Tuesday, May 31, 2011

Những trí thức "chồn lùi"


TẠI SAO THỜI NÀO CŨNG CÓ MỘT SỐ NGƯỜI TRÍ THỨC BƯNG BÔ CHO VIỆT CỘNG?

    Mùa xuân hoa nở muôn mầu
    Còn người trí thức ... đếm đầu ngón tay

    (HSG)
Lê Duy San

Trí thức, hiểu theo nghĩa thông thường của người bình dân, là người học cao, hiểu rộng, biết nhiều. Bởi vậy những người có bằng cấp cao, ít nhất từ bậc Cử Nhân trở lên hoặc các học giả, đều được liệt vào thành phần trí thức (1). Vì học cao, nên người trí thức thường được đảm trách những chức vụ thuộc hàng lãnh đạo. Vì thế họ thường mắc bệnh tự cao, tự đại, tự kiêu, tự phụ, coi thường người khác, nhất là những người không có bằng cấp bằng mình. Thực ra con người đáng khinh hay đáng trọng không phải là ở bằng cấp thấp hay cao, mà là ở phẩm cách (dignity) của người ấy thế nào, cao hay thấp, có đáng kính trọng hay không. Không thiếu gì nhưng ông trí thức bằng cấp rất cao, nhưng phẩm cách không có, tính tình hèn nhát, ích kỷ, làm gì cũng chỉ sợ hại đến thân trừ phi có danh, có lợi.

I. Theo Việt Cộng vì yêu nước

Vào thập niên 1940, dưới thời Pháp thuộc, chưa có danh từ Việt Cộng mà chỉ có danh từ Việt Minh. Việt Minh hay Mặt Trận Việt Minh là mấy chữ viết tắt của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội cũng như Việt Nam Quốc Dân Đảng gọi tắt là Việt Quốc, Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội gọi tắt và Việt Cách. Mặt trận Việt Minh được Hồ Chí Minh thành lập vào tháng 5/1941 mà thành phần đều là đảng viên đảng Cộng Sản VN sau khi Đảng Cộng Sản Việt Nam chịu áp lực của Cộng Sản Nga phải đổi tên thành Đảng Cộng Sản Đông Dương vào tháng 10/1930. Sau khi Nhật đầu hàng và Việt Minh cướp được chính quyền từ chính phủ quốc gia Trần Trọng Kim vào ngày 19/8/1945, để lấy lòng và cũng để lừa gạt các đảng phái quốc gia, đảng Cộng Sản Đông Dương tức đảng Cộng Sản Việt Nam (2) đổi tên là Đảng Lao Động tức đảng Cộng Sản trá hình vào tháng 11/1945.

Lúc đầu 2 chữ Việt Minh không có nghĩa xấu. Nó chỉ là hai chữ viết tắt của bẩy chữ Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, một mặt trận do Cộng Sản Việt Nam dựng lên nhưng nhiều người quốc gia không biết nên đã tham gia. Và một chính phủ liên hiệp đầu tiên đã được thành lập vào ngày 2/3/46 mà ông Hồ Chí Minh là Chủ Tịch và cụ Nguyễn Hải Thần (lãnh tụ Việt Cách) là Phó Chủ Tịch. Chính vì vậy mà khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ vào ngày 19/12/1946, rất nhiều thành phần trí thức và tiểu tư sản đã đi theo mặt trận này trong đó có Luât Sư Nguyễn Mạnh Tường, Bác Sĩ Đặng Văn Ngữ, Học Giả Đào Duy Anh, Giáo Sư Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Hà v.v… để kháng chiến chống Pháp.

Nhưng dần dần chúng (Việt Minh) tìm cách loại trừ những thành phần quốc gia và để lộ nguyên hình là Cộng Sản nên nhiều người quốc gia đã phải trốn về Hà Nội tạm thời cộng tác với người Pháp để chống lại Việt Minh. Vì thế những người quốc gia này bị mang tiếng xấu là theo Pháp chống lại nhân dân. Thực ra thì bọn chúng còn tệ hơn vì chúng đã theo Nga, theo Tầu để để đưa cả dân tộc vào vòng nô lệ.

Sau hiệp định Geneve 1954 chia cắt đất nước, bắc vĩ tuyến 17 thuộc chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tức Việt Minh, nam vĩ tuyến 17 thuộc chính phủ quốc gia Việt Nam (lúc đó chính phủ quốc gia Việt Nam còn nằm trong khối Liên Hiệp Pháp tức vẫn còn lệ thuộc Pháp). Những người theo Việt Minh tại miền Nam vẫn còn tin tưởng Việt Minh là người yêu nước và vẫn chưa biết rõ Việt Minh là Cộng Sản nên đã theo lời dụ dỗ của Việt Minh tập kết ra Bắc. Còn thành phần cộng sản chính hiệu được Việt Minh (tức Cộng Sản) gài ở lại để bí mật hoạt động phá hoại miền Nam sau này.

Khi chính phủ miền Nam Ngô Đình Diệm truất phế Hoàng Đế Bảo Đại, thành lập nền đệ nhất Công Hoà Việt Nam và thoát ra khỏi vòng lệ thuộc người Pháp, chính phủ Việt Nam Cộng Hoà phát động phong trào tố Cộng, thì hai chữ Việt Minh không còn được dùng nữa mà thay vào đó hai chữ Việt Cộng để chỉ thẳng bọn Cộng Sản Việt Nam đang nằm vùng và hoạt động tại miền Nam cũng như bọn Cộng Sản Hà Nội đang cai trị miền Bắc để chỉ bọn người độc ác, giết hại dân lành, nhất là trong cuộc cải cách ruộng đất xẩy ra vào những năm 1953, 1954, 1955 và 1956 tại miền Bắc, và luôn luôn ăn gian, nói dối?

II. Theo Việt Cộng vì bất mãn và chưa rõ chế độ Cộng sản thế nào

Sau năm 1954, có thể nói hầu hết người dân miền Nam đều biết chính phủ miền Bắc theo Cộng Sản. Nhưng vì sự bưng bít của chế độ Cộng Sản miền Bắc nên hầu hết chỉ biết chủ nghĩa Cộng Sản qua sách vở và vẫn nghĩ rằng đó là một chủ nghĩa tốt đẹp. Do đó khi thấy chế độ Cộng Hòa Việt Nam tại miền Nam hạn chế một số quyền tự do để đối phó với sự phá hoại của bọn Việt Cộng nằm vùng thì một số trí thức cho là độc tài, là phản dân chủ. Một số trí thức khác, vì không được ăn trên, ngồi trốc thì bất mãn, chống đối. Lợi dụng tình trạng này, bọn Việt Cộng miền Bắc đã lập ra Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vào năm 1960 để thâu nạp bọn trí thức bất mãn nhưng hám danh, hám lợi này. Trong số bọn trí thức bất mãn nhưng hám danh này chúng ta thấy có Huỳnh Tấn Phát, Trịnh Đình Thảo, Nguyễn Hữu Thọ, Dương Quỳnh Hoa, Trương Như Tảng, Tôn Thất Dương Kỵ v.v… Còn một số khác thì khôn hơn, tuy thích Việt Cộng, nhưng không dám đi theo. Chúng vẫn ăn cơm quốc gia, nhưng lại chỉ trích chế độ miền Nam. Đó là bọn mang danh thành phần thứ ba như Trần Ngọc Liễng, Lý Qúy Chung, Nguyễn Hữu Chung, Lý Chánh Trung, Dương Văn Ba, Ngô Công Đức v.v… Bọn này cũng hám danh, ngây thơ về chính trị, nhưng lại thích làm chính trị và rất hèn. Sống dưới chế độ có tự do, dân chủ như chế độ Cộng Hoà Việt Nam, thì lợi dụng tự do dân chủ để chống đối. Nhưng khi sống dưới chế độ độc tài Cộng Sản thì im hơi, lặng tiếng, không dám chống đối lấy nửa lời.

III. Theo Việt Cộng vì hám danh, hám lợi

Sau 30 tháng 4 năm 1975, và nhất là sau khi Nga và các nước Đông Âu theo chế độ Cộng Sản xụp đổ, có thể nói là không còn ai tin tưởng ở chế độ Cộng Sản nữa, kể cả bọn Cộng Sản.

Một người dân Saigon, anh Nguyễn Quốc Chánh đã làm một bài thơ nhan đề “Quê Hương và Chủ Nghĩa” có những câu như sau:
    Chủ nghĩa dạy em, thù hận hờn căm
    Chủ nghĩa dạy em, độc ác bất nhân
    Chủ nghĩa dạy em, lọc lừa xảo trá
    Chủ nghĩa dạy em, dối gian trăm ngả

    Chủ nghĩa dạy em, bội phản vong ân
    Chủ nghĩa dạy em, giết chết lương tâm
    Chủ nghĩa dạy em, vô thần đấu tố
    Chủ nghĩa mù, rước voi dày mả Tổ

    Chủ nghĩa ngu, thờ đồ tể ngoại bang
    Chủ nghĩa bưng bô, xây dựng thiên đàng
    Chủ nghĩa lừa em, những con bò sữa
    Chủ nghĩa bất lương, ma cô nhà chứa

    Chủ nghĩa tú bà, dụ dỗ thơ ngây
    Chủ nghĩa cò mồi, vơ vét luôn tay
    Chủ nghĩa cai thầu, bán buôn Tổ-Quốc
    Chủ nghĩa lưỡi câu, móc mồi dân tộc

    Chủ nghĩa bịp lừa, bánh vẽ tự do
    Chủ nghĩa cá ươn, tư tưởng vong nô
    Chủ nghĩa chết đi, Quê Hương vẫn sống
Vâng, Chủ nghĩa chết đi, nhưng Quê Hương vẫn sống. Không những vẫn sống mà còn sẽ sống oai hùng, sống vinh quang chứ không phải sống nhục nhã như bây giờ. Chủ nghĩa nào vậy ? Xin thưa đó là Chủ Nghĩa Cộng Sản.

Chính vì thế mà 4 nước còn lại theo chế độ Cộng Sản là Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn và Cu Ba thì hai nước lớn nhất là Trung Hoa và Việt Nam đã phải từ bỏ nền kinh tế chỉ huy (nền tảng của chủ nghĩa Cộng Sản) để chuyển sang nền kinh tế thị trường tức nền kinh tế của tư bản chủ nghĩa để sống còn. Vậy mà vẫn có một số trí thức Việt Nam thích Việt Cộng là tại sao? Xin thưa đó chỉ vì hai chữ LỢI và DANH. Đây là bọn người vô liêm sỉ, không đáng mang danh là trí thức. Chúng là một bọn hèn nhát. Khi thấy khổ và biết không thể làm ăn được gì dưới chế độ Cộng Sản thì co giò chạy trước. Nay thấy bọn Việt Cộng nới lỏng một chút, cho phép làm ăn hoặc bố thí cho một chút danh hão như làm giáo sư đại học không lương, cố vấn không lợi là tâng bốc chúng, hoan hô chúng không biết ngượng miệng. Chính bọn trí thức này làm cho người trí thức bị khinh khi bỉ lây. Chính bọn trí thức này làm cho Mao Trạch Đông coi thường và đánh gía trí thức không bằng cục phân.

Tóm lại, ngày nay, chẳng ai còn coi chủ nghĩa cộng sản là lý tưởng, chế độ cộng sản là tốt đẹp, ngay cả một người bình thường chứ đừng nói là người có học thức cao. Nhưng giới nào cũng vậy, luôn luôn có một số người vì lợi mà quên hết cả nghĩa lễ liêm sỉ. Giới trí thức cũng vậy, cũng có một số người, không những hám lợi mà còn hám cả danh nên cũng quên hết cả nghĩa lễ liêm sỉ để tâng bốc Việt Cộng chứ thực tâm chúng cũng chẳng ưa gì Việt Cộng. Chẳng qua cũng chỉ là lợi dụng nhau mà thôi. Ngày xưa còn có người vì không hiểu chủ nghĩa Cộng Sản, vì lòng yêu nước, dám bỏ cuộc sống sung sướng ở ngoại quốc về nước theo Việt Minh để chiến đấu chống Pháp. Còn ngày nay thử hỏi có ai không hiểu chủ nghĩa Cộng Sản, có ai tin bọn Việt Cộng yêu nước mà bỏ nghề nghiệp tốt đẹp, cuộc sống yên vui ở ngoại quốc để về nước phục vụ cho chúng để mang tiếng là đồng lõa với bọn bán nước, phản bội tổ quốc? Hay vẫn chỉ có bọn trí thức thân Cộng dung cái miệng tung hô để mong kiếm chút cơm thừa, canh cặn, chút danh hão, nhưnh vẫn sinh sống ở ngoại quốc? Bọn Việt Cộng cũng không phải là không biết. Nhưng lợi dụng được chút nào thì chúng vẫn lợi dụng. Kẻ nào ngu dốt muốn đút đầu vào rọ thì ráng mà chịu.

Để kết thúc cho bài này, xin mượn mấy câu thơ sau của Trần Chiêu Yên:
    Trí Thức Ngưu Đầu
    Khốn thay cho lũ đại ma đầu
    Háo lợi cầu vinh, rõ bọ sâu
    Đón gió trở cờ mơ bổng lộc
    Nằm vùng phản quốc mộng công hầu
    Rợ hồ mấy thuở dung hòa nhỉ
    Đảng cộng bao giờ thay đổi đâu ?!
    Trí thức tham danh thành tặc tử
    Ngưu đầu há dễ giấu đầu trâu !
Lê Duy San
30/4/10

Chú thích:
(1) Thực ra một người được gọi là trí thức không những cần phải có học vấn cao, có phẩm cách nghĩa là phải biết giữ nghĩa lễ liêm sỉ mà còn phải có lý tưởng.
(2) Đảng Cộng Sản VN được Hồ Chi Minh thành lập vào tháng 2/1930.
Theo Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia thì mặt trận Việt Minh được thành lập vào ngày 19/5/41 bởi Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh. Nhưng trên thực tế, người ta chỉ biết tới hai chữ Việt Minh từ sau ngày Nhật đầu hàng tức sau ngày 15/8/1



Friday, May 27, 2011

Thư Trả Lời Việt Dũng - Đỗ Văn Phúc

Đỗ Văn Phúc

Tôi có nhận được từ một người bạn, bài viết của Việt Dũng phê bình bài này của tôi.

Xin cám ơn anh Việt Dũng đã có những nhận xét rất đúng về sự thiếu sót của tôi. Và cũng xin ghi nhận những lời phê bình bình tĩnh, hoà nhã của anh; thể hiện phong cách của một người có giáo dục và tư cách. Đó cũng là phong cách cư xử đứng đắn giữa những chiến hữu với nhau.

Đúng như Việt Dũng đã viết, tôi đã quá đặt nặng việc phê phán những hiện tượng tiêu cực trong giới nghệ sĩ, mà thiếu phần cỗ vũ những khía cạnh tích cực của những nghệ sĩ có tinh thần cộng đồng, lập trường Quốc Gia, Họ là những viên ngọc cần được nâng niu và khích lệ.

Nhưng trong một cách nhìn bao quát, thì đa số các nghệ sĩ chuyên nghiệp thường chiều theo thị hiếu của khán giả để còn đứng được trên sân khấu. Trong khi đó, một phần nhỏ những nghệ sĩ nặng tình Quốc Gia thì có mục tiêu là phục vụ đấu tranh cho dù bị thua thiệt về nhiều mặt trong cuộc sống. Và tôi tin rằng họ chấp nhận hy sinh như thế cũng như những nhà tranh đấu khác.

Khi nhắc đến các sinh hoạt văn nghệ, thì thường có hai loại hình cho hai mục đích khác nhau:

1. Những buổi nhạc hội, dạ vũ có bán vé thì khán giả là quần chúng bình thường. Thị hiếu của họ là các loại nhạc tình cảm nặng về giải trí. Khán giả chỉ ưa nhìn các ca sĩ trẻ tuổi hay nổi danh vang bóng một thời với những xiêm y màu sắc rực rỡ, vơí lối diễn tả ướt át, khêu gợi; nhạc điệu mùi mẫn hay giật gân.

Những kẻ xướng ca vô loài
2. Trong khi những sinh hoạt nghiêm trang của Cộng Đồng để kỷ niệm những ngày trọng đại, thì khán giả là thành phần chọn lọc, mà chỉ thích hợp với các bản nhạc thiên về lòng ái quốc, đấu tranh. Đó là sở trường của các nghệ sĩ như Việt Dũng, Nguyệt Ánh. Và than ôi, ban tổ chức chỉ có khả năng trang trải chút sở phí di chuyển, ăn ở cho các bạn chứ không thể trả cát sê hàng chục ngàn như khi mời Như Quỳnh, Ý Lan… Dù những ca sĩ sau này chưa chắc đã hát hay hơn các ca sĩ Hưng Ca.

Lần nữa, xin cám ơn Việt Dũng, và cũng nhân đây, xin tỏ lòng ngưỡng mộ đối với những người Việt tị nạn (trong đó có các nghệ sĩ) dù bao năm qua, vẫn giữ vững lập trường không bán tư cách, tài năng vì danh vọng và tiền bạc để phản bội lý tưởng chung.

Cũng xin thưa với Việt Dũng, không chỉ có các nghệ sĩ phản thùng, mà ngay trong anh em cựu quân nhân, cựu tù nhân chính trị chúng tôi, cũng không thiếu những kẻ đã quay đầu, chạy về Việt Nam tâng bốc cái chế độ mà họ đã từng chiến đấu chống lại và từng bị ngược đãi sau chiến tranh. Cũng có những kẻ tuy còn cư ngụ tại các nước tự do, nhưng đã lập lờ làn ranh Quốc Cộng, vì chút lợi sẵn sàng ngồi chung mâm với kẻ thù hay vớ bọn tay sai của giặc..

Bọn này còn tệ và đáng khinh bỉ hơn các nghệ sĩ phản thùng rất nhiều.

Đỗ Văn Phúc
Austin May 26, 2011
________________
    Tệ Trạng Ca Sĩ Hải Ngoại Về Ca Hát Ở Việt Nam
Viet Dzung

Đọc bài viết của ông Đỗ Văn Phúc về vấn đề ca sĩ hải ngoại về ca hát ở Việt Nam, tôi không thể chạnh lòng và không thể không viết lên một vài suy nghĩ về vấn đề này.

Ngay từ đầu bài viết, ông Đỗ Văn Phúc trích lời ông Đào Duy Từ để khép tất cả các nghệ sĩ vào bốn chữ “Xướng ca vô loài”, và cho dù ở cuối bài, ông viết thêm một câu rằng “Nhưng cũng xin đừng vơ đũa cả nắm mà mắng mỏ người ta là xướng ca vô loài, tội nghiệp cho những nghệ sĩ có lòng và có tư cách”.

Nội dung trong bài viết chỉ quy trách những nghệ sĩ đã về Việt Nam trình diễn, nhưng tác giả đã không nhìn thấy rằng con số nghệ sĩ về Việt Nam trình diễn trong suốt 36 năm qua, chỉ khoảng VÀI CHỤC người, trong tổng số cả ngàn nghệ sĩ tại hải ngoại, tức là một tỷ lệ rất ít so với tỷ lệ Việt kiều về nước thăm quê hương và sĩ số người Việt trên toàn thế giới.

Điều tôi muốn nói lên ở đây là có những nghệ sĩ mà cho đến nay, tấm lòng của họ dù đã bao nhiêu lần được mời, được trả bằng những số tiền khổng lồ, nhưng vẫn từ chối về Việt Nam trình diễn. Những trường hợp điển hình như nữ danh ca Thanh Thúy, dù đã về Việt Nam nhiều lần để làm việc từ thiện, nhưng vẫn quyết tâm không bao giờ hát cho chế độ ở trong nước. Còn rất nhiều những ca sĩ khác, già có, trẻ có, thế hệ cũ có, thế hệ mới có, không bị choáng mắt bởi những số tiền khổng lồ, không vì đam mê danh vọng hão huyền, vẫn trung thành với cộng đồng người Việt tại hải ngoại, vậy thì tại sao chỉ có những lời chê bai nghệ sĩ, mà không hề có một lời vinh danh những người đó?

Trước đây dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, chính quyền Việt Nam có cả một bộ Dân vận và Chiêu hồi, có cả một lực lượng nghệ sĩ hùng hậu, từ ca sĩ cho đến nhạc sĩ sáng tác, có cả một ngân khoản lớn lao để tài trợ cho các chương trình đó. Thế nhưng ra tới hải ngoại, những nghệ sĩ đấu tranh chỉ hoạt động trong cô đơn, âm thầm. Từ một Trầm Tử Thiêng với những ca khúc để đời, đến Trần Thiện Thanh với những bài hát về lính, và ngay cả mới đây là nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang, họ chỉ được vinh danh khi họ nhắm mắt lìa đời, và danh dự nhất đối với họ là phủ được lá cờ vàng ba sọc đỏ lên chiếc quan tài trước khi chôn cất. Thế nhưng khi còn sống, có ai nghĩ tới họ, và họ đã chết trong cô đơn nếu không muốn nói là có những trường hợp nghèo khó tột cùng.

Đó là chưa kể đến những tranh chấp trong cộng đồng. Một cộng đồng khi chia thành hai ba nhóm, nhóm này tranh chấp với nhóm kia, nhóm kia mời nghệ sĩ này về trình diễn thì nhóm này ngay lập tức nhao nhao lên chỉ trích, gọi nghệ sĩ đó là Việt gian, Việt cộng. Chuyện này xảy ra thường xuyên đến nỗi ngay cả những người có lòng nhất, nay cũng ngại khi phải về giúp cho một cộng đồng ở những thành phố đang có những chia rẽ trầm trọng giữa những người Việt quốc gia.

Những người còn sống, đã cả một đời viết và sáng tác nhạc tranh đấu, cũng chẳng hơn gì. Một Phan Văn Hưng ở Úc, một Nguyệt Ánh ở Hoa Thịnh Đốn, nhóm Phong Trào Hưng Ca, hay nhóm Tù Ca Xuân Điềm, có ai nghĩ đến việc yểm trợ họ không? Có ai nghĩ đến chuyện mua băng, mua video của họ không? Có cộng đồng nào nghĩ đến việc mời họ đến trình diễn và trả cachet tương xứng cho họ không? Hay chỉ là những tổ chức, những cộng đồng mời họ đến vào dịp 30 tháng 4, 19 tháng 6, trình diễn FREE miễn phí để đóng góp cho công cuộc đấu tranh của cộng đồng, rồi sau đó cũng chính cộng đồng hay tổ chức đó đã không hề nhớ đến họ khi đứng ra tổ chức đại nhạc hội Tết hay dạ vũ, và lấy tiền trả cho những ca sĩ khác với những số tiền lớn gấp ba gấp bốn để gây quỹ? Cho tới nay đã có một tổ chức nào, cộng đồng nào, hay ngay cả một nhóm nào vinh danh những nghệ sĩ đấu tranh này hay chưa? Hay chỉ vinh danh những tổ chức xã hội, từ thiện, những cá nhân khác? Ngay cả việc khuyến khích những người trẻ sáng tác và hát những nhạc phẩm tranh đấu cho dân chủ, cho nhân quyền, cho tự do, đã có ai làm hay chưa? Những câu hỏi đó thì có, nhưng không có câu trả lời.

Muốn có một cây tốt, thì phải ươm mầm tốt. Muốn có những nghệ sĩ nặng lòng với đất nước, thì phải có những chương trình khuyến khích, nâng đỡ họ. Chúng ta có những chương trình khuyến học, những trung tâm Việt ngữ để dạy cho trẻ quên tiếng Việt. Chúng ta cần thêm những người biết quý trọng những nghệ sĩ đã bỏ cả cuộc đời để dấn thân đấu tranh cho Việt Nam, cho tự do, cho dân chủ, hoặc đã dám hy sinh từ bỏ mọi quyền lợi, danh vọng, tiền bạc và trung thành với cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Mong rằng ý kiến này đóng góp thêm cho bài viết của tác giả, và cũng mong rằng cộng đồng người Việt tại hải ngoại nên nghĩ lại về thái độ của mình đối với những nghệ sĩ của chúng ta.

Viet Dzung

Tệ Trạng Ca Sĩ Hải Ngoại về Ca Hát ở Việt Nam Trách Chi Những Kẻ Chỉ Biết Lợi Nhuận - Đỗ Văn Phúc

Đỗ Văn Phúc

Ngày xưa, ông Đào Duy Từ tuy là một nhân tài lỗi lạc, nhưng vì là con của một đào hát cô đầu, nên không được đi thi để ra làm quan như các sĩ tử khác. Xã hội Việt Nam cho đến thời Cộng Hoà, vẫn coi những người hoạt động trong giới ca hát là thấp kém nhất; không có trong sự xếp loại “Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh”. Vì thế, mới có chữ “Xướng Ca Vô Loài”

Khác với xã hội Tây Phương mà nghệ thuật trình diễn đã được coi trọng từ hàng trăm năm trước, nhất là khi có quan điểm tân tiến về bình đẳng xã hội; Việt Nam ta vẫn coi nhẹ nghề ca hát, kịch trường. Một phần do ảnh hưởng phong kiến, một phần cũng do tự những giới trong nghề trình diễn phần lớn xuất thân kém cỏi và ít chịu thăng tiến về kiến thức và phẩm cách. Họ thường nổi lên do chút tài thiên phú. Có một số ít học, mà không qua các lớp đào tạo để có những kiến thức cơ bản trong nghề và các kiến thức về xã hội. Vì thế, một phần của giới này có lối sống buông thả, thiếu phẩm hạnh, thiên về lợi danh.

Theo làn sóng người di tản tị nạn Cộng Sản, các ca sĩ nhạc sĩ cũng có mặt rất sớm trên mảnh đất tự do. Sau đó, những chuyến vượt biên, đoàn tụ đã đem lại thêm rất nhiều người tài danh để đủ khả năng hình thành một sinh hoạt văn nghệ sống động tại Hoa Kỳ và các nước tự do – là món ăn tinh thần không thể thiếu được của những người Việt mới định cư, chưa hội nhập vào đời sống văn hoá hoàn toàn khác lạ của các nước sở tại.

Những năm khi còn ở trong các trại tù Cộng Sản, chúng tôi luôn luôn nuối tiếc về sự “khai tử” của nền văn hoá văn nghệ phong phú của miền Nam Tự do. Nhưng nhờ các ca, nhạc sĩ di tản, nền văn hoá, văn nghệ đã được hồi phục và phát triển mạnh. Các bản nhạc được ghi chép lại, trình diễn và phổ biến rộng rải đã trở thành niềm vui và hy vọng cho hàng triệu người Việt chúng ta không những ở hải ngoại mà cả ngay trong nước. Đó là điểm son mà chúng tôi không hề quên.

Người Việt hải ngoại đã trả công xứng đáng cho các ca, nhạc sĩ, các chương trình Thúy Nga, Asia, các đại nhạc hội tổ chức khắp nơi bằng sự tham dự đông đảo, bằng các bài báo vinh danh, quảng bá. Những tưởng rằng tấm lòng của họ sẽ chung thủy với sự cổ vũ, đùm bọc của đồng hương.

Nhưng mấy năm gần đây, làn sóng những ca (có vài nhạc sĩ) quay bước trở về Việt Nam để mua nhà, mở tiệm, ca hát càng ngày càng tăng. Thậm chí có những ca nhạc sĩ còn lếu láo tuyên bố ca tụng Cộng Sản và được Cộng Sản ban cấp bằng khen ve vuốt. Những người này không lâu trước đây còn đứng trên sân khấu Asia, Thúy Nga, mặc áo lính, hát những bài ca tụng chế độ Cộng Hoà, vinh danh người lính miền Nam; thì đùng một phát, trở mặt thấy xuất hiện trên sân khấu Sài Gòn. Có những ca sĩ trở mặt nhiều lần, từ đỏ sang vàng, kiếm được chồng sang, kiếm được chút vốn, lại trở từ vàng sang đỏ. Có kẻ sau khi về đỏ, bị lừa bịp, hất cẳng lại từ đỏ sang vàng nhanh đến chóng mặt.

Sự trở cờ, quay mặt này làm hao tốn không ít bút mực lời bàn trên các trang web, báo chí hải ngoại. Người ta lên án, chê bai thậm chí thoá mạ bằng nhiều chữ rất tàn độc. Đa phần là do các ca sĩ đã luống tuổi, giọng ca đã bể không còn hơi. Ở hải ngoại, khan giả còn chút cảm tình mà chấp nhận. Họ tưởng có thể mò về Việt Nam để được vỗ tay vì chút dư âm của dĩ vãng xa xưa. Người ta đã miệt thị những kẻ này bằng các chữ khó nghe như “con Nhện Trắng Gò Công”, “Nguyễn Cao Kỳ Cẩu”, “Trịnh Hủi” …

Người viết bài này đã hơn một lần lên tiếng đề nghị không nên mất thì giờ về những ca sĩ này. Vì xét cho cùng, họ không phản bội điều gì cả. Họ không tôn thờ lý tưởng nào mà chỉ là những người làm tiền, kiếm danh vọng. Ngoài một số ít các ca nhạc sĩ có trình độ, có ý thức chính trị như Lê Dinh, Duy Khánh, Lam Phương, Ngọc Minh … đa số không hề có chút lập trường, nhận thức chính trị nào. Họ ra đi khỏi Việt Nam là để trốn chạy một chế độ mà họ không thể sống thoải mái được như trong một xã hội tự do. Điểm này có vẻ nghịch lý, vì kinh tế cũng là một phần trong phạm trù chính trị. Nhưng trong thâm tâm họ, họ không có cái tầm nhìn như thế. Vì thế, khi có cuộc sống thoải mái ở nước ngoài, mà lại được đi về Việt Nam ca hát, thì họ tận dụng ngay cơ hội. Mục đích của họ chỉ là tiền và danh thôi.

Lỗi là tại chúng ta đặt quá nhiều kỳ vọng vào họ và đánh giá họ cao hơn nhiều thực chất của họ. Đơn thuần, họ là những nghệ sĩ, chỉ biết đồng tiền và danh vọng.

Những nhạc sĩ khi viết bản nhạc do tình cảm thắm thiết với đối tượng, âm điệu nhạc sẽ có hồn, và lời nhạc sẽ thanh thoát (đó là Chiều Mưa Biên Giới, Anh Đi Chiến Dịch, Ngày Trở Về, Quê Nghèo …); trái lại thì chỉ là những nốt sol, đô, mị ráp vội vàng cho đủ một bài ca, cho đúng nhạc lý, và lời thì chắp vá, ngọng nghịu đến vô duyên.

Người ca sĩ khi hát vì sự đồng cảm với nội dung bài hát thì giọng hát tuyệt vời, thấm vào từng thớ thịt, giòng máu người nghe, làm cho họ xúc động đến rơi lệ. Ngược lại, thì chỉ là một giải trí cho qua thời gian mà không để lại một ấn tượng nào.

Trong cuốn phim “From Here to Eternity”, khi Binh Nhì Angelo Maggio (do Frank Sinatra đóng) bị tên Thượng Sĩ Phì Lũ Fatso Judson (Ernest Borgnine) bắt nhốt và đánh chết; người bạn rất thân là Binh Nhì Robert Lee Prewitt (Montgomery Cliff) đã thổi ba hồi kèn tiễn biệt lúc sáng mai với nước mắt ràn rụa. Âm vang thổn thức từ đáy con tim của người lính nghệ sĩ đã làm cho cả doanh trại đều ngồi dậy nhìn ra và cảm xúc tột cùng.

Chúng ta đang sống trong một xã hội tư bản do chúng ta lựa chọn và chấp nhận (dù chì là sự lựa chọn bắt buộc giữa hai chế độ Tư bản và Cộng sản). Chế độ Tư bản dựa trên lợi nhuận, và luật cung cầu. Khi có cầu, thì mới có cung. Hết nhu cầu về phương diện này, thì nhà sản xuất xoay qua cung cấp cho mặt khác đang có nhu cầu nổi lên. Họ làm thế vì lợi nhuận chứ không hoàn toàn vì lòng yêu thương phục vụ khách hàng. Dù rằng trên các quảng cáo, luôn luôn mở miệng nói: ”We are here for you”. Phải nói rằng “we are here for money!” mới đúng.

Các ca nhạc sĩ, các nhà sản xuất băng đĩa không là ngoại lệ. Họ phải sống trước đã. Ngay cả anh chị em cựu tù nhân chính trị cũng thế thôi. Những năm mới qua Mỹ, đi làm thuê cho các hãng xưởng, họ rất hăng hái chống cộng. Họ lên án văn hoá phẩm VC, họ chê trách những ai nghe nhạc VC, đọc báo VC. Nhưng sau khi có một số vốn bỏ ra đầu tư, những người kinh doanh về sách báo, băng nhạc, phim ảnh đã sớm chiều theo thị hiếu khách hàng mà nhập cảng những băng nhạc, DVD từ Viêt Nam với nội dung ban đầu là những bài hát cho trẻ em, rồi đến những băng hài hước rẻ tiền, và sau đó, không ngần ngại nhập luôn những băng phim truyện mà chắc chắn có ít nhiều tuyên truyền cho CS.

Câu trả lời của họ luôn luôn là: “Mình buôn bán, thì khách hỏi gì phải tìm cho có!!!”

Các vị chủ chợ, địa ốc, chuyển tiền thì khỏi nói. Làm sao mà họ không bị quyến rũ bởi mức lời hàng chục, hàng trăm ngàn đô la mỗi tháng?

Chúng ta thử nghe một đoạn của ông Nam Lộc, một MC chuyên nghiệp mà nhiều người tị nạn rất ngưỡng mộ khi trả lời phóng viên Xuân Hồng của đài BBC trong chương trình “Lá Thư Hàng Tuần” phát thanh sáng Thứ Bẩy 26 tháng 5, 2007 tại Hoa Kỳ
    Trích:
    Xuân Hồng: Xin ông Nam Lộc cho biết các chương trình ca nhạc của Trung tâm Asia thường dựa vào những yếu tố nào để thực hiện?

    Nam Lộc: Thưa anh, Asia Entertainment là một trung tâm ca nhạc và sinh hoạt nghệ thuật tư nhân phục vụ cho khán thính giả người Việt tại hải ngoại. Do đó khi thực hiện các chương trình ca nhạc, chúng tôi hoàn toàn dựa vào cảm quan cùng nhu cầu thưởng ngoạn của người tiêu thụ. Chính vì thế mà hầu hết các nhạc phẩm được sử dụng và trình bày trong mọi đĩa nhạc đều là những ca khúc được khán thình giả yêu thích hoặc yêu cầu, vì nó phản ảnh đúng tâm trạng, hoàn cảnh cùng nỗi niềm và thị hiếu của người nghe. Có thế thì khán thính giả mới mua DVD và trung tâm mới có lợi nhuận để tiếp tục thực hiện các sản phẩm mới. Ngưng trích
Vậy thì khi Cộng Đồng tỵ nạn chống Cộng tích cực thì họ làm băng nhạc, hát các bài chống Cộng. Khi Cộng Đồng chống Cộng yếu đi, và có thể kiếm tiền ở quốc nội, thì họ đi hai hàng. Khi Cộng Đồng hải ngoại không còn là con bò sữa, do những đợt di dân sau này với hàng loạt khán thính giả mới đến Hoa Kỳ càng ngày càng đông không thiết tha gì với nhạc cũ miền Nam thì họ bắt buộc phải chuyển qua loại nhạc khác mà có thể là nhạc từ Việt Nam; hay mò về Việt Nam quay phim, ca hát ca tụng Việt Cộng để kiếm tiền ở Việt Nam.

Tóm lại, một khi đã bước vào vòng doanh thương, chỉ có tiền là "mục tiêu tối hậu". Tổ quốc, đồng bào chỉ là những khái niệm xa lạ, mơ hồ. Tiền đếm được, mua được những ước muốn, áo quần, nữ trang đua đòi vì nhu cầu ăn diện của giới nghệ sĩ rất cao.

Cái lỗi là do chúng ta đã kỳ vọng vào những điều mà họ không hề có; và đánh giá họ quá cao so với tầm vóc của họ. Nhưng cũng xin đừng vơ đũa cả nắm mà mắng mỏ người ta là xướng danh vô loài, tội nghiệp cho những nghệ sĩ có lòng và có tư cách.

Đỗ Văn Phúc
Cuối Đông năm Kỷ Sửu, Jan. 2010.

CÒN NHỚ HAY QUÊN? - Lê Văn Ấn

Lê Văn Ấn

Những tin tức bên nhà cho biết tiến trình mà Việt Cộng gọi là “Bầu Cử Quốc Hội Khóa 13” làm cho những người có chút liêm sỉ thấy bị tổn thương trầm trọng. Tổn thương cho giòng giống Việt Nam có những tên mặt người dạ thú như Việt Cộng, tổn thương vì cả dân tộc không ai là không biết bầu cử Quốc Hội chỉ là một trò bịp của Việt Cộng, cố nặn ra một cơ quan để trình diễn với quốc tế đó là “Quốc Hội”; mà vẫn phải cúi đầu thi hành cái trò giả dối bịp bợm đó, tổn thương vì những bậc trí thức, những kẻ dâng cả đời mình để phụng sự SỰ THẬT, SỰ SỐNG lại “hăng hái tham gia” hoặc ủng hộ những kẻ tham gia cái trò bịp bợm đó.

Tuy rằng sự bịp bợm, giả trá đời nào cũng có, nhưng ít ra là những trò phỉnh con nít, gạt những kẻ quê mùa v.v… những cái trò đó cũng bị người đời lên án hay mỉa mai. Cụ Nguyễn Khuyến, người được danh hiệu Tam Nguyên Yên Ðỗ đã viết về ông Nghè Tháng Tám:
    “Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,
    Cũng gọi ông Nghè có kém ai
    ……..
    Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe,
    Tưởng rằng đồ thiệt hóa đồ chơi!”
Việt Cộng cũng có can đảm không thua gì những Chú Ba Tàu hàng mã, làm lồng đèn tháng Tám, cũng bắt mọi người gọi những tên tay sai của chúng là “Ðại Biểu Nhân Dân” tức Dân Biểu và mọi người cũng phải gọi đó là “dân biểu” mà thực ra những tên này là bọn “Ðảng biểu”, thực chất là đầy tớ của Ðảng Cộng Sản, hay đúng hơn phải gọi chúng là những tên hề.

Thì ra, sau hơn nửa thế kỷ ra đời, lấy giống từ Nga, Tàu, mấy chục năm cai trị đất nước, Việt Cộng vẫn còn sợ người dân, không dám để cho người dân phê phán việc làm của chúng, đánh giá “thành tích” của chúng, không dám để người dân đánh giá việc làm của chúng một cách tự do, do đó, Việt Cộng cũng như Tàu Cộng vẫn cố nắm chắc đằng chuôi. Mặt khác, dân tộc Việt Nam qua 4 ngàn năm văn hiến, đã có những thành tích lừng lẫy như đánh bại quân Mông Cổ, một quân bách chiến bách thắng từ Á sang Âu, đã đại phá quân Thanh trong mấy ngày, đã có một kho tàng văn hóa mà Khổng Tử phải nhìn nhận “Ðạo từ phương Nam đến(?)” đã có một nếp sống văn hóa dân tộc mà các nhà truyền giáo Công giáo phải công nhận là tiến bộ và rất gần với Thiên Chúa Giáo. Thế mà đến nay đành cam chịu khuất phục trước bạo lực Cộng Sản, đành chấp nhận để Việt Cộng bắt buộc đóng đi, đóng lại cái trò hề “Bầu Cử Hội Ðồng Nhân Dân các cấp”. Những lần trước có thể vì phương tiện truyền thông còn eo hẹp, có thể vì áp lực Việt Cộng còn mạnh, vì dư luận quốc tế còn lơ là, chứ lần này, có những cuộc cách mạng Hoa Lài của Trung Ðông và Phi Châu, dư luận quốc tế công nhận cái gọi là “Quốc Hội” của Việt Cộng chỉ là một tổ chức bịp, một cây kiểng, và không có một giá trị “lập pháp” nào. Có khi những tên gọi là “Ðại Biểu Nhân Dân” cũng chưa biết bốn chữ này có nghĩa gì, hoặc được “tạp huấn” đó là nhiệm vụ “thông qua tất cả những gì “Ðảng” biểu thông qua, nhất trí”. Thế mà người dân vẫn cặm cụi đi bầu, vẫn gạch 8 lấy 2 như Việt Cộng dạy, tuy vẫn biết và biết rất rõ đây chỉ là trò bịp, trò làm cho có lệ của Việt Cộng, thế mà vẫn cứ răm rắp làm, mặc cho những nhà đấu tranh cho dân chủ mạnh dạn kêu gọi tẩy chay cuộc “bầu cử”, mặc dù đã có những thông tin, truyền đơn v.v… phản đối, cuộc bầu cử vẫn được số đông đồng bào tham gia, dù tham gia miễn cưỡng. Có phải dân trí Việt Nam thế hệ này “thấp kém” hơn các thế hệ trước? Có phải vì Việt Nam hôm nay vẫn sống trong ốc đảo, bị bưng bít ba bên bốn bề? Hay một lý do gì khác mà vẫn thi hành những gì Việt Cộng muốn? Tinh thần trách nhiệm. Tinh thần trách nhiệm chưa được dân chúng ý thức một cách thấu đáo, cộng thêm với sự hèn nhát của những nhà trí thức, những vị lãnh đạo tôn giáo chỉ thấy “cái tôi” cần phải thụ hưởng, cần phải an toàn, cần phải được ưu đãi mà quên mất cái gốc của đạo mà từ trước mình đã xin dâng hiến cả cuộc đời để phục vụ.

Bài viết này không có mục đích chê trách những tên được đảng Cộng Sản cho làm tay sai, đóng vai những tên hề, vì những kẻ này bản chất của nó là như vậy, cái bản chất đã mất đi cái chất người rồi. Chúng đã bị Việt Cộng “lai giống vật” rồi. Bài viết này nhằm một mục đích khác. Trước khi trình bày mục đích chính cũng xin nói qua về cái gọi là “Quốc Hội” như một ví dụ cụ thể để đồng hương ở hải ngoại cũng như đồng bào trong nước ôn lại sự bịp bợm của Việt Cộng nhân cuộc bầu cử Quốc Hội khóa 13 của Việt Cộng.

Từ ngày có định chế “tam quyền phân lập”: hành pháp, tư pháp và lập pháp thì cơ quan lập pháp được tôn trọng bực nhứt vì nó thể hiện cái ý chí của toàn dân. Nếu cơ quan hành pháp do một vị đứng đầu điều hành đất nước một cách tổng quát, thì lập pháp với những đại diện của từng địa phương, nói lên tiếng nói trung thực và gần gũi của mỗi địa phương. Do đó, vị đại diện phải là người địa phương, được dân chúng địa phương, gọi là đơn vị bầu lên, đại diện cho địa phương đó, nói lên ý muốn, đường hướng của dân chúng địa phương, Tất cả gộp lại cùng trong một “Nhà” gọi là quốc hội, vấn đề gì được đa số chấp thuận coi như đó là ý muốn của dân chúng cả nước. Dĩ nhiên, nguyên tắc dân chủ là thiểu số phục tùng đa số. Ða số đã chọn vị đại diện, đa số đại diện thể hiện nguyện vọng, ước muốn hay lợi ích của cả toàn dân. Bản chất của Quốc Hội là đại diện trung thực của toàn dân nên phải được tự do ứng cử với những điều kiện về tư cách, trưởng thành và kiến thức, nhất là sẽ là kẻ xứng đáng và trung thành với ý muốn của cử tri. Nếu muốn có một đại biểu trung thực đại diện cho dân một cách đứng đắn, dân chúng hay cử tri phải được tự do bầu cử, muốn bầu cho ai tùy ý họ. Trình bày như thế chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót, nhưng nếu Việt Cộng thực hiện được những điều còn thiếu sót trên đây, chắc chắn đã là một chính thể của dân, thể hiện ý chí của dân.

Hồi Việt Cộng mới vào Saigon, cán bộ của chúng thường khoe khoang chế độ Cộng Sản là không ai bóc lột ai, không ai cai trị ai, mà thay phiên nhau mỗi người làm một thời gian, kể cả chủ tịch nước. Ðúng là thằng mù dẫn dắt thằng sáng mắt. Chúng tôi trong tư cách “dân ngụy” miền Nam, ngồi nghe chúng giảng mà nín cười không được, để rồi sau đó thấy nhục nhã, cái trình độ có thể nó là “trâu bò” như vậy mà cai trị dân chúng thì không có cái nhục nào bằng. Sau này, khi Việt Cộng cho “bầu cử Hội Ðồng Nhân Dân các cấp” quốc hội, Hội đồng Tỉnh và Hội đồng xã, chúng tôi mới thấy không phải thay phiên như bọn trong rừng rú mới ra khoe mẽ, mà cũng không phải “có một chút gì dân chủ” như chế độ Việt Nam Cọng Hòa. Trái lại, nghe những lời giải thích về bầu cử, về quốc hội v.v… khiến người miền Nam muốn nôn mửa. Không có chuyện tự mình ra ứng cử, mà phải do một cơ quan của Việt Cộng gọi là “Mặt Trận Tổ Quốc” giới thiệu tức là tuyển chọn. Cái quyền ứng cử đã bị ăn cướp. Thế nhưng trên lý thuyết, trên “hiến pháp” vẫn có khoản cho rằng người dân được tự do bầu cử và tự do ứng cử! Cái mặt bịp bợm của Việt Cộng đã được chúng tự phơi bày ra. Ðã do đảng Cộng Sản giới thiệu, nhưng Việt Cộng cũng chưa vừa ý, vẫn còn run sợ, sợ rằng dân chúng sẽ lựa trong cái đám được đảng Cộng Sản đưa ra, có kẻ “ít xấu nhất” mà bầu cho nó, do đó, Việt Cộng phải dạy cho dân biết phải “gạch 8 lấy 2”, gạch 9 lấy 1 v.v…, trong danh sách được đưa ra. Nhưng còn một sự chọn lọc phút chót. Ban bầu cử chọn ai mới được thắng, dù trong số được VC chỉ thị cho dân phải bầu, nhưng Ban Bầu cử vẫn có quyền, đảng vẫn giữ quyền quyết định. Khi tôi giải thích cho đứa cháu ngoại đang học đại học Hoa Kỳ “thể thức bầu cử” của VC như vậy. Nó hỏi tại sao mấy ông Việt Cộng không tự chọn mỗi địa phương một hoặc 2 người rồi đưa vào quốc hội có giản tiện và ít tốn kém không? Ðã không làm như “người ta” thì bày cái quốc hội như vậy làm gì? Nó không tin tôi, vì tôi đã trình bày cho nó nghe một quái thai chứ không phải một cái được gọi là quốc hội của Việt Cộng. “Thà ngoại nói 5 cộng với 5 là … 7 hay 12 còn có lý hơn là cái mà ngoại gọi là quốc hội Việt Cộng với cách thức ứng cử và bầu cử như vậy. Không ai có thể tin đưọc.” Những người trẻ sinh ra và trưởng thành ở hải ngoại không thể tin được, vì họ căn cứ vào hiến pháp năm 1992 của VC thì điều 2 (trích): Ðiều 2: Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là Nhà Nước của Nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.” Ðiều 83: cùng hiến pháp lại đề cao Quốc Hội là cơ quan quyền lực nhất nước, lại được bầu theo kiểu “Ðảng cử dân bầu”. Ðiều quan trọng khác là quốc hội chỉ là một cơ quan bù nhìn, làm cảnh. Hơn 80 triệu dân trong nước cũng không tin đó là Quốc Hội với thể thức bầu cử và ứng cử chửi cha 2 chữ dân chủ. Nhưng cả nước phải làm như vậy và phải gọi đó là quốc hội.

Các tôn giáo khác thì chúng tôi không có tin tức, riêng với Phật Giáo thì Phật Giáo thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất có bao nhiêu tăng ni đều bị VC xếp vào loại phản động, đàn áp, sách nhiễu, còn đối với Phật Giáo Quốc Doanh cũng không biết có bao nhiêu tăng ni. Riêng Công giáo thì có đến hơn 30 giám mục, dưới quyền mỗi giám mục có hàng trăm linh mục, tu sĩ nam nữ. Thế mà có đến 103 người vừa tu sĩ nam nữ, vừa linh mục tham gia vào cái quái thai “Quốc Hội” hay quái thai “Hội Ðồng Nhân Dân”.

Nhục nhã thay! Những kẻ gọi là được các giám mục “chấp thuận” cho ra ứng cử đại diện cho cho Công Giáo lại là những kẻ không ra gì, mất tư cách người Công giáo, như ông Phan Khắc Từ, một vợ chính thức và 2 con sinh sống một cách công khai mà được Ðức Hồng Y Phạm Minh Mẫn chấp nhận cho ra ứng cử (theo lời của ông Phan Khắc Từ) thử hỏi vị “đại diện” đã như vậy, những linh mục được (bị) đại diện ra thế nào? Chẳng lẽ tất cả đều có vợ con hay bồ bịch như vị đại diện? Chẳng lẽ chủ trương của Hồng Y Phạm Minh Mẫn là khuyến khích các linh mục thuộc quyền phải có vợ con hay bồ bịch theo “gương tốt” của ông Phan Khắc Từ? Phải bất chấp luật buộc độc thân mới là linh mục thuộc Tòa Thánh La Mã? Giáo dân Công Giáo khắp nơi và Tổng Giáo Phận Saigon đòi hỏi Hồng Y Phạm Minh Mẫn giải thích sự kiện PHẢN GIÁO HỘI HOÀN VŨ này.

Khi linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý hô hào “Tự Do tôn giáo hay là chết” và ngài đứng lên đấu tranh bất bạo động với Việt Cộng để có tự do tôn giáo, Tổng Giám Mục Nguyễn Như Thể đã cho rằng ngài không can thiệp được cho linh mục Nguyễn văn Lý vì “cha Lý làm chính trị”! Bây giờ, chính Tổng Giám Mục Nguyễn Như Thể cho phép và ủng hộ các linh mục dưới quyền ra tham gia trò hề bầu cử, quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp của Việt Cộng, Tổng Giám Mục Thể trả lời ra sao với linh mục Nguyễn Văn Lý? Linh mục Nguyễn Văn Lý “làm chính trị” hay Giám Mục Tổng Thể và các linh mục, tu sĩ nam nữ dưới quyền làm chính trị?

Một giám mục gốc Việt ở hải ngoại vào thời điểm đó cũng kết án linh mục Nguyễn Văn Lý làm chính trị, nhưng bây giờ, trước 103 người vừa linh mục, tu sĩ tham gia các chức vụ của bạo quyền Việt Cộng thì Ngài ngó lơ, nhìn đi chỗ khác. Tại sao vậy?

Ðưa ra những vấn nạn này có phải chúng tôi là kẻ “chống cha chống Chúa”? Hay những ai phản bội CHÂN LÝ, công lý, đi ngược lại Giáo Luật là "CHỐNG CHÚA"? Chúng tôi nói lên SỰ THẬT vì SỰ THẬT là Ðức Giê Su Kitô, Nếu chúng tôi nói sai sự thật, xin chỉ cho chúng tôi biết chúng tôi nói sai ở chỗ nào, câu nào sự kiện nào.

Chúng tôi viết ra những điều này, chính bản thân chúng tôi cũng rất đau lòng, nhưng Ðức Giê Su Kitô còn đau lòng gấp triệu lần chúng tôi, vì các vị giám mục của ngài đã phản bội sự thật, đã khuyến khích lừa bịp và đi ngược lại giáo lý của Ðức Kitô. Hành động của các ngài cũng là hành động có hại cho dân tộc Việt Nam.

Ai cũng biết bầu cử Quốc Hội và Hội Ðồng Nhân Dân các cấp của Việt Cộng là lừa bịp, cái được Việt Cộng gọi là quốc hội chỉ làm cây kiểng, bù nhìn cho đảng Cộng Sản. Hầu hết dân chúng đã biết, đã hiểu như thế, nhưng những nhà trí thức, những bậc lãnh đạo tôn giáo càng hiểu rõ hơn. Câu hỏi đặt ra là tại sao các ngài đã có hành động binh vực sự bịp bợm của Việt Cộng?

Các giới lãnh đạo tôn giáo, các bậc trí thức, tất cả mọi người dân Việt Nam nếu đã biết trò bịp bợm của Cộng Sản thì hãy mau mau đứng lên, không thể để cho Việt Cộng chà đạp SỰ THẬT mãi được. Không có tôn giáo nào ngăn cấm nói lên sự thật, rao giảng sự thật, nhất là đối với Công Giáo khi 2 ngàn năm trước Ðức Giê Su Kitô đã nói TA LÀ ÐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ LÀ SỰ SỐNG” Các giám mục Việt Nam còn nhớ hay đã quên? Dân Việt Nam còn nhớ hay đã quên?

Lê Văn Ấn

Đói nghèo làm giảm sự tự tin, bia rượu làm tăng sự ngu đần - Lê Nguyên Hồng



Lê Nguyên Hồng

Việt nam đã và sẽ tiếp tục là một nước nghèo trên thế giới. Nhà nước thì đặt ra “định mức” nghèo là người có thu nhập khoảng 400 ngàn đồng VN/người/tháng – Đối với khu vực nông thôn – Và 500 ngàn đồng VN/người/tháng – Đối với khu vực thành thị. “Chuẩn” nghèo nói trên nó chẳng giống ai vì người ta không biết dựa vào các chỉ số lao động và tiêu dùng nào, và sự khảo sát nào mà nhà nước Việt Nam hiện nay lại đẻ ra được cái gọi là chuẩn ấy?

Thôi thì cứ cho đó là “chuẩn” thật, thì theo với các số liệu có thể rất chủ quan cũng của nhà nước đưa ra, hiện nay cả nước có 3,1 triệu hộ nghèo, chiếm 14,42% và 1,65 triệu hộ cận nghèo, tỷ lệ 7,69%. Các tỉnh có hộ nghèo nhiều nhất là Lào Cai, Điện Biên (trên 50%), Lai Châu, Hà Giang (trên 40%), Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum (trên 30%).

Trong tháng 05/2011, tuy đến hôm nay chưa tròn tháng, nhưng chỉ số lạm phát tháng 5 của Việt nam đã tăng lên 2,21% và làm cho mức lạm phát so với tháng 5 năm 2010 lên đến mức gần 20%. Bị nhà nước thắt chặt tiền tệ, nguồn vốn nhàn rỗi khó tìm, cho nên các ngân hàng đã đẩy lãi suất tín dụng tiết kiệm cao quá trần của ngân hàng quốc gia là 14% mà hiện nay đã lên tới 18%-19%. Vì vậy lãi suất cho vay bị đẩy lên đến 28%-29% là một mức lãi suất “ăn cướp” của doanh nghiệp. Nguy cơ phá sản của hàng loạt danh nghiệp nội địa là điều khó tránh khỏi.

Chưa bao giờ người dân nghèo lại càng bị xoáy sâu vào sự nghèo đói như lúc này. Bóng ma lạm phát đã gõ cửa từng mái nhà tranh của những người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, những người lao động tự do và công chức “ba cọc ba đồng” nơi thành thị. Chưa bao giờ người ta lại lo lắng cho cái dạ dày lép kẹp của mình như lúc này.

Về tâm lý, khi đói người ta chỉ nghĩ đến việc ăn, khi khát người ta chỉ nghĩ đến việc uống. Các công việc khác tạm được quên, kể cả tình yêu là thứ ma lực cuốn hút con người mãnh liệt cũng sẽ phải nhường chỗ cho “con ma đói, ma khát”. Khi đói người ta thường hay nghĩ quẩn, nghĩ ngắn, không thể nhín xa trông rộng. Bởi vậy những phạm trù như văn hóa, khoa học, ý thức công dân vv.., sẽ mất đi. Con người trở nên đớn hèn, và mất đi sự tự tin, sự khôn ngoan sáng suốt.

Thời điểm này, nếu đối với một số người nghèo, có ai đó tìm giúp họ việc làm ra tiền ngay, dù phải vất vả nguy hiểm họ vẫn dám làm, vì mục đích của họ là cái ăn trước đã. Thậm chí, đối với những người lâm vào thế bí, có thể họ sẽ nghĩ quẩn đến việc đi ăn trộm ăn cướp để thỏa mãn cái dạ dày. Ta thử nghĩ xem, nếu bây giờ mà đem các kỹ chiến thuật đấu tranh bất bạo động đến với dân nghèo, rồi bảo họ xuống đường mà đi biểu tình chống Độc tài Cộng Sản thì rất khó. Thà bảo họ xông vào đâu đó mà đoạt lấy áo cơm, có khi lại dễ hơn. Chính vì yếu tố tâm lý ấy, lịch sử đã tạo nên nhiều cuộc cách mạng thành công nhờ khẩu hiệu: “Cướp của nhà giàu chia cho dân nghèo”. Như vậy đói nghèo vừa làm mất sự tự tin, nhưng ngược lại nó lại kích thích sự hung hãn bản năng của con người.

Có vẻ như bia rượu không liên quan gì đến đói nghèo. Nhưng không phải vậy! Một mặt nào đó bia rượu là thứ đốt tiền bền bỉ, vì uống là phải đi đôi với ăn thì mới thành cuộc nhậu: “Một tiền gà thì ba tiền thóc” là như vậy. Không những thế, bia rượu còn là thủ phạm hủy hoại nhân cách và tàn phá sức khỏe con người. Và khi những đồng tiền mồ hôi xương máu bị đem ra đốt vào những cuộc nhậu, mua lấy sự hao mòn sức lao động do mất sức trong ngộ độc rượu bia (say rượu bia là tình trạng ngộ độc thần kinh) làm mất sự tái sản xuất. Đối với tầng lớp giàu có họ ăn uống với phong cách khác cho nên sức khỏe ít bị ảnh hưởng, đồng thời tiền bạc có tốn kém chút đỉnh với họ cũng chẳng hề hấn gì. Nhưng đối với anh dân nghèo, nạn rượu bia, chè chén chính là một trong những nguyên nhân lãng phí và tác động trực tiếp vào sự nghèo đói. Chưa kể đến những hệ lụy như mất kiểm sóat về hành vi, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc trong ứng xử và gây tai nạn giao thông.

Theo thống kê của nhà nước, chỉ riêng các loại bia thương hiệu Sài Gòn, năm 2010 đã sản xuất và tiêu thụ hết 1,088 tỷ lít, năm nay dự kiến sẽ đạt 1,3 tỷ lít. Riêng loại bia Heineken thôi, thị trường Việt Nam đã được xếp thứ ba trên tổng số 170 thị trường của loại bia này trên khắp thế giới, chỉ xếp sau Mỹ và Pháp. Như vậy là một nước nghèo khó như Việt Nam đã “sánh vai với các cường quốc năm châu” đúng như lời ông Hồ Chí Minh đã mơ ước. Nhưng chỉ là việc “sánh vai” với các nước giàu về cái sự uống bia! Đấy là chưa kể đến hàng tỷ lít rượu lậu tiêu thụ hàng năm, được chưng cất bằng men lá và công nghệ dân dã của Trung Quốc, hoặc pha cồn công nghiệp trực tiếp vào nước lã để “điều chế” thành đồ uống, kế đến mới là các loại rượu đóng chai “quốc doanh” mà đôi khi các đệ tử lưu linh gọi là “quốc lủi”. Ở các nước phát triển, bia rượu thường được uống rải rác theo lối thư giãn, có văn hóa hẳn hoi, phong cách không phải là "nốc" bia rượu trong cuộc nhậu như ở Việt Nam. Đồng thời lượng cồn và các chất độc hại trong đồ uống này cũng được kiểm định chặt chẽ. Nhưng ở Việt Nam, chuyện kiểm định chất độc hại trong bia rượu có lẽ chỉ có ở khu vực quốc doanh và doanh nghiệp lớn, nhưng mức độ tin cậy thì cũng còn phải xem lại, còn khu vực tư nhân nhỏ lẻ trôi nổi thì 100% là không có kiểm soát.

Khi đã say, người ta luôn cảm thấy mình đúng, mình chuẩn xác. Các quyết định trong lúc nhậu nhẹt thường rất chóng vánh vì mất kiểm soát. Một khi con người hành động trong lúc không còn tỉnh táo thì chắc chắn là sai nhiều hơn đúng. Sau khi tỉnh rượu bia, tinh thần và thể xác hoàn toàn mệt mỏi, con người trở nên lười suy nghĩ, ngại lao động, họ trở nên bị thiểu năng trong tình trạng ít nhiều của sự ngu đần. Ngày trước người ta cho rằng thực dân Pháp dùng rượu cồn để đầu độc dân chúng, làm công cụ ngu dân, thì ngày nay bọn thực dân “nội địa” lại buông thả cho nạn bia rượu thả sức hoành hành. Không hiểu đây có phải là một kiểu ngu dân để dễ cai trị hay không?

Dự kiến trong những tháng tới của năm 2011, xã hội Việt Nam sẽ đại loạn. Thứ nhất vì nạn đói nghèo do lạm phát, giá cả “đại nhảy vọt” cho nên tệ nạn xã hội sẽ tăng theo, do dân chúng không tìm được lối thoát. Sự phân hóa chóng mặt của hai tầng lớp giàu và nghèo sẽ dẫn đến những thù địch giai cấp không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó những bất công và bất minh trong quản lý hành chính của bộ máy công quyền sẽ làm tăng tư tưởng đối đầu giữa dân chúng và chính quyền. Các vụ chống người thi hành công vụ, tấn công cảnh sát, kiểm lâm, thuế vụ, quản lý thị trường sẽ gia tăng.

Chúng ta cùng chờ xem những diễn biến đó sẽ xảy ra như thế nào?


Lê Nguyên Hồng

From Boat Person To Catholic Bishop

May 20, 2011

The Congregation for Bishops and the Archdiocese of Melbourne have announced the appointment of Fr. VINCENT VAN LONG NGUYEN the present Assistant General for FAAMC
Auxiliary Bishop for the Archdiocese of Melbourne, Australia.

Friar Vincent was born in Gia Kiem, Vietnam, on December 3, 1961, and made temporary profession on December 8, 1984. He made Solemn Vows on January 14, 1989, and was ordained to the Priesthood on December 30, 1989. Fra Vincent served as a Pastor for many years, and was the General Custos of Australia from October 2005 until his election as Assistant General of the FAAMC Federation on September 21, 2010.

The Episcopal Ordination is scheduled for Thursday, June 23, 2011in the Cathedral of Melbourne, Australia.

In the name of the Minister General, his Definitory, and all the Friars of the Order, best wishes and the promise of a fraternal accompaniment in prayer.

Friar Vincent Marcoli
Secretary General

A Vietnamese refugee who came to Australia in a refugee boat has been appointed a Catholic Bishop in the Archdiocese of Melbourne. Bishop Vincent Long Van Nguyen was 18 years old when he, and his family, fled communism in 1980.

The Apostolic Nunciature in Australia advised Archbishop Denis Hart that Pope Benedict XVI has appointed Fr Vincent Long Van Nguyen OFM Conv as Auxiliary Bishop in the Archdiocese of Melbourne.

Welcoming the appointment, Archbishop Denis Hart said today: "The appointment of Bishop Vincent as auxiliary in Melbourne is a historic one. He escaped from Vietnam by boat as a young man, came to Melbourne, joined the Conventual Franciscans, and has already given distinguished service as a pastor in Springvale, as a leader in his order and has made a generous and gifted contribution to the Church.”

“We welcome him warmly as he returns from Rome, and look forward to his ordination as Titular bishop of Tula in St Patrick's Cathedral on Thursday 23 June at 7.30pm. He is in our prayers at this important moment."

After the fall of Saigon, three brothers settled in Holland, a sister is still in Vietnam and his parents and a brother and a sister are in Melbourne.

In 1983, Bishop Nguyen became a Conventual Franciscan friar and studied for the priesthood in Melbourne.

After his priestly ordination on 30 December 1989, he was sent to Rome for further studies and was awarded a licentiate in Christology and Spirituality from the Pontifical Faculty of St Bonaventure.

He served as a parish priest for 4 years in Kellyville NSW and for 7 years in Springvale.

He was elected superior of the Order of Friars Minor Conventuals in Australia in 2005.

Since 2008, he has been in Rome serving as Assistant General, responsible for the Asia-Oceania section of order.

The Bishop returns to Melbourne from Rome at the end of May.
__________

Vatican: Hôm 20/05/2011, Đức Giáo Hoàng Benoît (Biển Đức) XVI đã bổ nhiệm một Linh Mục Việt Nam đầu tiên làm Giám Mục tại Úc, đó là Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, Tổng cố vấn dòng Phanxicô Viện Tu, được thăng GM hiệu toà Tala và làm Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Melbourne.

Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long năm nay 50 tuổi, sinh ngày 03/12/1961 tại Gia Kiệm, tỉnh Đồng Nai, rời Việt Nam ngày 11/08/1980, đến tỵ nạn tại Úc ngày 02/12/1981, và gia nhập dòng Phanxicô Viện Tu năm 1983. Thầy khấn đơn ngày 08/12/1984 và khấn trọng ngày 14/01/1989. Thầy Long đậu cử nhân thần học (STB) tại thần học viện ở Melbourne và thụ phong linh mục ngày 30/12 cùng năm 1989.

Sau đó cha Vinh Sơn Long làm phó xứ tại Springvale (1990-1992) rồi sang Roma du học từ năm 1992, đậu Cao Học thần học (STL) tu đức và Kitô học năm 1994 tại Học viện Seraphicum của dòng Phanxicô Viện Tu. Trở về Úc, cha Vinh Sơn Long được bổ làm Giám đốc các thỉnh sinh của dòng tại Úc (1994-1998). Ngoài ra cha làm Đại diện Bề trên miền trong 10 năm trời (Custodial Vicar, 1995-2005), đồng thời cũng đảm nhận các công tác mục vụ như cha sở ở Kellyville thuộc giáo phận Parramatta (1999-2002); Cha sở ở Springvale thuộc tổng giáo phận Melbourne 2002-2008), Bề trên giám tỉnh và thành phần ban lãnh đạo quốc tế (International Leadership Team OFM Conv) từ năm 2005 đến 2008.

Từ ngày 22/04/2008, Cha Nguyễn Văn Long là Tổng cố vấn của dòng đặc trách vùng Á châu Thái Bình Dương (FAAMC).

Theo Niên Giám 2011 của Toà Thánh, tổng giáo phận Melbourne hiện do Đức TGM Denis James Hart, 70 tuổi, coi sóc và có 1.085.000 tín hữu Công Giáo trên tổng số 3,844 triệu dân cư, với 229 giáo xứ, 3 GM phụ tá, 561 linh mục triều và dòng, 1232 nữ tu (SD)

Tuesday, May 24, 2011

Ngàn năm bia miệng - Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Nghe đâu ở nam Cali, mợ xướng ca Khánh Ly và một nhóm trẻ nào đó đang sắp sửa làm lễ giỗ cho Trịnh Công Sơn (TCS). Buổi lễ là một nhạc hội hát nhạc của họ Trịnh. Có bán vé thu tiền. Nếu TCS dưới âm phủ còn sáng tác, chắc anh ta sẽ cao hứng để viết vào bản nhạc của mình “Bài Ca Dành Cho Những Xác Người” thêm những lời lâm ly bi đát sau đây: “Chiều đi qua Quận Cam, hát trên thân xác mình. Ta đã thúi, ta đã thúi, sao bây giờ người ta còn u mê mù quáng? Chiều đi qua Quận Cam hát trên thân xác mình, ta đã thúi, ta đã thúi, ta bây chừ thân chương xình như xác Minh râu …”

Từ nhiều sự kiện xẩy ra cùng một lúc hiện nay, chúng ta mới nhận ra rằng chuyện có nhiều gia đình đem thân làm tôi mọi cho CS là một hiện tượng di truyền từ đời nọ sang đời kia, chứ chẳng phải là ngẫu nhiên. Miền nam Cali, người chủ xướng tôn vinh TCS nghe đâu là con trai của Trịnh Cung (?). Còn ở bắc Cali, tên quậy giấu mặt vụ Little Saigon là chồng của Madison Nguyễn. Tên này là con trai của Đoàn Văn Toại. Đoàn Văn Toại và Trịnh Cung là ai thì dân tỵ nạn hẳn không ai mà không biết. Các trường hợp bố con Nguyễn Cao Kỳ và Phạm Duy không là những yếu tố chứng minh giả thuyết di truyền kia đó sao? Bố là Việt gian, muốn xem con có là Việt gian không thì dễ thôi. Thử DNA là xong ngay. Giá có nhà khoa học nào bỏ công ra nghiên cứu, biết đâu chẳng tìm ra được loại Gene Việt Gian này để từ đó tìm ra phương pháp phát giác và phòng ngừa Việt gian trong cộng đồng thì may cho người tỵ nạn mình biết mấy. Nhưng cũng còn phải nhờ vào hồng phúc của tổ tiên và các đấng anh hùng liệt nữ.

Về cái anh chàng nhạc sĩ họ Trịnh, tôi đã viết rồi, cách đây cũng khá lâu. Nay muốn viết thêm chút nữa nhân cái biến cố đang gây sóng gió này.

TCS, người nhạc sĩ có chút ít tài năng, chết cách đây đã 7 năm. Người ta cứ tưởng rằng anh ta chết cũng giống như chó chết là hết chuyện. Nhưng không, bọn phỉ quyền Hànội, kẻ đã lợi dụng tối đa cái tài mọn của Sơn lúc anh ta còn sống, lại manh tâm dựng dậy cái xác chết của anh ta để quậy phá, khuấy đảo sự an bình của cộng đồng những người Việt Nam tỵ nạn chúng ta, mặc dầu anh ta chết, và đã chết 7 năm nay rồi. Kẻ có công với bọn Việt gian CS, chúng nhớ ơn, tưởng niệm theo cái lý ăn-quả-nhớ-kẻ-trồng-cây là điều bình thường. Người tỵ nạn không ke (care). Nhưng những nạn nhân của sự phản bội, những kẻ tự xưng là tỵ nạn CS dựng dậy cái thây ma của kẻ đã đâm sau lưng mình để vinh danh, để nhớ ơn mới là điều thật khó hiểu, và cũng khó chịu nữa. Có phải tất cả chúng ta sắp trở thành những kẻ “người chết 2 lần” (lời TCS trong bài Đại Bác Ru Đêm) bởi những thứ “Mỵ Châu” thời đại đang lẩn quất trong hàng ngũ chúng ta?

Người ta tổ chức giỗ chạp để tưởng nhớ người chết trong phạm vi gia đình, giữa những người thân thuộc hay bè bạn. Người còn sống thường chỉ vinh danh hay ca tụng một người đã chết một cách công khai ngoài xã hội khi người này: một là sau khi từ giã cõi đời, đã để lại công lao to lớn đối với một dân tộc, hay cho cả nhân loại; hai là đã nêu gương sáng chói về nhân cách hay đạo đức, xứng đáng cho người đời sau bắt chước và noi theo; và ba là có để lại một công trình nào đó về văn học, nghệ thuật, hay khoa học đem lại lợi ích cho xã hội. Nếu người thân hay bạn bè làm giỗ TCS trong phạm vi gia đình thì chẳng nói làm gì. Nhưng người ta làm công khai và lôi kéo cộng đồng tham dự là chuyện cần phải lên tiếng. Xét trên cả ba tiêu chuẩn, Trịnh Công Sơn có cái gì để lại đáng cho người Việt Nam tỵ nạn CS phải vinh danh và ca tụng một cách công khai và rình rang như thế?

Không phải bây giờ, mà ngay khi TCS vừa chết, cái chết của anh ta làm nổi lên không biết bao nhiêu dư luận khen chê. Lời khen không phải không có, mà tiếng chê lại càng không ít. Người chê lên án TCS là một tên phản bội, một tay CS nằm vùng, một con người tham sinh úy tử, ích kỷ, và hèn nhát. Có người cho rằng cái chết của TCS là một sự đền tội xứng đáng. Có người khác còn tiên đoán, TCS chết, nhạc của anh ta cũng sẽ chết theo. Còn những người khen đánh giá TCS là một nhạc sĩ thiên tài. Anh ta là một người yêu nước. Người khen, để biện hộ cho những cáo buộc của dư luận, cho rằng TCS đã phải đi giữa hai lằn đạn, ý nói anh ta là nạn nhân của cả hai phe Quốc cộng. Nhận định này đưa ra luận chứng rằng TCS cũng đã từng bị đầy ải tại các công, nông trường của CS.

Dư luận chê TCS nhận định và đánh giá anh ta như nói trên không sai. TCS là một thanh niên trốn lính ai cũng biết. Hành vi đó cho thấy anh ta là một con người hèn nhát, ích kỷ, và vô trách nhiệm. Trong lúc trốn lính, TCS còn dựa vào sự bao che của một vài giới chức quen biết có thẩm quyền trong quân đội để viết nhạc, rong ruổi đây đó, tụ tập giới trẻ hát hò chống chiến tranh, xuyên tạc và chống báng công cuộc chiến đấu tự vệ của quân dân miền Nam, ca tụng và cổ võ bọn xâm lược miền Bắc. Đó là một hành vi phản bội. Như thế, TCS bị kết án là phản bội thì cũng đúng thôi. Nếu anh ta không núp dưới sự che chở của người khác mà hành động đi ngược lại quyền lợi của Tổ Quốc thì tư cách của anh ta còn có thể biện minh được. Như thế có thể coi anh ta là một con người có lập trường và có bản lãnh. Nhưng đáng tiếc bản chất con người TCS tự nó đã là hèn nhát và phản bội rồi.

Có nhiều tác giả không nhận định và đánh gía TCS trên bình diện văn học thuần tuý, mà chỉ phê phán dưới khía cạnh chính trị qua cuộc sống và các ca khúc anh ta viết về cuộc chiến. Có nghĩa là những người đó chỉ cân nhắc và đánh giá TCS có công hay có tội đối với Quốc Gia, Dân Tộc, mà không phê bình về mặt nghệ thuật. Cái đó là một thiếu sót, bởi vì những người không biết gì về âm nhạc sẽ tưởng rằng tính tình TCS có chút nên chê trách thôi, nhưng anh ta là một thiên tài âm nhạc thật. Sự phê phán có phiến diện thật đấy, nhưng cũng dễ hiểu thôi, vì nhạc của TCS thật sự cũng chẳng có gì đáng giá lắm để nói tới. Nó phần lớn khởi hứng từ chiến tranh, gắn liền với cuộc chiến, và đã gây ảnh hưởng không nhỏ vào việc làm sụp đổ chế độ của miền Nam. Có thể nói một cách không sai là nếu không có chiến tranh thì đã không có nhạc TCS. Và ngược lại, TCS cũng đã không được nổi tiếng nếu không có chiến tranh. Điều mà dư luận phê phán mạnh mẽ nhất vẫn là TCS là một nhạc sĩ phản chiến. Từ phản chiến đi đến phản bội.

Trong sáng tác, TCS đã viết ra rất nhiều lời ca có tính cách kết án chiến tranh một chiều. Ta hãy nghe TCS hát: "Đại bác qua đây đánh thức mẹ dậy, đại bác qua đây con thơ buồn tủi ..... Từng chuyến bay dêm con thơ dật mình, hầm trú tan hoang, ôi da thịt vàng từng đêm soi sáng lạ mắt quê hương. Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng, hàng vạn tấn bom trút xuống ruộng đồng, cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn...." (bài Đại Bác Ru Đêm). Đây rõ ràng là những lời kết án nhắm vào Chính Quyền VNCH và đồng minh Mỹ. Đại bác qua đây. Từ đâu qua? Hàng vạn tấn bom trút xuống. Từ đâu trút xuống? Chính câu hỏi đã là một sự trả lời rồi. Sao không thấy TCS than khóc những cái chết do đạn pháo từ rừng bay đến, hoặc do những trái mìn của những kẻ từ bưng biền ôm ra? Còn nhiều và rất nhiều những câu hát như thế rải rác trong hàng trăm ca khúc mà TCS đã viết ra. Trong khi TCS khóc "từng vùng thịt xương có mẹ có em " (bài Đại Bác Ru Đêm), và tủi phận cho những "người già co ro buồn nghe tiếng nổ, em bé lõa lồ khóc tuổi thơ đi " (bài Người Già Em Bé), thì anh ta lại bỏ quên, không nhỏ được lấy một giọt nước mắt nào cho hàng ngàn nạn nhân vô tội bị CS giết hại tại Huế, nơi quê hương của chính anh ta.

Từ chỗ chống chiến tranh một chiều như thế, TCS đã trở thành một con người phản bội. Anh ta đã phản bội lại máu xương của những người đã gục ngã, hy sinh để bảo vệ cho mảnh đất mà anh đang sống, và được sống an bình. TCS có phải là VC hay không thì chuyện này chưa có bằng chứng xác đáng để kết luận. Thiển nghĩ, có lẽ TCS không phải là một dảng viên CS. Nhưng một điều có thể khẳng định, TCS là một công cụ phục vụ cho bọn xâm lược miền Bắc, và tự nguyện để cho việt gian cộng sản lợi dụng.

Có người cho rằng Cái chết của TCS là một sự đền tội xứng đáng. Chúng ta nên thông cảm cho những nạn nhân của CS mà sự uất hận đã lên đến cực điểm. Chẳng nên bắt lỗi hoặc trách cứ họ. Tuy nhiên phải nhìn nhận rằng sự kết án đó có phần hơi hồ đồ. Cho rằng TCS đã gây tội ác đối với chúng ta, và anh ta chết là xứng đáng để đền tội. Vậy chúng ta những nạn nhân của tội ác kia, mai kia chúng ta chết, không lẽ chúng ta cũng phải đền tội sao? Không được. Chết là một định luật chung cho mọi ngườị Ai cũng phải chết, và loài nào rồi cũng đi đến cái chết. Do đó không thể nói cái chết của TCS là sự đền tội. Sự đền tội của TCS là sự khinh bỉ của dư luận khi anh ta chết.

Còn về những lời khen? Lời khen ngợi lớn nhất cho TCS là lời mợ Khánh Ly ngôn rằng TCS là một người yêu nước. Chữ NƯỚC ở dây không hiểu là thứ nước nào, mợ KL không cho biết, Nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa hay là nước Việt Nam Cộng Hòa? Nếu mợ KL cho rằng TCS yêu nước VN xã hội chủ nghĩa, chúng ta khen mợ Khánh Ly nói đúng. Còn nếu bảo rằng TCS yêu nước VNCH thì chuyện này cần phải làm cho sáng tỏ. Sự thực là như thế nào cũng dễ tìm ra thôi. Chúng ta hãy nghe mợ KL hát: "Hãy sống dùm tôi, hãy nói dùm tôi, hãy thở dùm tôị Thịt da này dành cho thù hận, cho bạo cường, cho tham vọng của một lũ điên ..." (bài Hãy Sống Dùm Tôi). Xin thử hỏi cái lũ điên tham vọng đây là ai, bọn phỉ quyền Hanoi hay Chính Quyền VNCH? Nếu lũ điên thù hận, bạo cường, và tham vọng kia là bọn phỉ quyền Hanoi, thì tại sao ngày 30-4-75, TCS lại lên đài phát thanh SG hát đón bọn này vào thành phố? Không lẽ TCS ngu đến độ vui mừng và hãnh diện đi đón lũ điên vào Saigon. Như vậy lũ điên tham vọng, thù hận, và bạo cường kia tất nhiên phải là Chính Quyền VNCH. Thật là oan nghiệt, kẻ xâm lược thì được TCS hân hoan đón chào là người "anh em ta về" (bài Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói), còn những người chiến đấu để tự vệ lại bị TCS gọi là lũ điên tham vọng, bạo cường, và thù hận. Mợ Khánh Ly cũng nên hiểu như thế chứ. Qua bài hát này, TCS đã nặng nề kết án cả chính thể VNCH của miền Nam, nơi anh ta trú thân an toàn để đi ca hát. Mợ KL tôn vinh TCS là một người yêu nước thì phải hiểu rằng nước đây chính là nươc VN xã hội chủ nghĩa thì mới là chính xác. Với sự tôn vinh này, người tỵ nạn CS Khánh Ly đã nhục mạ cả Chính Quyền và tập thể QLVNCH. Còn gì đau đớn và mỉa mai hơn, bởi vì miền Nam là nơi mợ KL sinh ra, lớn lên, được hưởng giáo dục đầy đủ, và đưa mợ lên đài vinh quang trong nghề hát xướng. Lại nữa, nếu TCS yêu nước VNCH, thì tại sao ngày 30-4-75 anh ta lên đài phát thanh reo hò ca hát: "mặt đất bao la anh em ta về gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng chơi rồng bàn tay ta nắm nối chờ một ngày VN " (bài Nối Vòng Tay Lớn). Anh em với TCS về Saigon vào ngày 30-4-75 là ai mà làm cho anh ta vui mừng đến thế. Và, những người anh em này từ đâu về? Hỏi tức là trả lời rồi vậy. Mợ KL ca tụng TCS là người yêu nước. Nước ở đây như thế phải hiểu là nước VNCS. Không thể hiểu khác được. Mợ KL là một người tỵ nạn CS lại ca tụng tên phản quốc, công cụ tuyên truyền cho VGCS, là người yêu nước. Nước đó là nước Việt Nam CS. Sự thật đã được chứng minh. Vậy thì mợ KL thật ra là ai đây?

Cho rằng TCS trong cuộc chiến đã phải đi giữa hai lằn đạn cũng chỉ là lời biện hộ láo khoét. Thật vậy, chỉ nguyên một việc TCS lên đài SG hát nối-vòng-tay-lớn để mừng chiến thắng của VC và đón chúng vào thành như đã nói trên đã quá đủ để nói lên đường đi, chỗ đứng của TCS rồi. Không cần thiết phải dài dòng thêm. TCS rõ ràng đã đứng hẳn về một một bên, bên VGCS, chứ chẳng phải anh ta đứng ở giữa để bị lãnh đạn của cả hai bên. Miền Nam trước 30-4-75, có ai dám cho TCS ăn đạn không? Chắc chắn không. Hơn thế nữa, anh ta không phải là đã nhận được biết bao nhiêu ân huê và ưu đãi của người miền Nam đấy sao? Việc chọn cho mình một chỗ đứng và những sáng tác của TCS đã làm cho anh ta trở thành người có công lớn đối với CS. Sự đãi ngộ cuả CS đối với TCS khi anh ta chết đã nói lên điều đó. Thiếu gì người đã từng lập công hãn mã đối với CS, khi chết đi đâu có được cái phước đức như TCS. Sự thật đã qúa rõ ràng. Tất cả mọi lời lẽ được tung ra để biện hộ và chạy tội cho TCS đều là giả trá, hoặc là vì thiếu hiểu biết, hoặc là có dụng ý.

Cũng trong luận điệu chống đỡ cho TCS, có người nói rằng đã một thời TCS bị CS đầy đi nông trường. Nói như vậy tỏ ra họ chẳng hiểu biết một tý gì về CS. Dưới chế dộ CS, nhất là vào thời Lê Duẫn, để tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, tất cả mọi người (dĩ nhiên trừ bọn đầu sỏ ở Hanoi) đều phải tham gia vào sản xuất. Các văn nghệ sĩ được điều động đến các công nông trường tập thể vừa để thực tế (tiếng của VC) lao động, vừa để sáng tác hầu thúc đẩy tăng năng xuất. TCS có đi công, nông trường không phải là một biệt lệ, càng không phải là một sự đầy ải. Người nhạc sĩ sáng tác bản Tiếng Chầy Trên Sóc Bambo đã phải nằm ở một sóc thượng hơn nửa năm trời để viết ra bài hát. Và người viết ra bài “Tiếng Đàn Tà Lư” cũng phải vậy nữa.

TCS sống tại miền Nam, làm việc (dậy học) trong chế độ Cộng Hòa, được nhiều người nắm giữ quyền hành lúc đó che chở để khỏi phải ra trận, tức là đã hưởng những ơn huệ hơn người. Nhưng anh ta vẫn đi theo CS, và cuối cùng hoan hô, đón rưóc bọn xâm lược vào Saigon. Như thế TCS đã hiển nhiên là một tên phản bội người Việt Nam Quốc Gia. Thế thì tại sao những kẻ đã bị TCS phản bội, hiện nay lại muốn vinh danh cho TCS? Lý do gì? Xét cho cùng thì cái lý do duy nhất chỉ là để thi hành Nghị Quết 36/CP của bọn VGCS mà thôi. Bọn phỉ quyền Hànội tung ra NQ36 một cách công khai, không hề úp mở. Thi hành ở đâu trong những lãnh vực sinh hoạt nào, chúng đã ra chỉ thị rõ ràng cho các cơ quan thừa hành của chúng. Tài trợ bao nhiêu, chúng cũng không thèm giấu đút. Chỉ có kẻ đứng ra công khai thi hành Nghị Quyết tại các môi trường sinh hoạt thì chúng không tiết lộ. Vấn đề này, những người có kinh nghiệm về CS, các sĩ quan cảnh sát đặc biệt, và sĩ quan quân đội làm trong ngành tình báo hoặc phản gián của QLVNCH thì biết rành và biết rõ. Cho nên, chẳng hạn như những người đi nghe ca sĩ trong nước ra ngoài này hát rồi lên giọng “có thấy tuyên truyền gì đâu” thì thật là ngây thơ và ngu xuẩn. Nên biết rằng VGCS không bao giờ triển khai và thi hành NQ36 tại hải ngoại dưới bảng hiệu công sản, mà luôn luôn bọc nó bằng cái vỏ Quốc Gia, hay ít nữa là một cái gì đó vô thưởng vô phạt để dễ qua mặt người tỵ nạn.

Thực ra, VGCS chọn chủ đề vinh danh TCS xem ra cũng là chuyện bất đắc dĩ, bởi vì ở hải ngoại này, TCS, về mặt nhân cách và đạo đức, đã là một người mất hết cảm tình của người đồng hương rồi. Hơn nữa, nhạc của anh ta cũng chẳng còn mấy ăn khách và đang đi vào quên lãng. Nói thế không phải là cố tình hạ giá nhạc TCS. Người miền Nam rất bao dung, cỏi mở, và ít có câu nệ, cả về lối sống lẫn trong thưởng thức văn nghệ. Vì những đức tính này, ngay trong thời chiến tranh, người ta có thể khá dễ dàng tìm đọc những thông tin của phía CS, hát và trình diễn công khai những bản nhạc của Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Đặng Thế Phong … đọc thơ của Lưu Trọng Lư, Trần Dân, và ngay cả Tố Hữu, Chế Lan Viên … Ở hải ngoại, trừ ra những thứ nhạc, sách báo tuyên truyền bị gạt bỏ, còn những cái hay, cái đẹp nói chung trong sáng tác vẫn được đón nhận một cách niềm nở. Như thế mới thấy rằng nhạc TCS bị đào thải ở hải ngoại không phải hoàn toàn vì vấn đề đạo đức cá nhân của anh ta, mà vì chính tự bản thân những bản nhạc.

Những sáng tác của TCS xin tạm phân chia làm hai loại: nhạc phản chiến và nhạc tình cảm. Khoảng trên 50% hoặc hơn các sáng tác của Sơn là nhạc phản chiến. Sở dĩ tên tuổi TCS được bốc lên là do loại nhạc này. Loại nhạc phản chiến của TCS đều là dân ca, rất đơn điệu (monotone) và cũng tầm thường thôi. Trong thời còn chiến tranh và ngay tại miền Nam, từ thành thị tới thôn quê, trong khắp hang cùng ngõ hẻm, đâu đâu cũng vang tiếng nhạc phản chiến của TCS. Đáng tiếc là loại nhạc dùng để tuyên truyền này được viết để phục vụ cho cuộc xâm lược của CS, nên nó cũng buộc phải chết theo ngay khi nạn nhân của xâm lược (VNCH) đã chết. Điều đáng buồn cho TCS là những sáng tác loại này của anh ta bị cấm hát thời còn chiến tranh ngay trong những khu vực do VC kiểm soát. Nếu TCS không phải là CS, và nếu anh ta còn là một con người có liêm sỉ và biết tự ái thì anh ta đã phải nhận ra cái thân phận nô lệ của mình ngay từ ngày đó.

Còn lại trong số các tác phẩm của TCS là nhạc tình cảm. Đem nhạc tình cảm của TCS so sánh với các nhạc phẩm của các tác giả khác, ta có thể đánh giá giá trị nghệ thuật của anh ta chính xác hơn. Nhạc TCS, lãng mạn không thể bằng cái lãng mạn của Thiên Thai, thơ mộng không qua mặt được Trăng Mờ Bên Suối, gợi cảm không so sánh được với Dư Âm, tình tứ còn thua xa Tiếng Thời Gian, hồn nhiên sao bằng được Sơn Nữ Ca, tha thiết còn dưới bậc của Giọt Mưa Thu, hay Con Thuyền Không Bến, quyến rũ làm sao bằng Ai Về Sông Tương hoặc Thu Quyến Rũ, du dương nhất định phải nhường bước Tiếng Sao Thiên Thai, ray rứt không thể bằng Nhớ Về Hànội, êm đềm dưới hạng của Làng Tôi hoặc Tình Quê Hương. Vân vân và vân vân. Hơn nữa, trong nhạc TCS, người ta không tìm được cái không khí của một gia đình ấm cúng, những hình ảnh quyến luyến như trong Tình Quê Hương hoặc Về Dưới Mái Nhà.

Nhạc TCS còn thua kém nhiều nhạc phẩm khác như thế, vậy mà có kẻ cho rằng TCS là một nhạc sĩ thiên tài. Thật đúng là nói láo. Người đó hoặc không biết gì về âm nhạc, hoặc không biết thưởng thức môn nghệ thật này. Vậy thì người ta vinh danh TCS là vinh danh cái gì? Thật khó mà tìm ra được câu trả lời.

Sự thật, TCS không phải là một nhạc sĩ tài ba như người ta tưởng, mà đúng ra anh ta là một tay phù thủy ngôn ngữ. TCS chỉ giỏi viết lời trong ca nhạc, tức là lời ca mà thôi. Công tâm mà nói, khó có thể phủ nhận TCS là người có tài về nghệ thuật “chế tạo” ngôn từ. Các bài hát của TCS nếu bỏ đi phần lời ca thì bản nhạc sẽ trở thành rẻ tiền ngay. Cho nên nhạc TCS nếu có được coi là hay thì nó hay ở phần lời ca chứ không phải hay vì âm điệu. Chẳng hạn để mô tả về thân phận nhược tiểu của người VN yêu nước, TCS viết: Người con gái VN da vàng, yêu quê hương như yêu đồng lúa chín. Muốn tố cáo Mỹ xâm lược, TCS nhẹ nhàng than thở: Người con gái VN da vàng, yêu quê hương nay đã không còn (bài Ca Dao Mẹ). TCS lên án chiến tranh hủy hoại tương lai dân tộc, anh ta viết: “Khi chiến tranh về đốt lửa quê hương … bom đạn về đêm đêm đốt cháy tương lai” (bài Đại Bác Ru Đêm). TCS nằm tưởng tượng ngày mai của anh ta ra sao rồi lớn tiếng thúc dục bộ đội VC và bọn phản chiến trong thành phố: Ta đã thấy gì trong đêm nay, đèn soi trăm ngọn đèn soi. Mặt đất rung rinh muôn triệu người phá ngục tù đi dựng ngày mới. Rạng đông soi sáng tương lai. Dòng máu anh em đã nhuộm mặt trời cùng xương khô lên tiếng nói, đời sống ấm êm nhân danh con người” (bài Ta Đã Thấy Gì Đêm Nay). TCS trong khi ăn cơn Quốc Gia, uống nước Quốc Gia, hít thở không khí Quốc Gia, thế mà vẫn mong chờ, chờ cho được cái mơ ước: VN thống nhất với những tình thương vô bờ (bài Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói). Ôi cái tình thương vô bờ của CS mà TCS mơ tưởng nó đẹp làm sao như ta đang thấy ngày nay!

Trong những dòng nhạc phản chiến, TCS sử dụng chữ nghĩa thật tài tình. Một câu hát của TCS có thể làm cho một binh sĩ phải buông súng, một em học sinh sẵn sàng xuống đường đốt cờ Mỹ, một cụ già muốn xét lại thái độ chính trị của mình: tại sao phải chống lại những người đi giải phóng quê hương, tại sao lại cam tâm làm nô lệ cho Mỹ v.v. và không thiếu học sinh sinh viên cảm thấy cuộc chiến là phi lý! Lời ca trong dòng nhạc phản chiến của TCS thật dễ sợ.

TCS cũng vẫn tỏ ra là một tay phù thủy chế tạo ngôn ngữ trong những sáng tác tình cảm của anh ta. Những chữ, những lời anh ta sử dụng rất tầm thường, bình dân, tự nhiên, không gò bó, nhưng lại tượng hình, giầu âm thanh và nhạc điệu, và cũng không thiếu cả ánh sáng, hơn nữa rất hàm xúc, mỗi chữ mỗi câu đều hàm chứa ý nghĩa của nó. Chẳng hạn câu: “Trên bước chân em âm thầm lá đổ ….. Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau” (bài Diễm Xưa), hoặc: “Mẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn, đong đưa võng buồn …. Mẹ ngồi ru con tiếng hát lênh đênh” (bài Ca Dao Mẹ). Hầu như tất cả mọi lời ca trong nhạc TCS đều sản phẩm phù thủy cả. Tuy nhiên cũng có những câu, hát nhiều lần, hát mãi, người ta vẫn chẳng hiểu gì. Thí dụ: “Mưa vẫn mưa bay trên hàng lá nhỏ, dài tay em mấy thuở mắt xanh xao”. Tuy không hiểu nhưng người ta vẫn phải nhìn nhận cái hay vô hình ẩn hiện trong câu hát. Một lần nữa xin được nhấn mạnh, đó là tính chất phù thủy trong phần lớn các bản nhạc của TCS. Nói tóm lại, nhạc của TCS dù nhạc phản chiến hay nhạc tình cảm đều chỉ nặng giá trị ở lời ca, nhưng không mấy xuất sắc về âm điệu. Một nhạc sĩ có tài là một nhạc sĩ biết dùng âm thanh để nói lên tư tưởng của mình. Dùng lời để nói điều mình muốn nói như TCS sao gọi được là nhạc sĩ tài. Như vậy mà thổi TCS lên thành thiên tài âm nhạc liệu có quá đáng không? Xếp TCS ngồi chung chiếu với những Beethoven, Chopin, Mozart v.v., cái thế giới âm nhạc này sẽ nghĩ như thế nào?

Khi TCS chết, có một số văn nghệ sĩ bạn bè hoặc quen biết với Sơn ở hải ngoại đến nhang khói trước di ảnh của anh ta. Nhiều người bầy tỏ tiếc thương và thổi anh ta lên đến tận tầng mây xanh. Đó là thói quen mặc áo thụng vái nhau của một số văn nghệ sĩ của ta. Nhưng khi thấy VGCS tổ chức ma chay linh đình, và đồng bào tỵ nạn mạnh mẽ lên án anh ta, những người này từ đó tắt tiếng. Việc thương tiếc và trả nghĩa bạn bè là điều nên làm, nhưng không nên vì cảm tình riêng tư mà phủ lên quan tài người chết những tấm áo mà người chết đã không sắm nổi lúc sinh thời. Ngày nay, bọn người rắp tâm vực dậy cái thây ma TCS đã rữa, không phải vì tình cảm liên hệ với TCS, cũng chẳng phải vái cái thây ma TCS để mình được sáng giá lây, mà chỉ là để thi hành NQ36 của VGCS. Chuyện này VGCS không dám ra mặt làm.

Chúng mượn tay thế hệ con cháu của những tên tay sai mang gene di truyền làm thay. Điều đó không có gì lạ. Chỉ là kẻ có công, người có của, ai cũng đều lợi cả. Muốn người đời sau nhớ đến TCS, người ta cần gì phải lập bia khắc chữ, nhạc hội nhạc hè chi cho phí công tốn sức. Nhân dân VN sẽ không bao giờ quên được TCS, sẽ luôn luôn nhớ đến và nói cho nhau nghe cái tên của kẻ nổi tiếng là hèn nhát và phản bội này. Nhân dân VN đã lập bia từ lâu rồi, đây gọi là bia miệng. Bia miệng mới là thứ công cụ ghi nhớ đời đời bền vững của loài người trên mặt đất.

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất


Saturday, May 21, 2011

We made it: It's May 22 and the world has not ended

    Judgment Day!
    May 21st, 2011

    Past


    Case of poor judgment - US preacher Harold Camping gets it wrong again
THEY spent months warning the world of the apocalypse, some giving away earthly belongings or draining their bank accounts. And so they waited, eagerly or anxiously, for the appointed hour to arrive.

Nothing.

When 6pm came and went at various spots around the globe, and nothing extraordinary emerged. In Australia and New Zealand, early target of the prediction of Armageddon, and across the world, the deadline was greeted with scepticism and humour.

"People are making jokes like there's no tomorrow," was one of the top tweets.

In the US, Keith Bauer - who hopped in his minivan in Maryland and drove his family 4800km to California for the momentous occasion - tried to take it in stride. "I had some scepticism but I was trying to push the scepticism away because I believe in God," he said outside the gated Oakland headquarters of Family Radio International, whose founder, Harold Camping, has been broadcasting the apocalyptic prediction for months.

"I was hoping for it because I think heaven would be a lot better than this earth." But he added, "It's God who leads you, not Harold Camping."

He now plans to hop back in his minivan and begin the cross-country drive back with his wife, young son and another family relative.

The May 21 doomsday message was sent far and wide via broadcasts and websites by Mr Camping, an 89-year-old retired civil engineer who has built a multi-million-dollar nonprofit ministry based on his apocalyptic prediction.

The top trends on Twitter at midday included, at No. 1, #endofworldconfessions, followed by #myraptureplaylist.

Mr Camping's radio stations, TV channels, satellite broadcasts and website are controlled from a humble building sandwiched between an auto shop and a palm reader's business. Family Radio International's message has been broadcast in 61 languages. He has said that his earlier apocalyptic prediction in 1994 didn't come true because of a mathematical error.

"I'm not embarrassed about it. It was just the fact that it was premature," he told The Associated Press last month. But this time, he said, "there is ... no possibility that it will not happen".

Why now?

Mr Camping and his followers believe the beginning of the end will come on May 21, exactly 7000 years since the flood in the biblical story of Noah's Ark.

Mr Camping believed that some 200 million people would be saved, and that those left behind would die in earthquakes, plagues, and other calamities until Earth is consumed by a fireball on October 21.

Christian leaders from across the spectrum widely dismissed the prophecy. One local church was concerned that Mr Camping's followers could slip into a deep depression in the aftermath of nothing.

"The cold, hard reality is going to hit them that they did this, and it was false and they basically emptied out everything to follow a false teacher," a pastor said. "We're not all about doom and gloom. Our message is a message of salvation and of hope."

As the day drew nearer, followers reported that donations grew, allowing Family Radio to spend millions on more than 5000 billboards and 20 recreational vehicles plastered with the doomsday message.

In the Philippines, a big billboard of Family Radio ministry in Manila warned of Judgment Day. Earlier this month, group members there distributed leaflets to motorists and carried placards warning of the end of the world.

Marie Exley, who helped put up apocalypse-themed billboards in Israel, Jordan and Lebanon, said the money helped the nonprofit save as many souls as possible.

She said she and her husband, mother and brother were glued to the television on Friday night waiting for news of an earthquake in the southern hemisphere. When that did not happen, she said fellow believers began reaching out to reassure each other of their faith in the prophecy.

"Some people were saying it was going to be an earthquake at that specific time in New Zealand and be a rolling judgment, but God is keeping us in our place and saying you may know the day but you don't know the hour," she said. "The day is not over, it's just the morning, and we have to endure until the end."

M Camping, who lives a few kilometres from his radio station, was not home to comment on the lack of Rapture.

FIVE OTHER END-OF-WORLD PREDICTIONS:

1. Followers of William Miller believed the world would end on October 22, 1844.

2. The Jehovah's Witness religion has predicted the end of the world in 1914, 1915, 1918, 1920, 1925, 1941, 1975 and 1994.

3. Charles Wesley, founder of the Methodist Church, predicted the world would end in 1794.

4. Famous forecaster Nostradamus predicted doomsday would happen in July 1999.

5. English mystic Joanna Southcott predicted the world would end on October 19, 1814, when she gave birth to the Messiah.


Friday, May 20, 2011

Ngày tận thế rất gần !?

    Apocalypse almost: Rapture has world on tenterhooks

    Judgment Day!
    May 21st, 2011
    And to them it was given that they should not kill them, but that they should be tormented five months: and their torment was as the torment of a scorpion, when he striketh a man. Revelation 9:5

    The End of the World !
    October 21st, 2011
AFP
May 21, 2011, 11:31 am

WASHINGTON (AFP) - Warnings by a US fundamentalist preacher that Saturday is Judgment Day have sent some people into hiding or scrambling to repent, while others are planning parties to wave off good Christians as they are beamed up to heaven.

Activists believing that "Judgement Day" will happen on May 21, spread their word near Manhattan City hall in New York on May 12. With an aging fundamentalist Christian preacher warning that Saturday is Judgment Day, some Americans have been getting ready.
Eighty-nine-year-old tele-evangelist Harold Camping has predicted that at 6:00 pm local time in each of the world's regions the Rapture will happen and good Christians will be beamed up to heaven.

In the light of the prediction, thousands of ethnic Hmong converged on northwestern Dien Bien province a few weeks ago after hearing broadcasts on Camping's global religious broadcasting network, Family Radio, that Jesus was coming on May 21.

The Vietnamese government said some in the huge gathering were calling for a breakaway Hmong kingdom, and disrupted their wait for Christ, sending several hundred fleeing into the forests to hide, a resident told AFP.

But their families are still in the region, waiting for Christ's return, the resident said.

In Ciudad Juarez, one of the hardest hit cities in Mexico's drug wars, huge billboards proclaim that "Christ is coming back on May 21."

According to the authorities, the apocalyptic message hasn't provoked panic or hoarding, but one resident, Rosy Alderete, said she was "worried by the coincidence" that earthquakes have rocked the world in recent months.

Harold Camping, 89, the California evangelical broadcaster who predicts that Judgment Day will come on May 21, 2011, is seen in this still image from video during an interview at Family Stations Inc. offices in Oakland, California May 16, 2011.
Camping's prophecy says the end will be signaled in each region by powerful earthquakes, after which the good will be whisked up to heaven and the not-so-good will suffer through hell on earth until October 21, when God will pull the plug on the planet once and for all.

Britain's The Guardian newspaper called the looming Rapture "the fundamentalist Christian equivalent of the last helicopter out of Saigon," referring to the US pull-out after the long Vietnam war in 1975.

In the United States, where Camping's evangelizing organization is based, some people have been quitting their jobs and hitting the road to urge others to repent before it's too late.

Gregory LeCorps left his job "in a medical facility" weeks ago to take his wife and five young children on the road and warn others that the Rapture is really nigh, the Journal News in New York wrote.

"We're in the final days," he was quoted by the lower Hudson valley newspaper as saying as he handed out leaflets.

LeCorps said he hopes to be on a beach in South Carolina by Saturday, the newspaper said.

A New York couple, Abby Haddad Carson and her husband, Robert Carson, a few years ago stopped saving money to send their kids to college and started going on missions that the world will end on Saturday.

Their children are not only worried about whether or not they will be able to afford to go to college, but also somewhat embarrassed by their parents' actions.

Then, there are those who look on the bright side.

New York City Mayor Bloomberg -- who is Jewish and therefore, according to Camping's prophecy, unlikely to be beamed up to sit alongside Jesus and God in heaven -- said on his weekly radio show on Friday that he would suspend alternate-side parking in New York if the world ends on Saturday.

The much-reviled alternate-side parking rule requires New Yorkers to move their cars from one side of the street to the other to allow street cleaning to be carried out.

And some are cashing in on money-making opportunities.

Craigslist was running tens of thousands of ads from non-believers offering to buy the worldly goods of those who think they're going to heaven, while a group of US atheists has sold hundreds of contracts to rescue people's pets.

A group of Christians, who think Camping's prophecy is bunk, will be tracking the Rapture and posting reports on the Internet each time it doesn't happen.

One of the first places to be hit, according to Camping, would be New Zealand, where 6:00 pm happens at 0600 GMT.

If Camping's prediction doesn't pan out, one idea is gathering steam on Twitter to create an ersatz Rapture.
A tweet suggests laying out old clothing and shoes on pavements and lawns on Saturday to give the impression that someone has indeed been beamed up.

Source: http://au.news.yahoo.com/world/a/-/world/9489973/apocalypse-almost-rapture-has-world-on-tenterhooks/