Wednesday, November 4, 2009

Thánh Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm Và Chiến Sĩ Quân Cán Chính VNCH - Phan Hoàng Phú Quý


Phan Hoàng Phú Quý

PORTLAND-Oregon: - Trong Niên Lịch Công Giáo, hàng năm giáo hội Thiên Chúa Giáo đã dành riêng tháng 11 để cầu nguyện cho những người đã ra đi trước chúng ta, trong số đó có những linh hồn ông bà, cha mẹ, anh chị em, thân bằng quyến thuộc và bạn bè thân hữu của chúng ta, và trong tâm tình cầu nguyện nêu trên, Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang đã tổ chức thánh lễ tưởng niệm và cầu nguyện cho linh hồn Gioanbaotixita cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và các Chiến Sĩ Quân Cán Chính Việt Nam Cọng Hòa vào lúc 6 giờ chiều ngày 3 tháng 11 năm 2009, tại nhà thờ Đức Mẹ La Vang.

Trong thánh lễ hôm nay, ngoài số giáo dân tham dự, chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của quý anh chị trong Nhóm Tinh Thần Ngô Đình Diệm và một số thân hào nhân sĩ tại địa phương.

Linh mục chủ tế Cao Thế Bình tuy ngài còn trẻ, có lẽ lúc Tổng thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát, ngài chưa chào đời, thế nhưng ngài đã chia sẽ rất tâm tình và xúc tích về tài đức cũng như tinh thần phục vụ và lòng yêu nước thương dân của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, ngài đề cao giá trị đời sống độc thân của cố Tổng thống, nhờ sống độc thân mà cố TT Ngô Đình Diệm có nhiều thời gian để lo cho Dân cho Nước, ngài nhấn mạnh là trên thế giới này ít thấy có vị Tổng thống nào độc thân, đã 46 năm trôi qua, nhưng chúng ta vẫn luôn tưởng nhớ va cầu nguyện, đồng thời chúng ta cùng ca ngợi, cùng khâm phục, cùng bắt chước va noi gương tính liêm khiết và đức độ của vị Tổng thống bất khuất và can trường.

Ông Lê Văn Khương đại diện Nhóm Tinh Thần TT Ngô Đình Diệm đã ngỏ lời tri ân đến Cha Chủ Nhiệm và quý cha phụ tá, quý tu sĩ Nam, Nữ, ông chủ tịch HĐGX.quý Hội Đoàn và Hội Đồng Hương cùng toàn thể quý giáo dân đã cùng hiệp dâng thánh lễ tưởng niệm và cầu nguyện cho các Chiến sĩ Quân Cán Chính Việt Nam Cọng Hòa đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến trường kỳ, để bảo vệ Miền Nam Việt Nam tự do, đồng thời cũng tưởng nhớ đến Tổng thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm, vị Tổng thống tiên khởi và cũng là người sáng lập nền Cọng Hòa tại Miền Nam Việt Nam. Cồ Tổng thống Ngô Đình Diệm là một lãnh tụ tài đức song toàn, đã từng đưa quốc gia vượt qua giai đoạn lịch sữ khó khăn nhất, sau khi Hiệp Ước Geneve ngày 20-7-1954 chia đôi đất nước được ký kết.

Người ta có thể chỉ trích cố TT về một số khuyết điểm trong vấn đề lãnh đạo, nhưng tuyệt nhiên bạn cũng như thù, không ai có thể phủ nhận ngườI là một lãnh tụ can trường, một long vì nước vì dân, và không bao giờ chịu khuất phục trước cường quyền, nhất là không bao giờ chịu nhường bước trước những áp lực, khiến cho quốc thể và chủ quyền quốc gia bị tổn thương, và đó chính là nguyên nhân đưa đến vụ đảo chánh ngày 1-11-1963 và hậu quả là người đã bị thãm sát với bao điếu vu vạ bất công.

Ngày nay, qua những dữ kiện và chứng từ của các tài liệu được giải mật, liệu nhân dân Việt Nam nên xem cuộc dảo chánh 1-11-63 là một cuộc cách mạng như một số người thường rêu rao hay đó chỉ là một cuộc tạo phản ? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy tìm hiểu xem cuộc đảo chánh trên có chính nghĩa hay không? Thật ra, nếu cuộc đảo chánh ấy là một việc làm vì chính nghĩa quốc gia, thì trước hết nó phải là một hành động dựa vào lòng dân, thực hiện vì quyền lợi của nhân dân và của đất nước. Đằng này cuộc đảo chánh ấy, theo như tào liệu giảI mật cho hay thì rõ rang là một hành động do ngoại bang chủ xướng, không vì quyền lợI của Việt Nam, và hậu quả của việc đảo chánh là gì, nếu không phảI là một Miền Nam rối loạn, một quốc gia mất chủ quyền, trong đó quân đội trở thành một tập thể vô kỷ luật, vớI cảnh quân nhân ôm súng ngồi biếu tình ờ sân cờ, xã hội thì vô trật tự với bàn thờ Phật đem xuống đường la liệt khắp phố phường, đĩ điếm tràn lan, những cuộc biểu tình và xuống đường nhường như bất tận, trong 2 năm đầu của cuộc cách mạng, chính phủ có đến 6 lần thay chủ đổi ngôi. Với những dữ kiện trên, chúng ta không thể nào bảo cuộc đảo chánh ngày 1-11-63 là cuộc cách mạng do nhân dân Việt Nam chủ xướng. Vì vậy nếu bảo rằng cuộc đảo chánh ấy là nguyên nhân tạo điều kiện đưa đến sự sụp đổ của chính quyền Miền Nam Việt Nam vào ngày 30-4-75 dẫn đến việc hàng triệu con dân Việt Nam phải mang thân phận lưu vong khắp cùng thế giơí có lẽ cũng không phải là sai.

Sau thánh lễ tưởng niệm và cầu nguyện, quý linh mục và toàn thể giáo dân tiến đến dâng hương và thành kính nghiên mình trước di ảnh của cố TT Ngô Đình Diệm.

Phan Hoàng Phú Quý


No comments:

Post a Comment