Friday, July 22, 2011

Nguyễn Cao Kỳ "đang sống chuyển sang từ trần"

    Nguyen Cao Ky, Ex-General Who Ruled South Vietnam, Dies at 80
By THE ASSOCIATED PRESS
Source: http://www.nytimes.com/2011/07/23/world/asia/23nguyen.html

KUALA LUMPUR, Malaysia (AP)
— Nguyen Cao Ky, the former air force general who ruled South Vietnam with an iron fist for two years during the Vietnam War, died Saturday. He was 80.

Mr. Ky died at a hospital in Kuala Lumpur, where he was being treated for a respiratory complication, his nephew in Southern California told The Associated Press.

“He was in good health, but in the last couple of weeks he had been weak,” the nephew, Peter Phan, said. He said Mr. Ky split his time between his home in California and Vietnam.

One of his nation’s most colorful leaders, Mr. Ky served as prime minister of South Vietnam, which was backed by the United States, in the mid-1960s. He had been commander of South Vietnam’s air force when he assumed the post in 1965, the same year American involvement in the war escalated.

He was known as a playboy partial to purple scarves, upscale nightclubs and beautiful women. In power during some of the war’s most tumultuous times, he was a low-key but sometimes ruthless leader.

“It’s true that I did have absolute power when I was made premier,” he said in a 1989 interview with The Associated Press. “You may recall there was no congressional body in South Vietnam at that time. For more than two years, my word was the absolute law.”

From 1967 to 1971, he was vice president under his frequent rival, Gen. Nguyen Van Thieu.

When General Thieu’s government in Saigon fell to North Vietnamese troops in 1975, Mr. Ky fled by piloting a helicopter to a United States Navy ship. He and his family eventually settled in the United States, where he led a quiet life largely away from politics. He made headlines in 2004 when he made a controversial visit back to his homeland, praising the Communists, his former enemies.

Born in Son Tay Province west of Hanoi in 1930, Mr. Ky grew up under French colonialist rule and became involved as a youth in the national liberation movement led by Ho Chi Minh.

He left the movement, however, when he fell ill with malaria. He eventually enlisted in the army, where he trained as a pilot and rose through the ranks during the French fight against the insurgency. He was among the one million who fled the south after France’s defeat at Dien Bien Phu in 1954. The French withdrawal divided the country into the Communist North and non-Communist South.

Mr. Ky rose steadily in South Vietnam’s fledgling air force and was chosen as prime minister by a junta even though he had no political experience.

He was able to end a disruptive cycle of coups and countercoups that had followed the assassination of Ngo Dinh Diem, whose repressive regime was overthrown by military generals in 1963.

But Mr. Ky proved overly optimistic about the American prospects for victory.

In an interview with The New York Times in 1966, Mr. Ky said American airstrikes would “very soon” force the North to request a cease-fire, and said of war critics in the Unites States Senate: “They know nothing about Vietnam. ... They just represent the minority.”

Saying he wanted to end corruption, Mr. Ky threatened to shoot merchants manipulating the country’s rice market. A businessman convicted of war profiteering was executed by a firing squad in March 1966; Mr. Ky attended the trial’s opening session.

But when it came time for the country’s presidential election in 1967, Mr. Ky yielded power to his longtime rival, General Thieu, who at the time held the ceremonial post of chief of state. Mr. Ky served as General Thieu’s vice president until 1971, when he was briefly a rival candidate to General Thieu’s re-election.

He went on to watch General Thieu preside over the fall of Saigon. General Thieu was forced to step down as North Vietnamese troops closed in. He eventually left the country and died in Boston in 2001 at age 78.

The journalist and author Neil Sheehan, who won a Pulitzer Prize for his book on Vietnam, “A Bright Shining Lie,” told The A.P. in 1989 that Mr. Ky and General Thieu were “corrupt Young Turks” who rose to power as American involvement dramatically increased.

Mr. Ky flatly denied the characterization, saying, “If I had stolen millions of dollars I could live like a king in this country, but obviously I don’t live like a king. Believe me, I was a soldier fighting for freedom, not a politician interested in power and money.”

Mr. Ky made headlines in 2004 when, after 29 years in exile, he made a homecoming trip to Vietnam, dropping his vitriolic anti-Communist rhetoric and calling for peace and reconciliation.

Mr. Ky, who was married three times, is survived by six children and, according to his memoir, 14 grandchildren. He had five children by his first wife, a French woman. He and his second wife, a Vietnamese woman, had a daughter, Nguyen Cao Ky Duyen, a prominent Vietnamese-American entertainer. He met his third wife while living temporarily in Bangkok.


Thursday, July 21, 2011

Chuyện dài Vịt Tiềm

    Cái tội Không Thật
Nguyễn Đạt hịnh

Sự thật là trị giá lớn nhất trong mọi liên hệ của nhân loại; tương quan giữa hai cá nhân, hay hai quốc gia, nếu không đặt trên căn bản sự thật, thì quả không có khởi điểm để bắt đầu.

Một ông chủ doanh nghiệp loan báo cho nhân viên biết doanh nghiệp thua lỗ, phải đóng cửa; tin ông nói ra dĩ nhiên là một tin không vui, nhưng vẫn chuyên chở sự thật giúp công nhân làm việc với ông biết tình trạng thất nghiệp của mình để tự mưu cầu một lối thoát cho họ.

Nhưng nếu ông nói thêm là một tháng sau, doanh nghiệp sẽ có cơ tái hoạt động nhờ một khoản tài trợ của chính phủ, mà tin này lại không thật thì ông đã lừa dối những người tin tưởng ông.

Ông phạm vào tội không thật, cái tội mà phó đề đốc Hoàng cơ Minh đã phạm.

Mười năm, 15 năm trước, hay lâu hơn nữa, tôi viết bài chỉ trích mặt trận kháng chiến phục quốc của ông Minh, chỉ trích một việc làm không thật, một xảo thuật hào nhoáng, vẽ ra để thỏa mãn thèm khát phục quốc của người Việt hải ngoại, hầu gom góp và bỏ túi tiền họ ủng hộ một nỗ lực kháng chiến mà họ mong thành hình.

Tôi không nhớ, mà cũng không muốn nhớ lại trang sử tuy ngắn ngủi, nhưng vô cùng nhục nhã và tai hại trong cuộc đấu tranh chống Cộng của người Việt hải ngoại.

Một số những bài báo đó đăng trên tờ Việt Nam Hải Ngoại của anh Đinh Thạch Bích, một số khác đăng trên tờ Văn Nghệ Tiền Phong, và sau này trên tờ Sài Gòn Nhỏ, do cô Hoàng Dược Thảo làm chủ bút.

Đa số những "tội" mà tôi lôi ra để chỉ trích ông Phó Đề Đốc Minh là tội "không thật", Mặt Trận Kháng Chiến bịa đặt ra để lừa gạt, quyên tiền của đồng bào hải ngoại.

Một thí dụ: Mặt Trận loan tin tấn công và chiếm đóng quận lỵ Thiện Ngôn nguyên một đêm, mở kho gạo của Việt Cộng phát cho đồng bào trong quận, rồi sáng hôm sau rút trở vào rừng già Tây Ninh.

Tôi đùa bỡn thách ông Minh tìm ra quận Thiện Ngôn trên bản đồ Việt Nam, vì thựt tế chỉ có đồn Địa Phương Quân Thiện Ngôn, nằm trên tỉnh lộ 22 (?) từ Tây Ninh ra biên giới Miên. Chiến công chiêm bao chiếm "quận Thiện Ngôn" mua được một tiếng cười chua chát của độc giả.

Một thí dụ khác về những chiến khu, những đơn vị kháng chiến tưởng tượng chỉ được "vẽ" trên giấy, nhưng chiến khu nào, đơn vị nào cũng mang danh số tổng cộng thành 9 nút. Có lẽ từ ngày còn mang lon, đội mão, ông Đề Đốc nhà mình cũng thích "cờ bịch" (tiếng riêng của anh Văn Quang).

Chiến khu "quốc nội" là chỗ dưỡng quân của các đơn vị sau một thời gian tung hoành hoạt động, tấn công địch; có lần, theo tin đặc biệt của Mặt Trận, một đơn vị kháng chiến bị địch đánh tan, một số chiến sĩ HCM (đừng lầm là Hồ Chí Minh) lạc đơn vị.

Trong số này một chiến sĩ có sáng kiến nằm giữa đường để đơn vị di chuyển qua, "khám phá" ra anh; sáng kiến còn "cao siêu" thêm một bậc nữa là, để khỏi mất súng, anh đem khẩu súng dấu sau lưng, nằm đè lên để địch không biết súng anh dấu đâu.

Câu chuyện nhiều tính hài hước được chủ tịch HCM trịnh trọng kể lại trên một sân khấu Quận Cam, trong dịp đồng bào hải ngoại linh đình đón ông từ chiến khi quốc nội trở về. Ông ca ngợi anh chiến sĩ Mặt Trận chấp nhận đau lưng, vì bị súng cấn vào lưng, nhưng cương quyết bảo vệ vũ khí, không đổi thế nằm.

Tôi viết bài, hỏi đùa ông là trong giả thuyết một đơn vị địch di chuyển đến gần, thì anh chiến sĩ "Khiến Chán" của ông có đổi thế nằm không, hay sẽ tác xạ giết địch trong thế bắn nằm ngửa?

Thí dụ thứ ba: nhà văn Hải Bằng điện thoại hỏi tôi, "anh coi hình 'vá cờ' chưa? Bà xã em ngồi làm mẫu cho anh Nguyễn Ngọc Hạnh chụp đó." Tôi chưng hửng vì Mặt Trận đang bán hình chị Hải Bằng với lời giải thích chị là góa phụ của một chiến sĩ bị địch bắn tử thương trong nỗ lực cuối cùng, trèo lên cột cờ để đem quốc kỳ xuống, ấp ủ dấu kín trước phút mất nước."

Cũng như những câu chuyện bịa đặt khác, tôi vừa kể ở đoạn trên, ban lãnh đạo tối cao của Mặt Trận tỏ ra thiếu tưởng tượng; trong những bài viết chỉ trích những lường gạt đó, tôi nêu lên đặc tính thiếu tưởng tượng của họ.

Tôi hỏi họ, "nếu họ phát gạo lấy từ kho "quận" Thiện Ngôn cho cư dân trong quận và bị một cư dân từ chối không muốn khiêng bao gạo về nhà, vì anh không muốn, ngày hôm sau, khi Việt Cộng trở lại 'quận', bắt anh khiêng bao gạo trả trở về kho của chúng, thì Mặt Trận sẽ trả lời như thế nào với anh nông dân này."

Trường hợp anh chiến sĩ đương cự với địch trong thế bắn nằm ... ngửa, tôi hỏi đề đốc Minh, bề nào câu chuyện cũng chỉ là giả tưởng, sao đề đốc không bảo anh chiến sĩ Kháng Chiến, dấu khẩu súng vào bìa rừng, rồi tay không, anh ra giữa đường nằm -nằm ngửa, nằm xấp, hay nằm nghiêng cũng được- chờ được đơn vị dắt trở về chiến khu.

Tôi kể lại những chuyện này để xin anh Ngô Kỷ, và cô Hoàng Dược Thảo nhẹ tay với nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, vì phiên tòa dư luận không thể không xét đến "nghi vấn" bà Thanh Thủy bị Việt Tân lừa. Là tổ chức thối thân của Mặt Trận, Việt Tân bây giờ phải có nhiều thủ đoạn lừa gạt tinh vi hơn Mặt Trận ngày xưa nhiều lắm.

Nếu ngày xưa, vài trăm ngàn đồng bào hải ngoại đã bị những câu chuyện nỡm "thế bắn nằm ngửa" và "kho gạo quận Thiện Ngôn" lừa bạc triệu để tài trợ một hệ thống hàng phở, thì trường hợp bà Thanh Thủy bị lừa càng khả tín hơn: ở trong nước, tin tức bị bưng bít, bà không thể nào biết nghi vấn Việt Tân là cánh tay nối dài của Vẹm.

Dù bà Thanh Thủy có lầm lẫn vì "theo" Việt Tân, thì sự lầm lẫn của bà cũng vẫn nhẹ hơn sự lầm lẫn của hàng triệu người Việt hải ngoại, cho đến giờ này vẫn chấp nhận sự hiện diện của Việt Tân, tổ chức thối thân Mặt Trận Hoàng Cơ Minh.

Chán ghét Việt Tân đến mức không thèm ngó ngàng gì đến nó, để mặc nó nói dối, lừa gạt vô tội vạ, chính chúng ta đã đồng lõa với tội "không thật".

Việt Tân là một sản phẩm quốc ngoại, như một số sản phẩm nằm vùng khác, Việt Cộng đã gài được vào sinh hoạt của chúng ta. Dung dưỡng nó, chúng ta có lỗi nhiều hơn bà Thanh Thủy, một nạn nhân của nó.

Nguyễn Đạt Thịnh
---------
    VIỆT TÂN THÌ Ở ÐÂU CŨNG THẾ!

    - Lê Văn Ấn

    Mỗi khi đề cập đến Việt Tân là người ta nghĩ đến mấy chữ “mập mờ đánh lận con đen”. Cái mập mờ quan trọng bậc nhất của đảng Việt Tân là sự liên hệ giữa đảng Cộng Sản và đảng Việt Tân, nó như một mớ bòng bong không biết đâu mà gỡ. Ngay cả những điều Việt Tân đã viết ra giấy đã tuyên bố chính thức nhưng đến khi mặt giáp mặt và được hỏi tại diện tiền, Việt Tân cũng cắt nghĩa rất “lăn ba vi bộ”. Tuy vậy, những điều cốt lõi của Việt Tân được viết ra giấy và những việc Việt Tân làm tạo thành bộ mặt thật của Việt Tân không thể chối cãi. “Việt Tân ở đâu cũng thế”, ở thời điểm nào cũng vậy, ở Vương Quốc Bỉ trong vụ Hội Chuyên Gia Việt Nam mạo danh Cộng Ðồng Người Việt tị nạn Cộng Sản để “nhảy vào họng” Cộng Ðồng Việt Nam tại đây, dành quyền lập Bia Tri Ân và Cảm Tạ Vương Quốc Bỉ đã đón tiếp người Việt Nam tị nạn Cộng Sản 35 năm qua, đến vụ Việt Tân đang dồn mọi nỗ lực gây xáo trộn trong Cộng Ðồng Việt Nam tại San Jose để len lỏi vào nắm chính quyền. Cũng như vụ Những cái lồng đèn với biểu tượng Việt Cộng và lời của tên Hồ Chí Minh “Vì các cháu thiếu nhi, toàn dân ta kháng chiến.”. Một trăm vụ lợi dụng kiểu tu hú đều bị người Việt tị nạn Cộng Sản phanh phui cả trăm vụ, nhưng hai yếu tố quan trọng đã giúp cho Việt Tân thành công: đó là sự lỳ lợm của Việt Tân và “tính hời hợt và hay quên” của người Quốc Gia chống Cộng, khiến cho Việt Tân vẫn bày trò và vẫn thành công.

    Sự liên hệ anh em giữa Việt Tân và Việt Cộng rõ ràng trên giấy trắng mực đen, thế mà nhiều người nghe đó rồi bỏ đó, để mỗi khi có vụ lường gạt của Việt Tân mới đưa ra “bàn thảo” lại thì đã quá muộn.

    Liên hệ Việt Tân và Việt Cộng ra sao?

    Tài liệu có tựa đề “Giải pháp xây dựng Dân chủ cho Việt Nam” của đảng Việt Tân có đoạn liên hệ đến đảng Cộng Sản, tài liệu này ghi nguyên văn như sau: "Vai trò của các thành phần dân tộc trong tiến trình chuyển hóa dân chủ:

    - Lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam,
    - Những đảng viên tiến bộ trong đảng Cộng Sản Việt Nam,
    - Những lực lượng dân tộc, dân chủ,
    - Ðồng bào trong nước,
    - Ðồng bào ngoài nước”

    Trong 5 thành phần này, lãnh đạo đảng Cộng Sản và những đảng viên tiến bộ trong đảng Cộng Sản chiếm 2/5. Riêng “đồng bào ngoài nước” thì một tài liệu khác xác nhận “khi cần thì hy sinh 3 triệu đồng bào ngoài nước để chỉ chọn đồng bào trong nước!”. Chưa hết, cái gọi là “Tiến trình Dân chủ” của Việt Tân được chỉ thị rằng phải “kêu gọi đảng Cộng Sản Việt Nam chấp nhận tiến trình dân chủ”. Nói cách khác là xin phép Cộng Sản để Việt Tân đội lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam và “những đảng viên Cộng Sản tiến bộ” lên đầu để phục vụ, còn 3 triệu người Việt ở hải ngoại khi cần là hy sinh không tiếc nuối, không gớm tay.

    Lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam từ trước tới nay chỉ phục vụ cho ngoại bang, những ngày gần đây, lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam dâng đất, dâng biển cho Trung Cộng, tự đặt mình làm tôi tớ Trung Cộng, toàn dân đang trông mong một sự lật đổ thì đảng Việt Tân vẫn khư khư giữ bọn lãnh đạo này trên đầu để phục vụ, không có văn bản nào “mời” bọn lãnh đạo xuống. Ðáng tiếc cho dân tộc Việt Nam đã có đảng Cộng Sản, lại còn bồi thêm Ðảng Việt Tân. Ðiều nguy hiểm nhất là Việt Tân coi người Việt hải ngoại khi cần thì hy sinh, thế mà người Việt hải ngoại vẫn cắm đầu, cắm cổ nghe theo Việt Tân hay không chống đối Việt Tân một cách tích cực khi chúng dở trò lợi dụng.

    Gần đây, vì nhu cầu công tác, đảng Việt Tân đã “tách làm 2” bên “chính thống” và bên “chệch hướng”. Nhưng qua những sự kiện xảy ra tại Vương Quốc Bỉ trong những ngày đầu của tháng 9 năm 2010 do Hội Chuyên Gia, một hội ngoại vi của Việt Tân, cũng như bài báo của bác sĩ Trần Xuân Ninh một lãnh tụ Việt Tân “chính cống”, người ta ngao ngán mà thấy rằng chệch hướng hay chính thống chỉ là bề ngoài, bề trong cũng như nhau và vẫn khắng khít với nhau. Bằng chứng là trong một tài liệu khác Việt Tân xác nhận chấp nhận chế độ Việt Cộng sẽ tồn tại cho đến năm 2025. Khắng khít như vậy thử hỏi chuyện Việt Cộng công khai lên án Việt Tân là bọn khủng bố, Việt Tân thì vội vàng công nhận bất kỳ ai ở trong nước bị VC bắt đều là “đảng viên Việt Tân”, để Việt Cộng tha hồ muốn kết án họ cách nào cũng được.

    Sự kiện Hội Chuyên Gia của Việt Tân “phỗng tay trên” toàn thể người Việt tị nạn Cộng Sản trong vụ lập bia Tri Ân và Cảm Tạ Vương Quốc Bỉ. Ðây là một sự kiện mới toanh, đang xảy ra tại Bỉ, xin thuật lại đầu đuôi để đồng hương tị nạn Cộng Sản “nắm” vững và “thấm thía” cái truyền thống Mặt Trận lúc trước và Việt Tân sau này:

    Cách đây 5 năm, Cộng Ðồng Tị Nạn Cộng Sản Việt Nam tại Vương Quốc Bỉ gồm nhiều hội đoàn (khoảng 9, 10 Hội đoàn, trong đó có Hội Chuyên Gia của Việt Tân) đã đưa ra dự án lập Bia “Cảm Tạ và Tri Ân Vương Quốc Bỉ” đã giúp đỡ người Việt định cư ở Vương quốc này. Công việc đang tiến hành thì đùng một cái, các đoàn thể nhận được một thư thông báo của Hội Chuyên Gia, thông báo rằng Hội Chuyên Gia đã xin giấy phép và địa điểm là trong thành phố Bruxelles, bia đã điêu khắc và kiểu mẫu đã được vẽ, các hội đoàn chỉ việc chia nhau đóng góp 7 ngàn euros. Các hội đoàn đã họp lại và phản đối, vì Hội Chuyên Gia đã phỗng tay trên mọi người. Cái quan trọng và nguy hiểm cho toàn thể đồng hương tị nạn Cộng Sản tại Vương Quốc Bỉ là không biết trên tấm bia đó vẽ những gì, viết những gì, có lợi cho Việt Cộng hay không. Hội Chuyên Gia Việt Tân chỉ yêu cầu các đoàn thể đóng tiền. Trong cuộc họp của tất cả các hội đoàn tại Vương Quốc Bỉ ngày 11.9.2010, để bàn thảo vấn đề này thì Hội Chuyên Gia không đến! Hội đoàn nào cũng phản đối cách làm việc độc đoán của Hội Chuyên Gia, nhưng qua biên bản cuộc họp, mọi người không đưa ra được một quyết định tích cực nào. Ðó là khuyết điểm tiêu cực và mau quên của người Việt tị nạn Cộng Sản chẳng những ở Vương Quốc Bỉ mà các nơi khác cũng vậy. Đó là yếu tố quan trọng giúp Việt Tân phục vụ Việt Cộng một cách hữu hiệu!

    Ðiều hèn hạ của Việt Tân mà bất cứ người nào cũng không thể chấp nhận được, đó là Việt Tân đã lợi dụng cuộc vui của trẻ em ngày Tết Trung Thu để tuyên truyền cho Việt Cộng. Chuyện xảy ra đã lâu, từ ngày 24.9.1999 tại Houston, Texas. một màn “đánh lận con đen” của Việt Tân bằng cách lén phát lồng đèn Trung Thu mà nhiều người cho rằng do Việt Cộng sản xuất: tất cả “thiếu nhi” đều đội nón cối, đi chân đất, mặt trăng màu đỏ cam, và lồng đèn nào cũng có câu nói mà cán bộ VC thường cho là của “Bác Hồ” của chúng nói: "Vì các cháu thiếu nhi, toàn dân ta kháng chiến”. Sau một hồi chối quanh, chối quẩn, Việt Tân phải ra thông báo thú nhận đó là lồng đèn do chúng phát ra. Vụ việc này thực là đê hèn, nhưng đối với Việt Tân cũng như Việt Cộng, chúng luôn chủ trương “cứu cánh biện minh cho phương tiện”. Chúng ta đọc “lời bình” của một trong hầu hết báo chí tại Houston lên án Việt Tân hay Việt Cộng như sau: "Có rất nhiều vấn đề phức tạp quanh vụ chiếc lồng đèn, nhưng có điều đáng nói là bọn Cộng Sản quá lộng hành khi thực hiện công tác này…”. Việt Tân đã ra thông cáo chính thức công nhận chính bọn chúng đã phân phát loại lồng đèn “kiểu Việt Cộng” đó. Như vậy có phải Việt Tân và Việt Cộng là một không?

    Tại San Jose này, Việt Tân cũng đang lợi dụng LÐCT và một vài “cựu” thành viên Mặt Trận hay Việt Tân như Huỳnh Lương Thiện để đánh phá cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản tại đây. “Cứu cánh biện minh cho phương tiện”. Cứu cánh của Huỳnh Lương Thiện là gây xáo trộn tối đa cho cộng đồng người Việt tại San Jose để lên án Ban Ðại Diện Cộng Ðồng mà chính xác là ông Nguyễn Ngọc Tiên với mục đích thay ông Tiên bằng người của chúng như những nơi khác đã làm và đã thành công, còn phương tiện là gây cảnh máu đổ đầu rơi, tù tội cho những thành phần Quốc Gia chống Cộng. Từ 2 tuần nay, khi báo Tiếng Dân vạch rõ âm mưu đen tối xấu xa của Huỳnh Lương Thiện, có nhiều đồng hương đã “giựt mình” vì họ đang “ôm cọp mà ngủ”. Chúng tôi cũng vạch rõ “ủng hộ ứng cử viên Minh Dương chỉ là chiêu bài”, vì chúng cốt ý binh vực Hồ Phương theo chủ trương của Việt Cộng từ trước khi chuyện ứng cử, bầu cử chưa xảy ra. Nói cách khác là âm mưu phá hoại cộng đồng mới chính là chủ trương của chúng.

    Ðiều đáng chú ý và cũng là yếu tố để nhận diện Việt Tân mỗi khi có những sự kiện bất thường xảy ra trong cộng đồng là luôn luôn binh vực Việt Cộng hay làm lợi cho Việt Cộng bằng cách tuyên truyền – nhưng luôn luôn núp dưới danh nghĩa người quốc gia. Suốt mấy tháng trời, Việt Tân San Jose đã tích cực binh vực và ủng hộ Madison Nguyễn trong vụ recall, vì trước đó, Madison Nguyễn đã công khai tuyên bố y thị chống tên Little Saigon chỉ vì nó có nghĩa chống Cộng.

    Việt Tân ở đâu cũng giống nhau, thời nào cũng một chủ trương ủng hộ Việt Cộng.
    Lê Văn Ấn
    23 .09.2010


Saturday, July 9, 2011

Ý NGHĨA CỦA LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ VÀ BÀI “TIẾNG GỌI CÔNG DÂN” - Lê Duy San


Lê Duy San

Đã có cả hàng chục bài viết về lịch sử, ý nghĩa của Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ (quốc kỳ của VNCH) và bài “Tiếng Gọi Công Dân” (quốc ca của VNCH) cùng nhiều bài tranh luận có nên treo Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và hát bài Tiếng Gọi Công Dân trong các buổi sinh hoạt cộng đồng của người Việt tỵ nạn Cộng Sản hay không. Nhiều bài viết rất là công phu và giá trị như bài “Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam” của cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, nhưng chính giáo sư Nguyễn Ngọc Huy cũng công nhận: “Viết bài này, tác giả chỉ có mục đích trình bầy một số dữ kiện lịch sử xác thật về quốc kỳ và quốc ca Việt Nam…”. Còn hầu như chưa có bài nào viết thật rõ ràng và ngắn gọn về ý nghĩa của Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài “Tiếng Gọi Công Dân” để người Việt hiểu rõ, nhất là trong giai đoạn hiện tại và tại sao chúng ta, những người Việt hải ngoại tỵ nạn Cộng Sản cần phải tôn kính và vinh danh mỗi khi có dịp hội họp tại nơi công cộng.

1. Lịch sử và ý nghĩa Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài “Tiếng Gọi Công Dân” trước 1975.
    a. Lịch sử Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài “Tiếng Gọi Công Dân”
Có thể nói, trước ngày quân đội Nhật lật đổ chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương vào ngày 9/3/1945, Việt Nam chưa hề có quốc kỳ và quốc ca. Ngày 17/4/1945 chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập, lá cờ Quẻ Ly (sọc vàng ở giữa đứt đoạn làm hai) được chấp nhận là quốc kỳ của Việt Nam. Có thể nói đây là lá cờ đầu tiên của Việt Nam. Nhưng trên thực tế, lá cờ này chỉ đại diện cho nhân dân Việt Nam 2 miền Bắc và Trung mà thôi vì nhà cầm quyền quân sự Nhật chưa chịu trả Nam Kỳ cho triều đình Huế. Mãi tới ngày 14/8/1945, tức sau khi chính phủ Nhật đã đầu hàng Đồng Minh được 4 ngày (ngày 10/8/1945) lá cờ qủe ly mới thực sự đại diện cho cả 3 miền Bắc, Trung và Nam Việt Nam và bản Quốc Ca Việt Nam là bài Việt Nam Minh Châu Trời Đông của Nhạc Sĩ Hùng Lân.

Thời gian tồn tại của lá quốc kỳ Quẻ Ly và bài quốc ca Việt Nam Minh Châu Trời Đông quá ngắn ngủi vì 5 ngày sau tức ngày 19/8/1945 chính phủ Trần Trọng Kim đã bị Việt Minh tức Hồ Chí Minh, tay sai của Cộng Sản đệ tam quốc tế cướp chính Quyền và quốc kỳ được thay thế bằng Cờ Đỏ Sao Vàng là cờ đảng của đảng Cộng Sản Việt Nam (1) và quốc ca được thay thế bằng bài “Tiếng Quân Ca“ của Văn Cao.

Sau khi cướp được chính quyền, ngày 6 tháng 3 năm 1946, ông Hồ Chí Minh đã ký Hiệp Định Sơ Bộ Pháp-Việt với Jean Sainteny, đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp, rước quân đội Pháp vào để rảnh tay tiêu diệt các đảng phái quốc gia (2), ông Hồ Chí Minh mới mở cuộc chiến chống Pháp để giành chính nghĩa. Chiến tranh Việt (Việt Minh) Pháp bùng nổ vào ngày 19/12/46. Pháp chiếm hầu hết các thành phố của cả ba miền Trung Nam Bắc, Việt Minh phải rút ra hậu phương để kháng chiến. Sau hơn 2 năm đánh nhau với Việt Minh, người Pháp thấy không thể chiến thắng nên đã liên lạc với Hoàng Đế Bảo Đại để trao trả quyền độc lập cho VN nhưng vẫn nằm trong khối Liên Hiệp Pháp. Ngày 2/6/1948, chính phủ lâm thời Việt Nam ra đời do tướng Nguyễn Văn Xuân chủ tọa, lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ do họa sĩ Lê Văn Đệ đề nghị được chấp nhận làm quốc kỳ và lấy bài Tiếng gọi Thanh Niên của Lưu Hữu Phước (3) được đổi tên là Tiếng Gọi Công Dân đã được chập nhận làm quốc ca của quốc gia Việt Nam.

Ngày 7/7/1954, Ông Ngô Đình Diệm về nước thành lập chính phủ và lập nên nền đệ Nhất Cộng Hòa VN. Quốc Hội Lập Hiến VNCH năm 1956 đã quyết định giữ lại bài Tiếng Gọi Công Dân làm quốc ca, nhưng lời được đổi lại như sau:
    Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng.
    Ðồng lòng cùng đi, hy sinh tiếc gì thân sống!
    Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên,
    Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.

    Dầu cho thây phơi trên gươm giáo,
    Thù nước lấy máu đào đem báo.
    Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
    Người công dân luôn vững bền tâm trí,

    Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi
    Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!

    (Ðiệp khúc)

    Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
    Công dân ơi! Mau làm cho cõi bờ
    Thoát cơn tàn phá, vẻ vang đời sống
    Xứng danh ngàn năm dòng giống Lạc Hồng.
Có nhiều người chỉ trích việc dùng bài Tiếng Gọi Thanh Niên của Lưu Hữu Phước là một người theo Cộng Sản. Thực ra thì bài Tiếng Gọi Công Dân chỉ mượn Nhạc, còn Lời thì đã thay đổi gần như khác hẳn. Hơn nữa, khi làm bài Tiếng Gọi Thanh Niên, Lưu Hữu Phước chỉ là một sinh viên với lòng yêu nước nhiệt thành, ông chưa hề gia nhập một đảng phái nào, kể cả đảng Cộng Sản Việt Nam.
    b. Ý nghĩa Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài “Tiếng Gọi Công Dân”
Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Huy thì:

“ … quan niệm cổ của dân tộc Việt Nam, màu vàng thuộc hành thổ và màu đỏ thuộc hành hỏa và vì hỏa sanh thổ nên hai màu này rất hợp với nhau …, ba sọc đỏ nhỏ như những tia nắng rọi xuống một mặt đất rộng rãi làm cho mặt đất này ấm áp và có điều kiện thuận lợi cho cây cỏ mọc lên được”.

“… nền vàng tượng trưng cho quốc gia và dân tộc Việt Nam nói chung và ba sọc đỏ tượng trưng cho ba kỳ. Vậy, ba sọc đỏ nằm trên nền vàng hàm ý là nước Việt Nam gồm cả ba kỳ và dân tộc Việt Nam gồm người của cả ba kỳ”.

Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài Tiếng Gọi Công Dân không những là Quốc Kỳ và Quốc Ca của Việt Nam mà còn là biểu tượng của một nước có tự do và dân chủ và đã được tất cả các nước trên thế giới trong khối tự do dân chủ công nhận. Còn Cờ Đỏ Sao Vàng và bài Tiến Quân Ca chỉ được những nước độc tài chuyên chính trong khối Cộng Sản công nhận mà thôi.

Trong gần 30 năm, từ 1948 đến 1975, người dân VN tự do cũng như người lính VNCH chống Cộng Sản Việt Nam đã hy sinh không biết bao xương máu không phải là để bảo vệ cho một chủ nghĩa hay một chủ thuyết nào mà chỉ là để bảo vệ cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam. Vì thế ngọn Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài Tiêng Gọi Công Dân không những là biểu tượng cho quốc kỳ và quốc ca của Việt Nam mà còn là biểu tượng cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền, cho nguyện vọng tốt đẹp của quốc gia, dân tộc. Biểu tượng Cờ Đỏ Sao Vàng và bài Tiến Quân Ca của Việt Cộng trái lại, nó là biểu tượng chủ nghĩa Cộng Sản, một chủ nghĩa tam vô: vô tổ quốc, vô tôn giáo, vô gia đình, và học thuyết Mác Lê, một học thuyết chuyên chính vô sản. Bởi vậy những kẻ chiến đấu dưới lá Cờ Đỏ Sao Vàng, dưới bài Tiến Quân Ca không phải là chiến đấu cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, cho quốc gia dân tộc mà là chiến đấu cho đảng Cộng Sản, cho chủ nghĩa Mác Lê.

2. Tại sao phải tôn kính và vinh danh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài “Tiếng Gọi Công Dân”.
    a. Để để nêu cao chính nghĩa của người Việt quốc gia
Năm 1954, gần một triệu người miền Bắc VN đã phải bỏ hết cả nhà cửa ruộng vườn chạy trốn Việt Cộng để di cư vào Nam với 2 bàn tay trắng cũng chỉ vì muốn được hưởng tự do, dân chủ và nhân quyền của chính quyền miền Nam Việt Nam tức chính quyền quốc gia VN mà biểu tượng là lá cờ Vàng với ba sọc đỏ.

Suốt 20 năm cuộc chiến VN từ 1954 tới 1975, Việt Cộng mà biểu tượng là lá cờ máu (đỏ) với ngôi sao vàng đi tới đâu là đồng bào VN chạy khỏi đó và tìm tới vùng có lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tức vùng quốc gia để được bảo vệ và che chở. Hàng triệu quân dân cán chính của VNCH đã phải bỏ mình cũng vì để bảo vệ cho lá cờ Vàng ba sọc đỏ tức bảo vệ cho người dân miền Nam VN được Tự Do, Dân Chủ và có Nhân quyền.

Năm 1975, Việt Cộng xóa bỏ Hiệp Định Ba Lê và cưỡng chiếm miền Nam, lại một lần nữa, hơn một triệu người Việt bỏ hết cả tài sản, nhà cửa, ruộng vườn ra đi với 2 bàn tay trắng để tìm tự do và trong số này cũng có tới vài trăm ngàn người đã chìm xâu dưới lòng đại dương cũng vì 2 chữ tự do.
    b. Để giữ vững căn cước của người Việt tỵ nạn Cộng Sản
Sau năm 1975, chế độ Việt Nam Cộng Hoà không còn, Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ cũng như bài Tiếng Gọi Công Dân không còn là biểu tượng cho Quốc Kỳ và Quốc Ca của nước Việt Nam nữa. Nhưng trong lòng mọi người, dù đã bỏ nước ra đi hay hãy còn ở lại trong nước, Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài Tiếng Gọi Công Dân vẫn là biểu tượng của Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền.

Chúng ta bỏ nước ra đi vì không muốn sống dưới chế độ tàn ác, phi nhân của Cộng Sản Việt Nam. Các quốc gia tự do trên thế giới nhận cho chúng ta nhập cư cũng vì tư cách tị nạn chính trị của chúng ta.Vì thế, là người Việt tỵ nạn Cộng Sản, chúng ta cần phải bảo vệ tư cách này bằng cách tôn kính và vinh danh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ (quốc kỳ VNCH) và bài Tiếng Gọi Công Dân (quốc ca VNCH) mỗi khi có dịp hội họp tại nơi công cộng.
    c. Để phân biệt rõ ràng lằn ranh Quốc Cộng
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài Tiếng Gọi Công Dân không những là biểu tượng lý tưởng của người Việt tỵ nạn Cộng Sản, không những là căn cước của người Việt tỵ nạn Cộng sàn, nó còn là biểu tượng để phân biệt rõ ràng làn ranh Quốc Gia và Cộng Sản. Một buổi họp có tính công cộng mà không treo Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, không hát bài Tiếng Gọi Công Dân thật khó lòng biết rõ đó là buổi họp của người quốc gia hay của bọn Cộng Sản.

Bởi vậy, là người Việt tỵ nạn Cộng Sản, chúng ta tuyệt đối không những không tham dự những buổi họp công cộng không có treo cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và hát bài Tiếng Gọi Công Dân mà còn có bổn phận phải tẩy chay và thông báo cho mọi người biết để xa lánh.

Trên thế giới nhiều nước đã ra nghị quyết vinh danh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của người Việt tỵ nạn Cộng Sản, nhất là tại Hoa Kỳ. Trong bài “Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam” cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy nói: “Hiện nay, quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ không còn được chánh thức dùng bên trong nước Việt Nam, nhưng mọi người Việt Nam ở quốc nội đều biết rằng nó là lá cờ tượng trưng cho nền độc lập và tự do của Tổ Quốc, chống lại chế độ cộng sản tàn ác, phi nhơn và nô lệ ngoại bang. Bên ngoài Việt Nam, nó cũng được người ngoại quốc xem là biểu tượng của phía người Việt Nam chống lại Cộng Sản. Không biểu tượng nào khác có thể thay thế cờ vàng ba sọc đỏ về các mặt này. Vậy, việc tỏ lòng tôn trọng quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ và dùng nó một cách rộng rãi ở nơi nào có người quốc gia Việt Nam là một công cuộc đóng góp lớn vào việc giải phóng đất nước khỏi ách Cộng Sản”.

Tóm lại, mặc dầu Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ cũng như bài Tiếng gọi Công dân, kể từ 30/4/1975, không còn là biểu tượng quốc kỳ và quốc ca của Việt Nam nữa, nhưng đối với người Việt tỵ nạn Cộng sản, nó vẫn biểu tượng cho tự do, dân chủ, nhân quyền, cho căn cước của người Việt tỵ nạn Cộng Sản. Nó là bằng chứng để phân biệt người quốc gia với người Cộng Sản.

Không phải chỉ có người Việt tỵ nạn Cộng Sản, những miền Nam, đã sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hoà và được hưởng những ân huệ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa mới trân quý, bảo vệ và mong muốn Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ sẽ có ngày lại đại diện cho nước Việt Nam, mà ngay cả những người sinh ra dưới chế độ Cộng Sản và được dậy dỗ bởi Cộng Sản cũng mong muốn Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ sẽ có ngày tung bay khắp vùng trời Việt Nam. Trong bài “Còn Cờ Đỏ Sao Vàng Thì Không Bao Giờ Có Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc” đăng trong tờ báo chui trong nước, tờ “Báo Sinh Viên Yêu Nước”, tác giả Lê Trung Thành, một sinh viên du học tại Đài Loan nói “lá cờ vàng ba sọc đỏ chắc chắn sẽ lại tung bay ngạo nghễ trên quê hương Việt Nam”.

Mọi sự lạm dụng cũng như khinh thường Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài Tiếng Gọi Công Dân của những kẻ vô ý thức cần phải được kết án nghiêm khắc.

Lê Duy San

Chú thích.

(1). Thực ra thì cờ đảng của đảng Cộng Sản Việt Nam cũng là lá cờ Búa Liềm như cờ của Cộng Sản Nga, Cộng Sản Tầu. Nhưng vì muốn lừa gạt nhân dân và các đảng phái quốc gia nên chúng chọn Cờ Đỏ Sao Vàng. Khi cướp được chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim, chúng đã áp đặt lá cờ Đỏ Sao Vàng thành quốc kỳ VN.

(2). Hiệp định bao gồm các điểm chính sau đây:

Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng

Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế cho 200.000 quân Trung Hoa Quốc dân đảng để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Pháp hứa sẽ rút hết quân trong thời hạn 5 năm, mỗi năm rút 3000 quân.

(3). Bài Tiếng Gọi Thanh Niên của Lưu Hữu Phước như sau:
    I. Này sinh viên ơi! Ðứng lên đáp lời sông núi!
    Ðồng lòng cùng đi, đi, mở đường khai lối.
    Vì non sông nước xưa, truyền muôn năm chớ quên,
    Nào anh em Bắc Nam! Cùng nhau ta kết đoàn!
    Hồn thanh xuân như gương trong sáng,
    Ðừng tiếc máu nóng, tài xin ráng!
    Thời khó, thế khó, khó làm yếu ta,
    Dầu muôn chông gai vững lòng chi sá.
    Ðường mới kíp phóng mắt nhìn xa bốn phương,
    Tung cánh hồn thiếu niên ai đó can trường.

    (Ðiệp khúc)
    Sinh viên ơi! Ta quyết đi đến cùng!
    Sinh viên ơi! Ta thề đem hết lòng!
    Tiến lên đồng tiến! Vẻ vang đời sống!
    Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng!

    II. Này sinh viên ơi! Dấu xưa vết còn chưa xoá!
    Hùng cường trời Nam, ghi trên bảng vàng bia đá!
    Lùa quân Chiêm nát tan, thành công Nam tiến luôn,
    Bình bao phen Tống Nguyên, từng ca câu khải hoàn.
    Hồ Tây tranh phong oai son phấn,
    Lừng tiếng Sát Thát Trần Quốc Tuấn.
    Mài kiếm cứu nước nhớ người núi Lam,
    Trừ Thanh, Quang Trung giết hằng bao đám.
    Nòi giống có khí phách từ xưa chớ quên,
    Mong đến ngày vẻ vang, ta thắp hương nguyền.
    (Trở lại điệp khúc)

    III. Này sinh viên ơi! Muốn đi đến ngày tươi sáng,
    Hành trình còn xa, chúng ta phải cùng nhau gắng!
    Ngày xưa ai biết đem tài cao cho núi sông,
    Ngày nay ta cũng đem lòng son cho giống dòng.
    Là sinh viên vun cây văn hoá,
    Từ trước sẵn có nhiều hoa lá.
    Ðời mới kiến thiết đáp lòng những ai
    Hằng mong ta ra vững cầm tay lái.
    Bền chí quyết cố gắng làm cho khắp nơi
    Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!

    (Trở lại điệp khúc)
Lê Duy San

Thursday, July 7, 2011

MỘT BỊP! MỘT BỊP! LẠI MỘT BỊP! - Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Nếu bây giờ còn có ai nói về sự thể gọi là “nguy cơ mất nước” thì nhất định là sai. Tình trạng gọi là nguy cơ đã biến thành hiện thực có chứng minh rồi. Đất nước ta đã thực sự mất vào tay Tầu cộng. Đó là một sự thực hiển nhiên. Tuy rằng trên bình diện công pháp và đối với thế giới, VN vẫn là một quốc gia độc lập có chủ quyền, nhưng nhìn vào thực tại của tình hình đất nước, rõ ràng người VN đã mất nước vào tay người Tầu từ lâu.

Những thực tế chứng minh

1. Những đô thị Tầu mà người Việt gọi là khu phố Tầu mọc lên nhan nhản khắp nơi từ Bắc chí Nam. Theo một người biết rành chuyện trong nước nói ra, phố Tầu do người Tầu làm chủ, do quan chức Tầu cai trị. Việt gian cộng sản không có quyền sớ rớ tới. Họ trưng bảng hiệu Tầu, sống phong tục Tầu, nói tiếng Tầu, lập trường Tầu cho con em học, bán buôn đồ Tầu, chịu luật lệ Tầu chi phối. Nó khác với China Town ở San Francisco, vì China Town do chính quyền thành phố quản trị. Tóm lại, các khu phố Tầu thực sự là những nước Tầu thu gọn nằm trong lãnh thổ VN.

2. Những khu mỏ quặng, những khu rừng thượng nguồn, những đồn điền cây công nghệ người Tầu sang chiếm cứ và khai thác. Công nhân là bộ đội Tầu cải trang. Khu vực khai thác, tuyệt đối người VN, kể cả bọn cầm quyền và công an không được héo lánh tới. Đây thực tế là những khu vực đóng quân của Tầu, quân số có nơi vượt cấp quân đoàn. Sách lược xâm thực này nhắm hai lợi ích vừa kinh tế, vừa quân sự. Phải kể đến nữa là 80% các công trình xây dựng trong nước do người Tầu trúng thầu với giá rẻ mạt. Hãng Tầu sử dụng công nhân Tầu. Từ kiến trúc sư vẽ đồ án cho đến người lau nhà, nấu bếp đều là Tầu, trong khi trí thức và công nhân VN thất nghiệp đầy đường.

3. Người Tầu ra vào VN tự do như đi trên đất Tầu không cần passort, không cần visa, công an phải chừa mặt không giám xét giấy tờ. Chúng muốn ở đâu và ở bao lâu, nhà nước việt gian cộng sản không dám kiểm soát. Dân Tầu phạm pháp trên đất nước VN, luật pháp VN không được quyền xét xử. Thường dân Tầu say xỉn phá phách ngoài đường, chọc gái giữa đám đông, người dân địa phương khôn hồn thì đi trốn để tránh vạ lây. Nếu thưa kiện, công an sẽ đứng về phía bọn Tầu làm bậy.

4. Cách Tầu xâm lăng VN hữu hiệu nhất là tiêu diệt nền kinh tế VN. Hàng hóa Tầu đổ vào VN qua cửa khẩu không phải đóng thuế. Xài hàng Tầu rẻ hơn hàng sản xuất tại quốc nội rất nhiều. Các hãng xưởng VN đang chết dần chết mòn, hoặc sống thoi thóp và chật vật. Dân VN ngày nay xài hàng hóa Tầu, xem phim Tầu, tập tễnh phong hóa Tầu nên trở thành Tầu lúc nào mà không biết.

5. Các đường lối chính sách quốc gia đều học theo Tầu. Tầu làm trước, VN bắt chước làm theo sau. Mỗi khi có chuyện lớn, bọn lãnh đạo VGCS đều phải sang lãnh chỉ thị từ Bắc Kinh. Tổng bí thư đảng việt gian cộng sản không hơn không kém là tên thái thú địa phương được thiên triều đặt lên để cai trị dân Việt.

Vân vân và vân vân. Như vậy thì chủ quyền quốc gia ở đâu mà không bảo là mất nước. Tình trạng Tầu hóa này trải qua chừng vài thế hệ nữa thì VN sẽ trở thành quận huyện của Tầu là chắc chắn. Hiện còn lại chuyện đôi khi xẩy ra như việc hải quân Tầu bắn giết ngư phủ VN, cắt cáp tầu thăm dò của VGCS v.v... bất quá chỉ đáng ví như những roi đòn quất vào mông đứa trẻ ngỗ nghịch không nghe lời dậy bảo. Hoặc, những tiếng nói đe dọa chiến tranh từ cửa miệng các quan chức Tầu coi như tiếng ông chủ rầy la đứa đầy tớ chểnh mảng công việc cho nó đi vào khuôn phép. Thế thôi. Theo ngu ý thì vào lúc này, không thể có chuyện nước Tầu xua quân xâm chiếm VN như hồi năm 1979 chúng dậy cho VN một bài học. Xét về các mặt lợi ích chính trị, quân sự, cũng như kinh tế, nước Tầu chẳng dại gì mà làm như vậy. Trước sau bề nào VN cũng phải nằm gọn trong tay rồi thì tội tình gì Tầu cộng phải nhọc công mà gây chiến tranh. Cách thôn tính hòa bình bằng sách lược chiến tranh không tiếng súng đã tỏ ra hữu hiệu không phải là thượng sách sao? Cho nên, điều mà nhiều người quan tâm vào lúc này, gọi nó là Biển Đông Dậy Sóng, chỉ là màn khói của bọn xâm lược lẫn lũ bán nước tung ra cho những nhu cầu chiến lược riêng của chúng mà thôi. Tầu muốn bành trướng chủ nghĩa Đại Hán, hơn nữa cần có cơm để nuôi một tỷ rưỡi dân, và cũng cần có đất để di dân. Hoa Kỳ cần con đường tự do đi lại trên biển và đầu tư. Việt gian cộng sản bán nước cần thu gom người dân về một mối cho dễ bề cai trị. Chúng muốn chạy tội bán nước trước nhân dân và lịch sử, và rất sợ bị trả thù nên cần phải dẹp tan sức chống đối của mọi thành phần mà chúng gọi là thế lực thù địch cả trong lẫn ngoài nước.

Việt gian cộng sản là một lũ Việt gian bán nước rành rành ra như thế, nhắm mắt cũng còn thấy, thế mà chúng lại luôn luôn thành công trong việc sử dụng sách lược khơi dậy lòng yêu nước của đồng bào để chống ngoại xâm bịp. Sách lược này mục đích là tiêu diệt những người yêu nước để chiếm độc quyền cai trị. Nói một cách chính chị chính em thì đây là ĐIỂM. Chống ngoại xâm chỉ là chiêu bài, hay là DIỆN. Sự thật trớ trêu nhưng rất hiển nhiên này cứ diễn đi diễn lại hoài mà hầu như đồng bào ta, kể cả những bậc đại trí thức cũng vẫn dễ dàng để cho VGCS lừa bịp.

Hồ Chí Minh gây chiến để tiêu diệt người yêu nước

Trong quá khứ sách lược gây chiến tranh chống xâm lược bịp của VGCS để tiêu diệt những đảng phái quốc gia và người yêu nước đã đem lại kết quả cho chúng ít nữa là hai lần.

Lần thứ nhất - Sau Đệ Nhị Thế Chíến, phong trào Dân Tộc Tự Quyết dâng lên cao tại hai lục địa Á Phi. Tất cả các nước thuộc địa lúc đó đều chọn giải pháp dành độc lập bằng cách tạm thời liên kết với “mẫu quốc” với một nền độc lập chưa hoàn chỉnh để tránh chiến tranh, xây dựng đất nước, và có thời gian kiện toàn thể chế ngõ hầu tiến tới một nền độc lập hoàn chỉnh về sau. Lấy thí dụ hai quốc gia gần gũi với VN là Philippines và Ấn Độ. Philippines được Mỹ trao trả độc lập ngày 4-7-1946, và Ấn Độ thoát ách thực dân Anh và tuyên bố độc lập ngày 15-8-1947. Những nước này không cần chủ nghĩa CS, cũng không cần chiến tranh, nhưng đã dành được độc lập một cách tương đối êm thắm, chẳng mấy tốn hao. Lý do là vì, một đàng chính các nước thực dân ý thức rằng chế độ thực dân đã đến lúc phải cáo chung rồi, ôm giữ mãi thuộc địa chỉ là ảo tưởng. Đàng khác, các dân tộc bị trị cũng nhận ra rằng đấu tranh dành độc lập bằng con đường thương nghị là tiết kiệm nhất và cũng hữu hiệu nhất.

Chỉ trừ có VN dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh thì không thế. Trong khi nạn đói năm 1945 tại miền Bắc chưa được khắc phục, thì Việt Minh phát động Tuần Lễ Vàng để vơ vét vàng trong dân chúng. Hồ dùng số vàng này dút lót cho bọn tướng của Tưởng Giới Thạch sang VN giải giới quân đội Nhật hầu ly gián Quốc Dân Đảng Trung Hoa với các đảng phái quốc gia VN. Đồng thời, Hồ mua chuộc tướng Tầu Tiêu Văn giúp thực hiện kế sách Chính Phủ Liên Hiệp (CPLH) của hắn. CPLH là một âm mưu rất thâm độc của Hồ Chí Minh. Sau khi chính phủ này ký Hiệp Ước Sơ Bộ ngày 6-3-1946 với Pháp. Hồ được rảnh tay đối phó với quân Tưởng và với Pháp, hắn lập tức ra lệnh cho Việt Minh truy quyét và tiêu diệt các đảng phái quốc gia và những thành phân bất phục tùng chúng. Các lãnh tụ VN Quốc Dân Đảng và Đại Việt như cụ Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam v.v... phải chạy sang Tầu để thoát thân. Hiệp Ước Sơ Bộ có điều khoản quan trọng là Pháp thừa nhận nền độc lập của VN trong Khối Liên Hiệp Pháp với một số hạn chế về nội trị và ngoại giao. Hiệp Ước này có chữ ký của Hồ Chí Minh, nhưng đến tháng 12 năm đó, Hồ xé bỏ bản Hiệp Ước, phản bội lại những điều đã ký kết với Sainteny và cụ Vũ Hồng Khanh, và quay ra chống Pháp.

Do tinh thần yêu nước của nhân dân ta rất cao, lại phải chịu đựng sự tủi nhục dưới ách thực dân Pháp trong gần một thế kỷ, chiêu bài chống Pháp Hồ Chí Minh tung ra hợp thời và rất tâm lý, đã dễ dàng lôi kéo được đa số quần chúng theo hắn, kể cả trí thức và thành phần tiểu tư sản thành thị. Chống Pháp 8 năm (1946-1954), với Hiệp Định Genève 1954, Hồ dành được một nửa phần giang sơn gấm vóc của Tổ Tiên và tròng lên đó một thứ gông cùm hà khắc và tàn ác hơn cùm gông của thực dân Pháp trước đó gấp trăm lần. Lịch sử ghi nhận, Tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân VN bị Hồ Chí Minh và đồng đảng của hắn lừa bịp và ăn cướp thành công lần thứ nhất.

Lần thứ hai - Ngay sau khi Hiệp Định Genève vừa ký kết, Hồ Chí Minh đã lập ngay kế hoạch cướp miền Nam bằng võ lực cũng lại với chiêu bài chống đế quốc xâm lược. Kẻ xâm lược lần này là Mỹ.

Bất cứ nhà viết sử vô tư và có lương tâm nào cũng phải nhìn nhận rằng trong giai đoạn nước VN bị phân chia thành hai miền Nam Bắc thì miền Nam có độc lập, tự do, dân chủ, xã hội trù phú, đời sống ấm no và thanh bình hơn miền Bắc gấp bội. Hồ và đồng đảng dù rất thèm muốn miền Nam nhưng không dám vô cớ ngang nhiên xua quân xâm chiếm vì sợ dư luận của thế gìới. Ngay cả Pháp (lúc đó rất hận Mỹ vì trận Điện Biên Phủ), Liên Sô và Trung cộng cũng không dám ngoảnh mặt đi cho Hồ làm chuyện đó, bởi vì những nước này đã ký tên trên tờ Hiệp Định Genève. Do đó Hồ buộc phải tạo ra lý do để hành động. Hồ biết Mỹ muốn đem quân đội vào miền Nam, nên vấn đề là làm sao tạo cơ hội cho Mỹ đạt được ý nguyện. Chỉ có khi nào Mỹ đem quân vào VN thì Hồ mới có lý do trương chiêu bài chống xâm lược để gây chiến với phe Quốc Gia mà thâu tóm miền Nam. Sự cản trở cho kế hoạch của Hồ là người lãnh đạo của miền Nam lúc đó là TT Ngô Đình Diệm tuyệt đối không chịu để cho Mỹ đổ quân. Để trừ đi được cái trở lực này, Hồ lôi kéo bọn trí thức bất tài nhưng ham quyền và dùng cán bộ nằm vùng là những nhà sư của nhóm Phật Giáo Ấn Quang giàn dựng ra cái gọi là chính quyền “đàn áp Phật Giáo” để giết TT Diệm. Mỹ hẳn biết nhiều nhà sư là đảng viên CS, nhưng vì là “đúng tủ” của Mỹ, nên rất hoan hỉ tích cực tham gia vào việc sát nhân này.

TT Diệm chết, Mỹ tự do đổ quân vào VN như chỗ không người vì bọn tướng lãnh lãnh đạo bất tài của miền Nam lúc đó. Mỹ đem quân vào VN có nghĩa là ban cho CS miền Bắc cái lý do để xua quân xâm chiếm miền Nam. Lại một cuộc chiến nữa bắt đầu do Hồ Chí Minh và đồng đảng gây ra. Ngày 22-10-1957, lần đầu tiên toán cố vấn viện trợ quân sự MAAG (Military Assistance Advisory Group) tại Saigon bị đặc công CS đánh bom làm bị thương 13 nhân viên. Nếu lấy thời điểm này làm khởi đầu cho cái gọi là cuộc chiến chống Mỹ cứu nước của Hồ Chí Minh và kết thúc vào ngày 30-4-1975, thì chiến tranh kéo dài suýt soát 17 năm. Cuộc chiến đã cướp đi khoảng 4 triệu sinh mạng người VN, gần 60 ngàn người ngoại quốc kể cả 58.220 quân nhân Hoa Kỳ. Mất mát về vật chất và tinh thần thì vô kể.

Tuy việt gian cộng sản trương tấm bảng chống Mỹ, nhưng chúng thừa hiểu rằng nước Mỹ không phải là một đế quốc có tham vọng đất đai. Do đó, chống Mỹ chỉ là một chiêu bài bịp để vận động quần chúng. Mục tiêu của cuộc chiến là chiếm miền Nam và tiêu diệt những người VN yêu nước để CS độc quyền cai trị. Với chiêu bài chống Mỹ cứu nước, Hồ và đồng đảng lại lôi kéo thành công được nhân dân VN vào cái âm mưu lừa bịp một lần nữa. Tinh thần yêu nước ngây thơ của người dân VN lại bị cướp trắng. Nhân dân miền Bắc không hiểu và không biết phân biệt bị bịp đã đành, trí thức miền Nam, nhiều chính khách nữa, cũng sẵn sàng tự để cho mình bị lừa bịp mới là chuyện lạ không hiểu nổi.

Lịch sử đang tái diễn

Hiện nay, VGCS lại đang dở trò lừa bịp để ăn cướp lòng yêu nước của nhân dân VN một lần nữa qua chiêu bài chống xâm lược với những cuộc biểu tình phô trương lá cờ đỏ sao vàng. Quân xâm lược bây giờ là người anh em 16 chữ vàng ròng Trung cộng.

Luật pháp của VGCS cấm tụ họp không có phép từ 5 người trở lên. Vậy tại sao lại có những cuộc biểu tình hàng ngàn người chống Trung cộng tại nhiều nơi trong nước trong mấy tuần lễ vừa qua? Có phép hay không có phép? Thứ trưởng ngoại giao việt gian cộng sản Hồ Xuân Sơn đi Tầu hội họp, tuyên bố rằng liên hệ giữa Trung Hoa và VN vẫn dựa trên phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt, tình hình vẫn tốt đẹp và ổn định, đảng và nhà nước việt gian cộng sản vẫn giao hảo bình thường với Tầu. Thế mà tại sao dân VN xuống đường biểu tình chống Tầu lại được việt gian cộng sản để yên? Có phải là vô lý không? Nhưng xin thưa cái đuôi chồn lòi ra rồi. Các cuộc biểu tình nhất định phải có phép mới có thể xẩy ra được. Chắc chắn như vậy bởi vì đây là VN xã hội chủ nghĩa chứ không phải Pháp, Mỹ, Maroc, hay nước nào khác. Câu hỏi đặt ra là việt gian cộng sản để cho dân chúng biểu tình như vậy thì chúng có thật tâm chống Trung cộng không? Thú thật người viết hỏi chơi vậy thôi, chứ tin rằng ai nấy đã có câu trả lời chính xác rồi.

Ải Nam Quan đã mất vào tay Tầu. Thác Bản Dốc đã mất vào tay Tầu. Nhiều đất đai biên giới phía Bắc đã mất vào tay Tầu. Biển đã mất vào tay Tầu. Hoàng Sa, Trường Sa đã mất vào tay Tầu. Lại nữa, những chứng cớ xâm lược của Tầu trên lãnh thổ VN mà chúng tôi liệt kê ở trên, tất cả chứng minh rằng giang sơn gấm vóc của Tổ Tiên đã bị Tầu cướp đoạt, ít ra là từng phần và là những phần quan trọng. Còn nữa, khi hải quân Tầu bắn chìm tầu đánh cá của dân Việt trong hải phận VN, và giết ngư phủ VN, cắt giây cáp của tầu thăm dò của VN, việt gian cộng sản cũng vẫn im thin thít, coi như chúng thừa nhận các hành động côn đồ của Trung cộng là chính đáng. Trước tình trạng Trung cộng xâm chiếm VN như thế, người ta không hề thấy đảng và nhà nước VGCS có phản ứng nào để chống trả. Trái lại chúng vẫn duy trì tình anh em môi hở răng lạnh với Tầu trên cơ sở phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt. Như vậy thì việt gian cộng sản chống Trung cộng xâm lược ở chỗ nào? Theo tuyên bố của tên thứ trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn sau các cuộc biểu tình mà chúng tôi vừa tường trình thì việt gian cộng sản chống Tầu xâm lược ở chỗ nào?

Hơn nữa theo binh pháp thì chống ngoại xâm là phải chận đánh giặc ngay khi chúng còn ngoài cửa ngõ đất nước. Để cho giặc vô ở hẳn trong nước rồi mới biểu tình đuổi giặc mà gọi là chống xâm lược sao? Vài ngàn người biểu tình có đuổi được giặc không? Vậy nên phải kết luận là những cuộc biểu tình được việt gian cộng sản cho phép chỉ là những màn trình diễn nhắm những mục tiêu khác chứ không phải là chống Trung cộng. Những cuộc biểu tình tuy do việt gian cộng sản ngầm tổ chức, nhưng không thiếu sự có mặt của tuổi trẻ VN yêu nước. Đó là lý do chúng tôi nói tinh thần yêu nước của nhân dân VN đã bị việt gian cộng sản ăn cướp. Xin rành mạch ở chỗ đó.

Vẫn như hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ trước đây, chống Trung cộng xâm lược hiện nay chỉ là diện, tiêu diệt những người VN yêu nước mới là điểm. Những sự kiện nhìn thấy bằng con mắt trong các cuộc biểu tình nói lên điều đó. Ở trong nước, chỉ có những người biểu tình tuần hành theo lá cờ máu, hô các khẩu hiệu của cán bộ trà trộn đi kèm, hát những bài ca ca tụng CS. Ai có biểu hiện khác tức thì bị khóa tay, bóp họng, trấn áp, đẩy lên xe cây. Những người này mới thực sụ tham gia biểu tình vì tinh thần chống xâm lược. Biểu tình rõ ràng đã trở thành cái bẫy để thu hút những người chống cộng xuất hiện. Tại hải ngoại, lá cờ máu xuất hiện tràn ngập trong các cuộc biểu tình ngụ ý là chế độ việt gian cộng sản cũng quyết tâm chống Tầu, nhưng thực chất là để lấn át hầu đi đến việc xóa bỏ lá cờ Vàng 3 Sọc Đỏ của đồng bào tỵ nạn. Đó mới là mục đích chính và tối hậu của việt gian cộng sản. Trò chơi này là sách lược lấn đất dành dân của việt gian cộng sản. Nguyên tắc của trò chơi là lá cờ máu cắm ở nơi nào có người Việt cư ngụ, người Việt nơi đó là thần dân của chế độ. Cuộc chiến tranh hiện nay giữa hai phe người Việt không phải bằng súng đạn như xưa, mà là bằng lá cờ, nên có thể gọi là cuộc chiến của những lá cờ. Cắm được lá cờ máu trên các cộng đồng tỵ nạn là coi như kết thúc được công cuộc bình định từ sau ngày 30-4-1975. Nếu việc thành, người Việt Nam tỵ nạn sẽ được goị là Việt kiều. Mọi tầng lớp theo nghề nghiệp hoặc tuổi tác sẽ được đoàn ngũ hoá thành hội, thành đoàn để sinh hoạt. Các chi bộ và tổ đảng sẽ được thành lập để chỉ đạo các cộng đồng. Những người còn mang tư tưởng chống cộng sẽ phải rút vào cuộc sống của loài sò, ốc quanh quẩn trong các khe, hốc đá. Lúc đó việt gian cộng sản kể như là đã toàn thắng. Chúng tha hồ ăn ngon, ngủ yên.

Từ trước tới nay, chưa bao giờ việt gian cộng sản cắm được lá cờ máu lên giữa cộng đồng tỵ nạn. Nhưng sau cuộc biểu tình ở trong nước ngày 5-6 đến nay, việc này xem ra chúng đã khá thành công. Lá cờ máu bay thoải mái trên nhiều Website của người tỵ nạn, xuất hiện trong nhiều cuộc xuống đường trên đường phố nơi người tỵ nạn cư ngụ. Nếu truy nguyên nhân, thì lý do một phần là vì tinh thần chống cộng của người tỵ nạn đã hầu như cạn kiệt mất rồi. Một phần khác là do bọn trở cờ, bọn tay sai, và bè lũ hòa hợp hòa giải hỗ trợ. Không phải chúng hành động vô ý thức, mà có chủ ý. Chúng tự nguyện đứng vào hàng ngũ với việt gian cộng sản để chống Trung cộng vì cho rằng việt gian cộng sản diễn vở tuồng chống Trung cộng thật hay. Chủ trương của chúng, miễn là chống Trung cộng thì lá cờ nào cũng OK, dù là lá cờ máu, và lá cờ này đứng ra lãnh đạo công cuộc cũng tốt thôi. Chúng làm chính trị nên đã biết và biết rất rõ ràng, nhưng chúng không ke (care), lá cờ máu biểu tượng cho một chế độ từ bản chất là tay sai ngoại bang và bán nước. Vì thế lá cờ máu chính là biểu tượng của tinh thần bán nước. Một biểu tượng bán nước không thể đồng thời là yêu nước được. Bây giờ chúng suy tôn lá cờ bán nước lên làm minh chủ cho công cuộc chống xâm lược thì thật là thậm khôi hài và vô lý. Nhưng chúng không ke. Trong khi chúng biết rõ lá cờ Vàng là biểu tượng của tự do và những giá trị cao quí. Nó đã có thành tích hơn nửa thế kỷ chống CS miền Bắc xâm lược, và đã lập thành tích chống Tầu cộng chiếm đảo Hoàng Sa năm 1974. Những kẻ đó đã một thời nương thân dưới lá cờ này, nhưng chúng không quan tâm và cố tình quên. Công cuộc chống Đại Hán xâm lược của Dân Tộc VN đang là một thảm kịch và còn là một thảm họa.

Tóm tắt dòng suy nghĩ

Người viết tự nhận rằng cái tiêu đề của bài có vẻ tào lao nên có lẽ làm bạn đọc ngứa mắt. Vì thế nên sẽ không có kết luận nào cho cái sự tào lao của mình. Thay vào đó người viết xin có vài câu thơ con cóc để kết thúc. Thơ trái vần, chẳng niêm, cũng chẳng vận, xin quí bạn đọc đừng cười chê:
    Một bịp! Một bịp! Lại một bịp!
    Nhắn này lũ chó chuyên ăn kít.
    Theo voi dễ còn bã mía ăn
    Bám Hồ chỉ có mà hửi địt.
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất


Tuesday, July 5, 2011

Những bài học Lịch sử đắt giá chưa thuộc - Nguyễn Trung

Nguyễn Trung
    "Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải.

    Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn.
    Tức là họ không tôn trọng biên giới quy ước.
    Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp.
    Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta.
    Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích.

    Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn:

    "Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác".
    Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu."
    Lời của Vua Trần Nhân Tông (1258-1308)

    “Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng dễ ai lấy mất 1 phân núi, 1 tấc sông do vua Thái Tổ để lại.” Lời của Vua Lê Thánh Tông (1442-1497)
Trên đây là những lời vàng ngọc liên quan đến chủ quyền và lãnh thổ quốc gia, trước mưu đồ bành trướng của người láng giềng đến từ phương Bắc, của hai vị Vua nổi tiếng trong lịch sử nước nhà. Không có gì là quá đáng nếu xem đó là những bài học lịch sử đáng giá ngàn vàng trong vấn đề chủ quyền và lãnh thổ của đất nước. Tiếc thay, lịch sử luôn lặp lại với những người không thuộc lịch sử.

Và Đảng Cộng Sản Việt Nam mà người đại diện là cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một trong những người không thuộc những bài học lịch sử mà Tiền nhân đã để lại.

Ngày 14 tháng 9 năm 1958, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký Công hàm gởi người đồng nhiệm của mình là Chu Ân Lai để ghi nhận và tán thành “tuyên bố với quốc tế về quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Hoa Lục”!. Nội dung của bức Công hàm do Thủ tướng việt gian cộng sản Phạm Văn Đồng ký như sau.

Gần đây, nhiều học giả của Việt Nam đã bỏ ra nhiều thời gian và công sức để chứng minh rằng bức Công hàm trên đây của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị khi phía Trung Quốc dùng bức Công hàm trên đây như một bằng chứng là Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa vào năm 1958. Dù chúng tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm trên đây của nhiều học giả Việt Nam trong và ngoài nước nhưng chúng tôi thấy cần phải trình bày thêm những điểm sau đây để chúng ta có thể đánh giá vấn đề này một cách thấu đáo.

Thứ nhất: Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Chu Ân Lai, Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công khai tuyên bố với quốc tế về quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Hoa Lục, có đính kèm bản đồ về đường ranh giới lãnh hải, trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa. (1)

Như vậy, rõ ràng là một điều bất cập khi cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký Công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 bởi “Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công khai tuyên bố với quốc tế về quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Hoa Lục, có đính kèm bản đồ về đường ranh giới lãnh hải, trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa”. Có nghĩa là phía Trung Quốc đã có gởi hình ảnh để làm bằng chứng “đường ranh giới lãnh hải, trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa” mà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng vẫn đặt bút ký Công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 để “ghi nhận và tán thành” tuyên bố của Trung Quốc thì rõ ràng là phía Việt Nam đã tự buột dây thòng lọng vào cổ mình.

Thứ hai: Là Thủ tướng của một nước thì không thể ký Công hàm một cách giỡn chơi được. Nhất là Công hàm liên quan đến chủ quyền và lãnh hải của quốc gia cũng như đối ngoại với lân bang hay bạn bè trên thế giới. Có phải là lố bịch hay không khi mà đảng cầm quyền vẫn tồn tại, thể chế lãnh đạo vẫn tồn tại nhưng lại cho rằng Công hàm ngoại giao của người tiền nhiệm không có giá trị pháp lý. Nói như vậy thì có khác nào tự vả vào mặt mình?

Thứ ba: Ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa từ trong tay của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Khi đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà Thủ tướng việt gian cộng sản Phạm Văn Đồng vẫn đang làm Thủ tướng có gởi Công hàm để phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và lãnh hải của Việt Nam hay không? Nếu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có gởi Công hàm để phản đối hành động xâm lược này của Trung Quốc thì đương nhiên quần đảo Hoàng Sa trực thuộc chủ quyền của Việt Nam. Còn nếu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có phản đối hành động xâm lược này của Trung Quốc thì đã đồng nghĩa rằng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không coi trọng chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. Dù lúc đó Trung Quốc là đồng minh của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như giúp đỡ súng đạn cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng cũng không thể nào dùng chủ quyền lãnh hải và biển đảo của đất nước để trao đổi, thỏa hiệp. Dù là chế độ nào, dù cho ở thời điểm nào, một khi dùng một tấc đất của Tổ tiên để lại rồi trao đổi với ngoại bang thì vẫn là hành động bán nước cần lên án.

Thứ tư: Đảng Cộng Sản là đảng cầm quyền mà thông qua Thủ tướng việt gian cộng sản Phạm Văn Đồng đã ký Công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 và đảng cầm quyền hiện nay tại Việt Nam vẫn là một đảng Cộng Sản. Tính đến nay là đã có 6 người giữ chức Thủ tướng sau Phạm Văn Đồng. Như vậy, đã có vị Thủ tướng nào của Việt Nam đã lên tiếng nói rằng Công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 được ký bởi Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý hay chưa? Nếu chưa có vị nào đưa ra tuyên bố này thì hiển nhiên là Công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 được ký bởi Phạm Văn Đồng vẫn còn có giá trị.

Có lẽ bài học lịch sử “Công hàm 1958” là một bài học đắt giá mà lãnh đạo đảng CSVN phải ghi nhớ và nằm lòng để lấy đó làm kim chỉ nam trong quan hệ đối ngoại với Trung Quốc. Ngoài ra, cũng cần kể thêm bài học “mối nối đường xe lửa” của Trung Quốc để thấy rõ âm mưu bành trướng để lấn đất, cướp đất của Việt Nam chúng ta. Thế nhưng, lãnh đạo của đảng CSVN không bao giờ ghi nhớ những bài học xương máu. Để rồi Việt Nam lại mắc mưu thâm độc của Trung Quốc và lịch sử lại tiếp tục lặp lại.

[….. Những biến động lớn trong tình hình thế giới bên ngoài lúc này đã tác động mạnh mẽ tới suy nghĩ của lãnh đạo ta về phương hướng chiến lược đối ngoại.

Cuộc khủng hoảng chính trị tại nhiều nước theo chế độ XHCN đã bùng nổ từ năm 1989 và đang có chiều hướng lan rộng ra. Tháng 6.89 xảy ra vụ Thiên An Môn ở Trung Quốc. Cũng trong năm 1989, chế độ XHCN ở các nước Đông Âu như CHDC Đức, Ba Lan, Rumani, Hung, Tiệp, Ba Lan đều đã sụp đổ. Đầu tháng 10.89, TBT Nguyễn Văn Linh đi dự kỷ niệm 40 năm Quốc khánh CHDC Đức, khi về đến Hà Nội thì bức tường Berlin đổ, Honecker bị lật. Lãnh tụ Rumani Ceaucescu, người mà khi ở Berlin anh Linh xem ra tâm đầu ý hợp trong việc bàn chuyện tâm huyết cứu vãn sự nghiệp XHCN thế giới đang lâm nguy, vừa chân ướt chân ráo về đến Bucarest thì bị truy bắt. Với “tư duy mới” của Gorbachov, tình hình Liên Xô ngày càng trở nên lộn xộn.

Các "đồng chí" Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng, Đồng Sĩ Nguyên còn nhấn vào âm mưu của đế quốc Mỹ sau cuộc khủng hoảng chính trị ở Đông Âu. TBT có ý kiến: “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước XHCN cùng chống âm mưu đế quốc xoá bỏ CNXH, phải cùng chống đế quốc. Trước hết phải phát triển quan hệ giữa 2 nước. Các vấn đề khác giải quyết sau … một Campuchia thân thiện với Trung quốc, thân thiện với Việt Nam là tốt nhất. Trên cơ sở điểm đồng này mà giải quyết vấn đề Campuchia có lợi cho Campuchia … Phương án 4 là tốt. Không để LHQ nhúng tay vào vì LHQ là Mỹ, Thái lan là Mỹ” …] (Hồi ký Trần Quang Cơ, Chương 9)

Khi những quốc gia ở Đông Âu từ bỏ con đường XHCN trong những năm cuối của thập niên 80 của thế kỷ trước, thì Việt Nam đã có một cơ hội ngàn vàng để thoát khỏi vũng lầy lạc hậu và đói nghèo. Thế nhưng, lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam giai đoạn đó đã bỏ qua cơ hội ngàn vàng này để đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo đói và lạc hậu. Không những vậy, Bộ Chính Trị đã chọn con đường chống đế quốc bằng cách bắt tay với Trung Quốc để tiếp tục con đường xây dựng XHCN.

Hôm nay, sau hơn 20 năm kiên định đi theo con đường XHCN và đã có 4 người đảm nhiệm chức vụ Tổng Bí Thư kể từ thời TBT Nguyễn Văn Linh. Nhưng cho đến ngay lúc này, ông tân TBT Nguyễn Phú Trọng – một nhà lý luận (suông?) xuất sắc của đảng CSVN hiện nay vẫn không thể trả lời cho hơn 85 triệu người Việt Nam biết rằng, không thể nói rõ rằng Việt Nam hiện đang ở đâu trên nấc thang dẫn đến thiên đường bánh vẽ XHCN.

Hôm nay, sau hơn 20 năm kiên định đi theo con đường kinh tế thị trường định hướng XHCN, kim ngạch xuất cảng của Việt Nam vẫn phụ thuộc vào xuất cảng thủy hải sản, lúa gạo, và tài nguyên thô là chính. Hôm nay, sau hơn 20 năm kiên định đi theo con đường XHCN, nền giáo dục nước nhà đã đi “đúng hướng” với những chỉ tiêu như học sinh cấp trung học thi đậu tốt nghiệp từ 98% đến 100%. Lãnh đạo của Bộ Giáo dục có thể tự hào vì Việt Nam đã có những trường đại học được xếp thứ hạng cao trong một trang mạng “vui là chính” nào đó. Thế nhưng, Việt Nam luôn thiếu nguốn nhân lực đảm trách các ngành sản xuất chế tạo công nghiệp cao mà những công ty kỹ thuật hàng đầu như Intel tìm kiếm.

Hôm nay, sau hơn 20 năm kiên định đi theo con đường XHCN, Việt Nam đã có những công trình hạ tầng cơ sở hoành tráng và hiện đại. Thế nhưng, những công trình hoàng tráng và hiện đại này có thể bị sụt lún hay xuống cấp trầm trọng trước khi được đưa vào sử dụng bởi do thời tiết. Hoặc là những công trình hoành tráng có thể trở thành sông sau một cơn mưa lớn. (2)

Hôm nay, sau hơn 20 năm kiên định đi theo con đường XHCN, giai cấp công nhân – giai cấp tiên phong của chế độ được làm việc trong những điều kiện tồi tệ và bị bóc lột đến tận xương tủy. Những người công nhân – giai cấp tiên phong của chế độ được sống và làm việc trong những môi trường không khác gì những giai cấp công nhân Âu Mỹ đã từng trải qua trong khoảng thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.

Hôm nay, sau hơn 20 năm kiên định đi theo con đường XHCN, Việt Nam đã nhận được rất nhiều hỗ trợ từ các quốc gia tiên tiến Âu Mỹ để xây dựng hệ thống Tư pháp được tốt hơn. Thế nhưng, thế giới biết đến Việt Nam không phải vì Việt Nam có một nền Tư pháp văn minh hiện đại mà thế giới biết đến Việt Nam qua những phiên tòa “bịt miệng” cũng như phiên tòa bắt đầu bằng “2 bao cao su”.

Hôm nay, sau hơn 20 năm kiên định đi theo con đường XHCN, sân golf mọc lên khắp nơi để phục vụ những người lắm tiền nhiều của. Bên cạnh đó là người dân bị đẩy vào con đường cùng bởi mất ruộng, mất đất để làm kế sinh nhai. Chúng ta có thể thấy những khu biệt thự triệu đô bị bỏ hoang nhưng cũng không thiếu cảnh người dân không có mảnh đất cắm dùi. (3)

Hôm nay, sau hơn 20 năm kiên định đi theo con đường XHCN, tuy giới lãnh đạo CSVN không thể cho hơn 85 triệu người dân biết được Việt Nam đang ở đâu trên con đường tiến lên XHCN, nhưng hơn 85 triệu người Việt hiện nay có thể biết được, thấy được xã hội Việt Nam ngày nay đang đầy rẫy những bất ổn bởi sự quản lý yếu kém, tham nhũng, và tất nhiên là không thể không kể đến “một bầy sâu” như lời của ông Bí thư Thường trực Trương Tấn Sang đã nói cách đây không lâu.

Và tệ hại hơn, việc bắt tay với Trung Quốc để tiếp tục con đường xây dựng XHCN vào năm 1990 đã khiến Việt Nam lún sâu vào những cạm bẫy của Trung Quốc. Chúng tôi sẽ trình bày những vấn đề này trong một chủ đề mới với tựa đề “Tư duy và chiến lược Đà điểu”. Kính mời quý độc giả đón đọc kỳ tới.

Nguyễn Trung

(1) http://www.thuvienphapluat.vn/Default.aspx?CT=NW&NID=5586
(2) http://www.dothi.net/news/tin-tuc/doi-song-do-thi/2011/06/3b9b029a/
(3) http://phapluattp.vn/2011021310440350p0c1085/bo-hoang-biet-thu-trieu-do.htm


Ngày vui của bà Trần Khải Thanh Thủy qua mau!

    Ngày vui qua mau!
Đào Nương
Nhật báo Saigòn Nhỏ ngày 2 tháng 7, 2011


Trong bài viết tuần trước, Đào Nương tôi đã “welcome” bà TKTT đến Hoa Kỳ và lo sợ khi bà được Việt cộng cho đi tỵ nạn Hoa Kỳ vì “lý do nhân đạo” nhưng lại giữ “phân nửa” của bà ở Việt Nam. Thật là ... no good! Có mụ già nhà quê lưu vong thuộc mẫu người “si tình” thường trực rất “sợ” “thiên đường của bác” tại quê nhà nhưng cho rằng ra đi như thế thì thà đừng đi. Nếu chúng ép phải ra khỏi nước thì phải gọi đó là hành động cưỡng bức ... vô nhân đạo của bọn Viêt gian cộng sản dành cho một người đấu tranh vì dân chủ. Đi như thế, có khác nào “người đi một nửa hồn tôi chết, một nửa hồn kia, đợi ... ủ tờ”. Sống xa “nửa kia” như thế thì chết còn hơn. Ngày rời Việt Nam dù để lại con tim hay khối óc thì đều là hoàn cảnh khốn khổ cho một phụ nữ lưu vong. Nói làm chi đến chuyện tiếp tục cầm bút tranh đấu cho dân chủ? Hành động cưỡng bức này của Việt cộng trên thông cáo chính thức của hai bên Mỹ và Việt cộng lại là vì “lý do nhân đạo” thì quả thật là khó nghe với một nhà tranh đấu cho dân chủ.

Hệ thống báo Saigòn Nhỏ hân hoan đón chào bà Trần Khải Thanh Thủy và hy vọng khi đã chiến đấu anh dũng trong xã hội cộng sản và sống sót trong lao tù cộng sản thì giờ đây bà cũng sẽ chiến đấu anh dũng, sẽ tiếp tục đứng thẳng để đối phó với những “mặt trận” mới đang chờ đợi bà nơi xứ người. Đào Nương tôi chợt thấy lo sợ cho bà, “thân gái dặm trường” với những kẻ thù dấu mặt. Trong tù cộng sản, chúng ta có thể nhận diện kẻ thù dễ dàng. Nhưng trong tình thế đấu tranh chống cộng hiện nay ở hải ngoại, sự nhận diện kẻ thù khó hơn nhiều. Nó đòi hỏi một nhận định sắc bén và sự kiên định lập trường, nhìn vào hậu quả để phán quyết chứ không dùng cảm tính. Điều này khó thể đòi hỏi nơi một người vừa mới đặt chân đến vùng đất tự do “tư bản” sau những năm tù đày trong ngục tù cộng sản, dù là với một nhà tranh đấu cho dân chủ như bà Trần Khải Thanh Thủy.

Trong 26 năm làm báo, Đào Nương tôi đã chào đón nhiều nhà chống đối, đấu tranh dân chủ được Việt cộng “thả” và Hoa Kỳ “nhận” cho tỵ nạn chính trị. Có những cuộc đón tiếp rất ồn ào như trường hợp của Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Chí Thiện nhưng cũng có “những bước chân âm thầm” như trường hợp của Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Dương Thu Hương. Hiện nay, tất cả đều đã rõ trắng đen. Việc lột mặt nạ của một người có hoạt động tình báo thì cộng đồng người Việt hải ngoại không làm được. Nhưng phân tích những bài viết (dù có vẻ chống cộng) nhưng hoàn toàn có tác dụng tuyên truyền cho cộng sản thì người Việt hải ngoại nhận định được ngay sau một thời gian dù lối viết luồn lách có kỹ thuật cao. Nhưng lối văn viết báo, chửi cộng sản, chửi ông Hồ “ào ào” của bà Trần Khải Thanh Thủy thì lại là một chuyện thường ở huyện trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Bà Thanh Thủy chỉ “ăn khách” khi bà “đánh trâu” trong nước - ở Hà Nội, nhưng khi ra hải ngoại thì bà cũng sẽ chỉ là một trong hàng trăm ngàn cây bút chống cộng từ 36 năm qua.

Sự kiện đảng “ăn cắp” Việt Tân (để phân biệt với đảng “ăn cướp” CSVN) trở thành “bầu show” tổ chức cho bà ra mắt đồng bào ở thủ đô tỵ nạn Little Saigòn ở Nam Cali ngày Thứ Bảy 2 tháng 7, 2011 lại khiến cho Đào Nương tôi nhớ lại chuyện cũ. Tổ chức cũng là “bầu show” của ông Alibaba Nguyễn Chí Thiện. Nhưng khi ông Alibaba này bị lột tẩy vì tội cầm nhầm tập thơ Vô Đề thì “đảng ăn cắp” này lại im thin thít không dám tranh luận hay bênh vực. Lại càng không dám thú nhận là mình đã sai lầm. Tất cả những sự kiện này dễ dàng đưa chúng ta đến một kết luận: Đây là một “bầy chó có chủ”, chủ bảo sủa hướng nào thì chúng sủa hướng đó, chủ bảo ngừng thì phải ngừng. Và tiếp theo, chúng sẽ gục mặt, cúp đuôi, im lặng để qua cầu. Do đó, hành động của chúng thường tiền hậu bất nhất, không có chính sách, không có lòng nhân đạo, không có lý hay tình với tất cả mọi người, mọi việc.

Chúng ta hiện có vài trăm ngàn người Việt Nam ở hải ngoại đã từng sống trong chế độ cộng sản. Xin quý vị hãy tự hỏi khi cho vợ ra đi vì lý do nhân đạo nhưng giữ chồng ở lại, vừa đến Hoa Kỳ thì bà vợ lại được ngay một tổ chức “phản động” làm bầu show để “tâm tình” với đồng bào thì ... chuyện tình Lan và Điệp này sẽ kết thúc ra sao? Hỏi tức là trả lời. Thật là tội nghiệp cho bà Trần Khải Thanh Thủy khi chồng bà, ông Đỗ bá Tân, gia đình bà còn ở lại Việt Nam. Hãy hình dung sự hoang mang của bà Thanh Thủy khi từ một trại tù cộng sản được bốc sang Hoa Kỳ chỉ trong hai ngày. Trước khi đi, bà chỉ kịp nói lời từ giã với chồng, với mẹ và sau đó là phải lên máy bay đi ngay. Hành động “áp tải” này có thể gọi là “nhân đạo” không đối với một phụ nữ trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay mà cột đèn ở Saigòn có chân thì cũng ra đi. Đó là lý do từ khi cộng sản làm chủ đất nước, trong thập niên 80, 90, hàng triệu người Việt đã vượt biên xin tỵ nạn chính trị khắp thế giới. Những người đến được một vùng đất tự do là những người may mắn. Chúng ta chưa có một con số chính thức nhưng số người Việt vượt biên và vùi thây dưới Biển Đông được ước định vào khoảng nửa triệu người. Rồi từ khi cộng sản Việt Nam mở cửa để bang giao và hội nhập vào cộng đồng thế giới, số thanh niên, thanh nữ Việt Nam đi ra nước ngoài dưới dạng xuất khẩu lao động hay hôn nhân là gì?: Để vượt thoát tìm đường sống. Vì lý do chính trị hay kinh tế thì có gì khác biệt khi một công dân không thể có cơm ăn, áo mặc, bị đối xử như nô lệ ngay trên quê hương của mình.

Điều này nhà văn Trần Khải Thanh Thủy biết rõ hơn ai hết. Bà đã cầm bút, đã chửi cay độc, chửi tàn mạt cái chế độ cộng sản vô nhân và nhất là bà đã chế riễu “hình tượng thiêng liêng Hồ Chí Minh” mà bọn Việt cộng ngoài mặt thì giả vờ lộng kiếng nhưng bên trong chúng đã liệng cống từ lâu rồi. Kể từ khi chúng núp bóng “vô sản” để cướp chính quyền và biến thành những tên “tư sản đỏ”, một lũ cướp ngày. Trong một xã hội như xã hội cộng sản ngày nay, bà Thanh Thủy thật khó được bình an để xử dụng ngòi bút của bà. Không ai trách một phụ nữ khi hành động rất đời thường. Chấp nhận ra đi khỏi nước dù chồng con còn kẹt lại. Thoát được ai thì may cho người đó. Nhất là khi đang bị hành hạ dã man trong trại tù cộng sản mà lại được thả tự do, lên máy bay đi Mỹ ngay thì chắc khó có ai từ chối. Cột đèn mà có chân thì chúng cũng ra đi mà! Vì ra khỏi nước dưới thời cộng sản đồng nghiã với ra khỏi đáy địa ngục. Nhưng bà nhà văn Trần Khải Thanh Thủy không phải là một phụ nữ tầm thường. Bà là một nhà cầm bút đấu tranh cho dân chủ, một nhà tranh đấu đối lập với nhà nước cộng sản. Việc chấp nhận tình trạng lưu vong do Hà Nội đưa ra và Hoa Kỳ đồng thuận để tiêu diệt tiếng nói đối lập của mình thì chúng tôi phải coi như đó là sự đầu hàng của nhà đấu tranh dân chủ Trần Khải Thanh Thủy trước bạo quyền của cộng sản Việt Nam.

Thông cáo của đảng “ăn cướp” Viêt Tân làm “bầu show” cho bà nhà văn Trần Khải Thanh Thủy lại được đăng tải trên báo Người Việt, một cơ quan ngôn luận do “nhà tình báo” Đỗ Ngọc Yến thành lập đã soi được vài tia sáng vào những điều bí ẩn của cuộc ra đi “đột xuất”. Một người như ông Yến “được” ngồi ngang hàng với “anh ba” Nguyễn Tấn Dũng và tên lãnh sự CSVN Nguyễn Xuân Phong thời 1989 thì thật là một “hãnh diện” cho làng báo Việt ngữ tại Thành Cam. Khi đồng bào có dịp “tâm tình” với bà Trần Khải Thanh Thủy thì nên hỏi bà có biết những điều này không? Nhất là ông Ngô Kỷ và cái Poster hình ông Đỗ Ngọc Yến chụp chung với Nguyễn tấn Dũng và Nguyễn Xuân Phong do chính ông “khám phá” trước đây, khởi đầu cho một cuộc biểu tình kéo dài suốt 3 năm qua trước cửa toà soạn báo Người Việt này. Ông Ngô Kỷ nên nhờ bà Trần Khải Thanh Thủy kiểm chứng xem hình Nguyễn Tấn Dũng trong hình có phải là thật không?

Đào Nương tôi cố tin là bà Trần Khải Thanh Thủy “ngây thơ”, không hiểu về tình hình ở hải ngoại nên vừa ra khỏi ... bến xe Saigòn là bị rơi vào tay bọn “đầu nậu” “kháng chiến”. Hai năm qua bà ở tù cộng sản nên chắc bà chưa biết chuyện giáo sư Phạm Minh Hoàng bút hiệu Phan Kiến Quốc đang bị cộng sản bắt giam không xét xử tại Việt Nam về tội chống chế độ và bị chúng cáo buộc là đảng viên của đảng Việt Tân mặc dù vợ chồng ông Pham Minh Hoàng xác định là họ không có liên hệ với tổ chức này. “Bằng chứng phạm tội” của ông giáo sư người Pháp gốc Việt này là 36 bài “đánh phá chế độ” khi viết về những tệ nạn xã hội, về bauxite Việt Nam, về lãnh hải. 36 bài viết này so với hàng trăm bài viết kêu đích danh Hồ Chí Minh ra mà chửi, chỉ trích chế độ cộng sản một cách tàn tệ của bà Trần Khải Thanh Thủy được xuất bản tại hải ngoại trong hai quyển “Ở tù cộng sản, đố ai không cười” “Hồ Chí Minh, trăm tên, nghìn mặt” với lợi tựa ngay trang đầu “Người đã đem chủ nghiã cộng sản không tưởng và vũ khí vào Việt Nam, gieo bao tai hoạ cho dân tộc” thì ăn thua gì.

Nhưng không, bà Trần Khải Thanh Thủy không “ngây thơ” khi liên kết ngay với đảng “ăn cướp” Việt Tân. Vì trong cuộc phỏng vấn của đài VOA, bà Trần Khải Thanh Thủy đã thay “tông”! “Hồ Chí Minh, trăm tên, nghìn mặt” đã được bà Thanh Thủy gọi một cách rất lễ độ là Hồ Chủ Tịch:
    (Trích phỏng vấn của đài VOA):

    • VOA: Ngoài sự ủng hộ từ hải ngoại, theo chị, còn những yếu tố nào khác nữa giúp chị được phóng thích trước thời hạn và được sang Mỹ tỵ nạn trong số rất nhiều các trường hợp bất đồng chính kiến khác có hoàn cảnh tương tự như chị?

    Trần Khải Thanh Thủy: Ngoài vấn đề sức khỏe của tôi, còn nhân vấn đề Biển Đông. Việt Nam bây giờ bị Trung Quốc nắm đằng chuôi vì công hàm bán nước năm 1958 của ông Phạm Văn Đồng theo lệnh của Hồ Chủ tịch. Cho nên Việt Nam cần tìm kiếm đồng minh, chính là Mỹ. Tháng 7 này giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ bàn về vấn đề Biển Đông và Việt Nam rất hy vọng Mỹ sẽ ủng hộ Việt Nam trong lĩnh vực này. Còn nhiều lý do lắm, nhưng lý do lớn nhất là tội ác quá trắng trợn của nhà nước Việt Nam đối với tôi. Tất nhiên, người đi tiên phong bao giờ cũng gặp kiếp nạn, nhưng kiếp nạn tôi gặp phải có lẽ là duy nhất ở Việt Nam. Chưa ai bị khủng bố như tôi. Họ ném bom phân 14 lần vào nhà tôi, rồi dựng chuyện đánh vỡ đầu tôi mà không có một chút sơ cứu nào. Suốt mấy tháng trời họ cắt thuốc của tôi trong trại giam Hỏa Lò đến mức tôi bị ngất lên ngất xuống 8 lần vì tiểu đường lên cao. Tôi còn bị đánh đập trong tù. Không những quản giáo sai phạm nhân đánh tôi, mà chính bản thân điều tra viên Nguyễn Hùng Tuấn cũng đánh tôi.
    (ngưng trích)
Bài phỏng vấn của đài VOA với nhà tranh đấu dân chủ Trần Khải Thanh Thủy rất dài nhưng Đào Nương tôi nghĩ chỉ với một câu trả lời trên đây là đủ để chúng ta nhìn ra nhiều điều:

1. “Tư duy” của bà TKTT về Hồ Chí Minh đã thay đổi: không ai gọi một tên gieo bao tai hoạ cho dân tộc, bán nước tức một tội đồ cuả dân tộc một cách cung kính là Hồ chủ tịch cả.

2. “Vấn đề sức khỏe” của tù nhân dù là tù nhân “vĩ đại” như Trần Khải Thanh Thủy không bao giờ là mối bận tâm của bọn Việt gian cộng sản cả. Khi trả lời như vậy với đài VOA, bà TKTT đã khinh thường “sự hiểu biết” của cộng đồng người Việt hải ngoại trong đó có khoảng vài trăm ngàn tù nhân chính trị đã sống sót từ các trại tù cải tạo Cộng Sản Việt Nam không chỉ vài năm ngắn ngủi như bà mà hàng chục năm hay vài chục năm.

3. “Vấn đề Biển Đông” không bao giờ là một bận tâm của bọn lãnh tụ Cộng Sản Hà Nội: Chúng đã nhận tiền, nhận ân huệ của Bắc Kinh để chiếm chính quyền. Chúng đã coi đất nước là của riêng và bây giờ nếu phải giao đất nước cho Tàu cộng thì đó là cũng là công việc của chúng, người dân không được có ý kiến như từ trước đến nay, từ khi “Hồ chủ tịch của bà TKTT” cai trị đất nước. Điều bận tâm duy nhất của bọn cộng sản Hà Nội là giữ vững chế độ để chúng bảo vệ được tài sản khổng lồ mà chúng đã thu lượm được. Đất, biển còn hay mất không phải là mối bận tâm của chúng. Hay nói khác đi, chúng không có khả năng để “bận tâm hay bảo vệ” đất nước. Chúng cũng không tìm “đồng minh ở người Mỹ” vì bản chất đa nghi của bọn bất tài, bất lương, thất học khi cướp được chính quyền là thường xuyên lo sợ. Ngược lại, người Mỹ có thứ tự “ưu tiên” khi bàn về chuyện “đồng minh”, lợi nhiều thì quan tâm trước. So với những quốc gia khác đang tranh chấp về Biển Đông với Tàu cộng, Việt Nam là một quốc gia không mang lợi ích đến cho người Mỹ như các quốc gia khác trong vùng: Thái Lan, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã lai, Singapore, Nhật ... vì nền kinh tế trì trệ của Việt Nam dưới sự cai trị của những “đỉnh cao trí tuệ”.. loài khỉ”.

4. Một người vừa ra khỏi ngục tù cộng sản sau nhiều năm bị cô lập và biệt giam mà “bình luận” về tình hình chính trị thế giới như bà TKTT thì quả thật là “khó ai không cười”: “Tháng 7 này giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ bàn về vấn đề Biển Đông và Việt Nam rất hy vọng Mỹ sẽ ủng hộ Việt Nam trong lĩnh vực này”. Theo thiển ý của Đào Nương tôi, bà TKTT nên tìm một nơi vắng vẻ, đọc lại sách báo đã xuất bản tại hải ngoại và nhất là nên học ngoại ngữ. Ở xứ người mà không biết ngoại ngữ để theo dõi tin tức trực tiếp thì rất phiền. Nhất là không nên đọc “tài liệu đảng” để bình luận về tình hình thế giới. Muốn biết về tình hình Biển Đông trong tháng 7 này có gì lạ, Đào Nương tôi nghĩ bà TKTT nên đọc bài “THE PERFECT STORM, ASEAN adrift in South China Sea của ký giả David Brown trên Asia Times là đầy đủ chi tiết nhất. (http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/MG02Ae02.html)

5. “Còn nhiều lý do lắm, nhưng lý do lớn nhất là tội ác quá trắng trợn của nhà nước Việt Nam đối với tôi. Tất nhiên, người đi tiên phong bao giờ cũng gặp kiếp nạn, nhưng kiếp nạn tôi gặp phải có lẽ là duy nhất ở Việt Nam. Chưa ai bị khủng bố như tôi. Họ ném bom phân 14 lần vào nhà tôi, rồi dựng chuyện đánh vỡ đầu tôi mà không có một chút sơ cứu nào. Suốt mấy tháng trời họ cắt thuốc của tôi trong trại giam Hỏa Lò đến mức tôi bị ngất lên ngất xuống 8 lần vì tiểu đường lên cao. Tôi còn bị đánh đập trong tù. Không những quản giáo sai phạm nhân đánh tôi, mà chính bản thân điều tra viên Nguyễn Hùng Tuấn cũng đánh tôi”.

Dù không muốn chỉ trích hay chào đón một phụ nữ cầm bút vừa được hít thở bầu không khí tự do nhưng Đào Nương tôi nghĩ rằng nên viết ra sự thật mích lòng để bà TKTT “đừng quá khinh thường” cộng đồng người Việt hải ngoại như lời tuyên bố ở trên. Chắc chắn bà không phải là người đầu tiên và duy nhất bị “nhà nước ta” đối xử tệ bạc. “Kiếp nạn” của bà cũng không nhiều hơn 85 triệu người Việt Nam trong nước. Vì bà chỉ bị ném “bom phân” chứ không phải bom thiệt, bà chỉ bị đánh vỡ đầu nhưng không bị hiếp hội đồng, bà cũng không phải là người “tiên phong” trong số một triệu người tù cải tạo của miền Nam bị tiểu đường mà không có thuốc. Họ không chỉ bị ngất xỉu 8 lần như bà mà họ đã “xỉu” đến mất mạng luôn trong chốn rừng thiêng, nước độc. Bà “được” đưa ra toà, hình ảnh bà bị đánh được phát tán trên Internet và báo chí hải ngoại của cộng đồng người Việt đã hết lòng can thiệp, lên án bọn cộng sản Việt Nam đã chơi xấu với bà.

Thử nhớ lại, hiện nay, luật sư Lê Công Định, giáo sư Phạm Minh Hoàng có “được” đưa ra toà như bà không, ai biết chuyện gì đã xảy ra trong tù với họ. Công an cộng sản còn “lịch thiệp” với bà đến độ thay vì chúng đánh bà trực tiếp, chúng “sai” phạm nhân đánh bà. Sao chúng sợ bà đến thế. Riêng tên điều tra viên Nguyễn Hùng Tuấn đánh bà thì hiện nay số phận hắn ra sao? Phải chăng mai đây, để chứng minh guồng máy công an cai trị cuả “nhà nước ta” không tệ, có khi người Việt hải ngoại lại được dịp nhìn thấy tên này bị cách chức hay sa thải chăng?

Trong khi đó, nếu là một nhà đấu tranh dân chủ cho Việt Nam, một người dấn thân cho một công việc đội đá vá trời là đi tìm dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam, thái độ phải khác chứ? Đáng lẽ bà TKTT phải lên tiếng cho hàng triệu tù nhân không được may mắn đi Hoa Kỳ vì lý do “nhà nước ta” lo sợ cho “sức khỏe của họ” như bà.

Tôi cứ đinh ninh rằng khi được phỏng vấn, bà TKTT sẽ nói rằng: “Tôi không biết vì sao tôi lại được may mắn như thế. Vì đất nước chúng ta còn có hàng triệu người bị giam trong những trại tù khắp nước. Họ bị bạc đãi hơn tôi. Họ bệnh nặng hơn tôi. Họ là những người không tên tuổi, không ai biết đến nỗi khổ đau của họ như tôi. Nếu nhà nước cộng sản Việt Nam nghĩ rằng viêc họ tha tôi như thế này có thể làm im đi tiếng nói chống cộng, chống bất công cho xã hội Việt Nam, từ nay tôi sẽ không dám “chửi” Hồ Chí Minh nữa thì họ đã lầm. Tôi sẽ làm những ngày tháng tù tội của tôi là những ngày tháng có ý nghĩa. Vì tôi sẽ làm cho thế giới nhìn thấy cái khổ của dân tôi, của đất nước tôi. Họ là hàng triệu người không được nói, không được ăn, không được thở... Nỗi khổ cuả tôi, cuả gia đình tôi không là gì so với nỗi đau khổ của họ ...”

Đào Nương tôi xin kể lại câu chuyện tiêu biểu của một phụ nữ Việt Nam mà tôi biết để bà TKTT biết thêm về nỗi thống khổ mà phụ nữ miền Nam sau 1975 có chồng là “ngụy” để từ nay bà TKTT biết rằng có người khổ hơn mình nhiều để bà đừng than khổ nữa. Hạnh phúc tương đối lắm bà ạ. Ngày đại úy Không Quân/Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Phí quang Quý đi cải tạo thì người vợ trẻ của ông chưa đến 20 tuổi. Cái khổ của cô vợ trẻ Kiều Túy là ông chồng “ngụy” của cô không an phận ở tù cải tạo như mọi người mà ông lại vượt ngục. Kết quả của một đêm lén về thăm vợ trước khi tiếp tục lẩn trốn là cái bào thai trong bụng người vợ trẻ. Dĩ nhiên, tin ông vượt ngục thành công được bọn công an khu vực đến tận nhà để tra hỏi. Chối gì thì chối nhưng khi cái bụng chửa vượt mặt thì cô vợ trẻ làm sao mà che dấu được nữa. Tai họa đến cho cô cùng đứa bé trong bụng là vì thế. Cô bị tù, và tù nhiều lần, sau khi được tha vì tội chửa hoang hay tội che dấu chồng trốn trại thì kế tiếp là tội vượt biên. Mỗi lần như thế vài năm hay vài tháng và đứa bé mang họ mẹ cứ theo mẹ mà đi qua nhiều trại tù. Ban ngày mẹ bị bắt đi lao động thì bé ở nhà bắt ốc, nhặt cơm rơi vãi mà ăn. Có lần bé bị lọt vào cái càn xé lớn đựng cơm tù tưởng đã mất mạng vì bé quá nhỏ. Cũng may mà bé được phát hiện kịp thời nếu không thì chết cũng không ai hay. Đời tù cộng sản thì bà TKTT đã biết, nay xin bà hãy đặt mình vào hoàn cảnh của “cô vợ ngụy” Kiều Túy và đứa trẻ mang họ mẹ trên đây thì chắc bà hiểu rõ hơn tôi. Cũng may mà ông đại úy KQ “ngụy” Phí quang Quý vượt biên thành công. Vài năm sau đó, sau khi liều mạng đến lần thứ 11 thì mẹ con bà Kiều Túy vượt biên cũng thành công. “Dù chết mẹ con mình cũng phải đi để về với cha ... Con không phải là một đứa con hoang như mấy tên công an mắng chửi me con mình đâu”. Khi đến Hoa Kỳ, em bé đã lên 9 tuổi.

Đứa bé gái đó hiện nay, bé Nguyễn Thị Kiều Trang là một bác sĩ ngành sản khoa tại Hoa Kỳ. Thời gian đầu ở Mỹ, khi còn học Trung học thì cha mẹ sinh thêm hai em bé. Buổi chiều, khi ở trường về, bé Kiều Trang phải mang cả hai cái babyseats với hai đứa em vào thư viện để vừa học vừa trông em. Khi trường trung học nơi em học treo lá cờ đỏ vì ngỡ đó là quốc kỳ của Việt Nam, em đã lên gặp bà hiệu trưởng, nói về đời sống của em trong những ngày em phải sống với lá cờ đỏ đó. Bà hiệu trưởng nghe chuyện, nói với em rằng em hãy về nói với ba mẹ em đưa lá cờ nào em nghĩ là đại diện cho Việt Nam bà sẽ treo lá cờ đó. Và từ đó đến nay, mười mấy năm rồi, em đã rời khỏi ngôi trường trung học đó, đã là một bác sĩ sản khoa của Hoa Kỳ nhưng ngọn cờ vàng ba sọc đỏ mà cha em đã từng chiến đấu dưới ngọn cờ đó, vẫn còn tung bay tại ngôi trường trung học của tiểu bang Washington này.

Khi kể lại câu chuyện trên, Đào Nương tôi hy vọng sẽ làm bà TKTT xúc động như Đào Nương tôi đã xúc động khi nghe. Tôi thấy mọi điều khốn khổ tôi phải chịu đựng trong đời lưu vong như không có gì khi so sánh với nỗi khổ của bé Kiều Trang. Một đứa trẻ sinh ra là con “ngụy”, cha trốn tù cộng sản, phải đi tù cùng với mẹ, từ khi chưa có trí khôn đã bị gọi là đồ con hoang, sống lê la trong trại tù khi mẹ bị bắt đi lao động khổ sai. Vượt biên đến được miền đất hứa Hoa Kỳ thì sự cố gắng của em cũng không dừng ở đó. Trong khi cha mẹ cố lập nghiệp thì em cố học, thay cha mẹ trông nom các em, dạy dỗ các em nên người và bản thân mình thì trở thành một bác sĩ sản khoa. Tấm gương đó, Đào Nương tôi cố gắng đến đâu cũng nghĩ rằng không làm sao noi theo được ... Nhưng “kiếp nạn” của bé Kiều Trang “có phải là duy nhất ở Việt Nam” không? Chắc là không, khi chúng ta có một triệu người được coi là “ngụy” sau ngày 30 tháng 4, 1975.

Một ông bạn ở tù cải tạo Việt Cộng hơi lâu thấy Đào Nương tôi thường “thắc mắc về những điều ai cũng biết” của mấy nhà “dân chủ cuội” thường nói đùa với tôi: Cho đến bây giờ bà vẫn chưa nhìn ra sự khác biệt giữa hiện tượng và bản chất của tư bản và cộng sản à? Ví dụ: chủ nghĩa tư bản tuy có vẻ giàu có, tự do, thoải mái, phong phú như vậy nhưng đó chỉ là “hiện tượng”, còn “bản chất” của chúng thì lại là nghèo đói, áp bức, bóc lột, mất tự do, đau khổ, và đang “giãy chết” đành đạch ở khắp nơi. Chủ nghĩa xã hội, ngược lại, tuy có vẻ nghèo nàn, lạc hậu và nhân quyền bị hạn chế như vậy, nhưng đó chỉ là “hiện tượng”, còn bản chất thì vô cùng giàu có, tiến bộ, tự do, dân chủ, càng ngày càng phát triển mạnh mẽ v.v. Rồi ông này còn ngâm nga: Ở tù một ngày trong ngục tù cộng sản, học được mười sàng “khôn lanh”. Ở nhà với vợ, chỉ có khôn liền liền ... Đứa nào ở tù cộng sản mà không sáng mắt ra, không biết lễ độ thì quả thật là ... biết chết liền.

Đào Nương tôi cũng muốn tin lời ông bạn dzàng. Rằng thì là chỉ cần vào tù cộng sản là anh nào cũng sáng mắt ra, cũng biết thế nào là lễ độ ... Cho đến khi được đọc được thông cáo của đảng “ăn cắp” Việt Tân loan tin họ sẽ là “bầu show” cho bà nhà văn Trần Khải Thanh Thủy để bà “tâm tình” với đồng bào và đọc được bài phỏng vấn của bà Trần Khải Thanh Thủy trên đài VOA thì mới thấy lời ông bạn trên đây chưa chắc là đúng. Ở “thiên đàng XHCN”, cái gì cũng dổm, ngay cả chuyện tù. Do đó, khi cả nước ở tù thì thân xác chỉ còn xương với da, nhưng “những thánh nữ” dân chủ khi ra khỏi tù, thân hình thì béo tốt. Người thì được tặng hoa, người thì được đi Mỹ vì “nhà nước ta” lo cho “sức khỏe của tôi”, vì “kiếp nạn của tôi” quá lớn. Làm sao tin được rằng đó là chuyện khó tin mà có thực?... Khen thay “Người” tạo được một “thiên đường XHCN” đã có lòng lo cho sức khỏe của người tranh đấu, chống chế độ như thế mà không gọi là “Hồ chủ tịch” thì biết gọi là gì?

Con đường tranh đấu dân chủ cho Việt Nam cần sự bình tĩnh và khôn ngoan, bản lãnh và mưu lược của những người muốn nhập cuộc. Hấp tấp, nói năng hồ đồ, đề cao cái tôi của mình quá đáng thì chỉ có thể là một viên gạch lót đường cho bọn cơ hội chủ nghĩa. Lời thật thì hay mích lòng. Mong bà TKTT đọc bài viết này như kinh nghiệm của một người đi trước trong làng báo Việt ngữ ở hải ngoại. Còn nếu bà “hạnh phúc” với “người tình” Việt Tân và cái động hoa đỏ lòm thì cũng đành chúc phúc cho bà. Ngày vui thường qua mau! Tuần “trăng mặt” của bà nhà văn “đấu tranh dân chủ” và cộng đồng người Việt hải ngoại không ngờ ngắn đến thế! Bà chị Dương Thu Hương ít ra cũng được dài hơn một chút. Buồn thật!

Đào Nương
_________
    Phỏng vấn nhà văn bất đồng chính kiến Trần Khải Thanh Thủy
    Source: http://www.voanews.com/vietnamese/news/interview-awar-winning-writer-tran-khai-thanh-thuy-06-27-11-124601334.html



    Việt Nam vừa phóng thích và trục xuất nhà văn bất đồng chính kiến Trần Khải Thanh Thủy sang Mỹ ‘tị nạn nhân đạo’, theo giải thích của chính quyền Hà Nội. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với Trà Mi Ban Việt Ngữ đài VOA sau khi đặt chân tới Mỹ, nhà văn Thanh Thủy khẳng định bà qua Mỹ 'tị nạn chính trị', chứ không phải ‘tị nạn nhân đạo’ như tuyên bố của Việt Nam

    VOA: Chính quyền Việt Nam có những yêu cầu hay điều kiện gì với chị trước khi trả tự do và cho chị ra nước ngoài tị nạn hay không?

    Trần Khải Thanh Thủy: Đầu tiên, họ bắt tôi viết bản cảm tưởng về những ngày trong tù như thế nào và bắt tôi cam đoan rằng khi ra nước ngoài không được chống đối lại chính quyền. Tôi vẫn giữ vững quan điểm và lập trường

    của mình. Tôi nói chế độ nhà tù tại Việt Nam phải thay đổi tận gốc rễ, như việc giam 70, 80 người trong một phòng chật hẹp, mỗi phạm nhân chỉ được 60 cm, cả 70 người mới có được một hố xí chung, điều kiện ăn ở hết sức mất vệ sinh. Còn chuyện cấm tôi không được chống đối, tôi trả lời rằng bản chất tôi bộc trực, thẳng thắn. Tôi luôn coi mình là một nhà bất đồng chính kiến, nên những việc không hợp lý, không hợp tình thì tôi phải phản đối.

    VOA: Chính quyền Việt Nam hồi đáp thế nào trước những phản hồi chị ghi lại như vậy?

    Trần Khải Thanh Thủy: Có những lần họ bắt tôi phải viết đi viết lại. Thế nhưng cũng có những cái họ bảo thôi coi như cho qua.

    VOA: Ngoài sự ủng hộ từ hải ngoại, theo chị, còn những yếu tố nào khác nữa giúp chị được phóng thích trước thời hạn và được sang Mỹ tị nạn trong số rất nhiều các trường hợp bất đồng chính kiến khác có hoàn cảnh tương tự như chị?

    Trần Khải Thanh Thủy: Ngoài vấn đề sức khỏe của tôi, còn nhân vấn đề Biển Đông. Việt Nam bây giờ bị Trung Quốc nắm đằng chuôi vì công hàm bán nước năm 1958 của ông Phạm Văn Đồng theo lệnh của Hồ Chủ tịch. Cho nên Việt Nam cần tìm kiếm đồng minh, chính là Mỹ. Tháng 7 này giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ bàn về vấn đề Biển Đông và Việt Nam rất hy vọng Mỹ sẽ ủng hộ Việt Nam trong lĩnh vực này. Còn nhiều lý do lắm, nhưng lý do lớn nhất là tội ác quá trắng trợn của nhà nước Việt Nam đối với tôi. Tất nhiên, người đi tiên phong bao giờ cũng gặp kiếp nạn, nhưng kiếp nạn tôi gặp phải có lẽ là duy nhất ở Việt Nam. Chưa ai bị khủng bố như tôi. Họ ném bom phân 14 lần vào nhà tôi, rồi dựng chuyện đánh vỡ đầu tôi mà không có một chút sơ cứu nào. Suốt mấy tháng trời họ cắt thuốc của tôi trong trại giam Hỏa Lò đến mức tôi bị ngất lên ngất xuống 8 lần vì tiểu đường lên cao. Tôi còn bị đánh đập trong tù. Không những quản giáo sai phạm nhân đánh tôi, mà chính bản thân điều tra viên Nguyễn Hùng Tuấn cũng đánh tôi.

    VOA: Phía Việt Nam nói chị sang Mỹ ‘tị nạn nhân đạo’. Là người trong cuộc, ý kiến của chị như thế nào?

    Trần Khải Thanh Thủy: Việt Nam chẳng có nhân đạo gì đâu. Nếu họ có nhân đạo, họ phải thả hết tù nhân ra. Bao nhiêu anh chị em đồng chí hướng với tôi, bao nhiêu nhà dân chủ, nhà bất đồng chính kiến, nhà cải cách chính trị-xã hội như anh Cù Huy Hà Vũ chẳng hạn, những người đó xứng đáng được thả lắm. Thế nhưng họ đâu có thả. Những người bị bắt toàn là những người học thức đầy mình. Họ đã nhìn thấy cái sai, cái trái của lãnh đạo Việt Nam vì sự độc tài mà nuốt chửng tương lai dân tộc. Cho nên, họ đứng lên phản kháng. Nhưng trong cơn sợ hãi, chính quyền Việt Nam đã tung đòn đánh trước.

    VOA: Chị không đồng ý với ý kiến cho rằng những trường hợp như chị là đi ‘tị nạn nhân đạo’. Theo chị, nói như thế nào mới đúng?

    Trần Khải Thanh Thủy: Phải nói là ‘tị nạn chính trị’, chứ còn ‘tị nạn nhân đạo’ thì Việt Nam chả có tí nhân quyền hay nhân đạo nào đâu.

    VOA: Trường hợp của chị không phải là đầu tiên mà cũng không phải là duy nhất. Chính quyền Việt Nam đồng ý trả tự do cho một nhân vật bất đồng chính kiến với điều kiện phải ra nước ngoài sống lưu vong. Theo chị, nên hiểu việc này như thế nào?

    Trần Khải Thanh Thủy: Họ muốn tước đi trước mắt họ những gai nhọn. Ngoài trường hợp của chị Bùi Kim Thành, tôi là trường hợp thứ hai, nhưng tôi hy vọng sau tôi sẽ còn một số trường hợp khác.

    VOA: Chị cho rằng đây là cách chính quyền Việt Nam ‘nhổ những cái gai nhọn’. Cũng có ý kiến cho rằng chính quyền Việt Nam không dung chấp những thành phần chống đối ‘có hại cho an ninh quốc gia’. Chị nghĩ sao?

    Trần Khải Thanh Thủy: Chúng tôi là những người đấu tranh hợp pháp bất bạo động chỉ có lợi cho an ninh quốc gia thôi. Lãnh đạo Việt Nam bây giờ mới là thế lực phản động, làm phản lại quá trình tiến hóa của dân tộc.

    VOA: Thực tế cho thấy những nhà bất đồng chính kiến từng tích cực cổ súy cho dân chủ khi ở trong nước, đến khi ra nước ngoài tị nạn thì hầu như mờ nhạt, không có đóng góp nào nổi bật hay hiệu quả. Ý kiến của chị về nhận xét này thế nào?

    Trần Khải Thanh Thủy: Đó cũng là một thực tế, nhưng tôi hy vọng trường hợp của tôi là ngoại lệ. Tôi là người cầm bút. Trong tôi không chỉ là một ngọn lửa nhỏ mà là cả một hỏa diệm sơn. Sự hiểu biết của tôi về mặt trái trong xã hội Việt Nam cũng rất nhiều. Với nỗi bức xúc của tôi trước những cái khổ của bản thân cũng như của dân tộc Việt Nam, tôi nghĩ tôi sẽ làm được nhiều hơn những gì những người đi trước không làm được. Trọng tài công minh nhất là thời gian.

    VOA: Nếu hệ quả con đường tranh đấu là đi tị nạn ở nước ngoài trở thành một xu hướng, một tiền lệ, chị mường tượng mọi việc sẽ như thế nào? Tác động của nó đối với chính những nhà tranh đấu dân chủ và với công cuộc đấu tranh vì dân chủ cho Việt Nam?

    Trần Khải Thanh Thủy: Theo tôi, không nên cứ đấu tranh là phải đi tị nạn ở nước ngoài vì khi ra nước ngoài sẽ tắt lửa lòng rất nhanh, sẽ không có lợi cho phong trào. Phải đấu tranh trực tiếp, trực diện ngay trên mảnh đất đầy chông gai, khói lửa đấy thì tiếng nói mới vang cao hơn. Nhưng trường hợp của tôi là ngoại lệ. Nếu họ không bức tử tôi bằng cách cấm tôi cầm bút trong trại suốt thời gian giam cầm, thì tôi đã chọn con đường ở lại Việt Nam. Họ tước đoạt mọi quyền tự do, mọi niềm tin lẽ sống của tôi. Hễ tôi cầm cây bút lên là y như rằng tất cả kéo đến giằng bút, thu giấy của tôi. Đối với người cầm bút mà không được viết thì không khác gì bị bức tử cả. Chính vì lý do đó mà tôi mới chọn cách đi tị nạn như thế này để được tiếp tục cầm bút.

    VOA: Những người tranh đấu trong nước bị trở ngại, nhưng những người tranh đấu bên ngoài Việt Nam cũng có những hạn chế nhất định. Theo chị, làm thế nào có thể vượt qua những hạn chế khi là một nhà tranh đấu bên ngoài Việt Nam?

    Trần Khải Thanh Thủy: Tôi vẫn tiếp tục giữ ngọn lửa tranh đấu, niềm đam mê viết, và tôi sẽ viết như khi còn ở trong nước.

    VOA: Khi đặt chân tới Mỹ, những lý tưởng và những mục tiêu chị xác định cho mình là gì?

    Trần Khải Thanh Thủy: Mục tiêu của tôi là được sống thật với mình và sống tự do, được cầm bút trở lại. Tôi sẽ viết cuốn ‘Hỏa Lò: Cửa sinh tử của những kiếp buồn’. Tập thứ hai tôi sẽ viết về chính bản thân tôi là ‘Đời tù’và một cuốn nữa mang tính chính luận cao, phần hai của ‘Đêm giữa ban ngày ở Việt Nam’ nói lên mặt trái của xã hội Việt Nam khi cả nước có 372 trường học, nhưng có tới gần 900 nhà tù.

    VOA: Theo chị, vai trò đóng góp của những tác phẩm chị dự định đó trong công cuộc vận động dân chủ cho Việt Nam như thế nào?

    Trần Khải Thanh Thủy: Chắc chắn chúng sẽ như những tiếng bom nổ giữa thời bình.

    VOA: Ngoài những gì chị vừa chia sẻ, chị có những dự định nào khác để không bị ‘tắt lửa lòng’ và để cho dòng mực trong ngòi bút của mình không bị phai nhạt?

    Trần Khải Thanh Thủy: Đam mê của tôi từ bé là cầm bút. Nhà văn muốn được tỏa sáng phải sống hết mình, phải mài mòn mình ra mà viết. Tôi hy vọng những tháng ngày ở Mỹ, cùng với lòng biết ơn đối với nước Mỹ không những đã cứu thoát tôi ra khỏi tù mà còn cưu mang hai mẹ con tôi nữa, tôi sẽ có sự cộng hưởng sức mạnh tinh thần để thể hiện tác phẩm đầy đặn hơn. Điều tôi lo ngại nhất bây giờ là nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sẽ coi ông xã tôi như một cái chuôi để nắm. Chính thể Việt Nam không từ bất cứ một thủ đoạn bỉ ổi nào để bắt cái thiện phải im mồm.

    VOA: Ngoài những trăn trở cho người thân của mình, chị có những suy tư, trăn trở gì cho công cuộc chung mà chị muốn nhắn gửi đến những người trong nước, những người quan tâm tới chị, quan tâm đến nền dân chủ của Việt Nam?

    Trần Khải Thanh Thủy: Trăn trở thì nhiều lắm. Tôi thấy bão động đầy trời rồi mà tư tưởng của người dân Việt Nam còn chưa rung rinh. Tính đấu tranh đòi quyền lợi và tự do dân chủ trong thanh niên, lực lượng chính, cũng không được trang bị đến nơi đến chốn. Trong xã hội Việt Nam cũng có một cuộc vận động nội tại nhưng chỉ âm ỉ và chậm chạp thôi, tuy người dân Việt Nam đã mất niềm tin rất nhiều. Vẫn thiếu một ngọn lửa để thổi bùng lên. Đám đông không nhận thức được là họ có được những quyền như thế, mà thế nào cũng chịu vậy thôi. Tri thức của người Việt Nam về việc này nói chung rất kém.

    VOA: Xin chân thành cảm ơn chị đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.

    Trần Khải Thanh Thủy: Tôi phải cảm ơn vì mọi người đã quan tâm tới tôi.

    VOA: Vừa rồi là nhà hoạt động dân chủ Trần Khải Thanh Thủy, từng là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội tham gia khối dân chủ 8406 và là Hội viên Danh dự của Hội Văn bút Quốc tế Anh. Nhà văn Thanh Thủy cũng được nhận Giải Hellman/Hammet, tức giải thưởng vinh danh các ngòi bút can đảm bị đàn áp chính trị trên thế giới, do tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế Human Rights Watch trao tặng.