Thursday, May 31, 2012

Demand for Vietnamese brides booming in China

Beijing, May 29 (PTI): Vietnam's mail-order bride business is booming, fuelled by surging demand from Chinese men who have given up hope of finding a wife due to growing gender gap in the country.

Though international marriage agencies are officially illegal, loopholes in China have allowed the industry to flourish, China's state-run Global Times reported today.

For a group purchase price of 30,000 to 40,000 yuan (USD 4,727 - USD 6,303), an attractive Vietnamese bride aged between 18 and 25 can be "bought" from a marriage agency based in China's Yunnan Province, which regularly posts online advertisements, it said.

The agency is registered as a Chinese dating service in the provincial capital Kunming and organises group tours to Vietnam for single Chinese men and arranges dates for them with Vietnamese women selected from a catalogue as a possible mate for marriage.

The cost of the tour includes travel expenses, translation services, gifts for the women's families and the wedding ceremony.

They also assume responsibility for finding clients a new bride if the first one flees after the wedding, according to a report by Kunming-based newspaper the Spring City Evening News.

"We're gathering Chinese clients for group tours to Vietnam to arrange dating activities, not group purchasing.

More than 80 per cent of clients find brides," an agency employee told the Global Times.

"All prospective brides who participate in the dates are willing to marry a Chinese suitor. Those who do tie the knot enter China with all legal documents, including a Vietnamese passport, a valid tourist visa and a health certificate," it said.

Like all foreigners with a Chinese husband or wife, permanent residency in China can be obtained after five years of marriage.

Chinese men opted to marry Vietnamese brides because of growing sex ratio in China increasing the gender gap.

According to 2010 Census figures, China's sex ratio at birth was 118 males for every 100 females. The number of males for every hundred females has risen consistently every decade from 108 in 1982, 111 in 1990 and 116 in 2000.


Friday, May 4, 2012

Khí tiết sáng ngời - Huy Phương

Huy Phương
    “Anh hùng có sá chi thua được,
    Tiết nghĩa nào phai với đất trời.”(Thủ Khoa Huân)
Chúng ta đã biết một nước Nhật anh hùng, người Nhật có trách nhiệm với dân tộc và tổ quốc. Trong chính quyền, các viên chức gây ra sự tổn thất hay tai nạn trong phần trách nhiệm của mình đều tự xử bằng cách nhận lỗi và từ chức.

Những sĩ quan Nhật lúc sa cơ thất trận biết chọn cái chết cho mình để tròn khí tiết. Trận Okinawa với quân đội Mỹ kéo dài 82 ngày, kết thúc vào tháng 6, 1945, trong những giờ phút cuối cùng biết không giữ nổi đất đai của tổ quốc, ngày 15 tháng 6, trong một hang động lớn, Ðại Tá Kanayama, trung đoàn trưởng Trung Ðoàn 27BB tập hợp 102 người còn lại của trung đoàn. Ông ta làm lễ đốt quân kỳ trung đoàn và nói:

“Trong ba tháng vừa qua, anh em đã cùng tôi chiến đấu. Lòng dũng cảm, chí hy sinh, sức chịu đựng của anh em, lịch sử sẽ khắc sâu. Nay tôi nói lời cám ơn anh em đã phục vụ quên mình. Giờ đây, tôi tuyên bố giải thể trung đoàn. Từ nay trở đi, anh em không còn bị ràng buộc, tôi lãnh trách nhiệm về việc này. Riêng tôi, tôi sẽ vĩnh viễn ở lại đây. Nhưng tôi cấm anh em theo tôi. Ra lệnh cho anh em phải sống để kể lại cho hậu thế biết quân đội Nhật Bản đã anh dũng chiến đấu như thế nào ở Okinawa.”

Ðoạn Ðại Tá Kanayama rút gươm mổ bụng. Ðại Úy Sato chặt đầu người chỉ huy theo đúng nghi thức rồi hô to Tenn Mheika banzai! (Thiên Hoàng vạn tuế), dứt tiếng hô, ông chĩa súng lục vào đầu bóp cò tự sát.

Cũng trong ngày 21 tháng 6, trong chỉ huy sở của mình tại Mabumi,

Tướng Ushijima và mọi người đều hớt tóc, cạo râu. Sau đó ông viết thư trình lên Thiên Hoàng Hiro Hito báo cáo về tình hình chiến sự tại Okinawa và tạ tội không giữ được đảo. Thư được điện về Bộ Tổng Tham Mưu quân đội Hoàng Gia tại Tokyo. Cuối cùng, ông nói với Ðại Tá Yahara:

“Ðại Tá Yahara, ông cũng như tôi lẽ ra phải tự sát. Nhưng tôi ra lệnh cho ông ở lại. Nếu ông chết, sau này còn ai có thẩm quyền để kể lại về trận chiến Okinawa này. Mặc dù sống sau khi thua trận là nhục nhã, nhưng tư lệnh của ông ra lệnh cho ông phải chịu cái nhục này.”

Yahara do đó là sĩ quan cao cấp bên phía Nhật sống sót sau trận đánh và về sau ông đã cho xuất bản cuốn sách mang tựa đề “Trận Ðánh Vì Okinawa.”

Chiều ngày 22 tháng 6, Tướng Ushijima và Tướng Cho quỳ gối hướng về phía Bắc (hướng Hoàng Cung) vái ba vái và tiến hành lễ tự sát. Tướng Cho đưa cổ cho Ðại Úy Sakaguchi chém đầu. Tướng Ushijima lấy gươm tự mổ bụng, tiếp theo đó bảy sĩ quan tham mưu cùng tự sát. Ngày 2 tháng 7, trận Okinawa chính thức chấm dứt.

Hai tháng sau trận Okinawa, trong giai đoạn cuối cùng của Ðệ II Thế Chiến, Mỹ đã thả hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima and Nagasaki của Nhật Bản, sáu ngày sau, 15 tháng 8, 1945, Nhật Hoàng mới dứt khoát chấp nhận Tuyên ngôn Potsdam, đồng ý đầu hàng. Biết tin này, một số sĩ quan trẻ trong quân đội Nhật định làm đảo chính, định tiêu diệt phái chủ hàng và buộc nhà vua chấp nhận quyết chiến đến cùng. Nhưng cuộc đảo chính đã không xẩy ra, khi lệnh đầu hàng ban ra, nhiều tướng lĩnh và sĩ quan đã tự sát, trong đó có Bộ Trưởng Lục Quân Anami, Ðại Tướng cựu Tổng Tham Mưu Trưởng Sugiyama, Ðại Tướng Tư Lệnh miền Ðông Tanaka…

Vào tháng 4 năm 1975, khi quân đội Cộng Sản đang trên đường tiến vào Nam Vang, người Mỹ đã mời Thủ Tướng Sirik Matak và toàn bộ chính phủ Miên nên ra đi, vì ở lại thì sẽ bị Khờ Me Ðỏ sát hại.

Ngày 16 tháng 4 năm 1975, Thủ Tướng Sirik Matak đã viết một lá thơ vô cùng cảm động gởi cho đại sứ Mỹ tại Nam Vang là ông John Gunther Dean.

Lá thư đầy nghĩa khí và tiết tháo của một người anh hùng “sinh vi tướng, tử vi thần,” nhưng cũng đầy cay đắng như sau:

“Tôi chân thành cám ơn lá thư của quý ông, và ngỏ lời đưa tôi đến bến bờ tự do.

Tôi thì không thể rời bỏ nơi này một cách hèn nhát đến thế.

Ðối với quý ông và nhất là đối với đất nước nhân hậu này, tôi chưa hề tin rằng quý ông có ý nghĩ từ bỏ một dân tộc muốn tìm chọn tự do.

Quý ông đã từ chối bảo vệ chúng tôi và chúng tôi đành bó tay. Quý ông đã rời bỏ chúng tôi, chúng tôi thật lòng ao ước quý ông và quý quốc sẽ tìm thấy hạnh phúc dưới bầu trời này.

Nhưng hãy nhớ rõ điều này, nếu tôi có chết ngay bây giờ, trên mảnh đất mà tôi yêu mến, thì cũng chỉ vì mọi người sinh ra rồi sẽ có ngày trở về cát bụi.

Tôi chỉ có một lỗi lầm là đã tin vào người Mỹ các ông.

Xin ngài, người bạn quý, nhận nơi đây lòng biết ơn chân thành của tôi.” (Hoàng Tử Sirik Matak)

Khi Khờ Me Ðỏ vào toàn bộ chính phủ Miên đều bị giết, riêng gia đình ông Sirik Matak, từ con cháu đến các người giúp việc trong nhà ông đều bị Khmer Ðỏ sát hại.

Trong những ngày cuối cùng của VNCH,

Trước khi người Mỹ quyết định bỏ mặc cho VNCH tự chiến đấu chống cộng sản, Ðại Sứ Martin của Hoa Kỳ đã chính thức gặp Tổng Thống Trần Văn Hương và mời tổng thống rời khỏi nước, đi đến bất cứ xứ nào, ngày giờ nào với phương tiện nào, cũng như hứa sẽ bảo đảm cho tổng thống một đời sống xứng đáng với cương vị tổng thống cho đến ngày trăm tuổi.

Tổng Thống Trần Văn Hương đã trả lời:

“Thưa ông đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Ðã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó. Nay ông đại sứ đến mời tôi bỏ nước ra đi, tôi rất cám ơn ông. Nhưng tôi đã suy nghĩ và quyết định dứt khoát ở lại nước tôi. Tôi cũng dư biết Cộng Sản vào được Saigon, bao nhiêu đau khổ nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia sẻ với họ một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nỗi thống khổ của người dân mất nước. Cám ơn ông đại sứ đã đến viếng tôi.”

Ngày 30 tháng 4, 1975, Saigon thất thủ sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng quân Bắc Việt, Quân Ðội Việt Nam chúng ta không thiếu anh hùng: bốn tướng lãnh VNCH đã tự sát, đó là :

Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh Vùng 2 Chiến Thuật,

Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Vùng 4 Chiến Thuật,

Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh SÐ21BB,

Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh SÐ5BB.

Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đã dùng độc dược, và ba tướng lãnh sau dùng súng ngay tại Bộ Chỉ Huy của mình.

Cũng như Ðại Tá Kanayama, trung đoàn trưởng Trung Ðoàn 27BB của trận Okinawa, Tướng Vỹ của Bình Dương đã triệu tập một phiên họp bất thường, thật ngắn ngủi, để giải thích cho mọi người rõ lệnh đầu hàng. Ông nói: “Lệnh bắt chúng ta buông súng bàn giao cho địch, nói thẳng ra là đầu hàng… Vì tôi là một tướng chỉ huy mặt trận, tôi không thể thi hành được lệnh này. Tôi nghĩ thân làm tướng là phần nào đã hưởng vinh dự và ân huệ của Quốc Gia hơn các anh em, nên tôi phải chọn lấy con đường đi riêng cho tôi.”

Cảm thấy nỗi nhục thất trận, không phải chỉ hàng tướng lãnh.

Cấp tá như:

Trung Tá CSQG Nguyễn Văn Long, đã tự bắn vào đầu, chết dưới chân tượng TQLC trước Quốc Hội, Trung Tá Trần Ðình Chi, An Ninh Quân Ðội đã tự sát tại văn phòng ông ở Biên Hoà.

Một hạ sĩ quan Quân Cảnh đã kết liễu đời binh nghiệp của mình tại Biệt Khu Thủ Ðô, và Nhiều binh sĩ Nhảy Dù đã choàng vai vây vòng tròn với nhau trên đường lui ở Ngã Ba Ông Tạ, cũng như những toán TQLC trên bãi biển Tư Hiền (Ngã Tư Bẩy Hiền), với những quả lựu đạn mở chốt để cùng chết với nhau.

Quyết định chọn cái chết là khó, nhưng cái chết diễn ra rất nhanh, chọn sự sống là dễ, nhưng sự sống kéo dài làm người ta tủi nhục.

Trong khi đó ngày 7 tháng 5, 1954, Ðiện Biên Phủ thất thủ, Tướng chỉ huy De Castries đã ra đầu hàng, bị bắt làm tù binh và được trao trả sau Hiệp Ðịnh Genève. Ông rời quân ngũ năm 1959 và qua đời năm 1991 tại Paris, Pháp. Ông có trở lại thăm chiến trường xưa nhưng không hề ca tụng kẻ thù.(Đại Tá De Casriies được Chính Phủ Pháp thăng lên cấp Thiếu Tướng khi đang bị vẫy hãm trong lòng chảo Điện Biên. Tổng Thống Pháp muốn Đại Tá tuẫn tiết ở đó. Nhưng…..). Trái lại Ðại Tá Bigeard, bị bắt tại Ðiện Biên Phủ, sau 50 năm đã ca tụng kẻ thù và chê quân đội Pháp. Tương tự như vậy, bên cạnh những hào kiệt đã tuẫn tiết, quân đội chúng ta cũng có những mạt tướng không chịu chết cho đời thương tiếc, mà sống để lại ô danh và tủi nhục cho đồng đội đã hy sinh xuơng máu cho sự nghiệp, chạy về quị lụy ôm chân kẻ thù xưa.

Bên cạnh những anh hùng, cũng có những kẻ hèn hạ phản bội.

Chúng ta liên tưởng đến hai câu thơ của Cụ Phan Bội Châu:
    Dù lịch sử, cha ông thây kệ Nhục hay vinh họ kể gì đâu!
Người xưa đã nói: “Không lấy thành bại mà luận anh hùng.”

Nếu hôm nay chúng ta mỗi năm đến ngày 30 tháng 4 còn ngẩng mặt nhìn đời được là nhờ hào quang của những người đã chết, rửa mặt cho miền Nam. Còn chúng ta sống, kéo dài cuộc sống làm sao để cho khỏi hổ thẹn

Huy Phương


Thursday, May 3, 2012

QUỐC HẬN & QUỐC THÙ 30/4 - Nguyễn Phúc Liên

Nguyễn Phúc Liên
Geneva, 30.04.2012

Ngày QUỐC HẬN 30/4 không thể nào có thể xóa đi được bởi vì nó ghi lại một thảm trạng không phải chỉ cho dân Miền Nam thời 1975 còn ở lại hay đã ra đi. Cái thảm trạng này không phải là một biến cố Lịch sử được ghi ở một ngày tháng, mà được khắc sống động vào lòng mỗi người dân Việt, không phải chỉ ở những người lớn tuổi trực tiếp sống thời điểm 1975, mà còn ở lớp hậu sinh sau năm 1975 vẫn chịu hậu quả của thảm trạng 30/4/1975. Ngày QUỐC HẬN 30/4 không phải ở tình trạng thụ động trong lòng một số người ôm mối hận mà than khóc để người ta có thể xóa dần với thời gian. Nhưng ngày QUỐC HẬN 30/4 đang trở thành ngày QUỐC THÙ với ý chí ĐỘNG để sinh tồn của từng lớp người TRẺ Việt Nam đang phải sống dưới một Cơ chế CSVN cướp bóc, hà hiếp dân mình, rồi đem Lãnh thổ và Lãnh hải Tổ Tiên cung hiến cho ngoại bang. Ngày QUỐC HẬN 30/4 được sống mãi trong ý chí QUỐC THÙ mà Tiền Nhân đã un đúc triền miên qua nhiều ngàn năm Lịch sử của Dân Tộc đấu tranh để sinh tồn.

Chúng tôi tìm hiểu hai chữ HẬN và THÙ. Theo VIỆT NAM TỰ ĐIỂN của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ xuất bản do Nhà sách Khai Trí năm 1970, thì chữ HẬN và chữ THÙ được định nghĩa như sau:

* HẬN có nghĩa là “Giận, Oán trong lòng “

* THÙ có nghĩa là “Nỗi oán giận ghim trong lòng chờ ngày làm cho lại gan với người đã hại mình hay hại người thân mình “; “Người đã hại mình, cướp giựt tài sản, giết chóc người thân, đồng bào hay cướp nước mình“; “Ghim mối hận trong lòng và tìm dịp hoặc chờ dịp làm cho lại gan đối với kẻ thù.” Hai Soạn giả TỰ ĐIỂN còn trích câu thơ:
    Bà Trưng quê ở châu Phong, Giận người tham bạo, THÙ chồng chẳng quên
Dân tộc Việt Nam, với ý chí đấu tranh để sinh tồn qua giòng Lịch sử không thể ngồi ôm sự đau buồn của ngày 30/4 một cách ủ rũ cam chịu số phận, mà chắc chắn nuôi ý chí BÁO THÙ bằng hành động đối với Cộng sản Việt Nam, một đảng đảng cướp không còn tình người, đã và đang tiếp tục chất chồng lên Dân Tộc những tội ác, đã và đang dâng Lãnh Thổ và Lãnh Hải cho Tầu. Những tội ác đã và đang chất chồng lên Dân Tộc và tội bán nước đã và đang phạm hiện nay tất nhiên không cho phép người Dân Việt, từ lớn tuổi đến hậu duệ, ngồi yên. Dân Việt sẽ vùng lên diệt kẻ thù CSVN. Diệt kẻ thù CSVN ở đây có nghĩa là thi hành CÔNG LÝ cho các Thế Hệ Dân Việt và cho chính Tổ Tiên nữa.

Ngày 30/4 là ngày QUỐC HẬN và mang ý chí đấu tranh của ngày QUỐC THÙ vậy.

Giáo sư Tiến sĩ kink tế Nguyễn Phúc Liên