Monday, April 25, 2016

Tại sao dân Việt Nam gọi đảng CSVN là đảng Cướp

    Tại sao dân Việt Nam gọi đảng CSVN là đảng Cướp, Hồ chí Minh là Hồ tặc?

LS.Lê Duy San

Trong bài “Nếu dân Việt chọn một đảng chính trị” đăng trên Người-Việt Online, ông Ngô Nhân Dụng viết “Một đảng chính trị là của những đảng viên họ đồng ý với nhau về mục tiêu giành lấy quyền hành để cai trị theo chủ trương của họ”. Dĩ nhiên cái chủ trương ấy là một cái chủ trương mà mọi đảng viên của họ cho là tốt đẹp và được nhiều người dân ủng hộ thì họ mới giành được quyền hành. Cũng như một chính trị gia, muốn thành công không những phải là người có khả năng ăn nói mà ngay cả những chương trình tranh cử của người ấy cũng phải thu hút được sự ủng hộ đông đảo của quần chúng.

Vì thế, ngay cả đảng Cộng Sản Việt Nam, là một đảng duy nhất nắm quyền cai trị, nhưng trong cương lĩnh của đảng Cộng Sản Việt Nam cũng như những chính sách mà chúng đem ra áp dụng cũng phải dựa vào long dân với những chủ trương tốt đẹp như: Cách mạng tư sản dân quyền, cách mạng ruộng đất, xã hội tự do, nam nữ bình quyền, v.v…trong cương lĩnh của đảng năm 1930 và xã hội công bằng, do nhân dân làm chủ, con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân v.v… trong cương lĩnh của đảng năm 1991.

Ấy vậy mà tại sao đảng Cộng Sản Việt Nam lại bị gọi là đảng cướp? Và tại sao ông Hồ Chí Minh, người sáng lập ra đảng Cộng sản Việt Nam lại bị nhân dân Việt Nam gọi là Hồ Tặc (Hồ Tướng Cướp)?

Mặc dầu chữ “Cướp chính quyền” không những đã được nhân dân Việt Nam dùng khi đảng Cộng Sản Việt Nam núp dưới hai chữ Việt Minh để đoạt chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình Hà Nội mà chính đảng Cộng Sản Việt Nam cũng dùng mấy chữ này trong các sách vở và tài liệu. Mặc dầu trong chiến dịch cải cách ruộng đất 1954, đảng Cộng Sản Việt Nam đã cướp của (tài sản và đất đai) của các điền chủ và chính bọn chúng đã giết chết hơn 170 ngàn người dân vô tội chỉ vì có vài sào ruộng hay vài mẫu ruộng. Tết Mậu Thân năm 1968, chỉ vì không cướp được miền Nam, đảng Cộng Sản VN đã hạ lệnh giết chết trên 5 ngàn người vô tội ở Huế. Cho tới ngày 30 tháng 4 năm 1975, nhân dân Việt Nam vẫn chưa ai gọi đảng Cộng Sản Việt Nam là đảng Cướp là tại sao ?

Bởi vì bọn Cộng Sản Việt Nam trước năm 1954 dưới chiêu bài “Chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc” và sau này, trước năm 1975, với chiêu bài “Chống Mỹ cứu nước”, vẫn che dấu được cái bộ mặt tay sai của Cộng San Quốt Tế là Liên Sô và Trung Quốc, vẫn bịp bợm và lừa gạt được nhân dân Việt Nam là chỉ có chúng mới là người có công giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Vì thế nhiều người vẫn tưởng rằng chúng có chính nghĩa và những tội cướp của giết người mà bọn chúng làm là đúng.

Nhưng sau tháng 4 năm 1975, đảng CSVN đã cướp 16 tấn vàng của Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam đem về bắc chia nhau. Với những chính sách đổi tiền, mỗi gia đình chỉ được phép đổi có 100 ngàn đồng tiền VNCH để lấy $200 tiền VC cũng như chính sách đánh tư sản mại bản, chính sách kinh tế mới, đảng Cộng Sản VN đã cướp trắng trợn không biết là bao nhiêu tiền bạc, của cải, nhà cửa của đồng bào miền Nam và cũng kể từ đó, đảng Cộng Sản Việt Nam đã được nhân dân miền Nam gọi là đảng Cướp, thật không sai chút nào. Ngày nay chúng (bọn CSVN) còn cướp cả đất đai của các tôn giáo như Công Giáo, Phật Giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, Tin Lành v.v… và đất đai của nhân dân cả hai miền Nam, Bắc vì thế mới có những vụ giáo dân xứ Thái Hà biểu tình phản đối ở Hà Nội, giáo dân Tam Tòa mit tinh cầu nguyện ở Vinh, vụ dân oan khiếu kiện ở Saigon v.v…

Trên đây chỉ là mấy vụ điển hình, nhưng hành vi cướp của, giết người của đảng CSVN rõ ràng và có ghi vào sử sách. Ngoài ra còn không biết bao nhiêu những vụ cướp của, giết người khác mà đảng CSVN đã thi hành một cách dấu diếm như thủ tiêu, thanh toán hoặc đổ cho người quốc gia hoặc đảng phái đối lập. Ngay cả những người đã nghe theo lời dụ dỗ của bọn chúng, đem tiền về làm ăn, chúng cũng không tha, nhiều người còn bị chúng bỏ tù trước khi cướp hết tài sản. Vụ gần đây nhất là vụ Bát Nhã Làng Mai ở Lâm Đồng.

Qua những sự kiện trên, đảng CSVN đã lộ nguyên hình là một đảng Cuớp không những đúng nghĩa là một đảng cướp, mà còn là một đảng cướp dã man và tàn bạo nhất thế giới. Thực vậy, các đảng cướp, thường chỉ cướp của, ít khi chúng giết người, trừ trường hợp bất khả kháng. Nhưng đảng CSVN, sau khi cướp của, nếu chúng không giết thì cũng bỏ tù.

Khi một đảng được gọi là đảng cướp, thì thủ lãnh của đảng cướp phải là một tướng cướp. Đảng CSVN đã là một đảng cướp, thì thủ lãnh của đảng CSVN, tức Hồ Chi Minh phải là một tướng cướp. Do đó người dân Việt Nam thường gọi Hồ Chí Minh là Hồ Tặc, nhiều người còn gọi ông Hồ là Dâm Tặc. Điều này thật cũng không có gì là quá đáng vì chính Hồ Chí Minh cũng đã từng cướp của giết người. Thực vậy, năm 1945, sau khi cướp được chính quyền, ông Hồ tổ chức một tuần lễ vàng, lấy lý do là để mua khí giới. Nhưng ông Hồ đã cướp đi số vàng này đem hối lộ tướng Tầu là Lữ Hán để y không cung cấp vũ khi cho các đảng phái quốc gia VN. Ngoài vụ cướp số vàng này, số vàng của nhân dân cúng để mua vũ khí chống Pháp, ông Hồ còn phạm tội giết người, đó là giết Nông Thị Xuân, một người làm của ông để che dấu tội lợi dụng quyền hành để hãm hiếp người làm tới có con.

Không những cướp của, giết người, ông Hồ còn cướp cả vợ của đàn em là Nguyễn thị Minh Khai, vợ của Lê Hồng Phong và cướp cả trinh tiết của không biết bao nhiêu là cháu ngoan Bác Hồ. Trong bài “Lần gặp bác Hồ, tôi bị mất trinh” , chị Huỳnh Thị Thanh Xuân ở Quảng Nam cho biết, năm 1964, chị và một số các em thiếu nhi tuổi vào khoảng 14, 15 được cơ quan và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cho ra Bắc thăm bác Hồ. Khi gặp bác, bác đã ôm hôn mỗi ngưới một cái. Riêng chị, bác không những đã hôn môi chị mà lưỡi của bác còn ngoáy ngoáy trong miệng của chị. Sau chị đã được bác dẫn tới phòng chiếu phim để coi phim cùng mọi người. Chị được ngồi cạnh bác. Một tay bác choàng lên vai chị còn tay kia bác xoa lên bộ ngực mới lớn của chị và tối hôm đó, chị đã được đưa tới phòng riêng của bác. Gặp chị, bác như con hổ đói và bác đã cướp đi mất cái trong trắng và qúi giá nhất của đời người con gái của chị.

Một bạn trẻ, anh Huỳnh Ngọc Thiên Trường, sinh ngày 22/12/1981, hiện đang sinh sống tại Saigon, trong bài “Cuộc cách mạng thanh niên trí thức sẽ bùng lên” đã viết như sau: “Chắc các bạn cũng đã nhận thấy rõ, cho đến nay thì cả Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCNVN hiện nay đã hiện nguyên hình là một bọn cướp. Dân oan khắp nơi cùng quẫn đành đổ về Hà Nội và TP.HCM biểu tình, vì bản thân và gia đình họ bị cướp trắng hết đất đai, nhà cửa, nhưng tất cả hành động biểu tình ôn hòa của họ đều bị đám công an côn đồ đàn áp thẳng tay. Người dân làm lụng lam lũ cực khổ để đóng thuế nuôi bọn công an, để rồi đến lượt chúng ra tay giết chính chúng ta một cách tàn nhẫn, dã man như vậy hay sao?”

Tóm lại, đảng CSVN đúng là một đảng Cướp và Hồ Chí Minh đúng là Hồ Tặc. Trong lịch sử thế giới, nói chung, lịch sử Việt Nam, nói riêng, chưa hề có một đảng chính trị nào bị gọi là đảng cướp và cũng chưa hề có một vị Vua nào hay một vị Tổng Thống nào bị chính dân của mình gọi Tặc trừ đảng Cộng Sản Việt Nam và Hồ Chí Minh. Không những thế, ngày nay, nhiều người còn gọi Hồ Chí Minh là Thằng, thằng Hồ Chí Minh và coi lăng của ông Hồ Chi Minh như một cái cầu tiêu và ông Hồ Chí Minh như cái bộ phận sinh dục của người đàn ông như trong bài thơ sau:
    Một năm hai thước vải thô,
    Nếu đem may áo cụ Hồ ló ra.
    May áo thì hở lá đa,
    Chị em thiếu vải hoá ra lõa lồ.
    Vội đem cất ảnh bác Hồ,
    Sợ rằng bác thấy tô hô bác thèm
Trong bài “Việt Nam, 70 năm dưới thể chế cướp bóc”, Võ thị Hảo, một nhà văn trong nước viết: “Trên đời này có nhiều loại cướp bóc nhưng không loại cướp bóc nào có thể hủy hoại cả một đất nước như loại dùng thể chế chính trị và bộ máy chính quyền làm công cụ cướp đoạt của người dân. Bao đau thương khổ nạn của loài người cũng chủ yếu từ đó mà ra.”

Bùi Tín, Nguyên Thượng tá Quân đội Nhân dân, Phó Tổng Biên Tập báo Nhân dân của đảng Cộng Sản Việt Nam cũng nói: "Trong các văn kiện chính trị của đảng CSVN từ trước đến nay còn lưu giữ, chữ “cướp chính quyền” được hãnh diện lặp đi lặp lại rất nhiều lần, trong sách vở, báo chí và qua lời Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp v.v... mà chữ "cướp" thì ai cũng biết có hàm ý rất xấu xa. Cướp là cướp bóc, tước đoạt của cải của người khác, không phải của mình. Người ta thường gọi "kẻ cướp", "bọn cướp”, "lũ cướp”, "đồ ăn cướp". Vậy thì lānh đạo CSVN đâu phải là làm cách mạng mà họ tự khẳng định, hiện nguyên hình là một lũ cướp ngày, một băng đảng Mafia “đỏ” bất lương vô đạo giữa thế giới văn minh." (VOA 27.08.2015)

Vậy mà bọn Cộng Sản Việt Nam vẫn luôn luôn hô hào phải học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, và phải noi theo đạo đức Hồ Chí Minh. Thảo nào bọn Cộng Sản VN càng học tập tư tưởng HCM bao nhiêu và noi gương đạo đức HCM bao nhiêu thì bọn chúng lại càng tham nhũng, gian ác, dối trá, đồi bại và hủ hoá bây nhiêu.

LS.Lê Duy San
    Lời Rủa:
  • Việt Cộng chết hết và chết một cách thảm khốc.
  • Thân Cộng (ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng sản), VGCS chết hết và chết một cách thảm thương.
  •  Những kẻ đánh phá hoặc mạ lỵ những ngưòi chống Cộng để làm lợi cho Việt Cộng hay để gây chia rẽ hàng ngũ người Việt Quốc Gia, cũng chết hết và chết một cách thảm hại.



Quốc Hận 30-4-1975

    “Tuyên ngôn” mất độc lập, ngày 2/9/1945!
Cao Lân

Là người Việt Nam, thì ai cũng biết: Mở đầu cái gọi là “Tuyên ngôn độc lập” ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đã lấy những lời trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776:

“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Nhưng bất hạnh thay cho toàn dân Việt, vì cũng chính ngày này, đã đánh dấu cho một ngày nước Việt Nam sẽ mất độc lập như ngày hôm nay; là ngày Hồ Chí Minh, đã dùng những thủ đoạn để cướp hết tất cả công lao của toàn dân, rồi đánh lừa cả nước bằng những lời lẽ trong Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ.



“Độc lập- bình đẳng-quyền được sống-quyền mưu cầu hạnh phúc” ở đâu?! Khi tất cả những tội ác của đảng Cộng sản do Hồ Chí Minh đem du nhập vào đất nước Việt Nam, thì ngày hôm nay, qua mạng lưới Internet, những đoạn phim, những hình ảnh kể từ sau ngày gọi là “độc lập 2/9/1945”, theo lệnh của Hồ Chí Minh, đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện những màn giết người vô cùng dã man qua các những “cuộc cải cách ruộng đất, cách mạng văn hóa”, và đặc biệt là theo lệnh của của Hồ Chí Minh, đảng Cộng sảnViệt Nam đã thi hành những cuộc tắm máu của đồng bào vô tội tại Huế, trong những ngày Xuân của Tết Mậu Thân, 1968. Những cảnh giết người còn ghê rợn cả loài ác thú, tất cả đã phơi bày cho cả thế giới đều được nhìn thấy, những hình ảnh này, đã cho các thế hệ sau này, phải kinh tởm khi nhắc đến cái tên Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã “trước sau như một” qua tên khát máu Tố Hữu, với khẩu hiệu:
    “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ, Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong, Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng, Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”.
Và những bàn tay vấy máu đồng bào của Cộng sản Việt Nam cho tới nay, chúng vẫn cứ “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ”. Do đó, mà mọi người đã nhìn thấy được những hình ảnh của bọn Công an Cộng sản đã dùng những cực hình man rợ, trước khi xuống tay giết người vô cùng tàn bạo, với những xác thân đẫm máu của những đồng bào vô tội ở trong nước; đặc biệt, là chúng vẫn một lòng: “Thờ Mao chủ tịch, thờ Sit-ta-lin”, vẫn xem bọn Nga, bọn Tầu là tổ tiên của chúng, cho nên, chúng mới phải “thờ”. Không những chỉ “thờ”, mà đảng Cộng sản Việt Nam đã vì miếng đỉnh chung, mà đã đem Hoàng Sa, Trường Sa và cả những thành phố như Bình Dương, Bình Thuận, Hải Phòng, Cam Ranh, Vũng Tầu… cũng những vùng đất mầu mỡ của đất nước đem dâng, bán cho bọn giặc Tầu không hề tiếc thương những dòng máu của tiền nhân đã đổ xuống, để có một giang sơn hoa gấm như ngày hôm nay.

Nên nhớ, nếu Hồ Chí Minh “chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” không ra lệnh cho đảng Cộng sản Việt Nam xé bỏ hiệp định Genève, ngày 20/7/1954, về Việt Nam, xua quân xâm lăng nước Việt nam Cộng Hòa, với “quyết tâm” là phải tóm thâu hết cả nước Việt Nam để dâng cho giặc Tầu, thì chắc chắn không có cuộc tắm máu đồng bào vô tội trong những ngày Tết MậuThân, 1968, tại Huế, và không có ngày Quốc Hận 30/4/1975, với hàng triệu quân, Dân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa phải chịu những cảnh đày ải trong những trại tù “cải tạo” trên những “vùng kinh tế mới” hay đã chết trên những con đường vượt thoát khỏi nước để chạy trốn bọn Cộng sản bạo tàn.

Hồ Chí Minh đã gian manh khi đã đạo văn trong Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ để lừa bịp toàn dân:

“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được”.

“Bình đẳng- không ai có thể xâm phạm”. Vậy chúng ta nên nói lại, để cho đồng bào hiểu rằng:

Tất cả mọi đảng viên TRUNG KIÊN của đảng Cộng sản Việt Nam đều được bình đẳng - Chỉ có đảng Cộng sản Việt Nam là không ai có thể xâm phạm; và chỉ có đảng cộng sản Cộng sản Việt Nam mới có quyền xâm phạm tất cả những quyền lợi, kể cả mạng sống của người dân Việt, còn tất cả những người dân nghèo khổ, thấp cổ, bé họng, thì đừng mơ chi đến những chuyện “khiếu kiện, công bằng…”; bởi vì, những cái gọi là “tòa án nhân dân, là “ủy ban nhân dân, phòng Công an…”. Nói chung là “luật pháp, chính quyền nhân dân” tại nước Việt Nam Cộng sản, chỉ là những bức bình phong, để che đậy những hành vi tàn ác của đảng Cộng sản, để áp bức tất cả những ai dám lên tiếng chống lại Tầu Cộng và Việt Cộng, vì bọn chúng tuy hai nhưng là một; bằng chứng là chúng luôn luôn đi diễn lại những trò như, hôm nay bọn chúng lên tiếng làm ra cho có vẻ “chống Tầu”, thì ngày hôm sau, bọn chóp bu của chúng phải vội vàng khăn gói sang Tầu, khấu đầu yết kiến “Thiên triều”.

Còn “quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”; thì bất kể một người bình thường nào, cũng đều thấy, những cảnh đấu tố nhau giữ những người thân yêu ruột thịt, bỏ tù những người yêu nước, tranh đấu cho tự do, dân chủ, gây ra những cảnh vợ chồng mất nhau, con cái phải lìa xa cha mẹ, đau khổ mỗi ngày càng thêm chồng chất, thì làm sao có “quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc “ ?!

Tuy nhiên, là những người Việt Nam yêu nước chân chính, đứng trước đại họa: đất nước sẽ trở thành một tiểu quận của bọn giặc Tầu, thì tất cả chúng ta, không vì bạo lực của đảng Cộng sản, mà có thể mãi mãi phải cam đành cảnh áp bức, đọa đày, bởi vì, muốn có tự do, dân chủ, muốn giành lại quê hương, đất nước, thì không còn cách nào khác, là tất cả, toàn dân Việt phải ý thức được những nguy cơ đó, mà phải cùng nhau một lòng đứng lên tự cứu lấy chính bản thân, cứu lấy non sông, và phải đập tan cái đảng Cộng sản Việt Nam, sau đó đánh đuổi giặc Tầu ra khỏi lãnh thổ và lãnh hải của Tổ quốc Việt Nam. Bởi vì, chính đảng Cộng sản Việt Nam là thủ phạm đã gây ra cả hai ngày Quốc Hận: 20/7/1954, và Ngày Quốc Hận 30/4/1975.

Cao Lân


Sunday, April 10, 2016

Uproar over restaurant name

    Protesters rally outside 'offensive' New Farm Uncle Ho restaurant
Protesters said they chose to rally after peaceful attempts to contact owners failed.
(ABC News: Anna Macdonald)

About 100 people have protested outside Brisbane's Uncle Ho restaurant, which was closed on Sunday due to "death threats" for naming the eatery after Vietnamese communist leader Ho Chi Minh.

The city's Vietnamese community said the name and advertising was ignorant and insulting and they would continue to organise protests until the name was changed.

They held a peaceful protest outside the New Farm establishment on Sunday morning, singing national songs and holding placards such as "Ho Chi Minh is nobody's uncle".

The restaurant's director Anna Demirbek was unapologetic in an Instagram post on Sunday.

She said they were fully conscious the brand would be sensitive.

"We have no position on the political or historical landscape of Vietnam," she said.

"We are not communist sympathisers.
Protesters said the restaurant's name was ignorant. (ABC News: Anna MacDonald)

"Over the past 24 hours management have received death threats and threats of burning down the building our business is housed in."

Phuong Nguyen said protesters' attempts to contact the owners of the New Farm restaurant had failed.

She said because their peaceful approach did not work, they decided to rally.

"For Vietnamese, especially from the south, who risked their lives and ran away from their country by boat in the 70s and 80s, we hate that name," she said.

"We settled in Australia and live in peace and enjoy the freedom, democracy and work hard in a country which opened its arms to us.

"We are incensed.

"The posters in there is some sort of promotion for the Vietnamese army and remind us of the invasion of Saigon.
It is not only the name which has angered the local Vietnamese community, but the advertising material.
(Instagram: Unclehonewfarm)

"It was a terrifying period for all of us, we were the losers and the winner did not treat us humanly.

"Why do you promote an eatery with all the war, guns, tanks images?"

Millions fled Vietnam as a result of Ho Chi Minh and the communist regime.

Since its opening earlier this year, the restaurant's Instagram feed has drawn criticism for making light of the history.

One post a month ago, featuring a red tank and military saying "gather your squadron and mobilise the troops" offended a number of people.

"This kind of imagery is insensitive at best and horribly offensive to so many Vietnamese Australians, many whose families fled torture and death at the hands of 'Uncle Ho', it's also a slap in the face to many Vietnam vets," patches_o wrote.

The ABC has attempted to contact the restaurant's owners.
Millions fled Vietnam as a result of Ho Chi Minh and the communist regime.
(Instagram: Unclehonewfarm)

Source: http://www.abc.net.au/news/2016-04-10/vietnamese-restaurant-uncle-ho-offensive-protest/7314068


Saturday, April 2, 2016

Nền Tảng Của Thể Chế Chính Trị VIỆT NAM CỘNG HÒA - : Nguyễn Thanh Bạch

    Nền Tảng Của Thể Chế Chính Trị VIỆT NAM CỘNG HÒA
Nguyễn Thanh Bạch

I. Sự hình thành của chế độ Việt Nam Cộng Hoà

Quốc gia Việt Nam được thành lập với cơ sở pháp lý là các hiệp ước ký kết giữa Chính phủ Pháp và Cựu hoàng Bảo Đại:

1. Hiệp ước Vịnh Hạ long ngày 07-12-1947

2. Hiệp ước Élysée ngày 08-03-1949

xác nhận “nền đôc lập của nước Việt nam”, chính thức thành lập Quốc gia Việt nam trong Liên hiệp Pháp, đứng đầu là Quốc trưởng Bảo Đại.

Tính đến năm 1950, có 35 quốc gia công nhận Quốc gia Việt nam.

Và cuối cùng là Thỏa ước Matignon (Accords de Matignon) ký kết ngày 04-06-1954 giữa Thủ tướng Quốc gia Việt nam Nguyễn Phúc Bửu Lộc và Thủ tướng Pháp Joseph Laniel, xác định Quốc gia Việt nam độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và tách khỏi Liên hiệp Pháp. Chính phủ Pháp chuyển giao mọi cơ sở hành chánh, quôc phòng, an ninh cho quốc gia Việt nam.

Sau cuộc Trưng Cầu Dân Ý ngày 23 thánh 10 năm 1955, Thủ tướng Ngô đình Diệm thay thế Quốc trưởng Bảo Đại để lên nắm quyền, trở thành Quốc trưởng Việt nam.

Sau đó, Quốc gia Việt nam tổ chức bầu cử Quốc hội lập hiến vào ngày 4 tháng 03 năm 1956, khai mạc vào ngày 17 tháng tư năm 1956 với 123 dân biểu (trong số 405 ứng cử viên) Chủ tịch Quốc hội là Ông Nguyễn phương Thiệp. Quốc hội lập hiến có nhiệm vụ soạn thảo Hiến pháp. Hiến pháp được ban hành ngày 26 tháng mười năm 1956. Nước Việt Nam Cộng Hòa ra đời từ đây, trên cơ sở thừa kế Quốc gia Việt nam, thủ đô là thành phố Sài gòn. Ngày ban hành Hiến pháp trở thành ngày quốc khánh của nước Việt Nam Cộng Hòa (Đệ nhất VNCH). Danh xưng Đệ nhất Cộng hoà chỉ xuất hiện vào năm 1967 khi nền Cộng hoà thứ hai được thành lập.

Lần đầu tiên sau ngày ký kết Hiệp định Genève chia đôi đất nước, miền Nam Việt nam xây dựng nên chính thể cộng hoà, người lãnh đạo nhà nước do dân bầu, thực hiện chế độ dân chủ pháp trị, tam quyền phân lập, đa đảng và chủ trương chống Cộng.

Chiếu theo Hiến pháp, đứng đầu Hành pháp là Tổng thống, đưọc dân bầu theo phổ thông đầu phiếu, với nhiệm kỳ 5 năm và có thể ứng cử 3 nhiệm kỳ liên tiếp.

Cơ quan Lập pháp, có một Viện với 123 dân biểu, được dân bầu theo phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 3 năm.

Về ngành Tư pháp, có Viện Bảo hiến với nhiệm vụ duyệt xét luật lệ ban hành cho phù hợp với Hiến pháp. Các toà án gồm có: toà vi cảnh, các toà: sơ thẩm, hoà giải, thượng thẩm, đại hình và các toà án quân sự. Toà phá án (cour de cassation) là pháp đình tối cao, trụ sở đặt tại Sài gòn.

Đệ nhất Cộng hoà tổ chức bầu cử Quốc hội khoá 2 vào năm 1959, với 441 ứng cử viên, tranh nhau 123 ghế dân biểu. Tại Sài gòn, tỉ số dân bầu ủng hộ Chính phủ là 42%. Bác sĩ Phan quang Đán thuộc khối Dân chủ đắc cử với 36.000 lá phiếu.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 1961, liên danh Ngô đình Diệm – Nguyễn ngọc Thơ đắc cử với 88% số phiếu. Ngoài ra còn có các liên danh Hồ nhật Tân – Nguyễn thế Truyền và liên danh Nguyễn đình Quát – Nguyễn thành Phương.

Trong thời gian khoảng 5 năm, thời Đệ nhất Việt nam Cộng hoà, dân chúng hưởng thái bình, xã hội ổn định, kinh tế phát triển theo mô hình kinh tế thị trường, gần một triệu dân di cư từ miền Bắc được định cư, an cư lạc nghiệp.

Cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963 do một nhóm quân nhân chủ trương đưa đến sự cáo chung của Đệ nhất Cộng hoà. Trong thời gian 1963 – 1967, có thể gọi là thời kỳ quân quản, miền Nam Việt nam do quân đội nắm chính quyền. Một loạt hiến chương ra đời, thay thế cho Hiến pháp. Cơ quan lãnh đạo, liên tiếp theo thời gian, có nhiều danh xưng: Hội đồng quân nhân cách mạng, Uỷ ban lãnh đạo lâm thời (tam đầu chế), Hội đồng quân lực, Ủy ban lãnh đạo quốc gia.

Tháng 6 năm 1966, Ủy ban Lãnh đạo quốc gia với Chủ tịch là Trung tướng Nguyễn văn Thiệu và Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung Ương là Thiếu tướng Nguyễn cao Kỳ tổ chức bầu cử Quốc hội lập hiến, bầu ra118 đại biểu. Quốc hội lập hiến soạn thảo Hiến pháp và ngày 1 tháng tư năm 1967, ra tuyên cáo Hiến pháp vừa mới ban hành là cơ sở pháp lý của Việt nam Cộng hoà (Đệ nhị Cộng hoà). Ngày 3 tháng 09 năm 1967 là ngày bầu cử Tổng thống và Quốc hội. Liên danh ứng cử Tổng thống và Phó Tổng thống là liên danh Nguyễn văn Thiệu – Nguyễn cao Kỳ đắc cử với 35% số phiếu. Năm 1971, có cuộc bầu cừ lần thư nhì, liên danh Nguyễn văn Thiệu – Trần văn Hương đắc cử, không có đối thủ, do đạo luật mới được Quôc hội thông qua ngày 3 tháng 06 năm 1971 hạn chế khả năng tham gia ứng cử. Theo đạo luật nầy, ứng cử viên phải có 40 chữ ký ủng hộ của dân biểu hay nghị sĩ Quốc hội và 100 chữ ký của các thành viên Hội đồng tỉnh. Các liên danh Dương văn Minh, Nguyễn cao Kỳ rút tên vì không thoả mãn được điều kiện nầy.

Chiếu theo Hiến pháp mới, cơ quan lập pháp có lưỡng viện: Thượng viện có từ 30 tới 60 nghị sĩ, nhiệm kỳ là 6 năm, bầu theo liên danh, lấy toàn quốc làm đơn vị độc nhất. Hạ viện có từ 100 đến 200 dân biểu, nhiệm kỳ 4 năm, bầu theo cá nhân, căn cứ theo từng tỉnh.. Hiến pháp còn qui định Hạ viện phải có 6 ghế dành cho người Việt gốc Miên, 6 người Thượng, 2 người Chàm và 2 người thuộc dân tộc thiểu số Bắc Việt di cư vào Nam.

Khoá đầu tiên Thượng viện năm 1967-1973 có 6 liên danh, mỗi liên danh là 10 người, tổng cộng là 60 nghị sĩ. Ông Nguyễn văn Huyền được bầu làm Chủ tịch Thượng viện.

Khoá đầu tiên Hạ viện năm 1967-1971 có 137 dân biểu. Chủ tịch Hạ viện là ông Nguyễn bá Lương. Năm 1971, số dân biểu tăng lên là 159; mỗi dân biểu đại diện khoảng 50.000 cử tri.

Trong Quốc hội, vào năm 1974, Thượng viện có 41 nghị sĩ thân Chính phủ, 19 nghị sĩ đối lập. Hạ viện có 84 dân biểu thân Chính phủ, 59 đối lập và 16 độc lập.

Hành pháp được bầu theo liên danh hai người, một người làm Tổng thống, người kia là Phó Tổng thống.

Trong cuộc bầu cử năm 1967, liên danh Nguyễn văn Thiệu và Nguyễn cao Kỳ đắc cử với 34,8% số phiếu. Tuy nhiên, nếu tính riêng thủ đô Sài gòn thì liên danh Trần văn Hương-Mai thọ Truyền được nhiều phiếu nhất (151.102), nhì là liên danh Nguyễn văn Thiệu-Nguyễn cao Kỳ (148.933), thứ ba là liên danh Trương đình Dzu-Trần văn Chiêu (83.374).

Tổng thống chỉ định Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng đệ trình danh sách Nội các điều hành Chính phủ. Thủ tướng của Nội các đầu tiên, nhậm chức ngày 9 tháng 11 năm 1967 là ông Nguyễn văn Lộc.

Tư pháp: Đứng đầu ngành tư pháp là Tối cao pháp viện (TCPV).

Chiếu theo các điều 81-83 của Hiến pháp VNCH, TCPV có thẩm quyền giải thích Hiến pháp, phán quyết về tính cách hợp hiến hay bất hợp hiến của các đạo luật, sắc luật; tính cách hợp hiến và hợp pháp của các sắc lệnh, nghị định va quyết định hành chánh.

TCPV có thẩm quyên phán quyết về việc giải tán một chánh đảng có chủ trương và hành động chống lại chính thể Cộng hoà. Trong trường hợp nầy, TCPV sẽ họp khoáng đại toàn viện, các đại diện Lập pháp hoặc Hành pháp có thể tham dự để trình bày quan điểm.

Những quyết định của TCPV tuyên bố một đạo luật bất hợp hiến hoặc giải tán một chánh đảng phải hội đủ ¾ tổng số thẩm phán TCPV.

TCPV có thẩm quyền phán quyết về các vụ thượng tố các bản án chung thẩm.

TCPV có ngân sách tự trị và có quyền lập qui để quản trị ngành Tư pháp.

Hiến pháp quy định: TCPV gồm có từ 9 tới 15 thẩm phán, nhiệm kỳ 6 năm, luân phiên mỗi 3 năm thì bầu lấy 6 ghế.

Quy chế chọn thẩm phán:

Uỷ hội tuyển cử TCPV gồm có 7 thành viên : Chủ tịch Thượng viện Quôc hội VNCH, 1 thượng nghị sĩ, Chủ tịch Quốc hội VNCH, 1 dân biểu, 1 vị chánh án, 1 biện lý, 1 luật sư.

Điều kiện ứng cử viên: – Công dân Việt nam
  • 10 năm thâm niên làm chánh án, biện lý hoặc luật sư
  • Lý lịch sạch; không có quá khứ chống Chính phủ; hoạt động chống Cộng.
  • Nếu là phái nam thì phải hợp lệ quân dịch.
Danh sách ứng cử viên sẽ được ba hiệp hội chuyên nghiệp luật khoa : luật sư đoàn, công tố đoàn và thẩm phán đoàn tuyển chọn, mỗi hiệp hội 50 hội viên, tổng cộng là 150 . Sau đó, sẽ duyệt lại danh sách, bàn thảo, thanh lọc, rồi chọn 30 tên.

Danh sách 30 ứng cử viên sẽ được đệ trình Quốhội để bỏ phiếu, tuyển lấy 6 người và chuyển sang Phủ Tổng thống phê chuẩn. Chủ tịch TCPV sẽ do chính các vị thẩm phán TCPV tự chọn.

Trụ sở TCPV là Dinh Gia long.

Hiến pháp VNCH 1967 còn thiết lập các định chế đặc biệt: Đặc biệt Pháp viện (ĐBPV) và Giám sát viện (GSV).

ĐBPV có thẩm quyền truất quyền Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ Tướng, các Tổng Bộ trưởng, các Thẩm phán TCPV và các Giám sát viện trong trường hợp can tội phản quốc và các trọng tội khác.

ĐBPV do Chủ tịch TCPV giữ chức Chánh thẩm và gồm 5 Dân biểu và 5 Nghị sĩ.. Khi Chủ tịch TCPV là bị can, Chủ tịch TNV giữ chức Chánh thẩm.

GSV có thẩm quyền :

1- Thanh tra, kiểm soát và điều tra nhân viên các cơ quan công quyền và tư nhân đồng phạm hay tòng phạm về mọi hành vi tham nhũng, đầu cơ, hối mại quyền thế hoặc phương hại đến quyền lợi quốc gia.

2- Thẩm tra kế toán đối với các cơ quan công quyền và hợp doanh.Kiểm kê tài sản các nhân viên các cơ quan công quyền kể cả Tổng thống, Phó Tổngthống, Thủ tướng,Dân biểu, Nghị sĩ, Chủ tịch TCPV.

3- Kiểm kê tài sản các nhân viên các cơ quan công quyền kể cả Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, Dân biểu, Nghị sĩ, Chủ tịch TCPV.

Riêng đối với Chủ tịch GSV và các GSV, việc kiểm kê tài sản do TCPV đảm trách.

GSV có quyền đề nghị các biện pháp chế tài và kỷ luật đối với nhân viên phạm pháp hoặc yêu cầu truy tố đương sự ra trước toà án có thẩm quyền.

GSV gòm từ 9 đến 18 GSV, 1/3 do Quốc hội, 1/3 do Tổng thống va 1/3 do TCPV chỉ định.

GSV có ngân sách tự trị và có quyền lập qui để tổ chưc nội bộ và quẩn trị ngành giám sát.

Hiến pháp VNCH năm 1967 có quy định trong Chương 7 về chính đảng và đối lập.

Quốc gia công nhận chánh đảng giữ vai trò thiết yếu trong chế độ dân chủ. Hánh đảng được tự do thành lập và hoạt động theo các thể thức và điệu kiện luật định.

Quốc gia khuyến khích việc tiến tới chế độ lưỡng đảng.

Quốc gia công nhận sự định chế hoá đối lập chính trị.

II. Các sắc thái riêng biệt của thể chế chính trị Việt Nam Cộng hoà

Chúng ta hãy cùng đọc «Lời mở đầu» và «Điều khoản căn bản» của bản Hiến pháp VNCH năm 1956 và năm 1967 để tìm ra những nét đặc thù của thể chế chính trị VNCH.

Lời mở đầu Điều căn bản ghi trong Hiến pháp VNCH năm 1956 như sau :

Tin tưởng ở tương lai huy hoàng bất diệt của Quốc gia và Dân tộc Việt nam mà lịch sử tranh đấu oai hùng của tổ tiên và ý chí quật cường của toàn dân đảm bảo;

Tin tưởng ở sự trường tồn của nền văn minh Việt Nam, căn cứ trên nền tảng duy linh mà toàn dân đều có nhiệm vụ phát huy;

Tin tưởng ở giá trị siêu việt của con người mà sự phát triển tự do, điều hoà và đầy đủ trong cương vị cá nhân cũng như trong đời sống tập thể phải là mục đích của hoạt động Quốc gia.

Chúng tôi, Dân biểu Quốc hội Lập hiến:

Ý thức rằng Hiến pháp phải thực hiện nguyện vọng của nhân dân, từ Mũi Cà mau đến Ải Nam quan;

Nguyện vọng ấy là:

Củng cố độc lập chống mọi hình thức xâm lăng thống trị;

Bảo vệ tự do cho mỗi người và cho dân tộc;

Xây dựng dân chủ về chánh trị, kinh tế, xã hội, văn hoá cho toàn dân trong sự tôn trọng nhân vị.

Ý thức rằng quyền hưởng tự do chỉ được bảo toàn khi năng lực phục tùng lý trí và đạo đức, khi nền an ninh tập thể được bảo vệ và những quyền chính đáng của con người được tôn trọng;

Ý thức rằng nước ta ở trên con đường giao thông và di dân quốc tế, dân tộc ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ để hoàn thành sứ mạng trước đấng Tạo hoá và trước nhân loại là xây dựng một nền văn minh và nhân bản bảo vệ phát triển con người toàn diân.

Sau khi thảo luận, chấp nhận bản hiến pháp sau đây:

Thiên thứ nhất: Điều khoản căn bản

Điều 1: Việt nam là một nước Cộng hoà, Độc lập, Thống nhất, lãnh thổ bất khả phân.

Điều 2: Chủ quyền thuộc về toàn dân.

Điều 3: Quốc dân ủy nhiệm vụ hành pháp cho Tổng thống dân cử, và nhiệm vụ lập pháp cho Quốc hội cũng do dân cử.

Sự phân nhiệm giữa hành pháp và lập pháp phải rõ rệt. Hoạt động của các cơ quan hành pháp và lập pháp phải được điều hoà.

Tổng thống lãnh đạo quốc dân.

Điều 4: Hành pháp, lập pháp, tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ tự do, dân chủ, chính thể cộng hòa và trật tự công cộng. Tư pháp phải có một quy chế bảo đảm tính cách độc lập.

Điều 5: Mọi người dân, không phân biệt nam nữ sinh ra bình đẳng về phẩm cách, quyền lợi và nhiệm vụ, và phải đối xử với nhau theo tinh thần tương thân tương trợ.

Quốc gia công nhận và bảo đảm những quyền căn bản của con người trong cương vị cá nhân hay trong cương vị tập thể.

Quốc gia cố gắng tạo cho mọi người những cơ hội đồng đều và những điều kiện cần thiết để thụ hưởng quyền lợi và thực hành nhiệm vụ.

Quốc gia tán trợ sự khuếch trương kinh tế, phát huy văn hoá, khai triển khoa học và kỹ thuật.

Điều 6: Người dân có những nhiệm vụ đối với tổ quốc, với đồng bào, mục đích là để thực hiện sự phát triển điều hoà và đầy đủ nhân cách của mọi người.

Điều 7: Những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiên một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với các nguyên tắc ghi trong Hiến pháp.

Điều 8: Nước VNCH chấp nhận những nguyên tắc quốc tế pháp không trái với sự thực hiện chủ quyền quốc gia va sự bình đẳng giữa các dân tộc.

Quốc gia cố gắng góp phần xây dựng và bảo vệ nền an ninh và hòa bình quốc tế cùng duy trì và phát triển sư liên lạc thân hữu giữa các dân tộc trên căn bản tự do và bình đẳng.

Và sau đây là Lời mở đầu và Điều khoản căn bản của Hiến pháp VNCH năm 1967:

Tin tưởng rằng lòng ái quốc, chí quật cường, truyền thống đấu tranh của dân tộc bảo đảm tương lai huy hoàng của đất nước.

Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể Cộng hoà của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc , thống nhất lãnh thổ, bảo đảm độc lập, tự do, dân chủ trong công bằng bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.

Chúng tôi một trăm mười bảy Dân biểu Quốc hội Lập hiến, đại diện nhân dân Việt nam, sau khi thảo luận, chấp thuận bản Hiến pháp sau đây :

Chương I. – Điều khoản căn bản

Điều I: Việt nam là một nước CỘNG HOÀ, độc lập, thống nhất, lãnh thổ bất khả phân.
Điều 2: 
  1. Quốc gia công nhận và bảo đảm những quyền căn bản của mọi công dân.
  2. Quốc gia chủ trương sự bình đẳng giữa các công dân không phân biệt nam nữ, tôn giáo, sắc tộc, đảng phái. Đồng bào thiểu số được đặc biệt nâng đỡ để theo kịp đà tiến bộ chung của dân tộc. 
  3.  Mọi công dân có nghĩa vụ góp phần phục vụ quyền lợi quốc gia dân tộc.
Điều 3: Ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp phải được phân quyền và phân nhiệm rõ rệt. Sự hoạt động của ba cơ quan công quyền phải được phối hợp và điều hoà để thực hiện trật tư xã hội và thịnh vượng chung trên căn bản Tự do, Dân chủ và Công bằng xã hội.

Điều 4:
  1. VNCH chống lại chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thức.
  2.  Mọi hành vi nhằm mục đích tuyên truyền hay thực hiện chủ nghĩa cộng sản đếu bị cấm chỉ.
Điều 5:
  1. VNCH chấp nhận các nguyên tắc quốc tế pháp không trái với chủ quyền quốc gia và sự bình đảng giữa các dân tộc.
  2.  VNCH cương quyết chống lại mọi hình thức xâm lược và nỗ lực góp phấn xây dựng nền an ninh và hoà bình thế giới.
****
Trong phần mở đầu của Hiến pháp VNCH năm 1956 và 1967, chúng ta thấy, khi soạn thảo Hiến pháp, ngoài các ý niệm về dân chủ pháp trị, độc lập tự do, các vị dân biểu Quốc hội lập hiến còn chú tâm khai triển các triết lý về nhân bản, dân tộc và khai phóng, đã từng được chính thức hoá trong chính sách về giáo dục tại Đại hội Giáo dục quốc gia tại Sài gòn vào năm 1958. Các ý niệm nầy được ghi một cách cụ thể trong tài liệu «Những nguyên tắc căn bản» được Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành vào năm 1959, làm nền tảng cho triết lý giáo dục VNCH.

Theo tài liệu « Chính sách văn hoá giáo dục » của Hội đồng văn hoá giáo dục VNCH ấn hành vào năm 1972, các triết lý về « Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng » có thể hiểu như sau :

1. Tinh thần Dân tộc

Tinh thần dân tộc đề cao các giá trị của dân tộc Việt như: độc lập, tự do, tự chủ, thuần phong mỹ tục…

Thể chế VNCH tôn trọng các giá trị đặc thù, các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp và đất nước. Nền Cộng hoà có nhiệm vụ bảo tồn và phát huy những tinh hoa của văn hoá dân tộc, đồng thời bảo đảm sự đoàn kết và sự trường tồn của dân tộc, sự phát triển điều hoà và toàn diện của quốc gia.

2. Tinh thần Nhân bản

Nhân bản là lấy con người làm gốc, đề cao giá trị thiêng liêng của con người, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời nầy làm căn bản; xem con người là một cứu cánh chứ không phải là một phương tiện hay công cụ phục vụ cho bất cứ cá nhân, đảng phái hay tổ chức riêng rẻ nào.

Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân nhưng không chấp nhận việc sử dụng các sự khác biệt để đánh giá con người vá không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo hay chủng tộc. Nhân bản là cội nguồn của đa nguyên. Xã hội nhân bản tôn trọng mọi sự khác biệt để con người cùng nhau xây dựng một cuộc sống hài hoà trong cộng đồng dân tộc. Một thể chế chính trị nhân bản là một thể chế đa đảng, quyền lực của tầng lớp lãnh đạo được pháp luật kiểm soát chặt chẽ. Mọi sinh hoạt về tôn giáo, văn hoá, nghệ thuật đều được khuyến khích và hỗ trợ một cách công bằng và không thiên vị.

Mặc dầu chưa phải là một thành viên của Liên hiệp quốc, VNCH đã nhìn nhận, áp dụng và cổ vũ quyền con người, quyền dân sự ghi trong bản Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền. Trong hoàn cảnh chiến tranh, gia đình có người thân ở phía bên kia ranh giới quốc cộng vẫn được luật pháp bảo vệ, được đối xử một cách công bằng, có thể tham gia chính trị, làm ăn buôn bán, con cháu được học hành như các con em khác tại miền Nam.

3. Tinh thần Khai phóng

Dân tộc Việt nam sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ, mở rộng, đón tiếp những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, với mục đích hiện đại hoá quốc gia và xã hội, phát triển sự hợp tác quốc tế, đóng góp vào sự thăng tiến của nhân loại.

Do tinh thần khai phóng, VNCH xây dựng một thể chế dân chủ tam quyền phân lập. Mô hình chính trị là mô hình chống cộng, đa nguyên và có thể đi đến lưỡng đảng ( Hiến pháp 1967).

Kết luận

Do hoàn cảnh lịch sử, vì miền Nam Việt nam bị bạn đồng minh bỏ rơi trong khi miền Bắc cộng sản được khối Cộng sản viện trợ đầy đủ nên miền Nam Việt nam đã bị Cộng sản thôn tính và chế độ VNCH tạm thời bị xoá tên kể từ ngày 30 tháng tư năm 1975.

Nhưng linh hồn VNCH vẫn còn sống mãi trong trái tim của người Việt quốc gia ở hải ngoại. Bản sắc VNCH cùng với tinh thần Dân tộc, Nhân bản và Khai phóng vẫn còn in sâu trong ký ức của người Việt lưu vong và sẽ lưu truyền cho các thế hệ mai sau.

Đặc biệt là, đối với giới trẻ ở trong nước đang tìm kiếm một hướng đi thích hợp về chính trị để thay thế cho chủ nghĩa cộng sản đã và sẽ thất bại, thể chế chính trị VNCH sẽ là tấm gương soi sáng hướng đi cho đất nước, thích hợp trong tương lai.

Nguyễn Thanh Bạch