiện này dễ dàng đưa chúng ta đến một kết luận: Đây là một “bầy chó có chủ”, chủ bảo sủa hướng nào thì chúng sủa hướng đó, chủ bảo ngừng thì phải ngừng. Và tiếp theo, chúng sẽ gục mặt, cúp đuôi, im lặng để qua cầu. Do đó, hành động của chúng thường tiền hậu bất nhất, không có chính sách, không có lòng nhân đạo, không có lý hay tình với tất cả mọi người, mọi việc.

Chúng ta hiện có vài trăm ngàn người Việt Nam ở hải ngoại đã từng sống trong chế độ cộng sản. Xin quý vị hãy tự hỏi khi cho vợ ra đi vì lý do nhân đạo nhưng giữ chồng ở lại, vừa đến Hoa Kỳ thì bà vợ lại được ngay một tổ chức “phản động” làm bầu show để “tâm tình” với đồng bào thì ... chuyện tình Lan và Điệp này sẽ kết thúc ra sao? Hỏi tức là trả lời. Thật là tội nghiệp cho bà Trần Khải Thanh Thủy khi chồng bà, ông Đỗ bá Tân, gia đình bà còn ở lại Việt Nam. Hãy hình dung sự hoang mang của bà Thanh Thủy khi từ một trại tù cộng sản được bốc sang Hoa Kỳ chỉ trong hai ngày. Trước khi đi, bà chỉ kịp nói lời từ giã với chồng, với mẹ và sau đó là phải lên máy bay đi ngay. Hành động “áp tải” này có thể gọi là “nhân đạo” không đối với một phụ nữ trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay mà cột đèn ở Saigòn có chân thì cũng ra đi. Đó là lý do từ khi cộng sản làm chủ đất nước, trong thập niên 80, 90, hàng triệu người Việt đã vượt biên xin tỵ nạn chính trị khắp thế giới. Những người đến được một vùng đất tự do là những người may mắn. Chúng ta chưa có một con số chính thức nhưng số người Việt vượt biên và vùi thây dưới Biển Đông được ước định vào khoảng nửa triệu người. Rồi từ khi cộng sản Việt Nam mở cửa để bang giao và hội nhập vào cộng đồng thế giới, số thanh niên, thanh nữ Việt Nam đi ra nước ngoài dưới dạng xuất khẩu lao động hay hôn nhân là gì?: Để vượt thoát tìm đường sống. Vì lý do chính trị hay kinh tế thì có gì khác biệt khi một công dân không thể có cơm ăn, áo mặc, bị đối xử như nô lệ ngay trên quê hương của mình.

Điều này nhà văn Trần Khải Thanh Thủy biết rõ hơn ai hết. Bà đã cầm bút, đã chửi cay độc, chửi tàn mạt cái chế độ cộng sản vô nhân và nhất là bà đã chế riễu “hình tượng thiêng liêng Hồ Chí Minh” mà bọn Việt cộng ngoài mặt thì giả vờ lộng kiếng nhưng bên trong chúng đã liệng cống từ lâu rồi. Kể từ khi chúng núp bóng “vô sản” để cướp chính quyền và biến thành những tên “tư sản đỏ”, một lũ cướp ngày. Trong một xã hội như xã hội cộng sản ngày nay, bà Thanh Thủy thật khó được bình an để xử dụng ngòi bút của bà. Không ai trách một phụ nữ khi hành động rất đời thường. Chấp nhận ra đi khỏi nước dù chồng con còn kẹt lại. Thoát được ai thì may cho người đó. Nhất là khi đang bị hành hạ dã man trong trại tù cộng sản mà lại được thả tự do, lên máy bay đi Mỹ ngay thì chắc khó có ai từ chối. Cột đèn mà có chân thì chúng cũng ra đi mà! Vì ra khỏi nước dưới thời cộng sản đồng nghiã với ra khỏi đáy địa ngục. Nhưng bà nhà văn Trần Khải Thanh Thủy không phải là một phụ nữ tầm thường. Bà là một nhà cầm bút đấu tranh cho dân chủ, một nhà tranh đấu đối lập với nhà nước cộng sản. Việc chấp nhận tình trạng lưu vong do Hà Nội đưa ra và Hoa Kỳ đồng thuận để tiêu diệt tiếng nói đối lập của mình thì chúng tôi phải coi như đó là sự đầu hàng của nhà đấu tranh dân chủ Trần Khải Thanh Thủy trước bạo quyền của cộng sản Việt Nam.

Thông cáo của đảng “ăn cướp” Viêt Tân làm “bầu show” cho bà nhà văn Trần Khải Thanh Thủy lại được đăng tải trên báo Người Việt, một cơ quan ngôn luận do “nhà tình báo” Đỗ Ngọc Yến thành lập đã soi được vài tia sáng vào những điều bí ẩn của cuộc ra đi “đột xuất”. Một người như ông Yến “được” ngồi ngang hàng với “anh ba” Nguyễn Tấn Dũng và tên lãnh sự CSVN Nguyễn Xuân Phong thời 1989 thì thật là một “hãnh diện” cho làng báo Việt ngữ tại Thành Cam. Khi đồng bào có dịp “tâm tình” với bà Trần Khải Thanh Thủy thì nên hỏi bà có biết những điều này không? Nhất là ông Ngô Kỷ và cái Poster hình ông Đỗ Ngọc Yến chụp chung với Nguyễn tấn Dũng và Nguyễn Xuân Phong do chính ông “khám phá” trước đây, khởi đầu cho một cuộc biểu tình kéo dài suốt 3 năm qua trước cửa toà soạn báo Người Việt này. Ông Ngô Kỷ nên nhờ bà Trần Khải Thanh Thủy kiểm chứng xem hình Nguyễn Tấn Dũng trong hình có phải là thật không?

Đào Nương tôi cố tin là bà Trần Khải Thanh Thủy “ngây thơ”, không hiểu về tình hình ở hải ngoại nên vừa ra khỏi ... bến xe Saigòn là bị rơi vào tay bọn “đầu nậu” “kháng chiến”. Hai năm qua bà ở tù cộng sản nên chắc bà chưa biết chuyện giáo sư Phạm Minh Hoàng bút hiệu Phan Kiến Quốc đang bị cộng sản bắt giam không xét xử tại Việt Nam về tội chống chế độ và bị chúng cáo buộc là đảng viên của đảng Việt Tân mặc dù vợ chồng ông Pham Minh Hoàng xác định là họ không có liên hệ với tổ chức này. “Bằng chứng phạm tội” của ông giáo sư người Pháp gốc Việt này là 36 bài “đánh phá chế độ” khi viết về những tệ nạn xã hội, về bauxite Việt Nam, về lãnh hải. 36 bài viết này so với hàng trăm bài viết kêu đích danh Hồ Chí Minh ra mà chửi, chỉ trích chế độ cộng sản một cách tàn tệ của bà Trần Khải Thanh Thủy được xuất bản tại hải ngoại trong hai quyển “Ở tù cộng sản, đố ai không cười” “Hồ Chí Minh, trăm tên, nghìn mặt” với lợi tựa ngay trang đầu “Người đã đem chủ nghiã cộng sản không tưởng và vũ khí vào Việt Nam, gieo bao tai hoạ cho dân tộc” thì ăn thua gì.

Nhưng không, bà Trần Khải Thanh Thủy không “ngây thơ” khi liên kết ngay với đảng “ăn cướp” Việt Tân. Vì trong cuộc phỏng vấn của đài VOA, bà Trần Khải Thanh Thủy đã thay “tông”! “Hồ Chí Minh, trăm tên, nghìn mặt” đã được bà Thanh Thủy gọi một cách rất lễ độ là Hồ Chủ Tịch:
    (Trích phỏng vấn của đài VOA):

    • VOA: Ngoài sự ủng hộ từ hải ngoại, theo chị, còn những yếu tố nào khác nữa giúp chị được phóng thích trước thời hạn và được sang Mỹ tỵ nạn trong số rất nhiều các trường hợp bất đồng chính kiến khác có hoàn cảnh tương tự như chị?

    Trần Khải Thanh Thủy: Ngoài vấn đề sức khỏe của tôi, còn nhân vấn đề Biển Đông. Việt Nam bây giờ bị Trung Quốc nắm đằng chuôi vì công hàm bán nước năm 1958 của ông Phạm Văn Đồng theo lệnh của Hồ Chủ tịch. Cho nên Việt Nam cần tìm kiếm đồng minh, chính là Mỹ. Tháng 7 này giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ bàn về vấn đề Biển Đông và Việt Nam rất hy vọng Mỹ sẽ ủng hộ Việt Nam trong lĩnh vực này. Còn nhiều lý do lắm, nhưng lý do lớn nhất là tội ác quá trắng trợn của nhà nước Việt Nam đối với tôi. Tất nhiên, người đi tiên phong bao giờ cũng gặp kiếp nạn, nhưng kiếp nạn tôi gặp phải có lẽ là duy nhất ở Việt Nam. Chưa ai bị khủng bố như tôi. Họ ném bom phân 14 lần vào nhà tôi, rồi dựng chuyện đánh vỡ đầu tôi mà không có một chút sơ cứu nào. Suốt mấy tháng trời họ cắt thuốc của tôi trong trại giam Hỏa Lò đến mức tôi bị ngất lên ngất xuống 8 lần vì tiểu đường lên cao. Tôi còn bị đánh đập trong tù. Không những quản giáo sai phạm nhân đánh tôi, mà chính bản thân điều tra viên Nguyễn Hùng Tuấn cũng đánh tôi.
    (ngưng trích)
Bài phỏng vấn của đài VOA với nhà tranh đấu dân chủ Trần Khải Thanh Thủy rất dài nhưng Đào Nương tôi nghĩ chỉ với một câu trả lời trên đây là đủ để chúng ta nhìn ra nhiều điều:

1. “Tư duy” của bà TKTT về Hồ Chí Minh đã thay đổi: không ai gọi một tên gieo bao tai hoạ cho dân tộc, bán nước tức một tội đồ cuả dân tộc một cách cung kính là Hồ chủ tịch cả.

2. “Vấn đề sức khỏe” của tù nhân dù là tù nhân “vĩ đại” như Trần Khải Thanh Thủy không bao giờ là mối bận tâm của bọn Việt gian cộng sản cả. Khi trả lời như vậy với đài VOA, bà TKTT đã khinh thường “sự hiểu biết” của cộng đồng người Việt hải ngoại trong đó có khoảng vài trăm ngàn tù nhân chính trị đã sống sót từ các trại tù cải tạo Cộng Sản Việt Nam không chỉ vài năm ngắn ngủi như bà mà hàng chục năm hay vài chục năm.

3. “Vấn đề Biển Đông” không bao giờ là một bận tâm của bọn lãnh tụ Cộng Sản Hà Nội: Chúng đã nhận tiền, nhận ân huệ của Bắc Kinh để chiếm chính quyền. Chúng đã coi đất nước là của riêng và bây giờ nếu phải giao đất nước cho Tàu cộng thì đó là cũng là công việc của chúng, người dân không được có ý kiến như từ trước đến nay, từ khi “Hồ chủ tịch của bà TKTT” cai trị đất nước. Điều bận tâm duy nhất của bọn cộng sản Hà Nội là giữ vững chế độ để chúng bảo vệ được tài sản khổng lồ mà chúng đã thu lượm được. Đất, biển còn hay mất không phải là mối bận tâm của chúng. Hay nói khác đi, chúng không có khả năng để “bận tâm hay bảo vệ” đất nước. Chúng cũng không tìm “đồng minh ở người Mỹ” vì bản chất đa nghi của bọn bất tài, bất lương, thất học khi cướp được chính quyền là thường xuyên lo sợ. Ngược lại, người Mỹ có thứ tự “ưu tiên” khi bàn về chuyện “đồng minh”, lợi nhiều thì quan tâm trước. So với những quốc gia khác đang tranh chấp về Biển Đông với Tàu cộng, Việt Nam là một quốc gia không mang lợi ích đến cho người Mỹ như các quốc gia khác trong vùng: Thái Lan, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã lai, Singapore, Nhật ... vì nền kinh tế trì trệ của Việt Nam dưới sự cai trị của những “đỉnh cao trí tuệ”.. loài khỉ”.

4. Một người vừa ra khỏi ngục tù cộng sản sau nhiều năm bị cô lập và biệt giam mà “bình luận” về tình hình chính trị thế giới như bà TKTT thì quả thật là “khó ai không cười”: “Tháng 7 này giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ bàn về vấn đề Biển Đông và Việt Nam rất hy vọng Mỹ sẽ ủng hộ Việt Nam trong lĩnh vực này”. Theo thiển ý của Đào Nương tôi, bà TKTT nên tìm một nơi vắng vẻ, đọc lại sách báo đã xuất bản tại hải ngoại và nhất là nên học ngoại ngữ. Ở xứ người mà không biết ngoại ngữ để theo dõi tin tức trực tiếp thì rất phiền. Nhất là không nên đọc “tài liệu đảng” để bình luận về tình hình thế giới. Muốn biết về tình hình Biển Đông trong tháng 7 này có gì lạ, Đào Nương tôi nghĩ bà TKTT nên đọc bài “THE PERFECT STORM, ASEAN adrift in South China Sea của ký giả David Brown trên Asia Times là đầy đủ chi tiết nhất. (http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/MG02Ae02.html)

5. “Còn nhiều lý do lắm, nhưng lý do lớn nhất là tội ác quá trắng trợn của nhà nước Việt Nam đối với tôi. Tất nhiên, người đi tiên phong bao giờ cũng gặp kiếp nạn, nhưng kiếp nạn tôi gặp phải có lẽ là duy nhất ở Việt Nam. Chưa ai bị khủng bố như tôi. Họ ném bom phân 14 lần vào nhà tôi, rồi dựng chuyện đánh vỡ đầu tôi mà không có một chút sơ cứu nào. Suốt mấy tháng trời họ cắt thuốc của tôi trong trại giam Hỏa Lò đến mức tôi bị ngất lên ngất xuống 8 lần vì tiểu đường lên cao. Tôi còn bị đánh đập trong tù. Không những quản giáo sai phạm nhân đánh tôi, mà chính bản thân điều tra viên Nguyễn Hùng Tuấn cũng đánh tôi”.

Dù không muốn chỉ trích hay chào đón một phụ nữ cầm bút vừa được hít thở bầu không khí tự do nhưng Đào Nương tôi nghĩ rằng nên viết ra sự thật mích lòng để bà TKTT “đừng quá khinh thường” cộng đồng người Việt hải ngoại như lời tuyên bố ở trên. Chắc chắn bà không phải là người đầu tiên và duy nhất bị “nhà nước ta” đối xử tệ bạc. “Kiếp nạn” của bà cũng không nhiều hơn 85 triệu người Việt Nam trong nước. Vì bà chỉ bị ném “bom phân” chứ không phải bom thiệt, bà chỉ bị đánh vỡ đầu nhưng không bị hiếp hội đồng, bà cũng không phải là người “tiên phong” trong số một triệu người tù cải tạo của miền Nam bị tiểu đường mà không có thuốc. Họ không chỉ bị ngất xỉu 8 lần như bà mà họ đã “xỉu” đến mất mạng luôn trong chốn rừng thiêng, nước độc. Bà “được” đưa ra toà, hình ảnh bà bị đánh được phát tán trên Internet và báo chí hải ngoại của cộng đồng người Việt đã hết lòng can thiệp, lên án bọn cộng sản Việt Nam đã chơi xấu với bà.

Thử nhớ lại, hiện nay, luật sư Lê Công Định, giáo sư Phạm Minh Hoàng có “được” đưa ra toà như bà không, ai biết chuyện gì đã xảy ra trong tù với họ. Công an cộng sản còn “lịch thiệp” với bà đến độ thay vì chúng đánh bà trực tiếp, chúng “sai” phạm nhân đánh bà. Sao chúng sợ bà đến thế. Riêng tên điều tra viên Nguyễn Hùng Tuấn đánh bà thì hiện nay số phận hắn ra sao? Phải chăng mai đây, để chứng minh guồng máy công an cai trị cuả “nhà nước ta” không tệ, có khi người Việt hải ngoại lại được dịp nhìn thấy tên này bị cách chức hay sa thải chăng?

Trong khi đó, nếu là một nhà đấu tranh dân chủ cho Việt Nam, một người dấn thân cho một công việc đội đá vá trời là đi tìm dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam, thái độ phải khác chứ? Đáng lẽ bà TKTT phải lên tiếng cho hàng triệu tù nhân không được may mắn đi Hoa Kỳ vì lý do “nhà nước ta” lo sợ cho “sức khỏe của họ” như bà.

Tôi cứ đinh ninh rằng khi được phỏng vấn, bà TKTT sẽ nói rằng: “Tôi không biết vì sao tôi lại được may mắn như thế. Vì đất nước chúng ta còn có hàng triệu người bị giam trong những trại tù khắp nước. Họ bị bạc đãi hơn tôi. Họ bệnh nặng hơn tôi. Họ là những người không tên tuổi, không ai biết đến nỗi khổ đau của họ như tôi. Nếu nhà nước cộng sản Việt Nam nghĩ rằng viêc họ tha tôi như thế này có thể làm im đi tiếng nói chống cộng, chống bất công cho xã hội Việt Nam, từ nay tôi sẽ không dám “chửi” Hồ Chí Minh nữa thì họ đã lầm. Tôi sẽ làm những ngày tháng tù tội của tôi là những ngày tháng có ý nghĩa. Vì tôi sẽ làm cho thế giới nhìn thấy cái khổ của dân tôi, của đất nước tôi. Họ là hàng triệu người không được nói, không được ăn, không được thở... Nỗi khổ cuả tôi, cuả gia đình tôi không là gì so với nỗi đau khổ của họ ...”

Đào Nương tôi xin kể lại câu chuyện tiêu biểu của một phụ nữ Việt Nam mà tôi biết để bà TKTT biết thêm về nỗi thống khổ mà phụ nữ miền Nam sau 1975 có chồng là “ngụy” để từ nay bà TKTT biết rằng có người khổ hơn mình nhiều để bà đừng than khổ nữa. Hạnh phúc tương đối lắm bà ạ. Ngày đại úy Không Quân/Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Phí quang Quý đi cải tạo thì người vợ trẻ của ông chưa đến 20 tuổi. Cái khổ của cô vợ trẻ Kiều Túy là ông chồng “ngụy” của cô không an phận ở tù cải tạo như mọi người mà ông lại vượt ngục. Kết quả của một đêm lén về thăm vợ trước khi tiếp tục lẩn trốn là cái bào thai trong bụng người vợ trẻ. Dĩ nhiên, tin ông vượt ngục thành công được bọn công an khu vực đến tận nhà để tra hỏi. Chối gì thì chối nhưng khi cái bụng chửa vượt mặt thì cô vợ trẻ làm sao mà che dấu được nữa. Tai họa đến cho cô cùng đứa bé trong bụng là vì thế. Cô bị tù, và tù nhiều lần, sau khi được tha vì tội chửa hoang hay tội che dấu chồng trốn trại thì kế tiếp là tội vượt biên. Mỗi lần như thế vài năm hay vài tháng và đứa bé mang họ mẹ cứ theo mẹ mà đi qua nhiều trại tù. Ban ngày mẹ bị bắt đi lao động thì bé ở nhà bắt ốc, nhặt cơm rơi vãi mà ăn. Có lần bé bị lọt vào cái càn xé lớn đựng cơm tù tưởng đã mất mạng vì bé quá nhỏ. Cũng may mà bé được phát hiện kịp thời nếu không thì chết cũng không ai hay. Đời tù cộng sản thì bà TKTT đã biết, nay xin bà hãy đặt mình vào hoàn cảnh của “cô vợ ngụy” Kiều Túy và đứa trẻ mang họ mẹ trên đây thì chắc bà hiểu rõ hơn tôi. Cũng may mà ông đại úy KQ “ngụy” Phí quang Quý vượt biên thành công. Vài năm sau đó, sau khi liều mạng đến lần thứ 11 thì mẹ con bà Kiều Túy vượt biên cũng thành công. “Dù chết mẹ con mình cũng phải đi để về với cha ... Con không phải là một đứa con hoang như mấy tên công an mắng chửi me con mình đâu”. Khi đến Hoa Kỳ, em bé đã lên 9 tuổi.

Đứa bé gái đó hiện nay, bé Nguyễn Thị Kiều Trang là một bác sĩ ngành sản khoa tại Hoa Kỳ. Thời gian đầu ở Mỹ, khi còn học Trung học thì cha mẹ sinh thêm hai em bé. Buổi chiều, khi ở trường về, bé Kiều Trang phải mang cả hai cái babyseats với hai đứa em vào thư viện để vừa học vừa trông em. Khi trường trung học nơi em học treo lá cờ đỏ vì ngỡ đó là quốc kỳ của Việt Nam, em đã lên gặp bà hiệu trưởng, nói về đời sống của em trong những ngày em phải sống với lá cờ đỏ đó. Bà hiệu trưởng nghe chuyện, nói với em rằng em hãy về nói với ba mẹ em đưa lá cờ nào em nghĩ là đại diện cho Việt Nam bà sẽ treo lá cờ đó. Và từ đó đến nay, mười mấy năm rồi, em đã rời khỏi ngôi trường trung học đó, đã là một bác sĩ sản khoa của Hoa Kỳ nhưng ngọn cờ vàng ba sọc đỏ mà cha em đã từng chiến đấu dưới ngọn cờ đó, vẫn còn tung bay tại ngôi trường trung học của tiểu bang Washington này.

Khi kể lại câu chuyện trên, Đào Nương tôi hy vọng sẽ làm bà TKTT xúc động như Đào Nương tôi đã xúc động khi nghe. Tôi thấy mọi điều khốn khổ tôi phải chịu đựng trong đời lưu vong như không có gì khi so sánh với nỗi khổ của bé Kiều Trang. Một đứa trẻ sinh ra là con “ngụy”, cha trốn tù cộng sản, phải đi tù cùng với mẹ, từ khi chưa có trí khôn đã bị gọi là đồ con hoang, sống lê la trong trại tù khi mẹ bị bắt đi lao động khổ sai. Vượt biên đến được miền đất hứa Hoa Kỳ thì sự cố gắng của em cũng không dừng ở đó. Trong khi cha mẹ cố lập nghiệp thì em cố học, thay cha mẹ trông nom các em, dạy dỗ các em nên người và bản thân mình thì trở thành một bác sĩ sản khoa. Tấm gương đó, Đào Nương tôi cố gắng đến đâu cũng nghĩ rằng không làm sao noi theo được ... Nhưng “kiếp nạn” của bé Kiều Trang “có phải là duy nhất ở Việt Nam” không? Chắc là không, khi chúng ta có một triệu người được coi là “ngụy” sau ngày 30 tháng 4, 1975.

Một ông bạn ở tù cải tạo Việt Cộng hơi lâu thấy Đào Nương tôi thường “thắc mắc về những điều ai cũng biết” của mấy nhà “dân chủ cuội” thường nói đùa với tôi: Cho đến bây giờ bà vẫn chưa nhìn ra sự khác biệt giữa hiện tượng và bản chất của tư bản và cộng sản à? Ví dụ: chủ nghĩa tư bản tuy có vẻ giàu có, tự do, thoải mái, phong phú như vậy nhưng đó chỉ là “hiện tượng”, còn “bản chất” của chúng thì lại là nghèo đói, áp bức, bóc lột, mất tự do, đau khổ, và đang “giãy chết” đành đạch ở khắp nơi. Chủ nghĩa xã hội, ngược lại, tuy có vẻ nghèo nàn, lạc hậu và nhân quyền bị hạn chế như vậy, nhưng đó chỉ là “hiện tượng”, còn bản chất thì vô cùng giàu có, tiến bộ, tự do, dân chủ, càng ngày càng phát triển mạnh mẽ v.v. Rồi ông này còn ngâm nga: Ở tù một ngày trong ngục tù cộng sản, học được mười sàng “khôn lanh”. Ở nhà với vợ, chỉ có khôn liền liền ... Đứa nào ở tù cộng sản mà không sáng mắt ra, không biết lễ độ thì quả thật là ... biết chết liền.

Đào Nương tôi cũng muốn tin lời ông bạn dzàng. Rằng thì là chỉ cần vào tù cộng sản là anh nào cũng sáng mắt ra, cũng biết thế nào là lễ độ ... Cho đến khi được đọc được thông cáo của đảng “ăn cắp” Việt Tân loan tin họ sẽ là “bầu show” cho bà nhà văn Trần Khải Thanh Thủy để bà “tâm tình” với đồng bào và đọc được bài phỏng vấn của bà Trần Khải Thanh Thủy trên đài VOA thì mới thấy lời ông bạn trên đây chưa chắc là đúng. Ở “thiên đàng XHCN”, cái gì cũng dổm, ngay cả chuyện tù. Do đó, khi cả nước ở tù thì thân xác chỉ còn xương với da, nhưng “những thánh nữ” dân chủ khi ra khỏi tù, thân hình thì béo tốt. Người thì được tặng hoa, người thì được đi Mỹ vì “nhà nước ta” lo cho “sức khỏe của tôi”, vì “kiếp nạn của tôi” quá lớn. Làm sao tin được rằng đó là chuyện khó tin mà có thực?... Khen thay “Người” tạo được một “thiên đường XHCN” đã có lòng lo cho sức khỏe của người tranh đấu, chống chế độ như thế mà không gọi là “Hồ chủ tịch” thì biết gọi là gì?

Con đường tranh đấu dân chủ cho Việt Nam cần sự bình tĩnh và khôn ngoan, bản lãnh và mưu lược của những người muốn nhập cuộc. Hấp tấp, nói năng hồ đồ, đề cao cái tôi của mình quá đáng thì chỉ có thể là một viên gạch lót đường cho bọn cơ hội chủ nghĩa. Lời thật thì hay mích lòng. Mong bà TKTT đọc bài viết này như kinh nghiệm của một người đi trước trong làng báo Việt ngữ ở hải ngoại. Còn nếu bà “hạnh phúc” với “người tình” Việt Tân và cái động hoa đỏ lòm thì cũng đành chúc phúc cho bà. Ngày vui thường qua mau! Tuần “trăng mặt” của bà nhà văn “đấu tranh dân chủ” và cộng đồng người Việt hải ngoại không ngờ ngắn đến thế! Bà chị Dương Thu Hương ít ra cũng được dài hơn một chút. Buồn thật!

Đào Nương
_________
    Phỏng vấn nhà văn bất đồng chính kiến Trần Khải Thanh Thủy
    Source: http://www.voanews.com/vietnamese/news/interview-awar-winning-writer-tran-khai-thanh-thuy-06-27-11-124601334.html



    Việt Nam vừa phóng thích và trục xuất nhà văn bất đồng chính kiến Trần Khải Thanh Thủy sang Mỹ ‘tị nạn nhân đạo’, theo giải thích của chính quyền Hà Nội. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với Trà Mi Ban Việt Ngữ đài VOA sau khi đặt chân tới Mỹ, nhà văn Thanh Thủy khẳng định bà qua Mỹ 'tị nạn chính trị', chứ không phải ‘tị nạn nhân đạo’ như tuyên bố của Việt Nam

    VOA: Chính quyền Việt Nam có những yêu cầu hay điều kiện gì với chị trước khi trả tự do và cho chị ra nước ngoài tị nạn hay không?

    Trần Khải Thanh Thủy: Đầu tiên, họ bắt tôi viết bản cảm tưởng về những ngày trong tù như thế nào và bắt tôi cam đoan rằng khi ra nước ngoài không được chống đối lại chính quyền. Tôi vẫn giữ vững quan điểm và lập trường

    của mình. Tôi nói chế độ nhà tù tại Việt Nam phải thay đổi tận gốc rễ, như việc giam 70, 80 người trong một phòng chật hẹp, mỗi phạm nhân chỉ được 60 cm, cả 70 người mới có được một hố xí chung, điều kiện ăn ở hết sức mất vệ sinh. Còn chuyện cấm tôi không được chống đối, tôi trả lời rằng bản chất tôi bộc trực, thẳng thắn. Tôi luôn coi mình là một nhà bất đồng chính kiến, nên những việc không hợp lý, không hợp tình thì tôi phải phản đối.

    VOA: Chính quyền Việt Nam hồi đáp thế nào trước những phản hồi chị ghi lại như vậy?

    Trần Khải Thanh Thủy: Có những lần họ bắt tôi phải viết đi viết lại. Thế nhưng cũng có những cái họ bảo thôi coi như cho qua.

    VOA: Ngoài sự ủng hộ từ hải ngoại, theo chị, còn những yếu tố nào khác nữa giúp chị được phóng thích trước thời hạn và được sang Mỹ tị nạn trong số rất nhiều các trường hợp bất đồng chính kiến khác có hoàn cảnh tương tự như chị?

    Trần Khải Thanh Thủy: Ngoài vấn đề sức khỏe của tôi, còn nhân vấn đề Biển Đông. Việt Nam bây giờ bị Trung Quốc nắm đằng chuôi vì công hàm bán nước năm 1958 của ông Phạm Văn Đồng theo lệnh của Hồ Chủ tịch. Cho nên Việt Nam cần tìm kiếm đồng minh, chính là Mỹ. Tháng 7 này giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ bàn về vấn đề Biển Đông và Việt Nam rất hy vọng Mỹ sẽ ủng hộ Việt Nam trong lĩnh vực này. Còn nhiều lý do lắm, nhưng lý do lớn nhất là tội ác quá trắng trợn của nhà nước Việt Nam đối với tôi. Tất nhiên, người đi tiên phong bao giờ cũng gặp kiếp nạn, nhưng kiếp nạn tôi gặp phải có lẽ là duy nhất ở Việt Nam. Chưa ai bị khủng bố như tôi. Họ ném bom phân 14 lần vào nhà tôi, rồi dựng chuyện đánh vỡ đầu tôi mà không có một chút sơ cứu nào. Suốt mấy tháng trời họ cắt thuốc của tôi trong trại giam Hỏa Lò đến mức tôi bị ngất lên ngất xuống 8 lần vì tiểu đường lên cao. Tôi còn bị đánh đập trong tù. Không những quản giáo sai phạm nhân đánh tôi, mà chính bản thân điều tra viên Nguyễn Hùng Tuấn cũng đánh tôi.

    VOA: Phía Việt Nam nói chị sang Mỹ ‘tị nạn nhân đạo’. Là người trong cuộc, ý kiến của chị như thế nào?

    Trần Khải Thanh Thủy: Việt Nam chẳng có nhân đạo gì đâu. Nếu họ có nhân đạo, họ phải thả hết tù nhân ra. Bao nhiêu anh chị em đồng chí hướng với tôi, bao nhiêu nhà dân chủ, nhà bất đồng chính kiến, nhà cải cách chính trị-xã hội như anh Cù Huy Hà Vũ chẳng hạn, những người đó xứng đáng được thả lắm. Thế nhưng họ đâu có thả. Những người bị bắt toàn là những người học thức đầy mình. Họ đã nhìn thấy cái sai, cái trái của lãnh đạo Việt Nam vì sự độc tài mà nuốt chửng tương lai dân tộc. Cho nên, họ đứng lên phản kháng. Nhưng trong cơn sợ hãi, chính quyền Việt Nam đã tung đòn đánh trước.

    VOA: Chị không đồng ý với ý kiến cho rằng những trường hợp như chị là đi ‘tị nạn nhân đạo’. Theo chị, nói như thế nào mới đúng?

    Trần Khải Thanh Thủy: Phải nói là ‘tị nạn chính trị’, chứ còn ‘tị nạn nhân đạo’ thì Việt Nam chả có tí nhân quyền hay nhân đạo nào đâu.

    VOA: Trường hợp của chị không phải là đầu tiên mà cũng không phải là duy nhất. Chính quyền Việt Nam đồng ý trả tự do cho một nhân vật bất đồng chính kiến với điều kiện phải ra nước ngoài sống lưu vong. Theo chị, nên hiểu việc này như thế nào?

    Trần Khải Thanh Thủy: Họ muốn tước đi trước mắt họ những gai nhọn. Ngoài trường hợp của chị Bùi Kim Thành, tôi là trường hợp thứ hai, nhưng tôi hy vọng sau tôi sẽ còn một số trường hợp khác.

    VOA: Chị cho rằng đây là cách chính quyền Việt Nam ‘nhổ những cái gai nhọn’. Cũng có ý kiến cho rằng chính quyền Việt Nam không dung chấp những thành phần chống đối ‘có hại cho an ninh quốc gia’. Chị nghĩ sao?

    Trần Khải Thanh Thủy: Chúng tôi là những người đấu tranh hợp pháp bất bạo động chỉ có lợi cho an ninh quốc gia thôi. Lãnh đạo Việt Nam bây giờ mới là thế lực phản động, làm phản lại quá trình tiến hóa của dân tộc.

    VOA: Thực tế cho thấy những nhà bất đồng chính kiến từng tích cực cổ súy cho dân chủ khi ở trong nước, đến khi ra nước ngoài tị nạn thì hầu như mờ nhạt, không có đóng góp nào nổi bật hay hiệu quả. Ý kiến của chị về nhận xét này thế nào?

    Trần Khải Thanh Thủy: Đó cũng là một thực tế, nhưng tôi hy vọng trường hợp của tôi là ngoại lệ. Tôi là người cầm bút. Trong tôi không chỉ là một ngọn lửa nhỏ mà là cả một hỏa diệm sơn. Sự hiểu biết của tôi về mặt trái trong xã hội Việt Nam cũng rất nhiều. Với nỗi bức xúc của tôi trước những cái khổ của bản thân cũng như của dân tộc Việt Nam, tôi nghĩ tôi sẽ làm được nhiều hơn những gì những người đi trước không làm được. Trọng tài công minh nhất là thời gian.

    VOA: Nếu hệ quả con đường tranh đấu là đi tị nạn ở nước ngoài trở thành một xu hướng, một tiền lệ, chị mường tượng mọi việc sẽ như thế nào? Tác động của nó đối với chính những nhà tranh đấu dân chủ và với công cuộc đấu tranh vì dân chủ cho Việt Nam?

    Trần Khải Thanh Thủy: Theo tôi, không nên cứ đấu tranh là phải đi tị nạn ở nước ngoài vì khi ra nước ngoài sẽ tắt lửa lòng rất nhanh, sẽ không có lợi cho phong trào. Phải đấu tranh trực tiếp, trực diện ngay trên mảnh đất đầy chông gai, khói lửa đấy thì tiếng nói mới vang cao hơn. Nhưng trường hợp của tôi là ngoại lệ. Nếu họ không bức tử tôi bằng cách cấm tôi cầm bút trong trại suốt thời gian giam cầm, thì tôi đã chọn con đường ở lại Việt Nam. Họ tước đoạt mọi quyền tự do, mọi niềm tin lẽ sống của tôi. Hễ tôi cầm cây bút lên là y như rằng tất cả kéo đến giằng bút, thu giấy của tôi. Đối với người cầm bút mà không được viết thì không khác gì bị bức tử cả. Chính vì lý do đó mà tôi mới chọn cách đi tị nạn như thế này để được tiếp tục cầm bút.

    VOA: Những người tranh đấu trong nước bị trở ngại, nhưng những người tranh đấu bên ngoài Việt Nam cũng có những hạn chế nhất định. Theo chị, làm thế nào có thể vượt qua những hạn chế khi là một nhà tranh đấu bên ngoài Việt Nam?

    Trần Khải Thanh Thủy: Tôi vẫn tiếp tục giữ ngọn lửa tranh đấu, niềm đam mê viết, và tôi sẽ viết như khi còn ở trong nước.

    VOA: Khi đặt chân tới Mỹ, những lý tưởng và những mục tiêu chị xác định cho mình là gì?

    Trần Khải Thanh Thủy: Mục tiêu của tôi là được sống thật với mình và sống tự do, được cầm bút trở lại. Tôi sẽ viết cuốn ‘Hỏa Lò: Cửa sinh tử của những kiếp buồn’. Tập thứ hai tôi sẽ viết về chính bản thân tôi là ‘Đời tù’và một cuốn nữa mang tính chính luận cao, phần hai của ‘Đêm giữa ban ngày ở Việt Nam’ nói lên mặt trái của xã hội Việt Nam khi cả nước có 372 trường học, nhưng có tới gần 900 nhà tù.

    VOA: Theo chị, vai trò đóng góp của những tác phẩm chị dự định đó trong công cuộc vận động dân chủ cho Việt Nam như thế nào?

    Trần Khải Thanh Thủy: Chắc chắn chúng sẽ như những tiếng bom nổ giữa thời bình.

    VOA: Ngoài những gì chị vừa chia sẻ, chị có những dự định nào khác để không bị ‘tắt lửa lòng’ và để cho dòng mực trong ngòi bút của mình không bị phai nhạt?

    Trần Khải Thanh Thủy: Đam mê của tôi từ bé là cầm bút. Nhà văn muốn được tỏa sáng phải sống hết mình, phải mài mòn mình ra mà viết. Tôi hy vọng những tháng ngày ở Mỹ, cùng với lòng biết ơn đối với nước Mỹ không những đã cứu thoát tôi ra khỏi tù mà còn cưu mang hai mẹ con tôi nữa, tôi sẽ có sự cộng hưởng sức mạnh tinh thần để thể hiện tác phẩm đầy đặn hơn. Điều tôi lo ngại nhất bây giờ là nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sẽ coi ông xã tôi như một cái chuôi để nắm. Chính thể Việt Nam không từ bất cứ một thủ đoạn bỉ ổi nào để bắt cái thiện phải im mồm.

    VOA: Ngoài những trăn trở cho người thân của mình, chị có những suy tư, trăn trở gì cho công cuộc chung mà chị muốn nhắn gửi đến những người trong nước, những người quan tâm tới chị, quan tâm đến nền dân chủ của Việt Nam?

    Trần Khải Thanh Thủy: Trăn trở thì nhiều lắm. Tôi thấy bão động đầy trời rồi mà tư tưởng của người dân Việt Nam còn chưa rung rinh. Tính đấu tranh đòi quyền lợi và tự do dân chủ trong thanh niên, lực lượng chính, cũng không được trang bị đến nơi đến chốn. Trong xã hội Việt Nam cũng có một cuộc vận động nội tại nhưng chỉ âm ỉ và chậm chạp thôi, tuy người dân Việt Nam đã mất niềm tin rất nhiều. Vẫn thiếu một ngọn lửa để thổi bùng lên. Đám đông không nhận thức được là họ có được những quyền như thế, mà thế nào cũng chịu vậy thôi. Tri thức của người Việt Nam về việc này nói chung rất kém.

    VOA: Xin chân thành cảm ơn chị đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.

    Trần Khải Thanh Thủy: Tôi phải cảm ơn vì mọi người đã quan tâm tới tôi.

    VOA: Vừa rồi là nhà hoạt động dân chủ Trần Khải Thanh Thủy, từng là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội tham gia khối dân chủ 8406 và là Hội viên Danh dự của Hội Văn bút Quốc tế Anh. Nhà văn Thanh Thủy cũng được nhận Giải Hellman/Hammet, tức giải thưởng vinh danh các ngòi bút can đảm bị đàn áp chính trị trên thế giới, do tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế Human Rights Watch trao tặng.


No comments:

Post a Comment